MONA.Host
Contents
- 1. Ethernet là gì?
- 2. Cổng Ethernet là gì? Ethernet cable là gì?
- 3. Cách thức dữ liệu được truyền qua Ethernet
- 4. Hoạt động của Ethernet diễn ra như thế nào?
- 5. Tính năng nổi bật của Ethernet
- 6. Ưu điểm của cổng Ethernet là gì?
- 7. Nhược điểm của cổng Ethernet là gì?
- 8. Các loại cáp Ethernet phổ biến
- 9. So sánh Ethernet với Wifi
- 10. Ethernet khác gì với Internet?
- 11. Các loại mạng Ethernet
- 12. Cách khắc phục Ethernet không kết nối, Ethernet không có mạng trên Windows 11
- 13. Các câu hỏi thường gặp về Ethernet
Ethernet được biết đến là công nghệ mạng máy tính giúp kết nối các thiết bị trong mạng nội bộ (LAN), mạng MAN hay mạng WAN có vai trò thiết yếu trong việc kết nối và trao đổi dữ liệu với tốc độ cao, ổn định và tương thích với nhiều môi trường mạng khác nhau. Trong bài viết này, MONA Host chia sẻ cho bạn cái nhìn toàn diện về Ethernet là gì, cổng Ethernet là gì, cùng những tính năng năng nổi bật của Ethernet.
Ethernet là gì?
Ethernet là một công nghệ mạng máy tính có dây chủ yếu được sử dụng trong các mạng cục bộ (LAN), mạng đô thị (MAN) và mạng diện rộng (WAN). Công nghệ này đã được giới thiệu thương mại vào năm 1980 và được chuẩn hóa lần đầu tiên vào năm 1983 dưới tên gọi IEEE 802.3.
Kể từ khi ra đời, mạng Ethernet đã trải qua nhiều cải tiến nhằm hỗ trợ tốc độ truyền tải dữ liệu cao hơn, tăng số lượng nút kết nối và mở rộng khoảng cách liên kết, đồng thời vẫn đảm bảo tính tương thích với các phiên bản trước. Qua thời gian, Ethernet đã trở thành giải pháp chủ đạo, thay thế nhiều công nghệ mạng LAN có dây khác như Token Ring, FDDI và ARCNET, nhờ vào tính hiệu quả và khả năng mở rộng linh hoạt của nó.
Nói cách khác, Ethernet sẽ giúp các thiết bị như máy tính, điện thoại, tivi, laptop,…có thể kết nối mạng internet và trao đổi dữ liệu sang những thiết bị khác. Nhờ vào tốc độ truyền tải nhanh, bảo mật và độ tin cậy cao, Ethernet được dùng phổ biến tại nhiều nơi như công ty, văn phòng, trường học, bệnh viện, và cả trong gia đình.
Cổng Ethernet là gì? Ethernet cable là gì?
Cổng Ethernet và Ethernet cable là những phần cốt lõi giúp cho các thiết bị điện tử có thể giao tiếp và chia sẻ dữ liệu một cách nhanh chóng. Hãy cùng MONA Host tìm hiểu khái niệm cơ bản của hai thiết bị này trước khi đi vào những khía cạnh sâu hơn.
Cổng Ethernet
Cổng Ethernet (Ethernet port) là một cổng kết nối vật lý giúp người dùng có thể kết nối thiết bị của mình với mạng internet hoặc các thiết bị mạng khác. Hình dạng của cổng Ethernet thường lớn hơn so với các loại cổng USB và được đặt ở mặt sau hoặc bên hông của các thiết bị như router, switch hoặc máy tính.
Chức năng chính của Ethernet port là truyền tải dữ liệu qua các kết nối phần cứng mạng có dây trong hệ thống chẳng hạn như mạng LAN (mạng cục bộ), WAN (mạng diện rộng) hoặc MAN (mạng đô thị). Việc sử dụng cổng Ethernet giúp đảm bảo tốc độ truyền tải dữ liệu ổn định và nhanh chóng hơn so với kết nối không dây. Hiện nay, hầu hết các thiết bị điện tử như laptop, PC, tivi thông minh và console game đều được trang bị cổng Ethernet để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu kết nối của người dùng.
Ethernet cable là gì?
Cáp Ethernet, hay còn được biết đến với tên gọi là cáp mạng vật lý, là một thành phần thiết yếu trong hệ thống mạng giúp kết nối các thiết bị trong mạng cục bộ. Chức năng chính của loại cáp này là kết nối các thiết bị và truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị chẳng hạn như máy tính, laptop, tivi, máy in và router. Cáp Ethernet hoạt động bằng cách truyền tải dữ liệu dưới dạng tín hiệu điện thông qua các dây đồng, được xoắn lại bên trong cáp nhằm giảm thiểu nhiễu điện tử và cải thiện chất lượng truyền tải.
Hiện nay, có nhiều loại cáp Ethernet khác nhau, được phân loại dựa trên các yếu tố như số lượng lõi, tốc độ truyền tải dữ liệu và các tiêu chuẩn kết nối. Các loại cáp này thường được sử dụng trong các văn phòng, gia đình và hệ thống mạng lớn, mang lại sự ổn định và tốc độ cao trong việc truyền dữ liệu. Các loại Ethernet cable phổ biến như:
- Cat5: Hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lên đến 100 Mbps.
- Cat5e: Tương tự như Cat5 nhưng cải thiện về hiệu suất, hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lên đến 1 Gbps.
- Cat6: Hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lên đến 10Gbps trong khoảng cách ngắn.
- Cat6a: Cải tiến so với Cat6, hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lên đến 10Gbps trên khoảng cách dài hơn.
- Cat7: Hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lên đến 10Gbps và được bảo vệ tốt hơn để giảm nhiễu.
- Cat8: Hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lên đến 40 Gbps, thường sử dụng trong các trung tâm dữ liệu và ứng dụng chuyên sâu.
>> Khác biệt giữa network và internet
Cách thức dữ liệu được truyền qua Ethernet
Cách thức truyền dữ liệu qua mạng Ethernet được thực hiện thông qua hai thành phần cơ bản: lớp vật lý và lớp liên kết dữ liệu, còn được gọi là Layer 1 và Layer 2. Trong đó lớp vật lý xử lý quá trình truyền tín hiệu qua những phương tiện vật lý, còn lớp liên kết dữ liệu sẽ xử lý việc đóng gói dữ liệu vào các khung Ethernet và truyền đi.
Khi truyền dữ liệu Ethernet xác định hai đơn vị truyền là packet và framework (gói và khung) thông qua mô hình giao thức mạng OSI (Open Systems Interconnection). Mỗi khung dữ liệu trong Ethernet bao gồm các thành phần:
- Địa chỉ MAC: Phần đầu của frame chứa địa chỉ MAC của cả nguồn và đích. Địa chỉ MAC là duy nhất cho mỗi thiết bị trong mạng.
- Thông tin về QoS (Quality of Service): có vai trò kiểm soát lưu lượng mạng và đảm bảo hiệu suất của các ứng dụng quan trọng trong mạng có dung lượng hạn chế
- VLAN Tagging (gắn thẻ VLAN): được sử dụng để phân biệt và quản lý dữ liệu trên các mạng có dây
- Sử dụng thông tin sửa lỗi để phát hiện và xử lý những vấn đề trong quá trình truyền dữ liệu
Tất cả những thành phần trên được kết hợp với nhau nhằm đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu khi truyền tải. Để thiết lập quá trình kết nối và đánh dấu vị trí bắt đầu Framework thì mỗi framework phải nằm trong một gói chứa vài byte thông tin giúp thiết lập kết nối và đánh dấu vị trí.
Hoạt động của Ethernet diễn ra như thế nào?
Ethernet hoạt động dựa trên hai lớp quan trọng trong mô hình OSI:
- Layer 1: Lớp vật lý.
- Layer 2: Lớp liên kết dữ liệu.
Ethernet sẽ vận hành thông qua việc chia nhỏ thông tin thành các Frame (khung) và Packet (gói) để truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị. Mỗi Ethernet Frame trong một Packet chứa thông tin quan trọng giúp xác định địa chỉ gửi và nhận, từ đó đảm bảo rằng dữ liệu được chuyển đến đúng nơi cần đến. Quá trình này diễn ra thông qua hệ thống định tuyến phức tạp và tuân thủ các chuẩn kết nối nghiêm ngặt của Ethernet, giúp nâng cao tốc độ và độ tin cậy trong mạng truyền dẫn.
Tính năng nổi bật của Ethernet
Ethernet là một công nghệ mạng quan trọng, mang lại nhiều tính năng hữu ích cho người sử dụng và dưới đây là bốn tính năng nổi bật của Ethernet:
- Truyền tải dữ liệu với tốc độ cao: Mạng Ethernet cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ đáng kể, giúp người dùng có thể tận hưởng những hoạt động trực tuyến như chơi game, xem video hoặc truyền tải tệp lớn một cách mượt mà mà không lo bị gián đoạn.
- Tính năng bảo mật: Công nghệ Ethernet cung cấp các tính năng bảo mật tiêu chuẩn đảm bảo an toàn cho dữ liệu. Trong trường hợp nếu có dấu hiệu xâm nhập, hệ thống sẽ tự động ngừng xử lý để bảo vệ mạng lưới và thông tin không bị rò rỉ.
- Chia sẻ tài nguyên dễ dàng: Người dùng có thể chia sẻ dữ liệu qua nhiều thiết bị khác nhau, như máy in, máy tính, và máy quét. Tính năng này tạo ra sự tiện lợi trong việc kết nối và sử dụng các thiết bị trong cùng một mạng.
- Ứng dụng đa dạng trong thực tiễn: Với tính năng truyền tải dữ liệu nhanh chóng, Ethernet đã trở thành công nghệ phổ biến trong mọi khía cạnh của cuộc sống, từ công việc cho đến giáo dục, giải trí. Bất kể là gì, người dùng đều có thể dễ dàng truy cập và chia sẻ thông tin một cách hiệu quả.
Ưu điểm của cổng Ethernet là gì?
Ethernet port mang lại rất nhiều lợi ích đáng chú ý trong quá trình truyền tải dữ liệu. Đây cũng là lý do tại sao công nghệ này ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng trong các hệ thống mạng.
Tốc độ vượt trội
Ethernet port hỗ trợ tốc độ truyền tải rất cao, từ vài trăm Mbps đến hàng Gbps, mang lại trải nghiệm internet ổn định, nhanh chóng và ít xảy ra tình trạng gián đoạn. Nhờ vậy, nó thường được ưu tiên sử dụng trong các hệ thống yêu cầu độ trễ thấp như máy chủ, siêu máy tính, và các hệ thống bảo mật tại trung tâm dữ liệu.
Tính linh hoạt
Cổng Ethernet có khả năng kết nối với nhiều thiết bị khác nhau, tạo ra sự linh hoạt trong việc mở rộng hệ thống mạng. Bạn có thể dễ dàng kết nối, truyền tải dữ liệu mà không cần thay đổi cấu trúc mạng ban đầu, từ đó tối ưu hóa quy trình làm việc một cách hiệu quả.
Độ tin cậy
Ethernet mang đến kết nối ổn định, không bị ảnh hưởng bởi các tần số vô tuyến, đảm bảo đường truyền luôn liền mạch và tránh tình trạng thiếu băng thông. Người dùng an tâm hơn về độ ổn định và độ tin cậy của hệ thống mạng.
Tiết kiệm chi phí
Triển khai và vận hành hệ thống Ethernet có chi phí thấp hơn nhiều so với các giải pháp mạng khác. Các thiết bị liên quan cũng có giá thành hợp lý, phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng người dùng, từ cá nhân đến doanh nghiệp.
Hiệu suất cao
Ban đầu, Ethernet chỉ cung cấp băng thông ở mức 10 megabit/giây. Tuy nhiên, sau nhiều năm phát triển, tốc độ này đã tăng lên đáng kể, với khả năng đạt 100Mbps vào năm 1990 và hiện nay, công nghệ Ethernet hiện đại có thể hỗ trợ tốc độ lên tới 400 Gbps. Khả năng tăng cường hiệu suất vượt trội này đáp ứng tốt nhu cầu truyền tải dữ liệu ngày càng lớn trong các hệ thống mạng hiện đại.
Bảo mật mạnh mẽ
Ethernet không chỉ nổi bật với tốc độ mà còn sở hữu khả năng bảo mật đáng tin cậy. Mọi thông tin truyền qua mạng Ethernet đều được bảo vệ khỏi các nguy cơ xâm nhập trái phép. Nếu có dấu hiệu của hành vi không hợp lệ, hệ thống sẽ ngay lập tức dừng mọi kết nối, đảm bảo mọi dữ liệu luôn được bảo vệ an toàn.
Khả năng mở rộng và quản lý dễ dàng
Một ưu điểm khác của Ethernet chính là tính năng quản lý và mở rộng hệ thống dễ dàng. Người dùng có thể quản lý số lượng thiết bị truy cập vào mạng cục bộ một cách hiệu quả thông qua kết nối cáp. Điều này không chỉ giúp kiểm soát tốt hơn mà còn góp phần tăng cường khả năng bảo mật cho hệ thống mạng của người dùng.
Tính tương thích cao với nhiều thiết bị
Công nghệ Ethernet cho phép kết nối nhiều thiết bị cùng lúc mà không gặp phải vấn đề về tương thích. Ethernet có thể làm việc với các thiết bị như: máy tính, điện thoại, máy tính bảng, và thậm chí là các thiết bị giải trí như TV thông minh, giúp đáp ứng tốt nhu cầu kết nối của người dùng trong nhiều trường hợp khác nhau.
Dễ dàng lắp đặt và bảo trì
Việc triển khai Ethernet trong hệ thống mạng không đòi hỏi nhiều kỹ năng phức tạp. Các thiết bị như cáp, router hay Ethernet switch đều dễ dàng cài đặt và thay thế tùy theo nhu cầu sử dụng của người dùng. Giúp quá trình lắp đặt, bảo trì và nâng cấp hệ thống mạng trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn, tiết kiệm cả thời gian lẫn chi phí.
Hỗ trợ nhiều loại phương tiện
Từ các thiết bị văn phòng như máy in, máy quét, đến các thiết bị truyền dữ liệu, tất cả đều có thể hoạt động trơn tru thông qua kết nối Ethernet. Ưu điểm này đặc biệt hữu ích trong môi trường doanh nghiệp, nơi nhiều thiết bị cần tương tác với nhau để duy trì hoạt động liên tục.
Nhược điểm của cổng Ethernet là gì?
Bên cạnh những lợi ích nổi bật trên thì cổng Ethernet cũng tồn tại những nhược điểm mà bạn cần phải cân nhắc. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất mạng và trải nghiệm khi sử dụng.
Hạn chế về khoảng cách và tính linh hoạt
Ethernet port yêu cầu kết nối có dây, khiến tính di động của nó trở nên hạn chế. Bạn không thể di chuyển thiết bị tự do trong không gian mà phải duy trì kết nối với cáp mạng. Điều này chỉ phù hợp với những môi trường cố định như văn phòng, nhà ở hoặc những nơi có nhu cầu kết nối ổn định trong một phạm vi nhỏ.
Giới hạn về băng thông khi chia sẻ
Băng thông của cổng Ethernet có thể bị ảnh hưởng khi nhiều thiết bị cùng kết nối và chia sẻ đường truyền. Dẫn đến việc giảm tốc độ truyền tải dữ liệu, ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng, đặc biệt trong môi trường có nhiều người dùng cùng truy cập vào cùng một mạng.
Nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu
Mặc dù Ethernet là kết nối có dây và được đánh giá cao về tính an toàn, nhưng dữ liệu truyền qua vẫn có thể bị đánh cắp nếu không được mã hóa đầy đủ. Tin tặc có thể lợi dụng các lỗ hổng trong mạng Ethernet để theo dõi hoặc chiếm đoạt thông tin, đặc biệt là trong các hệ thống mạng lớn hoặc không được bảo mật đúng cách.
Các loại cáp Ethernet phổ biến
Hiện nay, thị trường cáp Ethernet cung cấp nhiều loại đa dạng, nhưng người dùng thường ưu tiên lựa chọn ba loại chính: cáp CAT5E, cáp CAT6 và cáp CAT6A. Dưới đây là chi tiết các những loại cáp Ethernet được ứng phổ biến giúp bạn dễ dàng phân biệt và cân nhắc lựa chọn phù hợp.
Cáp CAT5E
Cáp CAT5E là loại cáp có khả năng truyền tải dữ liệu ổn định với tốc độ lên đến 1000 Mbps. Đặc điểm này giúp người dùng tận hưởng trải nghiệm sử dụng mạng mượt mà và hiệu quả hơn. Thêm vào đó, cáp CAT5E có thiết kế giảm thiểu nhiễu chéo, đảm bảo sự ổn định trong quá trình truyền tải tín hiệu.
Cáp CAT6
Cáp CAT6 được thiết kế với băng thông cao hơn so với CAT5E, đạt tới 250 MHz, gấp 2,5 lần so với CAT5E. Nhờ đó, CAT6 có khả năng hỗ trợ truyền dữ liệu với tốc độ nhanh hơn và hiệu quả hơn, đặc biệt là trong các môi trường mạng yêu cầu băng thông lớn. Bên cạnh đó, CAT6 cũng được cải thiện về khả năng chống nhiễu, giúp nâng cao độ tin cậy của hệ thống mạng.
Cáp CAT6A
Là loại cáp hiện đại nhất trong dòng cáp Ethernet, CAT6A mang đến nhiều tính năng vượt trội. Đặc điểm nổi bật đầu tiên của CAT6A chính là lớp vỏ ngoài dày nhằm hạn chế nhiễu sóng, giúp ổn định đường truyền tín hiệu. Hơn nữa, CAT6A có băng thông ấn tượng lên đến 500 MHz, gấp đôi loại cáp CAT6 cùng khả năng truyền tín hiệu ở tốc độ 1000Mbps trong phạm vi 100m, giúp tối ưu hiệu suất mạng cho những môi trường yêu cầu cao về tốc độ và độ ổn định.
So sánh Ethernet với Wifi
Trong khi Ethernet nổi bật với sự ổn định và tốc độ truyền tải cao, Wifi lại mang đến sự linh hoạt, dễ dàng sử dụng ở bất kỳ đâu. Sự khác biệt giữa hai phương thức này có thể ảnh hưởng lớn đến người dùng khi làm việc hay giải trí. Bảng dưới đây đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa Ethernet và Wifi:
Tiêu chí | Ethernet | WiFi |
Tính ổn định | Mang lại tín hiệu ổn định hơn do sử dụng kết nối dây trực tiếp. Tín hiệu ít bị ảnh hưởng bởi môi trường hoặc khoảng cách. | Có tín hiệu không ổn định, dễ bị ảnh hưởng bởi vật cản hoặc khoảng cách, dẫn đến tốc độ mạng thay đổi. |
Khả năng bảo mật | Có bảo mật cao hơn nhờ kết nối qua dây, giúp kiểm soát người dùng và giảm nguy cơ bị xâm nhập trái phép. | Có bảo mật thấp hơn do là kết nối không dây, dễ bị tấn công đặc biệt ở các mạng công cộng nếu không có các biện pháp bảo mật. |
Chi phí | Yêu cầu chi phí cao hơn do cần mua cáp và thiết bị hỗ trợ, đặc biệt trong môi trường doanh nghiệp. | Không tốn chi phí mua dây cáp, giúp tiết kiệm hơn trong việc triển khai mạng không dây. |
Tính di động | Có tính di động thấp, phù hợp với các thiết bị cố định như máy tính, tivi, không thuận tiện cho việc di chuyển. | Có tính di động cao, cho phép bạn kết nối internet ở bất kỳ đâu trong phạm vi phủ sóng. |
Phương thức kết nối | Sử dụng kết nối qua dây, yêu cầu thiết bị phải có cổng Ethernet hoặc bộ chuyển đổi. | Là kết nối không dây, không cần dây cáp, chỉ cần thiết bị có hỗ trợ WiFi. |
Ethernet khác gì với Internet?
Ethernet và Internet thực tế có những điểm khác biệt căn bản về mục đích sử dụng, cách thức hoạt động cũng như phạm vi ứng dụng. Ethernet tập trung vào việc kết nối các thiết bị trong một mạng cục bộ (LAN), trong khi đó Internet lại mở rộng kết nối này đến quy mô toàn cầu. Sự khác biệt giữa internet và ethernet sẽ được thể hiện rõ qua bảng dưới đây:
Tiêu chí | Ethernet | Internet |
Mục đích và phạm vi | Ethernet được thiết kế để tạo ra mạng cục bộ, thường được sử dụng trong văn phòng, tòa nhà, hoặc các khu vực hạn chế. | Internet là một mạng lưới toàn cầu, kết nối người dùng trên khắp thế giới, cho phép truy cập tài nguyên và dịch vụ. |
Cách hoạt động | Ethernet hoạt động theo mô hình truyền thông song song, cho phép các thiết bị trong cùng một mạng cục bộ trao đổi dữ liệu trực tiếp với nhau. | Internet hoạt động dựa trên mô hình client-server, nơi các thiết bị kết nối thông qua nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). |
Giao thức và tiêu chuẩn | Sử dụng các giao thức như Ethernet II và IEEE 802.3 để đảm bảo việc truyền dữ liệu hiệu quả trong mạng cục bộ. | Dựa vào giao thức TCP/IP để quản lý và truyền tải dữ liệu qua mạng toàn cầu. |
Tốc độ truyền dữ liệu | Tốc độ truyền dữ liệu trên Ethernet có thể dao động từ 10 Mbps đến hàng trăm Gbps, tùy thuộc vào công nghệ và cấu hình mạng. | Internet cung cấp tốc độ truyền dữ liệu từ vài kilobit/giây cho đến hàng gigabit/giây, tùy thuộc vào kết nối và dịch vụ. |
Ứng dụng và sự phổ biến | Ethernet thường được sử dụng trong các mạng cục bộ như ở trường học, văn phòng và công ty, giúp kết nối các thiết bị nội bộ. | Internet là nền tảng chính để truy cập web, gửi nhận email, và chia sẻ tài nguyên trực tuyến, rất phổ biến trong đời sống hàng ngày. |
Các loại mạng Ethernet
Trong thời điểm hiện tại, người dùng ở Việt Nam có thể lựa chọn giữa hai loại mạng Ethernet chính đó là Ethernet có dây và Ethernet không dây. Trong nội dung dưới đây, MONA Host sẽ đi sâu vào việc phân tích ưu điểm và nhược điểm của từng loại mạng để bạn dễ hình dung hơn.
Ethernet có dây
Ethernet có dây là một phương thức kết nối mạng phổ biến được nhiều người tin dùng, nhờ vào tính ổn định và hiệu suất vượt trội. Với sự trợ giúp của dây cáp, Ethernet có dây mang đến tốc độ truyền tải nhanh và ổn định hơn so với kết nối không dây. Đặc biệt, nó phù hợp cho các môi trường yêu cầu băng thông lớn như văn phòng, trung tâm dữ liệu, hoặc hộ gia đình có nhiều thiết bị kết nối.
Ưu điểm | Nhược điểm |
Ethernet có dây bảo mật cao mang đến khả năng bảo mật tối ưu, nhờ việc sử dụng tường lửa để bảo vệ dữ liệu trong suốt quá trình truyền tải, giúp người dùng cảm thấy yên tâm hơn. | Mạng Ethernet có dây hạn chế phạm vi hoạt động, chỉ hoạt động hiệu quả trong khoảng cách ngắn, nên việc mở rộng mạng sẽ yêu cầu chi phí đầu tư đáng kể. |
=Với khả năng truyền tải ổn định và nhận dữ liệu ở tốc độ cao, bạn có thể tận hưởng trải nghiệm mượt mà và hiệu suất tối ưu khi sử dụng công nghệ này. | Việc phụ thuộc vào cáp để vận hành có thể gây khó khăn trong việc bảo trì nếu hệ thống gặp sự cố. |
Mạng có dây rất dễ sử dụng, nhờ vào tính ổn định của nó, giúp tránh được tình trạng mất kết nối chập chờn. | Lắp đặt mạng có dây đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu khá lớn, bao gồm chi phí cho cáp, hub, bộ định tuyến và thiết bị chuyển mạch. |
Ethernet không dây
Ethernet không dây, mặc dù chưa được phổ biến rộng rãi như Ethernet có dây nhưng vẫn mang lại những lợi ích đáng kể cho người dùng. Loại Ethernet này sử dụng công nghệ NIC không dây để truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị thông qua mạng lưới sóng vô tuyến. Các thiết bị trong hệ thống kết nối với nhau bằng cách sử dụng một điểm truy cập hoặc bộ chuyển đổi không dây làm trung gian.
Ưu điểm | Nhược điểm |
Ethernet không dây cho phép nhiều người sử dụng cùng lúc mà không gặp phải giới hạn về số lượng kết nối. | Mặc dù có thể kết nối nhiều thiết bị, nhưng tốc độ truy cập của Ethernet không dây vẫn bị hạn chế so với mạng có dây. |
Việc thiết lập mạng không cần dây cáp giúp giảm thiểu chi phí ban đầu. | Khi nhiều người dùng cùng truy cập, độ tin cậy của mạng có thể giảm và khó kiểm soát. |
Việc thêm các thiết bị mới vào hệ thống mạng trở nên đơn giản và nhanh chóng. | Tín hiệu mạng có thể bị suy yếu hoặc không ổn định nếu bị chắn bởi tường, tòa nhà hoặc trần nhà. |
Bạn có thể thoải mái sử dụng các thiết bị kết nối không dây như laptop, điện thoại thông minh, tivi,… | Nếu thiếu kinh nghiệm, bạn có thể gặp khó khăn khi thiết lập mạng không dây. |
Cách khắc phục Ethernet không kết nối, Ethernet không có mạng trên Windows 11
Mặc dù kết nối qua Ethernet thường được coi là ổn định và nhanh chóng hơn so với wifi, nhưng không có gì đảm bảo nó sẽ luôn hoạt động mượt mà. MONA Host sẽ hướng dẫn bạn những cách giải quyết đơn giản và hiệu quả về vấn đề Ethernet modem không kết nối trên Windows 11 để nhanh chóng khôi phục lại kết nối mạng và làm việc như bình thường.
Kiểm tra kết nối của cáp Ethernet
Khi gặp sự cố với kết nối Ethernet không hoạt động trên Windows 11, việc kiểm tra kết nối của cáp Ethernet là bước đầu tiên cần thực hiện. Bạn cần xác minh rằng dây cáp đã được cắm chặt vào cả hai đầu: máy tính và router hoặc modem. Để đảm bảo cổng kết nối hoạt động bình thường, bạn có thể thử rút phích cắm và cắm lại.
Ngoài ra, cũng cần phải kiểm tra xem có hư hại nào trên cáp Ethernet không. Các vết nứt, gãy hoặc khúc cua của cáp có thể là nguyên nhân chính gây ra sự cố mất kết nối. Nếu có, nên thay thế cáp Ethernet mới để đảm bảo nhu cầu sử dụng không bị gián đoạn.
Reset Ethernet modem/bộ định tuyến
Khởi động lại modem hoặc bộ định tuyến cũng là cách khắc phục lỗi mạng hiệu quả. Bạn có thể thử rút dây nguồn ra khỏi thiết bị hoặc tắt công tắt nguồn để reset lại modem.
Đối với một số loại modem hoặc bộ định tuyến hiện đại có thể có pin tích hợp, và với trường hợp này, hãy thử tháo pin để tắt nguồn thiết bị. Sau khi đã tắt modem/bộ định tuyến, bạn nên chờ khoảng một hoặc hai phút trước khi cắm lại dây nguồn. Sau đó, hãy kiểm tra xem vấn đề kết nối Ethernet đã được khắc phục hay chưa trên hệ thống Windows 11.
Restart máy tính
Trong nhiều tình huống, một trong những phương pháp đơn giản để khắc phục sự cố kết nối Ethernet không hoạt động trên Windows 11 chính là khởi động lại máy tính. Khi hệ thống gặp phải sự cố, việc khởi động lại sẽ giúp làm mới các cài đặt mạng và giải phóng bộ nhớ.
Bạn chỉ cần nhấn tổ hợp phím Alt+F4, chọn tùy chọn Restart từ danh sách và nhấn OK để thực hiện khởi động lại. Sau khi máy tính khởi động lại, hãy kiểm tra lại kết nối Ethernet để xem vấn đề đã được khắc phục hay chưa.
Kiểm tra bộ điều hợp Ethernet đã bật chưa
Bước 1: Bắt đầu bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở Hộp thoại Run. Trong ô nhập liệu, gõ ncpa.cpl và nhấn Enter để truy cập vào cửa sổ Network Connections.
Bước 2: Trong cửa sổ này, tìm biểu tượng của kết nối Ethernet. Nếu bạn thấy biểu tượng này có màu xám, điều đó có nghĩa là kết nối đã bị tắt. Để bật lại, chỉ cần nhấp chuột phải vào biểu tượng Ethernet và chọn tùy chọn Enable từ menu hiện ra.
Bước 3: Sau khi kích hoạt bộ điều hợp, hãy kiểm tra lại xem vấn đề kết nối Ethernet trên Windows của bạn đã được khắc phục hay chưa.
Cài đặt lại trình điều khiển Ethernet
Bước 1: Nhấp chuột phải vào biểu tượng Start hoặc sử dụng tổ hợp phím Windows + X để mở menu Power User. Tại đây, chọn Device Manager từ danh sách.
Bước 2: Trong cửa sổ Device Manager, tìm và mở rộng mục Network adapters bằng cách nhấp đúp vào nó.
Tìm bộ điều hợp Ethernet, nhấn chuột phải vào nó và chọn Uninstall device từ menu hiện ra.
Bước 3: Một thông báo sẽ xuất hiện, hãy chọn tùy chọn Attempt to remove the driver for this device và nhấn nút Uninstall để xác nhận.
Sau khi đã gỡ bỏ trình điều khiển Ethernet, bạn hãy khởi động lại máy tính đang sử dụng Windows 11 để quá trình cài đặt lại được hoàn tất.
Các câu hỏi thường gặp về Ethernet
Sau khi đã tìm hiểu một cách toàn diện Ethernet và cổng Ethernet là gì, nhiều người vẫn sẽ còn một vài thắc mắc xoay quanh công nghệ này cần được giải đáp. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về Ethernet.
Cổng Gigabit Ethernet là gì?
Cổng Gigabit Ethernet, hay còn gọi là GbE, là một công nghệ truyền dẫn mạng được xây dựng trên nền tảng khung và giao thức Ethernet. Công nghệ này cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ lên đến 1 tỷ bit mỗi giây, tương đương với 1 gigabit. Gigabit Ethernet được quy định trong tiêu chuẩn 802.3 do Viện Kỹ thuật Điện và Điện tử (IEEE) phát triển.
Bạn có thể sử dụng đồng thời cả Ethernet và WiFi không?
Việc kết hợp cả Ethernet và Wifi trên cùng một thiết bị hoàn toàn khả thi. Nếu cài đặt mạng được cấu hình đúng cách, người dùng có thể duy trì kết nối đồng thời với cả hai mạng mà không cần phải ngắt kết nối khỏi một trong hai khi kết nối còn lại hoạt động.
Ethernet có rẻ hơn Wifi không?
Trong nhiều môi trường, Ethernet thường được xem là một lựa chọn rẻ hơn so với Wifi. Các văn phòng, trường học và thậm chí cả nhiều ngôi nhà hiện nay đều trang bị kết nối Ethernet để đảm bảo tính ổn định và chi phí thấp hơn trong dài hạn. Một hạn chế của Ethernet là các thiết bị di động hiện đại thường không có Ethernet port và sử dụng Wifi trở thành giải pháp linh hoạt hơn cho người dùng.
Arpanet là gì?
ARPANET, viết tắt của Advanced Research Projects Agency Network, là một hệ thống mạng tiên phong trong việc phát triển công nghệ truyền thông mạng máy tính. Đây là mạng chuyển gói đầu tiên và cũng là nền tảng ban đầu cho sự ra đời của các giao thức TCP/IP, những giao thức cơ bản hình thành nên Internet ngày nay.
Được khởi xướng vào cuối thập kỷ 1960 bởi ARPA – Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến trực thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, ARPANET đã mở ra kỷ nguyên mới cho công nghệ mạng và truyền thông toàn cầu, trở thành tiền thân của mạng Internet mà chúng ta sử dụng hàng ngày.
Ethernet không chỉ đơn thuần là một công nghệ mạng, mà còn là một phần thiết yếu trong hạ tầng truyền thông hiện đại. Bên cạnh đó, cổng Ethernet cung cấp một giải pháp kết nối ổn định và nhanh chóng, mang lại trải nghiệm sử dụng Internet mượt mà hơn. Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp để nâng cao hiệu suất mạng, đừng ngần ngại xem xét việc sử dụng cổng Ethernet. Tuy nhiên nếu website doanh nghiệp vẫn không đáp ứng tốc độ truy cập như bạn mong muốn, có thể đó là lúc bạn cần nâng cấp hệ thống hạ tầng website. Liên hệ ngay HOTLINE 1900 636 648 để được trải nghiệm dịch vụ Hosting từ MONA Host, giải pháp tối ưu tốc độ và hiệu năng hàng đầu thị trường.
Bài viết liên quan
Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi