Võ Nguyên Thoại
Contents
401 unauthorized error đây là một trong những mã trạng thái HTTP phổ biến mà người dùng có thể gặp phải khi truy cập vào một trang web hoặc ứng dụng. Khi bạn nhận được 401 HTTP response code, điều này có nghĩa là yêu cầu truy cập của bạn bị từ chối do thiếu thông tin xác thực hợp lệ. Nguyên nhân gây lỗi 401 là gì?. Làm như thế nào để khắc phục được 401 error?. Trong bài viết này MONA Host sẽ chia sẻ cho bạn toàn bộ thông tin chi tiết về nguyên nhân cũng như cách khắc phục 401 Unauthorized Error cách nhanh chóng, cùng theo dõi nhé.
Lỗi 401 là gì?
Lỗi 401 (401 Error Unauthorized Access) là một mã trạng thái HTTP thông báo rằng yêu cầu của người dùng không được chấp nhận bởi vì thiếu thông tin xác thực hợp lệ. Đó là khi website vẫn hoạt động nhưng người dùng không thể vào được vì không có quyền truy cập. Quyền truy cập này được xác định bằng ID người dùng và mật khẩu hợp lệ.
Trang web sẽ tải được khi người dùng đăng nhập bằng tài khoản và mật khẩu chính xác. Nếu bạn đăng nhập vào website và nhận được thông báo lỗi 401 thì hãy kiểm tra lại thông tin đăng nhập của bạn, bởi hiện tại thông tin bạn đang đăng nhập không hợp lệ. Lỗi 401 Unauthorized thường hiển thị trên cửa sổ trình duyệt, bất kể bạn sử dụng loại trình duyệt hoặc hệ điều hành nào. Người dùng sẽ thấy thông báo lỗi này trực tiếp trên màn hình, một số biến thể khác của 401 như:
- HTTP 401 Error – Unauthorized
- 401 Unauthorized
- Access Denied
- 401 Authorization Required
Lỗi này chủ yếu liên quan đến vấn đề xác thực, khác với lỗi 403 là không được phép truy cập. Tiêu đề WWW-Authenticate đóng vai trò quan trọng trong việc xác định phương thức xác thực. Ngoài ra, nếu bạn gặp lỗi này thường xuyên, có lẽ bạn nên kiểm tra lại hệ thống xác thực hoặc liên hệ với quản trị viên trang web để có giải pháp cụ thể hơn.
Ngoài lỗi 401 ra, người dùng còn có thể thấy những lỗi phổ biến khác như lỗi 500, lỗi 502,…gây ảnh hưởng đến trải nghiệm khi lướt web.
Để tìm được cách khắc phục lỗi 401, bạn cần phải xác định được nguyên nhân dẫn đến lỗi này. Phần lớn lỗi 401 Unauthorized thường xuất hiện khi người dùng đăng nhập vào tài khoản không có quyền truy cập. Trường hợp bạn đã kiểm tra lại tài khoản không xảy ra vấn đề nhưng vẫn gặp phải lỗi 401 thì nguyên nhân có thể kể đến như:
Cookie và cache của trình duyệt đã lỗi thời
Lỗi 401 thường xuất hiện khi bộ nhớ cache và cookie của trình duyệt đã lỗi thời hoặc không đồng bộ với trang thái hiện tại của website. Khi đó, quá trình xác thực không thể hoàn tất được. Nói cách khác, nếu trình duyệt không sử dụng thông tin xác thực chính xác, máy chủ sẽ không cho phép truy cập.
>> Redis Cache Là Gì? Ưu Và Nhược Điểm Khi Dùng Redis Cache
Plugin không tương thích
Một số trình duyệt có thể sử dụng plugin hoặc tiện ích mở rộng để quản lý quyền truy cập và xác thực. Tuy nhiên, nếu các plugin này không tương thích hoặc cài đặt không đúng cách, chúng có thể gây ra lỗi 401.
Ví dụ: Khi bạn tích hợp plugin bảo mật vào firewall, bạn cố gắng đăng nhập vào trang web, lúc này firewall hoặc plugin bảo mật cảm thấy có hoạt động đáng ngờ từ địa chỉ IP của bạn, nó sẽ chặn yêu cầu và trả về lỗi 401.
URL không chính xác
Nếu đường dẫn URL không đúng hoặc trang web không thể tìm thấy tài nguyên được yêu cầu, bạn có thể gặp lỗi 401 Unauthorized Error. Tuy nhiên, trường hợp này khá hiếm gặp bởi website sẽ thông báo lỗi 404 not found cho người dùng.
Thiếu thông tin xác thực
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra lỗi 401. Bạn cần đảm bảo đã nhập đúng tên đăng nhập và mật khẩu được cung cấp. Một số hệ thống có thời hạn sử dụng mật khẩu. Nếu mật khẩu của bạn đã hết hạn, bạn sẽ cần thay đổi mật khẩu mới để truy cập.
Quyền truy cập bị giới hạn
Nếu người dùng không có quyền truy cập vào tài nguyên yêu cầu, thì khi đăng nhập máy chủ sẽ từ chối đồng thời sẽ trả về mã lỗi 401.
Lỗi tìm kiếm DNS
Trong một số trường hợp, bản ghi DNS được lưu trữ trong bộ nhớ cache nhưng bản ghi này có thể đã lỗi thời không phù hợp với trang web hiện tại. Chính vì vậy, máy chủ sẽ phản hồi lại mã lỗi 401 do địa chỉ yêu cầu không chính xác hoặc không hợp lệ.
>> Cách Sửa Lỗi Server Execution Failed Đơn Giản, Nhanh Chóng
Hướng dẫn cách khắc phục lỗi 401 nhanh chóng, dễ dàng
Khi bạn đã xác định nguyên nhân gây ra lỗi 401, bạn có thể áp dụng các giải pháp phù hợp để khắc phục vấn đề này. Nếu kiểm tra kỹ và xác nhận rằng đường dẫn URL không có lỗi nhập sai hoặc lỗi, người dùng có thể thực hiện các phương pháp dưới đây để sửa lỗi 401.
Tải lại trang
Để giải quyết lỗi 401 Unauthorized một cách đơn giản nhất là thực hiện việc tải lại trang web. Phương pháp này thường hiệu quả khi người dùng nhập sai thông tin đăng nhập. Nếu bạn quên mật khẩu, bạn có thể làm theo các hướng dẫn cụ thể để khôi phục lại mật khẩu.
>> 2FA là gì? Tối ưu hoá bảo mật bằng kích hoạt xác thực 2 yếu tố
Kiểm tra URL
Lỗi 401 Unauthorized Error có thể xảy ra khi người dùng nhập sai địa chỉ URL hoặc truy cập vào các đường dẫn yêu cầu xác thực đặc biệt. Trong trường hợp này, bạn nên kiểm tra lại URL và chỉnh sửa nếu cần thiết để tiếp tục truy cập.
Xóa bộ nhớ cache
Khi bạn cố gắng đăng nhập vào trang web, thông tin đăng nhập trước đó có thể không còn hợp lệ và được lưu trong lịch sử và bộ nhớ cache của trình duyệt. Điều này có thể dẫn đến lỗi 401 và ngăn bạn truy cập vào tài khoản. Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể xóa cache của trình duyệt liên quan đến trang web đó và thử đăng nhập lại để giải quyết lỗi 401.
Kiểm tra tiêu đề WWW-Authenticate
Nếu đã thực hiện các cách trên nhưng vẫn không khắc phục được lỗi 401 thì có thể vấn đề nằm ở phía máy chủ. Bạn hãy thực hiện kiểm tra phản hồi tiêu đề xác thực WWW sẽ giúp bạn khoanh vùng nguyên nhân lỗi. Các bước kiểm tra cụ thể như sau:
- Truy cập trang web lỗi 401.
- Mở bảng điều khiển trình duyệt (Ctrl+Shift+J hoặc Inspect).
- Chọn tab Network và tải lại trang.
- Sắp xếp theo Status và tìm mã lỗi 401.
- Tại mục lỗi 401, chọn tab headers và xem các thông tin trong response headers.
Qua đó, bạn có thể thấy lược đồ xác thực nào đang được sử dụng (Basic, Digest, Bearer Token, v.v.) và điều chỉnh cho phù hợp.
Deactivate WordPress plugins
Bạn có thể tắt tất cả các plugin bằng cách đi đến Plugins => Installed Plugins => chọn Bulk Actions trong menu thả xuống, chọn Deactivate, và nhấn nút Apply.
Sau đó, làm mới lại trang để kiểm tra xem vấn đề 401 đã được giải quyết chưa. Nếu đã hết, bạn có thể kích hoạt từng plugin một cách thủ công để xác định plugin nào gây ra sự cố. Sau khi xác định được plugin gây ra vấn đề, bạn có thể xóa plugin đó và thay thế bằng một plugin khác hoặc liên hệ với nhà phát triển plugin để được hỗ trợ thêm.
Fix lỗi 401 trên IIS Manager
IIS Manager là một giao diện đồ họa được thiết kế để quản lý máy chủ IIS. Để khắc phục lỗi 401 trên IIS Manager, bạn có thể tuân theo các bước sau:
- Bước 1: Mở IIS Manager, sau đó chọn Sites => Tên website.
- Bước 2: Nhấp đúp vào Authentication và chọn Anonymous Authentication.
- Bước 3: Trên Actions panel, nhấp chọn Edit khi bảng xuất hiện.
- Bước 4: Chọn Application pool Identity => Nhấn OK để lưu thay đổi.
Liên hệ với quản trị viên website
Nếu bạn gặp phải trang web hiển thị lỗi 401 mà không yêu cầu quyền truy cập, bạn đã kiểm tra nhưng không tìm thấy nguyên nhân, hãy liên hệ với người quản trị của trang web ngay. Lỗi này có thể liên quan đến vấn đề mã lỗi, làm cho người dùng không thể tự khắc phục được và cần sự hỗ trợ để kiểm tra và khắc phục lỗi.
Để đảm bảo website hoạt động ổn định với hiệu suất vượt trội bạn có thể tham khảo và đăng ký Hosting tại MONA Host để có những trải nghiệm mượt mà hơn. MONA Host cung cấp đa dạng những gói hosting tốc độ cao có cấu hình khác nhau, bạn có thể dễ dàng lựa chọn được dịch vụ Hosting phù hợp theo nhu cầu sử dụng. Dịch vụ Hosting sử dụng ổ cứng SSD NVMe U.2 cao cấp giúp website doanh nghiệp có tốc độ cao, khả năng xử lý dữ liệu vượt trội. Bên cạnh đó, Cloud Hosting tích hợp nhiều công nghệ bảo mật toàn diện chống tấn công Brute Force, quét và diệt mã độc tốt nhất hiện nay. Hãy liên hệ ngay với MONA Host để được tư vấn chi tiết hơn nhé.
Các câu hỏi thường gặp
Bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục lỗi 401 Unauthorized Error, người dùng thông thường sẽ còn một vài thắc mắc phổ biến như sau:
Các thông báo hiển thị lỗi 401 Unauthorized Error là gì?
Lỗi 401 thường xuất hiện khi trang web mà bạn cố gắng truy cập yêu cầu xác thực, nhưng thông tin đăng nhập của bạn không đúng hoặc không được cung cấp. Dưới đây là một số thông báo lỗi phổ biến khi gặp lỗi 401 Unauthorized:
- “401 Unauthorized: Access Denied”: Thông báo này cho biết người dùng không được phép truy cập vào tài nguyên yêu cầu mà không có thông tin xác thực hợp lệ.
- “401 Unauthorized: Invalid Credentials”: Thông báo này xảy ra khi thông tin xác thực được cung cấp không chính xác. Để tiếp tục truy cập, người dùng cần kiểm tra và cung cấp đúng tên người dùng và mật khẩu.
- “401 Unauthorized: Authorization Required”: Thông báo này cho biết trang web yêu cầu xác thực trước khi cung cấp quyền truy cập. Để được ủy quyền, người dùng cần cung cấp thông tin xác thực hợp lệ.
- “401 Unauthorized: Authentication Expired”: Thông báo này thông báo rằng thông tin xác thực đã hết hạn. Để tiếp tục truy cập vào trang web hoặc tài nguyên, người dùng cần đăng nhập lại.
- “401 Unauthorized: Insufficient Privileges”: Thông báo này cho biết người dùng đã xác thực thành công, nhưng không có đủ quyền để truy cập vào tài nguyên yêu cầu.
Các biến thể phổ biến của lỗi 401 Unauthorized Error
Ngoài tên gọi chính là “401 Unauthorized Error”, lỗi này còn có thể xuất hiện với nhiều biến thể khác nhau. Dưới đây là một số thông báo lỗi mà bạn có thể nhìn thấy khi gặp lỗi 401:
- 401 Authorization Required: Yêu cầu xác thực để truy cập tài nguyên.
- Access Denied: Từ chối truy cập.
- 401 Unauthorized Error: Lỗi không được cấp phép truy cập.
- Lỗi HTTP Error 401: Là lỗi HTTP không xác thực được.
Ngoài ra, có một số biến thể khác của lỗi này như 401.504, 401.503, 401.502, 401.501, 401.3, 401.2, 401.1.
Lỗi 401 Unauthorized Error dù không xuất hiện thường xuyên như lỗi 404, nhưng vẫn gây ra nhiều phiền toái cho người dùng và làm giảm chất lượng trải nghiệm trên trang. Hi vọng qua bài viết này, MONA Host đã giúp bạn hiểu được nguyên nhân và cách khắc phục nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hãy thường xuyên kiểm tra website của mình để tránh gặp phải những gián đoạn không đáng có.
Bài viết liên quan
Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi