Nguồn tài nguyên để doanh nghiệp
phát triển trên Internet

Kiến thức tại Mona Blog không phải để kiếm tiền, bán khóa học hay các việc kiếm lợi nhuận tương tự.
Chúng tôi chia sẻ miễn phí nguồn tài nguyên dành cho các khách hàng và những bạn đọc quan tâm.

Tổng hợp các bài viết chung về hosting
Bài viết nổi bật
Xem thêm
Bài viết hay nên đọc
Bảo Mật tên miền là gì?. 12 Cách bảo vệ tên miền hiệu quả 100%
31 Tháng Năm, 2024
Bảo Mật Tên Miền Là Gì? 12 Cách Bảo Vệ Tên Miền Hiệu Quả
Tại sao bảo mật tên miền lại quan trọng đến vậy?. Đối với nhiều dự án, tên miền chính là thông tin nhận dạng doanh nghiệp trực tuyến của bạn. Và với sự gia tăng các trường hợp tội phạm mạng như chiếm đoạt tên miền, việc giữ an toàn cho tên miền của bạn chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Trong bài viết này, MONA Host sẽ chia sẻ lý do tại sao bảo mật tên miền của bạn lại quan trọng cũng như các giái pháp giúp bạn bảo vệ tên miền của mình.

Bảo mật tên miền là gì?

Bảo mật tên miềnquá trình thực hiện các biện pháp và hệ thống để bảo vệ tên miền của bạn khỏi các cuộc tấn công mạng, lừa đảo, chống DDoS,... Tên miền đóng vai trò quan trọng như địa chỉ nhà, dẫn dắt khách hàng tiềm năng đến website của bạn. Do đó, việc bảo mật tên miền là vô cùng cần thiết để đảm bảo sự an toàn và uy tín cho thương hiệu của bạn. Bảo mật tên miền là gì Để bạn dễ hình dung về bảo vệ tên miền hơn thì nó sẽ bao gồm các bước sau: Khi bạn mua tên miền mới, nhà đăng ký của bạn sẽ thu thập dữ liệu cá nhân. Thông tin sẽ bao gồm số điện thoại, email và địa chỉ,...Sau đó, tất cả các tên miền mới và dữ liệu cá nhân liên quan đến chúng sẽ được thêm vào cơ sở dữ liệu WHOIS. Vì bản ghi WHOIS được công khai nên bạn có thể tra cứu dữ liệu liên quan đến tên miền đã đăng ký. Bất kỳ ai cũng có thể tìm kiếm thông tin này về bạn bằng cách sử dụng địa chỉ trang web đầy đủ của bạn vào tra cứu tại WHOIS. Nếu bạn muốn ẩn thông tin của mình trên WHOIS ( chỉ áp dụng cho tên miền quốc tế) thì đó là lúc việc bảo vệ miền trở nên hữu ích. Và bạn có thể trả tiền cho nhà đăng ký tên miền để ẩn dữ liệu cá nhân của mình trên WHOIS Sau đó, bất kể người dùng nào tra cứu trang web của bạn trong cơ sở dữ liệu WHOIS, họ sẽ không thấy thông tin của bạn. Thay vì tìm bất kỳ thông tin cá nhân nào, họ sẽ thấy dữ liệu chung dẫn đến công ty đăng ký tên miền của bạn.

Tại sao cần phải bảo vệ tên miền của bạn?

Bảo vê miền rất quan trọng, bởi bạn sẽ tránh được nhiều phiền phức như các cuộc gọi lừa đảo, hay thông tin bị hack,...Dưới đây là một số lợi ích mà bạn cần phải thực hiện Domain Locking. Tại sao cần phải bảo vệ tên miền của bạn?
  • Ngăn chặn chiếm đoạt tên miền: Việc chiếm đoạt tên miền có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như mất quyền kiểm soát website, thay đổi nội dung trang web, đánh cắp thông tin người dùng,... Bảo mật tên miền giúp bạn bảo vệ tên miền khỏi những kẻ tấn công, đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp.
  • Chống tấn công DDoS: Tên miền có thể trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công DDoS, khiến website sập hoặc hoạt động chậm chạp, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và gây thiệt hại về kinh tế. Bảo mật tên miền giúp tăng cường khả năng chống chịu của website trước các cuộc tấn công này.
  • Chống phishing: Tên miền giả mạo được sử dụng trong các chiến dịch phishing để đánh lừa người dùng, dụ dỗ họ cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài khoản ngân hàng. Bảo mật tên miền giúp bạn ngăn chặn việc sử dụng tên miền của mình cho mục đích xấu, bảo vệ người dùng khỏi những rủi ro an ninh mạng.
  • Bảo vệ danh tiếng thương hiệu: Một tên miền bị tấn công hoặc sử dụng cho mục đích phi pháp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng thương hiệu của bạn. Bảo mật tên miền giúp bạn duy trì hình ảnh thương hiệu uy tín và chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
  • Đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu: Bảo mật tên miền giúp mã hóa dữ liệu truyền tải giữa người dùng và website, ngăn chặn việc đánh cắp thông tin cá nhân hoặc dữ liệu nhạy cảm.
  • Ngăn chặn việc tái sử dụng mật khẩu: Sử dụng mật khẩu mạnh và riêng biệt cho tài khoản quản lý tên miền giúp bảo vệ tên miền khỏi bị truy cập trái phép.
  • Duy trì hoạt động ổn định: Bảo mật tên miền giúp website hoạt động ổn định và sẵn sàng phục vụ người dùng, ngay cả khi có các mối đe dọa an ninh mạng.
  • Ngăn chặn email rác và cuộc gọi điện thoại: công cụ tra cứu WHOIS cho phép mọi người tìm thấy thông tin đăng ký miền riêng của bạn. Hầu như luôn bao gồm các chi tiết liên hệ như tên đầy đủ, email, số điện thoại và thậm chí cả địa chỉ. Do đó, nếu không bảo vệ quyền riêng tư của miền, bạn sẽ dễ gặp phải nhiều loại thư rác. Điều đó bao gồm các email spam và các cuộc gọi không mong muốn.

Các phương pháp bảo vệ tên miền hiệu quả nhất

Đến đây, chắc hẳn bạn cũng đã nắm được tầm quan trọng của tên miền và các nguyên nhân dẫn tới việc tên miền bị mất rồi, đúng không? Và để bảo mật tên miền một cách hiệu quả nhất thì bạn phải biết cách bảo vệ domain. Vậy những cách bảo mật domain hiệu quả đó là gì? Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn có có câu trả lời chi tiết. Các phương pháp bảo vệ tên miền hiệu quả nhất

Đăng ký tên miền tại đơn vị cung cấp uy tín

Với hàng triệu kết quả tìm kiếm về "nhà đăng ký tên miền tốt nhất", việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp có thể khiến bạn bối rối. VINNIC và ICANN cũng cung cấp danh sách dài các nhà đăng ký, khiến bạn càng thêm phân vân. Tuy nhiên, không phải nhà đăng ký nào cũng đảm bảo chất lượng như nhau. Để đảm bảo an ninh mạng cho website và thương hiệu của bạn, hãy lựa chọn nhà đăng ký tên miền uy tín như MONA Host - cùng bạn động hành trên hành trình phát triển thương hiệu số.

Đăng ký bảo hộ tên miền

Ở mỗi quốc gia đều có đuôi tên miền khác nhau, nhìn chung thì họ đều cung cấp dịch vụ bảo hộ cho domain khi khách hàng có nhu cầu. Để bảo đảm sự an toàn cho tên miền của bạn thì ngoài việc đăng ký bảo hộ domain thì còn hỗ trợ giao thức hóa quyền sở hữu tên miền dựa vào căn cứ pháp lý. Ngay sau khi tên miền được bảo hộ thì bạn sẽ yên tâm hơn rất nhiều, bởi không chỉ được đảm bảo về tính bảo mật, an toàn mà bạn đã là chủ sở hữu domain đó rồi. Điều này đã được công nhận bởi các nhà cung cấp tên miền, các cơ quan pháp lý nhà nước. Và nếu xảy ra bất cứ sự cố nào đó thì bạn sẽ là đối tượng được bảo vệ đầu tiên.

Bao vây thương hiệu

Có đôi khi bạn nghĩ tên miền của mình vẫn an toàn, nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Có nhiều trường hợp kẻ xấu mua lại tên miền gần giống hoặc giống hoàn toàn chỉ khác đuôi mà thôi. Điều này xảy ra thường xuyên và khiến cho nhiều khách hàng dễ nhầm lẫn và bị lừa, và làm ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp. Chính vì thế việc bao vây thương hiệu, mua lại tên miền gần giống là việc vô cùng cần thiết trong các doanh nghiệp, tổ chức. Việc này sẽ giúp cho bạn ngăn chặn đối thủ giả mạo, bảo vệ khách hàng và cả người tiêu dùng.

Sử dụng mật khẩu mạnh

Việc bạn dùng mật khẩu để bảo vệ tên miền là điều vô cùng quan trọng và thật sự cần thiết hiện nay. Nếu bạn biết cách tạo mật khẩu khó nhưng vẫn an toàn thì bạn sẽ hạn chế được sự tấn công domain trái phép. Sử dụng mật khẩu mạnh bảo vệ domain Thực tế cho thấy thì khi bạn mua hay sở hữu một tên miền nào đó thì bạn đều được quyền quản lý, điều chỉnh hay thay đổi mật khẩu bất cứ khi nào bạn muốn. Và để giữ cho tên miền an toàn thì bạn hãy thay đổi mật khẩu tên miền theo định kỳ từng tuần/ tháng.

Thêm khóa tên miền

Khi bạn đăng ký tên miền tại hầu hết các nhà cung cấp, bao gồm cả MONA Host, tên miền của bạn sẽ được tự động khóa. Việc khóa tên miền mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp bảo vệ website của bạn khỏi những thay đổi trái phép và đảm bảo an toàn cho thông tin đăng ký. Khi tên miền bị khóa, thông tin đăng ký của bạn sẽ được bảo mật hơn, tránh khỏi nguy cơ bị đánh cắp hoặc sử dụng cho mục đích xấu. Việc này sẽ bảo đảm sự an toàn cho tên miền của bạn, và bất cứ ai cũng không được phép thay đổi thông tin, trừ những người quản lý và được quyền sở hữu chúng.

Gia hạn tên miền thường xuyên

Với phương pháp bảo vệ tên miền này thì bạn chỉ cần gia hạn domain đúng định kỳ là được. Nếu bạn chẳng may quên không gia hạn thì có thể là domain của bạn sẽ bị người khác mua lại. Điều này gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, nhất là đối với những người đang kinh doanh Online thông qua trang Website. Những tên miền thuộc thương hiệu lớn, có tên tuổi thì chắc chắn sẽ có nhiều đối thủ muốn có được, điều này cũng gây ra thiệt hại rất lớn cho website bạn. Chính vì thế mà bạn hãy chủ động hơn trong việc gia hạn để giữ tên miền. Thường thì các nhà cung cấp tên miền đều cung cấp cho khách hàng những gói đăng ký lên tới vài năm. Vậy nên, nếu bạn có kế hoạch kinh doanh lâu dài thì bạn cần mua domain ít nhất 1 năm, tránh việc gia hạn quá nhiều lần để cho kẻ xấu không lợi dụng sở hở đánh cắp tên miền.

Sử dụng chứng chỉ SSL.

Chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer) đóng vai trò then chốt trong việc bảo mật website và nâng cao trải nghiệm người dùng. Sử dụng chứng chỉ SSL bảo vệ tên miền Nó hoạt động như lớp áo giáp bảo vệ cho website của bạn, giúp mã hóa dữ liệu truyền tải, ngăn chặn tin tặc đánh cắp thông tin nhạy cảm và đảm bảo an toàn cho các giao dịch trực tuyến.

Kích hoạt xác thực hai yếu tố

Mật khẩu mạnh là yếu tố quan trọng để bảo vệ tài khoản trực tuyến của bạn, tuy nhiên, nó không hoàn toàn an toàn. Để tăng cường bảo mật, bạn nên sử dụng xác thực hai yếu tố (2FA) cho tài khoản quản lý tên miền của mình. 2FA hoạt động bằng cách thêm một lớp bảo mật bổ sung vào quy trình đăng nhập. Sau khi nhập mật khẩu, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin xác minh bổ sung, thường là mã được gửi qua tin nhắn SMS, email hoặc ứng dụng xác thực. Và họ sẽ không thể đăng nhập nếu không nhập mã đó.

Kích hoạt tính năng bảo vệ quyền riêng tư

Khi bạn đăng ký tên miền, thông tin cá nhân của bạn, bao gồm tên, địa chỉ email, số điện thoại và địa chỉ nhà riêng hoặc doanh nghiệp, thường được hiển thị công khai trong cơ sở dữ liệu WHOIS. Điều này có thể gây ra một số rủi ro cho quyền riêng tư và bảo mật của bạn. Kích hoạt tính năng bảo vệ quyền riêng tư WHOIS là giải pháp giúp ẩn thông tin cá nhân của bạn trong cơ sở dữ liệu WHOIS.

Mua phần mở rộng miền thay thế

Ngay từ đầu bạn nên mua tên miền có nhiều đuôi khác nhau, gồm .com, .net, .com.vn,… Điều này sẽ giúp bạn tránh việc trùng tên miền chỉ khác đuôi. Đối với những tên miền mang tính thương hiệu thì bạn phải chú trọng nhiều hơn, nếu không muốn bị kẻ xấu đánh cắp thương hiệu. Dù cho bạn đang sở hữu Domain có đuôi chất lượng cao thì không thể bảo đảm rằng tên miền của bạn có thêm phần mở rộng thay thế. Việc này giúp cho bạn ngăn chặn sự nhầm lẫn, bởi các trang Web có tên tương tự như nhau. Còn nếu thương hiệu của bạn là duy nhất, thì việc đăng ký tên miền khiến cho chúng nằm ngoài tầm ngắm.

Luôn cập nhật thông tin liên hệ của bạn với nhà đăng ký

Trong thời đại ngày nay, việc thay đổi địa chỉ công ty hoặc email là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải đảm bảo cập nhật thông tin liên hệ này với nhà đăng ký tên miền để giữ quyền kiểm soát đối với tên miền của mình.

Cảnh giác với với các email lừa đảo

Email lừa đảo đang trở nên phổ biến và tinh vi hơn, khiến chúng trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh mạng và quyền sở hữu tên miền của bạn. Kẻ lừa đảo có thể giả mạo bất kỳ ai, từ bạn bè, tổ chức đáng tin cậy cho đến chính phủ, để đánh lừa bạn tiết lộ thông tin nhạy cảm hoặc nhấp vào các liên kết độc hại.

Một số lưu ý khi bảo vệ tên miền của bạn

Bên cạnh việc nắm rõ các phương pháp bảo vệ tên miền thì bạn cũng cần chú ý đến một số yếu tố dưới đây để đảm bảo tên miền được bảo mật tuyệt đối. lưu ý khi bảo vệ tên miền của bạn
  • Đăng ký tên miền tại nhà cung cấp uy tín, được khách hàng đánh giá cao.
  • Cẩn trọng trong việc cung cấp thông tin
  • Lưu trữ tên miền cẩn thận, tạo mật khẩu tên miền mạnh, kết hợp giữa chữ hoa và chữ thường với các ký tự đặc biệt.
  • Cập nhật thông tin liên hệ, địa chỉ Email mới vào hệ thống, khi có nhu cầu thay đổi thông tin liên hệ.
  • Cung cấp địa chỉ Email sử dụng khi đăng ký tên miền
Như vậy, ở bài viết này thì MONA Host cũng đã chia sẻ tới cho bạn các phương pháp bảo vệ tên miền tránh khỏi những rủi ro Hacker xâm nhập và đánh cắp. Mong rằng với các thông tin mà chúng tôi mang tới cho bạn ở bài viết này sẽ giúp bạn có những kiến thức hữu ích trong việc bảo mật domain.

MONA.Host

Các trạng thái tên miền trên hệ thống Whois
11 Tháng Sáu, 2024
Các Trạng Thái Tên Miền (Domain Domain Status Code)
Khi bạn thực hiện tra cứu whois một tên miền nào đó. Kết quả sẽ trả lại cho bạn những thông tin trạng thái tên miền mà bạn đang tra cứu. Thông qua trạng thái tên miền (Domain Status Code) bạn sẽ biết được hiện trạng tên miền đang hoạt động ra sao sau khi đăng ký được đưa vào hoạt động. Cùng Mona Host tìm hiểu về ý nghĩa của các trạng thái tên miền trong bài viết này nhé.

Các trạng thái tên miền tại Đơn vị Cấp phát tên miền (Registry)

Trạng thái Ý nghĩa Bạn nên hành động như thế nào khi tên miền rơi vào trạng thái này?
OK/active Thể hiện trạng thái tên miền đang hoạt động bình thường sau khi đăng ký. Yêu cầu nhà đăng ký của bạn thiết lập các trạng thái hạn chế như clientTransferProhibited (cấm chuyển đổi nhà đăng ký), clientDeleteProhibited (cấm xóa) và clientUpdateProhibited (cấm cập nhật) để giúp ngăn chặn việc chuyển đổi, xóa hoặc cập nhật trái phép tên miền của bạn.
AddPeriod Trong vài ngày đầu sau khi tên miền vừa mới được đăng ký sẽ hiển thị trạng thái này. Không có vấn đề nào phát sinh với tên miền. Đây là trạng thái được đặt sau vài ngày đầu khi tên miền đã được đăng ký.
AutoRenewPeriod Thời gian đăng ký gia hạn tên miền tự động. Trạng thái này  cho phép nhà đăng ký duy trì hoặc hủy việc gia hạn tên miền nhưng phải bỏ ra một khoản phí để chi trả một khoản phí cho nhà cung cấp Sau khi tên miền được tự động gia hạn, trạng thái này sẽ được áp dụng trong một khoảng thời gian giới hạn. Nếu không muốn trả phí gia hạn, bạn chỉ cần liên hệ với nhà đăng ký để được hỗ trợ.
Inactive Đây là trạng thái cho biết tên miền đã được đăng ký nhưng tên miền chưa kết nối được với Name Server. Nếu trạng thái này diễn ra trong vài ngày thì bạn có thể liên hệ trực tiếp với nhà đăng ký để yêu cầu xử lý, khắc phục sự chậm trễ để đưa tên miền vào hoạt động. Khi tên miền rơi vào trạng thái này trong vài ngày, hãy liên hệ với nhà đăng ký để yêu cầu xử lý sự chậm trễ trong quá trình kích hoạt tên miền.
PendingCreate Đây là trạng thái báo tên miền đang chờ đăng ký Yêu cầu tạo tên miền đã được xác nhận và đang trong quá trình xử lý.
PendingDelete Trạng thái này là tên miền đã hết hạn đăng kỹ và chuẩn bị xóa. Chờ tên miền trở về trạng thái tự do, sau đó bạn có thể đăng ký lại theo chính sách của cơ quan đăng ký.
PendingRenew Hiển thị trạng thái này có nghĩa là tên miền đang chờ gia hạn Yêu cầu để gia hạn tên miền của bạn đã được tiếp nhận và đang trong giai đoạn quá trình xử lý.
PendingRestore Trạng thái này xuất hiện khi tên miền đã hết hạn và chờ về trạng thái khôi phục. Và nếu như trong thời gian này, nhà đăng ký không thực hiện bất kỳ yêu cầu khôi phục nào thì tên miền sẽ trở về trạng thái RedemptionPeriod. Trong trường hợp này việc của bạn là liên hệ với nhà đăng ký để được xử lý. Theo dõi tên miền của bạn trong 7 ngày để xác minh nhà đăng ký đã thực hiện yêu cầu khôi phục lại tên miền. Nếu tên miền chuyển về trạng thái redemptionPeriod, hãy liên hệ ngay với nhà đăng ký để được hỗ trợ.
PendingTransfer Đây là trạng thái cho biết tên miền đang chờ chuyển đổi nhà đăng ký. Với trường hợp này, nếu bạn không có nhu cầu chuyển đổi tên miền thì hãy liên hệ với nhà đăng ký để yêu cầu họ từ chối yêu cầu chuyển tên miền và đưa về trạng thái cấm chuyển đổi nhà đăng ký (clientTransferProhibited) Nếu bạn không muốn chuyển đổi tên miền, hãy liên hệ với nhà đăng ký để yêu cầu họ từ chối yêu cầu chuyển tên miền và đặt trạng thái clientTransferProhibited (Cấm chuyển đổi nhà đăng ký).
PendingUpdate Khi hiển thị trạng thái này đồng nghĩa với tên miền đang chờ cập nhật. Bạn hãy liên hệ với nhà đăng ký để được xử lý nếu như không có bất cứ yêu cầu cập nhất nào. Nếu bạn không yêu cầu cập nhật thêm thông tin, hãy liên hệ với nhà đăng ký để được hỗ trợ.
RedemptionPeriod Đây là trạng thái tên miền đã hết hạn và nếu như muốn tiếp tục sử dụng bạn phải đóng phí chuộc để nhà đăng ký khôi phục tên miền. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn giữ tên miền của mình không bị xóa thì phải liên hệ ngay với nhà đăng ký để được giải quyết. Nếu bạn muốn giữ tên miền của bạn không bị xóa, bạn hãy liên hệ ngay với nhà đăng ký trước khi tên miền bị xóa. Thông thường thời gian chờ sẽ kéo dài trong 30 ngày.
RenewPeriod Trạng thái này cho biết tên miền được gia hạn. Đây là trạng thái được đặt trong một khoảng thời gian gia hạn để bạn xác nhận gia hạn tên miền với nhà đăng ký. Trạng thái này được áp dụng trong một khoảng thời gian giới hạn để xác nhận gia hạn tên miền với nhà đăng ký.
ServerDeleteProhibited Đây là trạng thái ngăn tên miền bị xóa. Trạng thái này thường được áp dụng trong các trường hợp tranh chấp pháp lý, theo yêu cầu hoặc khi có trạng thái redemptionPeriod. Đây không phải là một trạng thái phổ biến, chúng thường được ban hành trong các trường hợp xảy ra tranh chấp pháp lý theo yêu cầu của bạn hoặc khi có trạng thái RedemptionPeriod. Để gỡ bỏ được trạng thái này bạn phải liên hệ với nhà đăng ký tên miền.
ServerHold Đây là trạng thái tên miền không được kích hoạt trong DNS. Với trạng thái này bạn phải liên hệ với nhà đăng ký tên miền để kiểm tra thông tin.
ServerRenewProhibited Trạng thái này cho biết tên miền không thể được gia hạn Nếu muốn gỡ bỏ trạng thái này, hãy yêu cầu với nhà đăng ký để liên hệ với cơ quan cấp phát. Quá trình này có thể mất nhiều thời gian hơn so với trạng thái clientRenewProhibited, do đó bạn cần kiên nhẫn chờ họ xử lý yêu cầu.
ServerTransferProhibited Đây là trạng thái không cho phép Transfer tên miền Đây cũng là một trạng thái không phổ biến, thường được áp dụng trong các trường hợp tranh chấp pháp lý hoặc theo yêu cầu. Bạn phải liên hệ với nhà đăng ký nếu muốn gỡ bỏ trạng thái này.
serverUpdateProhibited Trạng thái này sẽ không cho phép cập nhật tên miền Đây cũng là một trạng thái không gặp phổ biến, thường sẽ được áp dụng trong các trường hợp tranh chấp pháp lý hoặc theo yêu cầu. Bạn phải liên hệ với nhà đăng ký nếu muốn gỡ bỏ trạng thái này.
TransferPeriod Trạng thái này cho phép sau khi Transfer tên miền thành công thì nhà đăng ký mới có thể yêu cầu nhà cung cấp xóa tên miền Trạng thái này sẽ được áp dụng trong một khoảng thời gian giới hạn sau khi bạn chuyển tên miền sang nhà đăng ký mới. Nếu bạn không yêu cầu chuyển tên miền, hãy liên hệ với nhà đăng ký ban đầu để kiểm tra, nhằm tránh bị mất tên miền.

Các trạng thái tên miền tại Nhà đăng ký tên miền (Registrar)

Trạng thái Ý nghĩa Bạn nên hành động như thế nào khi tên miền rơi vào trạng thái này?
ClientDeleteProhibited Đây là trạng thái cấm hủy Domain có nghĩa là không cho phép xóa tên miền Trạng thái này cho biết bạn không thể xóa tên miền đồng thời giúp giúp ngăn chặn việc xóa tên miền một cách trái phép do chiếm quyền điều khiển hoặc gian lận.
ClientHold Trạng thái này có nghĩa là tạm ngừng tên miền hay trạng thái Suspend Khi hiển thị trạng thái này thì DNS tên miền của bạn sẽ không hoạt động. Nếu là tên miền Việt Nam có thể do bạn chưa hoàn thành hồ sơ đăng ký nên bị khóa ở cấp nhà đăng ký. Muốn gỡ bỏ trạng thái này bạn hãy liên hệ với nhà đăng ký để được hỗ trợ.
ClientRenewProhibited Khi xuất hiện trạng thái này thì đồng nghĩa với cấm gia hạn tên miền hay không cho phép gia hạn tên miền Đây cũng là một trạng thái không phổ biến và thường được ban hành trong các tranh chấp pháp lý. Để có thể giải quyết vấn đề này, bạn cần liên hệ nhà đăng ký hoặc nếu bạn chỉ muốn gia hạn thì hãy yêu cầu đăng ký của mình xóa bỏ trạng thái này.
ClientTransferProhibited Trạng thái Cấm chuyển đổi nhà đăng ký hay không cho phép Transfer tên miền Trạng thái này cho biết bạn không thể chuyển đổi nhà đăng ký tên miền. Điều này  ngăn chặn việc chuyển đổi tên miền trái phép do chiếm quyền điều khiển hoặc lừa đảo. Trong trường hợp bạn muốn chuyển đổi tên miền của mình bạn cần liên hệ với Nhà đăng ký và yêu cầu họ xóa bỏ trạng thái này.
ClientUpdateProhibited Đây là trạng thái cấm cập nhật thông tin hay thái không cho phép cập nhật thông tin tên miền Trạng thái này cho bạn biết bạn không thể cập nhật tên miền, từ đó giúp ngăn chặn các cập nhật tên miền trái phép do gian lận. Nếu muốn cập nhật tên miền của mình bạn cần liên hệ với nhà đăng ký để yêu cầu họ xóa bỏ trạng thái này.

Câu hỏi thường gặp liên quan về tên miền

Whois nghĩa là gì?

Whois là một công cụ truy vấn được sử dụng để tra cứu thông tin về bất kỳ tên miền nào trên internet. Thông qua công cụ tra cứu Whois bạn có thể nắm được những dữ liệu liên quan về tên miền như chủ thể tên miền, đơn vị cấp phát hay một vài trạng thái của tên miền.

Làm thế nào để kiểm tra tên miền chưa được đăng ký?

Để kiểm tra tên miền trước khi đăng ký bạn hãy theo dõi các bước dưới đây:
  • Truy cập vào website app.mona.host
  • Sau đó, hãy nhập tên miền bạn cần đăng ký vào ô tìm kiếm và nhấn chọn “ Kiểm tra tên miền
  • Sau đó, bạn sẽ thấy được ô kết quả trạng thái tên miền đã được đăng ký hay chưa

Làm thế nào để nhận gợi ý tên miền từ MONA AI?

Để nhận gợi ý tên miền độc đáo, sáng tạo và phù hợp với cá nhân hay doanh nghiệp từ MONA AI, bạn hãy theo dõi các bước sau:
  • Đầu tiên, bạn truy cập vào app.mona.host
  • Sau đó, tại ô mô tả tên miền, bạn hãy nhập từ khóa mô tả liên quan đến lĩnh vực, tên thương hiệu hay các từ khóa về dự án,...và bấm chọn Tạo tên miền
  • Bạn sẽ nhận được hàng loạt gợi ý tên miền sáng tạo từ MONA AI.
Trên đây là những trạng thái tên miền mà bạn có thể gặp phải trong quá trình đăng ký và sử dụng. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn không còn hoang mang khi rơi vào các trường hợp trên.  

Võ Nguyên Thoại

Cách Chọn Tên Miền Đẹp, Phù Hợp Cho Website
29 Tháng Năm, 2024
Cách Chọn Tên Miền Đẹp Và Chuẩn SEO Cho Website Doanh Nghiệp
Lựa chọn tên miền đẹp và phù hợp cho website doanh nghiệp là bước quan trọng để xây dựng thương hiệu trực tuyến. Qua bài viết dưới đây MONA Host sẽ hướng dẫn các bạn cách chọn tên miền để SEO đơn giản nhưng hiệu quả, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa khả năng tiếp cận khách hàng và tạo dựng sự hiện diện mạnh mẽ trên internet, đồng thời nâng cao giá trị thương hiệu.

Lợi ích của lựa chọn đăng ký tên miền chuẩn SEO và đẹp

Đăng ký tên miền là bước không thể thiếu mà các chủ sở hữu website cần tiến hành để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả cao. Khi lựa chọn đăng ký tên miền phù hợp, chuẩn SEO, doanh nghiệp sẽ có được những lợi thế cạnh tranh nhất định so với các đối thủ khác trên thị trường: Lợi ích của lựa chọn đăng ký tên miền chuẩn SEO và đẹp
  • Đăng ký tên miền phù hợp sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng: Chỉ khi sở hữu tên miền, doanh nghiệp mới có thể đăng tải thông tin sản phẩm lên trang web, từ đó khách hàng mới có thể tiếp cận và tìm hiểu. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, để tối ưu hóa việc tiếp cận khách hàng tiềm năng và tăng cường hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp nên lựa chọn tên miền ngắn gọn, thân thiện và dễ nhớ, mang ý nghĩa liên quan đến thương hiệu và lĩnh vực kinh doanh của mình.
  • Đăng ký tên miền giúp doanh nghiệp duy trì và bảo vệ thương hiệu của mình: Biết cách chọn tên miền đẹp và đúng với tên thương hiệu cũng đồng nghĩa với việc tên miền doanh nghiệp của bạn được pháp luật bảo hộ. Điều này đảm bảo các cá nhân và tổ chức khác không thể sử dụng tên miền này cho bất kỳ mục đích hay hoạt động nào khác.

Cách chọn tên miền chuẩn SEO cho website

Như đã đề cập ở trên, tên miền đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng và tạo dựng uy tín doanh nghiệp trên internet. Dưới đây là tổng hợp những cách chọn tên miền tối ưu SEO cho website mà bạn nên biết để áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

Chọn tên miền có chứa từ khóa

Từ khóaphương thức nhận diện nhanh nhất để người dùng nắm bắt được lĩnh vực kinh doanh của bạn ở trên internet. Khi sử dụng từ khóa bên trong tên miền, công cụ tìm kiếm sẽ hiểu được những nội dung website của bạn đang truyền tải, từ đó đề xuất đến những khách hàng tiềm năng trong tương lai. Có thể lấy ví dụ như bạn kinh doanh điện thoại, laptop thì những tên miền dienthoaigiakho.vn, laptopgiasi.vn,... là những tên miền có từ khoá cực kỳ phù hợp cho sản phẩm của bạn. Chọn tên miền có chứa từ khóa Bên cạnh đó, nội dung chất lượng và trải nghiệm người dùng tối ưu cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chúng sẽ kết hợp cùng từ khóa trong tên miền để hỗ trợ nâng cao xếp hạng trang web của bạn trên công cụ tìm kiếm Google. Tuy nhiên, để đặt được tên miền bằng cách này lại không hề đơn giản. Nếu không cẩn thận, tên miền sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng nhồi nhét từ khóa.

Chọn tên miền ngắn gọn và dễ phát âm, dễ nhớ phù hợp với thương hiệu

Lựa chọn tên miền ngắn gọn, dễ phát âm và dễ nhớ từ lâu luôn là ưu tiên của bất kỳ thương hiệu nào kinh doanh trên internet. Những tên miền như vậy không chỉ tạo ra một ấn tượng tích cực ngay, mà còn giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ thương hiệu và thuận lợi cho việc tìm kiếm ở những lần tiếp theo. Chọn tên miền ngắn gọn và dễ phát âm Ngược lại, việc lựa chọn tên miền không rõ ràng hoặc quá dài không chỉ làm cho khách hàng khó nhớ mà còn gây khó khăn trong việc truy cập website của bạn. Điều này có thể ảnh hưởng đến nhận diện thương hiệu cũng như khả năng tiếp cận khách hàng. Ví dụ: ndt.vn (Trang báo điện tử Người Đưa Tin) là tên miền ngắn nhưng chưa thực sự phù hợp. Thay vào đó, chúng ta có thể sử dụng nguoiduatin.vn.

Ưu tiên đặt tên miền cấp 1 (top-level domain)

Doanh nghiệp nên cần ưu tiên đặt những tên miền cấp 1 vì tầm ảnh hưởng của tên miền quốc tế này có thể mang lại nhiều lợi ích hơn so với những tên miền cấp 2, cấp 3. Ưu tiên đặt tên miền cấp 1 (top-level domain) Đặc biệt các tên miền cấp 1 như .com hay .net là những tên miền được đánh giá cao về độ tin cậy. Nhờ đó, việc tối ưu hóa SEO trên website cũng trên thuận tiện hơn. Ví dụ:  Tên miền cấp 1: tuhoc.com Tên miền cấp 2: tuhoc.vn Tên miền cấp 3: tuhoc.hn.vn

Đặt các tên miền dễ viết, tránh gây nhầm lẫn

Việc vô tình đặt những tên miền gây khó khăn cho việc phát âm hay khi đánh máy là điều không hiếm gặp. Khi sử dụng bộ Unikey để gõ, người dùng có thể gặp bất tiện khi phải nhập các chữ S, R, J, F hai lần để tránh xuất hiện thanh dấu sắc, hỏi, nặng, ngã trong Tiếng Việt. Ngoài ra còn là các từ aa thành â, dd thành đ, ee thành ê,... Đặt các tên miền dễ viết, tránh gây nhầm lẫn Bên cạnh đó, nếu tên miền quá dài và phức tạp sẽ khiến người dùng có thể đọng lại những thiện cảm không tốt về thương hiệu của bạn và không tiếp tục duy trì truy cập ở những lần tiếp theo.

Lựa chọn tên miền dựa theo vị trí local

Trong các thuật toán của Google, địa lý cũng là một trong những phần được họ chú trọng. Bạn cũng nên chú ý đến vấn đề này khi chọn tên miền. Nếu bạn muốn tạo lập một trang web cho thuê trọ tại Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể đặt tên miền để SEO website là thuetrogiaresaigon.com. Lựa chọn tên miền dựa theo vị trí local Cách làm này không chỉ giúp người dùng dễ nhớ, chuẩn hóa SEO mà những khách hàng tại địa điểm đó cũng sẽ dành sự ưu tiên truy cập nhiều hơn.

Cách chọn đuôi tên miền phù hợp

Thông thường, các đuôi miền như tên miền .com, .net, .org, .vn luôn được đa số các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng không chỉ vì tính chuyên nghiệp mà nó còn phù hợp với mọi lĩnh vực kinh doanh cũng như cho người dùng biết về mục đích và tính chất của trang web: Chọn đuôi tên miền phù hợp
  • Tên miền.com: Đây là loại tên miền phổ biến nhất hiện nay, chiếm số lượng lớn, trong đó .com mang ý nghĩa Commercial là thương mại phù hợp cho mọi đối tượng từ cá nhân đến doanh nghiệp.
  • Tên miền .net: Với ý nghĩa network, loại tên miền này thường được sử dụng cho các nhà mạng cung cấp dịch vụ về website và internet.
  • Tên miền .org: Tên miền .org được viết tắt của từ Organization mang ý nghĩa tổ chức, loại tên miền này thường được sử dụng cho các tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ.
  • Tên miền .info: Được viết tắt từ Information, loại tên miền này thường được sử dụng để chứa dữ liệu và tài nguyên của website.
  • Tên miền .vn: Tên miền được cấp bởi VNNIC – Trung tâm Internet Việt Nam. Đây là tên miền được khuyên dùng cho mọi lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là những thương hiệu hoạt động chủ yếu tại Việt Nam.

Tránh tên miền gây hiểu lầm, tranh chấp hoặc bản quyền

Khi lựa chọn tên miền cho website của bạn, bạn hãy cố gắng tìm ra một cái tên phù hợp với thương hiệu của mình. Việc tránh những tên gây hiểu lầm, tranh chấp hoặc vi phạm bản quyền có thể dẫn đến các vấn đề pháp lý nghiêm trọng và gây thiệt hại đến hình ảnh của doanh nghiệp. Tránh tên miền gây hiểu lầm, tranh chấp hoặc bản quyền Nếu đang gặp khó khăn trong việc suy nghĩ cách chọn tên miền, bạn nên mở rộng phạm vi suy nghĩ để tìm kiếm các tên miền có ý nghĩa tương tự. Đồng thời, hãy tham khảo tên miền của những đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực, vừa để có thêm ý tưởng vừa tránh trùng lặp khi bạn quyết định mua tên miền mới.

Cách chọn tên miền hay và ý nghĩa dựa theo thương hiệu

Khi chọn tên miền, bạn cần xem xét cẩn thận về ý nghĩa và mức độ phù hợp với thương hiệu của mình. Một tên miền phản ánh sứ mệnh, giá trị và tính cách của thương hiệu sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhớ và tìm kiếm địa chỉ của bạn: Chọn tên miền hay và ý nghĩa dựa theo thương hiệu
  • Chọn tên miền theo sản phẩm
Ví dụ: Công ty bạn kinh doanh mặt hàng áo thun, bán có thể đăng ký tên miền theo tên sản phẩm: aothundep.com.
  • Chọn tên miền theo thương hiệu công ty:
Ví dụ: Công ty bạn tên là Mắt Kính DBP. Bạn có thể lựa chọn tên miền: matkinhdbp.com/ matkinhdbp.vn.
  • Chọn tên miền theo lĩnh vực kinh doanh:
Ví dụ: Công ty bạn kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ nói chung, bao gồm cả điện thoại, máy tính bàn, laptop, tai nghe,... Bạn có thể đặt tên cho website là: congnghehay.com

Đăng ký các tên miền bao quanh tên miền chính

Nếu có điều kiện, bạn hãy lựa chọn đăng ký tên miền bao quanh tên miền chính. Bạn nên ưu tiên tên miền với các đuôi quan trọng như: “.com”, “.vn”, “.com.vn”,... Việc sở hữu nhiều tên miền liên quan đến tên miền chính giúp bảo vệ thương hiệu của bạn khỏi việc bị đánh cắp hoặc lạm dụng. Bằng cách này, bạn có thể ngăn chặn việc người khác sử dụng các tên miền tương tự để lừa đảo hoặc đánh cắp dữ liệu của bạn. Đăng ký các tên miền bao quanh tên miền chính Ví dụ: Bạn đã có một trang web với tên miền square.com. Bạn có thêm đăng ký thêm các tên miền như: square.vn, square.com.vn.

Tra cứu lịch sử tên miền trước khi mua

Một bước nên có trước khi mua tên miền là bạn hãy tra cứu tên miền. Nhờ vậy, bạn có thể phát hiện ra những thông tin quan trọng như liệu tên miền đã từng bị sử dụng để gửi thư rác hay các hoạt động gian lận trước đây chưa. Tra cứu lịch sử tên miền trước khi mua Điều này giúp bạn tránh được những vấn đề tiềm ẩn và đảm bảo rằng bạn đang đầu tư vào một tên miền sạch và uy tín.

Tránh chọn các tên miền có chứa ký tự đặc biệt

Các ký tự đặc biệt như dấu gạch ngang, gạch dưới, hoặc dấu chấm có thể gây nhầm lẫn cho người dùng khi họ cố gắng nhập địa chỉ website của bạn để vào trình duyệt. Điều này có thể dẫn đến việc mất khách hàng hoặc giảm hiệu suất trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Tránh chọn các tên miền có chứa ký tự đặc biệt Nếu so sánh giữa hai tên miền so-tu-nhien.com với sotunhien.com, rõ ràng việc thêm dấu gạch gang (-) khiến người dùng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc nhập địa chỉ, đồng thời làm giảm tính thẩm mỹ của tên miền.

Cách chọn tên miền độc đáo, sáng tạo và chuyên nghiệp

Không chỉ vậy, việc tìm ra cách chọn tên miền phù hợp luôn cần phải được xem xét một cách cẩn thận. Bạn cần đảm bảo rằng tên miền của bạn không trùng với bất kỳ trang web hoặc blog nào khác đã tồn tại trên internet. Việc này không chỉ giúp tránh nhầm lẫn với các trang web khác mà còn giảm thiểu rủi ro pháp lý liên quan đến việc vi phạm bản quyền hoặc thương hiệu. Chọn tên miền độc đáo, sáng tạo và chuyên nghiệp Tên miền chuyên nghiệp cũng sẽ tạo ấn tượng tốt trong mắt người dùng, góp phần tăng độ tin cậy và uy tín cho thương hiệu doanh nghiệp của bạn.

Mở rộng chọn tên miền đa chủ đề

Cách chọn tên miền đa chủ đề có nghĩa là bạn có thể mở rộng phạm vi nội dung kinh doanh trên website của mình. Mở rộng chọn tên miền đa chủ đề Một ví dụ cụ thể là nếu bạn đang kinh doanh cửa hàng quần áo nhưng trong tương lai mong muốn mở rộng thêm các phụ kiện như: giày, dép, túi xách,..., bạn có thể đặt tên miền liên quan đến từ khóa “thời trang” thay vì “quần áo”.

Hướng dẫn cách chọn đuôi tên miền phù hợp với lĩnh vực doanh nghiệp

Để chọn được một tên miền đẹp, dễ nhớ và có hiệu suất tốt trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) cho trang web kinh doanh của bạn, việc quan trọng không chỉ nằm ở phần tên miền mà còn ở phần đuôi domain. Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể tham khảo:
  • Đưa ra quyết định dựa trên điều kiện cụ thể
Hiện nay, có rất nhiều đuôi tên miền khác nhau, và việc lựa chọn phụ thuộc vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động và mục tiêu sử dụng. Trong số đó, “.com” và “.vn” được xem là lựa chọn phổ biến và được nhiều người ưa chuộng nhất.
  • Tùy chỉnh theo hoạt động của trang web
Tùy thuộc vào lĩnh vực mà trang web của bạn hoạt động, bạn có thể lựa chọn đuôi tên miền phù hợp nhằm tối đa hóa hiệu quả và tạo điểm nhấn độc đáo, dễ nhớ và dễ tìm kiếm. Ví dụ, nếu bạn tạo trang web về giáo dục, đuôi “.edu” là một lựa chọn phù hợp.
  • Đóng góp vào việc tối ưu hóa SEO
Để chọn tên miền hỗ trợ SEO tốt, không chỉ cần xem xét về việc định danh địa lý và lĩnh vực kinh doanh mà còn cần phải chọn đuôi tên miền mà công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận biết và ưu tiên. Ví dụ, nếu trang web của bạn phục vụ cho thị trường Việt Nam, đuôi “.vn” sẽ là lựa chọn hợp lý nhất.

Nên chọn tên miền chứa từ khoá SEO hay chọn tên miền theo thương hiệu doanh nghiệp?

Có rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề "Cách chọn tên miền chứa từ khóa SEO hay nên theo thương hiệu" mới hiệu quả. Đối với những người lựa chọn tên miền có chứa từ khóa SEO, họ ưu tiên và cho rằng việc sử dụng tên miền chứa từ khóa sẽ giúp website nhanh lên hạng hơn. Còn đối với doanh nghiệp lựa chọn tên miền có chứa thương hiệu, việc có xuất hiện từ khóa trong tên miền hay không không phải là yếu tố cốt lõi. Khi sở hữu tên miền theo thương hiệu bạn có thể thể hiện được bản sắc riêng của doanh nghiệp, giúp hình ảnh của thương hiệu có thể đi sâu vào tâm trí khách hàng. Tùy vào mục đích, hoàn cảnh, lĩnh vực kinh doanh, bạn có thể lựa chọn giữa một trong hai. Tuy nhiên, bạn vẫn nên ưu tiên lựa chọn tên miền theo thương hiệu nếu muốn phát triển hình ảnh kinh doanh lâu dài. Người dùng sẽ luôn cảm thấy tin tưởng về một tên thương hiệu khi bắt đầu tìm kiếm một sản phẩm nào đó. Tên miền chỉ là một trong những thành phần của SEO, bạn hoàn toàn có thể bù trừ vào phần thiếu hụt từ khóa ở tên miền bằng nhiều yếu tố khác.

Đăng ký tên miền ở đâu uy tín, chất lượng?

Rõ ràng tên miền đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến người dùng của doanh nghiệp. Vậy nên trước hết, bạn cần quan tâm đến việc lựa chọn một nơi cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền uy tín, đáp ứng đầy đủ nhu cầu mà doanh nghiệp bạn cần. Đăng ký tên miền uy tín tại MONA Host MONA Host đang là một trong số những đơn vị đăng ký tên miền chất lượng nhất hiện nay. Với kinh nghiệm khi đã phục vụ cho đa dạng các tệp khách hàng trong nhiều năm trở lại đây, dịch vụ mua tên miền domain tại MONA Host luôn được đánh giá cao bởi nhiều ưu điểm:
  • Chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng: Sự phát triển và hài lòng của khách hàng là mục tiêu quan trọng nhất của MONA Host.
  • Hỗ trợ khách hàng 24/7: Hỗ trợ, giải quyết các vấn đề phát sinh mà khách hàng gặp phải nhanh chóng, kịp thời và chuẩn xác.
  • Hệ thống quản trị thông minh và chuyên nghiệp: MONA Host luôn cập nhật Công nghệ mới nhất với khả năng bảo mật tối đa và tốc độ nhanh nhất, hoạt động tốt đa dạng nền tảng.
  • Thanh toán thuận tiện và bảo mật: Hệ thống thanh toán luôn hướng đến sự bảo mật tuyệt đối và thuận tiện nhất cho khách hàng.
  • Nhận ngay những ưu đãi khi đăng ký dịch vụ đi kèm như web hosting, vps, email doanh nghiệp và giải pháp digital marketing toàn diện.
Lựa chọn tên miền cho website có thể là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong doanh nghiệp của bạn. Nếu bạn còn băn khoăn về cách chọn tên miền tối ưu cho seosao cho tối ưu hay đăng ký tên miền ở đâu uy tín thì MONA Host hoàn toàn đảm bảo sự an toàn, tin cậy và chất lượng để nâng tầm website doanh nghiệp của bạn.

Võ Nguyên Thoại

Tất cả bài viết
[ Fix Lỗi ]:Website Bị Hack Tiếng Nhật
27 Tháng Sáu, 2024
[Fix Lỗi] Website Bị Hack Tiếng Nhật Hiệu Quả
Việc website index tiếng Nhật có thể gây ra rất nhiều phiền toái và lo lắng cho bất kỳ ai quản lý trang web. Khi trang web bị tấn công, điều này không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng mà còn gây tổn hại đáng kể đến uy tín và thứ hạng SEO của bạn. Để khắc phục hoàn toàn tình trạng này, MONA Host sẽ hướng dẫn bạn các bước cụ thể và hiệu quả nhất nhằm giải quyết lỗi website bị hack tiếng Nhật.

Cách khắc phục lỗi website bị hack tiếng Nhật

Website WordPress bị nhiễm virus là nguyên nhân chính khiến website bị hack tiếng Nhật. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh cũng như hình ảnh doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Dưới đây là các bước giúp bạn có thể xử lý lỗi website index tiếng Nhật triệt để: Bước 1: Tìm và xử lý lỗi do bị tiêm virus hoặc khôi phục lại dữ liệu cũ. Các web WordPress rất dễ bị chèn mã độc, vì vậy, cần phải kiểm tra, xử lý code, tệp và xóa mã độc trên từng trang. Bước 2: Tiến hành chuyển sang hosting mới (VPS mới) vì host cũ có thể đã bị nhiễm mã độc. chuyển sang hosting mới Bước 3: Sửa các liên kết bị lỗi 404 bằng cách chuyển hướng chúng đến một liên kết cố định. Ví dụ, bạn có thể chuyển hướng tất cả các liên kết tiếng Nhật về trang Liên Hệ. Bước 4: Thực hiện sửa lại sitemap. Các trang web bị hack thường có sitemap bị lỗi nhiều. Vì vậy, cần kiểm tra và xây dựng lại sitemap, xóa các liên kết tiếng Nhật. Bước 5: Khai báo lại với Google Webmaster rằng bạn đã khắc phục xong sự cố.
  • Sử dụng công cụ WebMaster Tools - Bulk URL Removal của Chrome để xóa các liên kết tiếng Nhật.
Sử dụng công cụ WebMaster Tools - Bulk URL Removal
  • Khai báo trên Google Webmaster Tools để xóa các liên kết và thông báo rằng lỗi đã được khắc phục.
Bước 6: Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn cần lưu ý thực hiện các công việc sau:
  • Tối ưu onpage và bổ sung nội dung chất lượng. Chiến lược nội dung tùy thuộc vào doanh nghiệp, có thể thực hiện đẩy nội dung theo cụm chủ đề.
  • Tăng cường offpage bằng cách thêm các liên kết chất lượng từ các trang cùng chủ đề hoặc bài viết PR (không phải dạng textlink báo).

Dấu hiệu nhận biết website bị hack tiếng Nhật

Việc phát hiện và xử lý các vấn đề bảo mật kịp thời là điều cực kỳ quan trọng để bảo vệ dữ liệu người dùng cũng như duy trì hình ảnh uy tín của doanh nghiệp. Khi bắt gặp các dấu hiệu sau, khả năng rất cao bạn sẽ phải đối mặt với việc website bị hack tiếng Nhật. Dấu hiệu nhận biết website bị hack tiếng Nhật
  • Từ khóa bị tụt hạng và rớt top bất thường: Nếu thấy website của bạn đột ngột mất vị trí cao trên các công cụ tìm kiếm với các từ khóa quan trọng, có thể đây là dấu hiệu của một cuộc tấn công SEO hoặc lỗi hack.
  • Nhiều nội dung tiếng Anh lạ: Sự xuất hiện đột ngột của nhiều nội dung tiếng Anh không liên quan hoặc không phù hợp với chủ đề của website có thể cho thấy website wordpress bị nhiễm virus, chiếm đoạt và thay đổi nội dung.
  • Chèn keyword hay các link ẩn tới những website không uy tín: Nếu bạn phát hiện các keyword hoặc liên kết đặc biệt trong nội dung, đặc biệt là điều hướng tới các trang web spam, hoặc người lớn, có thể website của bạn đang bị lợi dụng để tăng ranking cho các trang này.
  • Website bị chuyển hướng tới các trang web không uy tín: Các phần mềm mã độc thường được cài đặt để điều hướng người dùng tới các trang web có nội dung spam, người lớn hoặc cá độ, gây hại cho người dùng và ảnh hưởng đến uy tín của website.
  • Lượng backlink từ các nguồn không tin cậy: Nếu website của bạn đột nhiên nhận được một lượng lớn backlink từ các nguồn không đáng tin cậy, đây có thể là kết quả của một cuộc tấn công backlink, mục đích làm giảm điểm thứ hạng của website của bạn trên các công cụ tìm kiếm.
  • Indexing bằng tiếng Nhật: Trường hợp website của bạn bị index với các nội dung tiếng Nhật mà không phải là ngôn ngữ chính thức của website, đây là một dấu hiệu rõ ràng của việc website bị hack tiếng Nhật và thay đổi nội dung không được phép.

Cách đề phòng website bị hack tiếng Nhật

Thay vì tìm cách giải quyết vấn đề sau khi trang web đã bị virus tấn công, bạn nên ưu tiên đầu tư thời gian và công sức vào các giải pháp ngăn chặn từ xa. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra tình trạng website index tiếng Nhật. Một số cách phòng ngừa website bị hack tiếng Nhật phổ biến có thể kể đến như sau: Cách đề phòng website bị hack tiếng Nhật
  • Quét máy tính thường xuyên: Sử dụng phần mềm diệt virus và chống phần mềm độc hại đáng tin cậy để thường xuyên quét máy tính của mình. Luôn cập nhật các ứng dụng này lên phiên bản mới nhất.
  • Thay đổi mật khẩu định kỳ: Bạn nên thay đổi mật khẩu định kỳ, chẳng hạn như mỗi 3-6 tháng một lần. Đảm bảo mật khẩu bạn chọn là mạnh, có độ phức tạp và không dễ đoán. Đồng thời, tránh sử dụng lại mật khẩu từ những lần trước đó.
  • Áp dụng phương pháp xác thực hai yếu tố (2FA): 2FA cung cấp một lớp bảo mật bổ sung bằng cách yêu cầu bạn nhập mã xác minh thứ hai, ngoài mật khẩu khi đăng nhập. Các ứng dụng như Google Authenticator hoặc Authy là lựa chọn phổ biến để tạo mã xác minh này.
  • Cập nhật CMS, plugin, tiện ích và module: Những bản cập nhật này thường bao gồm các bản vá lỗi bảo mật quan trọng, giúp bảo vệ website khỏi những lỗ hổng đã biết. Bạn cũng có thể bật tính năng cập nhật tự động để đơn giản hóa quá trình này.
  • Đăng ký dịch vụ bảo mật cho website: Những dịch vụ này không chỉ giúp bảo vệ website khỏi các cuộc tấn công, phần mềm độc hại mà còn cung cấp các tính năng như quét mã độc, bảo vệ chống DDoS, tường lửa web và giám sát bảo mật.
MONA Host là một trong những nhà cung cấp dịch vụ bảo mật website hàng đầu hiện nay, không chỉ cung cấp giải pháp ngăn chặn và giải quyết các vấn đề liên quan đến website bị hack tiếng Nhật nói riêng mà còn là an ninh mạng nói chung. Khi chọn dịch vụ bảo mật tại MONA Host, bạn sẽ nhận được những lợi ích tuyệt vời sau:
  • Tường lửa mạnh mẽ: MONA Host sẽ thiết lập và cấu hình tường lửa để ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài vào hệ thống của bạn.
  • Quét và loại bỏ mã độc định kỳ: Hệ thống thực hiện các quy trình quét tự động thường xuyên để phát hiện và loại bỏ mã độc trên website của bạn.
  • Cập nhật hệ thống và ứng dụng thường xuyên: MONA Host theo dõi và cập nhật hệ thống cùng các ứng dụng lên phiên bản mới nhất để bảo vệ chống lại các lỗ hổng bảo mật.
  • Bảo vệ chống lại SQL Injection và XSS: Các biện pháp này được áp dụng nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công SQL Injection và Cross-Site Scripting (XSS) do nhập dữ liệu không an toàn.
  • Phòng chống DDoS: Dịch vụ bảo mật của MONA Host cung cấp giải pháp chống lại các cuộc tấn công DDoS, đảm bảo trang web của bạn luôn hoạt động ổn định.
  • Sao lưu và phục hồi dữ liệu: MONA Host thực hiện sao lưu dữ liệu định kỳ để đảm bảo bạn có thể khôi phục trang web trong trường hợp bị tấn công.
Quét mã độc miễn phí khi chuyển hosting về MONA Host Đặc biệt, MONA Host đang có chương trình miễn phí quét mã độc khi bạn chuyển hosting của mình về web hosting tại MONA Host. Hãy liên hệ ngay HOTLINE 1900 636 648 để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn chi tiết nhất từ đội ngũ của MONA Host. Hi vọng qua bài viết này, MONA Host đã giúp bạn có thể tự mình khắc phục tình trạng website index tiếng Nhật và tìm được cách giải quyết vấn đề website WordPress bị nhiễm virus. Dù website bị hack tiếng Nhật không phải là trường hợp thường xuyên xuất hiện nhưng bạn cũng cần trang bị các kiến thức cần thiết để tránh những thiệt hại không đáng có xảy đến với doanh nghiệp của mình.

Võ Nguyên Thoại

Managed Hosting là gì?Sự khác biệt giữa Managed Hosting và Unmanaged Hosting
27 Tháng Sáu, 2024
Managed Hosting Là Gì? Khác biệt Giữa Managed Hosting Và Unmanaged Hosting
Managed Hosting là mô hình cung cấp dịch vụ CNTT trong đó nhà cung cấp dịch vụ thuê máy chủ chuyên dụng và phần cứng liên quan cho khách hàng và thay mặt khách hàng quản lý các hệ thống đó nhằm tối ưu nhân lực, đảm bảo hệ thống website được hoạt động ổn định. Cùng MONA Host tìm hiểu sâu hơn về loại hình dịch vụ Managed Hosting này nhé.

Managed Hosting là gì?

Managed Hosting là một loại dịch vụ lưu trữ web cung cấp không gian lưu trữ đồng thời quản lý hosting luôn cho khách hàng. Đây thường được coi là lựa chọn tốt nhất cho chủ sở hữu trang web và doanh nghiệp không có đủ nguồn lực để quản lý trang web của riêng họ, tối ưu thời gian chi phí. Managed Hosting là gì? Dịch vụ lưu trữ web được quản lý là dịch vụ trong đó nhà cung cấp dịch vụ hosting sẽ đảm nhiệm các khía cạnh kỹ thuật của dịch vụ lưu trữ, như quản lý máy chủ, bảo mật và bảo trì. Và người dùng chỉ cần tập trung vào dự án hoặc công việc kinh doanh của họ mà không phải lo lắng về các vấn đề kỹ thuật khi vận hành một trang web.

Managed Hosting vận hành như thế nào?

​Dịch vụ lưu trữ quản lý (managed hosting) cung cấp lợi ích lớn cho các doanh nghiệp bằng cách giúp giảm bớt gánh nặng quản lývận hành hệ thống máy chủ. Bằng cách này, bạn có thể tập trung hơn vào việc phát triển kinh doanh của mình thay vì phải lo lắng về các vấn đề kỹ thuật. Các nhà cung cấp dịch vụ này thường có những chuyên gia có kinh nghiệm để đảm bảo rằng hệ thống của bạn luôn hoạt động ổn định, an toàn và tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật cao. Managed Hosting vận hành như thế nào? Dịch vụ lưu trữ được quản lý giúp bạn quản lý và vận hành máy chủ một cách hiệu quả và đơn giản hơn. Các chuyên gia sẽ cài đặt và cấu hình môi trường lưu trữ phù hợp với nhu cầu cụ thể của bạn. Ví dụ, nếu bạn cần lưu trữ một trang web WordPress cho blog của mình, họ sẽ thiết lập môi trường phù hợp. Ngoài ra, họ cũng sẽ giám sát máy chủ để phát hiện và khắc phục sớm các vấn đề có thể gây gián đoạn dịch vụ của bạn. Đặc biệt, dịch vụ này còn giúp tối ưu hóa hiệu suất của máy chủ để trang web hoạt động mượt mà hơn, ví dụ như sử dụng bộ nhớ đệm và mạng phân phối nội dung (CDN). Họ cũng đảm bảo an toàn dữ liệu của bạn bằng các chiến lược sao lưu và khôi phục, đảm bảo rằng bạn luôn có bản sao lưu mới nhất và an toàn. Đối với bạn là khách hàng, việc giao tiếp rõ ràng về yêu cầu của trang web và duy trì các biện pháp bảo mật là rất quan trọng. Họ sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình này nhưng bạn cũng nên tự quản lý và tối ưu hóa nội dung của mình, bao gồm việc tạo và tối ưu hóa nội dung và đảm bảo rằng trang web của bạn luôn hoạt động tốt.

Tính năng chính của managed web hosting

So với dịch vụ lưu trữ không được quản lý, dịch vụ lưu trữ được quản lý (Managed Hosting ) mang lại nhiều lợi ích hơn về bảo mật, hiệu suất, hỗ trợ kỹ thuật và các dịch vụ bổ sung khác. Dưới đây là một số tính năng khi lựa chọn dịch vụ Managed Hosting:

Bảo Mật

  • Bảo vệ DDoS: Ngăn chặn các cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán bằng cách sử dụng bộ lọc lưu lượng, tường lửa ứng dụng web và cân bằng tải để duy trì chức năng máy chủ.
  • Máy quét phần mềm độc hại: Phát hiện và loại bỏ các lỗ hổng như vi-rút và mã độc để bảo vệ trang web và các tệp tin của bạn.
  • Sao lưu máy chủ: Tạo bản sao lưu định kỳ của các tệp máy chủ, cho phép khôi phục dữ liệu trong trường hợp bị xóa hoặc hỏng.
  • Chứng chỉ SSL: Mã hóa kết nối giữa máy chủ web và trình duyệt của người dùng để ngăn chặn tin tặc truy cập vào dữ liệu.
  • Giám sát mạng: Thực hiện các bản cập nhật và bản vá bảo mật kịp thời để ngăn chặn các lỗ hổng bảo mật.

Hiệu Suất Tối Ưu

  • Tài nguyên máy chủ: Cung cấp bộ nhớ RAM, CPU, băng thông và không gian lưu trữ đủ cho mục đích sử dụng trang web của bạn.
  • Mạng phân phối nội dung (CDN): Tối ưu hóa tốc độ máy chủ bằng cách lưu trữ dữ liệu trên các máy chủ gần người dùng hơn và cân bằng tải lưu lượng truy cập.
  • Khả năng mở rộng: Cung cấp các giải pháp có thể mở rộng, như lưu trữ dựa trên đám mây, để đảm bảo máy chủ không bị quá tải khi lưu lượng truy cập tăng đột biến.
  • Thời gian hoạt động: Đảm bảo máy chủ luôn sẵn sàng và hoạt động, mang lại trải nghiệm ổn định cho người dùng cuối.

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

  • Hỗ trợ kỹ thuật: Cung cấp hỗ trợ qua trò chuyện trực tiếp hoặc email, giúp giải quyết các vấn đề kỹ thuật nhanh chóng.
  • Đa ngôn ngữ: Nhiều nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ cung cấp hỗ trợ khách hàng bằng nhiều ngôn ngữ.
Dịch vụ lưu trữ không được quản lý thường không cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, đòi hỏi người dùng tự quản lý và bảo trì máy chủ.

Dịch Vụ Bổ Sung

  • Dịch vụ email doanh nghiệp: Tạo địa chỉ email với tên miền của bạn để gửi bản tin và liên lạc với khách hàng.
  • Di chuyển trang web: Hỗ trợ chuyển trang web từ nền tảng lưu trữ này sang nền tảng lưu trữ khác.
  • Cài đặt WordPress 1-click: Dễ dàng thiết lập hệ thống quản lý nội dung WordPress với cài đặt tự động.
Khi chọn dịch vụ lưu trữ web được quản lý, hãy xem xét các đánh giá từ các trang web công nghệ và phản hồi từ khách hàng để xác định nhà cung cấp phù hợp nhất với nhu cầu của bạn.

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ Managed Hosting

Mỗi loại dịch vụ lưu trữ web sẽ mang lại những lợi ích riêng, và managed hosting cũng không ngoại lệ. Đây là sự lựa chọn phù hợp cho cá nhân và doanh nghiệp muốn đạt hiệu suất cao, độ tin cậy, tiết kiệm thời gian và chi phí, bảo mật, tuân thủ các quy định, và có khả năng mở rộng. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ Managed Hosting
  • Hiệu suất và độ tin cậy nâng cao: Dịch vụ lưu trữ quản lý giúp trang web hoặc ứng dụng của bạn hoạt động mượt mà, đáng tin cậy hơn và nhanh hơn. Điều này giúp tăng cảm giác hài lòng và tin tưởng của người dùng.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Bằng cách để dịch vụ lưu trữ quản lý xử lý các vấn đề kỹ thuật, bạn tiết kiệm được cả thời gian và chi phí. Không cần phải thuê đội ngũ kỹ thuật riêng để quản lý máy chủ, bạn có thể tập trung vào chiến lược phát triển kinh doanh hơn.
  • Bảo mật được cải thiện: Dịch vụ này ưu tiên bảo mật cho trang web của bạn với các biện pháp như tường lửa, phát hiện xâm nhập và kiểm tra bảo mật thường xuyên. Họ cũng đảm bảo rằng các bản cập nhật và vá lỗi được thực hiện để bảo vệ máy chủ của bạn.
  • Tuân thủ các quy định: Đặc biệt với các doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn như HIPAA hay GDPR, dịch vụ lưu trữ quản lý đã có sẵn các giải pháp để tuân thủ các yêu cầu pháp lý và bảo mật này.
  • Hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp: Bạn có thể tiếp cận với đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, giúp giải quyết các vấn đề phức tạp và hạn chế thời gian gián đoạn hoạt động của trang web.
  • Khả năng mở rộng và linh hoạt: Dịch vụ này có thể dễ dàng điều chỉnh tài nguyên để đáp ứng nhu cầu của bạn, từ việc đáp ứng lưu lượng truy cập tăng đột ngột đến phát triển dài hạn của doanh nghiệp.
Với những lợi ích này, dịch vụ lưu trữ được quản lý là một đầu tư hợp lý giúp bạn bảo vệ và phát triển trang web của mình một cách hiệu quả.

Các loại Managed Hosting phổ biến

Các dịch vụ hosting quản lý là thuật ngữ tổng quát chỉ nhiều dịch vụ khác nhau. Bạn cần hiểu sự khác biệt giữa các dịch vụ này để chọn đúng nhà cung cấp và gói hosting phù hợp. Lưu ý rằng một số nhà cung cấp hosting có thể cung cấp tất cả các dịch vụ quản lý này dưới một mái nhà, trong khi những người khác chuyên về các loại hosting cụ thể.

Managed Dedicated Hosting

Bạn có một máy chủ đặc biệt cho riêng website của mình và đi kèm theo dịch vụ là đội ngũ chuyên gia của đơn vị sẽ quản lý và vận hành cho bạn. Dedicated Hosting có hiệu suất cao và cài đặt máy chủ tùy chỉnh là điều bạn có thể mong đợi vì không phải chia sẻ tài nguyên với bất kỳ ai khác.

Managed VPS Hosting

Khi thuê VPS Hosting có giá thành hơi nhỉnh hơn so với dịch vụ web hosting khác. Khác biệt đáng chú ý ở đây là VPS hosting dành riêng cung cấp toàn bộ máy chủ cho bạn, và bạn sẽ được hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình vận hành. Managed VPS Hosting

Managed Cloud Hosting

Sử dụng tính năng của đám mây để cung cấp tính mở rộng và đáng tin cậy. Môi trường hosting linh hoạt này cho phép website hoặc ứng dụng web của bạn dễ dàng mở rộng qua nhiều máy chủ. Bên cạnh đó, nhà cung cấp hosting quản lý cũng giải quyết các vấn đề kỹ thuật từ triển khai đến bảo trì và tối ưu hóa.

Managed WordPress Hosting

Managed WordPress Hosting bao gồm các tính năng đặc biệt cho WordPress như cài đặt bằng một lần nhấn, cập nhật tự động và hỗ trợ chuyên môn. Managed WordPress Hosting Ngoài ra, còn có các dịch vụ hosting quản lý khác như hosting thương mại điện tử và hosting ứng dụng cụ thể như Magento, Shopify, Node.js, Joomla và Drupal.

Managed Email Hosting

Email là một phần thiết yếu của bất kỳ công ty nào, nhưng sử dụng các nhà cung cấp như Google hoặc Microsoft có thể tốn kém nếu bạn có số lượng tài khoản email lớn. Managed Email Hosting là một lựa chọn tuyệt vời cho các doanh nghiệp lớn muốn có máy chủ email riêng của mình mà không muốn tự quản lý. Bạn sẽ được nhiều tính năng như bảo vệ chống thư rác, dung lượng lớn hơn và các công cụ hợp tác như lịch và danh bạ liên lạc. Tất cả với chi phí chỉ một phần so với việc sử dụng Google hoặc Microsoft.

 Sự khác biệt giữa Managed Hosting và Unmanaged Hosting

Managed Hosting và Unmanaged Hosting là hai dịch vụ lưu trữ phổ biến cung cấp cho người dùng cơ sở hạ tầng để lưu trữ trang web hoặc ứng dụng của họ. Tuy nhiên, hai loại dịch vụ này có những điểm khác biệt như: Sự khác biệt giữa Managed Hosting và Unmanaged Hosting
Tính năng Managed Hosting Unmanaged Hosting
Quản lý máy chủ Nhà cung cấp hosting xử lý mọi công việc quản lý máy chủ Người dùng chịu trách nhiệm về mọi công việc quản lý máy chủ
Hỗ trợ kỹ thuật Hỗ trợ chuyên môn 24/7 được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ Hạn chế hoặc không có hỗ trợ; người dùng phải xử lý các vấn đề
Bảo vệ Các biện pháp bảo mật nâng cao và cập nhật thường xuyên Bảo mật cơ bản; người dùng phải thực hiện và quản lý các bản cập nhật
BẢO TRÌ Nhà cung cấp hosting thực hiện bảo trì và cập nhật thường xuyên Người dùng chịu trách nhiệm bảo trì và cập nhật
Dễ sử dụng Lý tưởng cho người dùng có kiến ​​thức kỹ thuật hạn chế Thích hợp cho người dùng có kinh nghiệm và kỹ năng kỹ thuật
Tùy chỉnh Giới hạn ở thiết lập và cấu hình của nhà cung cấp Toàn quyền kiểm soát cấu hình và thiết lập máy chủ
Giám sát hiệu suất Giám sát và tối ưu hóa liên tục bởi nhà cung cấp Người dùng phải theo dõi và tối ưu hóa hiệu suất
Trị giá Nói chung đắt hơn do các dịch vụ bổ sung Tiết kiệm chi phí hơn nhưng đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật
Sao lưu Sao lưu tự động do nhà cung cấp quản lý Người dùng phải thiết lập và quản lý sao lưu
Khả năng mở rộng Dễ dàng mở rộng với sự hỗ trợ của nhà cung cấp Người dùng phải xử lý các vấn đề về khả năng mở rộng

Một số câu hỏi thường gặp về managed web hosting

Sự Khác Biệt Giữa Managed Hosting và Optimized Hosting ?

Sự khác biệt giữa managed hosting và optimized hosting là managed hosting bao gồm các dịch vụ quản lý, trong khi optimized hosting chỉ tối ưu hóa mà thôi. Trong optimized hosting, công ty hosting sẽ sử dụng cấu hình tùy chỉnh để tối ưu hóa máy chủ web của bạn cho hiệu suất nhưng việc quản lý máy chủ vẫn là trách nhiệm của bạn. Trái lại, trong managed hosting, nhà cung cấp hosting không chỉ tối ưu hóa máy chủ của bạn mà còn quản lý nó cho bạn. Điều này bao gồm các nhiệm vụ như giám sát, cập nhật, hệ điều hành, bảo mật và nhiều hơn nữa.

Có nên sử dụng dịch vụ Managed WordPress Hosting không?

Bạn không nhất thiết phải có Managed WordPress Hosting nhưng đó là một lựa chọn tuyệt vời cho các doanh nghiệp phụ thuộc nặng vào website của họ. Nếu bạn có một website phức tạp hoặc nếu bạn không có thời gian hoặc chuyên môn để quản lý máy chủ, thì Managed WordPress Hosting là một lựa chọn tốt cho bạn. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ tối ưu hóa máy chủ của bạn cho WordPress, điều này có nghĩa là website của bạn sẽ tải nhanh hơn và an toàn hơn. Họ cũng sẽ quản lý tất cả các cập nhật cho bạn, vì vậy bạn không cần lo lắng về việc giữ website của mình luôn cập nhật.

Có sử dụng dịch vụ  Managed Hosting không?

Managed hosting là một lựa chọn tuyệt vời cho các doanh nghiệp mọi quy mô. Nó có thể tiết kiệm được tiền bạc và thời gian, đồng thời mang lại sự yên tâm khi biết rằng máy chủ của bạn được quản lý bởi những người giỏi. Bài viết trên đây là những thông tin dịch vụ Managed Hosting. Hy vọng thông qua bài viết này chúng tôi đã mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan về Managed Hosting. Để biết thêm nhiều điều bổ ích về Hosting, hãy truy cập ngay vào website của MONA Host.

Võ Nguyên Thoại

Lỗi HTTP Error 403 Forbidden Là Gì? Cách Khắc Phục Lỗi 403 Nhanh Chóng
26 Tháng Sáu, 2024
Lỗi 403 Forbidden Là Gì? Khắc Phục Lỗi 403 Hiệu Quả
Error 403 Forbidden là mã trạng thái HTTP tiêu chuẩn thông báo rằng máy chủ web hiểu yêu cầu nhưng từ chối truy cập của bạn. Cấu hình sai phía máy khách thường gây ra lỗi HTTP này. Lỗi 403 Forbidden có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và tăng tỷ lệ thoát trang web của bạn. Vậy cụ thể lỗi 403 là gì? Làm thế nào để khắc phục lỗi HTTP Error 403 Forbidden? Cùng MONA Host tìm hiểu trong bài viết này nhé.

HTTP Error 403 Forbidden là lỗi gì?

Lỗi 403 Forbidden xảy ra khi trang web (hoặc tài nguyên khác) mà bạn đang mở trong trình duyệt web nhưng bạn không được phép truy cập. Khi nhận được thông báo Error 403 Forbidden thì đó là mã trạng thái HTTP mà máy chủ web sử dụng để nó mô tả loại lỗi đó. HTTP Error 403 Forbidden là lỗi gì? Thông thường có hai lý do khiến cho bạn gặp lỗi này. Đầu tiên là chủ sở hữu máy chủ web đã thiết lập đúng quyền truy cập và bạn không được phép truy cập vào tài nguyên. Lý do thứ hai là chủ sở hữu máy chủ web đã thiết lập sai quyền và bạn nhận được thông báo bị từ chối quyền truy cập

Dấu hiệu và những thông báo lỗi 403 Forbidden phổ biến

Lỗi HTTP Error 403 Forbidden có thể hiển thị dưới nhiều dạng khác nhau, tùy thuộc vào cách mà trình duyệt hoặc máy chủ web xử lý thông báo lỗi. Một số cách hiển thị khác thường gặp như:
  • 403 Forbidden
  • HTTP 403
  • Forbidden
  • HTTP Error 403 – Forbidden
  • HTTP Error 403.14 – Forbidden
  • Error 403
  • Forbidden: “You don’t have permission to access [directory] on this server”
  • Error 403 – Forbidden
Nếu bạn đang truy cập mạng nhưng thất bại và nhận được một trong các thông báo kể trên, đồng nghĩa với việc máy đang bị lỗi 403 Forbidden. Ngoài ra, trên các trang web sử dụng phần mềm Microsoft IIS, bạn có thể nhận được các thông báo lỗi chi tiết hơn, bao gồm:
403.1
  • Execute access forbidden
403.2
  • Read access forbidden
403.3
  • Write access forbidden
403.4
  • SSL required
403.5
  • SSL 128 required
403.6
  • IP address rejected
403.7
  • Client certificate required
403.8
  • Site access denied
403.9
  • Too many users
403.10
  • Invalid configuration
403.11
  • Password change
403.12
  • Mapper denied access
403.13
  • Client certificate revoked
403.14
  • Directory listing denied
403.15
  • Client Access Licenses exceeded
403.16
  • Client certificate is untrusted or invalid
403.17
  • Client certificate has expired or is not yet valid
403.18
  • Cannot execute request from that application pool
403.19
  • Cannot execute CGIs for the client in this application pool
403.20
  • Passport logon failed
403.21
  • Source access denied
403.22
  • Infinite depth is denied
403.502
  • Too many requests from the same client IP; Dynamic IP Restriction limit reached
403.503
  • Rejected due to IP address restriction

Nguyên nhân lỗi HTTP Error 403 Forbidden

Lỗi bị cấm HTTP 403 thường do sự cố thiết lập từ phía máy khách gây ra, do đó bạn có thể chủ động khắc phục lỗi này. Một trong những lý do phổ biến nhất gây ra  error 403 Forbidden là do cài đặt cho một thư mục hoặc tệp cụ thể. Chúng xác định người dùng nào có thể đọc, ghi hoặc thực thi thư mục hoặc tệp đó. Nguyên nhân lỗi HTTP Error 403 Forbidden Một nguyên nhân phổ biến khác là do cài đặt tệp htaccess có thể là sai hoặc bị hỏng. Điều này có thể xảy ra sau khi một tập tin đã được thay đổi. Các nguyên nhân có thể khác gây ra lỗi 403 bị cấm bao gồm:
  • Địa chỉ IP không chính xác: Tên miền hướng đến địa chỉ IP không chính xác hoặc lỗi thời lưu trữ một trang web khiến bạn không thể truy cập được.
  • Sự cố với plugin WordPress: Plugin WordPress không tương thích với các plugin khác hoặc được thiết lập không chính xác.
  • Liên kết mới tới trang: Chủ sở hữu trang web cập nhật liên kết của trang, khác với phiên bản đã được lưu vào bộ nhớ đệm.
  • Phần mềm độc hại: Việc lây nhiễm phần mềm độc hại có thể khiến tệp .htaccess ở trạng thái hỏng liên tục, vì vậy bạn cần phải loại bỏ sự lây nhiễm trước khi hoàn tất quá trình khôi phục tệp.
  • Không có trang chỉ mục: Trang chủ trang web của bạn không được đặt tên là 'index.php' hoặc 'index.html'.
Bất kỳ nguyên nhân nào trong số này đều có thể là nguyên nhân gây ra lỗi 403 bị cấm trên trang web của bạn

Cách khắc phục lỗi HTTP Error 403 Forbidden

Khi gặp phải tình trạng lỗi HTTP Error 403 Forbidden, bạn không cần quá lo lắng vì đây là một vấn đề phổ biến mà người dùng thường xuyên phải đối mặt. Việc sửa lỗi này cũng không quá phức tạp, hãy cùng theo dõi những cách khắc phục lỗi 403 dưới đây nhé.

Fix lỗi 403 forbidden bằng cách tải lại trang web

Để fix lỗi 403 bạn hãy thử tải lại trang web mà bạn không thể truy cập. Lỗi 403 thường chỉ là tạm thời, nên khi load lại trang web bạn có thể khắc phục được nhanh chóng. Bạn chỉ cần nhấn tổ hợp phím Ctrl + R (Windows) hoặc Command + R (MacOS) để truy cập vào trang web một lần nữa. Fix lỗi 403 bằng cách tải lại trang web

Xử lý lỗi 403 bằng cách kiểm tra lại URL

Lý do phổ biến nhất gây ra lỗi 403 là URL bị nhập sai. Hãy kiểm tra lại url có viết đúng chính tả hay không và đảm bảo rằng địa chỉ trang web bạn đang truy cập là dành cho trang web hoặc tệp chứ không phải là thư mục.

Xóa bộ nhớ đệm và cookies để sửa lỗi 403 forbidden

Bộ đệm của trình duyệt tăng tốc độ tải trang web trong những lần truy cập sau . Tuy nhiên, nếu liên kết của trang web thay đổi, điều đó có thể gây ra sự không khớp với phiên bản được lưu trong bộ nhớ đệm và kích hoạt mã trạng thái HTTP 403. Cookie của trình duyệt các tệp nhỏ ghi nhớ các tùy chọn và thông tin chi tiết của bạn, đó cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra lỗi 403 Forbidden. Chính vì thế xóa bộ nhớ đệm và cookies để sửa lỗi 403 cũng là 1 cách để fix lỗi 403, để xóa bạn thực hiện theo các bước sau:
  • Nhấn chọn dâu ba chấm ở góc trên cùng bên phải và chọn Cài đặt.
  • Nhấn chọn Quyền riêng tư và bảo mật → Xóa dữ liệu duyệt web.
Nhấn chọn Quyền riêng tư và bảo mật
  • Sử dụng menu thả xuống để chọn phạm vi thời gian. Chúng tôi khuyên bạn nên chọn All time để xóa tất cả các tệp cũ. Sau đó, chọn Cookie và dữ liệu trang web khác cũng như Tệp và hình ảnh được lưu trong bộ nhớ đệm.
  • Nhấn Delete data để xóa chúng.
Chọn xóa bộ nhớ đệm cookie

Kiểm tra quyền truy cập URL trang web fix lỗi 403 Forbidden

Nếu bạn đang cố truy cập một trang web yêu cầu bạn phải đăng nhập trước khi có thể xem nội dung thì đây là nguyên nhân có thể gây ra sự cố error 403. Thông thường, các máy chủ được cấu hình bắt bạn phải đăng nhập mới có thể truy cập nội dung của trang web đó. Tuy nhiên, một số máy chủ được cấu hình không đúng cách có thể gây ra lỗi 403. Sau đó hãy thử đăng nhập lại vào trang web (nếu có thể) và xem lỗi 403 có biến mất không.

Kiểm tra file .htaccess để fix 403 Forbidden Error

File .htaccess là một tập tin ẩn trong thư mục của website và đôi khi nhiều người có thể chưa quen khi nghe nhắc đến tên gọi này. File .htaccess chủ yếu để tinh chỉnh các cài đặt của web server Apache. Trong trường hợp bạn sử dụng cPanel, bạn có thể truy cập hosting thông qua File Manager của cPanel. Để tìm file .htaccess, bạn hãy làm như sau:
  • Mở File Manager tại hosting Control Panel.
Kiểm tra file .htaccess để fix 403 Forbidden Error
  • Trong thư mục public_html, hãy tìm kiếm file .htaccess.
Trong thư mục public_html, hãy tìm kiếm file .htaccess. Nếu bạn không thấy file .htaccess hiển thị, hãy chọn “Settings” và kích hoạt tùy chọn “kich” (dotfiles). Mặc dù file .htaccess thường có trong mọi website WordPress, nhưng đôi khi nó có thể đã bị xóa vì những sự cố nào đó. Trong trường hợp này, bạn cần tạo lại file .htaccess thủ công bằng cách thực hiện theo các bước sau:
  • Bước 1: Tải file .htaccess về máy tính đang dùng để tạo bản sao lưu.
  • Bước 2: Xóa file .htaccess trên máy chủ rồi thử truy cập lại website của bạn. Nếu trang web hoạt động bình thường, đó có thể là do lỗi trong file .htaccess.
  • Bước 3: Tiếp tục tạo một file .htaccess mới. Đăng nhập vào trang quản trị WordPress, chọn Settings -> Permalinks.
  • Bước 4: Nhấn nút Save ở cuối trang là hoàn tất. Lúc này, File .htaccess mới sẽ tự động được tạo lại cho website của bạn. Nếu vẫn gặp vấn đề, hãy tiếp tục thử cách thứ 2.

Xử lý phân quyền để xử lý lỗi 403 forbidden

Cách này được áp dụng trong trường hợp lỗi 403 Error Forbidden message xảy ra do phân quyền file hoặc folder không đúng. Lý do khiến lỗi xuất hiện thường liên quan đến quyền truy cập của files, vì chúng thường được tạo ra với các quyền mặc định. Các quyền này bao gồm đọc, viết và thực thi khi sử dụng. Tuy nhiên, các quyền trên thường không cố định mà có xu hướng thay đổi theo thời gian. Thay đổi quyền file là một quá trình đơn giản và bạn có thể thực hiện điều này thông qua FTP client hoặc file manager. FileZilla FTP client là một công cụ phổ biến, cung cấp nhiều lựa chọn để điều chỉnh quyền cho file hoặc thư mục. Nếu chưa biết sử dụng FTP để điều chỉnh phân quyền thì có thể tham khảo theo hướng dẫn các bước sau:
  • Bước 1: Truy cập vào website của bạn qua FTP client rồi chuyển đến thư mục gốc của tài khoản Hosting.
  • Bước 2: Chọn folder chính chứa tất cả các file (thường là public_html) rồi chuột phải và chọn File Permissions.
  • Bước 3: Kiểm tra “Apply to directories only”, điền quyền 755 và nhấn OK.
  • Bước 4: Sau khi FileZilla đã điều chỉnh xong quyền, bạn hãy lặp lại bước 3, nhưng lần này chọn “Apply to files only” và điền quyền 644 rồi nhấn OK.
  • Bước 5: Khi quá trình hoàn tất, thử truy cập vào website ban đầu và kiểm tra xem lỗi đã được khắc phục chưa.

Vô hiệu hóa plugin để khắc phục lỗi 403

Thực hiện vô hiệu hóa plugin chứng tỏ lỗi HTTP Error 403 Forbidden xảy ra do plugin hoặc sự không tương thích giữa các plugin. Trong trường hợp này, bạn hãy thử vô hiệu hóa plugin để xem liệu điều này có làm mất lỗi 403 Forbidden Error hay không. Một cách hữu hiệu là vô hiệu hóa toàn bộ các plugin và sau đó kích hoạt lại từng cái một để xác định được plugin nào gây ra lỗi và đưa ra cách giải quyết triệt để.
  • Bước 1: Truy cập vào tài khoản hosting thông qua FTP và tìm thư mục public_html (hoặc thư mục chứa file chạy website).
  • Bước 2: Mở thư mục wp-content và chọn thư mục Plugins, sau đó đổi tên thư mục này thành một tên khác. Hành động này ngay tức khắc sẽ vô hiệu hóa tất cả các plugin.
Vô hiệu hóa plugin fix lỗi 403
  • Bước 3: Thử truy cập lại website của bạn. Nếu bạn có thể truy cập một cách mượt mà, điều này có nghĩa là có ít nhất một plugin gây ra vấn đề. Hãy thử tắt từng plugin một cách lần lượt và kiểm tra xem website của bạn có hoạt động ổn định mỗi khi vô hiệu hóa một plugin. Qua đó sẽ xác định được plugin gây ra lỗi 403.
check từng plugin xác định plugin gây lỗi 403
  • Bước 4: Khi đã xác định được plugin gây ra vấn đề, bạn hãy cập nhật hoặc cài đặt lại plugin đó. Trong trường hợp hiếm gặp vấn đề vẫn chưa được giải quyết, chỉ còn cách liên hệ trực tiếp đến nhà cung cấp hosting của bạn để được hỗ trợ.
xác định được plugin gây ra vấn đề hãy vô hiệu hóa plugin đó fix lỗi 403

Tắt VPN tạm thời

Mạng riêng ảo (VPN) có thể là nguyên nhân gây ra lỗi 403 Forbidden trên các trang web chặn quyền truy cập từ máy chủ VPN do các hạn chế về bảo mật hoặc khu vực. Để kiểm tra thử có phải do VPN không hãy tạm thời ngắt kết nối VPN của bạn và thử truy cập lại trang web. Nếu cách này khắc phục được lỗi 403 thì hãy cân nhắc chuyển sang máy chủ VPN khác.

Tắt CDN tạm thời để check lỗi 403 Forbidden

Mạng phân phối nội dung (CDN) là mạng gồm các máy chủ lưu trữ và phân phối nội dung từ máy chủ web gần nhất tới người dùng, giảm thời gian load trang và sử dụng băng thông. Nếu trang web của bạn sử dụng CDN , nó có thể lưu vào bộ đệm lỗi 403 do các vấn đề như quyền truy cập tệp, chặn IP và quy tắc .htaccess không chính xác. Việc tạm thời bỏ qua CDN giúp xác định xem nguồn lỗi là do máy chủ web gốc hay chính CDN cũng là một cách để fix lỗi 403

Chỉnh sửa quyền sở hữu tệp

Quyền sở hữu tệp không chính xác có thể gây ra lỗi 403 Forbidden, đặc biệt là trên các máy tính chạy Linux hoặc VPS . Nếu bạn đang sử dụng VPS có quyền truy cập SSH, bạn có thể sửa đổi quyền sở hữu tệp bằng cách kết nối VPS với ứng dụng khách SSH như PuTTY . Sau khi kết nối với máy chủ SSH, hãy kiểm tra quyền sở hữu bằng lệnh SSH sau :
ls -l [file name]
Kết quả nhận được sẽ giống như dưới đây:
-rwxrw-rw- 1 [owner][group] 22 Sep 22 10:00 filename.txt
Hãy chú ý đến phần chủ sở hữu và nhóm. Quyền sở hữu chính xác phải khớp với tên người dùng tài khoản lưu trữ của bạn. Nếu không, hãy sử dụng lệnh chown Linux để điều chỉnh quyền sở hữu tệp. Đây là cú pháp cơ bản của lệnh chown :
chown [owner][:group] [file name]
Vừa rồi là bài viết chi tiết giải đáp thắc mắc của người dùng về “Lỗi HTTP Error 403 Forbidden là gì?” cùng những nguyên nhân và cách khắc phục. MONA Host hi vọng thông qua hướng dẫn ở trên, bạn đã có thể sửa lỗi 403 một cách nhanh chóng. Chúc bạn thành công!  

Võ Nguyên Thoại

Tên Miền .Net Là Gì? Điểm khác Biết Giữa Domain . Com và .Net
26 Tháng Sáu, 2024
Tên Miền .Net Là Gì? Điểm Khác Biết Giữa Domain .Com Và .Net
Tên miền .net là một trong những tên miền phổ biến nhất trên internet hiện nay. Ban đầu, .net được thiết kế dành riêng cho các tổ chức liên quan đến mạng lưới và công nghệ, nhưng ngày nay, nó đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho nhiều loại hình doanh nghiệp và cá nhân. Vậy tên miền net là gì? Doanh nghiệp và cá nhân liệu có nên lựa chọn .net trở thành tên miền cho website của mình. Hãy cùng MONA Host khám phá sâu hơn qua bài viết dưới đây.

Tên miền net là gì?

Tên miền net là một loại tên miền cấp cao nhất (gTLD) phổ biến trong hệ thống tên miền trên Internet. Nó được quản lý bởi công ty VeriSign và yêu cầu người dùng đăng ký thông qua quy trình chứng minh danh tính và được các cơ quan quản lý tên miền quốc gia chấp nhận. Tên miền .net, như tên gọi của nó, thường được hiểu là "mạng lưới" và thường được sử dụng cho các trang web thương mại và tổ chức hạ tầng internet. Tên miền net là gì?

Đâu là đối tượng có thể đăng ký, mua tên miền .net?

Tên miền net không hạn chế về loại hình tổ chức hoặc doanh nghiệp sử dụng. Điều này làm cho nó trở thành lựa chọn phù hợp cho nhiều đối tượng doanh nghiệp khác nhau. Tuy vậy, tên miền này thường được ưu tiên sử dụng bởi các công ty công nghệ hay các công ty hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, sáng tạo và kết nối cộng đồng. Đâu là đối tượng có thể đăng ký, mua tên miền .net?

Tên miền net được cấp phép ở đâu?

Tên miền net được cấp phép bởi công ty VeriSign, một tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên cung cấp các dịch vụ bảo mật và hạ tầng Internet. VeriSign chịu trách nhiệm quản lý và vận hành sổ đăng ký tên miền .net, đảm bảo tính hợp pháp và chính xác của thông tin tên miền cho người dùng trên toàn thế giới.

Khi nào nên đăng ký, mua tên miền net?

Mua tên miền .net là một lựa chọn hợp lý để thúc đẩy hình ảnh thương hiệu của bạn. Đây không chỉ là một phần mở rộng của tên miền mà còn là một cách để bảo vệ thương hiệu khỏi sự xâm phạm. Nhiều doanh nghiệp đã chọn đăng ký tên miền .net song song với tên miền .com để đảm bảo tính kỹ thuật và pháp lý của họ.

Lợi ích khi sử dụng tên miền net là gì?

Tên miền .net đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp và cá nhân lựa chọn khi bắt đầu xây dựng website. Đây là loại domain có sự trung hòa giữa các ưu điểm của nhiều loại tên miền khác nhau. Vậy lợi ích khi sử dụng tên miền net là gì mà khiến nó trở nên phổ biến như vậy?

Tăng sự uy tín cho doanh nghiệp

Tên miền .net được ra mắt vào năm 1985, là một trong những tên miền cấp cao đầu tiên được tạo ra. Do đó, .net được đánh giá cao về độ uy tín và tin cậy, tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho website hoặc thương hiệu của bạn. Tăng sự uy tín cho doanh nghiệp

Tạo nên sự khác biệt

Với sự phổ biến của tên miền .com ngày nay, việc sử dụng tên miền .net sẽ giúp doanh nghiệp của bạn trông nổi bật hơn. Hiện tại lưu lượng người sử dụng tên miền .net không nhiều, do đó sẽ ít khi bạn gặp phải tình trạng trùng lặp. Điều này không chỉ giúp khách hàng dễ dàng nhớ địa chỉ mà còn tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp của bạn so với các đối thủ khác trên thị trường.

Dễ dàng đăng ký

Dù rất phổ biến nhưng vẫn có hàng triệu tên miền net có sẵn cho bạn lựa chọn. Đăng ký một tên miền .com có nghĩa là bạn sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn từ nhiều đối thủ. Trong lúc đó, việc đăng ký tên miền .net lại đơn giản hơn nhiều. Bạn chỉ cần chuẩn bị một vài giấy tờ cơ bản và hoàn tất biểu mẫu đăng ký để sở hữu tên miền của mình. Dễ dàng đăng ký

Điểm khác nhau giữa tên miền .com và tên miền .net là gì?

Dễ dàng thấy, tên miền .com được xem là lựa chọn phổ biến nhất hiện nay. Đây là lý do vì sao nhiều doanh nghiệp lớn và các tổ chức quốc tế thường ưa chuộng tên miền .com để thể hiện sự chuyên nghiệp và tin cậy. Trái lại, tên miền .net cũng có những ưu điểm riêng, Hãy cùng so sánh hai loại tên miền này qua bảng dưới đây:
Tiêu chí Tên miền .com Tên miền .net
Mức độ phổ biến Phổ biến hơn Ít phổ biến hơn
Giá thành Có thể cao hơn Có thể rẻ hơn
Tính cạnh tranh Cao hơn Thấp hơn
Hình ảnh hướng đến Thể hiện tính thương mại, chuyên nghiệp Thể hiện tính kỹ thuật, công nghệ
Đối tượng sử dụng Doanh nghiệp, tổ chức thương mại Tổ chức phi lợi nhuận, nhà cung cấp dịch vụ mạng, website cá nhân

Đăng ký, mua tên miền net uy tín, chất lượng tại MONA Host

Với hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên cung cấp tên miền và dịch vụ hosting, MONA Host đã từng bước khẳng định vị thế của mình tại thị trường Việt Nam. MONA Host hiện có hơn 700 loại tên miền khác nhau phù hợp với đa ngành hàng, kèm theo một hệ sinh thái đa dạng bao gồm Website, Email, Hosting, Server và nhiều dịch vụ nâng cao. Khi đăng ký, mua tên miền .net tại đây, khách hàng sẽ nhận được những lợi ích đặc biệt sau: Đăng ký, mua tên miền net uy tín, chất lượng tại MONA Host
  • Công nghệ gợi ý tên miền: MONA Host sở hữu công nghệ MONA AI, cung cấp khả năng đưa ra các ý tưởng đặt tên miền độc đáo, sáng tạo, phù hợp cho website của bạn. Khách hàng có thể thực hiện đặt, kiểm tra và mua tên miền tại whois.mona.host.
  • Quản trị tên miền miễn phí: Tính năng quản lý DNS miễn phí, cho phép bạn dễ dàng điều chỉnh các bản ghi như A Record, MX Record, và CName Record qua control panel của tên miền.
  • Đăng ký Name Server riêng:  Bạn hoàn toàn có quyền tự đăng ký và quản lý các IP NameServer một cách dễ dàng.
  • Công cụ bảo mật tên miền quốc tế: Với công cụ Whois, thông tin cá nhân của doanh nghiệp được bảo vệ tối đa, giúp tránh bị spam và giữ thông tin riêng tư an toàn.
  • Khóa miền .net: Chức năng khóa miền net tại MONA Host giúp bảo vệ tên miền của bạn khỏi những thay đổi không mong muốn và việc chuyển nhượng không được phép.
  • Quản lý tiện lợi: Chỉ với một tài khoản duy nhất, cho phép bạn kiểm soát toàn bộ các dịch vụ tại MONA Host một cách thông minh và hiệu quả.
  • Giám sát và hỗ trợ 24/7: Đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp của MONA Host luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7 với mọi vấn đề liên quan. Hệ thống monitoring hoạt động 24/7 đảm bảo website của bạn luôn hoạt động ổn định và không bị gián đoạn.
Dịch vụ tên miền ở đâu cũng có, nhưng sử dụng dịch vụ tên miền tại MONA Host giúp bạn an tâm hơn. Sở hữu một tên miền chất lượng, nổi bật không chỉ giúp khách hàng tìm đến website doanh nghiệp dễ dàng mà còn góp phần nâng cao vị thế thương hiệu của bạn.

Các câu hỏi thường gặp

Sau khi tìm hiểu các khía cạnh liên quan đến tên miền .net là gì cùng với những lợi ích mà domain này đem lại, người mua còn có một số câu hỏi phổ biến cần được giải đáp dưới đây.

Tên miền .net.vn là gì?

Tên miền .net.vn là một định dạng tên miền cấp hai (ccTLD) của Việt Nam, do Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) quản lý. Đây là lựa chọn phổ biến cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh trực tuyến và công nghệ.

Đăng ký tên miền net cần tuân thủ những quy định gì?

Không có quy định cụ thể cho tên miền .net. Tuy vậy, để đăng ký tên miền .net, nó phải có ít nhất 1 ký tự và không quá 63 ký tự. Tên miền phải bắt đầu và kết thúc bằng một chữ cái hoặc số, và có thể bao gồm các ký tự từ a đến z, A đến Z, số từ 0 đến 9, và dấu gạch ngang. Dấu gạch ngang không được đặt ở đầu hoặc cuối, và không có khoảng trống nào được phép.

Tên miền net có thời gian chờ gia hạn là bao lâu?

Theo quy định của ICANN (Tổ chức Quản lý Tên miền và Số hiệu Internet), thời gian chờ gia hạn tên miền .net là 45 ngày kể từ ngày hết hạn. Trong khoảng thời gian này, bạn vẫn có thể gia hạn tên miền của mình với phí thông thường. Với sự linh hoạt và khả năng nhận diện cao, tên miền .net có thể coi là lựa chọn hoàn hảo cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân muốn mở rộng tầm ảnh hưởng. Chọn một tên miền .net dễ nhớ và chuyên nghiệp sẽ giúp bạn thu hút nhiều khách hàng hơn, tạo dựng uy tín và nâng cao hiệu quả tiếp thị. Qua bài viết trên, hi vọng các bạn đã có cái nhìn toàn diện về tên miền net là gì cũng như những lợi ích tuyệt vời mà domain này đem lại cho tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân sử dụng. Việc lựa chọn tên miền net phù hợp có thể mang lại nhiều cơ hội phát triển và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trực tuyến. Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền net uy tín, chất lượng cao, MONA Host là cái tên không thể bỏ lỡ. Bạn có thể truy cập whois.mona.host, sử dụng MONA AI để lựa chọn và đăng ký tên miền phù hợp nhất dành cho website của mình.

Võ Nguyên Thoại

File Hosts Là Gì? Cách Chỉnh Sửa File Hosts Trên Windown, Linux Và MacOS
26 Tháng Sáu, 2024
File Hosts Là Gì? Cách Chỉnh Sửa File Hosts Trên Windown, Linux Và MacOS
File Hosts là một thuật ngữ không còn quá xa lạ trong thế giới công nghệ hiện đại, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này. Đây là một phần quan trọng trong hệ thống Internet, ẩn chứa nhiều công dụng đặc biệt mà không phải ai cũng biết đến. Vậy File Host là gì? Đâu là các ứng dụng và lợi ích mà File Host mang lại trong quản lý và truy cập dữ liệu trực tuyến? Hãy cùng MONA Host khám phá qua bài viết sau.

File Hosts là gì?

File Host là một tệp tin lưu trữ các địa chỉ IP của máy chủ và tên miền của các website được liên kết. Bạn có thể coi File Host như một hệ thống DNS thu nhỏ ngay trên máy tính của mình. Thông qua tệp này, bạn có thể biết được địa chỉ IP của máy chủ mà tên miền đó quản lý. Ban đầu, HOSTS.TXT được thiết lập thủ công, nhưng sau này, DNS đã giúp tự động hóa quá trình này. File Hosts là gì? Hiện nay, tệp Host có vai trò quan trọng trên hầu hết các hệ điều hành hiện đại như Windows, Mac OS và Linux. Việc sử dụng File Hosts cũng khá đơn giản, không cần bất kỳ khai báo phức tạp nào. Tệp Hosts dễ dàng gán hostname thành địa chỉ IP mà không cần phải truy vấn DNS.

Vị trí của File Hosts

File Hosts được cấu trúc thành nhiều dòng, mỗi dòng chứa hai trường phân tách bởi một hoặc nhiều dấu tab, hoặc đôi khi là dấu cách. Định dạng thông thường sẽ là: <địa chỉ IP> <tên miền>.  Theo đó, các hệ điều hành Windows, macOS và Linux cũng có cách mở file Hosts khác nhau:
  • Đối với Windows, bạn có thể mở tệp Hosts bằng cách đi tới: C:\Windows\System32\drivers\etc.
  • Trên hệ điều hành Linux, tệp Hosts nằm tại đường dẫn: /etc/hosts.
  • Với macOS, bạn sẽ tìm thấy tệp Hosts ở vị trí: /private/etc/hosts.

Lợi ích khi sử dụng File Hosts là gì?

File host giúp điều chỉnh quá trình truy cập vào các trang web, cải thiện tốc độ truy cập và tối ưu hóa trải nghiệm trực tuyến. Việc sử dụng file host mang lại nhiều lợi ích nổi bật giúp quá trình hoạt động trực tuyến trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn. Lợi ích khi sử dụng File Hosts là gì?

Bảo vệ quyền riêng tư người dùng

Bằng cách cài đặt tệp Host, bạn có thể dễ dàng ngăn chặn quảng cáo từ các nguồn không mong muốn. Đặc biệt, tệp Host còn có thể ngăn chặn các bên thứ ba xâm nhập vào website của bạn, giúp bảo vệ quyền riêng tư một cách tối ưu.

Chuyển hướng Website mượt mà

File Hosts có thể được sử dụng để chuyển hướng truy cập từ một website này sang một website khác một cách tự động và dễ dàng. Để thực hiện, người dùng chỉ cần mở File Hosts và thêm dòng sau vào cuối tệp: <địa chỉ IP bạn muốn chuyển hướng đến> <tên miền sẽ nhập vào trình duyệt> Sử dụng tệp Hosts để chuyển hướng giúp quá trình truy cập diễn ra suôn sẻ và không bị gián đoạn, đảm bảo người dùng có thể truy cập và chuyển hướng đến website khác một cách mượt mà.

Hỗ trợ chặn website xấu

Các doanh nghiệp, gia đình và cửa hàng internet thường sử dụng File Host để chặn truy cập của người dùng vào bất kỳ địa chỉ web không mong muốn hay các trang web độc hại trong môi trường internet nhiều rủi ro như hiện nay. Để thực hiện chặn một trang web, bạn chỉ cần sử dụng cú pháp: 127.0.0.1 địa chỉ website, chẳng hạn như 127.0.0.1 tintuc.com. Khi đó, người dùng sẽ không thể truy cập vào trang tintuc.com từ máy tính đã cấu hình tệp Host này.

Hỗ trợ truy cập trang web nhanh

File Hosts có thể được sử dụng như một cách để tăng tốc độ truy cập vào các trang web. Ví dụ, bạn có thể thiết lập để chữ "Y" đại diện cho trang Youtube. Khi bạn chỉ cần gõ "Y", trang youtube.com sẽ lập tức xuất hiện. Hỗ trợ truy cập trang web nhanh Cách thực hiện cú pháp cho tệp tin Hosts là: 199.59.150.39 y. Với một số trường hợp cần truy cập nhanh vào một số trang web, phương pháp này sẽ là một lối tắt hiệu quả để truy cập địa chỉ web một cách nhanh chóng.

Tăng cường bảo mật

Tệp tin Hosts có thể được dùng như tường lửa trong hệ thống mạng nội bộ. Tệp tin này giúp ngăn chặn Spyware hoặc các trang web quảng cáo bằng cách thêm vào danh sách các địa chỉ web và tên miền của những trang này, từ đó ngăn chặn truy cập vào các trang web độc hại.

Chạy thử web server

Các lập trình viên thường sử dụng localhost, 127.0.0.1 hoặc địa chỉ IP của localhost để thực hiện các quy trình kiểm thử và gỡ lỗi một cách hiệu quả bằng cách sử dụng tệp tin Hosts. Bạn có thể tham khảo việc cài đặt localhost thông qua các phần mềm như XAMPP và Wamp Server.

Thiết lập website khi chưa có domain

Nếu bạn chưa có tên miền cho website của mình, bạn có thể sử dụng File Hosts tạm thời để thiết lập. Điều này cho phép bạn chỉnh sửa và thử nghiệm trang web trên máy tính mà không cần đến tên miền chính thức. Ví dụ, nếu bạn muốn sử dụng tên miền test.com nhưng chưa đăng ký được, bạn có thể thêm địa chỉ IP của máy chủ vào File Hosts trên máy tính. Ví dụ, đối với địa chỉ IP là 121.122.123. Thì bạn có thể thêm dòng sau vào File Hosts: "121.122.123 test.com". Sau khi làm điều này, bạn có thể truy cập website của mình từ máy tính và thực hiện các chỉnh sửa cần thiết trên tập tin trong thư mục Hosts một cách dễ dàng.

Chặn phần mềm update

Hầu hết các lập trình viên mới vào nghề trong ngành công nghệ thông tin đều từng biết về tệp Host và cách sử dụng nó để ngăn cản quá trình cập nhật phần mềm. Người dùng có thể chỉnh sửa tệp Host để từ chối các yêu cầu từ các phần mềm cụ thể một cách đơn giản.

Hướng dẫn cách sửa File Host

Đối với các hệ điều hành khác nhau như Windows, Linux hay MacOS, việc chỉnh sửa file host cho phép bạn điều hướng các yêu cầu mạng tới các máy chủ khác nhau một cách linh hoạt và hiệu quả. Tuy nhiên muốn thực hiện việc này, người dùng cần tìm hiểu kỹ các bước cơ bản để chỉnh sửa một file host bình thường.

Đối với file host Windows

Để thực hiện chỉnh sửa file host Windows, bạn chỉ cần thực hiện các bước như hướng dẫn chi tiết dưới đây: Bước 1: Bấm Win + S, gõ Notepad, click chuột phải lên Notepad và chọn "Run as administrator". Mở notepad sửa file host trên windows Bước 2: Mở file hosts:
  • Trong Notepad, chọn "File" => "Open".
  • Đường dẫn file hosts thường là C:\Windows\System32\drivers\etc\hosts.
  • Chọn "All Files" ở mục "File type" và mở file hosts.
mở file host windows theo đường dẫn Bước 3: Thực hiện chỉnh sửa:
  • Thêm hoặc sửa đổi các dòng trong file hosts.
  • Lưu lại (Ctrl + S) sau khi hoàn thành.
Lưu lại sau khi hoàn thành chỉnh sửa file hosts

Đối với file host Linux

Tương tự với hệ điều hành Linux, bạn có thể dễ dàng thực hiện chỉnh sửa file host linux chi tiết như sau: Bước 1: Mở Terminal (Ctrl + Alt + T). Bước 2: Mở file hosts
  • Sử dụng trình soạn thảo như “nano” hoặc “vi”.
  • Gõ lệnh sau để mở file hosts: sudo nano /etc/hosts
Nhập lệnh để chỉnh sửa file host linux Bước 3: Nhập mật khẩu người dùng (nếu được yêu cầu). Bước 4: Lưu lại (Ctrl + O) và đóng file chỉnh sửa file host linux

Đối với file host MacOS

Cuối cùng, dành cho hệ điều hành MacOS thì các bước chỉnh sửa file host sẽ thực hiện theo thứ tự sau: Bước 1: Mở Terminal từ Applications => Utilities => Terminal. Bước 2: Mở file hosts
  • Sử dụng trình soạn thảo “nano” hoặc “vi” để mở file hosts
  • Gõ lệnh sau để mở file hosts: sudo nano /private/etc/hosts
  • Nhập mật khẩu người dùng (nếu được yêu cầu).
Nhập lệnh để chỉnh sửa file host macos Bước 3: Chỉnh sửa các dòng phù hợp trong file hosts. Bước 4: Lưu lại (Ctrl + O) và đóng file Lưu lại sau khi hoàn thành chỉnh sửa file hosts trên macos

Các cách xử lý khi không lưu được File Host

Không chỉ đơn thuần là một phương tiện lưu trữ, file host còn đóng góp trong việc cải thiện tốc độ truy cập và khả năng bảo mật thông tin. Tuy nhiên trong một vài tình huống, bạn có thể gặp phải vấn đề khi không thể lưu lại tệp Host File. Để giải quyết tình trạng này, bạn cần xác định nguyên nhân gây ra lỗi và tiến hành sửa chữa. cách xử lý khi không lưu được File Host

Nguyên nhân không lưu được File Host

Không ít người dùng gặp phải vấn đề không lưu được file host sau khi đã thực hiện các thay đổi cần thiết. Tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, thông thường nó sẽ được bao hàm trong hai lý do chính sau:
  • Thứ nhất, bạn không có quyền quản trị nên không thể chỉnh sửa thư mục Host. Đây là một tệp dữ liệu quan trọng yêu cầu quyền hạn đặc biệt để có thể thay đổi.
  • Thứ hai, có thể xảy ra xung đột giữa các ứng dụng đang chạy với tệp host. Các chương trình này có thể đang hoạt động ẩn và làm cho việc lưu tập tin Host trở nên khôngVới thể thực hiện được.

Các cách xử lý khi không lưu được File Host

Sau khi đã tìm hiểu được những nguyên nhân phổ biến khiến cho việc lưu trữ một file host bình thường gặp sự cố, dưới đây là một số giải pháp khắc phục hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
  • Sao chép File host và lưu vào một thư mục khác: Đầu tiên, sao chép file host từ đường dẫn C:\Windows\System32\drivers\etc. Sau đó, lưu file này vào một thư mục khác trong cùng đường dẫn. File host sẽ có đuôi ".txt". Bạn chỉ cần xóa đuôi ".txt" này đi là được.
  • Tìm và loại bỏ thuộc tính chỉ đọc (read only): Để loại bỏ thuộc tính này, bạn click chuột phải vào file host, chọn Properties, rồi bỏ đánh dấu ở thuộc tính "Read-only" và nhấn OK. Sau khi làm điều này, thử lưu lại xem file host đã được lưu chưa. Nếu không thành công, có thể áp dụng cách tiếp theo.
  • Sử dụng phần mềm Notepad++ để chỉnh sửa: Bạn có thể tải và cài đặt phần mềm Notepad++. Sau đó, click chuột phải vào file host và chọn "Edit with Notepad++". Tiến hành chỉnh sửa nội dung file host và sau đó lưu lại. Khi bạn nhận được thông báo từ Notepad++ về việc lưu file, chỉ cần chọn "Yes" là được.
  • Sửa trực tiếp trên tệp tin Hosts: Bạn hãy click chuột phải vào file host, chọn Properties, sau đó chọn Security. Tiếp theo, click vào tên người dùng bạn đang sử dụng và nhấn Edit. Chọn "Full control" ở mục Permissions và sau đó nhấn OKApply để hoàn thành sửa đổi quyền truy cập.

Một số câu hỏi thường gặp

Bên cạnh việc tìm hiểu file host là gì và các cách sửa file host trên hệ điều hành Windows, Linux hay MacOS, người dùng thông thường còn gặp phải một số thắc mắc phổ biến dưới đây.

Có thể khôi phục định dạng thư mục Host được không?

Để đưa File Hosts về cài đặt mặc định, bạn có thể làm như sau: Đầu tiên, vào ô tìm kiếm trên Start và tìm kiếm "File Hosts". Sau đó, mở tập tin này bằng Notepad và chỉnh sửa lại các thiết lập cần thiết. Lưu ý là sau khi hoàn thành, bạn cần lưu lại và xóa đuôi ".txt".

Phần mềm phù hợp để quản lý File Host là gì?

Dưới đây là một vài phần mềm quản lý File Host nổi bật hiện nay mà bạn có thể tham khảo qua:
  • Host Mechanic: Đây là công cụ cho phép bạn dễ dàng thêm URL hoặc địa chỉ IP vào tập tin Host. Đặc biệt, nó cũng cho phép bạn khôi phục các tập tin chỉ với một lần click chuột.
  • Hosts File Editor: Phần mềm này được thiết kế để chỉnh sửa tập tin Hosts trên máy tính. Với dung lượng nhỏ, giao diện thân thiện và tính năng dễ sử dụng, đây là công cụ lý tưởng cho việc chỉnh sửa các cài đặt liên quan đến Host File.
  • Host Profiles Management: Đây là ứng dụng quản lý tập tin Host mà hỗ trợ cả file host Windows và file host Linux.

Khi chỉnh sửa File Host cần lưu ý gì để tránh gây ra lỗi cho hệ thống?

Bên cạnh đó, cũng có một số điều quan trọng mà bạn cần lưu ý khi chỉnh sửa file host để tránh gây lỗi hệ thống:
  • Luôn sao lưu file host gốc trước khi thay đổi bất kỳ điều gì.
  • Sử dụng tài khoản có quyền quản trị để đảm bảo có đủ quyền để chỉnh sửa.
  • Chú ý đến cú pháp của file host để tránh sai sót syntax.
  • Kiểm tra kỹ lưỡng sau khi hoàn tất các chỉnh sửa để đảm bảo không có lỗi.
  • Cập nhật file host một cách cẩn thận, tránh ghi đè hoặc thay đổi không cần thiết.
  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ nếu cần thiết để giúp quản lý và chỉnh sửa file host một cách hiệu quả.
  • Nếu cần, tham khảo tài liệu hướng dẫn để biết cách thực hiện đúng các bước.
  • Đề phòng với các nguồn file host từ các nguồn không đáng tin cậy.
  • Luôn theo dõi hệ thống sau khi hoàn thành để phát hiện và khắc phục sớm các vấn đề phát sinh.
Nhờ vào File Hosts, người dùng có thể điều chỉnh và quản lý các kết nối mạng của họ một cách linh hoạt hơn. Điều này đặc biệt hữu ích khi cần phải điều hướng lưu lượng truy cập của máy tính hoặc thiết bị thông qua các địa chỉ IP hay tên miền cụ thể. Bằng cách hiểu các cách sửa file host, người dùng có thể tối ưu hóa trải nghiệm duyệt web và giải quyết các vấn đề kết nối một cách hiệu quả. Hi vọng qua bài viết này của MONA Host, bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất về File Host và những công dụng đặc biệt mà tệp tin này đem lại.

Võ Nguyên Thoại

Cách Kiểm Tra Và Sửa Lỗi Dns_probe_finished_nxdomain
25 Tháng Sáu, 2024
Cách Kiểm Tra Và Sửa Lỗi Dns_probe_finished_nxdomain
Lỗi dns_probe_finished_nxdomain xuất hiện trên các thiết bị khiến bạn không thể truy cập một trang web cụ thể. Thông báo này xuất hiện là do trình duyệt web không tìm được địa chỉ IP của máy chủ. Trong nội dung dưới đây, MONA Host chia sẻ đến bạn chi tiết lỗi dns_probe_finished_nxdomain là gì? Cách kiểm tra lỗi và sửa lỗi nhanh, hiệu quả.

Cách kiểm tra dns_probe_finished_nxdomain error

Để kiểm tra nguyên nhân hình thành lỗi dns_probe_finished_nxdomain không quá phức tạp. Cách kiểm tra phổ biến là xem xét sự hoạt động của domain và kiểm tra website qua Máy chủ Proxy.

Kiểm tra xem domain có hoạt động không

Chi tiết các bước kiểm tra xem domain có hoạt động không và xác định thông báo lỗi dns_probe_finished_nxdomain liên quan đến tên miền như sau:
  • Bước 1: Mở trình duyệt web và truy cập vào một website trực tuyến có tính năng kiểm tra tình trạng hoạt động của tên miền. Nếu bạn đang sử dụng tên miền quốc tế có thể vào trang loolup.icann.org để check. Và trường hợp bạn dùng tên miền quốc gia thì bạn truy cập app.mona.host để kiểm tra tên miền có hoạt động hay không.
  • Bước 2: Nhập địa chỉ domain cầm kiểm tra vào ô tìm kiếm trong website kiểm tra. Nhấn Enter hoặc nút Check tại trang web để bắt đầu check.
Kiểm tra xem domain có hoạt động không trên app mona host sửa lỗi dns_probe_finished_nxdomain Nếu tên miền đó vẫn đang hoạt động bình thường thì lỗi dns_probe_finished_nxdomain có thể bị bởi các nguyên nhân như cấu hình DNS sai, lỗi trình duyệt, lỗi kết nối internet,...

Kiểm tra trang web qua máy chủ Proxy

Cách thứ hai để kiểm tra lỗi dns_probe_finished_nxdomain là sử dụng máy chủ Proxy theo các bước: Kiểm tra trang web qua máy chủ Proxy
  • Bước 1: Tìm một dịch dịch vụ máy chủ proxy trực tuyến ngay trên internet.
  • Bước 2: Truy cập website của dịch vụ máy chủ proxy đã chọn và tìm ô tìm kiếm hoặc nhập URL.
  • Bước 3: Nhập domain bị lỗi vào ô tìm kiếm hoặc URL trên website máy chủ proxy.
  • Bước 4: Nhấn Enter hoặc nút Go để truy cập đến domain qua máy chủ proxy.
  • Bước 5: Website máy chủ proxy thực hiện truy cập vào domain và hiển thị các kết quả truy cập.
Nếu thực hiện truy cập thành công và hiển thị nội dung website, có thể lỗi trên liên quan đến cấu hình DNS hoặc kết nối mạng của bạn. Trong trường hợp ngược lại, máy chủ proxy không truy cập được vào domain và thông báo tương tự thì lỗi có thể liên quan đến máy chủ DNS hoặc domain của nó.

Các cách sửa lỗi dns_probe_finished_nxdomain

Sau khi đã kiểm tra được lỗi và xác định nguyên nhân gây lỗi thì bạn cần biết cách để sửa các lỗi dns_probe_finished_nxdomain này. Dưới đây là những cách sửa đơn giản và hiệu quả.

Flush DNS cache – Xóa bộ nhớ DNS để sửa lỗi

DNS cache hay bộ nhớ tạm DNS là nơi lưu trữ toàn bộ thông tin liên quan đến các địa chỉ IP của trang web mà bạn đã truy cập. Việc chủ động xóa cache hay flush cache là cách đơn giản đầu tiên có thể làm để sửa lỗi dns_probe_finished_nxdomain. Khi bạn thực hiện thao tác, toàn bộ bộ nhớ tạm có chứa IP cũ sẽ bị xóa và tải lại IP mới nếu có. Để tiến hành flush cache, bạn chạy lệnh tại Command Prompt dưới quyền của administrator trên Windows, gõ “ipconfig/flushdns” và nhấn enter. Cách để xóa DNS cache: Bước 1: Vào menu Start bằng cách nhấp vào biểu tượng Windows ở góc dưới bên phải màn hình. Bạn gõ CMD để mở hộp Command Prompt. Bước 2: Nhập lệnh ipconfig/flushdns có ý nghĩa là Flush DNS. Flush DNS cache sửa lỗi dns_probe_finished_nxdomain Bước 3: Nhấn Enter để hoàn thành hoạt động.

Release và Renew IP Address – Gia hạn địa chỉ IP

Nếu bạn xóa DNS cache nhưng không sửa được dns_probe_finished_nxdomain lỗi thì có thể lựa chọn xóa DNS cache bằng cách sử dụng Release và Renew IP Address. Đầu tiên, bạn mở Command Prompt và thực hiện thao tác các lệnh lần lượt là: Bạn giải phóng các IP hiện đang lưu trữ bằng dòng lệnh:
ipconfig/release
Dòng lệnh xóa DNS Cache.
ipconfig/flushdns
Dòng lệnh xóa DNS Cache. Để làm mới địa chỉ IP bạn nhập dòng lệnh sau.
ipconfig/renew
Để làm mới địa chỉ IP bạn nhập dòng lệnh sau. Sau khi khôi phục cấu hình IP và Winsock Catalog được thiết lập lại, bạn tiếp tục soạn các lệnh sau để hoàn thành:
netsh int ip set dns netsh winsock reset
Sau khi hoàn thành những bước ở trên, bạn khởi động lại máy tính bằng lệnh Restart. Đây là cách hiệu quả để lấy lại địa chỉ IP và khắc phục Winsock. Cách làm giúp sửa lỗi dns_probe_finished_nxdomain tương đối tốt vì Winsock thực hiện nhiệm vụ kiểm soát truy vấn ứng dụng từ internet. Bạn cũng nên thực hiện hoạt động nay sau một thời gian sử dụng máy.

Thay đổi DNS Servers khắc phục sự cố

Khi phương pháp xóa DNS chưa khắc phục được sự cố thì bạn có thể chọn đổi DNS server trên máy. Đa số máy của bạn được mặc định sử dụng DNS của nhà cung cấp mạng. Để thực hiện đổi DNS server, bạn thực hiện đổi nameserver sang Google DNS hoặc OpenDNS. Các bước thực hiện: Bước 1: Truy cập Control Panel và nhấn chọn Network and Sharing Center. Truy cập Control Panel thay đổi DNS server sửa lỗi dns_probe_finished_nxdomain Bước 2: Ở cửa sổ mới xuất hiện, bạn chọn Change adapter settings ở phía trái. bạn chọn Change adapter settings Bước 3: Nhấn chuột phải vào liên kết và chọn Properties. Bước 4: Bảng chọn xuất hiện, bạn tìm Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) và nhấn vào nút Properties. bạn tìm Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) Bước 5: Dưới tab General có hai dòng trong phần DNS server là Preferred và Alternate DNS server. Bạn chọn Use the following DNS server addresses option và sau đó gõ Google Public DNS:
8.8.8.8 8.8.4.4
gõ Google Public DNS Nếu bạn muốn dùng OpenDNS thì gõ thêm những dòng sau:
208.67.220.222 208.67.222.220
Bước 6: Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn chọn OK để lưu những thay đổi đã làm.

Khởi động lại dịch vụ DNS Client

Khắc phục sự cố dns_probe_finished_nxdomain lỗi bằng cách khởi động lại dịch vụ DNS Client, bạn có thể thực hiện 1 trong 3 cách sau:

Cách 1: Sử dụng Windows Command Prompt:

Mở Windows Command Prompt và dừng DNS server. Tiếp đó bạn nhập lệnh: net stop dnscache và kết quả hiện ra là: The DNS Client service was stopped successfully. Tiếp đến gõ lệnh: net start dnscache để khởi động lại dịch vụ DNS Client và chờ cho tới khi màn hình hiển thị: The DNS Client service was started successfully.

Cách 2: Sử dụng Windows Services Manager:

Services vào ô tìm kiếm trong Windows. Bảng chọn xuất hiện, bạn tìm tùy chọn DNS client. Nhấn Restart Service.

Cách 3: Sử dụng Windows System Configuration:

Nhấn tổ hợp phím Win + R và gõ msconfig vào thanh tìm kiếm. Tiếp đến, bạn chọn Tab Services, tìm option DNS Client và bỏ chọn tích ở ô để vô hiệu. Sử dụng Windows System Configuration khởi động lại DNS client Nhấn nút OK để khởi động lại DNS Client. Thực hiện lại bước 1 và 2, sau đó tích vào DNS Client để khởi động lại dịch vụ. Cuối cùng, bạn khởi động lại thiết bị.

Kiểm tra bằng file local host

Host file là file local có chức năng là trỏ domain tới IP address. Máy tính khi truy cập web sẽ ưu tiên file host trước. Nếu trong file host không có trỏ bản ghi tên miền với IP thì máy của bạn sẽ tìm đến DNS server để check ip truy cập. Bạn thực hiện kiểm tra bằng cách: Nhấn chuột phải vào Notepad, chọn Run as administrator. Chuyển tới file và chọn open. Bạn đổi định dạng đuôi của tập tin Text Documents (*.txt) sang all files và sao chép dòng sau vào Address bar:
%SystemRoot%:\Windows\System32\Drivers\etc
Cuối cùng nhấn đúp chuột trên file hosts. Nếu tên miền và địa chỉ IP website có trong file hosts, bạn xóa và lưu lại thay đổi.

Reset Chrome Flags – Cài đặt mặc định

Trình duyệt Google Chrome cho phép người dùng thử những tính năng chưa chính thức. Đây là những tính năng đang trong quá trình nghiên cứu và phát triển. Chính vì vậy, chúng có thể gây ra lỗi. Khi có lỗi dns_probe_finished_nxdomain thì bạn có thể reset các tính năng dùng thử bằng cách:
  • Gõ trên thanh địa chỉ: chrome://flags/
  • Ở giao diện mới hiển thị tất cả các tính năng của Chrome, bạn chọn Reset all và khởi động lại Chrome để trình duyệt hoạt động bình thường.
Reset Chrome Flags

Vô hiệu VPN hoặc Antivirus

Mạng ảo (VPN) hay phần mềm chống virus là tác nhân có vai trò lớn khi thiết bị tham gia internet. Những công cụ này đôi khi chặn bạn truy cập đến một số website có dấu hiệu lạ. Để khắc phục lỗi phần mềm Antivirus gây dns_probe_finished_nxdomain lỗi, bạn mở giao diện quản lý, tìm phần mềm, nhấn chuột phải và chọn Uninstall device. Khi bạn muốn vô hiệu VNP thì thực hiện như sau: Truy cập Control PanelNetwork and InternetNetwork Connections. Lúc này, bạn chỉ cần chọn VNP muốn tắt và nhấn Properties. Dưới tab Networking, bạn chọn uninstall rồi khởi động lại máy, trở lại kiểm tra xem đã vô hiệu thành công chưa.

Reset cài đặt Router

Thông báo lỗi dns_probe_finished_nxdomain hiển thị có thể là do cấu hình của router không chính xác. Lúc này, bạn hãy đặt lại tất cả các cài đặt để xem sự cố này có được giải quyết không. Tuy nhiên, khi reset router thì cấu hình máy tính cũng bị xóa. Do đó, tùy từng trường hợp mà bạn phải cài đặt lại bộ phận để hoạt động tương thích với nhà cung cấp dịch vụ mạng.

Kiểm tra lại URL

Lỗi dns_probe_finished_nxdomain xuất hiện có thể đến từ nguyên nhân URL bị sai. Do đó, bạn nên thực hiện kiểm tra lại toàn bộ các thành phần của URL để truy cập được đúng website. Kiểm tra lại URL sửa lỗi dns_probe_finished_nxdomain

Liên hệ nhà mạng

Trong trường hợp các phương pháp trên đều không có hiệu quả, bạn hãy khởi động lại modem internet. Tại cục modem có nút On/OFF, bạn chỉ cần nhấn vào đó. Để thiết bị không hoạt động trong khoảng 5 phút sau đó bạn nhấn khởi động lại. Nếu lỗi vẫn chưa được khắc phục thì có thể nguyên nhân đến từ đơn vị cung cấp mạng. Bạn hãy liên hệ đến các đơn vị để được hỗ trợ.

dns_probe_finished_nxdomain là lỗi gì?

Thông báo lỗi dns_probe_finished_nxdomain là thông báo lỗi có liên quan đến hoạt động kết nối với tên miền hay domain name. dns_probe_finished_nxdomain là lỗi gì? DNS hay còn gọi là hệ thống phân giải tên miền, có chức năng giúp bạn truy cập một website nào đó bằng dạng tên dễ nhớ và ngắn gọn. Khi bạn truy cập một trang nào đó trên thanh trình duyệt, DNS sẽ gửi yêu cầu tới cơ sở dữ liệu online của nó và tìm tới đúng địa chỉ IP được trỏ bản ghi. Và nếu, khi trình duyệt web không tìm được địa chỉ IP của tên miền đó thì lỗi sẽ xuất hiện trên màn hình. Thành phần “nxdomain” trong nội dung lỗi có nghĩa là không có bản ghi DNS – Domain Name System cho tên miền bạn đang truy cập.

Đặc điểm của lỗi dns_probe_finished_nxdomain

Ở các trình duyệt khác nhau sẽ có những thông báo lỗi dns_probe_finished_nxdomain khác nhau. Trong đó, các biến thể thông báo phổ biến trong một số trình duyệt và đặc điểm của lỗi là:
  • Google Chrome: This site can’t be reached: Trang này không thể truy cập.
  • Mozilla Firefox: Hmm. We’re having trouble finding that site: Hmm. Chúng tôi đang có sự cố khi tìm trang này.
  • Microsoft Edge: Hmm… can’t reach this page: Hmm… không thể truy cập trang này.
  • Safari: Safari Can’t Find the Server: Safari không thể tìm được máy chủ.
Lỗi không có bản ghi DNS này xuất xuất hiện khi bạn truy cập đến một website cụ thể và hiển thị trên màn hình trình duyệt. Nguyên nhân của lỗi do nhiều nguyên nhân như sai cấu hình DNS, lỗi tên miền, lỗi kết nối mạng, lỗi máy chủ DNS, trình duyệt web lỗi.

Tại sao lỗi dns_probe_finished_nxdomain lại xảy ra?

Lỗi dns_probe_finished_nxdomain trên Mozilla Firefox. Thông báo dns_probe_finished_nxdomain lỗi được đưa ra vì nhiều nguyên nhân như:
  • Trình duyệt web không định vị được website đích vì tên miền chưa được đăng ký hoặc đã bị hết hạn.
  • Tên miền truy cập không trỏ đến bất kỳ địa chỉ IP nào.
  • Do mạng ảo VNP hoặc phần mềm, tiện ích chống virus can thiệp vào cài đặt mạng.
  • Có một cấu hình sai trong cài đặt DNS của thiết bị máy tính người dùng khiến việc phân giải domain không được thực hiện.
  • Vấn đề từ nhà cung cấp mạng internet.
Tại sao lỗi dns_probe_finished_nxdomain lại xảy ra? Lỗi dns_probe_finished_nxdomain khiến việc bạn truy cập website bị gián đoạn, gây khó chịu trong quá trình trải nghiệm trên internet. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chủ động giải quyết lỗi này với những giải pháp ở trên. Nếu bạn có câu hỏi liên quan đến lỗi, hãy liên hệ đến MONA Host để được hỗ trợ giải quyết.

Võ Nguyên Thoại

Top 10 nhà cung cấp dịch vụ hosting tại Việt Nam
24 Tháng Sáu, 2024
Top 10 Nhà Cung Cấp Hosting Tốt Nhất Việt Nam
Chọn một nhà cung cấp hosting đáng tin cậy và chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng giúp website hoạt động ổn định và giảm thiểu các sự cố không mong muốn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hosting, MONA Host đã tiến hành khảo sát và chọn lọc ra danh sách Top 10 nhà cung cấp hosting Việt Nam tốt nhất hiện nay. Đây đều là những nhà cung cấp có vị thế và được đông đảo người dùng đánh giá cao về độ uy tín trong ngành, trở thành những cái tên hàng đầu trên thị trường hosting Việt Nam.

Top 10 nhà cung cấp dịch vụ Hosting tốt nhất Việt Nam

Với sự phát triển nhanh chóng của thị trường kinh doanh online, Việt Nam đang chứng kiến sự gia tăng đáng kể về số lượng các nhà cung cấp dịch vụ hosting. Dưới đây là 10 cái tên sẽ không làm bạn phải đắn đo lựa chọn đâu mới là đơn vị hosting Việt Nam phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.

MONA Host - Đơn vị cung cấp Hosting tốt nhất Việt Nam

Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực hosting, MONA Host đã trở thành đối tác tin cậy của hơn 12.000 khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. MONA Host không chỉ là đơn vị thiết kế website và lập trình phần mềm hàng đầu mà còn là một trong những tên tuổi uy tín nhất trong ngành dịch vụ hosting Việt Nam khi được trang bị hàng loạt những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay:
  • Dữ liệu được bảo mật nghiêm ngặt, bao gồm tường lửa mạnh mẽ, mã hóa dữ liệu và các cơ chế bảo vệ khác để bảo vệ thông tin của bạn khỏi các mối đe dọa trực tuyến.
  • Tránh được các cuộc tấn công mã độc nhờ hệ thống phát hiện, chống DDoS mạnh mẽ.
  • Tốc độ duyệt web luôn nhanh nhờ việc MONA Host đã tối ưu về phần cứng và phần mềm, giúp website khách hiện ra trong chớp mắt
  • Đa dạng các tính năng như cài đặt dễ dàng các ứng dụng web phổ biến, hỗ trợ nền tảng phát triển web, email và nhiều tính năng khác để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của bạn.
  • Dễ dàng nâng cấp hoặc giảm cấp tài nguyên theo nhu cầu của bạn, đồng thời hỗ trợ mở rộng các dịch vụ và tài khoản trong tương lai.
  • Đảm bảo độ ổn định cao và khả năng truy cập liên tục cho các website của bạn với các máy chủ được đặt tại các trung tâm dữ liệu an toàn và đáng tin cậy.
  • Không giới hạn tài nguyên sử dụng của khách hàng vì gói thấp nhất tại MONA Host đã có cấu hình gấp 5 lần thị trường.
  • MONA Host cung cấp các gói hosting có cấu hình tối ưu, sử dụng công nghệ mới nhất để đảm bảo hiệu suất cao và tốc độ truy cập nhanh cho các website của bạn.
MONA Host đơn vị cho thuê hosting tốt nhất Việt Nam Bên cạnh những tính năng chuyên môn hàng đầu Việt Nam hiện nay, điểm khác biệt giữa MONA Host và các công ty Hosting khác là bạn sẽ được hưởng rất nhiều những lợi ích bổ sung như sau:
  • Đa dạng các gói dịch vụ với nhiều mức giá khác nhau, phù hợp với nhu cầu của cả các doanh nghiệp nhỏ và lớn.
  • Đội ngũ chuyên gia luôn sẵn sàng túc trực 24/7, giúp giải quyết mọi vấn đề có thể phát sinh để bạn có thể tập trung vào điều hành và phát triển doanh nghiệp của mình mà không phải lo lắng.
  • Tặng ngay gói quét mã độc website trị giá lên đến 12 triệu đồng khi sử dụng dịch vụ Hosting tại MONA Host.
Là công ty cung cấp hosting tốt nhất Việt Nam, được nhiều khách hàng doanh nghiệp tin tưởng sử dụng dịch vụ. Nhưng MONA Host không ngừng phát triển sản phẩm, nâng cấp hệ thống bảo mật để đảm bảo dữ liệu của bạn khỏi mọi rủi ro, mất mát. Ngoài dịch vụ hosting, tại MONA Host còn cung cấp các gói dịch vụ email business, tên miền, VPS, premium cloud hosting… đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của doanh nghiệp. Không chỉ vậy, mọi khách hàng sử dụng dịch vụ hosting tại MONA Host vẫn tiếp tục đồng hành và triển khai trọn gói hệ thống giải pháp marketing mà chúng tôi cung cấp: dịch vụ SEO, dịch vụ thiết kế website bán hàng, dịch vụ chạy quảng cáo đa nền tảng,... Đảm bảo doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh cuối cùng là sự tăng trưởng cả về doanh số lẫn thương hiệu. Để được tư vấn chi tiết thông tin về dịch vụ hosting tại MONA Host, liên hệ trực tiếp tại:
  • Địa chỉ: 1073/23 Cách Mạng Tháng 8, Phường 7, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 1900 636648
  • Website: https://mona.host/

HostVN - Đơn vị cung cấp Hosting Việt Nam

HostVN là một trong những thương hiệu hosting tốt nhất và lâu đời tại Việt Nam, được thành lập từ năm 2007. HostVN cung cấp nhiều dịch vụ web như tên miền, web hosting, VPS, email cùng các giải pháp và phần mềm máy chủ. Hostvn nhà cung cấp dịch vụ hosting tốt nhất việt nam Các gói hosting tại HostVN nổi bật với tốc độ xử lý nhanh, khả năng lưu trữ ổn định và tương thích với nhiều mã nguồn như WordPress, NukeViet, giúp mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Với giá khởi điểm từ 18,000 đ/tháng, các gói hosting của HostVN phù hợp cho cả website cá nhân và doanh nghiệp. Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: A2-07 Sky Center, 5B Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 028 4455 3333.
  • Website: https://hostvn.net/.

BKHOST - Đơn vị cung cấp Hosting Việt Nam

BKHOST là một trong những nhà cung cấp hosting Việt Nam được nhiều người tin tưởng và lựa chọn. Với thế mạnh trong việc cung cấp các gói hosting chất lượng, BKHOST còn mở rộng dịch vụ đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, từ tên miền, máy chủ, VPS cho đến email doanh nghiệp. đơn vị cung cấp hosting việt nam bkhost Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: 192-194A Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh (Dự kiến).
  • Điện thoại: (028) 7303 6066.
  • Website: https://bkhost.vn/.

iNET - Đơn vị cung cấp Hosting tốt nhất Việt Nam

iNET.vn cung cấp dịch vụ hosting Việt Nam với nhiều lựa chọn đa dạng như web hosting cho các website sử dụng PHP/MySQL, business hosting phù hợp cho các website có lưu lượng truy cập cao hoặc cần tài nguyên mạnh mẽ, và Windows hosting dành cho các website chạy trên nền tảng Windows Server. iNET đơn vị cung cấp hosting việt nam Ngoài ra, họ còn cung cấp SEO hosting hỗ trợ một tài khoản hosting có thể quản lý nhiều website với các địa chỉ IP riêng biệt, cùng với reseller hosting cho phép tạo và quản lý nhiều tài khoản hosting, phù hợp cho việc phân phối lại hoặc quản lý hệ thống nhiều website. Với những dịch vụ này, iNET.vn đã khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực hosting Việt Nam. Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: Tòa nhà Arrow, Số 40 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 1900 9250
  • Website: https://inet.vn/

Vietnix

Nếu bạn chưa biết mua hosting ở đâu, Vietnix là một trong những lựa chọn không thể bỏ qua. Công ty cung cấp các lựa chọn đa dạng như Hosting Giá Rẻ, Hosting Cao Cấp, và Business Hosting để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. vietnix nhà cung cấp dịch vụ hosting tốt nhất việt nam Với sự kết hợp của công nghệ LiteSpeed Enterprise và ổ cứng SSD 100%, website được tăng tốc đáng kể, gấp 10 lần so với các phương pháp thông thường. Hệ thống bảo mật chống DDoS hiệu quả với Vietnix Firewall và Imunify360 đảm bảo an toàn toàn diện. Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: 265 Hồng Lạc, Phường 10, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 1800 1093
  • Website: https://vietnix.vn/.

PA Việt Nam

Khi nhắc đến các nhà cung cấp dịch vụ hosting Việt Nam, không thể bỏ qua PAVietnam.vn. Ra đời từ năm 2001, PA Việt Nam chuyên cung cấp đa dạng các gói dịch vụ hosting, đáp ứng nhu cầu từ cá nhân đến doanh nghiệp. Pa nhà cung cấp dịch vụ hosting tốt nhất việt nam Các dịch vụ bao gồm hosting giá rẻ, hosting phổ thông, hosting bán chuyên nghiệp, hosting chất lượng cao, hosting cho doanh nghiệp và hosting cho thương mại điện tử. Nhờ sự đa dạng và chất lượng dịch vụ, PAVietnam.vn luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều khách hàng. Thông tin liên hệ: Địa chỉ:
  • Văn Phòng Phía Nam:
  • 196 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
  • 344 Huỳnh Tấn Phát, Phường Bình Thuận , Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
  • Văn Phòng Phía Bắc: Tầng 9 – Tòa nhà Diamond (Handico 6), Số 2 Hoàng Đạo Thúy, Trung Hòa Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội, Việt Nam.
  • Điện thoại: 028 22317777.
Website: https://www.pavietnam.vn/.

Tenten

TENTEN.VN là một thương hiệu phát triển mạnh mẽ nhờ sự hỗ trợ từ quỹ đầu tư Nhật Bản. Không chỉ nằm trong top 3 nhà cung cấp tên miền lớn nhất, TENTEN.VN còn được yêu thích trên thị trường hosting Việt Nam. Tenten nhà cung cấp dịch vụ hosting tốt nhất việt nam Điểm mạnh của TENTEN.VN là bảo mật hai lớp và cấu hình Backup tự động lên Google Drive, giúp bảo vệ dữ liệu tối ưu khi có sự cố. Công nghệ Ultra Speed từ Kusanagi Nhật Bản cũng giúp tăng tốc độ load web lên đến 500%. Nếu chưa biết nên mua hosting ở đâu, TENTEN.VN sẽ là lựa chọn dành cho bạn. Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: Tầng 16, Tòa nhà Ocean Park, Số 01 Đào Duy Anh, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Hotline: (024) 71 089 999.
  • Website: https://tenten.vn/.

Mắt Bão

Là một trong những đơn vị tiên phong trên thị trường hosting Việt Nam, Mắt Bão đã giành được sự tin tưởng từ nhiều nhà quản lý website. Dịch vụ của Mắt Bão nổi bật với trung tâm dữ liệu riêng (ODS) và các công nghệ tiên tiến như Cpanel, Plesk Onyx, SSD, CXS, CloudLinux. Toàn bộ hệ điều hành mà Mắt Bão sử dụng đều có bản quyền 100%. Mắt Bão nhà cung cấp dịch vụ hosting tốt nhất việt nam Bạn có thể tùy chọn giữa hosting Linux hoặc Windows để phù hợp với nhu cầu của mình. Đặc biệt, tốc độ nhanh chóng và hệ thống bảo mật tối ưu đã làm nên danh tiếng của Mắt Bão, trở thành một trong những nhà cung cấp hosting tốt nhất Việt Nam. Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: Tầng 3 Anna Building, Công Viên Phần Mềm Quang Trung, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 1900 1830.
  • Website: https://www.matbao.net/.

Azdigi - Đơn vị cho thuê hosting tốt nhất Việt Nam

Được thành lập vào năm 2016, Azdigi là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ hosting Việt Nam, VPS và tên miền. Dịch vụ hosting của Azdigi mang đến nhiều lợi ích vượt trội như sử dụng Full SSD RAID-10 cho tốc độ xử lý nhanh chóng, tích hợp LiteSpeed Webserver Enterprise giúp tăng cường tốc độ tải trang, đảm bảo thời gian hoạt động 99,9%, cùng với dịch vụ backup hàng ngày,... đơn vị cung cấp hosting việt nam Azdigi Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: 768 Nguyễn Thị Định, Phường Thạnh Mỹ Lợi, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 028 730 24768.
  • Website: https://azdigi.com/.

123Host - Nhà cung cấp Hosting tốt nhất Việt Nam

Thành lập vào năm 2007, 123Host mang đến các dịch vụ toàn diện về lưu trữ web, thiết kế trang web và đăng ký tên miền. Các gói dịch vụ tại đây rất phong phú, từ VPS hosting, dedicated hosting, shared hosting đến cloud hosting, đáp ứng mọi nhu cầu với giá cả hợp lý và hỗ trợ khách hàng 24/7. 123 host đơn vị cung cấp hosting việt nam
  • Địa chỉ: 168 - 170 Đường số 2, Phường Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 02873 002 123
  • Website: https://123host.vn/.

Tiêu chí đánh giá dịch vụ Hosting tốt nhất Việt Nam

Khi chọn một dịch vụ hosting Việt Nam, bạn có thể gặp phải nhiều thắc mắc như: nên chọn loại hosting nào, nên mua hosting ở đâu là tốt nhất. Để giúp bạn giải đáp những câu hỏi đó, dưới đây là một số tiêu chí quan trọng để một đơn vị được xếp vào trong hàng ngũ những nhà cung cấp dịch hosting tốt nhất Việt Nam. Tiêu chí đánh giá dịch vụ Hosting tốt nhất Việt Nam

Tốc độ truy cập website

Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng và thứ hạng SEO của trang web. Bạn có thể kiểm tra tốc độ tải trang của các nhà cung cấp hosting bằng các công cụ như Google PageSpeed Insights hoặc Pingdom Tools.

Băng thông lưu trữ

Lựa chọn băng thông phù hợp giúp website hoạt động ổn định, tránh tình trạng giật lag khi có nhiều người truy cập đồng thời. Nhu cầu băng thông phụ thuộc vào lượng truy cập, kích thước trang và các nội dung đa phương tiện bạn sử dụng. Để trở thành một trong số những đơn vị cung cấp dịch vụ hosting tốt nhất Việt Nam, bạn cần đáp ứng các yêu cầu băng thông khác nhau của khách hàng.

Tính bảo mật

Bảo mật là yếu tố không thể thiếu để bảo vệ website khỏi các mối đe dọa như hacker, virus hay mã độc. Các nhà cung cấp dịch vụ hosting tốt nhất Việt Nam sẽ có các biện pháp bảo mật như tường lửa, SSL, quét virus và chống DDoS. Chọn nhà cung cấp uy tín, cam kết về an ninh mạng và thường xuyên cập nhật các bản vá lỗi bảo mật.

Thời gian uptime và độ tin cậy của máy chủ

Uptime là thước đo về tỷ lệ thời gian máy chủ hoạt động ổn định. Một dịch vụ hosting tốt cần duy trì uptime cao, tối thiểu là 99,9%. Việc đảm bảo 100% thời gian hoạt động là không thể. Máy chủ đạt được 99,9% thời gian hoạt động là dấu hiệu của một dịch vụ đáng tin cậy.

Chính sách dự phòng

Chính sách dự phòng là cần thiết để bảo vệ dữ liệu của bạn trong trường hợp sự cố xảy ra. Tìm hiểu kỹ về các chính sách này bao gồm sao lưu, khôi phục dữ liệu và hỗ trợ khi máy chủ gặp sự cố.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt sẽ nâng cao trải nghiệm sử dụng của bạn. Nhà cung cấp hosting cần cung cấp hỗ trợ 24/7 qua nhiều kênh (điện thoại, email, live chat) với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và nhiệt tình.

Giá cả

Giá dịch vụ hosting Việt Nam rất đa dạng tùy thuộc vào các tính năng và gói dịch vụ bạn chọn. So sánh giá giữa các nhà cung cấp là cần thiết, nhưng đừng chỉ nhìn vào giá rẻ mà cần cân nhắc chất lượng dịch vụ, tính năng và hỗ trợ khách hàng để chọn dịch vụ phù hợp nhất.

Dung lượng lưu trữ

Các nhà cung cấp dịch vụ hosting Việt Nam cần có các tùy chọn dung lượng lưu trữ đa dạng, linh hoạt, hiệu suất cao phù hợp với nhu cầu từ website nhỏ, blog cá nhân đến trang thương mại điện tử lớn. Khách hàng nên có khả năng dễ dàng nâng cấp hoặc giảm dung lượng lưu trữ khi cần thiết.

Giao diện quản lý hosting

Giao diện quản lý hosting cần thân thiện, dễ sử dụng để bạn dễ dàng quản lý website, cài đặt ứng dụng và theo dõi các thông số. Lựa chọn nhà cung cấp có giao diện quản lý bằng tiếng Việt sẽ thuận tiện hơn cho bạn. Bài viết trên đã đem đến cho bạn danh sách Top 10 nhà cung cấp dịch vụ Hosting Việt Nam tốt nhất hiện nay. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo những tiêu chí cụ thể để chọn ra đơn vị hosting phù hợp nhất dành cho website của mình. MONA Host hiện đang là một trong những nhà cung cấp dịch vụ hosting Việt Nam đáp ứng được đầy đủ tất cả những yêu cầu mà khách hàng cần giúp trang web hoạt động tối ưu và hiệu quả. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp toàn diện cho website của mình, MONA Host chắc chắn là lựa chọn bạn không thể bỏ qua.

MONA.Host

Server Là Gì? Tính Năng Và Cách Thức Hoạt Động Của Máy Chủ
24 Tháng Sáu, 2024
Server Là Gì? Tính Năng Và Cách Thức Hoạt Động Của Máy Chủ
Máy chủ đóng vai trò quan trọng trên môi trường Internet, tuy nhiên vẫn chưa nhiều người dùng hiểu được máy chủ server là gì? Server chuyên dụng có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như cung cấp không gian lưu trữ hay chạy những ứng dụng phần mềm. Bài viết dưới đây của MONA Host sẽ giúp bạn hiểu thêm về server, cách hoạt động cũng như vai trò của máy chủ.

Server là gì?

Máy chủ là một máy tính hoặc hệ thống phần mềm chuyên dụng được thiết kế để cung cấp dịch vụ, dữ liệu hoặc tài nguyên cho các máy tính khác, được gọi là máy khách (client). Server có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác như như bao gồm từ việc cung cấp các trang web và email server hay quản lý tệp hoặc chạy ứng dụng. Các máy chủ này chạy trên mô hình máy khách-máy chủ, trong đó máy khách yêu cầu các dịch vụ hoặc tài nguyên cụ thể và máy chủ sẽ đáp ứng các yêu cầu này. Server là gì? Máy chủ khác với máy tính cá nhân về mục đích và khả năng của chúng. Trong khi máy tính cá nhân được tối ưu hóa cho mục đích sử dụng cá nhân và có giao diện thân thiện với người dùng, thì máy chủ được xây dựng để đạt được hiệu suất, độ tin cậy và khả năng mở rộng để xử lý đồng thời nhiều yêu cầu từ nhiều khách hàng. Vai trò của máy chủ giống như vai trò của thủ thư trong một thư viện kỹ thuật số rộng lớn. Nó tổ chức và lưu trữ thông tin, đảm bảo thông tin có thể truy cập được, đáng tin cậy và an toàn cho bất kỳ ai tìm kiếm thông tin đó Máy chủ có thể là một thực thể vật lý như những cụm máy tính khổng lồ với chằng chịt những dây cáp, phụ kiện. Loại server vật lý này thường được bảo quản và vận hành trong môi trường an toàn với máy chủ, cụ thể là các trung tâm dữ liệu (data center). Bên cạnh đó, máy chủ còn có thể là một thiết bị ảo được hình dung bằng các thông số cấu hình, tài khoản, và phần mềm quản lý. Loại server này được truy cập thông qua một website và có thể cấu hình, tùy chỉnh ngay trên đó.

Mục đích sử dụng máy chủ là gì?

Mỗi máy chủ có một vai trò cụ thể trong môi trường internet. Tuy nhiên, mục tiêu chính của bất kỳ server nào cũng sẽ là tính toán, lưu trữ và quản lý dữ liệu trong mạng. Vai trò cốt lõi của server sẽ bao gồm: Mục đích sử dụng máy chủ là gì?
  • Chia sẻ tài nguyên: Máy chủ cho phép chia sẻ các tài nguyên như tệp, ứng dụng và máy in giữa nhiều máy khách trên mạng.
  • Lưu trữ dữ liệu: Máy chủ lưu trữ và quản lý dữ liệu, hoạt động như kho lưu trữ thông tin mà người dùng hoặc ứng dụng được ủy quyền có thể truy cập.
  • Tính toán: Máy chủ thể thực hiện các tính toán thay mặt cho khách hàng, giảm tải các yêu cầu xử lý từ các thiết bị riêng lẻ.
  • Hỗ trợ giao tiếp: Server hoạt động như một cổng giữa các máy tính khác nhau trong mạng, cho phép liên lạc giữa chúng và thậm chí đôi khi thu hẹp các khoảng cách như phần mềm trung gian .
Khi kết nối, bạn có thể truy cập các tệp, chương trình và bất kỳ thông tin nào khác mà bạn cần. Về bản chất, máy chủ tồn tại để cung cấp dịch vụ.

Tính năng chính của server là gì?

Các máy chủ có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau về khả năng hoặc phạm vi tiếp cận, nhưng tất cả đều có chung các tính năng chính sau.
  • Khả năng mở rộng: Máy chủ có thể chạy nhiều chương trình và xử lý nhiều người dùng truy cập cùng lúc.
  • Tập trung hóa: Chúng cho phép lưu trữ và truy cập dữ liệu tập trung, tăng hiệu quả, bảo mật và quản lý.
  • Bảo vệ: Máy chủ an toàn hơn máy tính để bàn tiêu chuẩn vì chúng có thể được trang bị các tính năng bảo mật nâng cao, chẳng hạn như tường lửa và hệ thống ngăn chặn xâm nhập.
  • Hiệu suất cao: Các thiết bị này có thiết kế để xử lý khối lượng công việc lớn và có thể xử lý khối lượng yêu cầu lớn.

Các thành phần chính để cấu tạo server

Máy chủ, hay còn gọi là server, đóng vai trò như trung tâm điều hành, cung cấp dịch vụ và không gian lưu trữ dữ liệu cho các thiết bị khác. Các thành phần cụ thể sẽ khác nhau dựa trên kiểu dáng và chức năng của một máy chủ nhất định, nhưng các thành phần phổ biến sẽ bao gồm: Các thành phần chính để cấu tạo server
  • Phần cứng: Bộ xử lý trung tâm (CPU), bộ nhớ, thiết bị lưu trữ, giao diện mạng và khung máy chủ của máy chủ chuyên dụng đều được bao gồm trong phần này.
  • Hệ điều hành máy chủ: Hệ điều hành này được tạo ra với một loại môi trường máy khách/máy chủ cụ thể.
  • Kết nối mạng: Qua mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN) hoặc internet , các chương trình máy chủ kết nối với kiến ​​trúc mạng và giao tiếp với các thiết bị khách. Để cung cấp khả năng dự phòng và phù hợp với nhiều thiết lập mạng khác nhau, một số dạng máy chủ nhất định có chứa một số giao diện mạng.
  • Công cụ quản lý và giám sát: Các công cụ quản lý từ xa và giám sát hiệu suất thường được đi kèm với máy chủ.
  • Phần mềm máy chủ: Phần mềm máy chủ này hỗ trợ một trường hợp sử dụng cụ thể. Phần mềm dành cho email server, máy chủ web và máy chủ cơ sở dữ liệu là một vài ví dụ.
  • Tính năng sẵn sàng cao: Khả năng sẵn sàng cao được đưa vào một số máy chủ để giảm thời gian ngừng hoạt động và đảm bảo hoạt động liên tục. Điều này liên quan đến việc có quyền truy cập vào nhiều hệ thống lưu trữ, nguồn điện dự phòng và giao diện mạng cũng như các công cụ quản lý cấu hình cho phép chuyển đổi dự phòng và cân bằng tải tự động .

Máy chủ hoạt động như thế nào?

Máy chủ như là những máy tính để bàn có hiệu xuất xử lý mạnh mẽ, cung cấp không gian lưu trữ và xử lý lượng lớn dữ liệu. Thay vì lưu dữ liệu trên máy tính để bàn cá nhân của bạn, nơi chỉ có thể lưu trữ rất nhiều thông tin, máy chủ cho phép bạn lưu trữ dữ liệu trên một thiết bị từ xa mà bất kỳ ai có kết nối Internet hoặc mạng cục bộ đều có thể truy cập được. Khi bạn muốn truy cập dữ liệu của mình bằng máy tính, bạn gửi yêu cầu đến máy chủ, sau đó máy chủ sẽ phản hồi bằng cách gửi lại dữ liệu được yêu cầu cho bạn. Máy chủ hoạt động như thế nào? Quá trình này được gọi là mô hình client-server hoặc mô hình request-response và nó bao gồm 4 giai đoạn chính như:
  • Người dùng hoặc khách hàng bắt đầu nhập yêu cầu.
  • Máy chủ lưu trữ hoặc xử lý thông tin được yêu cầu.
  • Mạng kết nối giữa người dùng và máy chủ.
  • Máy chủ xử lý yêu cầu và phản hồi yêu cầu lại cho người dùng
Để giúp bạn hình dung rõ hơn về cách hoạt động của mô hình máy khách - máy chủ, MONA Host sẽ đưa một ví dụ thực tế sau: Giả sử bạn muốn xem một video trên youtube, vì vậy bạn nhập youtube.com vào trình duyệt web hoặc mở ứng dụng youtube trên điện thoại của mình. Giai đoạn này bạn đóng vai trò là người dùng hoặc khách hàng bắt đầu yêu cầu. Trong trường hợp này, máy chủ sẽ là youtube.com, nơi lưu trữ và xử lý thông tin được yêu cầu (video.) Mạng Internet kết nối bạn với youtube.com . Ứng dụng phần mềm xử lý mô hình phản hồi yêu cầu là trình duyệt web hoặc ứng dụng youtube. Và nếu không có máy chủ, bạn sẽ không thể xem video, nghe nhạc,...

Ai nên sử dụng máy chủ?

Bây giờ chắc hẳn bạn đã hiểu rõ máy chủ là gì, nhưng làm thế nào để bạn rằng doanh nghiệp của bạn cần sử dụng máy chủ? Dưới đây là một vì đối tượng phổ biến cần sử dụng máy chủ như: Ai nên sử dụng máy chủ?

Doanh nghiệp của bạn đang phát triển

Việc quản lý máy tính và CNTT của bạn khá đơn giản khi bạn có ít nhân viên. Khi doanh nghiệp cần cập nhật phần mềm hoặc đang chuyển sang giải pháp chống vi-rút mới, thì công việc này sẽ không khó khăn với bạn. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp ngày càng phát triển đồng thời số lượng nhân viên ngày càng nhiều, bạn sẽ sớm nhận ra rằng những nhiệm vụ này không chỉ trở nên khó hơn. Có thể bạn đã nhận thấy rằng đội nhóm kỹ thuật của doanh nghiệp đang sa lầy vào việc chia sẻ tệp hoặc theo dõi các bản cập nhật phần mềm. Máy chủ có thể đơn giản hóa các quy trình đó và hơn thế nữa. Nó sẽ giúp việc quản lý một nhóm máy tính trên mạng của bạn trở nên dễ dàng hơn nhiều, và ở bất kỳ nơi nào có kết nối internet.

Đội ngũ nhân viên của bạn cần truy cập vào cùng một dữ liệu

Bất kỳ oanh nghiệp nào cũng cần có một vị trí lưu trữ dữ liệu trung tâm. Nó giúp mọi thứ có tổ chức hơn và cho phép các thành viên trong nhóm của bạn truy cập vào dữ liệu họ cần khi họ cần. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, có thể chọn lưu trữ đám mây để truy cập dữ liệu của bạn một cách linh hoạt và dễ dàng. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp phát triển lớn mạnh thì việc sử dụng máy chủ có bộ điều khiển miền có thể sẽ hợp lý hơn. Bộ điều khiển miền là một máy chủ đáp ứng các yêu cầu xác thực giúp đơn giản hóa quy trình quản lý quyền của người dùng cho doanh nghiệp của bạn. Nó có thể chạy phần mềm Windows Server, Active Directory cũng như các dịch vụ in và tập tin. Những thứ mà bạn có thể quản lý nhiều thiết bị dễ dàng hơn nhiều.

Bạn muốn tập trung quản lý an ninh mạng

Việc cài đặt phần mềm bảo mật cho từng thiết bị trong mạng của bạn có thể không phải là vấn đề lớn khi bạn chỉ có một vài nhân viên. Tuy nhiên, một khi doanh nghiệp phát triển và số lượng nhân viên ngày càng tăng thì khi thực hiện bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian. Máy chủ sẽ cho phép bạn triển khai các bản cập nhật bảo mật trên toàn mạng từ một máy duy nhất. Từ đó, bạn có thể chạy quét vi-rút, quản lý bộ lọc thư rác và cài đặt các chương trình trên mạng.  Điều đó làm cho việc quản lý an ninh mạng ít đòi hỏi khắt khe hơn rất nhiều, ngay cả khi bạn có nhiều thành viên hơn trong công ty của mình.

Bạn muốn tự động sao lưu

Bạn có thường xuyên sao lưu dữ liệu máy tính để bàn và máy tính xách tay của mình không? Rất có thể bạn sẽ không làm điều đó thường xuyên. Nếu bạn đã từng làm việc trên máy tính và quên nhấn nút lưu, bạn sẽ biết rằng bạn rất dễ bị mất tập trung khi đầu óc bận rộn. Hậu quả của việc mất dữ liệu và tốn thêm nhiều thời gian để cố gắng truy xuất dữ liệu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của bạn. Một máy chủ chuyên dụng có thể tự động hóa quá trình đó cho bạn.  Bạn có thể tự động sao lưu tất cả các máy tính của mình vào một trung tâm trung tâm và sao lưu máy chủ để có biện pháp bổ sung.  Giúp bạn giảm đáng kể thời gian ngừng hoạt động và giảm thiểu tác động của việc mất dữ liệu.

Các loại server phổ biến hiện nay

Máy chủ có nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng được thiết kế riêng cho các chức năng và ứng dụng cụ thể. Hiểu được môi loại máy chủ khác nhau là rất quan trọng để bạn lựa chọn đúng loại đáp ứng nhu cầu cụ thể của bạn. Dưới đây là các loại máy chủ chính dựa trên chức năng, cách sử dụng:

Web server là gì?

Máy chủ web là một trong những loại phổ biến nhất và được thiết kế để lưu trữ các trang web. Nó đáp ứng các yêu cầu HTTP từ trình duyệt web, cung cấp các trang web, hình ảnh, video và nội dung web khác. Phần mềm máy chủ web phổ biến bao gồm Apache, Nginx và Microsoft Internet Information Services (IIS). Web server

Mail server là gì?

Email Server có chức năng xử lý việc gửi, nhận và lưu trữ email. Chúng đảm bảo liên lạc qua email đáng tin cậy và bao gồm các tính năng như lọc thư rác và quét vi-rút. Các giải pháp máy chủ email nổi bật bao gồm Microsoft Exchange và Postfix. Mail server

Application server

Application server cung cấp môi trường để chạy các ứng dụng và dịch vụ phần mềm với mục đích nhằm xử lý logic ứng dụng và truy xuất dữ liệu. Ví dụ như máy chủ ứng dụng Java, máy chủ ứng dụng .NET và máy chủ Node.js.

Database server là gì?

Database server đảm bảo tính toàn vẹn cho dữ liệu, bảo mật và truy vấn hiệu quả. Chúng rất cần thiết cho các ứng dụng dựa trên lưu trữ dữ liệu có cấu trúc. Phần mềm máy chủ cơ sở dữ liệu phổ biến bao gồm MySQL , PostgreSQL và Microsoft SQL Server. Database server

DNS server

Máy chủ hệ thống tên miền (DNS) chuyển đổi tên miền mà người dùng có thể đọc được thành địa chỉ IP, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hướng trên Internet. Nó có một vai trò cần thiết trong cơ sở hạ tầng internet. Phần mềm máy chủ DNS phổ biến bao gồm BIND và Microsoft DNS.

Proxy server

Máy chủ proxy đóng vai trò trung gian giữa máy khách và máy chủ khác. Chúng có thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như lưu vào bộ nhớ đệm nội dung web, cân bằng tải và tăng cường bảo mật. Các loại proxy server phổ biến như máy chủ proxy ngược và máy chủ mạng phân phối nội dung (CDN). Proxy server

File server

Máy chủ tệp tin ( file server) được dành riêng để lưu trữ và chia sẻ tệp trong mạng. Chúng cung cấp khả năng lưu trữ tệp tập trung và kiểm soát quyền truy cập, giúp người dùng dễ dàng cộng tác và chia sẻ tài liệu. Ví dụ bao gồm Windows File Server và các thiết bị lưu trữ gắn mạng (NAS) .

Gaming server

Gaming server lưu trữ các trò chơi trực tuyến cho nhiều người chơi, cho phép người chơi kết nối, tương tác và cạnh tranh trong thế giới ảo. Gaming server yêu cầu độ trễ thấp và khả năng hiệu suất cao. Phần mềm máy chủ trò chơi sẽ khác nhau tùy theo tiêu đề và nền tảng trò chơi. Gaming server

Print server là gì?

Máy chủ in hay còn gọi là print server có chức năng nhằm quản lý các yêu cầu in từ máy khách đến máy in nối mạng. Chúng sẽ sắp xếp các lệnh in, xử lý việc quản lý máy in và đảm bảo quy trình in hiệu quả. Phần mềm máy chủ in thường được tích hợp vào các thiết bị máy in nối mạng.

Print server DHCP server là gì?

Các hệ thống máy tính phân bổ động địa chỉ IP cho máy khách được gọi là máy chủ giao thức cấu hình máy chủ động (DHCP). Bởi vì những máy chủ này có thể xử lý nhiều yêu cầu của khách hàng cùng một lúc nên chúng rất cần thiết cho việc quản trị mạng.

Một số câu hỏi thường gặp về server là gì?

Máy chủ khác gì với máy tính cá nhân (PC)

Mặc dù máy chủ khác và máy tính cá nhân đều có mục đích thiết kế riêng biệt nhưng các thành phần phần cứng cơ bản tạo nên sự tương đồng cơ bản giữa máy tính để bàn và máy chủ. Cả hai đều dựa vào các thành phần như bộ nhớ, bộ lưu trữ và thành phần mạng để thực hiện chức năng của mình. Tuy nhiên, máy tính để bàn thường có kiểu dáng nhỏ gọn phù hợp với từng cá nhân. Mặt khác, máy chủ có nhiều kiểu dáng khác nhau để đáp ứng các yêu cầu cơ sở hạ tầng đa dạng.

Máy tính của tôi có thể là máy chủ không?

Có, chương trình máy tính của bạn có thể được chuyển thành một máy chủ chuyên dụng. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng chương trình máy tính cá nhân của mình làm máy chủ vì nó không được thiết kế để sử dụng như một máy chủ và nó có thể kém tin cậy hơn.

Google có phải là máy chủ không?

Phải, Google là một máy chủ. Đó là một mạng lưới máy chủ lớn lưu trữ dữ liệu và phục vụ chúng cho những người dùng yêu cầu chúng qua internet. Bạn có thể coi Google như một máy chủ máy tính khổng lồ phục vụ dữ liệu cho người dùng trên toàn thế giới.

Cổng máy chủ là gì?

Cổng máy chủ là điểm cuối giao tiếp trên máy tính cho phép nó gửi và nhận dữ liệu từ các máy tính khác. Cổng máy chủ thường được máy chủ sử dụng để lắng nghe các yêu cầu dữ liệu đến. Ví dụ: cổng mặc định cho máy chủ web là cổng 80. Điều này có nghĩa là khi bạn gõ địa chỉ web vào trình duyệt, trình duyệt sẽ gửi yêu cầu tới cổng 80 trên máy chủ máy tính. Sau đó, máy chủ máy tính sẽ gửi dữ liệu được yêu cầu trở lại trình duyệt thông qua cổng 80. Trên đây là toàn bộ thông tin về server là gì và phân loại chức năng của các loại máy chủ phổ biến nhất hiện nay. Điều quan trọng là bạn phải biết nhu cầu của mình hiện đang là gì và ngân sách có thể chi trả là bao nhiêu để đưa ra được lựa chọn phù hợp nhất. MONA Host hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp hữu ích với bạn.  

Võ Nguyên Thoại

DDoS Là Gì? Cách Nhận Biết Và Phòng Tránh Cuộc Tấn Công DDoS
22 Tháng Sáu, 2024
DDoS Là Gì? Cách Nhận Biết Và Phòng Tránh Cuộc Tấn Công DDoS
Các cuộc tấn công DDoS và DoS khá là quen thuộc với những người sử dụng công nghệ thường xuyên. Nhưng với những bạn gặp phải tấn công DDoS này lần đầu tiên thì việc tìm giải pháp để giải quyết khá là bất cập mất nhiều thời gian. Vậy DDoS là gì? Cần làm gì khi bị tấn công DDoS. Cùng MONA Host tìm hiểu trong bài viết này nhé.

DoS là gì?

DoS là từ viết tắt của “Denial of Service” có nghĩa là từ chối dịch vụ. Tấn công từ chối dịch vụ DoS là cuộc tấn công nhằm làm sập máy chủ hoặc mạng, khiến người dùng khác không thể truy cập vào máy chủ và mạng đó. DoS là gì? Kẻ tấn công sẽ thực hiện điều này bằng cách “tuồn” ồ ạt traffic hoặc gửi thông tin kích hoạt sự cố đến máy chủ, hệ thống hoặc mạng mục tiêu, từ đó khiến người dùng hợp pháp (thành viên, chủ tài khoản) không thể truy cập được dịch vụ, tài nguyên họ mong đợi. Nạn nhân của tấn công DoS thường là các máy chủ web của các tổ chức cao cấp như ngân hàng, công ty truyền thông, doanh nghiệp thương mại, trang báo, mạng xã hội…

DDoS là gì?

DDos là viết tắt của Distributed Denial of Service, có nghĩa là tấn công từ chối dịch vụ phân tán và đây chính là phiên bản nâng cấp của DoS vì rất khó ngăn chặn. Hậu quả sau tấn công DDoS sẽ là sự sụp đổ của cả một hệ thống máy chủ trực tuyến. Phương thức tấn công của DDoS được thực hiện bằng cách tăng lượng truy cập trực tuyến từ nhiều nguồn tới máy chủ. Từ đó làm máy chủ cạn kiệt tài nguyên lẫn băng thông. DDoS là gì? DDoS không chỉ dùng một máy tính để tấn công mà còn lợi dụng hàng triệu máy tính khác cộng hưởng lại để tạo ra các “đợt sóng thần” traffic. Do được phân tán thành nhiều điểm truy cập có địa chỉ dải IP khác nhau nên DDoS mạnh hơn DoS rất nhiều. Vì vậy cũng rất khó để có thể nhận biết hoặc ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS.

Sự khác nhau giữa DoS và DDoS là gì?

Cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DoS) làm tràn ngập lưu lượng truy cập vào máy chủ, khiến trang web hoặc tài nguyên trở nên không khả dụng. Cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) là một dạng DoS sử dụng nhiều máy tính hoặc thiết bị để làm tràn ngập tài nguyên được nhắm mục tiêu. Cả hai loại tấn công này đều khiến máy chủ hoặc ứng dụng web quá tải, nhằm mục tiêu làm gián đoạn dịch vụ. Khi máy chủ phải xử lý nhiều gói giao thức điều khiển truyền (TCP) hoặc giao thức gói dữ liệu người dùng (UDP) hơn khả năng của nó, máy chủ có thể gặp sự cố, dữ liệu có thể bị hỏng và tài nguyên có thể bị định hướng sai hoặc thậm chí cạn kiệt, gây tê liệt hệ thống. Sự khác biệt chính giữa tấn công DoS và DDoS là DoS xuất phát từ một hệ thống duy nhất, trong khi DDoS liên quan đến nhiều hệ thống tấn công một hệ thống. Tuy nhiên, còn có các khác biệt khác liên quan đến tính chất hoặc khả năng phát hiện của chúng, bao gồm:
  • Dễ phát hiện/giảm thiểu: DoS xuất phát từ một nguồn duy nhất, nên dễ dàng phát hiện và ngăn chặn hơn bằng cách cắt đứt kết nối. Thậm chí, một tường lửa hiệu quả có thể làm điều này. Ngược lại, DDoS xuất phát từ nhiều địa điểm, che giấu nguồn gốc của nó, làm cho việc phát hiện trở nên khó khăn hơn.
  • Tốc độ tấn công: DDoS từ nhiều địa điểm có thể được triển khai nhanh hơn nhiều so với DoS từ một địa điểm duy nhất. Tốc độ tấn công tăng cao làm cho việc phát hiện trở nên khó khăn hơn và có thể gây ra nhiều thiệt hại hơn.
  • Lưu lượng truy cập: DDoS sử dụng nhiều máy từ xa, có thể gửi lượng lưu lượng lớn hơn nhiều từ nhiều địa điểm khác nhau, nhanh chóng làm quá tải máy chủ và khó bị phát hiện hơn.
  • Cách thức thực hiện: DDoS phối hợp nhiều máy chủ bị nhiễm phần mềm độc hại (bot), tạo ra một mạng botnet được quản lý bởi máy chủ ra lệnh và kiểm soát (C&C). Ngược lại, DoS thường sử dụng một tập lệnh hoặc công cụ từ một máy duy nhất.
  • Truy tìm nguồn gốc: Việc sử dụng botnet trong DDoS làm cho việc truy tìm nguồn gốc thực tế phức tạp hơn nhiều so với việc truy tìm nguồn gốc của DoS.
Bảng so sánh sự khác biệt giữa DoS và DDoS
So sánh DoS DDoS
Số lượng hệ thống xâm nhập tấn công Chỉ có một hệ thống nhắm mục tiêu và tấn công vào hệ thống nạn nhân Có nhiều hệ thống cùng tấn công vào hệ thống nạn nhân
Vị trí gửi gói dữ liệu PC bị nhắm mục tiêu được load từ dữ liệu được gửi từ một vị trí duy nhất PC bị nhắm mục tiêu được load từ dữ liệu được gửi ở nhiều vị trí khác nhau
Tốc độ tấn công Tốc độ tấn công chậm hơn DDoS Nhanh hơn DoS
Khả năng ngăn chặn tấn công Khả năng ngăn chặn tấn công Khó khăn hơn vì kẻ tấn công dùng nhiều thiết bị và từ nhiều vị trí khác nhau
Số lượng thiết bị tấn công Chỉ duy nhất một thiết bị Nhiều bot được sử dụng để tấn công đồng thời
Khả năng theo dõi tấn công Dễ theo dõi Khó theo dõi
Lưu lượng truy cập đến mạng nạn nhân Lưu lượng thấp hơn so với bị tấn công DDoS Lưu lượng lớn bị tấn công
Các loại tấn công Tấn công tràn bộ đệm, Teardrop Attack, ICMP flood hoặc Ping of Death Tấn công băng thông (Volumetric), khai thác lỗ hổng trong ứng dụng (Application Layer Attack), phân mảnh dữ liệu (Fragmentation Attack)

Nguyên nhân dẫn đến một cuộc tấn công DDos là gì?

Các cuộc tấn công DDoS nhằm mục đích làm chậm hoặc ngăn chặn hoàn toàn lưu lượng truy cập hợp pháp đến một trang web hoặc dịch vụ. Điều này có thể ngăn người dùng truy cập trang web, mua sản phẩm hoặc dịch vụ, xem video hoặc tương tác trên mạng xã hội. Khi tài nguyên không sẵn có hoặc hiệu suất bị giảm, hoạt động kinh doanh có thể bị đình trệ, nhân viên không thể truy cập email hoặc ứng dụng web, và công việc hàng ngày bị gián đoạn. Các cuộc tấn công DDoS có thể được thực hiện vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm:
  • Chủ nghĩa hack: Kẻ tấn công có thể nhằm vào các công ty hoặc trang web mà chúng có những bất đồng về triết lý hoặc ý thức hệ.
  • Chiến tranh mạng: Chính phủ có thể sử dụng các cuộc tấn công DDoS để làm suy yếu cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia đối địch.
  • Tống tiền: Kẻ tấn công có thể đe dọa thực hiện tấn công DDoS để đòi tiền chuộc từ các công ty.
  • Giải trí: Một số hacker tấn công DDoS chỉ để giải trí hoặc thử nghiệm kỹ năng tội phạm mạng của mình.
  • Cạnh tranh kinh doanh: Doanh nghiệp có thể tấn công DDoS đối thủ để đạt được lợi thế cạnh tranh.

Hậu quả của việc bị DoS và DoSS

Các cuộc tấn công DDoS là mối đe dọa lớn đối với các công ty thuộc mọi quy mô và ngành nghề. Những hậu quả của một cuộc tấn công thành công bao gồm: Hậu quả của việc bị DoS và DoSS
  • Tổn thất tài chính: Một cuộc tấn công DDoS có thể làm giảm năng suất, gây ra thời gian ngừng hoạt động, vi phạm các thỏa thuận dịch vụ (SLA) và tốn chi phí để giảm thiểu và phục hồi.
  • Gián đoạn hoạt động: Cuộc tấn công có thể khiến công ty không thể thực hiện các hoạt động cốt lõi hoặc làm khách hàng khó truy cập dịch vụ.
  • Thiệt hại về danh tiếng: Khi khách hàng không thể truy cập trang web của công ty, họ có thể chuyển sang đối thủ cạnh tranh hoặc mất niềm tin vào khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ của công ty.
Trong những năm gần đây, mối đe dọa từ các cuộc tấn công DDoS đã tăng lên đáng kể. Một phần nguyên nhân là do các công cụ tấn công DDoS ngày càng dễ dàng tiếp cận, khiến việc thực hiện các cuộc tấn công trở nên đơn giản hơn. Thêm vào đó, các mạng botnet ngày càng phổ biến và mạnh mẽ hơn, có thể thực hiện các cuộc tấn công lớn hơn và phức tạp hơn, đánh sập cả trang web hoặc toàn bộ mạng. Khi các cuộc tấn công DDoS ngày càng phổ biến và tinh vi, việc phòng chống và giảm thiểu chúng trở nên khó khăn và tốn kém hơn đối với các tổ chức.

Các kiểu tấn công DDoS thường gặp

Tấn công Từ chối Dịch vụ (DDoS) là một loại hình tấn công mạng nhằm làm quá tải hệ thống máy chủ hoặc mạng, khiến nó không thể đáp ứng các yêu cầu hợp pháp của người dùng. Dưới đây là một số kiểu tấn công DDoS phổ biến: Các kiểu tấn công DDoS

Tấn công SYN Flood

Kiểu tấn công khai thác điểm yếu trong chuỗi kết nối TCP hay còn được gọi là bắt tay ba chiều. Tấn công SYN Flood

Tấn công UDP Flood

Là một giao thức mạng không session mà khi bị tấn công, máy của bạn khi kiểm tra những ứng dụng thông qua những cổng ngẫu nhiên trên máy tính sẽ không tìm thấy được ứng dụng nào. Tấn công UDP Flood

Tấn công HTTP Flood

Đây là hình thức tấn công gần giống như POST hoặc GET hợp pháp và được khai thác bởi một Hacker. Có thể bắt máy chủ sử dụng nguồn lực tối đa với ít băng thông hơn so với những hình thức khác. Tấn công HTTP Flood

Tấn công Ping of Death

Đây là hình thức DDoS khá lỗi thời và giờ cũng không còn hiệu quả. Ping of Death được hoạt động bằng cách điều khiển các mã IP bằng cách gửi mã độc đến một hệ thống. Tấn công Ping of Death

Tấn công Smurf Attack

Tấn công Smurf Attack là một loại hình tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) nhằm làm quá tải mạng của nạn nhân bằng cách sử dụng các gói tin ICMP echo request được giả mạo. Kẻ tấn công sẽ gửi các gói tin này đến một số lượng lớn máy chủ khác, đồng thời giả mạo địa chỉ IP nguồn là địa chỉ IP của nạn nhân. Khi các máy chủ này nhận được gói tin, chúng sẽ tự động phản hồi bằng gói tin ICMP echo reply, dẫn đến việc tràn ngập mạng của nạn nhân với lượng lớn lưu lượng truy cập. Tấn công Smurf Attack

Tấn công HTTP GET

HTTP GET là một trong những phương pháp phổ biến nhất của HTTP, được sử dụng để yêu cầu dữ liệu từ máy chủ. Các yêu cầu HTTP GET có định dạng hợp pháp và được gửi qua các kết nối TCP bình thường, nên hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS) khó phát hiện. Tấn công HTTP GET Trong một cuộc tấn công HTTP GET, kẻ tấn công sử dụng mạng botnet để truy cập một số lượng lớn các trang web chứa nội dung tĩnh lớn như hình ảnh, tệp hoặc các phương tiện khác. Những tệp này được máy chủ trang web gửi mỗi lần, gây ra tình trạng quá tải theo thời gian. Kết quả là máy chủ không thể xử lý các yêu cầu hợp pháp, làm cho trang web hoặc ứng dụng trở nên không thể truy cập.

Tấn công Slowloris

Cho phép kẻ tấn công sử dụng nguồn lực tối thiểu trong cuộc tấn công và các mục tiêu trên máy chủ web, đây là kiểu tấn công này được sử dụng phổ biến trong các hình thức tấn công chính trị và rất khó để giảm thiểu ảnh hưởng.

Application Level Attack

Mục tiêu chính của loại tấn công này sẽ là những điểm yếu, lỗ hổng của ứng dụng chứ không phải máy chủ. Bằng phương thức gửi một lượng lớn yêu cầu đến ứng dụng web hoặc dịch vụ mạng, khiến cho nó không thể xử lý các yêu cầu hợp pháp. Application Level Attack

NTP Amplification

NTP Amplification: Chủ yếu khai thác các máy chủ NTP (Network Time Protocol) bằng việc sử dụng một giao thức nhằm đồng bộ thời gian mạng, làm tràn ngập lưu lượng UDP. Vì sử dụng băng thông khá lớn nên NTP Amplification có tính phá hoại lớn với volume cao.

Advanced Persistent DoS

Advanced Persistent DoS: Mục đích của hình thức tấn công này nhằm gây ra những thiệt hại quan trọng. Thời gian tấn công còn tùy thuộc vào khả năng của Hacker chuyển đổi các thủ thuật để qua mắt được an ninh mạng.

Zero-day DDos Attack

Một Zero-Day DDoS Attack (Tấn công DDoS Zero-Day) là một cuộc tấn công từ chối Dịch vụ (DDoS) được thực hiện bằng cách khai thác một lỗ hổng bảo mật chưa được biết đến trong hệ thống hoặc phần mềm. Điều này khiến các biện pháp phòng thủ an ninh mạng thông thường trở nên vô dụng vì các nhà cung cấp chưa có bản vá để khắc phục lỗ hổng. Zero-day DDos Attack

Cách để nhận biết các cuộc tấn công DDos là gì?

Dấu hiệu rõ ràng nhất của một cuộc tấn công DDoS là trang web hoặc dịch vụ đột nhiên trở nên chậm hoặc không thể truy cập. Tuy nhiên, vì sự gia tăng lưu lượng truy cập hợp pháp cũng có thể gây ra các vấn đề tương tự, nên cần phải điều tra thêm. Các công cụ phân tích lưu lượng truy cập có thể giúp bạn nhận biết các dấu hiệu của một cuộc tấn công DDoS: Cách để nhận biết các cuộc tấn công Dos và DDos là gì
  • Lượng lưu lượng truy cập đáng ngờ từ một địa chỉ IP hoặc dải IP cụ thể
  • Lưu lượng truy cập lớn từ người dùng có chung đặc điểm, chẳng hạn như cùng loại thiết bị, vị trí địa lý hoặc phiên bản trình duyệt
  • Sự gia tăng đột ngột số lượng yêu cầu đến một trang hoặc điểm cuối
  • Các mẫu lưu lượng truy cập kỳ lạ, chẳng hạn như tăng đột biến vào các giờ lẻ trong ngày hoặc có quy luật bất thường (ví dụ: tăng đột biến cứ sau 10 phút)
Ngoài ra, còn có những dấu hiệu cụ thể khác của các loại tấn công DDoS khác nhau.

Làm gì để tránh bị tấn công từ chối dịch vụ?

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công từ chối dịch vụ. Để tránh bị tấn công DDoS bạn có thể thực hiện các biện pháp sau: Làm gì để tránh bị tấn công từ chối dịch vụ

Sử dụng dịch vụ Hosting cao cấp, chất lượng

Sử dụng dịch vụ hosting cao cấp, chất lượng có thể giúp máy chủ của bạn ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS. Các nhà cung cấp hosting cao cấp thường cung cấp các máy chủ với cấu hình hoạt động mạnh mẽ hơn và các biện pháp bảo mật tiên tiến, giúp cải thiện đáng kể độ bảo mật và khả năng chống lại các cuộc tấn công. Sử dụng dịch vụ Hosting cao cấp, chất lượng tại MONA Host Hosting tại MONA Host là một trong những dịch vụ tích hợp công nghệ Anti DDoS toàn diện, giúp ngăn chặn tấn công DDoS hiệu quả và đảm bảo website luôn hoạt động ổn định. Dịch vụ Web Hosting sử dụng 100% ổ cứng NVMe U.2 cao cấp nhất cho doanh nghiệp, với tốc độ đọc ghi lên đến 6700MB/s – 4000MB/s. Hệ thống này hỗ trợ Redis caching, giúp tối ưu tốc độ truy xuất của website. Ngoài ra, dịch vụ còn cung cấp tính năng backup tự động hàng ngày và chứng chỉ SSL miễn phí.

Theo dõi lưu lượng truy cập vào website

Khi các tổ chức nhận biết một cuộc tấn công DDoS đang diễn ra, họ có thể thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ cơ sở hạ tầng của mình. Ban đầu, họ có thể ngăn các gói dữ liệu độc hại tiếp cận máy chủ bằng cách sử dụng "định tuyến rỗng", phương pháp này giúp giảm thiểu và chuyển hướng các yêu cầu từ mạng botnet. Trong một số trường hợp, tất cả lưu lượng truy cập có thể được chuyển hướng qua một "bộ lọc" để phân loại kỹ lưỡng các yêu cầu hợp pháp và loại bỏ những yêu cầu độc hại. Tuy nhiên, nhiều biện pháp an ninh mạng phụ thuộc vào băng thông có thể bị quá tải bởi các cuộc tấn công DDoS quy mô lớn.

Tạo định tuyến lỗ đen (Blackhole)

Trong trường hợp bị tấn công DDoS, cả lưu lượng truy cập hợp pháp và độc hại có thể bị chuyển vào một "tuyến rỗng" hoặc "lỗ đen" và bị loại khỏi mạng. Nếu một dịch vụ trực tuyến đang đối mặt với cuộc tấn công DDoS, nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) của họ có thể chuyển toàn bộ lưu lượng truy cập của trang web vào một "lỗ đen" như là biện pháp phòng thủ ban đầu. Khi thực hiện việc chuyển lưu lượng mạng vào "lỗ đen" mà không có tiêu chí hạn chế cụ thể, cả lưu lượng truy cập hợp pháp và độc hại đều bị loại bỏ khỏi mạng. Đối với những tổ chức không có biện pháp nào khác để ngăn chặn cuộc tấn công, phương pháp này thường được sử dụng. Tuy nhiên, nếu không được thực hiện cẩn thận, nó có thể làm gián đoạn lưu lượng truy cập hợp pháp vào mạng hoặc dịch vụ, và những kẻ tấn công có thể sử dụng các địa chỉ IP giả mạo và các phương thức tấn công khác để tiếp tục gây hại.

Sử dụng tường lửa ứng dụng Website (WAF)

Một phương pháp hiệu quả để chống lại các cuộc tấn công là sử dụng Tường lửa Ứng dụng Web (WAF). WAF có thể bảo vệ chống lại các cuộc tấn công như chèn SQL hoặc giả mạo yêu cầu trên nhiều trang web, bằng cách phát hiện và ngăn chặn các lỗ hổng trong ứng dụng. Các tường lửa tối ưu hóa cho DDoS cũng có thể xác định các kết nối không hoàn chỉnh và loại bỏ chúng khỏi hệ thống khi chúng vượt quá một ngưỡng nhất định. Bộ định tuyến có thể được cấu hình để giới hạn tốc độ, giúp ngăn máy chủ bị quá tải. Sử dụng tường lửa ứng dụng Website (WAF) Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng tạo ra các biện pháp giảm thiểu tùy chỉnh để chống lại các yêu cầu bất hợp pháp, chẳng hạn như các yêu cầu được ngụy trang thành lưu lượng truy cập hợp pháp hoặc đến từ các IP xấu. Trong nhiều trường hợp, có sự hỗ trợ chuyên môn để nghiên cứu các mô hình lưu lượng truy cập và thiết lập các biện pháp bảo vệ tùy chỉnh có thể rất hữu ích trong việc giảm thiểu các cuộc tấn công khi chúng xảy ra.

Chuẩn bị thêm băng thông dự phòng

Vì các cuộc tấn công DDoS hoạt động bằng cách làm quá tải hệ thống với lưu lượng truy cập lớn, cung cấp thêm băng thông (chẳng hạn như gói băng thông có khả năng bùng nổ) để xử lý các đợt tăng đột biến có thể là một biện pháp bảo vệ. Tuy nhiên, giải pháp này có thể rất tốn kém vì phần lớn băng thông có thể không được sử dụng thường xuyên. Hơn nữa, băng thông bổ sung không còn hiệu quả trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS như trước. Các cuộc tấn công hiện nay lớn hơn và tinh vi hơn, và không có lượng bandwidth nào có thể chịu được các cuộc tấn công vượt quá 1 Tbps mà không có các biện pháp giảm thiểu DDoS bổ sung. Dù vậy, việc cung cấp băng thông có khả năng bùng nổ có thể giúp giảm thiểu tác động của một cuộc tấn công, cung cấp thêm thời gian cần thiết để triển khai các biện pháp chống lại cuộc tấn công.

Giới hạn số lượng truy cập

Giới hạn số lượng yêu cầu mà máy chủ web xử lý trong một khoảng thời gian nhất định là một phương pháp hữu hiệu để giảm thiểu các cuộc tấn công DDoS. Mặc dù việc giới hạn tỉ lệ có thể làm chậm quá trình ăn cắp nội dung và giảm thiểu nỗ lực đăng nhập khả nghi, nhưng phương pháp này một mình có thể không đủ để đối phó hiệu quả với một cuộc tấn công DDoS phức tạp.

Sử dụng phương pháp Anycast Network Diffusion

Phương pháp sử dụng mạng Anycast phân tán lưu lượng tấn công đến các máy chủ khác nhau để lưu lượng có thể được tiếp nhận. Độ hiệu quả của mạng Anycast trong việc giảm thiểu một cuộc tấn công DDoS sẽ phụ thuộc vào quy mô của cuộc tấn công và quy mô cũng như hiệu quả của mạng lưới Anycast. Sử dụng phương pháp Anycast Network Diffusion

Cần làm gì khi bị tấn công DoS và DDoS?

Cho dù bạn có xác định đúng máy tính của mình đang bị tấn công DoS hoặc DDoS đi chăng nữa thì bạn cũng không thể xác định được nguồn đích của tấn công. Do đó, lúc này bạn cần liên hệ đến các chuyên gia kỹ thuật để được hỗ trợ kịp thời.
  • Nếu bạn không thể truy cập vào chính các file của mình hoặc vào bất cứ website mở rộng nào từ máy tính thì bạn nên liên hệ với người quản trị mạng mạng đó. Điều này có thể chỉ ra rằng máy tính của bạn hoặc mạng của tổ chức có đang bị tấn công hay không.
  • Nếu gặp những vấn đề xảy ra trên chính máy tính của mình, thì bạn hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ (ISP) để nhận lời khuyên và tìm biện pháp xử lý kịp thời.
  • Sử dụng Hosting bảo mật cao backup dữ liệu qua 3 lớp, xác thực OTP qua số điện thoại cũng là cách làm an toàn để phòng ngừa bị tấn công DoS hoặc DDoS.

Một số lỗ hổng sẽ bị lợi dụng để tấn công DDos

Một số lỗ hổng thường bị lợi dụng để tấn công DDoS phổ biến như: Một số lỗ hổng sẽ bị lợi dụng để tấn công DDos

Lỗ hổng Monoculture

Trong kinh tế, "monoculture" ám chỉ việc tập trung vào những gì tạo ra giá trị. Trong thực tế, chúng ta thường tự động hóa và sao chép các hệ thống. Trong thời đại đám mây và ảo hóa, các bộ phận IT thường tạo ra một lần và triển khai nhiều lần, dẫn đến tình trạng monoculture khi hàng chục hoặc hàng trăm phiên bản giống nhau tồn tại. Điều này làm cho các hacker nhắm mục tiêu vào những môi trường như vậy, khai thác lỗ hổng nhỏ để gây thiệt hại lớn. Một phần mềm độc hại nhỏ có thể tấn công nhiều hệ thống lớn.

Lỗ hổng Technical debt

Khi triển khai các chiến lược hoạt động kinh doanh mới, các công ty chủ quan bỏ qua một số bước quan trọng. Điều này có thể áp dụng cho phần mềm, triển khai đám mây hoặc máy chủ web mới. Ngành công nghiệp IT đã xác định các bước quan trọng mà tổ chức cần tuân theo để tạo ra phần mềm và dịch vụ an toàn. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian và tiền bạc, nhiều tổ chức bỏ qua những bước này, dẫn đến việc tích lũy "nợ kỹ thuật". Nếu không giải quyết nợ kỹ thuật bằng cách sửa chữa phần mềm, cấu hình hoặc cải thiện bảo mật dịch vụ, các tổ chức sẽ phải đối mặt với hậu quả, trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng. Ví dụ, các thiết bị IoT thường có khả năng kết nối mạnh mẽ nhưng thiếu mật khẩu mặc định, khiến hacker dễ dàng biến chúng thành botnet. Người dùng cuối cùng là những người phải gánh chịu hậu quả của nợ kỹ thuật này.

Lỗ hổng Độ phức tạp (Complexity)

Hệ thống có độ phức tạp cao thường khó quản lý và theo dõi, đặc biệt khi được xây dựng vội vã và thiếu cẩn thận. Mặc dù sự tinh vi là cần thiết, khi xây dựng nhiều hệ thống liên kết với nhau, độ phức tạp này có thể khiến chúng ta mất quyền kiểm soát thông tin. Lỗi xảy ra thường xuyên và có thể dẫn đến các lỗi phần mềm, đặc biệt khi kết nối với các đám mây khác, gây lan rộng lỗi. Độ phức tạp tạo điều kiện cho hacker tận dụng lỗ hổng và sự không rõ ràng trong cấu trúc để xâm nhập và gây thiệt hại, đặc biệt nguy hiểm khi hệ thống quan trọng như hạ tầng mạng hoặc dịch vụ của doanh nghiệp trở nên không thể sử dụng. Để đối phó, các tổ chức cần đảm bảo hệ thống của họ được thiết kế đơn giản, dễ quản lý và có kiến trúc rõ ràng, thực hiện kiểm tra bảo mật định kỳ và cập nhật các biện pháp bảo mật mới nhất để giảm nguy cơ tấn công DDoS. Tấn công từ chối dịch vụ không chỉ để lại hậu quả xấu cho website mà còn gây ảnh hưởng nặng nề đến việc kinh doanh, lợi nhuận và uy tín của công ty doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên mang thông tin hữu ích đến bạn, giúp bạn hiểu được DDoS là gì, phân biệt được Dos và DDoS cũng như các cách để nhận biết và phòng tránh bị tấn công từ chối dịch vụ.  

Võ Nguyên Thoại

Dịch vụ chống quay video MONA DRM
21 Tháng Sáu, 2024
Giải Pháp MONA DRM Chặn Quay Màn Hình Video
Bảo vệ video trực tuyến khỏi việc sao chép trái phép đang trở thành thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp và các nhà sáng tạo nội dung. Dịch vụ chống quay video MONA DRM ra đời nhằm giải quyết vấn đề này một cách triệt để. Với công nghệ chặn quay màn hình video tiên tiến, MONA DRM giúp bảo vệ nội dung của bạn an toàn trước mọi hình thức quay chụp bất hợp pháp. Cùng MONA Host khám phá phần mềm chặn quay màn hình video nhé.

Tại sao cần sử dụng dịch vụ chống quay màn hình video?

Thực trạng download video trái phép từ lâu đã trở thành một vấn nạn nhức nhối trong cộng đồng người dùng kinh doanh trực tuyến, đặc biệt đối với các doanh nghiệp, giảng viên đang kinh doanh mô hình e-learning. Bằng cách sử dụng nhiều hình thức khác nhau, kẻ gian “tự ý” quay chụp màn hình video, chia sẻ tràn lan trên mạng mà không hề có sự cho phép từ người sở hữu. Nội dung video càng có giá trị chuyên sâu, càng dễ rơi vào “tầm ngắm” của kẻ xấu. Tại sao cần sử dụng dịch vụ chống quay màn hình video? Do đó, việc áp dụng phần mềm chặn quay màn hình video sẽ là ưu tiên hàng đầu giúp ngăn chặn các hành vi sao chép hình ảnh trái phép. Một hệ thống chống quay màn hình video chất lượng sẽ dễ dàng vô hiệu hóa mọi nỗ lực quay lén từ kẻ gian, bảo vệ quyền lợi tối đa cho người sáng tạo nội dung. Và DRM hiện đang là một trong số những giải pháp chống quay chụp màn hình ưu việt, được nhiều doanh nghiệp sử dụng phổ biến. Với các tính năng tiên tiến, DRM đang dần khẳng định vị thế hàng đầu trong số các lựa chọn chống sao chép hình ảnh video hiện nay.

MONA DRM - Giải pháp chống quay màn hình video đầu tiên tại Việt Nam

Có thể nói, hệ thống MONA DRM do chính MONA Host nghiên cứu và phát triển là một giải pháp chặn quay màn hình video đầu tiên tại Việt Nam. Đây là công nghệ hoàn hảo giúp bạn tạo nên lớp “phòng thủ” vững chắc bảo vệ chất xám, bảo vệ giá trị nội dung video mà chính bạn tạo ra. Không chỉ vậy, MONA DRM còn cung cấp giao diện trực quan, thân thiện, dễ thao tác và đặc biệt là dành riêng cho người Việt sử dụng. MONA DRM giải pháp chống quay màn hình video Tất nhiên, tất cả những tính năng tiên tiến nhất đều được tích hợp đầy đủ trên MONA DRM. Và chúng tôi tự tin khẳng định rằng: “Netflix chống tới đâu, MONA Host chống tới đó!”. Công nghệ của MONA DRM không chỉ giúp ngăn chặn mọi hành vi quay, chụp màn hình mà còn chống download video lên đến 99% với 3 bước bảo vệ tuyệt đối:
  • Bước 1: Mã hóa nội dung video, chỉ cho phép những người được ủy quyền mới có thể truy cập.
  • Bước 2: Quản lý quyền người dùng, ngăn chặn mọi nỗ lực sao chép nội dung dù cố ý hay vô ý.
  • Bước 3: Theo dõi và báo cáo, giúp bạn kiểm soát cách người dùng sử dụng nội dung sau khi phân phối.

Các tính năng có trên dịch vụ chống quay màn hình video MONA DRM

MONA DRM đem lại giải pháp giúp bảo vệ nội dung trực tuyến khỏi việc sao chép không đúng quy định và vi phạm bản quyền. Với các tính năng được tích hợp tạo nên “hàng rào phòng ngự” chặt chẽ, MONA DRM cam kết tạo ra một môi trường trực tuyến an toàn và bảo mật cho cả tổ chức và cá nhân.

MONA DRM chặn quay màn hình video gán token, re-check và tích hợp AI

Hệ thống MONA DRM gán công nghệ độc quyền vào video để ngăn chặn việc download trái phép. Ngay cả khi người dùng cố tình hoặc vô ý, họ cũng không thể tải xuống video mà không có mật mã đúng. Nếu có nhiều lần yêu cầu tải xuống, AI sẽ phân tích hành vi và tự động tắt quyền truy cập. Gán token, re-check và tích hợp AI

Hiển thị Dynamic Watermark

MONA DRM sử dụng watermark động, tùy chỉnh video với dữ liệu người dùng để xác định nguồn gốc khi video bị rò rỉ. Tính năng này giúp thu thập bằng chứng để thực hiện các biện pháp pháp lý như kiện về quyền sở hữu trí tuệ hoặc yêu cầu DMCA với Google. Điều này đảm bảo video của bạn vẫn được bảo vệ ngay cả khi bị tải xuống.

MONA DRM chặn quay màn hình video hiển thị “FBI warning”

Khi người dùng cố tình quay video lậu bằng công cụ hoặc phần mềm quay video, màn hình sẽ hiển thị “Cảnh Báo”. Điều này khiến người dùng chỉ quay được màn hình “Cảnh Báo” mà không thể quay được nội dung video thực tế, ngăn chặn hành vi quay lén hiệu quả.

Mã hóa video

Giải pháp server chặn quay màn hình video MONA DRM cung cấp nhiều lớp bảo mật mã hóa cho video. Mã hóa SSL đảm bảo an toàn trực tuyến, mã hóa DRM bảo vệ nội dung chất lượng cao, mã hóa code giữ bí mật ứng dụng và website, mã hóa trăm mảnh đối phó với tấn công phức tạp và mã hóa player đảm bảo trải nghiệm người dùng an toàn. Công nghệ MONA DRM mã hóa video

Công nghệ bảo mật Widevine và Fairplay

Hệ thống DRM của MONA Host hoạt động với cơ chế đăng ký bản quyền với phần cứng như Widevine (nền tảng DRM của Android). Khi đăng ký DRM, chính nền tảng đó sẽ chặn quay màn hình video hoặc chụp màn hình từ thiết bị phần cứng, ngăn chặn hành vi quay lén và bảo vệ nội dung hiệu quả.

Tương thích với mọi nền tảng

MONA DRM nổi bật với khả năng tương thích rộng rãi trên đa nền tảng, đa trình duyệt, đa thiết bị, đa hệ điều hành. Điều này đảm bảo nội dung số của bạn được bảo vệ một cách toàn diện và tối ưu nhất. Đồng thời thời gian thiết lập và cài đặt hệ thống cũng sẽ được tiết kiệm đáng kể.

Bảng giá dịch vụ chống quay video MONA DRM

Hệ thống chống quay màn hình video MONA DRM là giải pháp nhanh chóng nhất để bảo vệ nội dung trí tuệ của bạn, với các tiêu chí "Tiện lợi – An toàn – Hiệu quả nhất". Dưới đây là bảng giá các gói server chặn quay màn hình video tại MONA Host, được điều chỉnh theo số lượng lượt xem và lượt đăng ký. Bảng giá dịch vụ chống quay video MONA DRM Với các tính năng vượt trội, MONA Host tự tin cung cấp hai gói dịch vụ chống quay màn hình video với chất lượng hàng đầu thị trường hiện nay, đảm bảo tính bảo mật và an toàn cho doanh nghiệp của bạn. Hãy để MONA Host tạo lớp bảo vệ toàn diện cho website của bạn.

MONA DRM sở hữu ưu thế vượt trội hơn các DRM nước ngoài

Khi sử dụng công nghệ DRM do MONA Host nghiên cứu và phát triển, bên cạnh chức năng chặn quay màn hình video, người dùng sẽ được trải nghiệm những đặc quyền ưu việt mà ngay cả nhiều đơn vị nước ngoài cũng khó có thể đáp ứng:
Tiêu chí MONA DRM DRM nước ngoài
Hệ thống
  • Được tích hợp trực tiếp trên các trình duyệt và hệ điều hành, giúp người dùng tiết kiệm thời gian cài đặt.
  • Không được tích hợp sẵn vào trình duyệt hay hệ điều hành, người dùng cần tự thiết lập.
Giao diện
  • Giao diện hoàn toàn bằng tiếng Việt.
  • Có chuyên viên hỗ trợ tư vấn, triển khai, tích hợp vào website hay ứng dụng hiện tại.
  • Giao diện bằng tiếng Anh.
  • Yêu cầu người dùng tự làm việc với nhiều bên để hoàn thiện việc tích hợp DRM vào website.
Chi phí
  • Chi phí minh bạch, không có chi phí ẩn.
  • Người dùng có thể lựa chọn gói dịch vụ dựa trên số lượng video upload và số lượt xem, tối ưu hóa chi phí theo nhu cầu.
  • Chi phí thường cao không cố định hàng tháng.
  • Chi phí phụ thuộc vào số lượng video upload, số người xem, và băng thông sử dụng
So với các DRM nước ngoài, MONA DRM là giải pháp chống quay màn hình video toàn diện hơn với giao diện thân thiện, giá thành hợp lý cùng khả năng sử dụng trên đa nền tảng. Nếu bạn là giảng viên hay doanh nghiệp đang kinh doanh bằng việc bán những khóa học của mình, thay vì bỏ ra một số tiền lớn cho DRM nước ngoài, MONA DRM sẽ là lựa chọn tối ưu hơn về mọi mặt. MONA DRM sở hữu ưu thế vượt trội hơn các DRM nước ngoài Sử dụng MONA DRM là giải pháp tối ưu giúp bạn ngăn chặn triệt để các hành động quay chụp màn hình video trái phép từ kẻ gian. Đặc biệt đối với giảng viên hoặc doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực e-learning, MONA DRM chính là sản phẩm không thể thiếu để bảo vệ chất xám, bảo vệ nguồn doanh thu của bạn. Hãy liên hệ ngay HOTLINE 1900 636 648 để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn chi tiết nhất từ đội ngũ của MONA Host.  

MONA.Host

This site can’t be reached là gì? Cách khắc phụ lỗi nhanh chóng
21 Tháng Sáu, 2024
Cách Khắc Phục This Site Can’t Be Reached Error Nhanh Chóng
Lỗi “This site can’t be reached” hay “Không thể truy cập trang web này” là sự cố máy tính thường xuyên xảy làm cho người dùng không thể truy cập website đó. Đây là một lỗi khá phổ biến, khiến cho trải nghiệm của người dùng gặp nhiều khó khăn, bất tiện. Để cải thiện tình trạng này, MONA Host sẽ chia sẻ với người dùng cách khắc phục lỗi không vào được trang web một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Lỗi this site can’t be reached là gì?

Khi trình duyệt của bạn thông báo “This site can’t be reached”, hay trang web không thể truy cập được, đây là lỗi rất phổ biến khi người dùng sử dụng trình duyệt web. Lỗi này có thể do dữ liệu bị lỗi hoặc không thể truy cập được vào máy chủ. Lỗi this site can’t be reached là gì?

Nguyên nhân vì sao máy tính báo lỗi “không thể truy cập trang web này”

Lỗi “this site can’t be reached” thường xảy ra khi người dùng cố gắng truy cập một trang web nhưng trình duyệt không thể thiết lập kết nối với máy chủ của trang web. Có thể có một số nguyên nhân khiến lỗi này xảy ra, bao gồm: Nguyên nhân vì sao máy tính báo lỗi “không thể truy cập trang web
  • Sự cố DNS: Hệ thống tên miền (DNS) chuyển tên trang web thành địa chỉ IP. Nếu có vấn đề với cài đặt máy chủ DNS, trình duyệt có thể không giải quyết được địa chỉ IP của trang web dẫn đến lỗi.
  • Bảo trì máy chủ hoặc trang web: Các trang web thỉnh thoảng ngừng hoạt động để bảo trì hoặc cập nhật. Trong thời gian này, máy chủ có thể không phản hồi các yêu cầu dẫn đến lỗi.
  • Sự cố kết nối mạng: Nếu có vấn đề với kết nối internet hoặc mạng cục bộ của người dùng, trình duyệt có thể không thiết lập được kết nối với máy chủ của trang web.
  • Tường lửa hoặc phần mềm chống vi-rút: Trong một số trường hợp, cài đặt tường lửa hoặc chống vi-rút có thể chặn kết nối đến một trang web cụ thể, dẫn đến lỗi.
  • Bộ đệm hoặc cookie của trình duyệt: Bộ nhớ đệm hoặc cookie tích lũy trong trình duyệt bị hỏng có thể cản trở kết nối đến máy chủ của trang web, dẫn đến lỗi.
  • Cấu hình sai máy chủ: Nếu máy chủ của trang web bị định cấu hình sai, nó có thể không phản hồi đúng các yêu cầu đến, gây ra lỗi.

Cách fix lỗi this site can’t be reached nhanh chóng, hiệu quả

Trình duyệt web là một trong những công cụ quan trọng và được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Người dùng thường xuyên sử dụng nó để tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ hay đơn thuần là phục vụ cho mục đích giải trí, thư giãn như nghe nhạc, xem phim. Tuy nhiên, tình trạng không thể truy cập trang web đôi khi gây ra những gián đoạn không mong muốn cho trải nghiệm của người dùng. Nếu vấn đề này xảy ra thường xuyên và liên tục, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục sau để đảm bảo có được trải nghiệm lướt web tốt nhất.

Kiểm tra đường truyền mạng (Wifi, 3G, 4G)

Kiểm tra đường truyền Internet là một trong những biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng máy tính gặp lỗi không thể truy cập trang web. Đường truyền chậm, không ổn định hoặc mất kết nối chính là nguyên nhân chính gây ra vấn đề này. Kiểm tra đường truyền mạng Người dùng nên đảm bảo rằng kết nối mạng của mình đủ mạnh và ổn định. Trường hợp đã kiểm tra kết nối và tiến hành các biện pháp khắc phục cơ bản mà việc truy cập trang web vẫn thất bại thì người dùng sẽ tiến hành xem xét đến các nguyên nhân khác.

Khởi động lại thiết bị Router

Router là thiết bị quản lý và phân phối các gói dữ liệu trong cùng một hệ thống mạng. Khi thiết bị này gặp phải sự cố hoặc rơi vào trạng thái hoạt động không ổn định thì máy tính rất dễ mắc lỗi không vào được được website. Do đó, muốn khắc phục tình trạng này, người dùng chỉ cần ngắt điện thiết bị để khởi động lại Router.

Xóa dữ liệu bộ nhớ (Cache và Cookie) trên trình duyệt

Bộ nhớ Cache và Cookie bị lỗi có thể là nguyên gây ra tình trạng không vào được trang Web. Vì thế, người dùng nên thường xuyên xóa dữ liệu bộ nhớ của trình duyệt để đảm bảo vấn đề này không xảy ra. Xóa dữ liệu bộ nhớ (Cache và Cookie) Dữ liệu duyệt web trên trình duyệt bị quá tải có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất hoạt động. Nếu như bạn muốn xóa bộ nhớ Cache và Cookie thì có thể thực hiện theo các bước sau:
  • Bước 1: Khởi chạy trình duyệt web.
  • Bước 2: Điều hướng đến trang More tools (Công cụ khác) => Clear browsing data (Xóa dữ liệu duyệt…).
  • Bước 3: Vào Advanced (Nâng cao) => chọn Cache and Cookies files (Cookie và các dữ liệu khác của trang web) để xóa bộ nhữ.

Vô hiệu hóa chức năng bảo mật của hệ thống tường lửa

Hệ thống tường lửa có chức năng vô cùng quan trọng trong bảo mật, giúp kiểm soát lưu lượng mạng đến và đi từ máy tính của người dùng. Tuy nhiên, đôi khi tường lửa cũng chính là nguyên nhân khiến cho thiết bị của bạn gặp khó khăn trong việc truy cập trang web. Nhất là khi nó phát hiện một website không đảm bảo an toàn về yếu tố bảo mật. Nếu người dùng gặp phải tình trạng không thể truy cập trình duyệt, hãy vô hiệu hóa tường lửa tạm thời để tiến hành kiểm tra. Nếu sau khi tắt tính năng bảo mật này, bạn có thể truy cập trang web bình thường thì khả năng cao là do hệ thống tường lửa gây ra. Tuy nhiên, vô hiệu hóa tường lửa chỉ là một biện pháp tạm thời. Việc tắt tường lửa sẽ khiến cho thiết bị của bạn không còn được bảo mật và dễ bị tấn công từ các nguồn dữ liệu mạng. Tốt nhất, sau khi đã xác định được lý do không vào được trang Web, người dùng nên bật lại hệ thống tường lửa và tìm cách chỉnh sửa cấu hình sao cho tính năng này không còn cản trở việc truy cập website mục tiêu nữa.

Kiểm tra phần mềm chống virus

Phần mềm chống virus có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thiết bị khỏi những nguồn dữ liệu độc hại. Chính vì vậy, nếu như phần mềm hoạt động không hiệu quả, máy tính của người dùng bị tấn công bởi virus thì các chương trình web sẽ rất dễ bị lỗi và dừng hoạt động. Điều này khiến cho việc truy cập website bị gián đoạn và thất bại. Do đó, người dùng cần kiểm tra hệ phần mềm chống virus thường xuyên để đảm bảo thiết bị máy tính luôn được an toàn và có hiệu suất hoạt động ổn định.

Sử dụng Command Prompt để xác định lỗi và khắc phục

Để xác định lỗi và khắc phục tình trạng không truy cập được vào trình duyệt web thì người dùng có thể sử dụng Command Prompt. Đây là một công cụ cho phép người dùng nhập lệnh để mở các tác vụ trên máy tính. Sử dụng các dòng lệnh để chỉnh sửa các thiết lập mạng cơ bản sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện sự cố. Sử dụng Command Prompt để xác định lỗi và khắc phục this site can’t be reached Thao tác sử dụng Command Prompt để khắc phục lỗi:
  • Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để khởi chạy hộp thoại Run => Nhập CMD => OK.
  • Bước 2: Nhập lệnh “netsh winsock reset” => Enter.
  • Bước 3: Khởi động lại thiết bị và thử truy cập lại vào trang web để kiểm tra lỗi đã được khắc phục hay chưa.

Chuyển sang DNS khác như OpenDNS hoặc Google DNS

Nếu như đã sử dụng Command Prompt mà tình trạng không vào được trang Web vẫn xảy ra thì người dùng hãy thử thay đổi DNS server. Thao tác thực hiện như sau:
  • Bước 1: Click chuột phải tại biểu tượng kết nối mạng trên thanh Taskbar.
  • Bước 2: Chọn Open Network and Internet Settings => Network and Sharing Center.
  • Bước 3: Tại Connections, ấn chọn vào loại mạng đang kết nối. Khi hộp thoại mới xuất hiện => chọn Properties.
  • Bước 4: Click Internet Protocol Version 4 (TCP/IP) => chọn Properties.
  • Bước 5: Chọn Use the following DNS server addresses để nhập địa chỉ DNS mới.
    • OpenDNS: 208.67.222.222 (Preferred DNS Server) & 208.67.220.220 (Preferred DNS Server)
    • Google DNS: 8.8.8.8 (Preferred DNS Server) & 8.8.4.4 (Alternate DNS Server).
  • Bước 6: Click chọn Validate settings upon exit => OK.

Kiểm tra cấu hình Proxy trên máy

Proxy là một máy chủ trung gian giữa người dùng và các máy chủ trên Internet. Nguyên lý hoạt động của nó là nhận yêu cầu từ người dùng và gửi yêu cầu này đến máy chủ cuối cùng. Vì thế, khi Proxy bị lỗi thì yêu cầu truy cập của người sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng không thể truy cập vào trang web. Để khắc phục sự cố này, thì người dùng cần kiểm tra và cài đặt lại cấu hình Proxy trên máy tính. Các bước thực hiện như sau:
  • Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để khởi chạy cửa sổ Run.
  • Bước 2: Khởi chạy hộp thoại Internet Properties bằng cách nhập lệnh inetcpl.cpl vào cửa sổ Run.
  • Bước 3: Chọn Connections => LAN Settings.
  • Bước 4: Bỏ tích “Use a Proxy Server for your LAN”, đồng thời tích chọn “Automatically Detect Settings”.
Kích hoạt chức năng Automatically Detect Settings this site can’t be reached

Hướng dẫn thiết lập Proxy cho trình duyệt Chrome

Để khắc phục tình trạng không vào được trang Web, bên cạnh việc cài đặt cấu hình Proxy trên máy thì người dùng cũng có thể thực hiện thiết lập Proxy cho trình duyệt Chrome. Thao tác như sau:
  • Bước 1: Nhập địa chỉ chrome://settings/ để mở cửa sổ cài đặt Chrome.
  • Bước 2: Chọn Advanced => chọn System => click “Open your computer’s proxy setting”.
  • Bước 3: Chọn Connections => LAN Settings.
  • Bước 4: Bỏ tích “Use a proxy server for your LAN” => OK.
Kiểm tra cấu hình Proxy trên máy

Vô hiệu hóa giao thức Experimental Quic Protocol để fix this site can't be reached 

Experimental Quic Protocol là một chương trình đang được Google Chrome chạy thử nghiệm. Chính vì vậy, đây có thể là nguyên nhân dẫn đến sự cố không truy cập thành công vào website. Để khắc phục, người dùng có thể thực hiện các thao tác sau để vô hiệu hóa giao thức Experimental Quic Protocol.
  • Bước 1: Truy cập chrome://flags/.
  • Bước 2: Click chọn “Experimental QUIC Protocol” để đổi trạng thái chương trình từ Default sang Disabled.
  • Bước 3: Ấn chọn “Relaunch Now” để thay đổi.

Sử dụng tính năng Windows Network Troubleshooter

Nếu như máy tính báo lỗi không vào được trang Web, người dùng có thể sử dụng tính năng Windows Network Troubleshooter để tìm và khắc phục tình trạng này:
  • Bước 1: Click chuột phải chịu biểu tượng mạng trên thanh Taskbar => chọn Troubleshoot problems.
  • Bước 2: Công cụ sẽ tự động tìm lỗi và thông báo đến người dùng khi phát hiện sự cố.
  • Bước 3: Nếu màn hình hiển thị thông báo lỗi DHCP is not enabled for “Wireless Network Connection”, người dùng ấn chọn Next => Try This Repairs as an Administrator => Apply this Fix.
  • Bước 4: Khởi động lại máy tính và kiểm tra lỗi đã được khắc phục hay chưa.

Kích hoạt chức năng Automatically Detect Settings fix this site can't be reached 

Automatically Detect Settings là một chức năng tự động phát hiện các thiết lập. Người dùng nên kích hoạt tính năng này để máy tính kiểm tìm và khắc phục các lỗi liên quan đến sự cố truy cập trang web thất bại.
  • Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run => nhập lệnh inetcpl.cpl => nhấn OK.
  • Bước 2: Xuất hiện cửa sổ Internet Properties => chọn tab Connections => click LAN Settings.
  • Bước 3: Bỏ tích Use a Proxy Server for your LAN và tích chọn Automatically Detect Settings => nhấn OK.

Cài đặt lại/update trình duyệt Chrome fix this site can't be reached 

Trong quá trình sử dụng trình duyệt Chrome, đôi khi người dùng đã cài đặt nhầm hoặc nhấn lộn phím lệnh nào đó khiến cho máy tính không vào được trang Web. Một trong những cách sửa lỗi này nhanh chóng nhất đó chính là cài đặt lại hoặc nâng cấp trình duyệt Chrome. Thao tác cài đặt lại:
  • Bước 1: Truy cập địa chỉ cài đặt Chrome “chrome://settings”.
  • Bước 2: Chọn “Nâng cao” => “Khôi phục cài đặt về mặc định ban đầu”.
  • Bước 3: Click “Đặt lại các cài đặt tùy chọn”.
Thao tác nâng cấp trình duyệt:
  • Bước 1: Truy cập trình duyệt => Chọn biểu tượng 3 chấm đọc.
  • Bước 2: Chọn Trợ giúp => Chọn Giới thiệu về Google Chrome.
  • Bước 3: Chờ vài giây để Chrome kiểm tra và cập nhật phiên bản mới (nếu có).
  • Bước 4: Ấn chọn Chạy lại để tiến hành nâng cấp trình duyệt.
Bài viết trên đây là cách khắc phục lỗi this site can’t be reached mà MONA Host muốn chia sẻ với người dùng. Hy vọng những kiến thức hữu ích này sẽ giúp bạn giải quyết các sự cố liên quan truy cập một cách nhanh chóng và có được những trải nghiệm lướt web mượt mà nhất!  

MONA.Host

500 Internal Server Error Là Lỗi Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
21 Tháng Sáu, 2024
500 Internal Server Error Là Lỗi Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Lỗi 500 Internal Server Error là một sự cố phổ biến và khó chịu cho thấy đã xảy ra lỗi ở phía máy chủ. Khi truy cập một trang web bạn không truy cập được và hiện ra một thông báo tổng quát cho biết đã xảy ra sự cố trên máy chủ web nhưng máy chủ không thể chỉ định chính xác vấn đề là gì. Trong bài viết này, MONA Host sẽ phân tích về  500 internal server error, nguyên nhân phổ biến và giải pháp khắc phục lỗi 500 internal server error.

Lỗi 500 Internal Server Error là gì?

Lỗi máy chủ nội bộ 500, hay còn gọi là lỗi HTTP 500, là một thông báo lỗi bạn có thể gặp phải khi truy cập trang web. Lỗi này xảy ra khi máy chủ web gặp sự cố trong việc xử lý yêu cầu của bạn. Lỗi 500 Internal Server Error là gì? Hiểu theo cách đơn giản hơn thì 500 Internal Server Error chính là lỗi website đang gặp sự cố, chẳng hạn như có quá nhiều lượt truy cập trang web cùng một lúc, file .htaccess bị lỗi hay thậm chí là Server không thể xác định vấn đề một cách chính xác. Lỗi 500 Internal Server Error được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau dưới các dạng như:
  • 500 Server Error
  • Error Code: 500
  • Temporary Error (500)
  • HTTP Error 500
  • 500 Internal Server Error
  • HTTP 500
  • 500 Website Error
  • 500 Application Error
  • Temporary Error (500)
  • 500 Program Exception
  • The page isn’t working
Mặc dù thông báo lỗi 500 có nhiều biến thể nhưng tất cả lý do đều thông báo lỗi do sự cố máy chủ khác nhau.

Những lỗi HTTP Error 500 thường xảy ra.

Vì Lỗi Máy chủ Nội bộ 500 được tạo ra bởi trang web bạn đang truy cập nên bạn có thể thấy lỗi này trong bất kỳ trình duyệt nào trong bất kỳ hệ điều hành nào, ngay cả trên điện thoại thông minh của bạn. Khi liên quan đến Windows Update, nó sẽ xuất hiện dưới dạng thông báo WU_E_PT_HTTP_STATUS_SERVER_ERROR hoặc lỗi 0x8024401F .Nếu trang web báo lỗi 500 đang chạy Microsoft IIS, bạn có thể nhận được thông báo cụ thể hơn như:
Mã lỗi Chi tiết
500,0 Đã xảy ra lỗi mô-đun hoặc ISAPI.
500,11 Ứng dụng đang tắt trên máy chủ web.
500,12 Ứng dụng đang bận khởi động lại trên máy chủ web.
500,13 Máy chủ web quá bận.
500,15 Không được phép yêu cầu trực tiếp Global.asax.
500,19 Dữ liệu cấu hình không hợp lệ.
500,21 Mô-đun không được công nhận.
500,22 Cấu hình ASP.NET httpModules không áp dụng ở chế độ Managed Pipeline mode.
500,23 Cấu hình ASP.NET httpHandlers không áp dụng ở chế độ Managed Pipeline mode.
500,24 Cấu hình mạo danh ASP.NET không áp dụng ở chế độ Managed Pipeline mode.
500,50 Đã xảy ra lỗi ghi lại trong quá trình xử lý thông báo RQ_BEGIN_REQUEST. Đã xảy ra lỗi thực thi quy tắc gửi đến hoặc cấu hình.
500,51 Đã xảy ra lỗi ghi lại trong quá trình xử lý thông báo GL_PRE_BEGIN_REQUEST. Đã xảy ra lỗi thực thi quy tắc chung hoặc cấu hình chung.
500,52 Đã xảy ra lỗi ghi lại trong quá trình xử lý thông báo RQ_SEND_RESPONSE. Đã xảy ra việc thực thi quy tắc gửi đi.
500,53 Đã xảy ra lỗi ghi lại trong quá trình xử lý thông báo RQ_RELEASE_REQUEST_STATE. Đã xảy ra lỗi thực thi quy tắc gửi đi. Quy tắc được cấu hình để được thực thi trước khi bộ nhớ đệm của người dùng đầu ra được cập nhật.
500.100 Lỗi ASP nội bộ.

Nguyên nhân làm phát sinh lỗi

Thông thường, khi một trang web xảy ra lỗi, chắc chắn sẽ đều hiển thị lên những vấn đề liên quan đến lỗi đó. Tuy nhiên, lỗi 500 Error lại khá chung chung và trình duyệt không có hiện lỗi này là do đâu. Về cơ bản, nguyên nhân gây lỗi HTTP 500 Error có thể xuất phát từ những vấn đề sau: Nguyên nhân làm phát sinh lỗi 500 Internal Server Error
  • Tập tin .htaccess bị hỏng.
  • Do cài đặt plugins không phù hợp dẫn đến xung đột.
  • Do giới hạn và đầy bộ nhớ PHP.
  • Phiên bản PHP hiện tại không tương thích.
  • Lỗi phần mềm bên máy chủ web như PHP, Apache …
  • Do quá nhiều người cùng truy cập một lúc khiến máy chủ bị quá tải.
  • Phần mềm độc hại, nhiễm phần mềm độc hại có thể làm hỏng chức năng trang web và gây ra lỗi 500.
  • Mã bị chèn, mã độc hại được tiêm vào trang web có thể gây ra xung đột và lỗi máy chủ.

Cách khắc phục lỗi 500 Internal Server Error dành cho nhà quản trị web

Để giải quyết 500 lỗi máy chủ nội bộ và đưa trang web của bạn hoạt động trở lại, bạn có thể làm theo các bước khắc phục sự cố error 500 sau:

Kiểm tra file .htaccess để fix lỗi 500 Internal Server Error

Lỗi 500 Internal Server Error có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó một nguyên nhân phổ biến là file .htaccess bị lỗi. File .htaccess là một tệp cấu hình quan trọng trong WordPress, và nếu nó bị hỏng hoặc lỗi thời, nó có thể khiến trang web của bạn gặp sự cố. Kiểm tra lỗi file .htaccess để fix lỗi 500 Internal Server Error Dưới đây là cách bạn có thể khắc phục lỗi 500 Internal Server Error bằng cách sửa file .htaccess:
  1. Đăng nhập vào bảng điều khiển quản trị hosting:
  • Truy cập bảng điều khiển quản trị hosting của bạn.
  • Tìm kiếm và mở File Manager hoặc FTP Client (ví dụ: FileZilla).
  1. Xác định thư mục gốc của WordPress:
  • Mở thư mục gốc của WordPress. Thư mục này thường được đặt tên là public_html, htdocs hoặc www.
  • Nếu bạn thấy các thư mục wp-content và wp-includes, bạn đã ở đúng thư mục.
  1. Tìm và đổi tên file .htaccess hiện tại:
  • Tìm file htaccess trong thư mục gốc WordPress.
  • Đổi tên file thành htaccess.old hoặc bất kỳ tên nào khác để lưu trữ bản sao dự phòng.
  1. Tạo file .htaccess mới:
  • Tạo một file mới có tên htaccess.
  • Mở file htaccess mới và dán mã sau vào:
# BEGIN WordPress <IfModule mod_rewrite.c> RewriteEngine On RewriteBase / RewriteRule ^index\.php$ - [L] RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} !-f RewriteCond %{REQUEST_FILENAME} !-d RewriteRule . /index.php [L] </IfModule> # END WordPress
  1. Lưu file .htaccess mới và tải lên:
  • Lưu file htaccess mới.
  • Tải file htaccess mới lên thư mục gốc WordPress của bạn, thay thế file htaccess.old đã được đổi tên trước đó.
Truy cập lại trang web của bạn để xem lỗi 500 Internal Server Error đã được khắc phục hay chưa.

Vô hiệu hóa plugins để sửa lỗi 500 Internal Server Error

Việc cài đặt hay cập nhật plugins không phù hợp có thể làm phát sinh lỗi 500 Server Error. Để khắc phục lỗi này, bạn cần thực hiện vô hiệu hóa bằng cách truy cập vào thư mục gốc code website thông qua FTP. Lúc này bạn sẽ thấy tệp wp-content/plugins, trong tệp sẽ chứa mục Plugins và bạn cần tiến hành đổi tên nó thành một tên khác bất kỳ. Sau đó vô hiệu hóa từng plugin để biết plugin nào gây ra lỗi và vô hiệu hóa nó đi. Tiếp đến, hãy tải lại trang web, nếu thấy website không còn báo lỗi thì Plugins chính là nguyên nhân gây ra. Một khi xác định được Plugin nào bị lỗi, bạn hãy cài đặt lại hoặc tìm một Plugin khác để thay thế plugin đã xóa.

Tăng giới hạn cho bộ nhớ PHP

Nếu bạn đã thử các cách khắc phục trước đây mà vẫn không thể giải quyết lỗi 500 Internal Server Error, thì có thể nguyên nhân là do thiếu bộ nhớ PHP. Khi trang web của bạn tải, trình duyệt sẽ gửi nhiều yêu cầu để tải plugin, tập lệnh và nội dung. Nếu dung lượng bộ nhớ PHP không đủ, WordPress có thể gặp lỗi 500 Internal Server Error. Tăng giới hạn cho bộ nhớ PHP sửa lỗi 500 Để khắc phục sự cố này, bạn có thể tăng dung lượng bộ nhớ PHP và các giá trị PHP khác bằng cách sửa file .htaccess. Hãy thực hiện theo các bước sau
  1. Mở file .htaccess:
  • Sử dụng trình quản lý tệp tin hoặc FTP để truy cập thư mục gốc WordPress của bạn.
  • Tìm và mở file .htaccess.
  1. Thêm các dòng sau vào cuối file .htaccess:
php_value upload_max_filesize 128M php_value post_max_size 128M php_value max_execution_time 300 php_value max_input_time 300 php_value memory_limit 256M
Một khi hoàn thành xong, hãy nhớ save file và kiểm tra kết quả nhé. Sau đó nhỡ truy cập lại để check xem lỗi 500 đã được khắc phục chưa nhé.

Thay đổi phiên bản PHP để fix lỗi 500 Internal Server Error

Phiên bản PHP không tương thích với plugins WordPress cũng có thể gây ra mã lỗi 500 cho trang web. Để tiến hành thay đổi phiên bản PHP, bạn hãy truy cập vào vào Hosting Control Panel và chọn phần PHP Configuration. Lúc này bạn sẽ thấy hàng loạt các phiên bản PHP, sau đó lựa chọn một phiên bản khác với bản hiện tại và nhấn nút Save. Tiếp theo, bạn hãy tải lại website của mình và xem thử đã khắc phục được lỗi hay chưa nhé! Lưu ý, hãy thử lần lượt từng phiên bản cho tới khi fix được lỗi. Trong trường hợp không có bản PHP nào fix được lỗi 500 hay đổi về phiên bản PHP ban đầu.

Khôi phục bản Backup

Nếu bạn có bản sao lưu WordPress gần đây và vẫn có thể truy cập bảng điều khiển quản trị WordPress, khôi phục bản sao lưu có thể là cách nhanh chóng và dễ dàng để khắc phục lỗi 500 Internal Server Error. Khôi phục bản Backup fix lỗi 500 Trước tiên, bạn cần tiến hành xóa hết tất cả WordPress site file hiện tại Lưu ý: thao tác này sẽ xóa tất cả dữ liệu WordPress của bạn. Hãy đảm bảo bạn có bản sao lưu đầy đủ trước khi thực hiện.
  • Truy cập bảng điều khiển quản trị hosting của bạn.
  • Tìm kiếm và mở File Manager hoặc FTP Client.
  • Xóa thư mục gốc WordPress của bạn. Thư mục này thường được đặt tên là public_html, htdocs hoặc www.
Khôi phục bản sao lưu WordPress:
  • Sử dụng plugin sao lưu WordPress như All-in-One WP Migration hoặc BackWPUp để khôi phục bản sao lưu của bạn.
  • Làm theo hướng dẫn của plugin để tải lên file sao lưu và khôi phục dữ liệu và tệp WordPress của bạn.
Truy cập trang web của bạn để xem lỗi 500 Internal Server Error đã được khắc phục hay chưa. Còn nếu vẫn chưa fix được lỗi thì mình lại tiếp tục thử cách khác nhé.

Tải lên file WordPress gốc để sửa lỗi

Với cách làm này, bạn hãy tải bản WordPress mới về và thay thế các file gốc của website. Trước khi tiến hành, bạn hãy sao lưu lại một bản Backup WordPress để tránh bị mất dữ liệu. Sau khi tải bản WordPress mới nhất của website về, bạn lưu lại chúng và unzip trên máy. Tiếp đến, xóa các tệp wp-contentwp-config-sample.php để tránh đè lên những file dữ liệu quan trọng. Đồng thời chuyển các file WordPress gốc lên hosting và chọn ghi đè lên các file cũ.

Liên hệ cho nhà cung cấp Hosting

Nếu bạn áp dụng đủ những cách trên mà vẫn không giải quyết được thì hãy liên hệ nhà cung cấp dịch vụ Hosting. Bạn hãy cố gắng trình bày rõ vấn đề mình đang gặp phải một cách chi tiết để nhân viên kỹ thuật có thể tìm ra cách giải quyết nhanh nhất. Một khi liên hệ nhà cung cấp dịch vụ thì bạn cứ yên tâm vì trong thời gian sớm nhất lỗi sẽ được khắc phục. Vậy nên các bạn không cần phải lo lắng quá nhiều. Ngoài ra thì việc lựa chọn đơn vị cung cấp Hosting uy tín, chuyên nghiệp cũng sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng gặp lỗi cũng như khắc phục lỗi nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Cách sửa lỗi 500 Internal Server Error dành cho người dùng

Là người dùng trang web, bạn không phải lo lắng quá nhiều về việc tự mình xử lý lỗi 500, dưới đây là những cách khắc phục lỗi 500 error bạn hãy tham khảo nhé.

Refresh trang hoặc tải lại

Lỗi 500 Error chỉ là lỗi tạm thời trên Web Server, do đó bạn cũng có thể khắc phục lỗi này bằng cách tải lại trang hay refresh trang web mà bạn đang truy cập. Tuy nhiên khi tải lại, hãy chờ trong ít phút rồi mới thực hiện. Refresh trang hoặc tải lại sửa lỗi 500

Xóa bộ nhớ Cache trên trình duyệt

Nếu bộ nhớ cache trang web đang gặp sự cố cũng có thể là nguyên nhân gây ra lỗi 500 Server Error. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm khi xảy ra, và nếu có xảy ra thì cách khắc phục đơn giản nhất chính là xóa bộ nhớ cache trên trình duyệt máy tính.

Xóa cookie trình duyệt của bạn

Ngoài những cách trên người dùng có thể thực hiện xóa cookie trình duyệt để fix lỗi 500. Sau khi xóa cookie bạn hãy truy cập lại website để xem lỗi 500 đã được khắc phục hay chưa. Xóa cookie trình duyệt của bạn sửa lỗi 500

Liên hệ với nhà quản trị website

Nếu như bạn áp dụng những cách trên mà vẫn không khắc phục được lỗi 500 Internal Server Error thì bạn có thể trực tiếp liên hệ tới nhà quản trị website để phản hồi lỗi. Bên cạnh đó, bạn cần yêu cầu họ khắc phục lỗi sao cho càng nhanh càng tốt, nhất là khi bạn đang thực hiện các giao dịch liên quan đến tài chính, tiền bạc. Bởi một khi website bị lỗi, ắt hẳn không chỉ có mỗi bạn mà những người truy cập khác cũng cảm thấy khó chịu chung. Do đó, nhà quản lý website bắt buộc phải sửa chữa và khắc phục lỗi ngay nếu không muốn làm khách hàng của họ khó chịu. Trên đây là những thông tin chi tiết về lỗi 500 Internal Server Error bao gồm định nghĩa, nguyên nhân gây nên và và cách khắc phục hiệu quả. Bạn nên biết đây là lỗi rất thường gặp đối với các website trên WordPress, vì vậy để đảm bảo có trải nghiệm tốt trên website người dùng hay nhà quản trị web cần trang bị đầy đủ kiến thức cho mình. Hy vọng thông qua những chia sẽ trên từ MONA Host sẽ hữu ích với bạn và giúp bạn có thể chủ động tìm cách khắc phục phù hợp khi gặp phải lỗi 500 này.  

Võ Nguyên Thoại

Nhận các thông báo mới từ MONA.Host?

Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi