Sang nhượng tên miền
Quy trình chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền “.vn” được cấp không thông qua đấu giá
1. Nguyên tắc thực hiện
Tên miền có thể được chuyển nhượng quyền sử dụng khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 49 Luật Viễn thông, ngoại trừ các trường hợp sau:
- Tên miền được bảo vệ theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18/8/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về quản lý và sử dụng tài nguyên trên Internet.
- Tên miền đang trong quá trình xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, hoặc bị tạm ngừng sử dụng.
Hồ sơ chuyển nhượng và hồ sơ để đăng ký lại tên miền bao gồm:
- Văn bản đề nghị chuyển nhượng tên miền và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền.
- Hồ sơ đăng ký mới tên miền của phía bên nhận chuyển nhượng.
- Các giấy tờ chứng minh việc hoàn tất việc nộp thuế chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Bên nhận chuyển nhượng phải thuộc đối tượng được đăng ký, sử dụng tên miền chuyển nhượng theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT và sửa đổi tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 06/2019/TT-BTTTT.
Quá trình chuyển nhượng được thực hiện tại Nhà đăng ký quản lý tên miền chuyển nhượng, và các bên tham gia phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế chuyển nhượng theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính.
2. Hướng dẫn thực hiện chuyển nhượng tên miền
Bước 1: Kiểm tra điều kiện chuyển nhượng
Tên miền phải đáp ứng các điều kiện tại Khoản 2 Điều 49 Luật Viễn thông, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt cụ thể như sau:
- Tên miền được bảo vệ theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18/8/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.
- Tên miền đang xử lý vi phạm hay đang trong quá trình giải quyết tranh chấp hoặc tên miền đang bị tạm ngừng sử dụng.
Bên nhận chuyển nhượng tên miền thuộc đối tượng được đăng ký tên miền chuyển nhượng theo quy định.
Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ chuyển nhượng
Hồ sơ chuyển nhượng bao gồm:
- Văn bản đề nghị chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền.
- Bản khai thông tin đăng ký sử dụng tên miền của bên nhận chuyển nhượng.
Bước 3: Nộp hồ sơ chuyển nhượng
Hồ sơ được nộp tại Nhà đăng ký quản lý tên miền bằng cách:
- Nộp trực tiếp tại các cơ sở của Nhà đăng ký tên miền.
- Gửi qua đường bưu chính đến Nhà đăng ký tên miền
Bước 4: Xem xét và kiểm tra hồ sơ và phản hồi kết quả
Tiêu chí mà Nhà đăng ký sẽ kiểm tra:
- Điều kiện tên miền được chuyển nhượng.
- Đối tượng được đăng ký tên miền chuyển nhượng.
- Tính đầy đủ và chính xác của hồ sơ.
Kết quả sẽ được thông báo bằng văn bản trong vòng 05 ngày làm việc cho các bên tham gia chuyển nhượng ( tính từ ngày nhận đủ hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền theo quy định).
Bước 5: Nộp thuế chuyển nhượng
Sau khi hồ sơ chuyển nhượng được chấp nhận, bên chuyển nhượng phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế chuyển nhượng tên miền theo sự hướng dẫn của Bộ Tài Chính
Bước 6: Đăng ký lại tên miền chuyển nhượng
Các bên tham gia chuyển nhượng tên miền cần hoàn thiện thủ tục đăng ký lại tên miền tại Nhà đăng ký quản lý tên miền.
Hồ sơ đăng ký lại tên miền bao gồm:
- Bản khai đăng ký tên miền của bên nhận chuyển nhượng ( theo biểu mẫu hồ sơ của Nhà đăng ký quản lý tên miền chuyển nhượng)
- Giấy tờ chứng minh đã nộp thuế chuyển nhượng.
- Nộp lệ phí đăng ký và phí sử dụng tên miền tại Nhà đăng ký tên miền theo quy định.
Bước 7: Thực hiện đăng ký lại tên miền
Nhà đăng ký tên miền phối hợp với VNNIC chuyển quyền sử dụng tên miền từ bên chuyển nhượng sang bên nhận chuyển nhượng.
Bước 8: Kiểm tra kết quả
Bên nhận chuyển nhượng kiểm tra kết quả chuyển nhượng trên trang Whois ( Tra cứu thông tin tên miền) để biết thêm thông tin.
Bước 9: Rút hồ sơ chuyển nhượng
Trường hợp, nếu các bên tham gia muốn hủy hồ sơ chuyển nhượng tên miền thì phải gửi văn bản đề nghị đến Nhà đăng ký quản lý tên miền.
Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi