Với hàng triệu trang web hiện nay, không thể phủ nhận sự ảnh hưởng và tầm quan trọng của Apache – một web server được ứng dụng phổ biến giúp duy trì hoạt động trơn tru của hệ sinh thái website trên Internet. Từ việc cung cấp các tính năng bảo mật mạnh mẽ đến khả năng hỗ trợ các ngôn ngữ lập trình đa dạng, Apache đã chứng tỏ được sự đáng tin cậy của mình trong nhiều năm qua. Vậy Apache là gì và làm sao để cài đặt loại máy chủ web này. Cùng MONA Host khám phá chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.

Apache là gì? Apache server là gì?

Apache (tên gọi tắt của Apache HTTP Server) là phần mềm web server miễn phí mã nguồn mở thịnh hành nhất hiện nay với ưu thế thị phần chiếm đến 46% website trên toàn cầu. Được điều hành và phát triển bởi Apache Software Foundation, Apache Server nổi bật với ưu điểm sử dụng không mất phí và được ứng dụng rộng rãi để phục vụ cho việc đưa nội dung lên trang web cũng như phát triển ứng dụng web.

Apache là gì

Bên cạnh đó, Apache cũng là một trong những web server có “thâm niên” khá lâu đời với phiên bản đầu tiên được ra mắt cách đây hơn 20 năm. Vì thế, không chỉ biết đến là web server uy tín, mà Apache còn được đánh giá là phần mềm máy chủ HTTP mạnh mẽ, có khả năng tiếp nhận, xử lý nhanh chóng các yêu cầu HTTP từ người dùng và phản hồi lại bằng các trang web, dữ liệu tương ứng một cách chính xác.

Theo đó, Apache thường được kết hợp với các ngôn ngữ lập trình như PHP, Python hoặc Ruby để xây dựng các ứng dụng web động. Máy chủ này được người dùng đánh giá cao nhờ tính ổn định, khả năng mở rộng linh hoạt cũng như tiết kiệm chi phí hiệu quả cho doanh nghiệp, đặc biệt là các tổ chức kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ.

Vậy thì web Server là gì?

Web Server là một hệ thống máy chủ được thiết kế đặc biệt để lưu trữ, xử lý và cung cấp các tệp tin cũng như trang web khi có yêu cầu từ các máy tính khác qua mạng. Web Server đóng vai trò trung gian giữa máy chủ và máy khách, giúp người dùng truy cập vào các trang web và tài liệu thông qua giao thức HTTP hoặc các giao thức truyền tải khác. Theo đó, web server có một số chức năng quan trọng, bao gồm:

  • Tiếp nhận các yêu cầu HTTP từ trình duyệt web và các ứng dụng của người dùng.
  • Xử lý các yêu cầu này bằng cách tìm và truy cập vào các tệp tin hoặc dữ liệu cần thiết trên máy chủ.
  • Tạo trang web động thông qua việc thực hiện các tác vụ như kết nối với cơ sở dữ liệu hoặc xử lý mã lệnh trên máy chủ.
  • Trả lại nội dung web đã được yêu cầu về máy tính của người dùng thông qua giao thức HTTP.

Một số phần mềm máy chủ Web Server phổ biến hiện nay có thể kể đến như Apache HTTP Server, Microsoft Internet Information Services (IIS), Nginx. Có thể thấy, máy chủ web luôn là một phần không thể thiếu trong việc cung cấp và quản lý các trang web, ứng dụng web, cũng như các dịch vụ trực tuyến trên Internet.

Apache hoạt động như thế nào?

Mặc dù được gọi là web server nhưng thực chất Apache HTTP Server không phải là server vật lý mà nó là một phần mềm chạy trên server, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu HTTP (Hypertext Transfer Protocol) từ người dùng trên các trình duyệt (Safari, Chrome, Firefox,…) và phục vụ các ứng dụng web. Chi tiết quá trình hoạt động của máy chủ này được diễn ra như sau:

Apache hoạt động như thế nào
  • Tiếp nhận yêu cầu: Apache server liên tục lắng nghe các yêu cầu HTTP từ máy tính client (người dùng), thường qua cổng 80 cho HTTP hoặc cổng 443 cho HTTPS.
  • Xử lý yêu cầu: Khi nhận được yêu cầu, Apache sẽ xác định tài nguyên hoặc ứng dụng cần phục vụ dựa trên thông tin trong URL và các dữ liệu khác kèm theo. Tài nguyên này có thể là tệp HTML, hình ảnh, trang web động, ứng dụng, hoặc bất kỳ loại dữ liệu nào được lưu trữ trên máy chủ.
  • Tìm kiếm tài nguyên: Apache sẽ tiến hành tìm kiếm và truy cập các tài nguyên hoặc ứng dụng cần thiết trên máy chủ để sẵn sàng phục vụ yêu cầu. Quá trình này có thể bao gồm việc đọc tệp từ hệ thống, kết nối đến cơ sở dữ liệu, hoặc thực hiện các tác vụ khác liên quan đến máy chủ.
  • Xử lý nội dung động (nếu cần): Nếu yêu cầu đòi hỏi nội dung động, Apache server sẽ thực thi các lệnh server-side scripting hoặc kết nối đến các ứng dụng web để tạo nội dung động, chẳng hạn như trang PHP hoặc Java.
  • Tạo và trả về trang web: Sau khi xử lý xong tài nguyên, Apache sẽ tạo ra trang web hoặc nội dung tương ứng và trả về cho máy tính client thông qua giao thức HTTP.
  • Trả về mã trạng thái và dữ liệu: Kèm theo trang web, Apache server sẽ gửi mã trạng thái HTTP (như 200 OK, 404 Not Found) tới máy tính client, giúp client biết được tình trạng của yêu cầu. Client sẽ sử dụng dữ liệu này để hiển thị trang web hoặc thực hiện các tác vụ khác.
  • Duy trì phiên làm việc (nếu cần): Trong một số trường hợp, Apache có thể duy trì phiên làm việc với máy tính client, đặc biệt đối với các ứng dụng web yêu cầu đăng nhập hoặc tương tác dài hạn.

Ưu và nhược điểm của Apache là gì?

Sự linh hoạt trong cấu hình cùng khả năng tương thích với nhiều hệ điều hành khiến Apache trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp và cá nhân. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế vượt trội thì Apache cũng sẽ có những hạn chế mà người dùng cần lưu ý. Hãy cùng MONA Host điểm qua một số ưu và nhược điểm của Apache trong nội dung dưới đây nhé!

Ưu và nhược điểm của Apache là gì

Ưu điểm của Apache

Sự phổ biến của Apache không chỉ đến từ khả năng tùy biến cao mà còn bởi khả năng hoạt động ổn định trên nhiều nền tảng khác nhau. Vì vậy, Apache web server là lựa chọn lý tưởng cho việc triển khai máy chủ web, đặc biệt là trong các dự án mã nguồn mở và doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhờ vào các ưu điểm nổi bật của như sau:

  • Miễn phí và mã nguồn mở: Apache là phần mềm mã nguồn mở, cho phép người dùng sử dụng mà không tốn phí, đồng thời có thể tùy chỉnh theo nhu cầu cá nhân.
  • Phổ biến và ổn định: Apache được cập nhật, nâng cấp thường xuyên, phần mềm đã được kiểm chứng về độ tin cậy cao và ổn định, chính vì thế nó trở thành lựa chọn đáng tin cậy cho nhiều doanh nghiệp.
  • Đa nền tảng: Apache server có khả năng hoạt động trên nhiều hệ điều hành như Linux, Windows, macOS và nhiều hệ điều hành khác, mang lại sự linh hoạt trong việc triển khai.
  • Mở rộng và linh hoạt: Với hỗ trợ từ nhiều module có thể tùy chỉnh, Apache cho phép bạn thêm các tính năng như xử lý động, bảo mật, và nén dữ liệu, giúp tối ưu hóa chức năng máy chủ theo yêu cầu.
  • Bảo mật: Apache cung cấp các tùy chọn bảo mật đa dạng và nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng từ cộng đồng trong việc cập nhật và vá lỗi.
  • Hỗ trợ đa ngôn ngữ: Apache web server tương thích với nhiều ngôn ngữ lập trình như PHP, Python, Ruby, cho phép bạn phát triển ứng dụng web với nhiều lựa chọn công nghệ.
  • Cộng đồng lớn: Với một cộng đồng người dùng và nhà phát triển rộng lớn, Apache đảm bảo bạn luôn có thể tìm thấy tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo, và nhận được hỗ trợ kịp thời khi cần thiết.

Nhược điểm của Apache

Apache từ lâu đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho nhiều quản trị viên hệ thống cũng như nhà phát triển web nhờ vào sự tin cậy và sở hữu nhiều tính năng phong phú. Tuy nhiên, như bất kỳ công cụ nào khác, Apache cũng có một số hạn chế cần lưu tâm như sau:

  • Tiêu tốn nhiều tài nguyên: Apache có thể tiêu tốn nhiều tài nguyên hệ thống, đặc biệt khi xử lý nhiều yêu cầu đồng thời. Việc này dẫn đến việc sử dụng bộ nhớ và CPU nhiều, đặc biệt trong các tình huống tải đột ngột.
  • Khả năng mở rộng hạn chế: Khi cần xử lý hàng ngàn yêu cầu đồng thời, Apache web server không phải lúc nào cũng hoạt động hiệu quả. Để mở rộng quy mô, việc cấu hình và tinh chỉnh máy chủ cần được thực hiện một cách cẩn thận.
  • Không hỗ trợ HTTP/2 mặc định: Phiên bản cơ bản của Apache không hỗ trợ HTTP/2 mà chỉ sử dụng HTTP/1.1. Mặc dù có thể cấu hình để sử dụng HTTP/2 nhưng bạn phải cài đặt và cấu hình phù hợp.
  • Cấu hình phức tạp: Việc cấu hình Apache có thể trở nên phức tạp, đặc biệt đối với những người mới bắt đầu. Cài đặt và tinh chỉnh máy chủ yêu cầu kiến thức kỹ thuật chuyên sâu và thời gian.
  • Phát hiện lỗi chậm: Một số lỗi và vấn đề bảo mật có thể được phát hiện và khắc phục chậm hơn so với các máy chủ web khác. Do đó, bạn cần cẩn thận khi cập nhật và kiểm tra các bản vá bảo mật.
  • Hiệu năng bị ảnh hưởng bởi mô-đun thứ ba: Apache sử dụng nhiều mô-đun bên ngoài để thêm tính năng. Sự kết hợp của các mô-đun này có thể làm giảm hiệu năng và tính ổn định của máy chủ.
  • Yêu cầu kiến thức kỹ thuật: Để cấu hình và quản lý Apache một cách hiệu quả, bạn cần có kiến thức về hệ điều hành, mạng và cấu hình máy chủ web.

So sánh Apache và một số Web Server khác

Apache đã phục vụ cho hàng triệu website trên toàn thế giới. Tuy nhiên, thị trường hiện nay không chỉ có mỗi Apache mà còn có nhiều loại máy chủ khác như Nginx, Tomcat,… cũng đều có những thế mạnh vượt trội không kém gì Apache Server.

Điểm khác nhau giữa NGINX và Apache là gì?

Nếu bạn đang phân vân không biết nên lựa chọn NGINX hay Apache, thì bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn có nhìn tổng quan nhất từ cách xử lý các yêu cầu đến khả năng mở rộng và tùy chỉnh cho từng loại web server này.

Tính năng NGINX Apache
Mô hình Áp dụng mô hình event-driven, cho phép xử lý nhiều yêu cầu trong một luồng Dùng mô hình process-driven, mỗi yêu cầu được xử lý bởi một luồng riêng biệt
Khả năng mở rộng Vượt trội về hiệu suất và khả năng mở rộng, đặc biệt khi xử lý lưu lượng lớn Mang đến hệ thống module đa dạng, dễ dàng tùy chỉnh cho nhiều mục đích khác nhau
Hệ điều hành & Ngôn ngữ Hỗ trợ hầu hết các hệ điều hành Unix, nhưng chỉ hỗ trợ một phần cho Windows. Hoạt động ổn định trên nhiều hệ điều hành như Windows, OpenVMS và các hệ điều hành kiểu Unix
Bảo mật Do sử dụng cơ sở dữ liệu nhỏ hơn, NGINX có mức độ bảo mật cao hơn Apache sử dụng cơ sở dữ liệu lớn hơn, dễ quản lý nhưng có thể là điểm yếu về bảo mật
Quản lý nội dung Xử lý hiệu quả nội dung tĩnh, nhưng đối với nội dung động, cần phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài Xử lý trực tiếp nội dung động trên máy chủ, không cần quá nhiều phụ thuộc bên ngoài
Hệ thống module Hỗ trợ module nhưng không phong phú bằng Apache Nổi tiếng với hệ thống module linh hoạt, dễ dàng thêm hoặc gỡ bỏ các tính năng theo nhu cầu
Cộng đồng hỗ trợ Cộng đồng hỗ trợ nhiệt tình với nhiều hướng dẫn và tài liệu Cung cấp tài liệu đầy đủ và có cộng đồng hỗ trợ mạnh mẽ

Điểm khác nhau giữa Tomcat và Apache là gì?

Tomcat cũng là một trong các loại web server được phát triển bởi Apache Software Foundation. Với khả năng xử lý ứng dụng Java, Apache Tomcat chủ yếu phục vụ cho các ứng dụng web động. Trong khi đó, Apache là máy chủ web hỗ trợ đa dạng các ngôn ngữ lập trình và cấu hình. Bảng so sánh dưới đây sẽ phản ánh những điểm khác nhau nổi bật giữa hai web server này.

Apache Tomcat Server Apache Web Server
Được thiết kế để hoạt động như một container cho JSP/Servlet. Đóng vai trò là một HTTP server, chuyên cung cấp các file thông qua giao thức HTTP.
Có khả năng xử lý cả nội dung tĩnh và động. Nội dung tĩnh được tạo bằng HTML, trong khi nội dung động được sinh ra từ Servlet và JSP. Xử lý nội dung tĩnh viết bằng HTML và hỗ trợ xử lý nội dung động được mã hóa bằng PHP, Ruby hoặc các ngôn ngữ khác thông qua các mô-đun add-on của Apache hoặc từ các bên thứ ba.
Chỉ thích hợp để lưu trữ mã nguồn được viết bằng Java. Hỗ trợ lưu trữ các ứng dụng viết bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau.
Không thực hiện xử lý yêu cầu/phản hồi. Tomcat container có thể quản lý toàn bộ vòng đời của các trang được tạo thông qua Servlet & JSP. Có khả năng xử lý yêu cầu/phản hồi và hỗ trợ cân bằng tải hiệu quả.
Được phát triển toàn bộ dựa trên nền tảng Java. Được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình C.

Hướng dẫn cài đặt Apache Web Server chi tiết

Đối với những người mới, quá trình cài đặt Apache có thể gây khó khăn khi tiếp xúc lần đầu. Vì vậy, trong hướng dẫn chi tiết này, MONA Host sẽ giúp bạn nắm chắc từng bước trong việc cài đặt Apache một cách dễ hiểu và trực quan nhất.

Hướng dẫn cài đặt Apache trên Windows

Nếu bạn đang làm việc trên hệ điều hành Windows và muốn triển khai một máy chủ web mạnh mẽ, Apache chính là công cụ không thể thiếu. Dưới đây, MONA Host sẽ hướng dẫn bạn từng bước cụ thể để cài đặt Apache trên Windows đơn giản và nhanh chóng nhất.

Bước 1: Tải xuống Apache

Truy cập trang chủ của Apache tại link https://httpd.apache.org/docs/2.4/platform/windows.html, tại Downloading Apache for Windows chọn Apache Lounge.

Tải xuống Apache

Tại đây hãy lựa chọn phiên bản Apache có khả năng tương thích với hệ điều hành Windows của bạn (32-bit hoặc 64-bit) và phiên bản Visual C++ đã được cài đặt.

chọn phiên bản Apache có khả năng tương thích với hệ điều hành Windows

Bước 2: Giải nén

Sau khi download Apache, tiếp theo bạn cần thực hiện giải nén thư mục Apache24 vào ổ đĩa C. Apache mặc định sẽ được cài đặt lên ổ C. Trong trường hợp cài đặt Apache trên một ổ đĩa khác, bạn cần thực hiện cấu hình lại giá trị DocumentRoot trong file http-vhost.conf hoặc file sites-enable.conf (với apache2).

 giải nén thư mục Apache24

Bước 3: Cấu hình Apache

Bây giờ quá trình cài đặt Apache của bạn đã hoàn thành. Tiếp theo, bạn hãy khởi chạy file httpd.exe trong thư mục C:\Apache24\bin để khởi động Apache.

khởi chạy file httpd.exe trong thư mục C:\Apache24\bin

Khi chạy Apache thì một cửa sổ Terminal đồng thời sẽ hiện lên, có thể bạn sẽ thấy thông báo sau:

Khi chạy Apache thì một cửa sổ Terminal đồng thời sẽ hiện lên thông báo

Đây chỉ là một cảnh báo do ServerName chưa được cấu hình đúng. Bạn hoàn toàn có thể fix lỗi này đơn giản bằng cách gán giá trị cho ServerName trong file C:\Apache24\conf\httpd.conf

gán giá trị cho ServerName trong file C:\Apache24\conf\httpd.conf

Tìm đến dòng #ServerName www.example.com:80 và bỏ dấu # để chỉnh sửa thành tên miền của bạn, trong trường hợp này bạn chỉ chạy ở localhost nên hãy chuyển cấu hình thành localhost.

Tìm đến dòng #ServerName www.example.com:80 và bỏ dấu # để chỉnh sửa thành tên miền

 

khởi chạy lại Apache bằng cách tắt cửa sổ Terminal httpd.exe

Sau khi thực hiện các chỉnh sửa trên, hãy khởi chạy lại Apache bằng cách tắt cửa sổ Terminal httpd.exe và lỗi trên sẽ biến mất.

Khi đã hoàn thành các bước trên, bạn cần thử truy cập và xem Apache đã cấu hình thành công chưa bằng cách truy cập vào http://localhost để kiểm tra. Khi màn hình hiện It works! có nghĩa bạn đã thành công trong việc truy cập.

màn hình hiện It works! có nghĩa bạn đã thành công trong việc truy cập.

Bước 4: Cài đặt dịch vụ Apache

Mở Command Prompt với quyền Administrator bằng cách gõ cmd vào thanh taskbar, nhấn chuột phải vào Command Prompt, chọn Run as administrator và chọn Yes. Sau đó nhập lênh

C:\Apache24\bin

C:\Apache24\bin

httpd -k install

httpd -k start

 Cài đặt dịch vụ Apache

Tại đây cửa sổ cảnh báo Windows firewall có thể hiện ra để cho phép các dịch vụ của Apache. Bạn hãy chọn Allow access. Đến đây, quá trình cài đặt và cấu hình Apache đã hoàn thành.

Hướng dẫn cài đặt Apache trên Ubuntu 20

Trong bài viết này, MONA Host sẽ hướng dẫn bạn từng bước từ việc chuẩn bị hệ thống cho đến việc cấu hình và khởi động Apache trên Ubuntu 20.

Bước 1: Mở Terminal

Bạn hãy mở một cửa sổ Terminal trên Ubuntu bằng cách tìm kiếm Terminal trong menu ứng dụng hoặc sử dụng tổ hợp phím tắt phím tắt Ctrl + Alt + T.

Mở Terminal

Bước 2: Cài đặt Apache

Apache đã có sẵn ở trong kho phần mềm của Ubuntu, cho phép bạn thực hiện cài đặt bằng các công cụ quản lý gói thông thường như apt. Đầu tiên hãy cập nhật gói apt bằng lệnh: sudo apt update.

Tiếp theo, cài đặt apache2 bằng cách chạy lệnh sau: sudo apt install apache2 -y.

Lệnh trên sẽ cài đặt Apache và tất cả những thành phần phụ thuộc cần thiết của máy chủ này. Tiếp theo các bạn cần bật một số mod cần thiết như SSL, rewrite, header bằng lệnh:

sudo a2enmod rewrite

sudo a2enmod ssl

sudo a2enmod headers

sudo systemctl restart apache2

Cài đặt Apache

Bước 3: Cấu hình tường lửa

Nếu bạn đang sử dụng UFW (Uncomplicated Firewall), hãy cho phép Apache thông qua tường lửa bằng lệnh: sudo ufw allow ‘Apache’.

 Cấu hình tường lửa

Bước 4: Kiểm tra Apache

Sau khi hoàn tất quá trình cài đặt, Ubuntu 20.04 sẽ tự khởi động Apache và bạn sẽ không cần phải chạy thêm bất kỳ lệnh nào để khởi động Apache. Để kiểm tra xem Apache đã hoạt động hay chưa, bạn hãy sử dụng lệnh sau: sudo systemctl status apache2.

kiểm tra xem Apache đã hoạt động hay chưa

Bên cạnh đó, để xác định việc cấu hình UFW Firewall đã thành công và có thể truy cập website từ bên ngoài hãy truy cập http://your_server_ip/ trên trình duyệt của bạn để kiểm tra.

xác định việc cấu hình UFW Firewall đã thành công

Bước 5: Cấu hình Apache

Tất cả các tệp cấu hình Apache sẽ nằm ở thư mục etc/apache2. Tệp cấu hình chính sẽ là /etc/apache2/apache2.conf. Tệp này có thể được chỉnh sửa để thay đổi cấu hình toàn cầu của Apache. Một số thư mục quan trọng khác của Apache có thể kể đến như /etc/apache2/apache2.conf hay /etc/apache2/sites-enabled/,….

Cần lưu ý rằng, để thực hiện các thay đổi trong cấu hình, bạn cần khởi động lại Apache bằng lệnh sau:

sudo systemctl restart apache2

Bây giờ, Apache đã được cài đặt và sẵn sàng hoạt động trên Ubuntu của bạn.

Hướng dẫn cài đặt Apache trên CentOS 7

Tiếp theo, MONA Host sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn chi tiết để cài đặt và cấu hình Apache trên CentOS 7, giúp bạn nhanh chóng thiết lập một máy chủ web hoạt động hiệu quả.

Bước 1: Mở Terminal

Bạn hãy mở một cửa sổ Terminal trên Ubuntu bằng cách tìm kiếm Terminal trong menu ứng dụng hoặc sử dụng tổ hợp phím tắt phím tắt Ctrl + Alt + T.

mở một cửa sổ Terminal trên Ubuntu

Bước 2: Cài đặt Apache

Apache đã được tích hợp sẵn trong kho lưu trữ CentOS mặc định nên việc cài đặt tương đối đơn giản. Để cài đặt Apache hãy chạy lệnh sau:

sudo yum install httpd

Bước 3: Bật Apache và cấu hình tường lửa (nếu có)

Khi tiến trình cài đặt hoàn thành, hãy khởi động dịch vụ Apache bằng hai lệnh sau:

sudo systemctl enable httpd

sudo systemctl start httpd

Bật Apache và cấu hình tường lửa (nếu có)

Để kiểm tra trạng thái của Apache hãy sử dụng lệnh sau:

systemctl status httpd

kiểm tra trạng thái của Apache

Nếu các bạn sử dụng Firewall, để có thể truy cập được website các bạn sẽ cần mở port bằng các lệnh sau đây:

firewall-cmd –permanent –zone=public –add-service=http

firewall-cmd –permanent –zone=public –add-service=https

firewall-cmd –reload

Nếu các bạn sử dụng Firewall, để có thể truy cập được website

Bước 4: Kiểm tra Apache

Để kiểm tra xem Apache đã được cài đặt thành công và đang hoạt động, hãy mở trình duyệt website và tiến hành truy cập vào địa chỉ IP máy chủ của bạn. Nếu mọi thứ diễn ra đúng, bạn sẽ thấy trang thông báo với nội dung It works!

Bước 5: Cấu hình Apache

Mọi file cấu hình của Apache đều được đặt tại thư mục /etc/httpd, với file cấu hình chính là /etc/httpd/conf/httpd.conf. Các file cấu hình khác cũng cần có đuôi .conf và được lưu trong thư mục /etc/httpd/conf.d. Sau khi chỉnh sửa cấu hình, bạn sẽ phải khởi động lại dịch vụ bằng lệnh:

sudo systemctl restart httpd

Hướng dẫn cài đặt Apache Tomcat chi tiết

Với khả năng hỗ trợ servlet và JSP, Tomcat đã trở thành một trong những máy chủ web phổ biến nhất trong cộng đồng lập trình Java. Dưới đây MONA Host hướng dẫn chi tiết từng bước về cách cài đặt Apache Tomcat, giúp bạn thiết lập môi trường phát triển một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Hướng dẫn cài đặt Apache Tomcat 10 trên Windows

Việc cài đặt Apache Tomcat 10 trên hệ điều hành Windows có thể mở ra một thế giới mới về khả năng kiểm soát và cấu hình máy chủ. Dưới đây, MONA Host sẽ hướng dẫn chi tiết từng bước giúp bạn nhanh chóng có thể thiết lập Apache Tomcat 10 trên Windows.

Bước 1: Tải về

Đầu tiên bạn cần truy cập link Apache Tomcat trực tiếp từ nhà cung cấp tại https://tomcat.apache.org/. Click chọn Tomcat 10

Tải về Apache Tomcat

Tại đây bạn hãy chọn 1 trong 2 phiên bản 32bits và 64bits.

Tại đây bạn hãy chọn 1 trong 2 phiên bản 32bits và 64bits.

Lưu ý rằng máy chủ của bạn cần được cài đặt sẵn Java JDK, nếu không quá trình cài đặt sau này sẽ xảy ra lỗi. Để kiểm tra xem Java đã có sẵn trên máy tính của bạn hay chưa, bạn hãy mở cửa sổ Command Prompt và nhập các lệnh sau:

java -version

javac -version

 kiểm tra xem Java đã có sẵn trên máy tính của bạn hay chưa

Nếu máy tính của bạn chưa được cài đặt JDK, hãy cài đặt JDK. Trong hình trên, có thể quan sát thấy JDK đã được cài đặt sẵn trên máy tính.

Bước 2: Giải nén tệp Zip Tomcat 10

Đi tới vị trí bạn đã tải xuống tệp zip Tomcat 10. Nhấp chuột phải vào tệp tomcat apache, đặt con trỏ vào 7-Zip và nhấp vào Extract Here để giải nén thư mục.

Bước 3: Tạo biến JAVA_HOME

Nhấp vào Start, sau đó trong thanh tìm kiếm, click vào Edit the system environment variables. Hộp System Properties sẽ mở ra. Chọn Environment Variables.

click vào Edit the system environment variables. Hộp System Properties

Bạn phải tạo một biến JAVA_HOME và chèn đường dẫn của tệp JDK được lưu trữ trong máy tính của bạn, đường dẫn này sẽ được hiển thị bên dưới. Hãy chọn New…

tạo một biến JAVA_HOME và chèn đường dẫn của tệp JDK được lưu trữ trong máy tính

Hộp New System Variable sẽ được mở, bạn sẽ phải điền Variable name (Tên biến)Variable value (Giá trị biến).

bạn sẽ phải điền Variable name và Variae value

Đi đến vị trí bạn đã lưu trữ nội dung của tệp JDK. Sao chép đường dẫn gốc của vị trí tệp JDK như hiển thị bên dưới.

Sao chép đường dẫn gốc của vị trí tệp JDK

Dán đường dẫn JDK từ hình trên vào ô Variable name và trong ô Variable name, đặt tên JAVA_HOME như hình bên dưới.

Dán đường dẫn JDK từ hình trên vào ô Variable name và trong ô Variable name

Bước 4: Kiểm tra hoạt động của Tomcat

Mở tệp tomcat apache đã giải nén. Bạn sẽ thấy tất cả các tập tin sau trong đó. Trong số đó hãy mở tệp startup.

Kiểm tra hoạt động của Tomcat

Kiểm tra xem Startup Windows Batch File có chạy đúng không.

Kiểm tra xem Startup Windows Batch File có chạy đúng không.

Theo mặc định, số cổng máy chủ là 8080.

Bước 5: Cài đặt thành công Tomcat.

Bước tiếp theo của chúng tôi là mở trình duyệt internet như Google và nhập địa chỉ: http://localhost:8080

Sau đó click Enter và trình duyệt sau sẽ xuất hiện gợi ý cài đặt thành công Apache Tomcat.

cài đặt thành công Apache Tomcat.

Hướng dẫn cài đặt Apache Tomcat 10 trên Ubuntu 20.04

Trong hướng dẫn này, bạn sẽ triển khai Apache Tomcat 10 trên Ubuntu 20.04. Bạn sẽ cài đặt Tomcat 10, thiết lập người dùng và điều hướng giao diện người dùng quản trị.

Bước 1: Cài đặt Tomcat

Để bắt đầu, bạn cần chuẩn bị một server Ubuntu 20.04 với một user không phải root nhưng có quyền sudo, và cấu hình tường lửa đúng cách.

Trước tiên, hãy tải về phiên bản mới nhất của Tomcat 10. Sau khi tải xong, tạo một user riêng biệt với quyền hạn phù hợp cho Tomcat.

Bạn cũng cần cài đặt Java Development Kit (JDK). Để bảo mật, hãy chạy Tomcat dưới tài khoản user không có quyền đặc biệt. Để tạo user mới, sử dụng lệnh sau:

sudo useradd -m -d /opt/tomcat -U -s /bin/false tomcat

Lệnh trên thiết lập shell mặc định là /bin/false, ngăn việc đăng nhập trực tiếp dưới tài khoản tomcat.

Trước khi cài đặt JDK, hãy cập nhật cache của package manager bằng lệnh:

sudo apt update

Cài đặt JDK với lệnh:

sudo apt install default-jdk

Nhấn y để tiếp tục. Sau khi cài đặt hoàn tất, kiểm tra phiên bản JDK với lệnh:

java -version

Kết quả sẽ hiển thị thông tin về phiên bản Java hiện tại.

Tiếp theo, tải xuống build Core Linux mới nhất của Tomcat 10, phiên bản kết thúc bằng

.tar.gz

Truy cập thư mục /tmp và tải về bằng lệnh:

cd /tmp

wget https://dlcdn.apache.org/tomcat/tomcat-10/v10.0.20/bin/apache-tomcat-10.0.20.tar.gz

Lệnh wget sẽ tải file từ Internet.

Giải nén file đã tải xuống vào thư mục /opt/tomcat bằng lệnh:

sudo tar xzvf apache-tomcat-10*tar.gz -C /opt/tomcat –strip-components=1

Cuối cùng, cấp quyền sở hữu cho user tomcat đối với thư mục cài đặt bằng các lệnh sau:

sudo chown -R tomcat:tomcat /opt/tomcat/

sudo chmod -R u+x /opt/tomcat/bin

Bước 3: Cấu hình quyền truy cập

Tomcat mặc định không cho phép thực hiện quản trị từ xa. Để được cho phép, bạn cần cấu hình quyền truy cập bằng cách sửa tệp cấu hình. Đầu tiên hãy mở tệp cấu hình Tomcat bằng lệnh:

sudo nano /opt/apache-tomcat-{version}/conf/tomcat-users.xml

Để thêm người dùng và vai trò quản trị vào tệp cấu hình, hãy thêm các dòng sau vào trước tag ending:

<role rolename=”manager-gui” /> <user username=”manager” password=”manager_password” roles=”manager-gui” />

<role rolename=”admin-gui” /> <user username=”admin” password=”admin_password” roles=”manager-gui,admin-gui” />

Hãy thay thế password bằng mật khẩu riêng của bạn. Sau đó tiến hành lưu và đóng file.

Ở đây, bạn cần xác định vai trò của hai user, manager-guiadmin-gui, cho phép truy cập tương ứng vào các trang Manager và Host Manager. Bạn cũng xác định các vai trò liên quan của hai user,admin và manager.

Mặc định, Tomcat chỉ cho phép truy cập vào các trang quản trị khi kết nối từ máy chủ nội bộ. Nếu bạn muốn sử dụng tài khoản vừa tạo để truy cập các trang này từ bên ngoài, bạn sẽ cần phải điều chỉnh file cấu hình tương ứng.

Để xóa hạn chế cho trang Manager, hãy mở file config của trang manager để  thực hiện chỉnh sửa:

sudo nano /opt/tomcat/webapps/manager/META-INF/context.xml

Comment out Valve sẽ xuất hiện như bên dưới:

… <Context antiResourceLocking=”false” privileged=”true” >   <CookieProcessor className=”org.apache.tomcat.util.http.Rfc6265CookieProcessor”                    sameSiteCookies=”strict” /> <!–  <Valve className=”org.apache.catalina.valves.RemoteAddrValve”          allow=”127\.\d+\.\d+\.\d+|::1|0:0:0:0:0:0:0:1″ /> –>   <Manager sessionAttributeValueClassNameFilter=”java\.lang\.(?:Boolean|Integer|Long|Number|String)|org\.apache\.catalina\.filters\.Csr> </Context>

Lưu và đóng file, làm tương tự với Host Manager

sudo nano /opt/tomcat/webapps/host-manager/META-INF/context.xml

Bước 4: Tạo một dịch vụ systemd

Dịch vụ systemd giúp duy trì Tomcat chạy ngầm trong nền và tự động khởi động lại khi có lỗi xảy ra. Do Tomcat là một ứng dụng Java, nên quá trình này yêu cầu thời gian để khởi chạy Java, mà bạn đã cài đặt với JDK ở bước trước đó. Trước khi tạo dịch vụ, bạn cần xác định vị trí của Java bằng cách chạy lệnh sau:

sudo update-java-alternatives -l

Lưu ý rằng đường dẫn nơi Java được đặt sẽ nằm ở cột cuối cùng. Đường dẫn này rất quan trọng để thiết lập dịch vụ Tomcat. Bạn sẽ lưu file cấu hình dịch vụ này dưới tên tomcat.service trong thư mục /etc/systemd/system. Để tạo và chỉnh sửa file, hãy sử dụng lệnh:

sudo nano /etc/systemd/system/tomcat.service

Thêm các dòng sau:

[Unit] Description=Tomcat After=network.target  [Service] Type=forking  User=tomcat Group=tomcat  Environment=”JAVA_HOME=/usr/lib/jvm/java-1.11.0-openjdk-amd64″ Environment=”JAVA_OPTS=-Djava.security.egd=file:///dev/urandom” Environment=”CATALINA_BASE=/opt/tomcat” Environment=”CATALINA_HOME=/opt/tomcat” Environment=”CATALINA_PID=/opt/tomcat/temp/tomcat.pid” Environment=”CATALINA_OPTS=-Xms512M -Xmx1024M -server -XX:+UseParallelGC”  ExecStart=/opt/tomcat/bin/startup.sh ExecStop=/opt/tomcat/bin/shutdown.sh  RestartSec=10 Restart=always  [Install] WantedBy=multi-user.target

Sửa đổi giá trị JAVA_HOME nếu giá trị này khác với giá trị mà bạn đã note trước đó.

Trong bước này, bạn sẽ cấu hình một dịch vụ để chạy Tomcat bằng cách sử dụng các tập lệnh khởi động và tắt mà Tomcat cung cấp. Đồng thời, bạn cũng cần thiết lập một số biến môi trường để xác định thư mục gốc (chẳng hạn như /opt/tomcat) và giới hạn dung lượng bộ nhớ mà Java VM có thể sử dụng (trong CATALINA_OPTS). Nếu có sự cố xảy ra, dịch vụ Tomcat sẽ tự động khởi động lại.

Khi bạn hoàn tất, hãy lưu và đóng file.

Tải lại systemd daemon để Tomcat nhận thức được dịch vụ mới:

sudo systemctl daemon-reload

Sau đó, khởi động Tomcat bằng cách nhập lệnh:

sudo systemctl start tomcat

Tiếp theo, kiểm tra trạng thái của Tomcat để đảm bảo rằng dịch vụ đã khởi động thành công:

sudo systemctl status tomcat

Nhấn q để thoát khỏi màn hình kiểm tra trạng thái.

Cuối cùng, để Tomcat tự động khởi động cùng hệ thống, bạn chạy lệnh sau:

sudo systemctl enable tomcat

Bước 5: Truy cập giao diện web

Lúc này dịch vụ Tomcat đang hoạt động, bạn có thể tiến hành cấu hình tường lửa để mở cổng kết nối cho Tomcat. Cụ thể, Tomcat sử dụng cổng 8080 để nhận các yêu cầu HTTP. Để cho phép lưu lượng truy cập qua cổng này, bạn cần thực hiện lệnh sau:

sudo ufw allow 8080

Sau khi hoàn tất, bạn có thể mở trình duyệt và truy cập Tomcat thông qua địa chỉ IP của server bằng cách nhập URL sau:

http://your_server_ip:8080

Bạn sẽ thấy được trang chủ mặc định của Tomcat:

Bạn sẽ thấy được trang chủ mặc định của Tomcat:

Bây giờ bạn đã có thể xác nhận dịch vụ Tomcat đang hoạt động.

Nhấp vào nút Manager App nằm ở phía bên phải. Hệ thống sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin đăng nhập cho tài khoản mà bạn đã thiết lập ở bước trước.

Một trang giống như sau sẽ hiện ra:

Hệ thống sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin đăng nhập cho tài khoản

Bây giờ, để xem Host Manager, bạn hãy click vào nút Host Manager nằm trên trang chủ:

bạn hãy click vào nút Host Manager nằm trên trang chủ

Tại đây, bạn có thể cấu hình thêm các virtual host để triển khai các ứng dụng của mình. Lưu ý rằng chỉ những người dùng (users) được admin-gui phân quyền, chẳng hạn như manager, mới có thể truy cập trang này.

Hướng dẫn cài đặt Apache Tomcat 9 trên CentOS 7

Tomcat là một phần mềm mã nguồn mở được ứng dụng phổ biến cho việc triển khai Java. Trong hướng dẫn này MONA Host sẽ chỉ bạn cách cài đặt Tomcat 9 trên hệ điều hành CentOS 7. Để thực hiện quá trình cài đặt, bạn cần đảm bảo rằng mình có quyền sudo và có thể truy cập vào cửa sổ terminal.

Bước 1: Kiểm tra xem Java đã được cài đặt chưa

Tomcat cần một phiên bản Java đã được cài đặt trước. Hãy kiểm tra xem hệ thống của bạn đã cài đặt Java chưa bằng cách nhập lệnh sau vào cửa sổ terminal:

java -version

Kiểm tra xem Java đã được cài đặt chưa

Bạn nên sử dụng ít nhất JDK 1.8.0. Nếu hệ thống báo cáo phiên bản cũ hơn hoặc chưa cài đặt Java, hãy cài đặt Java bằng cách nhập lệnh sau:

sudo yum install java-1.8.0-openjdk-devel

Lưu ý: Hướng dẫn này sử dụng OpenJDK SE (Standard Edition) 8. OpenJDK là mã nguồn mở hoàn toàn. Nếu phần mềm của bạn yêu cầu Oracle Java, bạn cũng có thể sử dụng nó thay thế.

Bước 2: Tạo user và group cho Tomcat

Tomcat không nên chạy dưới quyền root. Hãy tạo một user và group mới bằng cách nhập lệnh sau:

sudo useradd -m -U -d /opt/tomcat -s /bin/false tomcat

Bước 3: Tải xuống Tomcat 9

Tomcat phiên bản 9.0.20 là phiên bản được sử dụng trong bài này. Có thể sẽ có phiên bản mới hơn trên trang tải xuống chính thức. Bạn có thể tải xuống bằng cách nhập lệnh sau:

cd /tmp

wget https://dlcdn.apache.org/tomcat/tomcat-9/v9.0.56/bin/apache-tomcat-9.0.56.tar.gz

Tải xuống Tomcat 9

Để giải nén tệp Tomcat tar.gz vào thư mục /opt/tomcat, hãy nhập lệnh sau:

sudo tar xzvf apache-tomcat-9*tar.gz -C /opt/tomcat –strip-components=1

Để giải nén tệp Tomcat tar.gz vào thư mục /opt/tomcat, hãy nhập lệnh sau:

Chỉnh sửa quyền người dùng cho Tomcat

User mới của Tomcat cần quyền thực hiện trên thư mục này. Nhập các lệnh sau:

sudo chown -R tomcat:tomcat /opt/tomcat

sudo sh -c ‘chmod +x /opt/tomcat/bin/*.sh’

Tiếp theo bạn hãy tạo tệp Unit cho hệ thống. Việc tạo tệp unit hệ thống cho phép Tomcat chạy dưới dạng một dịch vụ.

Đầu tiên hãy tìm vị trí của Java bằng lệnh sau:

readlink -f $(which java)

Chỉnh sửa quyền người dùng cho Tomcat

Sao chép thư mục cha của /jre/bin/java để sử dụng trong bước tiếp theo.

Để tạo tệp tomcat.service, hãy sử dụng lệnh sau:

sudo nano /etc/systemd/system/tomcat.service

Trong tệp này, nhập nội dung sau:

[Unit]

Description=Apache Tomcat Web Application Container

After=network.target

[Service]

Type=oneshot

RemainAfterExit=yes

User=tomcat

Group=tomcat

Environment=”JAVA_HOME=/usr/lib/jvm/java-1.8.0-openjdk-1.8.0.312.b07-1.el7_9.x86_64/”

Environment=”JAVA_OPTS=-Djava.security.egd=file:///dev/urandom -Djava.awt.headless=true”

Environment=”CATALINA_BASE=/opt/tomcat”

Environment=”CATALINA_HOME=/opt/tomcat”

Environment=”CATALINA_PID=/opt/tomcat/temp/tomcat.pid”

Environment=”CATALINA_OPTS=-Xms512M -Xmx1024M -server -XX:+UseParallelGC”

ExecStart=/opt/tomcat/bin/startup.sh

ExecStop=/opt/tomcat/bin/shutdown.sh

[Install]

WantedBy=multi-user.target

Để tạo tệp tomcat.service, hãy sử dụng lệnh sau:

Dán đường dẫn từ bước trước vào dòng Environment=”JAVA_HOME=<path>“. Tiếp theo hãy lưu và đóng tệp.

Để tải lại hệ thống, hãy nhập câu lệnh sau:

sudo systemctl daemon-reload

Để dịch vụ Tomcat khởi động cùng hệ thống, nhập câu lệnh sau:

sudo systemctl enable tomcat

Để khởi động dịch vụ Tomcat, hãy nhập câu lệnh:

sudo systemctl start tomcat

Kiểm tra xem dịch vụ Tomcat đã được cài đặt và đang chạy chưa bằng câu lệnh:

sudo systemctl status tomcat

Kiểm tra xem dịch vụ Tomcat đã được cài đặt và đang chạy chưa bằng câu lệnh:

Bước 3: Điều chỉnh tường lửa

Dịch vụ Tomcat cần quyền truy cập vào Cổng 8080. Cho phép lưu lượng truy cập bằng cách nhập các lệnh sau:

firewall-cmd –zone=public –permanent –add-port=8080/tcp

Điều chỉnh tường lửa

Thông báo “success” sẽ hiển thị trên terminal. Tải lại tường lửa để áp dụng cấu hình:

firewall-cmd –reload

Thông báo "success" sẽ hiển thị trên terminal

Bạn có thể xem máy chủ Tomcat trong trình duyệt web bằng cách nhập địa chỉ web sau vào cửa sổ trình duyệt:

  • http://server_ip:8080
xem máy chủ Tomcat trong trình duyệt web

Bước 4: Thiết lập giao diện quản lý web

Để tạo một user để truy cập giao diện quản lý web, hãy chỉnh sửa tệp user bằng cách nhập lệnh sau:

sudo nano /opt/tomcat/conf/tomcat-users.xml

Xóa mọi thứ trong tệp và thêm nội dung sau:

<tomcat-users>

<!–

Comments

–>

<role rolename=”admin-gui”/>

<role rolename=”manager-gui”/>

<user username=”admin” password=”good_password” roles=”admin-gui,manager-gui”/>

</tomcat-users>

Thay thế “good_password” bằng một mật khẩu bảo mật mà bạn chọn.

Lưu tệp và thoát. Bạn bây giờ đã có thể truy cập giao diện quản lý web trong trình duyệt. Truy cập http://server_ip:8080/manager/html để sử dụng giao diện.

 Thiết lập giao diện quản lý web

Các câu hỏi thường gặp

Bên cạnh việc tìm hiểu Apache http server là gì, những ưu nhược điểm và cách để cài đặt loại web server này trên nhiều nền tảng khác nhau, người dùng còn có một số thắc mắc phổ biến như:

Apache có hoạt động với WordPress không?

Có. Các trang WordPress đều sử dụng được Apache mà không cần cấu hình thêm. Hầu hết các công ty cung cấp dịch vụ web hosting thường sử dụng Apache làm phần mềm máy chủ web chính. Bởi Apache dễ sử dụng, phổ biến và có nhiều tài nguyên hỗ trợ, nên hầu hết các trang WordPress đều chọn sử dụng Apache.

Apache hỗ trợ những ngôn ngữ lập trình nào?

Apache được viết bằng ngôn ngữ C, nhưng nó hỗ trợ rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác. Các ngôn ngữ này bao gồm PHP, Python, Java, HTML và nhiều ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, bạn có thể cài đặt nhiều mô-đun của bên thứ ba để hỗ trợ thêm các ngôn ngữ khác.

Apache Web Server đã chứng minh sức mạnh và sự linh hoạt trong việc phục vụ các nhu cầu đa dạng của người dùng trên toàn thế giới. Qua bài viết này, MONA Host hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quát về Apache là gì, cách thức cài đặt, cấu hình cũng như tối ưu hóa Apache. Dù bạn đang thiết lập một máy chủ cá nhân hay quản lý một hệ thống lớn, việc nắm rõ những kiến thức trên là cực kỳ cần thiết để đảm bảo hiệu suất và bảo mật cho website.

Kết nối với mình qua

Mình là Võ Nguyên Thoại, hiện tại đang là Co-founder và CTO của MONA Host - công ty chuyên cung cấp các dịch vụ cloud hosting, vps và hạ tầng thuộc phân khúc cao cấp tại thị trường Việt Nam, đồng thời cũng là Group CTO của The MONA, công ty chủ quản của MONA Media, MONA Software và MONA Host, với hệ sinh thái đầy đủ và hoàn chỉnh để phát triển doanh nghiệp trên môi trường internet.

Với kinh nghiệm làm việc chuyên sâu hơn 15 năm trong lĩnh vực CNTT, trải dài từ mảng hạ tầng, hệ thống, phát triển phần mềm và devops, Thoại mong muốn đóng góp các kinh nghiệm và kiến thức của mình tại Mona để xây dựng một hạ tầng CNTT với các trải nghiệm mới, cao cấp hơn, mượt mà hơn, tin cậy hơn và xoá bỏ khoảng cách giữa các doanh nghiệp và công cuộc chuyển đổi số với đội ngũ chuyên viên kỹ thuật cao luôn hỗ trợ khách hàng 24/7.

Hy vọng với những kiến thức, hiểu biết Thoại chia sẻ sẽ hữu ích đến các bạn độc giả quan tâm!

Bài viết liên quan

Hướng Dẫn Sửa Lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS Trên Wordpress
20 Tháng Chín, 2024
Hướng dẫn sửa lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS trên Wordpress
Lỗi ERR_TOO_MANY_REDIRECTS xảy ra khi trình duyệt bị “mắc kẹt” trong một vòng lặp chuyển hướng liên tục giữa các URL, dẫn đến việc không thể truy cập vào trang web. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần xác định và sửa chữa các cài đặt không chính xác hoặc những xung đột xảy...

Võ Nguyên Thoại

Cache Là Gì? Hướng Dẫn Xóa Bộ Nhớ Cache Chi Tiết
19 Tháng Chín, 2024
Cache là gì? Hướng dẫn xóa bộ nhớ Cache trên mọi trình duyệt
Trong quá trình sử dụng thiết bị di động hay máy tính, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến thuật ngữ “xóa cache” nhưng có thể chưa hiểu rõ vai trò của hành động này. Cache giúp các ứng dụng và trang web hoạt động nhanh hơn bằng cách lưu trữ dữ liệu tạm thời....

Võ Nguyên Thoại

Sql server là gì? Hướng dẫn cài đặt SQL Server 2022 chi tiết nhất
17 Tháng Chín, 2024
SQL Server Là gì? Các Bước Cài Đặt SQL Server 2022 Chi Tiết Nhất
SQL Server một trong những hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS) phổ biến nhất hiện nay, đóng vai trò trung tâm trong việc lưu trữ và quản lý dữ liệu của các doanh nghiệp. Với khả năng xử lý lượng lớn dữ liệu một cách hiệu quả và linh hoạt, SQL...

Võ Nguyên Thoại

Apache Là Gì? [Hướng Dẫn] Cài Đặt Apache Web Server Chi Tiết
27 Tháng Tám, 2024
Apache Là Gì? [Hướng Dẫn] Cài Đặt Apache Web Server Chi Tiết
Với hàng triệu trang web hiện nay, không thể phủ nhận sự ảnh hưởng và tầm quan trọng của Apache - một web server được ứng dụng phổ biến giúp duy trì hoạt động trơn tru của hệ sinh thái website trên Internet. Từ việc cung cấp các tính năng bảo mật mạnh mẽ đến...

Võ Nguyên Thoại

Cách sửa lỗi “Server execution failed” đơn giản
15 Tháng Tám, 2024
Cách Sửa Lỗi Server Execution Failed Đơn Giản, Nhanh Chóng
Khi làm việc với Windows Media Player, bạn có thể gặp phải lỗi Server Execution Failed khiến bạn không thể phát các tập tin media như mong đợi. Đây là một tình huống không mấy dễ chịu, đặc biệt khi bạn đang muốn thưởng thức một bộ phim hay bài hát yêu thích. Vậy thì...

Võ Nguyên Thoại

10+ Cách sửa lỗi DNS server isn’t responding hiệu quả
08 Tháng Tám, 2024
10+ Cách Sửa Lỗi DNS Server Isn’t Responding Hiệu Quả
Khi xuất hiện thông báo lỗi DNS server isn’t responding người dùng gặp phải tình trạng mất kết nối internet một cách đột ngột, không thể truy cập và thực hiện bất kỳ tác vụ nào trên trình duyệt. Để khắc phục lỗi dns server isn't responding này, MONA Host sẽ cùng bạn tìm hiểu...

Võ Nguyên Thoại

cách sửa lỗi ERR_SSL_VERSION_OR_CIPHER_MISMATCH nhanh chóng
07 Tháng Tám, 2024
Khắc phục lỗi err_ssl_version_or_cipher_mismatch nhanh chóng
Trong quá trình lướt web, chắc hẳn bạn đã gặp phải thông báo lỗi err_ssl_version_or_cipher_mismatch. Đừng quá lo lắng vì đây là một sự cố khá thường gặp trong các kết nối HTTPS, lỗi này phản ánh sự không tương thích giữa trình duyệt và máy chủ trong việc sử dụng các phiên bản SSL...

Võ Nguyên Thoại

502 Bad Gateway Là Lỗi Gì? Khắc Phục Lỗi 502 Bad Gateway Hiệu Quả
19 Tháng Sáu, 2024
Lỗi 502 Bad Gateway Là Gì? Khắc Phục Lỗi 502 Nhanh Chóng Hiệu Quả
502 Bad Gateway là một lỗi trang thái HTTP phổ biến người dùng thường gặp. Lỗi 502 Bad gateway xảy ra khi máy chủ hoạt động như thiết bị gateway hay proxy mà nhận được phản hồi không hợp lệ từ một máy chủ khác. Để hiểu rõ hơn về lỗi 502 Bad Gateway là...

Võ Nguyên Thoại

Nhận các thông báo mới từ MONA.Host?

Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi

    Email
    Họ tên