0
Blog

20 Tháng Hai, 2023

SSL là gì? Những điều cần biết về chứng chỉ số SSL

Ngày nay vấn đề bảo mật trên không gian mạng là yếu tố đầu tiên được tất cả người dùng quan tâm. Vì thế chứng chỉ số SSL trở thành kim chỉ nam mở ra hướng đi cho các doanh nghiệp để có thể xây dựng được lòng tin của khách hàng. Trong bài viết này hãy cùng Mona Host tìm hiểu kỹ hơn về chứng chỉ số SSL là gì và những thông tin cơ bản về loại chứng chỉ này.

SSL là gì?

SSL (Secure Sockets Layer) là một tiêu chuẩn của công nghệ bảo mật và truyền thông tạo ra một liên kết được mã hóa giữa máy chủ web và trình duyệt. Tiêu chuẩn SSL hoạt động nhằm đảm bảo các dữ liệu truyền tải giữa máy chủ và trình duyệt web của người dùng được riêng tư, tách rời và an toàn. Hiện nay, SSL là một tiêu chuẩn công nghiệp được sử dụng để bảo mật cho hàng triệu trang web trên toàn cầu để bảo vệ các giao dịch trực tuyến, dữ liệu truyền đi trong môi trường internet được bảo mật an toàn.

Chứng chỉ số SSL khi được cài trên website của doanh nghiệp sẽ cho phép khách hàng truy cập có thể xác minh được độ tin cậy, tính xác thực của website đồng thời đảm bảo cho mọi thông tin, dữ liệu trao đổi giữa website và khách hàng đều được mã hóa để tránh nguy cơ bị can thiệp hay đánh cắp thông tin.

Do đó nếu bạn đã từng truy cập vào một website của một cửa hàng, một doanh nghiệp nào đó có sử dụng https:// trên thanh địa chỉ nghĩa là bạn đã tạo một kết nối an toàn qua SSL, cho nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì mọi thông tin được trao đổi giữa bạn và website đó đều được bảo mật.

Vai trò của chứng chỉ số SSL là gì?

Tìm hiểu về vai trò của SSL

Sau khi đã biết được SSL là gì? Chắc hẳn các bạn đã phần vào hiểu được vai trò cơ bản của chứng chỉ số SSL đối với website. Cụ thể, chứng chỉ này nắm giữ những vai trò sau đây:

Mã hóa thông tin nhạy cảm

SSL có vai trò mã hóa cho những thông tin nhạy cảm khi gửi qua Internet và chỉ có người nhận được chỉ định mới có thể hiểu nó. Khi các thông tin chưa được mã hóa với chứng chỉ SSL thì khi thông tin đó được truyền từ máy tính này sang máy tính khác rồi đến một máy chủ đích mọi thông tin như thẻ tín dụng, tên tài khoản, mật khẩu đều có thể nhìn thấy và dễ dàng bị lấy cắp thông tin. Chỉ khi sử dụng SSL thì thông tin mới được mã hóa và tất cả mọi người ngoại trừ máy chủ mà thông tin đang được gửi đến đều không thể đọc được.

Cung cấp tính xác thực

Ngoài vai trò mã hóa ra, chứng chỉ SSL còn cung cấp tính xác thực cho website. Điều này sẽ giúp bạn chắc chắn trong việc mình đang gửi thông tin đến đúng máy chủ chứ không phải là một kẻ nào đó đang giả mạo và cố gắng ăn cắp thông tin của bạn.

Mang lại sự tin cậy

Bạn sẽ nhận được những tín hiệu từ các trình duyệt web cho biết kết nối của bạn đang được đảm bảo qua biểu tượng khóa hoặc một thanh màu xanh lá cây. Đây cũng là một trong những vai trò chính của chứng chỉ SSL, nhờ đó mà khách hàng sẽ tin tưởng trang web hơn và tăng khả năng gắn bó cũng như mua hàng lâu dài.

Các loại SSL phổ biến

Tổ chức phát hành chứng chỉ (Certificate Authority – CA) là đơn vị xử lý chứng chỉ SSL. Hiện nay có rất nhiều loại chứng chỉ SSL và sự khác nhau giữa các loại nằm ở miền mà chúng bảo vệ.

EV – Extended Validated

Extended Validated là gì

Biểu tượng của chứng chỉ EV là hình ổ khóa, https://, tên doanh nghiệp và tên quốc gia trên thanh URL để tránh bị nhầm với một trang web spam. Chi phí dành cho chứng chỉ này khá đắt nhưng đổi lại có mức độ bảo mật cao nhất trong việc chứng minh tính hợp pháp của miền. Chứng chỉ này là bắt buộc đối với những trang web liên quan đến xử lý giao dịch để không vi phạm pháp luật và hoạt động kinh doanh hợp pháp.

