MONA.Host
Contents
- 1. Spyware là phần mềm gì?
- 2. Lịch sử của phần mềm gián điệp Spyware
- 3. Các chủng phần mềm gián điệp
- 4. Cách thức Spyware xâm nhập vào thiết bị như thế nào ?
- 5. Mối liên hệ giữa thiết bị di động và phần mềm gián điệp
- 6. Những dấu hiệu giúp nhận biết Spyware là gì?
- 7. Cách để loại bỏ phần mềm Spyware là gì?
- 8. Một số mẹo phòng trừ Spyware khác
Spyware được biết đến là một loại phần mềm gián điệp, có thể sử dụng để thu thập thông tin, đồng thời giám sát hoạt động của người dùng. Để hiểu rõ hơn Spyware là gì cũng như làm thế nào để nhận biết và phòng tránh sự xâm nhập của phần mềm này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây, Mona Host sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cũng như cách bảo vệ máy tính của bạn.
Spyware là phần mềm gì?
Spyware chính là phần mềm độc hại, được thiết kế để bí mật quan sát hoạt động của người dùng trên thiết bị và sau đó, sẽ gửi quan sát này cho người theo dõi lén. Dữ liệu thu thập được dùng để theo dõi mọi hoạt động của người dùng trực tuyến, thông tin sẽ bán cho những nhà tiếp thị với nhiều mục đích khác nhau. Spyware thường dùng để ăn cắp thông tin cá nhân, thông tin mật khẩu, thậm chí là thông tin thẻ tín dụng,.. vô cùng nguy hiểm.
Khi Spyware xâm nhập vào thiết bị máy tính, nó có khả năng đánh cắp dữ liệu và thông tin nhạy cảm của người dùng. Không những vậy, nó còn có thể làm hỏng máy tính của người dùng. Vậy cách thức hoạt động của Spyware là gì? Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về lịch sử ra đời của phần mềm gián điệp này nhé.
Lịch sử của phần mềm gián điệp Spyware
- Ngày 16/10/1995: Thuật ngữ “spyware” lần đầu tiên được sử dụng, xuất hiện trên Usenet, với mục đích chế nhạo mô hình kinh doanh của Microsoft.
- Tháng 12/1996: Sau đó, thuật ngữ “spyware” này đã được sử dụng công khai ở một phạm vi lớn hơn, hơn nữa còn được đưa vào bài báo trong ngành.
- Năm 1999: Lan tỏa hơn, định nghĩa này được xuất hiện trên báo chí, trở thành một trong những đề tài thu hút sự chú ý của truyền thông đại chúng.
- Tháng 6/2000: Xuất hiện ứng dụng phát hiện và chống lại phần mềm gián điệp Spyware. Sau đó, “spyware” đã được sử dụng bởi chủ sở hữu của ZoneLabs chính là chủ của phần mềm diệt virus ZoneAlarm.
- Tháng 10/2004: AOL (America Online) và National Cyber-Security Alliance đã thực hiện một cuộc nghiên cứu phần mềm gián điệp đầu tiên thu được kết quả đó là có tới 80% máy tính của người dùng internet bị nhiễm phần mềm gián điệp Spyware. Và trong đó, con số 89% người dùng đều không biết đến sự tồn tại của phần mềm này và có tới 95% người dùng chưa bao giờ đồng ý cài đặt Spyware vào thiết bị internet.
- Năm 2005: Thử nghiệm và đưa ra kết quả 61% máy tính được kiểm tra đã bị nhiễm virus, trong số 91% người dùng xác nhận họ không đồng ý với việc cài đặt phần mềm gián điệp Spyware và thậm chí là 92% người dùng không biết đến sự hiện diện của phần mềm Spyware.
- Năm 2006: Phần mềm gián điệp Spyware trở lên phổ biến và nó chính là mối đe dọa về bảo mật tới những thiết bị điện tử chạy Windows và Internet Explorer.
- Ngày 07/03/2011: A CBS/CNet News chính thức phát hành một báo cáo phân tích và tiết lộ những phương pháp theo dõi người dùng thông qua Facebook. Thực tế đã cho thấy rằng những trang web thu thập thông tin về hoạt động của người dùng bên ngoài Facebook.
Các chủng phần mềm gián điệp
Phần mềm Spyware theo những chuyên gia thì được phân thành bốn loại chính: Trojan spyware, Adware, Các file tracking cookie và System monitor.
- Trojan spyware có khả năng xâm nhập vào những thiết bị thông qua phần mềm độc hại Trojan, và đương nhiên là phần mềm này cung cấp chương trình spyware.
- Adware có khả năng theo dõi người dùng với mục đích bán dữ liệu cho các nhà quảng cáo, tiếp thị hoặc có thể là để phân phát các quảng cáo độc hại lừa đảo.
- Các file tracking cookie có thể được cấy ghép bởi một trang web để theo dõi hoạt động người dùng trên internet.
- System monitor có thể theo dõi bất kỳ hoạt động nào của người dùng rên máy tính, hay có thể ghi lại dữ liệu nhạy cảm như tổ hợp phím dùng, các trang web người dùng đã truy cập, email của người dùng v.v…. Keylogger thường thuộc loại này.
Cách thức Spyware xâm nhập vào thiết bị như thế nào ?
Như đã giới thiệu trong phần Spyware là gì thì phần mềm này được thiết kế để “bí mật” quan sát hoạt động của người dùng trên thiết bị nào đó. Chính vì vậy, để xâm nhập vào các thiết bị, Spyware cần phải được ngụy trang cẩn thận để cài đặt và hoạt động mà không gây chú ý từ người dùng internet. Do vậy, những phương pháp lây nhiễm của Spyware thường sẽ được ẩn trong các trang web hoặc chương trình được tải xuống ứng dụng như bình thường. Phần mềm độc hại Spyware thông thường sẽ ở cùng với những chương trình và trang web hợp pháp, nó sẽ khai thác lỗ hổng bảo mật được thiết kế riêng.
Thông thường thì Bundleware hoặc có thể là gói phần mềm đi kèm, đây chính là một phương pháp phân phối phổ biến cho Spyware. Lúc này, phần mềm Spyware sẽ tự gắn vào một số chương trình khác khi người dùng cố tình tải xuống và cài đặt.
Một số Spyware sẽ không cảnh báo, nó đi kèm cài đặt một cách siêu kín đáo. Phần mềm mà bạn muốn cài đặt lúc này sẽ mô tả và yêu cầu phía Spyware trong thỏa thuận cấp phép – nhưng sẽ không sử dụng thuật ngữ đó. Khi buộc bạn đồng ý với gói phần mềm đầy đủ để có thể cài đặt chương trình mà người dùng mong muốn, người dùng chính là đang tự nguyện và vô tình lây nhiễm cho chính bản thân thiết bị của mình.
Mối liên hệ giữa thiết bị di động và phần mềm gián điệp
Chính vì sự bùng nổ của thiết bị di động nên phần mềm gián điệp cũng phát triển rộng rãi hơn. Phần mềm gián điệp hoạt động siêu rộng rãi, chúng có thể đánh cắp mọi thứ như tin nhắn văn bản, những danh sách cuộc gọi sale, danh bạ người dùng, ảnh, đến email và lịch sử của các trình duyệt mà người dùng đã sử dụng. Hơn nữa, phần mềm gián điệp trên điện thoại thông minh còn có thể sử dụng micrô, hay máy ảnh, bàn phím và bộ phát GPS nữa. Phần mềm gián điệp sẽ chạy ở chế độ nền, điều này không tạo bất kỳ biểu tượng và lối tắt nào, nó thường sẽ gửi thông tin thu được qua email hoặc gửi đến máy chủ từ xa mà bạn không hề biết.
Những dấu hiệu giúp nhận biết Spyware là gì?
Mặc dù chúng ta không thể nhìn thấy sự tồn tại của phần mềm Spyware bằng mắt thường, nhưng vẫn có thể phát hiện ra các dấu hiệu của nó. Ví dụ cụ thể: nếu máy tính của bạn bắt đầu chậm hơn trước, đó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy nó đã bị xâm phạm bởi những phần mềm đọc hại. Để nhận biết sự xâm phạm của Spyware, các bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau:
Đối với máy tính, laptop
- Máy tính của bạn càng ngày càng chạy chậm hơn trước.
- Xuất hiện nhiều thông báo quảng cáo không mong muốn hoặc cửa sổ bật lên.
- Xuất hiện các cài đặt lạ mà bạn không hề thực hiện như có các thanh công cụ, công cụ tìm kiếm và trang chủ internet mới
- Hiệu năng pin giảm.
- Khó đăng nhập vào các trang web an toàn.
- Việc sử dụng dữ liệu hoặc sử dụng băng thông gia tăng một cách bất thường.
- Các phần mềm chống virus và các phần mềm an toàn khác không hoạt động.
Đối với thiết bị di động
- Đối với Android: Khi nhìn vào Cài đặt, bạn sẽ thấy một cài đặt cho phép tải xuống và cài đặt các ứng dụng không có trong Google Play. Nếu lựa chọn này đã được bật, thì đây là một dấu hiệu cho thấy có một phần mềm gián điệp tiềm ẩn đã được cài đặt một cách tình cờ vào Smartphone của bạn.
- Đối với iPhone: Bạn hãy tìm một ứng dụng có tên Cydia, đây là ứng dụng cho phép người dùng cài đặt phần mềm trên điện thoại đã jailbreak. Nếu nó xuất hiện nhưng bạn lại không hề cài đặt nó, hãy gỡ bỏ nó ngay lập tức.
Cách để loại bỏ phần mềm Spyware là gì?
Sự nguy hiểm và tinh vi đến từ những phần mềm gián điệp rất đáng quan ngại. Tuy nhiên, vẫn sẽ có cách để giảm thiểu khả năng lây nhiễm và có thể xóa các phần mềm độc hại khỏi thiết bị sử dụng của bạn. Đây chính là những chương trình đặc biệt được gọi là phần mềm chống Spyware, phần mềm này đã được tạo ra với mục đích loại bỏ hay chặn phần mềm gián điệp truy cập vào máy tính và thiết bị di động của người dùng. Bạn cần phải biết rằng phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó cách quan trọng và hiệu quả nhất lúc này cho người dùng để tránh sự xâm nhập của phần mềm gián điệp chính là chỉ thực hiện những phương pháp sử dụng Internet chính thống nhất và sử dụng các chương trình chống virus đã được chứng minh hiệu quả trên thị trường. Việc loại bỏ hoàn toàn phần mềm gián điệp không dễ một chút nào nhưng hãy tìm hiểu và phòng trừ nhất có thể.
Một số mẹo phòng trừ Spyware khác
Ngoài cách cài đặt phần mềm chống Spyware, thì các bạn cũng có thể phòng tránh Spyware bằng những cách sau:
- Hãy thận trọng về việc chấp nhận cookie từ các trang web. Hầu hết mọi trang web đều yêu cầu bạn cho phép để tạo cookie dựa trên việc tuân thủ GDPR. Bạn chỉ nên chấp nhận những cookie từ các trang web đáng tin cậy và chỉ khi bạn thực sự muốn trải nghiệm các tùy chỉnh được cung cấp.
- Cài đặt tiện ích mở rộng chống theo dõi trên trình duyệt. Hiện nay có nhiều công cụ giúp bạn tránh khỏi việc theo dõi trực tuyến.
- Thường xuyên cập nhật phần mềm máy tính. Như đã biết thì các phần mềm độc hại có thể được cài đặt vào hệ thống của bạn thông qua hệ điều hành hay lỗ hổng ứng dụng. Thông thường các bản cập nhật sẽ bao gồm bản vá bảo mật để khắc phục những điểm yếu này, vì vậy hãy luôn cập nhật máy tính của mình càng sớm càng tốt.
- Các phần mềm gắn mác “miễn phí” thì sẽ luôn có phí. Điều này có nghĩa là gì? Đa số phần mềm miễn phí là bản dùng thử có giới hạn, nhưng cũng có trường hợp người sáng tạo đang thu lợi từ dữ liệu của bạn. Hãy luôn đọc các điều khoản sử dụng phần mềm và chỉ đồng ý khi bạn đã hiểu và chấp nhận nó.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Spyware là gì, những tác hại mà nó gây ra cho người dùng cũng như những cách phòng tránh phần mềm gián điệp này. Spyware chính là chương trình siêu độc hại, gây virus, là mối nguy cho bạn khi sử dụng thiết bị có kết nối internet. Việc bạn cần làm là bảo vệ chính thông tin cá nhân của mình, cần phải cực kỳ cẩn thận và cân nhắc, sử dụng thiết bị thông thái trước khi quyết định cài đặt phần mềm. Chúc bạn sẽ có những kiến thức bổ ích thông qua bài viết này.
>>Tham khảo thêm một số bài viết về công nghệ mới sau:
Bài viết liên quan
Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi