Vấn đề bản quyền luôn vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh online. Cùng với sự phát triển của cách mạng kỹ thuật số, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đang đứng trước nhiều thách thức lớn. Để ngăn chặn vấn đề này, DRM chính là giải pháp hữu hiệu với tính năng nổi bật kiểm soát việc phân phối nội dung và chống sao chép hình ảnh, video trái phép. Hãy cùng MONA Host tìm hiểu DRM là gì để hiểu rõ hơn về công nghệ quản lý quyền kỹ thuật số này nhé.

DRM là gì?

DRM (Digital Rights Management) hay quản lý quyền kỹ thuật số, là một tập hợp các công nghệ được sử dụng để kiểm soát việc truy cập, sử dụng , phân phối nội dung kỹ thuật số trên môi trường interner. DRM bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các nội dung số giúp ngăn chặn hành vi sao chép, chỉnh sửa, và phân phối trái phép các tài liệu có bản quyền như âm nhạc, phim ảnh, sách điện tử, và phần mềm. Hiểu đơn giản hơn thì digital rights management được phát triển với mục đích kiểm soát hành vi của người dùng trong việc truy cập và sử dụng nội dung số có bản quyền.

DRM là gì?

Các biện pháp mà DRM ứng dụng để bảo vệ nội dung số cụ thể như:

  • Mã hóa nội dung: DRM sử dụng thuật toán mã hóa dữ liệu chỉ những người dùng được ủy quyền mới có thể giải mã và truy cập được vào nội dung đó nhằm ngăn chặn truy cập trái phép.
  • Quản lý việc phân phối nội dung bản quyền: DRM sẽ quản lý và theo dõi việc phân phối nội dung đến người dùng, đảm bảo chỉ những người dùng được cấp quyền truy cập hợp lệ mới có thể sử dụng nội dung có bản quyền.
  • Kiểm soát quyền hành vi người dùng: DRM sử dụng biện pháp bảo vệ watermarking để kiểm soát hành vi, hoạt động của người dùng truy cập, bất kể user nào truy cập vào tài liệu, hoặc thời gian truy cập trong bao lâu, DRM sẽ hiển thị thông tin chi tiết cho quản trị viên.

Công nghệ DRM giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo các nhà sản xuất nội dung có thể kiểm soát được nội dung. DRM sẽ cung cấp cho người dùng thông tin theo cấu trúc tiêu chuẩn cụ thể như sau:

  • Mô tả dữ liệu: Cung cấp phương tiện để mô tả dữ liệu một cách chi tiết và thống nhất, hỗ trợ việc khám phá và chia sẻ dữ liệu dễ dàng hơn.
  • Bối cảnh dữ liệu: Phân loại dữ liệu theo các đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám phá dữ liệu.
  • Chia sẻ dữ liệu: Hỗ trợ quyền truy cập và trao đổi dữ liệu giữa các bên.

>> Watermark Là Gì? Hướng Dẫn Thêm Watermark Vào Ảnh Và Video

Tầm quan trọng của DRM trong kỷ nguyên số

Có thể thấy, trong thời đại số hiện nay, việc ăn cắp video đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng gây thiệt hại lớn cho các nhà sản xuất nội dung. Những video có giá trị bị sao chép và phát tán trái phép, làm giảm đi nguồn thu hợp pháp và ảnh hưởng đến uy tín của các thương hiệu.

Tầm quan trọng của DRM trong kỷ nguyên số

Để đối phó với tình trạng này, việc áp dụng công nghệ quản lý quyền kỹ thuật số (DRM) trở nên cực kỳ quan trọng. DRM giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng cách mã hóa và kiểm soát quyền truy cập vào video, đảm bảo chỉ những người dùng được cấp phép mới có thể xem nội dung.

Nhờ vậy, DRM không chỉ bảo vệ lợi ích của nhà sản xuất mà còn góp phần tạo ra một môi trường số lành mạnh, khuyến khích sự sáng tạo và phát triển bền vững của ngành công nghiệp nội dung số.

Cách hoạt động của DRM diễn ra như thế nào?

DRM hoạt động bằng cách mã hóa các tệp tin thông qua secret key. Khi người dùng có nhu cầu sử dụng nội dung file có bản quyền đó, sẽ có một ứng dụng riêng biệt có tính năng đọc và giải mã file đó. Quá trình giải mã file hoàn tất lúc này người dùng có thể đọc được nội dung. Cụ thể, quá trình hoạt động của DRM diễn ra như sau:

Cách hoạt động của DRM diễn ra như thế nào?

Mã hóa (màu đỏ):

  • Người dùng yêu cầu hệ thống DRM cung cấp khóa mã hóa (eKey).
  • Tiếp đến, người dùng sẽ sử dụng Encryption key để mã hóa tệp tin.
  • Tệp tin đã mã hóa được chia sẻ khi người dùng có nhu cầu sử dụng.
  • Đôi khi, Encryption key được tạo bởi người đóng gói file. Sau đó eKey đó được lưu trữ trên hệ thống DRM.

Giải mã (màu xanh):

  • Người dùng mở tệp tin bằng một ứng dụng riêng biệt và truy cập nội dung đã được mã hóa khi có nhu cầu sử dụng.
  • Ứng dụng chuyên biệt sẽ tải nội dung mã hóa về, sau đó sẽ gửi yêu cầu đến hệ thống DRM cung cấp khóa giải mã (dKey) sau khi nhận được eKey.
  • Nếu quá trình xác thực hoàn tất, hệ thống DRM cung cấp dKey cho ứng dụng nhằm giải mã file DRM, giúp người dùng sử dụng nội dung đó.

Tại sao cần sử dụng công nghệ DRM?

Trước thách thức từ vấn nạn sao chép trái phép và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ mạng, công nghệ DRM như một giải pháp “cứu cánh” để bảo vệ bản quyền nội dung số hiện nay. Sử dụng công nghệ quản lý quyền kỹ thuật số này đem lại rất nhiều lợi ích cho người dùng cụ thể như:

Tại sao cần sử dụng công nghệ DRM?

Bảo vệ bản quyền nội dung số và chống vi phạm bản quyền

Áp dụng hệ thống DRM giúp ngăn chặn việc sao chép và phân phối nội dung số một cách trái phép, từ đó bảo vệ bản quyền cho những người sáng tạo nội dung. Đơn vị sản xuất có thể kiểm soát sản phẩm của mình một cách chặt chẽ hơn nhằm bảo vệ giá trị của nội dung không bị đánh cắp.

Quản lý quyền truy cập

DRM cho phép các chủ sở hữu nội dung thiết lập những quy định cụ thể về cách thức và thời điểm mà người dùng có thể tiếp cận và sử dụng nội dung đó. Công nghệ bảo mật này cung cấp khả năng kiểm soát nghiêm ngặt đối với việc phân phối và sử dụng nội dung, giúp ngăn chặn việc sao chép trái phép hoặc lạm dụng chất xám.

Bảo vệ nguồn thu nhập cho nhà cung cấp nội dung và nhà phân phối

Các doanh nghiệp và nhà sáng tạo nội dung luôn phải đối diện với nguy cơ mất doanh thu do hành vi đánh cắp sản phẩm số, sau đó phân phối hoặc bán với giá cực rẻ. Vì vậy, việc áp dụng công nghệ quản lý kỹ thuật số DRM không chỉ giúp bảo vệ nội dung và chất xám mà còn đảm bảo nguồn thu nhập cho chủ sở hữu được duy trì lâu dài.

Kiểm soát việc phân phối và sử dụng nội dung hợp pháp

Ngoài việc hạn chế truy cập trực tiếp vào nội dung, DRM còn đảm bảo rằng những người được ủy quyền xem video của bạn không thể phân phối chúng cho những người không được phép. DRM hoạt động bằng cách mã hóa nội dung và chỉ cung cấp khóa giải mã cho những người được ủy quyền.

Bảo vệ hình ảnh thương hiệu

Việc cho phép người dùng tự do truy cập, chỉnh sửa và phân phối nội dung có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí làm ảnh hướng đến hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp với người dùng. Do đó, việc sử dụng DRM bảo vệ nội dung cũng như bảo vệ hình ảnhthương hiệu điều cần thiết nếu doanh nghiệp muốn tránh khỏi những hậu quả không mong muốn xảy ra.

Công Nghệ DRM được ứng dụng phổ biến trong những lĩnh vực nào?

Khi công nghệ ngày càng phát triển thì việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là một thách thức lớn đối với các nhà sản xuất nội dung và nhà phân phối. Công nghệ DRM ra đời và nhanh chóng được áp dụng rộng rãi trong đa dạng lĩnh vực khác nhau.

Ngành công nghiệp âm nhạc và video

Công nghệ DRM đã được ứng dụng rộng rãi trong việc phân phối nhạc số, phim ảnh, và các chương trình truyền hình để bảo vệ bản quyền và kiểm soát quyền truy cập của người dùng. Các dịch vụ phát nhạc trực tuyến như Spotify và Apple Music sử dụng DRM để mã hóa nội dung và chỉ cho phép phát lại trên các thiết bị được ủy quyền.

Ngành công nghiệp âm nhạc và video ứng dụng DRM

Netflix và Amazon Prime Video áp dụng công nghệ DRM để bảo vệ các bộ phim và chương trình truyền hình khỏi việc bị tải về và chia sẻ bất hợp pháp. Người dùng Netflix chắc hẳn đã quen thuộc với tình trạng không thể quay chụp màn hình khi sử dụng ứng dụng, đó là vì sự can thiệp của công nghệ quản lý quyền kỹ thuật số DRM.

Tuy nhiên, việc sử dụng DRM cũng có thể làm ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Người dùng có thể gặp khó khăn khi muốn chuyển đổi nội dung sang các thiết bị khác hoặc chia sẻ nội dung với người thân. Mặt khác, DRM giúp các nhà cung cấp dịch vụ bảo vệ doanh thu và khuyến khích người dùng trả phí cho nội dung chất lượng.

Ngành xuất bản sách điện tử

Trong ngành xuất bản sách điện tử, DRM đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bản quyền và chống sao chép nội dung. Các định dạng sách điện tử phổ biến sử dụng DRM bao gồm EPUB và PDF.

Mỗi loại định dạng có ưu và nhược điểm riêng. Ví dụ, EPUB cho phép khả năng điều chỉnh linh hoạt hơn về mặt bố cục và hiển thị, trong khi PDF thường giữ nguyên định dạng cố định của nội dung.

Một ví dụ cụ thể về công nghệ DRM trong sách điện tử là Watermarking, nơi mà thông tin về người mua được nhúng vào nội dung sách. Điều này giúp theo dõi và ngăn chặn việc chia sẻ trái phép, mà không gây ra nhiều phiền toái cho người dùng hợp pháp.

Lĩnh vực giáo dục và đào tạo trực tuyến

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trực tuyến, DRM được ứng dụng để kiểm soát việc phân phối tài liệu học tập, bài giảng và quản lý quyền truy cập của người học. Một ví dụ điển hình khi áp dụng DRM vào giáo dục là website Khanhhung Academy hiện đang áp dụng công nghệ MONA DRM cực kỳ hiệu quả nhằm bảo vệ nội dung bài giảng và tài liệu học tập tránh khỏi việc bị sao chép và phân phối trái phép.

Lĩnh vực giáo dục và đào tạo trực tuyến ứng dụng MONA DRM

Tuy nhiên, việc triển khai DRM trong môi trường giáo dục cũng gặp phải một số thách thức. Một trong số đó là làm thế nào để cân bằng giữa việc bảo vệ nội dung và đảm bảo trải nghiệm học tập tốt nhất cho người học. Giải pháp thường được áp dụng đó là sử dụng các nền tảng học tập tích hợp sẵn công nghệ DRM, cho phép kiểm soát quyền truy cập một cách linh hoạt và hiệu quả, đồng thời cung cấp trải nghiệm học tập mượt mà cho người dùng. Cùng khám ngay công nghệ MONA DRM để bạn bảo vệ nội dung giá trị mà bạn mang đến cho người dùng nhé.

>> Giải Pháp Server Chặn Download Video Bản Quyền MONA MVP

Đặc tính nổi bật của công nghệ MONA DRM là gì?

Hiện tại, số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tích hợp DRM vào các website của khách hàng mới chỉ đếm trên đầu ngón tay ở Việt Nam. MONA Host tự hào là một trong những đơn vị cung cấp công nghệ MONA DRM đang dẫn đầu xu hướng này trên thị trường. Công nghệ MONA DRM không chỉ ngăn chặn download video và quay chụp màn hình trái phép mà còn sở hữu nhiều tính năng nổi bật khác, thậm chí được đánh giá cao hơn các giải pháp DRM quốc tế:

Đặc tính nổi bật của công nghệ MONA DRM
  • Gán token, re-check và tích hợp AI: Hệ thống sử dụng công nghệ token và AI để ngăn chặn việc tải xuống video nếu không có mật khẩu chính xác.
  • Hiển thị Dynamic Watermark: Thêm dữ liệu người dùng vào video giúp xác định nguồn gốc của video bị rò rỉ, cung cấp bằng chứng hợp pháp để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hoặc thực hiện các yêu cầu DMCA.
  • Hiển thị “FBI warning”: Hệ thống có tính năng hiển thị “Cảnh báo” để ngăn chặn việc quay lén bằng các công cụ quay video.
  • Mã hóa video: Bảo vệ video với nhiều lớp an ninh, bao gồm mã hóa SSL cho an toàn trực tuyến, mã hóa DRM cho nội dung chất lượng cao và mã hóa ứng dụng và website để ngăn chặn các cuộc tấn công phức tạp.
  • Công nghệ bảo mật Widevine và Fairplay: Ngăn chặn quay màn hình từ phần cứng, bảo vệ nội dung hiệu quả trên nhiều nền tảng, trình duyệt và thiết bị.
  • Tương thích với mọi nền tảng: Công nghệ MONA DRM đảm bảo tương thích trên nhiều hệ điều hành và thiết bị khác nhau, giúp tối ưu trải nghiệm người dùng.

Các câu hỏi thường gặp về DRM là gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu DRM là gì, cách hoạt động và những lợi ích công nghệ quản lý quyền kỹ thuật số đem lại, người dùng thông thường sẽ có một số thắc mắc phổ biến khác dưới đây.

DRM key là gì?

DRM key (Digital Rights Management Key) là một chuỗi mã hóa được sử dụng để quản lý quyền truy cập vào nội dung số. Chủ sở hữu nội dung tạo ra DRM key nhằm xác định liệu người dùng có được phép truy cập vào nội dung đó hay không.

Thường thì DRM key được áp dụng để bảo vệ nội dung số khỏi việc sao chép, phân phối và sử dụng trái phép. Ví dụ, DRM key có thể hạn chế số lần phát nhạc, xem phim hoặc kiểm soát việc sử dụng nội dung trên các thiết bị khác nhau.

DRM bảo vệ những gì?

Bạn có thể sử dụng DRM để bảo vệ hầu hết các loại phương tiện hoặc nội dung trực tuyến. Một số nội dung có thể được bảo vệ bao gồm: Sách điện tử, Nhạc, Video, Hình ảnh, Tệp PDF,…

Làm thế nào để kiểm tra xem video có được bảo vệ DRM trong Windows 10 không?

Để kiểm tra xem video có được bảo vệ bởi công nghệ DRM trong Windows 10 hay không, bạn cần thực hiện qua những bước sau:

  • Bước 1: Chọn tệp phương tiện mà bạn mong muốn
  • Bước 2: Nhấn chuột phải vào tệp và chọn ‘Properties
  • Bước 3: Chọn tab ‘Details‘ và cuộn xuống mục ‘Protected
  • Bước 4: Trường ‘Protected‘ sẽ hiển thị ‘Yes‘ hoặc ‘No‘. ‘Yes’ chỉ ra rằng tệp được bảo vệ bằng DRM.

Hi vọng qua bài viết này của MONA Host, bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm DRM là gì và tầm quan trọng của công nghệ này trong hoạt động bảo vệ nội dung số. Bằng cách áp dụng DRM, các doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng nội dung của họ được bảo vệ một cách hiệu quả, từ đó tăng cường sự tin tưởng của người dùng và khách hàng. DRM không chỉ giúp bảo vệ tác quyền cho nhà sáng tạo nội dung mà còn thúc đẩy sự phát triển công bằng và bền vững trong ngành công nghiệp số.

Kết nối với mình qua

Mình là Võ Nguyên Thoại, hiện tại đang là Co-founder và CTO của MONA Host - công ty chuyên cung cấp các dịch vụ cloud hosting, vps và hạ tầng thuộc phân khúc cao cấp tại thị trường Việt Nam, đồng thời cũng là Group CTO của The MONA, công ty chủ quản của MONA Media, MONA Software và MONA Host, với hệ sinh thái đầy đủ và hoàn chỉnh để phát triển doanh nghiệp trên môi trường internet.

Với kinh nghiệm làm việc chuyên sâu hơn 15 năm trong lĩnh vực CNTT, trải dài từ mảng hạ tầng, hệ thống, phát triển phần mềm và devops, Thoại mong muốn đóng góp các kinh nghiệm và kiến thức của mình tại Mona để xây dựng một hạ tầng CNTT với các trải nghiệm mới, cao cấp hơn, mượt mà hơn, tin cậy hơn và xoá bỏ khoảng cách giữa các doanh nghiệp và công cuộc chuyển đổi số với đội ngũ chuyên viên kỹ thuật cao luôn hỗ trợ khách hàng 24/7.

Hy vọng với những kiến thức, hiểu biết Thoại chia sẻ sẽ hữu ích đến các bạn độc giả quan tâm!

Bài viết liên quan

Your Connection Is Not Private: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
25 Tháng Hai, 2025
Your Connection Is Not Private: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
"Your connection is not private" là một trong những thông báo lỗi bảo mật thường gặp nhất khi người dùng truy cập vào các website thông qua trình duyệt như Chrome, Microsoft Edge hay Cốc Cốc. Lỗi này xuất hiện khi trình duyệt không thể xác minh được tính an toàn và bảo mật kết...

Võ Nguyên Thoại

Loopback là gì? Điểm khác biệt giữa Loopback và Localhost
18 Tháng Hai, 2025
Loopback Là Gì? Điểm Khác Biệt Giữa Loopback Và Localhost
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin và phát triển phần mềm, Loopback và Localhost là hai thuật ngữ quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng. Để giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan và toàn diện hơn, trong bài viết dưới đây MONA Host sẽ chia...

Võ Nguyên Thoại

Cloud Security Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Bảo Mật Điện Toán Đám Mây
13 Tháng Hai, 2025
Cloud Security Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Bảo Mật Điện Toán Đám Mây
Ngày nay, việc chuyển đổi số và ứng dụng điện toán đám mây đã trở thành yếu tố then chốt trong chiến lược phát triển của nhiều doanh nghiệp. Song song với đó là sự gia tăng các mối đe dọa an ninh mạng ngày càng tinh vi và nguy hiểm hơn như tấn công...

Võ Nguyên Thoại

IP Tĩnh Là Gì? Các Bước Cấu Hình Static IP Chi Tiết Nhất
22 Tháng Một, 2025
IP Tĩnh Là Gì? Các Bước Cấu Hình Static IP Chi Tiết Nhất
IP tĩnh là thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực mạng máy tính, đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và duy trì kết nối ổn định cho các thiết bị. Không giống các loại IP thông thường, IP tĩnh có tính cố định, giúp tăng cường hiệu suất và đảm bảo sự...

Võ Nguyên Thoại

CCU Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Cần Biết Về CCU
21 Tháng Một, 2025
CCU Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Cần Biết Về CCU
Hiệu suất và sự ổn định của một nền tảng trực tuyến phụ thuộc rất nhiều vào khả năng xử lý đồng thời lượng người dùng truy cập. Để đo lường yếu tố này, người ta sử dụng chỉ số CCU. Nếu bạn chưa hiểu rõ CCU là gì, hãy theo dõi nội dung tiếp...

Võ Nguyên Thoại

PHPMyAdmin Là Gì? Các Bước Cài Đặt PHPMyAdmin Chi Tiết
17 Tháng Một, 2025
PHPMyAdmin Là Gì? Các Bước Cài Đặt PHPMyAdmin Chi Tiết
PHPMyAdmin được biết đến là một công cụ quản lý cơ sở dữ liệu MySQL phổ biến, hỗ trợ trên hầu hết các hệ điều hành. Với giao diện web trực quan và thân thiện, người dùng dễ dàng nhập, xuất và thao tác với dữ liệu theo nhiều định dạng khác nhau. Để có...

Võ Nguyên Thoại

Giao Thức UDP Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Ứng Dụng Của UDP
10 Tháng Một, 2025
Giao Thức UDP Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Ứng Dụng Của UDP
User Datagram Protocol (UDP) là một trong hai giao thức chính để truyền dữ liệu qua mạng Internet, cùng với TCP (Transmission Control Protocol). Trong bài viết này, MONA Host sẽ chia sẻ chi tiết về UDP là gì, các đặc điểm nổi bật và ứng dụng thực tế của giao thức này mang lại...

Võ Nguyên Thoại

Lỗi 405 Not Allowed Là Gì? Cách Khắc Phục Lỗi HTTP Error 405
17 Tháng Mười Hai, 2024
Lỗi 405 Not Allowed Là Gì? Cách Khắc Phục Lỗi HTTP Error 405
Lỗi 405 là một trong những lỗi phổ biến thường gặp và gây trở ngại cho quá trình trải nghiệm internet của người dùng. “HTTP verb used to access this page is not allowed” mã trạng thái HTTP phản ánh rằng máy chủ đã nhận được yêu cầu nhưng từ chối xử lý vì phương...

Võ Nguyên Thoại

Lỗi 522 Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Error 522
16 Tháng Mười Hai, 2024
Lỗi 522 Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Error 522
Lỗi 522 là lỗi thường gặp khi truy cập website và làm gián đoạn kết nối giữa máy chủ và trình duyệt. Khi xảy ra lỗi này, trang website sẽ không tải được và hiển thị thông báo “Connection Timed Out”. Vậy cụ thể lỗi 522 là gì? Khắc phục lỗi Error 522 như thế...

Võ Nguyên Thoại

Cơ Chế Bảo Mật HSTS Là Gì? Cài Đặt HSTS Cho Nginx Chi Tiết
16 Tháng Mười Hai, 2024
Cơ Chế Bảo Mật HSTS Là Gì? Cài Đặt HSTS Cho Nginx Chi Tiết
Nhằm tăng cường bảo mật thông tin, áp dụng các giao thức an toàn là yêu cầu thiết yếu để bảo vệ thông tin quan trọng của người dùng và dữ liệu trực tuyến của cá nhân hay doanh nghiệp. Một trong những giải pháp bảo mật được áp dụng phổ biến hiện nay là...

Võ Nguyên Thoại

Lỗi 400 Là Gì? Cách Khắc Phục error 400 Bad Request Hiệu Quả
13 Tháng Mười Hai, 2024
Lỗi 400 Là Gì? Cách Khắc Phục Error 400 Bad Request Hiệu Quả
Lỗi 400 là gì? Bạn đã bao giờ gặp phải thông báo "400 Bad Request" hoặc "HTTP Error 400 Bad Request" khi truy cập một trang web nào đó chưa? Đây là một lỗi khá phổ biến, gây gián đoạn và ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng khi truy cập vào website của...

Võ Nguyên Thoại

Ổ Cứng NAS Là Gì? Khác Biệt Giữa NAS, SAN, Cloud Và DAS
11 Tháng Mười Hai, 2024
Ổ Cứng NAS Là Gì? Khác Biệt Giữa NAS, SAN, Cloud Và DAS
Trong thời đại công nghệ 4.0 bùng nổ như hiện nay thì nhu cầu lưu trữ dữ liệu và chia sẻ dữ liệu an toàn là mối quan tâm hàng đầu của người dùng. Bên cạnh những phương thức lưu trữ dữ liệu phổ biến như USB, ổ cứng di động,...thì thiết bị lưu trữ...

Võ Nguyên Thoại

Nhận các thông báo mới từ MONA.Host?

Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi

    Email
    Họ tên