GB và MB là hai thuật ngữ không quá xa lạ đối với tất cả mọi người. Bạn có thể bắt gặp thuật ngữ này trên các thiết bị như laptop, smartphone hoặc bảng giá dịch vụ gói cước viễn thông. 1GB bằng bao nhiêu MB?, chắc hẳn đây là một trong những câu hỏi quen thuộc mà bạn từng thắc mắc và tìm kiếm câu trả lời trên các công cụ tìm kiếm. Cùng MONA Host giải đáp câu hỏi này và tìm hiểu về mối quan hệ giữa GB và MB là gì ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu tổng quan về MB và GB

GB và MB là hai thuật ngữ mà hầu như ai cũng đã từng nghe qua khi nhắc đến công nghệ, kỹ thuật số. Chúng hầu như xuất hiện mọi nơi, từ việc tiêu tốn dữ liệu khi lướt web, cho đến thông số kỹ thuật của các thiết bị điện tử,… Vậy, GB và MB là gì và 1GB bằng bao nhiêu MB? 

GB là gì?

Gigabyte (viết tắt là GB để tránh nhầm lẫn với Gb viết tắt của đơn vị gigabit), là bội số của đơn vị byte. Đây là đơn vị được sử dụng để mã hóa một ký tự văn bản trong máy tính và là đơn vị bộ nhớ nhỏ nhất có thể định địa chỉ trong nhiều kiến trúc máy tính. 

GB là gì?

GB là cách viết hệ thập phân được sử dụng với mục đích đo lường dữ liệu máy tính và các thiết bị điện tử khác, thường dùng để chỉ dung lượng lưu trữ hoặc bộ nhớ của các thiết bị điện tử như RAM, SSD, USB,…. 

Theo chuẩn SI, một gigabyte (1GB) tương đương với 1.000.000.000 byte, tức 10^9. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, gigabyte cũng có thể được tính theo cách khác, cụ thể là 1 GB = 2^30 byte (1.073.741.824 byte), tương đương với 1024 megabyte theo hệ nhị phân. Dẫn đến sự khác biệt trong cách tính toán giữa nhà sản xuất phần cứng và phần mềm, gây nên nhiều sự nhầm lẫn giữa người dùng. 

MB là gì? 

Megabyte (viết tắt là MB) là một đơn vị đo lường nhỏ hơn GB (Gigabyte) và KB (Kilobyte), dùng để đo lường dung lượng lưu trữ hoặc thông tin trong máy tính. 1 MB tương đương với 1.024 KB, và tương đương 1.000.000 byte theo hệ thập phân hoặc 1.048.576 byte theo hệ nhị phân, phụ thuộc vào ngữ cảnh sử dụng.  

MB là gì? 

Megabyte là một trong những đơn vị cơ bản trong lĩnh vực tin học và thường được sử dụng để mô tả dung lượng của tệp dữ liệu, bộ nhớ hoặc ổ đĩa lưu trữ. Việc phân biệt giữa MB và Mb (megabit) là rất quan trọng, bởi Mb được dùng để đo tốc độ truyền tải dữ liệu.

Ngoài MB và GB thì còn có những đơn vị đo lường khác như KB (Kilobyte), TB (Terabyte), PB (Petabyte),…Những đơn vị đo lượng này giúp cho người dùng hiểu rõ về khả năng lưu trữ và xử lý của những thiết bị hay dịch vụ viễn thông để dễ dàng đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng.

So sánh điểm giống và khác nhau giữa GB và MB

Để có thể nắm bắt rõ hơn về các đơn vị đo lường dữ liệu, MONA Host sẽ cùng bạn tìm hiểu những điểm giống và khác nhau giữa GB và MB. Giúp bạn hiểu cách các thiết bị xung quanh mình lưu trữ dữ liệu cũng như đánh giá được khả năng lưu trữ của chúng có tối ưu hay không.

So sánh điểm giống và khác nhau giữa GB và MB

Điểm giống nhau giữa GB và MB

Điểm giống nhau giữa GB và MB có thể dễ dàng nhận thấy ở việc cả hai đều là đơn vị đo lường dữ liệu trong công nghệ thông tin. Đây chính là điểm tương đồng đầu tiên khi so sánh giữa GB và MB. Cả hai đơn vị này đều được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị hiện đại như máy tính, điện thoại thông minh, và các thiết bị lưu trữ. Bao gồm đo lường dung lượng lưu trữ của ổ đĩa cứng, bộ nhớ RAM, thẻ nhớ và các tệp tin như hình ảnh, video, và tài liệu kỹ thuật số khác.

Điểm khác nhau giữa GB và MB

Giữa GB và MB tồn tại những điểm khác nhau nhất định về mặt giá trị và ứng dụng. Việc hiểu rõ những khác biệt này sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý và sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả hơn. 

Khác nhau về giá trị

GB có giá trị lớn hơn nhiều so với MB, và sự chênh lệch này không chỉ nằm ở con số mà còn thể hiện qua lượng dữ liệu mà mỗi đơn vị có thể lưu trữ. Một GB có thể chứa nhiều thông tin hơn đáng kể so với một MB. Do đó, khi sử dụng các thiết bị công nghệ như điện thoại hay máy tính, người dùng thường cần đến các bộ nhớ có dung lượng GB để lưu trữ nhiều dữ liệu hơn, nhất là khi ứng dụng và tệp tin ngày càng lớn.

Khác nhau về ứng dụng

GB thường được sử dụng cho các ứng dụng yêu cầu dung lượng lưu trữ lớn hơn như cài đặt phần mềm, lưu trữ dữ liệu trên các thiết bị như ổ cứng, USB dung lượng cao, hoặc bộ nhớ của các thiết bị di động, đặc biệt hữu ích trong việc lưu trữ các tệp tin video, game, hoặc cơ sở dữ liệu lớn.

Trong khi đó, MB lại được ưu tiên sử dụng cho các tệp tin nhỏ hơn như tài liệu, hình ảnh chất lượng vừa, hoặc tệp tin âm thanh có dung lượng thấp. Giúp người dùng dễ dàng quản lý và chia sẻ dữ liệu nhanh chóng hơn. Một ví dụ phổ biến là khi chia sẻ tệp tin qua email, nhiều dịch vụ thường giới hạn dung lượng tối đa của một tệp đính kèm khoảng vài chục MB.

1GB bằng bao nhiêu MB?

Theo hệ thống đơn vị đo lường quốc tế (SI), 1 Gigabyte (GB) bằng 1024 Megabyte (MB). Đây là một con số quan trọng khi nhắc đến dung lượng lưu trữ, đặc biệt khi nhu cầu sử dụng các thiết bị lưu trữ lớn ngày càng gia tăng, từ ổ cứng truyền thống cho đến các thiết bị hiện đại như thẻ nhớ và USB.

Để hiểu hơn về các đơn vị đo lường dữ liệu, bạn cần nắm rõ các đơn vị cơ bản nhất là bit và byte. Và mỗi đơn vị lưu trữ lớn hơn đều bằng 1024 lần đơn vị liền kề nhỏ hơn. Ví dụ, 1GB bằng 1024MB, tương tự như 1 MB sẽ bằng 1024 KB. Như vậy, theo công thức tính toán, có thể thấy rằng: 1 GB = 1024 MB = 1,048,576 KB. Bên cạnh cách quy đổi 1GB sang MB thì MONA Host sẽ cung cấp thêm cho bạn bảng đơn vị quy đổi đo lường để có thể phục vụ thêm cho những nhu cầu sử dụng khác.

1GB bằng bao nhiêu MB?

Việc hiểu rõ về những đơn vị lưu trữ như MB và GB giúp người dùng dễ dàng lựa chọn dung lượng phù hợp khi mua sắm thiết bị lưu trữ, từ ổ cứng, thẻ nhớ cho đến các giải pháp lưu trữ đám mây. Thấu hiểu các khái niệm này sẽ mang lại lợi ích trong việc sử dụng thiết bị hiệu quả và đáp ứng đúng nhu cầu lưu trữ của cá nhân hoặc doanh nghiệp.

Vì sao nên biết cách quy đổi đổi 1GB bằng bao nhiêu MB?

Hiểu rõ cách quy đổi đơn vị đo lường như 1GB sang MB điều vô cùng cần thiết để có thể lựa chọn nhanh chóng những dịch vụ công nghệ hay thiết bị điện tử phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Tối ưu hóa quá trình quản lý dữ liệu 

Khi người dùng làm việc với các tệp tin hoặc thiết bị lưu trữ, việc hiểu rõ quy cách chuyển đổi giữa gigabyte (GB) và megabyte (MB) sẽ giúp người dùng tối ưu hiệu quả quá trình quản lý dữ liệu và có thể đánh giá chính xác dung lượng mà họ sử dụng cho các dự án của mình.

Tối ưu hóa quá trình quản lý dữ liệu 

Tiết kiệm băng thông

Khi hiểu rõ sự khác biệt về dung lượng, bạn có thể dễ dàng kiểm soát lưu lượng mạng, từ đó tránh tình trạng vượt quá hạn mức băng thông do nhà cung cấp dịch vụ quy định và tối ưu hiệu quả hơn khi sử dụng băng thông

Hiểu rõ các sản phẩm công nghệ

Các sản phẩm công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính bảng, hoặc laptop thường hiển thị thông tin dung lượng lưu trữ dưới dạng GB hoặc MB. Việc nắm vững cách quy đổi 1GB bằng bao nhiêu MB không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về khả năng lưu trữ của thiết bị mà còn giúp bạn dễ dàng so sánh, đánh giá khi chọn mua các sản phẩm công nghệ khác nhau.

Hiểu rõ các sản phẩm công nghệ

Quản lý dữ liệu trong ứng dụng và dịch vụ hạ tầng hiệu quả hơn

Những ứng dụng và phần mềm thường yêu cầu dung lượng bộ nhớ cụ thể, được đo lường bằng các đơn vị như GB hoặc MB. Nếu bạn biết cách quy đổi chính xác 1GB bằng bao nhiêu MB, bạn sẽ dễ dàng xác định được dung lượng cần thiết để vận hành ứng dụng một cách mượt mà. Các doanh nghiệp hoặc cá nhân cần hiểu hơn về cách quy đổi của các đơn vị lưu trữ có thể nhanh chóng ước lượng và tham khảo bảng giá gói dịch vụ VPS hay Hosting nhằm tối ưu quá trình lưu trữ, tránh lãng phí tài nguyên và cải thiện hiệu suất hoạt động của website hay ứng dụng.

1GB sử dụng được bao lâu?

Thông thường khi đăng ký các gói dữ liệu 3G, 4G hoặc 5G, người dùng thường thắc mắc “1GB sử dụng được bao lâu?” hay “1GB bằng bao nhiêu MB?”. Việc sử dụng 1GB dữ liệu phụ thuộc vào nhu cầu và thói quen sử dụng Internet của từng người. Một số người có thể tiêu tốn 1GB dữ liệu rất nhanh chóng nếu họ xem video chất lượng cao, trong khi những người chỉ lướt web hoặc kiểm tra email có thể kéo dài thời gian sử dụng hơn.

Để dễ hình dung, dưới đây là một số ví dụ về mức độ tiêu thụ dữ liệu thông dụng như:

  • Lướt web, Facebook, Zalo, hoặc nghe nhạc online: khoảng 1MB/phút.
  • Xem video chất lượng trung bình: khoảng 4MB/phút.
  • Gửi/nhận email đơn giản: 10KB/lần.
  • Comment hoặc chia sẻ trên Facebook, Zalo: khoảng 20KB/lần.

Theo đó, với những hoạt động như trên, 1GB có thể sử dụng từ vài giờ đến cả ngày, tùy thuộc vào mức độ sử dụng thường xuyên của người dùng.

Giới hạn của GB và MB

Giới hạn dung lượng lưu trữ của các thiết bị công nghệ hàng ngày thường được đo bằng Gigabyte (GB) và Megabyte (MB), và điều này thay đổi tùy thuộc vào từng nhà sản xuất. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, dung lượng lưu trữ của hầu hết các thiết bị đã được cải thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng. Dưới đây là một số thông tin về giới hạn của GB và MB trong các thiết bị phổ biến:

  • Điện thoại thông minh: Dung lượng bộ nhớ của điện thoại thường được thể hiện bằng GB. Ví dụ, nhiều mẫu điện thoại hiện nay có bộ nhớ từ 32 GB, 64 GB cho đến 256 GB, cho phép người dùng lưu trữ hình ảnh, video và ứng dụng thoải mái.
  • Máy tính bảng: Tương tự như điện thoại, máy tính bảng cũng được quy định dung lượng bộ nhớ bằng GB. Chúng thường có dung lượng từ 32 GB đến 512 GB, phù hợp với nhu cầu học tập và giải trí của người dùng.
  • Ổ cứng ngoài: Khi tìm kiếm một giải pháp lưu trữ mở rộng, người dùng thường chọn ổ cứng ngoài với dung lượng từ 1 TB đến 10 TB, giúp đem lại không gian lớn để lưu trữ dữ liệu cá nhân, hình ảnh và video.
  • Thẻ nhớ và USB: Các thiết bị lưu trữ như thẻ nhớ và USB thường có dung lượng từ vài GB đến vài chục GB, phù hợp cho việc di chuyển và chia sẻ dữ liệu dễ dàng.
  • Dịch vụ Internet: Nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet thường cung cấp gói băng thông với giới hạn sử dụng hàng tháng tính bằng GB. Ví dụ, một gói Internet có giới hạn 100GB mỗi tháng, đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia đình hoặc văn phòng nhỏ.
  • Tốc độ truyền dẫn dữ liệu: Để có trải nghiệm lướt web và xem video tốt, tốc độ truyền dữ liệu tối thiểu là 1MBps. Với tốc độ 10MBps, người dùng có thể tải trang web và video nhanh hơn. Nếu chơi game online, tốc độ tối thiểu cần đạt 25MBps để có trải nghiệm mượt mà.

Bảng đơn vị đo lường dung lượng lưu trữ chi tiết

Dưới đây là bảng đơn vị đo lường dung lượng lưu trữ một cách chi tiết, giúp bạn dễ dàng nắm bắt và quy đổi giữa các đơn vị khác nhau. Bên cạnh các đơn vị phổ biến như GB và MB, còn có nhiều đơn vị khác mà bạn có thể gặp trong quá trình sử dụng công nghệ.

Đơn vị Ký hiệu Tương đương
Byte B 8 bits
Kilobyte KB 1024 bytes
Megabyte MB 1024 KB
Gigabyte GB 1024 MB
Terabyte TB 1024 GB
Petabyte PB 1024 TB
Exabyte EB 1024 PB
Zettabyte ZB 1024 EB
Yottabyte YB 1024 ZB

Gợi ý ước lượng data internet sử dụng trong thực tế

Dưới đây là hướng dẫn giúp bạn quy đổi data khi sử dụng Internet để quản lý dữ liệu hiệu quả hơn.

Gợi ý ước lượng data internet sử dụng trong thực tế

Nghe nhạc online: Khi thưởng thức âm nhạc trực tuyến, lượng dữ liệu tiêu tốn sẽ phụ thuộc vào chất lượng âm thanh và nền tảng bạn sử dụng.

  • Chất lượng âm thanh tiêu chuẩn (128kbps): Với các dịch vụ như Spotify hay Apple Music, 1GB dữ liệu cho phép bạn nghe nhạc từ 14-17 giờ. Đây là lựa chọn phổ biến cho những ai muốn tiết kiệm dữ liệu mà vẫn có trải nghiệm âm thanh chấp nhận được.
  • Chất lượng âm thanh cao (320kbps): Nếu bạn yêu cầu chất lượng âm thanh tốt hơn thì 1GB dữ liệu chỉ đủ cho khoảng 3-4 giờ nghe nhạc. Dù chất lượng âm thanh rõ nét hơn nhưng dữ liệu tiêu thụ cũng tăng đáng kể.

Gửi và nhận email: Dung lượng dữ liệu bạn sử dụng khi gửi và nhận email sẽ tùy thuộc vào nội dung và kích thước tệp đính kèm.

  • Email không có đính kèm lớn: Đối với các email thông thường chỉ chứa văn bản, 1GB dữ liệu có thể cho phép bạn gửi và nhận hàng ngàn email. Hầu hết dịch vụ email giới hạn kích thước tệp đính kèm từ 10MB đến 25MB, do đó việc gửi email hàng ngày không làm tiêu tốn nhiều dữ liệu.
  • Email có đính kèm lớn: Nếu bạn gửi hoặc nhận nhiều email có tệp đính kèm lớn, lượng dữ liệu tiêu thụ có thể tăng nhanh. Điều này đặc biệt đúng với hình ảnh, video hay tài liệu dung lượng lớn.

Lướt Facebook: Thời gian sử dụng 1GB dữ liệu khi lướt Facebook có thể khác nhau tùy thuộc vào cách bạn sử dụng ứng dụng và loại nội dung bạn tương tác với.

  • Trên ứng dụng di động: Nếu bạn lướt Facebook trên điện thoại, 1GB dữ liệu cho phép bạn sử dụng từ 5 đến 20 giờ. Các hoạt động như xem video hay hình ảnh sẽ tiêu tốn nhiều dữ liệu hơn so với việc đọc bài viết.
  • Trên trình duyệt máy tính: Khi lướt Facebook trên trình duyệt web, thời gian sử dụng 1GB có thể dài hơn so với ứng dụng di động, nhưng cũng phụ thuộc vào loại nội dung bạn tương tác.

Xem video: Thời gian tiêu tốn 1GB dữ liệu khi xem video cũng phụ thuộc vào chất lượng video.

  • Chất lượng tiêu chuẩn (SD): Với chất lượng tiêu chuẩn, 1GB cho phép bạn xem video trong khoảng 4-6 giờ, lựa chọn này rất hợp lý nếu bạn muốn tiết kiệm dữ liệu.
  • Chất lượng cao (HD): Đối với video chất lượng cao, 1GB chỉ đủ cho khoảng 1-2 giờ xem, vì nó yêu cầu nhiều dữ liệu hơn để đảm bảo hình ảnh rõ nét.

Chơi game: Lượng dữ liệu tiêu tốn khi chơi game cũng phụ thuộc vào loại game và cách bạn tương tác.

  • Game trực tuyến đa người chơi (MMO) hoặc đối kháng (MOBA): Những game này thường yêu cầu kết nối liên tục và tiêu tốn từ 2 đến 10 giờ cho mỗi 1GB dữ liệu, tùy thuộc vào loại game và tần suất cập nhật.
  • Game di động, console hoặc PC: Với các game trên điện thoại hoặc console/PC, thời gian sử dụng 1GB thường từ 1 đến 5 giờ, vì các game này thường có đồ họa phức tạp và yêu cầu nhiều dữ liệu hơn.

Việc sử dụng 1GB data phụ thuộc vào nhu cầu và cách sử dụng của mỗi cá nhân. Để quản lý dữ liệu tốt hơn, người dùng nên hiểu rõ nhu cầu của mình và lựa chọn dịch vụ phù hợp. Cân nhắc về chất lượng nội dung và thời gian sử dụng sẽ giúp tối ưu hóa việc tiêu thụ dữ liệu. Sử dụng dữ liệu một cách thông minh sẽ mang lại trải nghiệm trực tuyến tốt hơn và tiết kiệm chi phí.

Một số câu hỏi liên quan đến 1GB bằng bao nhiêu MB?

Sau khi đã nắm rõ 1GB bằng bao nhiêu MB, người dùng còn có thể tìm hiểu thêm các giá trị quy đổi khác thông qua các câu hỏi dưới đây.

2GB bằng bao nhiêu MB?

2GB tương đương với 2048MB, có nghĩa là nếu bạn có 2GB dung lượng lưu trữ hoặc dữ liệu, bạn đang sở hữu 2048MB. 

3GB bằng bao nhiêu MB?

Khi thực hiện chuyển đổi, 3GB tương đương với 3072MB. Việc biết chính xác số liệu này rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn muốn quản lý dữ liệu hiệu quả. Nó giúp bạn hiểu rõ hơn về dung lượng mà mình đang sử dụng hoặc cần lưu trữ, nhất là khi làm việc với các tệp lớn hay khi sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây.

4GB bằng bao nhiêu MB?

Nếu bạn sở hữu một thiết bị lưu trữ có dung lượng 4GB là bạn sẽ có tổng cộng 4096MB để lưu trữ dữ liệu của mình. Việc nắm rõ cách chuyển đổi này sẽ giúp bạn quản lý dung lượng lưu trữ một cách hiệu quả hơn và tối ưu hóa không gian của thiết bị.

5GB bằng bao nhiêu MB?

5GB tương đương với 5120MB, nghĩa là bạn có thể sử dụng 5120MB trong dung lượng 5GB. Việc hiểu rõ số liệu này rất hữu ích khi bạn muốn theo dõi mức tiêu thụ dữ liệu trên các thiết bị di động hoặc trong các gói cước Internet hàng tháng.

6GB bằng bao nhiêu MB?

Khi quy đổi dung lượng từ gigabyte sang megabyte, 6GB tương đương với 6144MB. Việc nắm rõ tỷ lệ chuyển đổi này không chỉ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tính toán dung lượng cần thiết mà còn hỗ trợ bạn trong việc quản lý dữ liệu một cách hiệu quả hơn. 

7GB bằng bao nhiêu MB?

Khi chuyển đổi, 7GB tương đương với 7168MB. Nếu bạn đang xem xét một gói dịch vụ dữ liệu di động hoặc một dịch vụ lưu trữ có dung lượng 7GB, nghĩa là bạn thực sự đang có 7168MB.

8GB bằng bao nhiêu MB?

8GB tương đương với 8192MB – là nếu bạn sở hữu một thiết bị hay dịch vụ lưu trữ với dung lượng 8GB, bạn sẽ có thể lưu trữ lên đến 8192MB dữ liệu. 

GB hay MB là đơn vị đo lường cao hơn?

GB (Gigabyte) là đơn vị đo lường cao hơn MB (Megabyte). Cụ thể, 1GB tương đương với 1024MB. Sự khác biệt này rất quan trọng khi xem xét dung lượng lưu trữ và khả năng truyền tải dữ liệu. Một GB có thể chứa nhiều thông tin hơn một MB, vì vậy trong các lĩnh vực như lưu trữ ổ cứng, bộ nhớ RAM hay dịch vụ lưu trữ đám mây, GB thường được ưa chuộng hơn.

Việc hiểu rõ 1GB bằng bao nhiêu MB không chỉ đơn thuần là một kiến thức kỹ thuật mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dùng. Khi nắm vững cách tính toán này, bạn có thể đưa ra những quyết định thông minh hơn về việc lưu trữ và sử dụng dữ liệu của mình. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp Hosting với dung lượng lưu trữ lớn, hãy liên hệ ngay với đội ngũ MONA Host qua số điện thoại 1900 636 648 để được tư vấn cụ thể. Với 64GB RAM, tốc độ ghi 1GB/s và 30 cores CPU, MONA Host tự tin có thể đáp ứng tốt nhu cầu của mọi doanh nghiệp.

Kết nối với mình qua

Mình là Võ Nguyên Thoại, hiện tại đang là Co-founder và CTO của MONA Host - công ty chuyên cung cấp các dịch vụ cloud hosting, vps và hạ tầng thuộc phân khúc cao cấp tại thị trường Việt Nam, đồng thời cũng là Group CTO của The MONA, công ty chủ quản của MONA Media, MONA Software và MONA Host, với hệ sinh thái đầy đủ và hoàn chỉnh để phát triển doanh nghiệp trên môi trường internet.

Với kinh nghiệm làm việc chuyên sâu hơn 15 năm trong lĩnh vực CNTT, trải dài từ mảng hạ tầng, hệ thống, phát triển phần mềm và devops, Thoại mong muốn đóng góp các kinh nghiệm và kiến thức của mình tại Mona để xây dựng một hạ tầng CNTT với các trải nghiệm mới, cao cấp hơn, mượt mà hơn, tin cậy hơn và xoá bỏ khoảng cách giữa các doanh nghiệp và công cuộc chuyển đổi số với đội ngũ chuyên viên kỹ thuật cao luôn hỗ trợ khách hàng 24/7.

Hy vọng với những kiến thức, hiểu biết Thoại chia sẻ sẽ hữu ích đến các bạn độc giả quan tâm!

Bài viết liên quan

Your Connection Is Not Private: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
25 Tháng Hai, 2025
Your Connection Is Not Private: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
"Your connection is not private" là một trong những thông báo lỗi bảo mật thường gặp nhất khi người dùng truy cập vào các website thông qua trình duyệt như Chrome, Microsoft Edge hay Cốc Cốc. Lỗi này xuất hiện khi trình duyệt không thể xác minh được tính an toàn và bảo mật kết...

Võ Nguyên Thoại

Loopback là gì? Điểm khác biệt giữa Loopback và Localhost
18 Tháng Hai, 2025
Loopback Là Gì? Điểm Khác Biệt Giữa Loopback Và Localhost
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin và phát triển phần mềm, Loopback và Localhost là hai thuật ngữ quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng. Để giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan và toàn diện hơn, trong bài viết dưới đây MONA Host sẽ chia...

Võ Nguyên Thoại

Cloud Security Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Bảo Mật Điện Toán Đám Mây
13 Tháng Hai, 2025
Cloud Security Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Bảo Mật Điện Toán Đám Mây
Ngày nay, việc chuyển đổi số và ứng dụng điện toán đám mây đã trở thành yếu tố then chốt trong chiến lược phát triển của nhiều doanh nghiệp. Song song với đó là sự gia tăng các mối đe dọa an ninh mạng ngày càng tinh vi và nguy hiểm hơn như tấn công...

Võ Nguyên Thoại

IP Tĩnh Là Gì? Các Bước Cấu Hình Static IP Chi Tiết Nhất
22 Tháng Một, 2025
IP Tĩnh Là Gì? Các Bước Cấu Hình Static IP Chi Tiết Nhất
IP tĩnh là thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực mạng máy tính, đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và duy trì kết nối ổn định cho các thiết bị. Không giống các loại IP thông thường, IP tĩnh có tính cố định, giúp tăng cường hiệu suất và đảm bảo sự...

Võ Nguyên Thoại

CCU Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Cần Biết Về CCU
21 Tháng Một, 2025
CCU Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Cần Biết Về CCU
Hiệu suất và sự ổn định của một nền tảng trực tuyến phụ thuộc rất nhiều vào khả năng xử lý đồng thời lượng người dùng truy cập. Để đo lường yếu tố này, người ta sử dụng chỉ số CCU. Nếu bạn chưa hiểu rõ CCU là gì, hãy theo dõi nội dung tiếp...

Võ Nguyên Thoại

PHPMyAdmin Là Gì? Các Bước Cài Đặt PHPMyAdmin Chi Tiết
17 Tháng Một, 2025
PHPMyAdmin Là Gì? Các Bước Cài Đặt PHPMyAdmin Chi Tiết
PHPMyAdmin được biết đến là một công cụ quản lý cơ sở dữ liệu MySQL phổ biến, hỗ trợ trên hầu hết các hệ điều hành. Với giao diện web trực quan và thân thiện, người dùng dễ dàng nhập, xuất và thao tác với dữ liệu theo nhiều định dạng khác nhau. Để có...

Võ Nguyên Thoại

Giao Thức UDP Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Ứng Dụng Của UDP
10 Tháng Một, 2025
Giao Thức UDP Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Ứng Dụng Của UDP
User Datagram Protocol (UDP) là một trong hai giao thức chính để truyền dữ liệu qua mạng Internet, cùng với TCP (Transmission Control Protocol). Trong bài viết này, MONA Host sẽ chia sẻ chi tiết về UDP là gì, các đặc điểm nổi bật và ứng dụng thực tế của giao thức này mang lại...

Võ Nguyên Thoại

Lỗi 405 Not Allowed Là Gì? Cách Khắc Phục Lỗi HTTP Error 405
17 Tháng Mười Hai, 2024
Lỗi 405 Not Allowed Là Gì? Cách Khắc Phục Lỗi HTTP Error 405
Lỗi 405 là một trong những lỗi phổ biến thường gặp và gây trở ngại cho quá trình trải nghiệm internet của người dùng. “HTTP verb used to access this page is not allowed” mã trạng thái HTTP phản ánh rằng máy chủ đã nhận được yêu cầu nhưng từ chối xử lý vì phương...

Võ Nguyên Thoại

Lỗi 522 Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Error 522
16 Tháng Mười Hai, 2024
Lỗi 522 Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Error 522
Lỗi 522 là lỗi thường gặp khi truy cập website và làm gián đoạn kết nối giữa máy chủ và trình duyệt. Khi xảy ra lỗi này, trang website sẽ không tải được và hiển thị thông báo “Connection Timed Out”. Vậy cụ thể lỗi 522 là gì? Khắc phục lỗi Error 522 như thế...

Võ Nguyên Thoại

Cơ Chế Bảo Mật HSTS Là Gì? Cài Đặt HSTS Cho Nginx Chi Tiết
16 Tháng Mười Hai, 2024
Cơ Chế Bảo Mật HSTS Là Gì? Cài Đặt HSTS Cho Nginx Chi Tiết
Nhằm tăng cường bảo mật thông tin, áp dụng các giao thức an toàn là yêu cầu thiết yếu để bảo vệ thông tin quan trọng của người dùng và dữ liệu trực tuyến của cá nhân hay doanh nghiệp. Một trong những giải pháp bảo mật được áp dụng phổ biến hiện nay là...

Võ Nguyên Thoại

Lỗi 400 Là Gì? Cách Khắc Phục error 400 Bad Request Hiệu Quả
13 Tháng Mười Hai, 2024
Lỗi 400 Là Gì? Cách Khắc Phục Error 400 Bad Request Hiệu Quả
Lỗi 400 là gì? Bạn đã bao giờ gặp phải thông báo "400 Bad Request" hoặc "HTTP Error 400 Bad Request" khi truy cập một trang web nào đó chưa? Đây là một lỗi khá phổ biến, gây gián đoạn và ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng khi truy cập vào website của...

Võ Nguyên Thoại

Ổ Cứng NAS Là Gì? Khác Biệt Giữa NAS, SAN, Cloud Và DAS
11 Tháng Mười Hai, 2024
Ổ Cứng NAS Là Gì? Khác Biệt Giữa NAS, SAN, Cloud Và DAS
Trong thời đại công nghệ 4.0 bùng nổ như hiện nay thì nhu cầu lưu trữ dữ liệu và chia sẻ dữ liệu an toàn là mối quan tâm hàng đầu của người dùng. Bên cạnh những phương thức lưu trữ dữ liệu phổ biến như USB, ổ cứng di động,...thì thiết bị lưu trữ...

Võ Nguyên Thoại

Nhận các thông báo mới từ MONA.Host?

Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi

    Email
    Họ tên