Những cuộc tấn công mạng DDoS hay DoS không quá xa lạ với người dùng internet. Tấn công từ chối dịch vụ phân tán xảy ra khi hacker mạng gửi một lượng lớn lưu lượng truy cập không hợp lệ vào website của bạn, dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và không thể truy cập được. Gây ra hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp, khi khách hàng không thể liên lạc hoặc thực hiện giao dịch thông qua website. Trong bài viết này, MONA Host sẽ chia sẻ đến bạn thông tin chi tiết về tấn công DDoS là gì cũng như cách phòng chống cuộc tấn công DDoS hiệu quả nhất.

Tấn công DoS là gì?

Tấn công DoS (Denial of Service) hay còn gọi là tấn công từ chối dịch vụ, là một hành vi cố ý làm gián đoạn hoạt động của một máy chủ, hệ thống mạng hoặc dịch vụ trực tuyến. Mục tiêu của tấn công DoS là làm cho người dùng hợp pháp không thể truy cập vào tài nguyên hoặc dịch vụ mà họ mong muốn.

Kẻ tấn công thực hiện bằng cách gửi lượng lớn traffic hoặc các yêu cầu không hợp lệ đến máy chủ mục tiêu, khiến tài nguyên của máy chủ bị quá tải. Kết quả là, máy chủ hoặc hệ thống bị “sập,” không thể xử lý thêm bất kỳ yêu cầu nào từ người dùng thực. Điều này dẫn đến gián đoạn dịch vụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dùng và tổ chức bị tấn công.

DoS là gì?

Các mục tiêu thường bị nhắm đến trong các cuộc tấn công DoS bao gồm:

  • Máy chủ web của các ngân hàng.
  • Trang thương mại điện tử.
  • Công ty truyền thông.
  • Mạng xã hội hoặc các trang báo điện tử.

Tấn công DoS không chỉ gây ra thiệt hại về tài chính mà còn ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh và tạo ra trải nghiệm xấu cho người dùng. Vì vậy, việc hiểu và phòng chống tấn công DoS là một phần quan trọng trong chiến lược bảo mật hệ thống.

Tấn công DDoS là gì?

Tấn công DDoS (Distributed Denial of Service) là một dạng nâng cấp của tấn công DoS, trong đó tin tặc sử dụng nhiều thiết bị khác nhau để gửi một lượng lớn các yêu cầu truy cập giả mạo đến máy chủ mục tiêu. Điều này sẽ làm cho tài nguyên bị quá tải, khiến máy chủ hoặc hệ thống không thể xử lý các yêu cầu từ người dùng hợp pháp, dẫn đến gián đoạn dịch vụ hoặc ngừng hoạt động hoàn toàn.

Điểm khác biệt chính giữa tấn công DDoS so với tấn công DoS nằm ở tính phân tán, kẻ tấn công DDoS không chỉ sử dụng một nguồn duy nhất mà huy động một mạng lưới các thiết bị bị kiểm soát (botnet) để thực hiện cuộc tấn công. Do đó, DDoS attack trở nên nguy hiểm hơn, khó phát hiện và ngăn chặn kịp thời.

DDoS là gì?

Kẻ tấn công thường nhắm vào tầng Layer 7 (tầng ứng dụng) của giao thức mạng, nơi các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) thường ít chú trọng bảo mật. Các hình thức phổ biến của DDoS bao gồm:

  • Tấn công làm sập website (DDoS web): DDoS web là một loại tấn công nhắm vào các trang web bằng cách gửi một lượng lớn yêu cầu giả mạo, gây quá tải và làm cho website không thể hoạt động. Điều này dẫn đến giảm lượt truy cập hoặc làm hỏng dữ liệu trên trang web. Những cuộc tấn công này có thể xuất phát từ hàng chục nghìn máy tính, không phải botnet mà từ những máy bị cấu hình sai hoặc bị lừa tham gia vào botnet.
  • Tấn công phản xạ (DrDoS): là một loại tấn công mạng DDoS (Distributed Denial of Service) mà tin tặc sử dụng các máy chủ hoặc thiết bị không bảo mật để gửi các yêu cầu giả mạo đến các máy chủ phản hồi hoặc các dịch vụ trung gian có khả năng phản hồi lại (ví dụ: DNS, NTP, SNMP). Kỹ thuật này giúp kẻ tấn công tăng cường quy mô cuộc tấn công bằng cách sử dụng phản xạ từ các máy chủ phản hồi để gửi lưu lượng truy cập lớn đến mục tiêu. Hậu quả là hệ thống mục tiêu bị quá tải và không thể phục vụ người dùng hợp pháp.

Tấn công DDoS không chỉ gây thiệt hại về tài chính mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của tổ chức, đồng thời làm gián đoạn hoạt động kinh doanh và trải nghiệm của người dùng.

Sự khác nhau giữa DoS attack và DDoS attack là gì?

Tấn công DoS (Denial of Service) và DDoS (Distributed Denial of Service) đều là các phương thức tấn công mạng phổ biến nhằm làm gián đoạn hoặc ngừng hoạt động của dịch vụ, hệ thống. Tuy nhiên, hai loại tấn công này có sự khác biệt đáng kể về cách thức hoạt động và mức độ phức tạp.

  • Tấn công DoS (Denial of Service): Trong tấn công DoS, kẻ tấn công sử dụng một máy tính hoặc một số lượng nhỏ thiết bị để gửi liên tục các yêu cầu không hợp lệ đến hệ thống mục tiêu. Lượng yêu cầu lớn này khiến máy chủ hoặc dịch vụ không thể xử lý được các yêu cầu hợp pháp từ người dùng khác, dẫn đến tình trạng quá tải và ngừng hoạt động. DoS thường được sử dụng để tấn công các website nhỏ hoặc hệ thống không có khả năng chống chịu cao.
  • Tấn công DDoS (Distributed Denial of Service): Khác với DoS, DDoS là hình thức tấn công nâng cao và quy mô lớn hơn. Trong DDoS, kẻ tấn công sử dụng một mạng lưới các thiết bị bị kiểm soát từ xa (botnet), bao gồm hàng trăm hoặc hàng ngàn máy tính, điện thoại hoặc các thiết bị IoT bị nhiễm phần mềm độc hại. Những thiết bị này đồng loạt gửi yêu cầu đến máy chủ mục tiêu, gây ra tình trạng quá tải nghiêm trọng. DDoS khó phòng ngừa hơn do lưu lượng tấn công đến từ nhiều nguồn khác nhau, khiến việc phát hiện và chặn tấn công trở nên phức tạp.

Bảng so sánh sự khác biệt giữa DoS và DDoS:

So sánh Tấn công DoS Tấn công DDoS
Số lượng hệ thống xâm nhập tấn công Chỉ có một hệ thống nhắm mục tiêu và tấn công vào hệ thống nạn nhân Có nhiều hệ thống cùng tấn công vào hệ thống nạn nhân
Vị trí gửi gói dữ liệu PC bị nhắm mục tiêu được load từ dữ liệu được gửi từ một vị trí duy nhất PC bị nhắm mục tiêu được load từ dữ liệu được gửi ở nhiều vị trí khác nhau
Tốc độ tấn công Tốc độ tấn công chậm hơn DDoS Nhanh hơn DoS
Khả năng ngăn chặn tấn công Khả năng ngăn chặn tấn công Khó khăn hơn vì kẻ tấn công dùng nhiều thiết bị và từ nhiều vị trí khác nhau
Số lượng thiết bị tấn công Chỉ duy nhất một thiết bị Nhiều bot được sử dụng để tấn công đồng thời
Khả năng theo dõi tấn công Dễ theo dõi Khó theo dõi
Lưu lượng truy cập đến mạng nạn nhân Lưu lượng thấp hơn so với bị tấn công DDoS Lưu lượng lớn bị tấn công
Các loại tấn công Tấn công tràn bộ đệm, Teardrop Attack, ICMP flood hoặc Ping of Death Tấn công băng thông (Volumetric), khai thác lỗ hổng trong ứng dụng (Application Layer Attack), phân mảnh dữ liệu (Fragmentation Attack)

Cơ chế hoạt động của cuộc tấn công DDoS

Tấn công Distributed Denial of Service là hình thức tấn công mạng nhằm làm gián đoạn hoặc ngừng hoạt động của một dịch vụ trực tuyến gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình hoạt động của một cuộc tấn công DDoS thường diễn ra như sau:

  • Tạo mạng botnet: Hacker sử dụng phần mềm độc hại để xâm nhập và chiếm quyền kiểm soát một số lượng lớn thiết bị kết nối internet, từ máy tính  cá nhân, máy chủ, đến các thiết bị IoT (Internet of Things). Những thiết bị bị kiểm soát này tạo thành một mạng lưới, gọi là botnet.
  • Gửi yêu cầu ồ ạt: Khi cuộc tấn công bắt đầu, botnet đồng thời gửi một lượng lớn yêu cầu hoặc lưu lượng truy cập giả mạo đến máy chủ hoặc trang web mục tiêu. Lưu lượng này quá lớn so với khả năng xử lý của hệ thống, gây ra tình trạng quá tải.
  • Ngăn chặn người dùng hợp lệ: Lưu lượng giả mạo này chiếm hết tài nguyên của hệ thống (như CPU, RAM, băng thông), khiến dịch vụ không thể đáp ứng các yêu cầu hợp lệ từ người dùng thực. Kết quả là website hoặc dịch vụ trở nên chậm chạp, gián đoạn hoặc ngừng hoạt động hoàn toàn.
  • Tiềm ẩn các mục đích xấu: Trong một số trường hợp, mục đích của cuộc tấn công không chỉ là làm gián đoạn mà còn để hacker có cơ hội xâm nhập vào hệ thống, đánh cắp dữ liệu quan trọng hoặc gây tổn hại uy tín doanh nghiệp.

Nguyên nhân dẫn đến các cuộc tấn công DDos là gì?

Các cuộc tấn công DDoS được thực hiện với mục tiêu làm gián đoạn hoạt động của một trang web hoặc dịch vụ bằng cách làm quá tải hệ thống với lưu lượng truy cập không hợp lệ. Những nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc tấn công DDoS bao gồm:

  • Mục đích tài chính: Một số nhóm tội phạm mạng sử dụng DDoS như một công cụ để ép buộc doanh nghiệp trả tiền chuộc. Những cuộc tấn công này thường kết hợp với ransomware, gây áp lực buộc doanh nghiệp phải trả tiền để hệ thống hoạt động trở lại.
  • Bất đồng về ý thức hệ: Tấn công DDoS có thể được tiến hành bởi những nhóm muốn phản đối các chính quyền, tổ chức hoặc hệ thống chính trị mà họ không đồng ý. Đây là cách để họ truyền tải thông điệp hoặc gây áp lực.
  • Chiến thuật tấn công: DDoS thường được sử dụng như một phần của chiến lược tấn công tổng thể. Ví dụ, nó có thể là bước chuẩn bị cho các cuộc tấn công mạng khác, chẳng hạn như đánh cắp dữ liệu hoặc phá hoại hệ thống.
  • Cạnh tranh thương mại: Một số doanh nghiệp không lành mạnh có thể thực hiện tấn công DDoS nhằm làm gián đoạn hoạt động của đối thủ, gây thiệt hại về uy tín và tài chính. Những cuộc tấn công như vậy thường nhằm vào các ngành công nghiệp lớn để làm mất niềm tin của người dùng.
  • Tống tiền: Kẻ tấn công sử dụng DDoS như một công cụ để đe dọa các tổ chức hoặc cá nhân, yêu cầu trả tiền để chấm dứt các cuộc tấn công.
  • Tấn công do nhà nước: Một số quốc gia có thể thực hiện các cuộc tấn công DDoS với mục đích gây bất ổn quân sự hoặc làm suy yếu tinh thần người dân của quốc gia đối thủ. Đây thường là một phần của các cuộc chiến tranh mạng hiện đại.

Hiểu được nguyên nhân này giúp doanh nghiệp và tổ chức chuẩn bị các biện pháp phòng ngừa phù hợp, bảo vệ hệ thống của mình trước các mối đe dọa tiềm ẩn từ tấn công DDoS.

Hậu quả của việc bị tấn công DDoS là gì?

Các cuộc tấn công DDoS gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp và tổ chức, bất kể quy mô hay ngành nghề nào. Những hậu quả của một cuộc tấn công DDoS thành công có thể kể đến như:

Hậu quả của việc bị DoS và DoSS

  • Với sự phát triển của các mạng botnet và công cụ tấn công DDoS ngày càng tinh vi, việc đầu tư vào các giải pháp phòng chống trở nên cần thiết nhưng sẽ rất tốn kém. Các tổ chức phải triển khai những biện pháp an ninh mạng tiên tiến để bảo vệ hệ thống của mình.
  • Hệ thống máy chủ và mạng bị gián đoạn khiến dữ liệu kinh doanh quan trọng có nguy cơ thất thoát hoặc không thể truy xuất kịp thời. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất công việc của nhân viên và hoạt động kinh doanh.
  • Sự cố mất truy cập website khiến khách hàng mất niềm tin vào năng lực của doanh nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm. Họ có thể tìm đến đối thủ cạnh tranh, gây tổn thất lâu dài về lượng khách hàng và uy tín thương hiệu.
  • Khi hệ thống bị quá tải, các hoạt động cốt lõi như giao dịch trực tuyến, hỗ trợ khách hàng, và xử lý đơn hàng không thể diễn ra, ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi giá trị của doanh nghiệp.
  • Thời gian ngừng hoạt động của website hoặc hệ thống do tấn công DDoS khiến doanh nghiệp mất đi doanh thu trực tuyến, làm gián đoạn quy trình kinh doanh và vi phạm các thỏa thuận dịch vụ (SLA). Đồng thời, chi phí để giảm thiểu, phục hồi và bảo trì hệ thống sau cuộc tấn công có thể rất cao.

Trong những năm gần đây, mối đe dọa từ các cuộc tấn công DDoS đã tăng lên đáng kể. Một phần nguyên nhân là do các công cụ tấn công DDoS ngày càng dễ dàng tiếp cận, khiến việc thực hiện các cuộc tấn công trở nên đơn giản hơn. Thêm vào đó, các mạng botnet ngày càng phổ biến và mạnh mẽ hơn, có thể thực hiện các cuộc tấn công lớn hơn và phức tạp hơn, đánh sập cả trang web hoặc toàn bộ mạng. Khi các cuộc tấn công DDoS ngày càng phổ biến và tinh vi, việc phòng chống và giảm thiểu chúng trở nên khó khăn và tốn kém hơn đối với các tổ chức.

Các hình thức tấn công DDoS phổ biến hiện nay

Tấn công Từ chối Dịch vụ (DDoS) là một loại hình tấn công mạng nhằm làm quá tải hệ thống máy chủ hoặc mạng, khiến nó không thể đáp ứng các yêu cầu hợp pháp của người dùng. Dưới đây là một số kiểu tấn công DDoS phổ biến:

Các kiểu tấn công DDoS

Tấn công SYN Flood

Kiểu tấn công khai thác điểm yếu trong chuỗi kết nối TCP hay còn được gọi là bắt tay ba chiều.

Tấn công SYN Flood

Tấn công UDP Flood

Là một giao thức mạng không session mà khi bị tấn công, máy của bạn khi kiểm tra những ứng dụng thông qua những cổng ngẫu nhiên trên máy tính sẽ không tìm thấy được ứng dụng nào.

Tấn công UDP Flood

Tấn công HTTP Flood

Đây là hình thức tấn công gần giống như POST hoặc GET hợp pháp và được khai thác bởi một Hacker. Có thể bắt máy chủ sử dụng nguồn lực tối đa với ít băng thông hơn so với những hình thức khác.

Tấn công HTTP Flood

Tấn công Ping of Death

Đây là hình thức DDoS khá lỗi thời và giờ cũng không còn hiệu quả. Ping of Death được hoạt động bằng cách điều khiển các mã IP bằng cách gửi mã độc đến một hệ thống.

Tấn công Ping of Death

Tấn công Smurf Attack

Tấn công Smurf Attack là một loại hình tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) nhằm làm quá tải mạng của nạn nhân bằng cách sử dụng các gói tin ICMP echo request được giả mạo. Kẻ tấn công sẽ gửi các gói tin này đến một số lượng lớn máy chủ khác, đồng thời giả mạo địa chỉ IP nguồn là địa chỉ IP của nạn nhân. Khi các máy chủ này nhận được gói tin, chúng sẽ tự động phản hồi bằng gói tin ICMP echo reply, dẫn đến việc tràn ngập mạng của nạn nhân với lượng lớn lưu lượng truy cập.

Tấn công Smurf Attack

Tấn công HTTP GET

HTTP GET là một trong những phương pháp phổ biến nhất của HTTP, được sử dụng để yêu cầu dữ liệu từ máy chủ. Các yêu cầu HTTP GET có định dạng hợp pháp và được gửi qua các kết nối TCP bình thường, nên hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS) khó phát hiện.

Tấn công HTTP GET

Trong một cuộc tấn công HTTP GET, kẻ tấn công sử dụng mạng botnet để truy cập một số lượng lớn các trang web chứa nội dung tĩnh lớn như hình ảnh, tệp hoặc các phương tiện khác. Những tệp này được máy chủ trang web gửi mỗi lần, gây ra tình trạng quá tải theo thời gian. Kết quả là máy chủ không thể xử lý các yêu cầu hợp pháp, làm cho trang web hoặc ứng dụng trở nên không thể truy cập.

Tấn công Slowloris

Cho phép kẻ tấn công sử dụng nguồn lực tối thiểu trong cuộc tấn công và các mục tiêu trên máy chủ web, đây là kiểu tấn công này được sử dụng phổ biến trong các hình thức tấn công chính trị và rất khó để giảm thiểu ảnh hưởng.

Application Level Attack

Mục tiêu chính của loại tấn công này sẽ là những điểm yếu, lỗ hổng của ứng dụng chứ không phải máy chủ. Bằng phương thức gửi một lượng lớn yêu cầu đến ứng dụng web hoặc dịch vụ mạng, khiến cho nó không thể xử lý các yêu cầu hợp pháp.

Application Level Attack

NTP Amplification

NTP Amplification: Chủ yếu khai thác các máy chủ NTP (Network Time Protocol) bằng việc sử dụng một giao thức nhằm đồng bộ thời gian mạng, làm tràn ngập lưu lượng UDP. Vì sử dụng băng thông khá lớn nên NTP Amplification có tính phá hoại lớn với volume cao.

Advanced Persistent DoS

Advanced Persistent DoS: Mục đích của hình thức tấn công này nhằm gây ra những thiệt hại quan trọng. Thời gian tấn công còn tùy thuộc vào khả năng của Hacker chuyển đổi các thủ thuật để qua mắt được an ninh mạng.

Zero-day DDos Attack

Một Zero-Day DDoS Attack (Tấn công DDoS Zero-Day) là một cuộc tấn công từ chối Dịch vụ (DDoS) được thực hiện bằng cách khai thác một lỗ hổng bảo mật chưa được biết đến trong hệ thống hoặc phần mềm. Điều này khiến các biện pháp phòng thủ an ninh mạng thông thường trở nên vô dụng vì các nhà cung cấp chưa có bản vá để khắc phục lỗ hổng.

Zero-day DDos Attack

Làm thế nào để nhận biết server đang bị tấn công DDoS?

Tấn công DDoS là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với các hệ thống mạng và website. Việc nhận biết kịp thời các dấu hiệu của một cuộc tấn công DDoS là bước quan trọng để có thể xử lý kịp thời nhằm giảm thiểu thiệt hại. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến để nhận biết server đang bị tấn công DDoS:

Cách để nhận biết các cuộc tấn công Dos và DDos là gì

  • Tăng lượng lưu lượng mạng đột ngột: Nếu hệ thống của bạn ghi nhận lượng truy cập hoặc lưu lượng mạng tăng bất thường mà không rõ nguyên nhân, đây có thể là dấu hiệu của một cuộc tấn công DDoS. Những yêu cầu này thường đến từ nhiều địa chỉ IP khác nhau và không mang tính hợp lệ.
  • Giảm hiệu suất hoặc dịch vụ không khả dụng: Khi server bị quá tải bởi lượng yêu cầu lớn, hiệu suất của website hoặc dịch vụ sẽ giảm đáng kể. Người dùng có thể gặp tình trạng truy cập chậm, gián đoạn, hoặc hoàn toàn không thể truy cập dịch vụ.
  • Bất thường trong hệ thống ghi nhật ký (logs): Các bản ghi nhật ký (logs) của hệ thống thường cho thấy những hoạt động không bình thường trong các cuộc tấn công DDoS. Ví dụ, bạn có thể phát hiện lượng lớn các yêu cầu đến từ những IP không xác định hoặc các mẫu hành vi bất thường khác.
  • Sự không bình thường trong giao tiếp mạng: Nếu các thiết bị trong hệ thống mạng giao tiếp với nhau một cách bất thường hoặc mất kết nối với một số tài nguyên, đây có thể là một dấu hiệu của tấn công DDoS.
  • Thông báo từ các dịch vụ bảo mật hoặc nhà cung cấp dịch vụ: Một số nhà cung cấp dịch vụ hosting hoặc dịch vụ bảo mật có thể phát hiện cuộc tấn công DDoS đang diễn ra và gửi thông báo cho bạn. Hãy chú ý đến các cảnh báo này để kịp thời có biện pháp xử lý.
  • Kiểm tra bảo vệ hệ thống định kỳ: Việc thực hiện kiểm tra bảo vệ trên hệ thống định kỳ có thể giúp phát hiện các điểm yếu trước khi bị tấn công. Nếu hệ thống không chịu được áp lực từ các cuộc kiểm tra này, rất có khả năng nó dễ bị tấn công DDoS.

Vừa qua, MONA Host xử lý thành công một cuộc tấn công DDoS quy mô lớn kéo dài 3 ngày liên tiếp, với tổng lưu lượng hơn 3 tỷ request mỗi ngày và đỉnh điểm lên đến 110 triệu request cùng lúc. Đây là một trong những case có nhiều thách thức nhất từ trước đến nay đội ngũ kỹ thuật của MONA từng đối mặt trong suốt 10 năm hoạt động. Ngay khi hệ thống Monitoring phát hiện lưu lượng truy cập bất thường, đội ngũ kỹ thuật đã nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng chống hiện đại, bao gồm:

  • Kích hoạt hệ thống chống DDoS tự động, giám sát lưu lượng theo thời gian thực để phân loại lưu lượng hợp lệ và độc hại.
  • Nâng cấp hạ tầng phần cứng, đảm bảo đủ tài nguyên để xử lý các yêu cầu hợp lệ và giảm thiểu tác động từ cuộc tấn công.
  • Phân tích chuyên sâu chiến thuật của hacker, từ đó triển khai các giải pháp bảo vệ tối ưu.
đội ngũ mona host xử lý tấn công DDoS quy mô lớn

Cuộc tấn công này không chỉ tiêu tốn hàng loạt tài nguyên hệ thống mà còn tiềm ẩn nguy cơ làm gián đoạn hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu. Tuy nhiên, MONA Host đã kiểm soát tình hình chỉ và triển khai các giải pháp phòng chống hiệu quả nhằm đảm bảo duy trì website hoạt động mượt mà và ổn định. Đồng thời, đội ngũ MONA Host cũng nâng cấp và áp dụng thêm nhiều lớp bảo mật để đối phó kịp thời với các mối đe dọa tiềm ẩn khác.

Nếu website của bạn đang gặp dấu hiệu bất thường hoặc cần giải pháp web hosting bảo mật, đáng tin cậy, MONA Host luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn. Liên hệ ngay hotline 1900636648 để nhận tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!

Các cách phòng chống bị tấn công DDoS hiệu quả

Bất kỳ ai cũng có thể nằm trong tầm ngắm của các cuộc tấn công từ chối dịch vụ. Để tránh bị tấn công DDoS bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

Làm gì để tránh bị tấn công từ chối dịch vụ

Sử dụng dịch vụ Hosting cao cấp, chất lượng

Sử dụng dịch vụ hosting cao cấp, chất lượng có thể giúp máy chủ của bạn ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS. Các nhà cung cấp hosting cao cấp thường cung cấp các máy chủ với cấu hình hoạt động mạnh mẽ hơn và các biện pháp bảo mật tiên tiến, giúp cải thiện đáng kể độ bảo mật và khả năng chống lại các cuộc tấn công.

Sử dụng dịch vụ Hosting cao cấp, chất lượng tại MONA Host

Cloud Hosting uptime 99,99% tại MONA Host là một trong những dịch vụ tích hợp công nghệ Anti DDoS toàn diện, giúp ngăn chặn tấn công DDoS hiệu quả và đảm bảo website luôn hoạt động ổn định.

Dịch vụ Web Hosting sử dụng 100% ổ cứng NVMe U.2 cao cấp nhất cho doanh nghiệp, với tốc độ đọc ghi lên đến 6700MB/s – 4000MB/s. Hệ thống này hỗ trợ Redis caching, giúp tối ưu tốc độ truy xuất của website. Ngoài ra, dịch vụ còn cung cấp tính năng backup tự động hàng ngày và chứng chỉ SSL miễn phí.

Theo dõi lưu lượng truy cập vào website

Theo dõi lưu lượng truy cập là một trong những biện pháp quan trọng giúp ngăn chặn và giảm thiểu tác động từ các cuộc tấn công DDoS. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường, như sự gia tăng đột ngột của lưu lượng truy cập hoặc các yêu cầu không hợp lệ, doanh nghiệp có thể triển khai ngay các phương pháp phòng ngừa hiệu quả.

Một trong những cách phổ biến là sử dụng định tuyến rỗng (null routing) để ngăn các gói dữ liệu độc hại tiếp cận máy chủ, chuyển hướng chúng khỏi hệ thống chính. Ngoài ra, lưu lượng có thể được chuyển qua các bộ lọc bảo mật, nơi các yêu cầu được phân loại kỹ càng để đảm bảo rằng chỉ có những yêu cầu hợp pháp được xử lý, và những yêu cầu độc hại sẽ bị loại bỏ.

Tạo định tuyến lỗ đen (Blackhole)

Trong trường hợp bị tấn công DDoS, cả lưu lượng truy cập hợp pháp và độc hại có thể bị chuyển vào một “tuyến rỗng” hoặc “lỗ đen” và bị loại khỏi mạng. Nếu một dịch vụ trực tuyến đang đối mặt với cuộc tấn công DDoS, nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) của họ có thể chuyển toàn bộ lưu lượng truy cập của trang web vào một “lỗ đen” như là biện pháp phòng thủ ban đầu.

Khi thực hiện việc chuyển lưu lượng mạng vào “lỗ đen” mà không có tiêu chí hạn chế cụ thể, cả lưu lượng truy cập hợp pháp và độc hại đều bị loại bỏ khỏi mạng. Đối với những tổ chức không có biện pháp nào khác để ngăn chặn cuộc tấn công, phương pháp này thường được sử dụng. Tuy nhiên, nếu không được thực hiện cẩn thận, nó có thể làm gián đoạn lưu lượng truy cập hợp pháp vào mạng hoặc dịch vụ, và những kẻ tấn công có thể sử dụng các địa chỉ IP giả mạo và các phương thức tấn công khác để tiếp tục gây hại.

Sử dụng tường lửa ứng dụng website (WAF)

Một phương pháp hiệu quả để chống lại các cuộc tấn công là sử dụng tường lửa Ứng dụng Web (WAF). WAF có thể bảo vệ chống lại các cuộc tấn công như chèn SQL hoặc giả mạo yêu cầu trên nhiều trang web, bằng cách phát hiện và ngăn chặn các lỗ hổng trong ứng dụng. Các tường lửa tối ưu hóa cho DDoS cũng có thể xác định các kết nối không hoàn chỉnh và loại bỏ chúng khỏi hệ thống khi chúng vượt quá ngưỡng nhất định. Bộ định tuyến có thể được cấu hình để giới hạn tốc độ, giúp ngăn máy chủ bị quá tải.

Sử dụng tường lửa ứng dụng Website (WAF)

Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng tạo ra các biện pháp giảm thiểu tùy chỉnh để chống lại các yêu cầu bất hợp pháp, chẳng hạn như các yêu cầu được ngụy trang thành lưu lượng truy cập hợp pháp hoặc đến từ các IP xấu.

Trong nhiều trường hợp, việc có sự hỗ trợ chuyên môn để phân tích mô hình lưu lượng truy cập và thiết lập các biện pháp bảo vệ tùy chỉnh có thể rất hữu ích trong việc giảm thiểu tác động của các cuộc tấn công khi chúng xảy ra.

Chuẩn bị thêm băng thông dự phòng

Một trong những biện pháp giảm thiểu tác động của tấn công DDoS là chuẩn bị băng thông dự phòng. Thực hiện mở rộng băng thông hệ thống, doanh nghiệp có thể xử lý lượng lưu lượng lớn trong thời gian ngắn, giảm thiểu nguy cơ máy chủ bị quá tải. Tuy nhiên, điều này không phải là giải pháp triệt để khi đối mặt với các cuộc tấn công DDoS quy mô lớn, có thể vượt quá 1 TBps.

Băng thông dự phòng đóng vai trò như một “khoảng đệm”, giúp hệ thống hoạt động ổn định trong khi đội ngũ kỹ thuật triển khai các biện pháp phòng thủ nâng cao như lọc lưu lượng hoặc sử dụng công cụ chống DDoS chuyên nghiệp. Mặc dù có thể tốn kém để duy trì băng thông cao liên tục, nhưng chuẩn bị băng thông dự phòng sẽ mang lại lợi ích trong việc bảo vệ hệ thống và đảm bảo trải nghiệm truy cập liên tục cho người dùng.

Giới hạn số lượng truy cập

Giới hạn số lượng truy cập là một trong những phương pháp hiệu quả giúp bảo vệ hệ thống trước các cuộc tấn công DDoS. Thực hiện thiết lập ngưỡng tối đa cho số lượng yêu cầu kết nối trong một khoảng thời gian nhất định, doanh nghiệp có thể giảm thiểu lưu lượng truy cập bất thường và ngăn chặn các kết nối không hợp lệ làm quá tải hệ thống. Chẳng hạn, bạn có thể cấu hình giới hạn số lần yêu cầu từ một địa chỉ IP cụ thể hoặc áp dụng giới hạn theo loại tài nguyên truy cập.

Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến người dùng hợp pháp, việc thiết lập các tiêu chí giới hạn cần được tối ưu hóa dựa trên phân tích hành vi truy cập thực tế. Ví dụ, các cấu hình giới hạn có thể phân biệt giữa lưu lượng từ người dùng thực và botnet dựa trên mô hình truy cập, địa chỉ IP, hoặc tốc độ gửi yêu cầu. Đồng thời, doanh nghiệp nên sử dụng công cụ giám sát lưu lượng theo thời gian thực để hỗ trợ điều chỉnh linh hoạt các giới hạn này khi phát hiện các dấu hiệu tấn công.

Áp dụng giới hạn số lượng truy cập không chỉ giúp giảm bớt tải lên hệ thống mà còn tăng khả năng bảo vệ trước các cuộc tấn công DDoS, từ đó đảm bảo sự ổn định và an toàn cho website cũng như dịch vụ trực tuyến.

Sử dụng phương pháp Anycast Network Diffusion

Sử dụng phương pháp Anycast Network Diffusion giúp phân tán lưu lượng truy cập từ nguồn đến nhiều điểm mạng khác nhau. Nhờ vào các điểm đích phân tán, các cuộc tấn công DDoS không thể tập trung vào một điểm duy nhất, giảm thiểu hiệu quả của cuộc tấn công và đảm bảo duy trì truy cập cho người dùng hợp pháp. Và phương pháp này đòi hỏi sự hỗ trợ từ các nhà cung cấp mạng và yêu cầu cấu hình, triển khai phức tạp.

Sử dụng phương pháp Anycast Network Diffusion

Cách giải quyết hiệu quả khi website bị tấn công DoS và DDoS là gì?

Trong trường hợp nghi ngờ website của bạn bị tấn công khi website bị tấn công DoS hay DDoS, bạn hãy thực hiện giải quyết theo các cách dưới đây để nhanh chóng giải quyết kịp thời.

Liên lạc với nhà cung cấp dịch vụ chống DDoS

Khi website bị tấn công DDoS, việc tự xử lý có thể gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi không có đủ kinh nghiệm và công cụ phù hợp. Lúc này, giải pháp tốt nhất là liên hệ với một nhà cung cấp dịch vụ bảo vệ DDoS uy tín để được hỗ trợ kịp thời. Một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ chống DDoS uy tín chất lượng trên thị trường là MONA Host. Đội ngũ chúng tôi sẽ giúp bạn nhanh chóng xác định loại tấn công, phân tích lưu lượng độc hại, và triển khai các biện pháp chặn đứng hiệu quả.

Với đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm và hệ thống công nghệ bảo mật tiên tiến, MONA Host đã xử lý thành công nhiều cuộc tấn công DDoS lớn, đảm bảo website của khách hàng luôn hoạt động ổn định. Không chỉ cung cấp giải pháp chống DDoS với chi phí hợp lý, chúng tôi còn cam kết mang đến sự an tâm cho doanh nghiệp với quy trình hỗ trợ nhanh chóng và dịch vụ tối ưu nhất.

Nếu website của bạn đang gặp vấn đề về tấn công DDoS, đừng chần chừ, hãy liên hệ ngay MONA Host để bảo vệ hệ thống của bạn trước mọi mối đe dọa từ các cuộc tấn công mạng.

Liên lạc với nhà cung cấp Internet (ISP)

Khi trang web bị tấn công DDoS và bạn không thể truy cập trang web hãy nhanh chóng liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). ISP có đội ngũ chuyên gia mạng và lập trình viên chuyên nghiệp, có thể phân tích tình hình, xác định điểm bị tấn công và đưa ra các giải pháp phù hợp để giảm thiểu lưu lượng độc hại trên website. Tuy nhiên, với các cuộc tấn công phức tạp hơn có thể ISP sẽ không xử lý được.

Liên lạc với nhà cung cấp web hosting

Khi website của bạn bị tấn công DDoS, một trong những cách hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là liên hệ ngay với nhà cung cấp dịch vụ hosting. Nhiều nhà cung cấp, như MONA Host, đã tích hợp các giải pháp chống DDoS tiên tiến, bao gồm hệ thống Monitoring tự động giúp phát hiện và ngăn chặn kịp thời các cuộc tấn công mạng.

Trong trường hợp phát hiện lưu lượng độc hại, đội ngũ kỹ thuật tại các nhà cung cấp này có thể sử dụng phương pháp như tạo ra “lỗ đen” (black hole) để hấp thụ toàn bộ lưu lượng truy cập không hợp lệ. Điều này giúp bảo vệ máy chủ khỏi quá tải và ngăn chặn ảnh hưởng đến các khách hàng khác. Sau khi cuộc tấn công kết thúc, lưu lượng truy cập sẽ được định tuyến lại, lọc bỏ các yêu cầu không hợp lệ, và cho phép các yêu cầu hợp pháp hoạt động bình thường.

Một số lỗ hổng sẽ bị lợi dụng để tấn công DDos

Một số lỗ hổng thường bị lợi dụng để tấn công DDoS phổ biến như:

Một số lỗ hổng sẽ bị lợi dụng để tấn công DDos

Lỗ hổng Monoculture

Trong lĩnh vực kinh tế và công nghệ, monoculture ám chỉ việc tập trung vào một phương pháp hay hệ thống tạo ra giá trị duy nhất, dẫn đến sự đồng nhất trong môi trường vận hành. Trong bối cảnh IT hiện đại, đặc biệt với sự phát triển của đám mây và ảo hóa, monoculture trở nên phổ biến khi các tổ chức tạo ra một hệ thống duy nhất và triển khai trên nhiều hệ thống khác nhau. Điều này đồng nghĩa với việc hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm phiên bản giống nhau tồn tại trong cùng một môi trường.

Sự đồng nhất này khiến các hệ thống trở nên dễ bị tấn công hơn bởi hacker. Một lỗ hổng nhỏ trong hệ thống monoculture có thể trở thành cánh cửa lớn để hacker khai thác và gây thiệt hại trên diện rộng. Đặc biệt, trong các cuộc tấn công DDoS, monoculture trở thành mục tiêu lý tưởng vì chỉ cần một phần mềm độc hại nhỏ, hacker có thể tấn công đồng thời nhiều hệ thống lớn, làm quá tải máy chủ và khiến các dịch vụ không thể hoạt động.

Lỗ hổng Technical debt

Lỗ hổng Technical debt là thuật ngữ mô tả những vấn đề chưa được giải quyết trong hệ thống công nghệ, thường phát sinh khi các tổ chức bỏ qua các bước quan trọng trong quá trình triển khai phần mềm, dịch vụ đám mây hoặc máy chủ web. Điều này thường xảy ra nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí, nhưng hậu quả lại rất lớn. Khi các vấn đề như cấu hình không đầy đủ, bảo mật lỏng lẻo, hoặc phần mềm không được vá lỗi kịp thời không được giải quyết, chúng tạo ra lỗ hổng, biến hệ thống trở thành mục tiêu dễ dàng cho các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là tấn công DDoS.

Ví dụ, nhiều thiết bị IoT (Internet of Things) được thiết kế với khả năng kết nối mạnh mẽ nhưng lại bị bỏ qua các yếu tố bảo mật cơ bản như thiết lập mật khẩu mặc định. Và hacker dễ dàng chiếm quyền điều khiển, biến những thiết bị này thành botnet để thực hiện các cuộc tấn công DDoS quy mô lớn. Hậu quả là toàn bộ hệ thống bị quá tải, dịch vụ không thể hoạt động, và làm ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.

Lỗ hổng Complexity

Độ phức tạp cao trong hệ thống là một con dao hai lưỡi, nó có thể cung cấp nhiều tính năng và khả năng kết nối linh hoạt, nhưng cũng tạo ra các lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng nếu không được quản lý cẩn thận. Khi hệ thống được xây dựng vội vàng hoặc thiếu sự kiểm tra kỹ lưỡng, các liên kết và cấu trúc phức tạp dễ dẫn đến mất kiểm soát thông tin. Điều này làm tăng nguy cơ lỗi phần mềm và các lỗ hổng bảo mật, đặc biệt khi hệ thống kết nối với nhiều đám mây hoặc dịch vụ khác. Những lỗ hổng này trở thành điểm yếu để hacker khai thác, thực hiện các cuộc tấn công DDoS, gây gián đoạn hoặc làm tê liệt toàn bộ hệ thống mạng.

Tấn công từ chối dịch vụ không chỉ để lại hậu quả xấu cho website mà còn gây ảnh hưởng nặng nề đến việc kinh doanh, lợi nhuận và uy tín của công ty doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên mang thông tin hữu ích đến bạn, giúp bạn hiểu được DDoS là gì, phân biệt được Dos và DDoS cũng như các cách để nhận biết và phòng tránh bị tấn công từ chối dịch vụ.

Kết nối với mình qua

Mình là Võ Nguyên Thoại, hiện tại đang là Co-founder và CTO của MONA Host - công ty chuyên cung cấp các dịch vụ cloud hosting, vps và hạ tầng thuộc phân khúc cao cấp tại thị trường Việt Nam, đồng thời cũng là Group CTO của The MONA, công ty chủ quản của MONA Media, MONA Software và MONA Host, với hệ sinh thái đầy đủ và hoàn chỉnh để phát triển doanh nghiệp trên môi trường internet.

Với kinh nghiệm làm việc chuyên sâu hơn 15 năm trong lĩnh vực CNTT, trải dài từ mảng hạ tầng, hệ thống, phát triển phần mềm và devops, Thoại mong muốn đóng góp các kinh nghiệm và kiến thức của mình tại Mona để xây dựng một hạ tầng CNTT với các trải nghiệm mới, cao cấp hơn, mượt mà hơn, tin cậy hơn và xoá bỏ khoảng cách giữa các doanh nghiệp và công cuộc chuyển đổi số với đội ngũ chuyên viên kỹ thuật cao luôn hỗ trợ khách hàng 24/7.

Hy vọng với những kiến thức, hiểu biết Thoại chia sẻ sẽ hữu ích đến các bạn độc giả quan tâm!

Bài viết liên quan

PHPMyAdmin Là Gì? Các Bước Cài Đặt PHPMyAdmin Chi Tiết
17 Tháng Một, 2025
PHPMyAdmin Là Gì? Các Bước Cài Đặt PHPMyAdmin Chi Tiết
PHPMyAdmin được biết đến là một công cụ quản lý cơ sở dữ liệu MySQL phổ biến, hỗ trợ trên hầu hết các hệ điều hành. Với giao diện web trực quan và thân thiện, người dùng dễ dàng nhập, xuất và thao tác với dữ liệu theo nhiều định dạng khác nhau. Để có...

MONA.Host

Giao Thức UDP Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Ứng Dụng Của UDP
10 Tháng Một, 2025
Giao Thức UDP Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Ứng Dụng Của UDP
User Datagram Protocol (UDP) là một trong hai giao thức chính để truyền dữ liệu qua mạng Internet, cùng với TCP (Transmission Control Protocol). Trong bài viết này, MONA Host sẽ chia sẻ chi tiết về UDP là gì, các đặc điểm nổi bật và ứng dụng thực tế của giao thức này mang lại...

Võ Nguyên Thoại

Lỗi 405 Not Allowed Là Gì? Cách Khắc Phục Lỗi HTTP Error 405
17 Tháng Mười Hai, 2024
Lỗi 405 Not Allowed Là Gì? Cách Khắc Phục Lỗi HTTP Error 405
Lỗi 405 là một trong những lỗi phổ biến thường gặp và gây trở ngại cho quá trình trải nghiệm internet của người dùng. “HTTP verb used to access this page is not allowed” mã trạng thái HTTP phản ánh rằng máy chủ đã nhận được yêu cầu nhưng từ chối xử lý vì phương...

Võ Nguyên Thoại

Lỗi 522 Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Error 522
16 Tháng Mười Hai, 2024
Lỗi 522 Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Error 522
Lỗi 522 là lỗi thường gặp khi truy cập website và làm gián đoạn kết nối giữa máy chủ và trình duyệt. Khi xảy ra lỗi này, trang website sẽ không tải được và hiển thị thông báo “Connection Timed Out”. Vậy cụ thể lỗi 522 là gì? Khắc phục lỗi Error 522 như thế...

Võ Nguyên Thoại

Cơ Chế Bảo Mật HSTS Là Gì? Cài Đặt HSTS Cho Nginx Chi Tiết
16 Tháng Mười Hai, 2024
Cơ Chế Bảo Mật HSTS Là Gì? Cài Đặt HSTS Cho Nginx Chi Tiết
Nhằm tăng cường bảo mật thông tin, áp dụng các giao thức an toàn là yêu cầu thiết yếu để bảo vệ thông tin quan trọng của người dùng và dữ liệu trực tuyến của cá nhân hay doanh nghiệp. Một trong những giải pháp bảo mật được áp dụng phổ biến hiện nay là...

Võ Nguyên Thoại

Lỗi 400 Là Gì? Cách Khắc Phục error 400 Bad Request Hiệu Quả
13 Tháng Mười Hai, 2024
Lỗi 400 Là Gì? Cách Khắc Phục Error 400 Bad Request Hiệu Quả
Lỗi 400 là gì? Bạn đã bao giờ gặp phải thông báo "400 Bad Request" hoặc "HTTP Error 400 Bad Request" khi truy cập một trang web nào đó chưa? Đây là một lỗi khá phổ biến, gây gián đoạn và ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng khi truy cập vào website của...

Võ Nguyên Thoại

Ổ Cứng NAS Là Gì? Khác Biệt Giữa NAS, SAN, Cloud Và DAS
11 Tháng Mười Hai, 2024
Ổ Cứng NAS Là Gì? Khác Biệt Giữa NAS, SAN, Cloud Và DAS
Trong thời đại công nghệ 4.0 bùng nổ như hiện nay thì nhu cầu lưu trữ dữ liệu và chia sẻ dữ liệu an toàn là mối quan tâm hàng đầu của người dùng. Bên cạnh những phương thức lưu trữ dữ liệu phổ biến như USB, ổ cứng di động,...thì thiết bị lưu trữ...

Võ Nguyên Thoại

Let’s Encrypt Là Gì? Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Tạo Let’s Encrypt SSL
09 Tháng Mười Hai, 2024
Let’s Encrypt Là Gì? Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Tạo Let’s Encrypt SSL
Let’s Encrypt là một cơ quan cấp chứng chỉ SSL/TLS miễn phí được nhiều cá nhân và doanh nghiệp sử dụng, nhằm mục đích thúc đẩy quá trình truyền tải dữ liệu trên Internet an toàn và hiệu quả hơn. Được thành lập bởi Internet Security Research Group (ISRG), Let’s Encrypt mang đến giải pháp...

MONA.Host

IDS Là Gì? Khác Biệt Giữa IDS, IPS và Tường Lửa Chi Tiết
04 Tháng Mười Hai, 2024
IDS Là Gì? Khác Biệt Giữa IDS, IPS và Tường Lửa Chi Tiết
Trước bối cảnh công nghệ 4.0 ngày càng phát triển, song song với nhiều lợi ích vượt trội mà nền tảng số mang lại thì đây cũng là môi trường màu mỡ đối với những kẻ hacker đang nhắm đến hàng triệu website hay dữ liệu được lưu trữ trên internet. Để bảo vệ hệ...

Võ Nguyên Thoại

SaaS Là Gì? Tất Tần Tật Điều Cần Biết Về Software as a Service
04 Tháng Mười Hai, 2024
SaaS Là Gì? Tất Tần Tật Điều Cần Biết Về Software as a Service
Trong thời kỳ công nghệ 4.0 bùng nổ, các phần mềm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tối ưu hóa hoạt động doanh nghiệp. Trong số đó có thể kể đến như phần mềm trên nền tảng đám mây SaaS được ứng dụng rộng rãi nhờ tính năng mở rộng và tiện ích...

Võ Nguyên Thoại

PaaS Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa IaaS, SaaS Và PaaS Chi Tiết
04 Tháng Mười Hai, 2024
PaaS Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa IaaS, SaaS Và PaaS Chi Tiết
Trong bối cảnh công nghệ phát triển không ngừng, PaaS trở thành giải pháp đáng chú ý đối với các nhà phát triển phần mềm và doanh nghiệp. PaaS không đơn thuần là một mô hình dịch vụ đám mây, mà là nền tảng toàn diện cho giúp cho quá trình phát triển, triển khai...

Võ Nguyên Thoại

Load Balancing Là Gì? Cách Tối Ưu Năng Suất Hoạt Động Của Server
02 Tháng Mười Hai, 2024
Load Balancing Là Gì? Cách Tối Ưu Năng Suất Hoạt Động Của Server
Khi hệ thống doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, lượng người dùng truy cập ngày càng tăng, doanh nghiệp cần đảm bảo hệ thống máy chủ hoạt động mượt mà, không bị gián đoạn. Đây chính là lúc load balancing phát huy vai trò quan trọng của mình. Cân bằng tải giúp phân phối đều...

Võ Nguyên Thoại

Nhận các thông báo mới từ MONA.Host?

Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi

    Email
    Họ tên