OV – Organization Validated

OV xác minh xác thực miền của bạn bằng mã hóa cấp trung với biểu tượng là hình ổ khóa màu xanh lục và tên doanh nghiệp. Loại chứng chỉ này có bằng cấp mã hóa gần giống như EV nhưng tài chính sẽ ít hơn một chút.

DV – Domain Validated

DV là loại chứng chỉ cung cấp mã hóa ở mức thấp. Quá trình này diễn ra rất nhanh chóng và dễ dàng. Chỉ cần nộp một vài tài liệu của công ty thì ngay lập tức CA sẽ xem xét các quyền của người nộp đơn. Những với loại chứng chỉ này, miền có quyền truy cập hạn chế để xem dữ liệu về danh tính người dùng.

Chứng chỉ Wildcard

Wildcard là một loại chứng chỉ ký tự đại diện có khả năng bảo vệ cho miền và các miền phụ cấp đầu tiên của miền đó. Loại chứng chỉ này tiết kiệm hơn những loại chứng chỉ khác do có bao gồm các miền phụ không giới hạn.

UCC – Unified Communications

UCC có chức năng kết nối máy chủ với trình duyệt liên quan đến một chủ sở hữu miền. Chứng chỉ loại này cho phép nhiều tên miền trên cùng một chứng chỉ. Điểm khác biệt của UCC với các loại chứng chỉ khác là nó có khả năng bảo phủ với 100 tên miền.

Single Domain

Đúng như cái tên của nó Single Domain chỉ có thể bảo vệ một tên miền. Vì vậy chứng chỉ này không thể sử dụng cho các tên miền phụ hoặc tên miền khác.

Lợi ích khi sử dụng SSL

Những lợi ích nổi bật khi sử dụng chứng chỉ SSL:

Hạn chế sự tấn công của hacker

Trong thời đại công nghệ như hiện nay, không thể tránh khỏi những website mạo danh, lừa đảo được tạo ra với mục đích chuộc lợi bất chính. Với mức độ tinh vi ngày càng cao chắc chắn sẽ rất khó để phát hiện ra nếu không có kỹ thuật trực quan tốt. Lúc này, chỉ có chứng chỉ SSL mới là dấu hiệu giúp người dùng nhận biết được đâu là website giả mạo. Từ đó giúp họ tránh xa và không trở thành “miếng mồi ngon” cho những kẻ lừa đảo. Bên cạnh đó, chứng chỉ SSL cũng sẽ giúp cho các doanh nghiệp bảo vệ được website trước nguy cơ bị nghe trộm hay các cuộc tấn công man-in-the-middle của các hacker.

Lợi ích của SSL - Mô tả cuộc tấn công man-in-the-middle của các hacker

Nâng cao giá trị thương hiệu và cải thiện thứ hạng website

Tính đến thời điểm hiện tại Google đã chính thức cập nhật thuật toán thêm giao thức HTTPS trở thành một trong tiêu chí để đánh giá xếp hạng website. Để Ngoài ra, khi website được cài chứng chỉ SSL, website sẽ thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm so với các trang web không cài chứng chỉ. Đó chính là lý do khi sử dụng chứng chỉ SSL thứ hạng của website sẽ được cải thiện đáng kể.

>>Xem hướng dẫn cách đăng ký HTTPS cho website TẠI ĐÂY.

Chưa hết, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp cũng sẽ được cải thiện đáng kể trong mắt của khách hàng và các đối tác kinh doanh. Vì thế, giờ đây thay vì phải đắn đo lo lắng về mức độ đáng tin cậy, an toàn như trước đây thì khách hàng sẽ tự tin hơn khi mua hàng cũng như hợp tác với doanh nghiệp.

Xây dựng uy tín cho doanh nghiệp với nhiều cấp độ chứng thực khác nhau

Lợi ích của chứng chỉ số SSL được nhắc đến nhiều nhất chắc chắn là xây dựng sự uy tín cho doanh nghiệp. Khách hàng ngày nay có ý thức rất cao về an toàn và bảo mật mỗi khi giao dịch trực tuyến. Chính vì thế doanh nghiệp cũng phải chú trọng nhiều hơn trong lĩnh vực này để tăng yếu tố niềm tin cho khách hàng.

Bài viết trên đây chúng tôi đã giới thiệu chi tiết những thông tin cơ bản về chứng chỉ số SSL. Hy vọng qua đây các bạn đã hiểu hơn về loại chứng chỉ này, biết được vai trò, lợi ích của SSL là gì cũng như biết cách để bảo vệ khách hàng, website, dữ liệu, tạo dựng và duy trì được niềm tin của khách hàng.

>>Để kiểm tra chứng chỉ SSL cho website của bạn, hãy tham khảo bài viết sau: Vì sao chúng ta cần sử dụng SSL? Cách kiểm tra chứng chỉ SSL

Bài viết liên quan

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona
Giỏ hàng của bạn

Giỏ hàng trống!