Nguồn tài nguyên để doanh nghiệp
phát triển trên Internet

Kiến thức tại Mona Blog không phải để kiếm tiền, bán khóa học hay các việc kiếm lợi nhuận tương tự.
Chúng tôi chia sẻ miễn phí nguồn tài nguyên dành cho các khách hàng và những bạn đọc quan tâm.

Tổng hợp các bài viết chung về hosting
Bài viết nổi bật
Xem thêm
Bài viết hay nên đọc
Bảo Mật tên miền là gì?. 12 Cách bảo vệ tên miền hiệu quả 100%
31 Tháng Năm, 2024
Bảo Mật Tên Miền Là Gì? 12 Cách Bảo Vệ Tên Miền Hiệu Quả
Tại sao bảo mật tên miền lại quan trọng đến vậy?. Đối với nhiều dự án, tên miền chính là thông tin nhận dạng doanh nghiệp trực tuyến của bạn. Và với sự gia tăng các trường hợp tội phạm mạng như chiếm đoạt tên miền, việc giữ an toàn cho tên miền của bạn chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Trong bài viết này, MONA Host sẽ chia sẻ lý do tại sao bảo mật tên miền của bạn lại quan trọng cũng như các giái pháp giúp bạn bảo vệ tên miền của mình.

Bảo mật tên miền là gì?

Bảo mật tên miềnquá trình thực hiện các biện pháp và hệ thống để bảo vệ tên miền của bạn khỏi các cuộc tấn công mạng, lừa đảo, chống DDoS,... Tên miền đóng vai trò quan trọng như địa chỉ nhà, dẫn dắt khách hàng tiềm năng đến website của bạn. Do đó, việc bảo mật tên miền là vô cùng cần thiết để đảm bảo sự an toàn và uy tín cho thương hiệu của bạn. Bảo mật tên miền là gì Để bạn dễ hình dung về bảo vệ tên miền hơn thì nó sẽ bao gồm các bước sau: Khi bạn mua tên miền mới, nhà đăng ký của bạn sẽ thu thập dữ liệu cá nhân. Thông tin sẽ bao gồm số điện thoại, email và địa chỉ,...Sau đó, tất cả các tên miền mới và dữ liệu cá nhân liên quan đến chúng sẽ được thêm vào cơ sở dữ liệu WHOIS. Vì bản ghi WHOIS được công khai nên bạn có thể tra cứu dữ liệu liên quan đến tên miền đã đăng ký. Bất kỳ ai cũng có thể tìm kiếm thông tin này về bạn bằng cách sử dụng địa chỉ trang web đầy đủ của bạn vào tra cứu tại WHOIS. Nếu bạn muốn ẩn thông tin của mình trên WHOIS ( chỉ áp dụng cho tên miền quốc tế) thì đó là lúc việc bảo vệ miền trở nên hữu ích. Và bạn có thể trả tiền cho nhà đăng ký tên miền để ẩn dữ liệu cá nhân của mình trên WHOIS Sau đó, bất kể người dùng nào tra cứu trang web của bạn trong cơ sở dữ liệu WHOIS, họ sẽ không thấy thông tin của bạn. Thay vì tìm bất kỳ thông tin cá nhân nào, họ sẽ thấy dữ liệu chung dẫn đến công ty đăng ký tên miền của bạn.

Tại sao cần phải bảo vệ tên miền của bạn?

Bảo vê miền rất quan trọng, bởi bạn sẽ tránh được nhiều phiền phức như các cuộc gọi lừa đảo, hay thông tin bị hack,...Dưới đây là một số lợi ích mà bạn cần phải thực hiện Domain Locking. Tại sao cần phải bảo vệ tên miền của bạn?
  • Ngăn chặn chiếm đoạt tên miền: Việc chiếm đoạt tên miền có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như mất quyền kiểm soát website, thay đổi nội dung trang web, đánh cắp thông tin người dùng,... Bảo mật tên miền giúp bạn bảo vệ tên miền khỏi những kẻ tấn công, đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp.
  • Chống tấn công DDoS: Tên miền có thể trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công DDoS, khiến website sập hoặc hoạt động chậm chạp, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và gây thiệt hại về kinh tế. Bảo mật tên miền giúp tăng cường khả năng chống chịu của website trước các cuộc tấn công này.
  • Chống phishing: Tên miền giả mạo được sử dụng trong các chiến dịch phishing để đánh lừa người dùng, dụ dỗ họ cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài khoản ngân hàng. Bảo mật tên miền giúp bạn ngăn chặn việc sử dụng tên miền của mình cho mục đích xấu, bảo vệ người dùng khỏi những rủi ro an ninh mạng.
  • Bảo vệ danh tiếng thương hiệu: Một tên miền bị tấn công hoặc sử dụng cho mục đích phi pháp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng thương hiệu của bạn. Bảo mật tên miền giúp bạn duy trì hình ảnh thương hiệu uy tín và chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
  • Đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu: Bảo mật tên miền giúp mã hóa dữ liệu truyền tải giữa người dùng và website, ngăn chặn việc đánh cắp thông tin cá nhân hoặc dữ liệu nhạy cảm.
  • Ngăn chặn việc tái sử dụng mật khẩu: Sử dụng mật khẩu mạnh và riêng biệt cho tài khoản quản lý tên miền giúp bảo vệ tên miền khỏi bị truy cập trái phép.
  • Duy trì hoạt động ổn định: Bảo mật tên miền giúp website hoạt động ổn định và sẵn sàng phục vụ người dùng, ngay cả khi có các mối đe dọa an ninh mạng.
  • Ngăn chặn email rác và cuộc gọi điện thoại: công cụ tra cứu WHOIS cho phép mọi người tìm thấy thông tin đăng ký miền riêng của bạn. Hầu như luôn bao gồm các chi tiết liên hệ như tên đầy đủ, email, số điện thoại và thậm chí cả địa chỉ. Do đó, nếu không bảo vệ quyền riêng tư của miền, bạn sẽ dễ gặp phải nhiều loại thư rác. Điều đó bao gồm các email spam và các cuộc gọi không mong muốn.

Các phương pháp bảo vệ tên miền hiệu quả nhất

Đến đây, chắc hẳn bạn cũng đã nắm được tầm quan trọng của tên miền và các nguyên nhân dẫn tới việc tên miền bị mất rồi, đúng không? Và để bảo mật tên miền một cách hiệu quả nhất thì bạn phải biết cách bảo vệ domain. Vậy những cách bảo mật domain hiệu quả đó là gì? Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn có có câu trả lời chi tiết. Các phương pháp bảo vệ tên miền hiệu quả nhất

Đăng ký tên miền tại đơn vị cung cấp uy tín

Với hàng triệu kết quả tìm kiếm về "nhà đăng ký tên miền tốt nhất", việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp có thể khiến bạn bối rối. VINNIC và ICANN cũng cung cấp danh sách dài các nhà đăng ký, khiến bạn càng thêm phân vân. Tuy nhiên, không phải nhà đăng ký nào cũng đảm bảo chất lượng như nhau. Để đảm bảo an ninh mạng cho website và thương hiệu của bạn, hãy lựa chọn nhà đăng ký tên miền uy tín như MONA Host - cùng bạn động hành trên hành trình phát triển thương hiệu số.

Đăng ký bảo hộ tên miền

Ở mỗi quốc gia đều có đuôi tên miền khác nhau, nhìn chung thì họ đều cung cấp dịch vụ bảo hộ cho domain khi khách hàng có nhu cầu. Để bảo đảm sự an toàn cho tên miền của bạn thì ngoài việc đăng ký bảo hộ domain thì còn hỗ trợ giao thức hóa quyền sở hữu tên miền dựa vào căn cứ pháp lý. Ngay sau khi tên miền được bảo hộ thì bạn sẽ yên tâm hơn rất nhiều, bởi không chỉ được đảm bảo về tính bảo mật, an toàn mà bạn đã là chủ sở hữu domain đó rồi. Điều này đã được công nhận bởi các nhà cung cấp tên miền, các cơ quan pháp lý nhà nước. Và nếu xảy ra bất cứ sự cố nào đó thì bạn sẽ là đối tượng được bảo vệ đầu tiên.

Bao vây thương hiệu

Có đôi khi bạn nghĩ tên miền của mình vẫn an toàn, nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Có nhiều trường hợp kẻ xấu mua lại tên miền gần giống hoặc giống hoàn toàn chỉ khác đuôi mà thôi. Điều này xảy ra thường xuyên và khiến cho nhiều khách hàng dễ nhầm lẫn và bị lừa, và làm ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp. Chính vì thế việc bao vây thương hiệu, mua lại tên miền gần giống là việc vô cùng cần thiết trong các doanh nghiệp, tổ chức. Việc này sẽ giúp cho bạn ngăn chặn đối thủ giả mạo, bảo vệ khách hàng và cả người tiêu dùng.

Sử dụng mật khẩu mạnh

Việc bạn dùng mật khẩu để bảo vệ tên miền là điều vô cùng quan trọng và thật sự cần thiết hiện nay. Nếu bạn biết cách tạo mật khẩu khó nhưng vẫn an toàn thì bạn sẽ hạn chế được sự tấn công domain trái phép. Sử dụng mật khẩu mạnh bảo vệ domain Thực tế cho thấy thì khi bạn mua hay sở hữu một tên miền nào đó thì bạn đều được quyền quản lý, điều chỉnh hay thay đổi mật khẩu bất cứ khi nào bạn muốn. Và để giữ cho tên miền an toàn thì bạn hãy thay đổi mật khẩu tên miền theo định kỳ từng tuần/ tháng.

Thêm khóa tên miền

Khi bạn đăng ký tên miền tại hầu hết các nhà cung cấp, bao gồm cả MONA Host, tên miền của bạn sẽ được tự động khóa. Việc khóa tên miền mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp bảo vệ website của bạn khỏi những thay đổi trái phép và đảm bảo an toàn cho thông tin đăng ký. Khi tên miền bị khóa, thông tin đăng ký của bạn sẽ được bảo mật hơn, tránh khỏi nguy cơ bị đánh cắp hoặc sử dụng cho mục đích xấu. Việc này sẽ bảo đảm sự an toàn cho tên miền của bạn, và bất cứ ai cũng không được phép thay đổi thông tin, trừ những người quản lý và được quyền sở hữu chúng.

Gia hạn tên miền thường xuyên

Với phương pháp bảo vệ tên miền này thì bạn chỉ cần gia hạn domain đúng định kỳ là được. Nếu bạn chẳng may quên không gia hạn thì có thể là domain của bạn sẽ bị người khác mua lại. Điều này gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, nhất là đối với những người đang kinh doanh Online thông qua trang Website. Những tên miền thuộc thương hiệu lớn, có tên tuổi thì chắc chắn sẽ có nhiều đối thủ muốn có được, điều này cũng gây ra thiệt hại rất lớn cho website bạn. Chính vì thế mà bạn hãy chủ động hơn trong việc gia hạn để giữ tên miền. Thường thì các nhà cung cấp tên miền đều cung cấp cho khách hàng những gói đăng ký lên tới vài năm. Vậy nên, nếu bạn có kế hoạch kinh doanh lâu dài thì bạn cần mua domain ít nhất 1 năm, tránh việc gia hạn quá nhiều lần để cho kẻ xấu không lợi dụng sở hở đánh cắp tên miền.

Sử dụng chứng chỉ SSL.

Chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer) đóng vai trò then chốt trong việc bảo mật website và nâng cao trải nghiệm người dùng. Sử dụng chứng chỉ SSL bảo vệ tên miền Nó hoạt động như lớp áo giáp bảo vệ cho website của bạn, giúp mã hóa dữ liệu truyền tải, ngăn chặn tin tặc đánh cắp thông tin nhạy cảm và đảm bảo an toàn cho các giao dịch trực tuyến.

Kích hoạt xác thực hai yếu tố

Mật khẩu mạnh là yếu tố quan trọng để bảo vệ tài khoản trực tuyến của bạn, tuy nhiên, nó không hoàn toàn an toàn. Để tăng cường bảo mật, bạn nên sử dụng xác thực hai yếu tố (2FA) cho tài khoản quản lý tên miền của mình. 2FA hoạt động bằng cách thêm một lớp bảo mật bổ sung vào quy trình đăng nhập. Sau khi nhập mật khẩu, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin xác minh bổ sung, thường là mã được gửi qua tin nhắn SMS, email hoặc ứng dụng xác thực. Và họ sẽ không thể đăng nhập nếu không nhập mã đó.

Kích hoạt tính năng bảo vệ quyền riêng tư

Khi bạn đăng ký tên miền, thông tin cá nhân của bạn, bao gồm tên, địa chỉ email, số điện thoại và địa chỉ nhà riêng hoặc doanh nghiệp, thường được hiển thị công khai trong cơ sở dữ liệu WHOIS. Điều này có thể gây ra một số rủi ro cho quyền riêng tư và bảo mật của bạn. Kích hoạt tính năng bảo vệ quyền riêng tư WHOIS là giải pháp giúp ẩn thông tin cá nhân của bạn trong cơ sở dữ liệu WHOIS.

Mua phần mở rộng miền thay thế

Ngay từ đầu bạn nên mua tên miền có nhiều đuôi khác nhau, gồm .com, .net, .com.vn,… Điều này sẽ giúp bạn tránh việc trùng tên miền chỉ khác đuôi. Đối với những tên miền mang tính thương hiệu thì bạn phải chú trọng nhiều hơn, nếu không muốn bị kẻ xấu đánh cắp thương hiệu. Dù cho bạn đang sở hữu Domain có đuôi chất lượng cao thì không thể bảo đảm rằng tên miền của bạn có thêm phần mở rộng thay thế. Việc này giúp cho bạn ngăn chặn sự nhầm lẫn, bởi các trang Web có tên tương tự như nhau. Còn nếu thương hiệu của bạn là duy nhất, thì việc đăng ký tên miền khiến cho chúng nằm ngoài tầm ngắm.

Luôn cập nhật thông tin liên hệ của bạn với nhà đăng ký

Trong thời đại ngày nay, việc thay đổi địa chỉ công ty hoặc email là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải đảm bảo cập nhật thông tin liên hệ này với nhà đăng ký tên miền để giữ quyền kiểm soát đối với tên miền của mình.

Cảnh giác với với các email lừa đảo

Email lừa đảo đang trở nên phổ biến và tinh vi hơn, khiến chúng trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh mạng và quyền sở hữu tên miền của bạn. Kẻ lừa đảo có thể giả mạo bất kỳ ai, từ bạn bè, tổ chức đáng tin cậy cho đến chính phủ, để đánh lừa bạn tiết lộ thông tin nhạy cảm hoặc nhấp vào các liên kết độc hại.

Một số lưu ý khi bảo vệ tên miền của bạn

Bên cạnh việc nắm rõ các phương pháp bảo vệ tên miền thì bạn cũng cần chú ý đến một số yếu tố dưới đây để đảm bảo tên miền được bảo mật tuyệt đối. lưu ý khi bảo vệ tên miền của bạn
  • Đăng ký tên miền tại nhà cung cấp uy tín, được khách hàng đánh giá cao.
  • Cẩn trọng trong việc cung cấp thông tin
  • Lưu trữ tên miền cẩn thận, tạo mật khẩu tên miền mạnh, kết hợp giữa chữ hoa và chữ thường với các ký tự đặc biệt.
  • Cập nhật thông tin liên hệ, địa chỉ Email mới vào hệ thống, khi có nhu cầu thay đổi thông tin liên hệ.
  • Cung cấp địa chỉ Email sử dụng khi đăng ký tên miền
Như vậy, ở bài viết này thì MONA Host cũng đã chia sẻ tới cho bạn các phương pháp bảo vệ tên miền tránh khỏi những rủi ro Hacker xâm nhập và đánh cắp. Mong rằng với các thông tin mà chúng tôi mang tới cho bạn ở bài viết này sẽ giúp bạn có những kiến thức hữu ích trong việc bảo mật domain.

MONA.Host

Các trạng thái tên miền trên hệ thống Whois
11 Tháng Sáu, 2024
Các Trạng Thái Tên Miền (Domain Domain Status Code)
Khi bạn thực hiện tra cứu whois một tên miền nào đó. Kết quả sẽ trả lại cho bạn những thông tin trạng thái tên miền mà bạn đang tra cứu. Thông qua trạng thái tên miền (Domain Status Code) bạn sẽ biết được hiện trạng tên miền đang hoạt động ra sao sau khi đăng ký được đưa vào hoạt động. Cùng Mona Host tìm hiểu về ý nghĩa của các trạng thái tên miền trong bài viết này nhé.

Các trạng thái tên miền tại Đơn vị Cấp phát tên miền (Registry)

Trạng thái Ý nghĩa Bạn nên hành động như thế nào khi tên miền rơi vào trạng thái này?
OK/active Thể hiện trạng thái tên miền đang hoạt động bình thường sau khi đăng ký. Yêu cầu nhà đăng ký của bạn thiết lập các trạng thái hạn chế như clientTransferProhibited (cấm chuyển đổi nhà đăng ký), clientDeleteProhibited (cấm xóa) và clientUpdateProhibited (cấm cập nhật) để giúp ngăn chặn việc chuyển đổi, xóa hoặc cập nhật trái phép tên miền của bạn.
AddPeriod Trong vài ngày đầu sau khi tên miền vừa mới được đăng ký sẽ hiển thị trạng thái này. Không có vấn đề nào phát sinh với tên miền. Đây là trạng thái được đặt sau vài ngày đầu khi tên miền đã được đăng ký.
AutoRenewPeriod Thời gian đăng ký gia hạn tên miền tự động. Trạng thái này  cho phép nhà đăng ký duy trì hoặc hủy việc gia hạn tên miền nhưng phải bỏ ra một khoản phí để chi trả một khoản phí cho nhà cung cấp Sau khi tên miền được tự động gia hạn, trạng thái này sẽ được áp dụng trong một khoảng thời gian giới hạn. Nếu không muốn trả phí gia hạn, bạn chỉ cần liên hệ với nhà đăng ký để được hỗ trợ.
Inactive Đây là trạng thái cho biết tên miền đã được đăng ký nhưng tên miền chưa kết nối được với Name Server. Nếu trạng thái này diễn ra trong vài ngày thì bạn có thể liên hệ trực tiếp với nhà đăng ký để yêu cầu xử lý, khắc phục sự chậm trễ để đưa tên miền vào hoạt động. Khi tên miền rơi vào trạng thái này trong vài ngày, hãy liên hệ với nhà đăng ký để yêu cầu xử lý sự chậm trễ trong quá trình kích hoạt tên miền.
PendingCreate Đây là trạng thái báo tên miền đang chờ đăng ký Yêu cầu tạo tên miền đã được xác nhận và đang trong quá trình xử lý.
PendingDelete Trạng thái này là tên miền đã hết hạn đăng kỹ và chuẩn bị xóa. Chờ tên miền trở về trạng thái tự do, sau đó bạn có thể đăng ký lại theo chính sách của cơ quan đăng ký.
PendingRenew Hiển thị trạng thái này có nghĩa là tên miền đang chờ gia hạn Yêu cầu để gia hạn tên miền của bạn đã được tiếp nhận và đang trong giai đoạn quá trình xử lý.
PendingRestore Trạng thái này xuất hiện khi tên miền đã hết hạn và chờ về trạng thái khôi phục. Và nếu như trong thời gian này, nhà đăng ký không thực hiện bất kỳ yêu cầu khôi phục nào thì tên miền sẽ trở về trạng thái RedemptionPeriod. Trong trường hợp này việc của bạn là liên hệ với nhà đăng ký để được xử lý. Theo dõi tên miền của bạn trong 7 ngày để xác minh nhà đăng ký đã thực hiện yêu cầu khôi phục lại tên miền. Nếu tên miền chuyển về trạng thái redemptionPeriod, hãy liên hệ ngay với nhà đăng ký để được hỗ trợ.
PendingTransfer Đây là trạng thái cho biết tên miền đang chờ chuyển đổi nhà đăng ký. Với trường hợp này, nếu bạn không có nhu cầu chuyển đổi tên miền thì hãy liên hệ với nhà đăng ký để yêu cầu họ từ chối yêu cầu chuyển tên miền và đưa về trạng thái cấm chuyển đổi nhà đăng ký (clientTransferProhibited) Nếu bạn không muốn chuyển đổi tên miền, hãy liên hệ với nhà đăng ký để yêu cầu họ từ chối yêu cầu chuyển tên miền và đặt trạng thái clientTransferProhibited (Cấm chuyển đổi nhà đăng ký).
PendingUpdate Khi hiển thị trạng thái này đồng nghĩa với tên miền đang chờ cập nhật. Bạn hãy liên hệ với nhà đăng ký để được xử lý nếu như không có bất cứ yêu cầu cập nhất nào. Nếu bạn không yêu cầu cập nhật thêm thông tin, hãy liên hệ với nhà đăng ký để được hỗ trợ.
RedemptionPeriod Đây là trạng thái tên miền đã hết hạn và nếu như muốn tiếp tục sử dụng bạn phải đóng phí chuộc để nhà đăng ký khôi phục tên miền. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn giữ tên miền của mình không bị xóa thì phải liên hệ ngay với nhà đăng ký để được giải quyết. Nếu bạn muốn giữ tên miền của bạn không bị xóa, bạn hãy liên hệ ngay với nhà đăng ký trước khi tên miền bị xóa. Thông thường thời gian chờ sẽ kéo dài trong 30 ngày.
RenewPeriod Trạng thái này cho biết tên miền được gia hạn. Đây là trạng thái được đặt trong một khoảng thời gian gia hạn để bạn xác nhận gia hạn tên miền với nhà đăng ký. Trạng thái này được áp dụng trong một khoảng thời gian giới hạn để xác nhận gia hạn tên miền với nhà đăng ký.
ServerDeleteProhibited Đây là trạng thái ngăn tên miền bị xóa. Trạng thái này thường được áp dụng trong các trường hợp tranh chấp pháp lý, theo yêu cầu hoặc khi có trạng thái redemptionPeriod. Đây không phải là một trạng thái phổ biến, chúng thường được ban hành trong các trường hợp xảy ra tranh chấp pháp lý theo yêu cầu của bạn hoặc khi có trạng thái RedemptionPeriod. Để gỡ bỏ được trạng thái này bạn phải liên hệ với nhà đăng ký tên miền.
ServerHold Đây là trạng thái tên miền không được kích hoạt trong DNS. Với trạng thái này bạn phải liên hệ với nhà đăng ký tên miền để kiểm tra thông tin.
ServerRenewProhibited Trạng thái này cho biết tên miền không thể được gia hạn Nếu muốn gỡ bỏ trạng thái này, hãy yêu cầu với nhà đăng ký để liên hệ với cơ quan cấp phát. Quá trình này có thể mất nhiều thời gian hơn so với trạng thái clientRenewProhibited, do đó bạn cần kiên nhẫn chờ họ xử lý yêu cầu.
ServerTransferProhibited Đây là trạng thái không cho phép Transfer tên miền Đây cũng là một trạng thái không phổ biến, thường được áp dụng trong các trường hợp tranh chấp pháp lý hoặc theo yêu cầu. Bạn phải liên hệ với nhà đăng ký nếu muốn gỡ bỏ trạng thái này.
serverUpdateProhibited Trạng thái này sẽ không cho phép cập nhật tên miền Đây cũng là một trạng thái không gặp phổ biến, thường sẽ được áp dụng trong các trường hợp tranh chấp pháp lý hoặc theo yêu cầu. Bạn phải liên hệ với nhà đăng ký nếu muốn gỡ bỏ trạng thái này.
TransferPeriod Trạng thái này cho phép sau khi Transfer tên miền thành công thì nhà đăng ký mới có thể yêu cầu nhà cung cấp xóa tên miền Trạng thái này sẽ được áp dụng trong một khoảng thời gian giới hạn sau khi bạn chuyển tên miền sang nhà đăng ký mới. Nếu bạn không yêu cầu chuyển tên miền, hãy liên hệ với nhà đăng ký ban đầu để kiểm tra, nhằm tránh bị mất tên miền.

Các trạng thái tên miền tại Nhà đăng ký tên miền (Registrar)

Trạng thái Ý nghĩa Bạn nên hành động như thế nào khi tên miền rơi vào trạng thái này?
ClientDeleteProhibited Đây là trạng thái cấm hủy Domain có nghĩa là không cho phép xóa tên miền Trạng thái này cho biết bạn không thể xóa tên miền đồng thời giúp giúp ngăn chặn việc xóa tên miền một cách trái phép do chiếm quyền điều khiển hoặc gian lận.
ClientHold Trạng thái này có nghĩa là tạm ngừng tên miền hay trạng thái Suspend Khi hiển thị trạng thái này thì DNS tên miền của bạn sẽ không hoạt động. Nếu là tên miền Việt Nam có thể do bạn chưa hoàn thành hồ sơ đăng ký nên bị khóa ở cấp nhà đăng ký. Muốn gỡ bỏ trạng thái này bạn hãy liên hệ với nhà đăng ký để được hỗ trợ.
ClientRenewProhibited Khi xuất hiện trạng thái này thì đồng nghĩa với cấm gia hạn tên miền hay không cho phép gia hạn tên miền Đây cũng là một trạng thái không phổ biến và thường được ban hành trong các tranh chấp pháp lý. Để có thể giải quyết vấn đề này, bạn cần liên hệ nhà đăng ký hoặc nếu bạn chỉ muốn gia hạn thì hãy yêu cầu đăng ký của mình xóa bỏ trạng thái này.
ClientTransferProhibited Trạng thái Cấm chuyển đổi nhà đăng ký hay không cho phép Transfer tên miền Trạng thái này cho biết bạn không thể chuyển đổi nhà đăng ký tên miền. Điều này  ngăn chặn việc chuyển đổi tên miền trái phép do chiếm quyền điều khiển hoặc lừa đảo. Trong trường hợp bạn muốn chuyển đổi tên miền của mình bạn cần liên hệ với Nhà đăng ký và yêu cầu họ xóa bỏ trạng thái này.
ClientUpdateProhibited Đây là trạng thái cấm cập nhật thông tin hay thái không cho phép cập nhật thông tin tên miền Trạng thái này cho bạn biết bạn không thể cập nhật tên miền, từ đó giúp ngăn chặn các cập nhật tên miền trái phép do gian lận. Nếu muốn cập nhật tên miền của mình bạn cần liên hệ với nhà đăng ký để yêu cầu họ xóa bỏ trạng thái này.

Câu hỏi thường gặp liên quan về tên miền

Whois nghĩa là gì?

Whois là một công cụ truy vấn được sử dụng để tra cứu thông tin về bất kỳ tên miền nào trên internet. Thông qua công cụ tra cứu Whois bạn có thể nắm được những dữ liệu liên quan về tên miền như chủ thể tên miền, đơn vị cấp phát hay một vài trạng thái của tên miền.

Làm thế nào để kiểm tra tên miền chưa được đăng ký?

Để kiểm tra tên miền trước khi đăng ký bạn hãy theo dõi các bước dưới đây:
  • Truy cập vào website app.mona.host
  • Sau đó, hãy nhập tên miền bạn cần đăng ký vào ô tìm kiếm và nhấn chọn “ Kiểm tra tên miền
  • Sau đó, bạn sẽ thấy được ô kết quả trạng thái tên miền đã được đăng ký hay chưa

Làm thế nào để nhận gợi ý tên miền từ MONA AI?

Để nhận gợi ý tên miền độc đáo, sáng tạo và phù hợp với cá nhân hay doanh nghiệp từ MONA AI, bạn hãy theo dõi các bước sau:
  • Đầu tiên, bạn truy cập vào app.mona.host
  • Sau đó, tại ô mô tả tên miền, bạn hãy nhập từ khóa mô tả liên quan đến lĩnh vực, tên thương hiệu hay các từ khóa về dự án,...và bấm chọn Tạo tên miền
  • Bạn sẽ nhận được hàng loạt gợi ý tên miền sáng tạo từ MONA AI.
Trên đây là những trạng thái tên miền mà bạn có thể gặp phải trong quá trình đăng ký và sử dụng. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn không còn hoang mang khi rơi vào các trường hợp trên.  

Võ Nguyên Thoại

Cách Chọn Tên Miền Đẹp, Phù Hợp Cho Website
29 Tháng Năm, 2024
Cách Chọn Tên Miền Đẹp Và Chuẩn SEO Cho Website Doanh Nghiệp
Lựa chọn tên miền đẹp và phù hợp cho website doanh nghiệp là bước quan trọng để xây dựng thương hiệu trực tuyến. Qua bài viết dưới đây MONA Host sẽ hướng dẫn các bạn cách chọn tên miền để SEO đơn giản nhưng hiệu quả, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa khả năng tiếp cận khách hàng và tạo dựng sự hiện diện mạnh mẽ trên internet, đồng thời nâng cao giá trị thương hiệu.

Lợi ích của lựa chọn đăng ký tên miền chuẩn SEO và đẹp

Đăng ký tên miền là bước không thể thiếu mà các chủ sở hữu website cần tiến hành để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả cao. Khi lựa chọn đăng ký tên miền phù hợp, chuẩn SEO, doanh nghiệp sẽ có được những lợi thế cạnh tranh nhất định so với các đối thủ khác trên thị trường: Lợi ích của lựa chọn đăng ký tên miền chuẩn SEO và đẹp
  • Đăng ký tên miền phù hợp sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng: Chỉ khi sở hữu tên miền, doanh nghiệp mới có thể đăng tải thông tin sản phẩm lên trang web, từ đó khách hàng mới có thể tiếp cận và tìm hiểu. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, để tối ưu hóa việc tiếp cận khách hàng tiềm năng và tăng cường hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp nên lựa chọn tên miền ngắn gọn, thân thiện và dễ nhớ, mang ý nghĩa liên quan đến thương hiệu và lĩnh vực kinh doanh của mình.
  • Đăng ký tên miền giúp doanh nghiệp duy trì và bảo vệ thương hiệu của mình: Biết cách chọn tên miền đẹp và đúng với tên thương hiệu cũng đồng nghĩa với việc tên miền doanh nghiệp của bạn được pháp luật bảo hộ. Điều này đảm bảo các cá nhân và tổ chức khác không thể sử dụng tên miền này cho bất kỳ mục đích hay hoạt động nào khác.

Cách chọn tên miền chuẩn SEO cho website

Như đã đề cập ở trên, tên miền đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng và tạo dựng uy tín doanh nghiệp trên internet. Dưới đây là tổng hợp những cách chọn tên miền tối ưu SEO cho website mà bạn nên biết để áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

Chọn tên miền có chứa từ khóa

Từ khóaphương thức nhận diện nhanh nhất để người dùng nắm bắt được lĩnh vực kinh doanh của bạn ở trên internet. Khi sử dụng từ khóa bên trong tên miền, công cụ tìm kiếm sẽ hiểu được những nội dung website của bạn đang truyền tải, từ đó đề xuất đến những khách hàng tiềm năng trong tương lai. Có thể lấy ví dụ như bạn kinh doanh điện thoại, laptop thì những tên miền dienthoaigiakho.vn, laptopgiasi.vn,... là những tên miền có từ khoá cực kỳ phù hợp cho sản phẩm của bạn. Chọn tên miền có chứa từ khóa Bên cạnh đó, nội dung chất lượng và trải nghiệm người dùng tối ưu cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chúng sẽ kết hợp cùng từ khóa trong tên miền để hỗ trợ nâng cao xếp hạng trang web của bạn trên công cụ tìm kiếm Google. Tuy nhiên, để đặt được tên miền bằng cách này lại không hề đơn giản. Nếu không cẩn thận, tên miền sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng nhồi nhét từ khóa.

Chọn tên miền ngắn gọn và dễ phát âm, dễ nhớ phù hợp với thương hiệu

Lựa chọn tên miền ngắn gọn, dễ phát âm và dễ nhớ từ lâu luôn là ưu tiên của bất kỳ thương hiệu nào kinh doanh trên internet. Những tên miền như vậy không chỉ tạo ra một ấn tượng tích cực ngay, mà còn giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ thương hiệu và thuận lợi cho việc tìm kiếm ở những lần tiếp theo. Chọn tên miền ngắn gọn và dễ phát âm Ngược lại, việc lựa chọn tên miền không rõ ràng hoặc quá dài không chỉ làm cho khách hàng khó nhớ mà còn gây khó khăn trong việc truy cập website của bạn. Điều này có thể ảnh hưởng đến nhận diện thương hiệu cũng như khả năng tiếp cận khách hàng. Ví dụ: ndt.vn (Trang báo điện tử Người Đưa Tin) là tên miền ngắn nhưng chưa thực sự phù hợp. Thay vào đó, chúng ta có thể sử dụng nguoiduatin.vn.

Ưu tiên đặt tên miền cấp 1 (top-level domain)

Doanh nghiệp nên cần ưu tiên đặt những tên miền cấp 1 vì tầm ảnh hưởng của tên miền quốc tế này có thể mang lại nhiều lợi ích hơn so với những tên miền cấp 2, cấp 3. Ưu tiên đặt tên miền cấp 1 (top-level domain) Đặc biệt các tên miền cấp 1 như .com hay .net là những tên miền được đánh giá cao về độ tin cậy. Nhờ đó, việc tối ưu hóa SEO trên website cũng trên thuận tiện hơn. Ví dụ:  Tên miền cấp 1: tuhoc.com Tên miền cấp 2: tuhoc.vn Tên miền cấp 3: tuhoc.hn.vn

Đặt các tên miền dễ viết, tránh gây nhầm lẫn

Việc vô tình đặt những tên miền gây khó khăn cho việc phát âm hay khi đánh máy là điều không hiếm gặp. Khi sử dụng bộ Unikey để gõ, người dùng có thể gặp bất tiện khi phải nhập các chữ S, R, J, F hai lần để tránh xuất hiện thanh dấu sắc, hỏi, nặng, ngã trong Tiếng Việt. Ngoài ra còn là các từ aa thành â, dd thành đ, ee thành ê,... Đặt các tên miền dễ viết, tránh gây nhầm lẫn Bên cạnh đó, nếu tên miền quá dài và phức tạp sẽ khiến người dùng có thể đọng lại những thiện cảm không tốt về thương hiệu của bạn và không tiếp tục duy trì truy cập ở những lần tiếp theo.

Lựa chọn tên miền dựa theo vị trí local

Trong các thuật toán của Google, địa lý cũng là một trong những phần được họ chú trọng. Bạn cũng nên chú ý đến vấn đề này khi chọn tên miền. Nếu bạn muốn tạo lập một trang web cho thuê trọ tại Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể đặt tên miền để SEO website là thuetrogiaresaigon.com. Lựa chọn tên miền dựa theo vị trí local Cách làm này không chỉ giúp người dùng dễ nhớ, chuẩn hóa SEO mà những khách hàng tại địa điểm đó cũng sẽ dành sự ưu tiên truy cập nhiều hơn.

Cách chọn đuôi tên miền phù hợp

Thông thường, các đuôi miền như tên miền .com, .net, .org, .vn luôn được đa số các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng không chỉ vì tính chuyên nghiệp mà nó còn phù hợp với mọi lĩnh vực kinh doanh cũng như cho người dùng biết về mục đích và tính chất của trang web: Chọn đuôi tên miền phù hợp
  • Tên miền.com: Đây là loại tên miền phổ biến nhất hiện nay, chiếm số lượng lớn, trong đó .com mang ý nghĩa Commercial là thương mại phù hợp cho mọi đối tượng từ cá nhân đến doanh nghiệp.
  • Tên miền .net: Với ý nghĩa network, loại tên miền này thường được sử dụng cho các nhà mạng cung cấp dịch vụ về website và internet.
  • Tên miền .org: Tên miền .org được viết tắt của từ Organization mang ý nghĩa tổ chức, loại tên miền này thường được sử dụng cho các tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ.
  • Tên miền .info: Được viết tắt từ Information, loại tên miền này thường được sử dụng để chứa dữ liệu và tài nguyên của website.
  • Tên miền .vn: Tên miền được cấp bởi VNNIC – Trung tâm Internet Việt Nam. Đây là tên miền được khuyên dùng cho mọi lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là những thương hiệu hoạt động chủ yếu tại Việt Nam.

Tránh tên miền gây hiểu lầm, tranh chấp hoặc bản quyền

Khi lựa chọn tên miền cho website của bạn, bạn hãy cố gắng tìm ra một cái tên phù hợp với thương hiệu của mình. Việc tránh những tên gây hiểu lầm, tranh chấp hoặc vi phạm bản quyền có thể dẫn đến các vấn đề pháp lý nghiêm trọng và gây thiệt hại đến hình ảnh của doanh nghiệp. Tránh tên miền gây hiểu lầm, tranh chấp hoặc bản quyền Nếu đang gặp khó khăn trong việc suy nghĩ cách chọn tên miền, bạn nên mở rộng phạm vi suy nghĩ để tìm kiếm các tên miền có ý nghĩa tương tự. Đồng thời, hãy tham khảo tên miền của những đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực, vừa để có thêm ý tưởng vừa tránh trùng lặp khi bạn quyết định mua tên miền mới.

Cách chọn tên miền hay và ý nghĩa dựa theo thương hiệu

Khi chọn tên miền, bạn cần xem xét cẩn thận về ý nghĩa và mức độ phù hợp với thương hiệu của mình. Một tên miền phản ánh sứ mệnh, giá trị và tính cách của thương hiệu sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhớ và tìm kiếm địa chỉ của bạn: Chọn tên miền hay và ý nghĩa dựa theo thương hiệu
  • Chọn tên miền theo sản phẩm
Ví dụ: Công ty bạn kinh doanh mặt hàng áo thun, bán có thể đăng ký tên miền theo tên sản phẩm: aothundep.com.
  • Chọn tên miền theo thương hiệu công ty:
Ví dụ: Công ty bạn tên là Mắt Kính DBP. Bạn có thể lựa chọn tên miền: matkinhdbp.com/ matkinhdbp.vn.
  • Chọn tên miền theo lĩnh vực kinh doanh:
Ví dụ: Công ty bạn kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ nói chung, bao gồm cả điện thoại, máy tính bàn, laptop, tai nghe,... Bạn có thể đặt tên cho website là: congnghehay.com

Đăng ký các tên miền bao quanh tên miền chính

Nếu có điều kiện, bạn hãy lựa chọn đăng ký tên miền bao quanh tên miền chính. Bạn nên ưu tiên tên miền với các đuôi quan trọng như: “.com”, “.vn”, “.com.vn”,... Việc sở hữu nhiều tên miền liên quan đến tên miền chính giúp bảo vệ thương hiệu của bạn khỏi việc bị đánh cắp hoặc lạm dụng. Bằng cách này, bạn có thể ngăn chặn việc người khác sử dụng các tên miền tương tự để lừa đảo hoặc đánh cắp dữ liệu của bạn. Đăng ký các tên miền bao quanh tên miền chính Ví dụ: Bạn đã có một trang web với tên miền square.com. Bạn có thêm đăng ký thêm các tên miền như: square.vn, square.com.vn.

Tra cứu lịch sử tên miền trước khi mua

Một bước nên có trước khi mua tên miền là bạn hãy tra cứu tên miền. Nhờ vậy, bạn có thể phát hiện ra những thông tin quan trọng như liệu tên miền đã từng bị sử dụng để gửi thư rác hay các hoạt động gian lận trước đây chưa. Tra cứu lịch sử tên miền trước khi mua Điều này giúp bạn tránh được những vấn đề tiềm ẩn và đảm bảo rằng bạn đang đầu tư vào một tên miền sạch và uy tín.

Tránh chọn các tên miền có chứa ký tự đặc biệt

Các ký tự đặc biệt như dấu gạch ngang, gạch dưới, hoặc dấu chấm có thể gây nhầm lẫn cho người dùng khi họ cố gắng nhập địa chỉ website của bạn để vào trình duyệt. Điều này có thể dẫn đến việc mất khách hàng hoặc giảm hiệu suất trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Tránh chọn các tên miền có chứa ký tự đặc biệt Nếu so sánh giữa hai tên miền so-tu-nhien.com với sotunhien.com, rõ ràng việc thêm dấu gạch gang (-) khiến người dùng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc nhập địa chỉ, đồng thời làm giảm tính thẩm mỹ của tên miền.

Cách chọn tên miền độc đáo, sáng tạo và chuyên nghiệp

Không chỉ vậy, việc tìm ra cách chọn tên miền phù hợp luôn cần phải được xem xét một cách cẩn thận. Bạn cần đảm bảo rằng tên miền của bạn không trùng với bất kỳ trang web hoặc blog nào khác đã tồn tại trên internet. Việc này không chỉ giúp tránh nhầm lẫn với các trang web khác mà còn giảm thiểu rủi ro pháp lý liên quan đến việc vi phạm bản quyền hoặc thương hiệu. Chọn tên miền độc đáo, sáng tạo và chuyên nghiệp Tên miền chuyên nghiệp cũng sẽ tạo ấn tượng tốt trong mắt người dùng, góp phần tăng độ tin cậy và uy tín cho thương hiệu doanh nghiệp của bạn.

Mở rộng chọn tên miền đa chủ đề

Cách chọn tên miền đa chủ đề có nghĩa là bạn có thể mở rộng phạm vi nội dung kinh doanh trên website của mình. Mở rộng chọn tên miền đa chủ đề Một ví dụ cụ thể là nếu bạn đang kinh doanh cửa hàng quần áo nhưng trong tương lai mong muốn mở rộng thêm các phụ kiện như: giày, dép, túi xách,..., bạn có thể đặt tên miền liên quan đến từ khóa “thời trang” thay vì “quần áo”.

Hướng dẫn cách chọn đuôi tên miền phù hợp với lĩnh vực doanh nghiệp

Để chọn được một tên miền đẹp, dễ nhớ và có hiệu suất tốt trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) cho trang web kinh doanh của bạn, việc quan trọng không chỉ nằm ở phần tên miền mà còn ở phần đuôi domain. Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể tham khảo:
  • Đưa ra quyết định dựa trên điều kiện cụ thể
Hiện nay, có rất nhiều đuôi tên miền khác nhau, và việc lựa chọn phụ thuộc vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động và mục tiêu sử dụng. Trong số đó, “.com” và “.vn” được xem là lựa chọn phổ biến và được nhiều người ưa chuộng nhất.
  • Tùy chỉnh theo hoạt động của trang web
Tùy thuộc vào lĩnh vực mà trang web của bạn hoạt động, bạn có thể lựa chọn đuôi tên miền phù hợp nhằm tối đa hóa hiệu quả và tạo điểm nhấn độc đáo, dễ nhớ và dễ tìm kiếm. Ví dụ, nếu bạn tạo trang web về giáo dục, đuôi “.edu” là một lựa chọn phù hợp.
  • Đóng góp vào việc tối ưu hóa SEO
Để chọn tên miền hỗ trợ SEO tốt, không chỉ cần xem xét về việc định danh địa lý và lĩnh vực kinh doanh mà còn cần phải chọn đuôi tên miền mà công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận biết và ưu tiên. Ví dụ, nếu trang web của bạn phục vụ cho thị trường Việt Nam, đuôi “.vn” sẽ là lựa chọn hợp lý nhất.

Nên chọn tên miền chứa từ khoá SEO hay chọn tên miền theo thương hiệu doanh nghiệp?

Có rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề "Cách chọn tên miền chứa từ khóa SEO hay nên theo thương hiệu" mới hiệu quả. Đối với những người lựa chọn tên miền có chứa từ khóa SEO, họ ưu tiên và cho rằng việc sử dụng tên miền chứa từ khóa sẽ giúp website nhanh lên hạng hơn. Còn đối với doanh nghiệp lựa chọn tên miền có chứa thương hiệu, việc có xuất hiện từ khóa trong tên miền hay không không phải là yếu tố cốt lõi. Khi sở hữu tên miền theo thương hiệu bạn có thể thể hiện được bản sắc riêng của doanh nghiệp, giúp hình ảnh của thương hiệu có thể đi sâu vào tâm trí khách hàng. Tùy vào mục đích, hoàn cảnh, lĩnh vực kinh doanh, bạn có thể lựa chọn giữa một trong hai. Tuy nhiên, bạn vẫn nên ưu tiên lựa chọn tên miền theo thương hiệu nếu muốn phát triển hình ảnh kinh doanh lâu dài. Người dùng sẽ luôn cảm thấy tin tưởng về một tên thương hiệu khi bắt đầu tìm kiếm một sản phẩm nào đó. Tên miền chỉ là một trong những thành phần của SEO, bạn hoàn toàn có thể bù trừ vào phần thiếu hụt từ khóa ở tên miền bằng nhiều yếu tố khác.

Đăng ký tên miền ở đâu uy tín, chất lượng?

Rõ ràng tên miền đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến người dùng của doanh nghiệp. Vậy nên trước hết, bạn cần quan tâm đến việc lựa chọn một nơi cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền uy tín, đáp ứng đầy đủ nhu cầu mà doanh nghiệp bạn cần. Đăng ký tên miền uy tín tại MONA Host MONA Host đang là một trong số những đơn vị đăng ký tên miền chất lượng nhất hiện nay. Với kinh nghiệm khi đã phục vụ cho đa dạng các tệp khách hàng trong nhiều năm trở lại đây, dịch vụ mua tên miền domain tại MONA Host luôn được đánh giá cao bởi nhiều ưu điểm:
  • Chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng: Sự phát triển và hài lòng của khách hàng là mục tiêu quan trọng nhất của MONA Host.
  • Hỗ trợ khách hàng 24/7: Hỗ trợ, giải quyết các vấn đề phát sinh mà khách hàng gặp phải nhanh chóng, kịp thời và chuẩn xác.
  • Hệ thống quản trị thông minh và chuyên nghiệp: MONA Host luôn cập nhật Công nghệ mới nhất với khả năng bảo mật tối đa và tốc độ nhanh nhất, hoạt động tốt đa dạng nền tảng.
  • Thanh toán thuận tiện và bảo mật: Hệ thống thanh toán luôn hướng đến sự bảo mật tuyệt đối và thuận tiện nhất cho khách hàng.
  • Nhận ngay những ưu đãi khi đăng ký dịch vụ đi kèm như web hosting, vps, email doanh nghiệp và giải pháp digital marketing toàn diện.
Lựa chọn tên miền cho website có thể là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong doanh nghiệp của bạn. Nếu bạn còn băn khoăn về cách chọn tên miền tối ưu cho seosao cho tối ưu hay đăng ký tên miền ở đâu uy tín thì MONA Host hoàn toàn đảm bảo sự an toàn, tin cậy và chất lượng để nâng tầm website doanh nghiệp của bạn.

Võ Nguyên Thoại

Tất cả bài viết
SSL miễn phí là gì? Có nên sử dụng Free SSL hay không?
19 Tháng Tư, 2023
SSL miễn phí là gì? Có nên sử dụng Free SSL hay không?
Hiện nay, vì để có thể bảo mật trang web của bạn nên trên thị trường đã có cả bản SSL miễn phí và thu phí. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ SSL miễn phí cũng như nên dùng bản nào phù hợp, có độ bảo mật cao, an toàn hơn? Để giải đáp hết những thắc mắc này, hãy cùng Mona Host tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé!

Tìm hiểu SSL miễn phí

Chứng chỉ SSL là viết tắt từ cụm từ tiếng Anh là Secure Sockets Layer. Đây chính là tiêu chuẩn bảo mật toàn cầu cho những trình duyệt internet. Ngoài ra, với chứng chỉ bảo mật này, cả website và khách hàng khi truy cập đều có thể được đảm bảo an ninh, quyền riêng tư. Hiện nay có các loại chứng chỉ SSL cơ bản như:
  • DV SSL ( Domain Validation): Đây chính là chứng chỉ SSL xác thực thông qua tên miền của trang web để được mã hoá. Đồng thời, tránh những cuộc tấn công xâm phạm từ các hacker.
  • OV SSL (Tổ chức xác minh): Chứng chỉ này xác nhận một tổ chức có độ uy tín và sự đáng tin cậy cao.
  • EV SSL ( Extended Validation): Chứng chỉ bảo mật SSL mở rộng để tăng độ tin tưởng cho trang web của bạn lên hạng mức cao nhất.
  • Wildcard SSL: Chứng chỉ này sẽ dành cho những trang web có nhiều tên miền phụ hoàn toàn khác nhau.
  • UC/SAN SSL: Đây là chứng chỉ bảo mật SSL được nâng cao hơn.
Thông thường, SSL miễn phí chỉ có duy nhất một chứng chỉ cơ bản. Vì vậy, đối với tất cả các trang web cần sự uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp và bảo mật cao thì nên cần đến chứng chỉ trả phí. >> Để biết thêm nhiều điều thú vị về chứng chỉ SSL các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết:

SSL Free hoạt động như thế nào?

SSL miễn phí sẽ hoạt động như nào SSL được cấp bởi những cơ quan nhận dạng lớn có độ uy tín cao. Khi được cung cấp, mỗi SSL sẽ chỉ được sử dụng cho một trang web duy nhất. Đối với Free SSL, bạn cần phải tìm SSL mới một lần sau 99 ngày sử dụng. Còn đối với những SSL có trả phí, bạn có thể sử dụng chúng trong thời gian dài hoặc vĩnh viễn tuỳ loại. Đây chính là cách tối ưu và tốt nhất để mã hoá thông tin, nâng cao độ bảo mật của trang web. Phương pháp này đang được sử dụng phổ biến và rộng rãi trên khắp thế giới hiện nay.
  • Tốc độ lan truyền của mạng internet rất nhanh nên số lượng các hacker cũng ngày càng gia tăng. Vì vậy, nguy cơ bị xâm nhập hay can thiệp vào việc truyền tải thông tin cũng có thể rất cao. Do đó, SSL sẽ bảo vệ tối ưu nhất lượng truy cập vào trang web của bạn. Như vậy, khi sử dụng và truy cập vào trang web từ khách hàng của bạn sẽ được đảm bảo tuyệt đối.
  • Sử dụng SSL sẽ nâng cao độ uy tín của doanh nghiệp hay tổ chức. Thông thường, khách hàng sẽ tự tin, vui vẻ và cảm thấy an toàn hơn khi truy cập vào những trang web đã có chứng chỉ SSL.
  • Nếu bạn sử dụng các dịch vụ như lưu trữ đám mây, Email, FTP,... có chứa chứng chỉ SSL thì sẽ tăng tính bảo mật và ổn định hơn.
  • Tốt hơn cho SEO nếu có chứng chỉ SSL trong việc xây dựng lòng tin từ Google.
Hầu như, khi bạn mua chứng chỉ SSL trả phí thì các chuyên gia đều sẽ cài đặt trực tiếp sẵn trên trang web của bạn. Tuy nhiên, với SSL miễn phí, bạn cần phải yêu cầu cài đặt các đoạn mã free trên trang web của mình. Ưu điểm lớn nhất của SSL miễn phí chính là không tốn bất kỳ một đồng nào mà vẫn có thể sử dụng được trong vòng 99 ngày. Mặc dù vậy, chúng sẽ có thể xảy ra nhiều rủi ro không mong muốn cho trang web của bạn.

Có nên sử dụng SSL miễn phí hay không?

Mọi thứ trên đời này diễn ra đều có sự trả giá của chúng và chứng chỉ SSL cũng vậy. Khi bạn dùng SSL miễn phí thì sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến SEO. Từ đó, Google cũng sẽ đánh giá không cao dẫn đến mức Index thấp. Đặc biệt, Free SSL sẽ làm bạn không thể xác định được danh tính của doanh nghiệp hay tổ chức. Những SSL này không thể đảm bảo tuyệt đối được những kẻ lợi dụng giả mạo danh tính. Hầu hết các vấn đề về liên quan đến bảo mật đều cần phải mất chi phí. Nên SSL Free thì sẽ không thể bảo đảm hết những quyền lợi và độ an toàn tối đa nhất cho trang web của bạn. Trong quá trình sử dụng SSL miễn phí, các lỗi như 404 có thể xảy ra mã hoá. Ngoài ra, chúng còn có khả năng vi phạm các bảo mật khác. Vậy nên, nếu muốn sử dụng Free SSL, bạn cần tìm hiểu để biết những điều như sau:

Tiềm ẩn nhiều lỗ hổng về bảo mật nên cần cẩn trọng

Dễ mắc phải những tiềm ẩn hay lỗ hổng về an ninh lớn nếu bạn gán các mã SSL không an toàn cho trang web. Mặt khác, SSL hoàn toàn miễn phí nên sẽ không có bất kỳ một tổ chức hay doanh nghiệp nào đứng ra giúp bạn giải quyết và chịu trách nhiệm các vấn đề về pháp lý. Thậm chí, ngay cả khi khách hàng truy cập vào trang web của bạn cũng có thể bị tấn công online và đánh cắp các thông tin cá nhân của họ đã lưu lại trên website. SSL miễn phí hoàn toàn không có hợp đồng trực tiếp hay online về tư pháp. Vì vậy, không nên sử dụng các chứng chỉ bảo mật miễn phí. Thay vào đó, bạn hãy cần nhắc mua SSL có phí để được bảo đảm và an toàn hơn.

SSL có chi phí đăng ký thấp, không nên dùng miễn phí

Chi phí để mua và đăng ký chứng chỉ SSL khá thấp, rơi vào khoảng 500.000/năm. Đây là mức chi phí tương đối lý tưởng để tăng khả năng bảo mật cho trang web của bạn thêm phần an toàn. Vì vậy, đừng nên chủ quan mà dùng SSL để khi mất các thông tin quan trọng của khách hàng hay dữ liệu từ web. Bạn sẽ phải đối mặt với nhiều chi phí hơn nữa để khắc phục hậu quả. SSL có phí mang đến rất nhiều tính năng bảo mật và an toàn. Những website có chứng chỉ SSL chất lượng, chuyên nghiệp và uy tín thì sẽ nhận lại được sự tin tưởng cao từ khách hàng. Từ đó, lượng truy cập hay doanh số bán hàng đều sẽ tăng cao đáng kể.

SSL có phí sẽ giảm bớt những rủi ro

Chứng chỉ SSL trả phí sẽ đảm bảo hơn nên giúp bạn tránh được nhiều rủi ro không đáng có. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp yên tâm hơn khi vận hành website. Đồng thời, Google cũng sẽ đánh giá trang web của bạn cao hơn từ đó dễ dàng tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Khi bạn tìm hiểu và nghiên cứu sâu về SSL thì sẽ thấy chứng chỉ miễn phí sẽ mang đến nhiều rắc rối khó lường hơn. Vì thế, bạn hãy cân nhắc thật kỹ để đưa ra quyết định về sự lựa chọn giữa 2 loại chứng chỉ này.

Sự khác nhau giữa SSL có phí và miễn phí

Điểm khác nhau giữa SSL có phí và miễn phí Đều hướng tới việc tăng khả năng bảo mật của website nhưng hai loại chứng chỉ SSL này có rất nhiều điểm khác biệt, cụ thể là:
  • Dĩ nhiên, SSL trả phí sẽ an toàn hơn so với miễn phí. Bởi vì, SSL miễn phí khi sử dụng sẽ không cần bất cứ thủ tục nào về pháp lý . Do đó, lúc gặp sự cố sẽ không được bảo vệ bởi pháp luật.
  • SSL miễn phí chỉ dùng và bảo vệ được website của bạn trong khoảng 99 ngày. Trong khi đó, chứng chỉ SSL có phí lại bảo vệ cùng một lúc nhiều trang web với thời gian dài từ 1 đến 5 năm.
  • SSL trả phí sẽ cung cấp thêm dấu chứng nhận website an toàn nên tăng niềm tin từ khách hàng. Còn SSL miễn phí không đảm bảo mức độ tin cậy cho cả Google lẫn người truy cập.
  • SSL trả phí có độ bảo mật và bảo vệ trước những phần mềm gây hại rất cao. Điều này lại không có được ở SSL miễn phí.
  • SSL có phí chống lại được DDoS và tăng tốc độ mạng của trang web. Nhưng SSL miễn phí lại không thể làm được.
  • Tính năng sao lưu trang web sẽ bảo vệ tính liên tục cũng chỉ có ở chứng chỉ SSL trả phí.
Bài viết trên đây là những chia sẻ về các kiến thức để giúp bạn trả lời cho câu hỏi "SSL miễn phí là gì? Có nên sử dụng SSL miễn phí hay không?". Mong rằng, từ những thông tin bổ ích này, bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn và chính xác nhất cho trang web của mình.

Võ Nguyên Thoại

Cam kết chất lượng dịch vụ - SLA tại Mona Host
19 Tháng Tư, 2023
Cam kết chất lượng dịch vụ – SLA tại Mona Host
Cam kết chất lượng dịch vụ (Service Level Agreement – SLA) là bản cam kết giữa Mona Host và khách hàng của mình. SLA quy định trách nhiệm và chính sách bồi thường của chúng tôi khi không đáp ứng được những cam kết này. Mona Host luôn mong muốn các khách hàng của mình có thể cảm thấy thực sự an tâm và dễ dàng đưa ra quyết định trong việc sử dụng các dịch vụ của chúng tôi. Các điều khoản SLA tại Mona Host bao gồm:
  • Cam kết Uptime
  • Điều kiện loại trừ
  • Cam kết hỗ trợ khách hàng
  • Bảo trì hệ thống định kỳ

Cam kết tính sẵn sàng

Định nghĩa về Uptime và Downtime

  • Uptime: Là thời gian hệ thống sẵn sàng hoạt động được tính bằng cách lấy số phút của mỗi tháng trừ đi số phút mà hệ thống dịch vụ ở trạng thái không sẵn sàng (được gọi là downtime) do lỗi của Mona Host, không bao gồm các khoảng thời gian bảo trì và ngưng dịch vụ do sự kiện bất khả kháng và các trường hợp loại trừ khác theo quy định tại cam kết chất lượng dịch vụ này.
  • Downtime: Là trạng thái không sẵn sàng của dịch vụ, được tính dựa trên tổng số phút mỗi tháng của những lần gián đoạn do sự cố kỹ thuật, các lỗi phát sinh từ phía chúng tôi. Trong điều kiện bình thường, thời gian gián đoạn không bao gồm các kế hoạch nâng cấp, bảo trì đã được thông báo trước từ 24 giờ trên trang thông báo cùng với Email hoặc SMS (nếu có thể). Trong điều kiện khẩn cấp, Mona Host sẽ thông báo kế hoạch xử lý sự cố trước 60 phút trên trang Thông báo, kết hợp với Email hoặc SMS hoặc Điện thoại trực tiếp (nếu có thể).

Cam kết chất lượng dịch vụ

Tại Mona Host, chúng tôi cam kết chất lượng của dịch vụ Hosting, Server, VPS, Colocation luôn được duy trì và Uptime đạt mức 99,9% với toàn bộ khoảng thời gian mà quý khách đã thực hiện thanh toán dịch vụ tại Mona Host. Nếu trong quá trình sử dụng dịch vụ của chúng tôi với Uptime không đạt mức đã cam kết, quý khách hàng hoàn toàn có thể yêu cầu nhận hoàn tiền theo cam kết bồi thường như sau :
TỶ LỆ UPTIME TỶ LỆ BỒI THƯỜNG DOWNTIME TỐI ĐA/THÁNG
99,9% Cam kết 43 phút
99,8% 10% 1 giờ 27 phút
99,7% 20% 2 giờ 11 phút
99,6% 30% 2 giờ 55 phút
99,5% 40% 3 giờ 39 phút
99,4% 50% 4 giờ 22 phút
99,3% 60% 5 giờ 6 phút
99,2% 70% 5 giờ 50 phút
99,1% 80% 6 giờ 34 phút
99% 100% 7 giờ 18 phút
Cam kết bồi thường dịch vụ tại Mona Host sẽ bao gồm các thỏa thuận sau:
  • Chúng tôi chỉ tiến hành bồi thường bằng cách trả lại số tiền đã thanh toán vào số dư tài khoản của khách hàng tại hệ thống Mona Host. Số dư này có thể được sử dụng để thanh toán các hóa đơn khác.
  • Phí bồi thường sẽ không quy đổi ra tiền mặt.
  • Không thể áp dụng hoặc chuyển nhượng phí bồi thường sang một tài khoản khác trên cùng hệ thống.

Điều kiện loại trừ

Mona host có những điều kiện loại trừ chung và riêng áp dụng cho từng loại dịch vụ cụ thể. Nếu gián đoạn phát sinh do những nguyên nhân này, Mona Host sẽ không tính vào thời gian gián đoạn của dịch vụ.

Điều kiện loại trừ chung cho tất cả dịch vụ của Mona Host

  • Gián đoạn đường truyền từ nhà cung cấp dịch vụ Internet của khách hàng đến Data Center.
  • Bất kỳ gián đoạn đường truyền không nằm trong phạm vi kiểm soát của Mona Host.
  • Quá tải do các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS, DoS) hay tấn công có chủ đích vào bất kỳ thành phần nào của máy chủ.
  • Các gián đoạn đường truyền do bị tác động của thiên tai như gió, bão, lũ lụt,…
  • Gián đoạn do tác động của bất kỳ thao tác trên Control Panel, cấu hình do khách hàng thực hiện hoặc do nhân viên thực hiện theo yêu cầu của khách hàng.
  • Sử dụng dịch vụ sai mục đích, vi phạm điều khoản sử dụng đã thỏa thuận.
  • Sử dụng vượt quá các thông số kỹ thuật quy định của từng dịch vụ.
  • Dịch vụ chấm dứt, hết hạn hoặc bị ảnh hưởng bởi quy trình gia hạn, nâng cấp và chuyển đổi gói dịch vụ.
  • Dịch vụ dùng thử hoặc đang được mở tạm, nâng tạm các thông số tài nguyên.
  • Bất kỳ truy cập gián đoạn nào mà nguyên nhân lỗi xuất phát từ máy tính, thiết bị hoặc từ trình duyệt web.
  • Các gián đoạn do lỗi phát sinh từ phần mềm, công nghệ của bên thứ ba.
  • Các trường hợp gây ra bởi các yếu tố ngoài tầm kiểm soát của Mona Host như: Sự cố về đường truyền hay hư hỏng thiết bị tại Data Center và nơi đặt máy chủ dịch vụ do bên thứ ba điều hành, hỏa hoạn, khủng bố, cấm vận, yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước hay sự cố mạng quốc gia.

Điều kiện loại trừ riêng cho từng loại dịch vụ của Mona Host

Dịch vụ Hosting

  • Sử dụng các dịch vụ liên quan đến quảng cáo, tăng view,… làm tăng traffic, website bị khai thác như nơi lưu trữ, hotlink,…
  • Các lỗi phát sinh do mã nguồn của website, plugins, themes, mã nguồn bị lây nhiễm mã độc (Malware), Virus, Phishing.
  • Lưu lượng và tần suất truy cập tăng hơn 45% so với cùng khung giờ của ngày hôm trước và không do lỗi của Mona Host.
  • Máy chủ chặn IP truy cập để ngăn chặn DDoS hoặc do người dùng đăng nhập thất bại quá nhiều lần.
  • Các lỗi trả về trên trình duyệt web nhưng hệ thống và Hosting vẫn đang đáp ứng tốt.

Dịch vụ Email

  • Gửi và nhận thư điện tử thông qua phần mềm của bên thứ 3.
  • Email gửi đi không đến đích do IP máy chủ bị từ chối bởi hệ thống tiếp nhận hoặc Spam.
  • Không nhận được thư do máy chủ nhận diện Email đến là Spam.
  • Tên miền của quý khách hoặc liên kết chứa trong nội dung Email hoặc liên kết trong nội dung của Email trỏ về IP đang nằm trong danh sách đen của một trong các tổ chức chống Spam và Phishing Email.

Cloud VPS/Server

  • Lỗ phát sinh do tác động của người quản trị từ phía khách hàng trên trang quản lý hoặc trực tiếp trên VPS.
  • Không bao gồm các tác động do lỗi phần mềm, lỗi phát sinh do bị nhiễm Virus, mã độc trước đó.
  • Không bao gồm gián đoạn do liên kết mạng nội bộ từ một Server này đến một Server khác.
  • Cloud Server (Máy chủ tích hợp đám mây) có mức lưu lượng cổng mạng trung bình hơn 70% trong 5 phút.
  • Các lỗi cấu hình và phần mềm bên trong Cloud VPS.

Máy chủ phân giải tên miền DNS

  • Không áp dụng khi một trong các máy chủ của DNS hoạt động bình thường.
  • Không bao gồm các gián đoạn do domain bị khóa, đang trong quá trình chuyển đổi trạng thái, đổi Name Servers.
  • Tên miền bị tranh chấp, bị khóa do vi phạm chính sách.
  • Không áp dụng đối với các trang web cấu hình tạm thời mất hiệu lực.
  • Gián đoạn do DNS Cache.

Cam kết hỗ trợ khách hàng

Hình thức liên hệ tiếp nhận

Mona Host luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong thời gian ngắn nhất thông qua các kênh:
  • Live chat: Bạn có thể trao đổi trực tuyến với hỗ trợ viên của chúng tôi về các vấn đề cơ bản cần được hỗ trợ hoặc cần cung cấp các thông tin, giúp thuận tiện trong quá trình giải quyết các vấn đề nhỏ, tránh mất thời gian chờ đợi phản hồi.
  • Email: Bằng cách để lại thông tin liên hệ cùng với mô tả vấn đề cần được hỗ trợ, nhân viên tư vấn của Mona Host sẽ có thể liên lạc, hỗ trợ những thông tin cần thiết để giải đáp thắc mắc của bạn.
  • Hotline : Bằng cách liên hệ thông qua đường dây nóng, Mona Host có thể hỗ trợ cho bạn các thông tin cơ bản cũng như giải đáp các vấn đề mà bạn đang gặp phải.
***Lưu ý : Đối với những vấn đề về dữ liệu hoặc liên quan đến thao tác tại dịch vụ, chúng tôi sẽ ưu tiên hơn các yêu cầu hỗ trợ thông qua hình thức Email. Còn đối với Live chat và Hỗ trợ thông qua hotline quý khách có thể yêu cầu hỗ trợ các vấn đề nhỏ, đơn giản và không ảnh hưởng tới dữ liệu của quý khách.

Thời gian hỗ trợ hoạt động

  • Đối với phòng kinh doanh / thanh toán: Thời gian làm việc bắt đầu từ 9h00 sáng và kết thúc vào lúc 18h00 chiều, từ ngày Thứ 2 đến Thứ 6 hàng tuần, không bao gồm các ngày Lễ , Tết hoặc các lý do nghỉ khác đã được thông báo.
  • Đối với phòng kỹ thuật: Thời gian làm việc 24/7 xuyên suốt trong các ngày Lễ, Tết và các sự kiện lớn trong năm. Đối với những sự kiện lớn hoặc lễ lớn chúng tôi sẽ có thông báo về thời gian và tình hình hỗ trợ có thể được áp dụng khác trong trường hợp Data Center đóng băng hoặc do vấn đề khác.

Thời gian đáp ứng & giải quyết sự cố

  • Thời gian phản hồi yêu cầu giải quyết sự cố tối đa 15 phút kể từ khi nhận yêu cầu.
  • Thời gian đáp ứng giải quyết sự cố của khách hàng từ 15 phút đến 48 giờ làm việc kể từ khi phản hồi yêu cầu giải quyết sự cố.
  • Đối với những trường hợp sự cố nghiêm trọng, thười gian đáp ứng có thể kéo dài không quá 72 giờ làm việc kể từ thời điểm phản hồi yêu cầu.

Quy trình tiếp nhận & giải quyết khiếu nại

Hình thức tiếp nhận khiếu nại: Khách hàng có thể gửi khiếu nại bằng văn bản hoặc Email đến địa chỉ [email protected]. Nội dung khiếu nại: Để tránh làm mất thời gian của khách hàng khi gửi khiếu nại đến Mona Host, Qúy khách vui lòng cung cấp đầy đủ thông tin như sau:
  • Tiêu đề văn bản hoặc Email cần ghi rõ: " Yêu cầu bồi thường theo cam kết chất lượng dịch vụ SLA".
  • Thông tin tài khoản bị ảnh hưởng do gián đoạn.
  • Thời gian cụ thể (ngày, giờ) và thời điểm hệ thống, hay dịch vụ Khách hàng đang sử dụng rơi vào trạng thái không sẵn sàng.
  • Logs ghi lỗi hoặc chụp màn hình tại thời điểm xảy ra lỗi (nên làm mờ hoặc che lại các thông tin bảo mật của khách hàng).
  • Các thiệt hại mà Khách hàng phải gánh chịu đi kèm theo chứng từ, hóa đơn có liên quan.
  • Mức bồi thường yêu cầu.
Thời gian tiếp nhận khiếu nại: Trong vòng 3 tháng kể từ ngày xảy ra sự cố, Mona Host sẽ không tiếp nhận bất kỳ khiếu nại nào liên quan đã quá hạn nêu trên. Thời gian phản hồi, giải quyết khiếu nại: Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận khiếu nại. Trong trường hợp Khách hàng không hài lòng với giải quyết của Mona Host có thể gửi lại phản hồi cho chúng tôi, trường hợp này sẽ được tiếp nhận và giải quyết như một khiếu nại mới.

Bảo trì hệ thống định kỳ

Để đảm bảo hệ thống luôn được hoạt động ổn định và đảm bảo hiệu năng như đã cam kết với khách hàng. Tại Mona Host, đòi hỏi kỹ sư vận hành hệ thống luôn có dự kiến về các thông tin cần thiết để bảo trì cũng như thay thế các linh kiện hoặc tối ưu chất lượng hệ thống. Việc bảo dưỡng hệ thống sẽ được thực hiện bất cứ thời điểm nào trong ngày và không giới hạn thời gian làm việc trong giờ hành chính. Đối với các vấn đề bảo trì, Mona Host luôn cố gắng hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng đến quá trình sử dụng dịch vụ của khách hàng và sẽ được thông báo cụ thể đến cho khách hàng những thông tin như sau :
  • Đối với vấn đề bảo trì hệ thống định kỳ, có thể sẽ ảnh hưởng đến dịch vụ của khách hàng, bộ phận kỹ thuật có trách nhiệm thông báo thông tin lịch bảo trì thông qua Email trước khi thao tác bảo trì được tiến hành tối thiểu 24h.
  • Đối với bảo trì khẩn cấp do lỗi phát sinh ngoài ý muốn, bộ phận kỹ thuật sẽ thực hiện thông báo thông tin bảo trì khẩn cấp thông qua Email trước khi thao tác bảo trì được tiến hành ít nhất 15 phút.

Võ Nguyên Thoại

Thuê Hosting giá rẻ chất lượng cao - Tối ưu chi phí
17 Tháng Tư, 2023
Thuê Hosting giá rẻ chất lượng cao – Tối ưu chi phí
Ngoài dịch vụ Hosting cao cấp, Mona Host còn cung cấp giải pháp hosting giá rẻ, chất lượng và phù hợp với các bạn sinh viên đang có nhu cầu học tập, trải nghiệm website, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang cần hỗ trợ trong thời gian đầu start-up. Cùng tham khảo chi tiết giải pháp và bảng giá hosting giá rẻ của Mona Host nhé!

Mua Hosting giá rẻ chất lượng - Giải pháp tối ưu chi phí cho doanh nghiệp

Hosting giá rẻ của Mona Host phù hợp với hầu hết các mã nguồn PHP như Wordpress, Joomla, Drupal, NukeViet,... Mona Host cũng cam kết cho thuê hosting giá rẻ, hấp dẫn tại thị trường Việt Nam với chất lượng hosting đảm bảo website hoạt động ổn định, uptime 99.99% và bảo mật tối đa. >> Mọi chi tiết quý doanh nghiệp có thể tham khảo thêm trong "Cam kết chất lượng dịch vụ - SLA tại Mona Host". Mona Host tự hào là một trong top 10 nhà cung cấp giải pháp lưu trữ hàng đầu tại Việt Nam. Suốt nhiều năm hoạt động trên thị trường Hosting, công ty luôn đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Cho đến nay, Mona Host đã phục vụ cho hơn 40.000 khách hàng trong và ngoài nước. Điều đáng mừng là khá nhiều doanh nghiệp trong tệp khách hàng của Mona Host vẫn đang tiếp tục duy trì và sử dụng dịch vụ mà chúng tôi cung cấp. Với kinh nghiệm dày dặn cùng nguồn tài nguyên lớn, Mona Host chắc chắn sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho quý doanh nghiệp có nhu cầu mua Hosting. Nếu muốn hợp tác với chúng tôi hãy liên hệ qua:
  • Địa chỉ: Tầng 2, 1073/23 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 7, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hotline: 1900 636 648
    • Bấm 108 – Phòng kinh doanh
    • Bấm 109 – Phòng kinh doanh
    • Bấm 103 – Phòng kỹ thuật
  • Email: [email protected]

Tại sao nên đăng ký hosting giá rẻ tại Mona Host?

Chi phí cạnh tranh

Chi phí cạnh tranh Bạn không cần đầu tư quá nhiều bởi chi phí thuê hosting giá rẻ của Mona Host chỉ khoảng 500.000VNĐ/tháng. Hiện tại, đây là mức giá khá  cạnh tranh trên thị trường. Gói hosting giá rẻ của Mona Host vẫn đảm bảo đáp ứng đầy đủ tính năng cần thiết của dịch vụ lưu trữ tiêu chuẩn.

LIÊN HỆ NGAY 1900 636 648 ĐỂ NHẬN BÁO GIÁ CHI TIẾT VỀ DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ HOSTING GIÁ RẺ CỦA MONA HOST

Hệ thống chống mã độc malware

Tất cả các gói hosting tại Mona Host đều được tích hợp sẵn công nghệ Anti DDoS đến lớp phòng thủ tuyệt vời cho website của bạn, ngăn chặn tuyệt đối sự phá hoại từ bên ngoài. >> Nếu chưa biết DDoS là gì hãy tham khảo bài viết sau: DDoS là gì? Phân biệt cuộc tấn công từ chối dịch vụ Dos và DDoS

Tăng tốc độ website nhanh X10

Nếu như bạn đang tìm kiếm một hosting giúp nâng cao tốc độ load website mà vẫn tiết kiệm được chi phí đầu tư thì gói dịch vụ hosting giá rẻ tại Mona Host sẽ là một lựa chọn dành cho bạn. Nhờ vào việc sử dụng ổ cứng SSD, tất cả các gói hosting tại Mona giúp gia tăng tốc độ website lên tới 10 lần. >> Có thể bạn sẽ quan tâm: Cách kiểm tra tốc độ hosting nhanh chóng, đơn giản

Uptime 99,9%

Với đội ngũ chuyên viên hỗ trợ bạn 24/24 với HOTLINE 1900 636 648 cùng những công nghệ đặc biệt giúp cho hệ thống website hoạt động liên tục, cam kết uptime 99.9%.

Data Transfer không giới hạn

Dữ liệu dễ dàng được truyền tải bằng nhiều hình thức như hình ảnh, tệp tin hoặc video từ máy chủ đến người yêu cầu truy cập và truyền tải giữa các thiết bị khác nhau. Vì dữ liệu truyền tải không giới hạn giúp cho mọi truy vấn hiệu quả và nhanh chóng, đảm bảo tốc độ truyền dữ liệu nhanh. Gói dịch vụ hosting giá rẻ tại Mona Host đảm bảo cho các website nhỏ không gặp khó khăn nào trong quá trình người dùng truy cập website. >>Tham khảo thêm: Hosting không giới hạn là gì? 6 Lợi ích khi sử dụng Hosting không giới hạn

Băng thông không giới hạn

Băng thông là chỉ số chỉ ra giới hạn dung lượng tối đa của thông tin web lưu trữ được tính theo tháng. Thông thường, băng thông hosting tại các nhà cung cấp khác sẽ giới hạn trong một khoảng nhất định. Tuy nhiên, với Mona Host, băng thông đối với tất cả các gói hosting, kể cả gói dịch vụ hosting giá rẻ đều là không giới hạn.

Bảo mật dữ liệu tuyệt đối

Khi đăng ký hosting giá rẻ tại Mona Host, dữ liệu của website của bạn sẽ được backup tự động theo tháng. Đối với các website khách hàng yêu cầu backup theo ngày, Mona Host cũng sẽ hỗ trợ backup mỗi ngày với mức chi phí ưu đãi nhất! Như vậy, trong trường hợp xảy ra sự cố, website của bạn có thể khôi phục được toàn bộ dữ liệu.

Đội ngũ tư vấn 24/7

Đội ngũ chuyên viên của Mona Host 24/24 luôn sẵn sàng giúp đỡ khách hàng khi gặp vấn đề về dịch vụ. Quý khách hàng có thể liên hệ đến HOTLINE 1900 636 648 hoặc để lại liên hệ với chúng tôi thông qua livechat bất cứ lúc nào!

Dịch vụ bổ sung được chọn khi đăng ký hosting giá rẻ

Giới hạn được áp dụng chung cho gói dịch vụ hosting giá rẻ

Max DB size 1 đơn vị 1 GB
Virtual Memory 1 đơn vị 3 GB
Max emails sent per hour Emails 300
MySQL max user connections Connections 35

Gói dịch vụ bổ sung

Addon Domains 1 domain Liên hệ nhận báo giá
SSH Access 1 đơn vị Liên hệ nhận báo giá
Dedicated IP 1 IP Liên hệ nhận báo giá
Additional Disk Space Chỉ áp dụng khi mua tối thiểu 5GB Liên hệ nhận báo giá
Dịch vụ web Hosting tại Mona Host

Khách hàng là doanh nghiệp đang phát triển mạnh, có nhu cầu đăng ký một gói hosting với nhiều dịch vụ kèm theo đa dạng?

Tham khảo ngay: DỊCH VỤ HOSTING CAO CẤP - CHỐNG DDOS

Giải pháp Web Hosting tốc độ cao, chống hack và bảo mật cho trang web của bạn tuyệt đối với chi phí chỉ cạnh tranh.

>> Để nắm được một số thuật ngữ liên quan, mời các bạn tham khảo các bài viết sau:

Câu hỏi thường gặp - FAQ

Hosting giá rẻ là gì?

Hosting giá rẻ là dịch vụ hosting có chi phí thấp, đảm bảo sự ổn định cũng như chất lượng mà một gói hosting free không thể có được. Nếu doanh nghiệp của bạn mới start-up quy mô nhỏ hay bạn sở hữu một website cá nhân, hoặc bạn là sinh viên muốn trải nghiệm dịch vụ lưu trữ website thì một gói hosting giá rẻ chắc chắn sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

Chi phí thuê hosting giá rẻ tại Mona là bao nhiêu?

Chi phí thuê hosting giá rẻ tại Mona Host dao động trong khoảng 550.000VNĐ/tháng. Để đăng ký hosting giá rẻ tại Mona Host hoặc nhận báo giá chi tiết về dịch vụ hãy liên hệ ngay hotline 1900 636 648.

Lưu ý điều gì khi mua hosting giá rẻ?

Khi lựa chọn dịch vụ hosting giá rẻ, bạn cần lưu ý những tiêu chí sau để chọn cho mình một gói phù hợp nhất:
  • Hosting có backup không?
  • Data Center có chuẩn Tier 3 không?
  • Nhà cung cấp có hỗ trợ 24/24 và cam kết uptime 99.99% không?
Khi khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ hosting giá rẻ tại Mona Host, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm vì chúng tôi luôn cam kết tất cả những điều khoản kể trên.

Cheap Hosting có hỗ trợ chống DDoS không?

Dịch vụ hosting giá rẻ tại Mona Host hỗ trợ chống DDoS mức cơ bản, loại bỏ nguy cơ bị tấn công local attack, bảo mật tuyệt đối cho máy chủ.

Băng thông cho gói lưu trữ giá rẻ là bao nhiêu?

Bất cứ dịch vụ hosting nào tại Mona Host đều có băng thông (bandwidth) không giới hạn đảm bảo hosting có tốc độ load nhanh chóng. Chính vì thế bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi đăng ký hosting giá rẻ tại Mona Host.

Mua hosting giá rẻ tại Mona Host có full SSD hay không?

Dịch vụ hosting giá rẻ tại Mona Host có hỗ trợ full SSD, Mona Host cũng sử dụng server Dell cùng ổ cứng SSD tăng hiệu năng và tính ổn định cũng như tăng tốc độ đọc ghi dữ liệu.

Hosting tương thích với các mã nguồn PHP nào?

Hosting giá rẻ tại Mona Host thích hợp với hầu hết các mã nguồn PHP như Wordpress, Joomla, OpenCart, Moodle, SMF, MyBB, Dolphin, Xenforo, NukeViet, Drupal, Magento, Prestashop, Contao, Bulletin, Shopify, phpBB.

Tôi có thể nâng cấp gói dịch vụ lưu trữ giá rẻ lên hosting cao cấp khi cần không?

Có thể. Mona Host hỗ trợ nâng cấp miễn phí tài khoản hosting của bạn trong 5 phút mà không ảnh hưởng đến hoạt động website. Khoản phí chưa sử dụng đến của gói hosting trước cũng sẽ được tính vào gói hosting mới được upgrade.

Tôi có được miễn phí Email hosting khi thuê hosting giá rẻ?

Tùy vào gói dịch vụ hosting đang sử dụng mà bạn sẽ được miễn phí email theo tên miền. Gói Email theo tên miền tại Mona Host có mức giá chỉ từ 99.000VNĐ/THÁNG. Để nhận báo giá chi tiết hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin phía trên.

Tôi có được tặng tên miền miễn phí kèm theo khi sử dụng dịch vụ Mona MINI hosting?

Các gói Cheap Hosting tại Mona Host không bao gồm tên miền miễn phí. Tuy nhiên nếu có nhu cầu mua tên miền, khách hàng hãy gọi ngay đến HOTLINE 1900 636 648 để được Phòng Kinh Doanh hỗ trợ mua tên miền đẹp giá ưu đãi 24/24 nhé! Ngoài ra, các gói hosting cao cấp của Mona Host có tặng cho khách hàng tên miền miễn phí. Giá của gói hosting cao cấp sẽ “nhỉnh” hơn giá của gói hosting giá rẻ. Dịch vụ hosting cao cấp của Mona Host bao gồm dung lượng lưu trữ ổ cứng SSD 100GB, băng thông không giới hạn, backup hàng ngày, database không giới hạn và hỗ trợ tạo 100 email theo tên miền free. Là một trong những nhà cung cấp dịch vụ hosting quốc tế quy mô lớn, Mona Host bán web hosting cho đông đảo khách hàng, với đối tượng chính là chủ website vừa, nhỏ, website công ty, các blog, trang portfolio và cả web cá nhân nhưng có lượng truy cập lớn. Bất kể khách hàng sử dụng dịch vụ hosting nào đều sẽ nhận ưu đãi giảm giá tên miền của chúng tôi. Có một số tên miền gần như miễn phí có giá chỉ 42.900 VNĐ VNĐ năm đầu tiên. Domain tự động kết nối với hosting của bạn sau khi tiến hành đăng ký thành công.

Võ Nguyên Thoại

Công nghệ VoIP là gì? Ứng dụng VoIP trong thực tế
17 Tháng Tư, 2023
Công nghệ VoIP là gì? Ứng dụng VoIP trong thực tế
VoIP hiện là công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy các tổng đài VoIP, các ứng dụng gọi điện thoại miễn phí qua Facebook hoặc Zalo,... Vậy công nghệ VoIP là gì? Ứng dụng của VoIP trong thực tế ra sao? Cùng Mona Host tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Công nghệ VoIP là gì?

VoIP hay còn gọi là Voice IP, đây là chữ viết tắt của cụm từ “Voice Over Internet Protocol”. Hiểu đơn giản thì đây là âm thanh được truyền qua giao thức internet. Cụ thể VoIP sử dụng công nghệ chuyển mạch gói, các gói tin sẽ được đóng gói và truyền qua internet. Mục tiêu của công nghệ này chính là chuyển mạch kênh với hạ tầng internet. Đặc biệt trên cùng một hạ tầng internet, người dùng có thể sử dụng được web, mail, gọi điện, video call. Để thực hiện việc chuyển mạch gói, điện thoại IP hoặc softphone sẽ tích hợp sẵn các giao thức báo hiệu chuẩn, kết nối với một tổng đài của doanh nghiệp hoặc nhà cung cấp.

Các hình thức kết nối của VoIP

Hiện nay điện thoại truyền thống được xem là phương pháp dùng công nghệ VoIP nhiều nhất. Hơn nữa cũng có khá nhiều cách được dùng để áp dụng công nghệ VoIP. Dưới đây là các hình thức kết nối VoIP phổ biến:

VoIP với điện thoại analog

VoIP với điện thoại analog Truyền giọng nói qua VoIP sẽ được thực hiện qua hạ tầng internet. Do đó một chiếc điện thoại thông thường rất khó để có thể đáp ứng được. Tuy nhiên hiện nay adapter là Analog Telephone Adapter (ATA) có khả năng chuyển đổi tín hiệu nay thành tín hiệu số để truyền qua internet.

VoIP qua điện thoại IP

Với điện thoại IP, người dùng không cần sử dụng adapter ATA như trên để kết nối internet nữa. Bây giờ bạn chỉ cần cắm điện thoại trực tiếp vào cổng Ethenet là điện thoại có thể giao tiếp với công nghệ VoIP đã đăng ký.

VoIP với thiết bị chuyển đổi từ Analog sang IP

Với các công ty chuyên sản xuất phần cứng, bạn có thể cắm trực tiếp jack Ethernet trong nhà để tiến hành chuyển đổi điện thoại tiêu chuẩn thành điện thoại có thể dùng công nghệ VoIP. Thường phần cứng sẽ có cổng web để xem cuộc gọi, thư thoại, kết nối với các dịch vụ khác. Một cách tối ưu chi phí nhất khi dùng công nghệ VoIP là bạn kết nối tai nghe có micro với máy tính. Ngoài ra có một số ứng dụng phần mềm VOIP bạn có thể tham khảo như: Skype, Jabber, Google,...

Ứng dụng của công nghệ VoIP trong thực tế

Ứng dụng của công nghệ VoIP trong thực tế Như đã đề cập trước đó, hiện nay công nghệ VoIP được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống. Cụ thể là gì thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

Các ứng dụng OTT

OTT tức là Over The Top App. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các ứng dụng và nội dung như video, âm thanh trên nền tảng Internet. Đặc biệt các ứng dụng OTT không cho phép nhà cung cấp hoặc các cơ quan có thể can thiệp vào. Hiện nay đa số các ứng dụng OTT đều dùng công nghệ VoIP để tiến hành các cuộc gọi cho: Zalo, Facebook, Viber, Skype, Telegram,...

Điện thoại VoIP, Softphone, tổng đài VoIP

Không chỉ có ứng dụng OTT mà VoIP còn được ứng dụng rộng rãi để thực hiện cuộc gọi với điện thoại VoIP. Trong đó công nghệ này được dùng phổ biến với: Gateway, điện thoại IP, phần mềm Softphone.

Ưu và nhược điểm của công nghệ VoIP là gì?

Ưu điểm

Không phải ngẫu nhiên mà VoIP lại được ứng dụng nhiều như vậy trong đời sống. Dưới đây là những ưu điểm của VoIP:
  • Gọi nội bộ miễn phí: Công nghệ VoIP cho phép người dùng gọi nội bộ miễn phí không giới hạn về địa lý. Do đó VoIP rất phù hợp với các công ty chi nhánh, chuỗi cửa hàng,...
  • Vận hành dễ dàng: VoIP có thể dùng và quản lý dễ dàng từ xa. Khi bạn thay đổi văn phòng hoặc địa chỉ doanh nghiệp, việc di dời hay setup lại cũng khá đơn giản, tối ưu thời gian.
  • Mở rộng đơn giản: Khi muốn mở rộng hệ thống, bạn chỉ cần mua thêm thiết bị điện thoại và setup cho văn phòng rất dễ dàng.
  • Tính năng vượt trội: Người dùng có thể ghi âm, tự động trả lời, quản lý lịch sử cuộc gọi đơn giản.
  • Không giới hạn cuộc gọi đồng thời: Công nghệ VoIP cho phép 1 đường truyền có thể thực hiện nhiều cuộc gọi đồng thời mà không bị gián đoạn.
  • Không phụ thuộc vị trí địa lý: Ở đâu có internet đều có thể dùng VoIP.

Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm, công nghệ VoIP còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Cụ thể:
  • Yêu cầu phải có điện, mạng mới dùng được: Với bản chất là sử dụng trên môi trường internet, nên nếu không có mạng thì VoIP không thể sử dụng được. Tuy nhiên đây là nhược điểm có thể khắc phục bằng cách backup nguồn điện, kéo thêm đường truyền khi internet gặp vấn đề.
  • Ảnh hưởng đến bảo mật dữ liệu: Tình trạng có thể xảy ra chính là ăn trộm cước phí khi môi trường internet gặp lỗi.
Bài viết trên đây, chúng tôi đã giải đáp chi tiết công nghệ VoIP là gì. Có thể thấy VoIP mang đến hiệu quả công việc tốt hơn, dễ dàng triển khai hơn. Do đó người dùng có thể tích hợp công nghệ VoIP với doanh nghiệp để liên lạc một cách dễ dàng, tối ưu chi phí, tiết kiệm thời gian. Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích cho người dùng, liên hệ ngay nếu bạn còn thắc mắc cần được giải đáp nhé.

Võ Nguyên Thoại

NAS là gì? Có nên dùng Cloud Storage thay cho NAS không?
14 Tháng Tư, 2023
NAS là gì? Có nên dùng Cloud Storage thay cho NAS không?
Nhu cầu lưu trữ và chia sẻ dữ liệu ngày càng được nhiều người quan tâm hơn. Thay vì sử dụng các phương thức lưu trữ dữ liệu truyền thống như ổ cứng, thẻ nhớ, USB thì NAS lại là giải pháp được nhiều người sử dụng. Vậy NAS là gì và có nên dùng Cloud Storage thay cho NAS không? Mời các bạn tham khảo bài viết ngay dưới đây của Mona Host nhé!

Ổ cứng mạng NAS là gì?

NAS là từ viết tắt của Network Attached Storage, tạm dịch là bộ nhớ lưu trữ gắn vào mạng hay hiểu đơn giản thì NAS chính là một loại ổ cứng mạng. Ổ cứng NAS giúp lưu trữ toàn bộ File để chúng ta có thể truy cập một cách dễ dàng trên mọi thiết bị như Smartphone, Laptop hay PC ở bất cứ nơi nào. Thông thường, thiết bị NAS được sử dụng cho mục đích lưu trữ cá nhân hoặc những doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Ở mức độ sử dụng cho doanh nghiệp, NAS được sử dụng như một máy chủ web hỗ trợ web server, MySQL hay PHP. NAS có thành phần cấu tạo khá giống với một chiếc máy tính khi có bộ vi xử lý chip CPU, RAM và hệ điều hành được cài đặt sẵn (thường là phiên bản rút gọn dựa trên Linux). Ngoài ra, trên thân của NAS cũng có ổ cắm USB và nút nguồn (Power). Thiết bị này không gắn trực tiếp vào máy tính mà sẽ sử dụng kết nối có dây thông qua mạng Ethernet hoặc không dây thông qua mạng Wi-Fi.

Tính năng của thiết bị NAS là gì?

  • Lưu trữ tập trung dữ liệu: NAS cho phép người dùng có thể truy cập file từ bất kỳ thiết bị nào bao gồm MacBook, PC hoặc các thiết bị di động thông qua mạng Internet.
  • Đồng bộ hóa: Ổ cứng NAS có thể đồng bộ hóa với các dịch vụ lưu trữ đám mây. Với tính năng này, người dùng sẽ dễ dàng phối hợp với các quyền truy cập và khôi phục lại phiên bản hỗ trợ.
  • Phân luồng video: Khi gia đình hoặc nhóm người dùng sử dụng các thiết bị di động hoặc DLNA/DMA thì các video được phân luồng dễ dàng.
  • Chia sẻ hình ảnh: Dễ dàng chia sẻ những bức ảnh thông qua DS photo+ hoặc các ứng dụng của Synology.
  • Ứng dụng di động: Dùng thiết bị di động sử dụng các hệ điều hành như Android, IOS hay Windows để thưởng thức dữ liệu với các ứng dụng Synology.

Lợi ích của NAS là gì?

Lợi ích của NAS là gì? Với những tính năng được đề cập ở trên, giải pháp NAS luôn được các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ sử dụng phổ biến bởi những lợi ích sau:
  • Giúp dữ liệu được quản lý tập trung.
  • Truy cập mọi lúc mọi nơi thông qua kết nối Internet mà không bị giới hạn về dung lượng cũng như số lượng thiết bị truy cập trong cùng một thời điểm.
  • Mọi người có thể chia sẻ các tệp tin công việc nhanh chóng.
  • So với các hệ thống Server thông thường thì NAS có chi phí đầu tư và dịch vụ bảo trì thấp hơn.
  • Không yêu cầu kỹ thuật cao cấp, phức tạp.
  • Dễ dàng sửa chữa, bảo trì - nâng cấp.

Những điều cần lưu ý khi mua ổ cứng NAS

  • Dung lượng lưu trữ: NAS thường sẽ hỗ trợ từ 2 đến 4 ổ cứng gắn trong với dung lượng tối đa trên mỗi ổ cứng 3.5 inch là 14TB. Tuy nhiên, để có thể phù hợp với nhu cầu khác nhau của người dùng và tối ưu năng lực thiết bị, các bạn cần tham khảo và lựa chọn những ổ cứng đã qua kiểm định bởi nhà sản xuất.
  • Phương thức kết nối: Ổ cứng NAS có thể hỗ trợ giao diện Gigabit Ethernet 10Gb/s hoặc thậm chí cao hơn. Một số thiết bị NAS còn bổ sung chức năng Port Trunking trên 2 cổng Ethernet, giúp thiết bị vẫn có thể kết nối khi một trong 2 cổng gặp sự cố hoặc DHCP tự động nhận địa chỉ từ mạng cho phép trên thiết bị quản lý từ xa bởi mạng LAN.
  • Bộ vi xử lý: NAS có bộ vi xử lý tương tự như máy tính thông thường nên có thể dùng bộ xử lý RAM hoặc chip Intel. Tuy nhiên, đối với ứng dụng lưu trữ và chia sẻ hay streaming thì NAS chỉ cần sử dụng các bộ vi xử lý Intel Celeron là có thể đáp ứng được mọi yêu cầu.
  • Hệ điều hành: Hầu hết NAS đều hỗ trợ các thiết bị laptop, PC chạy hệ điều hành Windows, MacOS và Linux. Tuy nhiên, nếu sử dụng hệ điều hành khác Windows, các bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định mua.
  • Các tính năng nâng cao: NAS hỗ trợ RAID để đảm bảo an toàn dữ liệu cũng như giúp phục hồi và sao lưu dữ liệu trong trường hợp gặp phải sự cố.
  • Độ ồn: Tiếng ồn của NAS có thể sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của bạn, vì thế bạn cần nên tìm hiểu thông số độ ồn của thiết bị NAS trước khi quyết định chọn mua sản phẩm.
  • Bảo mật: Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với dữ liệu mà bạn không nên bỏ qua, do đó hãy cân nhắc chọn lựa bộ NAS có tính năng bảo mật, mã hóa dữ liệu, quét virus hay Firewall cao.

Sự khác biệt giữa ổ cứng mạng NAS và dịch vụ lưu trữ đám mây Cloud Storage

Như đã biết, ngoài NAS, SAN, DAS thì vẫn còn một công nghệ lưu trữ nữa mà chúng ta rất hay gặp đó chính là Cloud Storage. Không khó như khi tìm hiểu về NAS là gì, Cloud Storage là một giải pháp lưu trữ đám mây. Chính vì thế nó sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Cùng Mona Host so sánh điểm giống và khác nhau giữa hai công nghệ lưu trữ NAS và Cloud Storage là gì nhé!

Điểm giống nhau

Ổ cứng NAS và dịch vụ lưu trữ đám mây (Cloud Storage) đều là các cách lưu trữ dữ liệu tập trung và giúp người dùng có thể truy cập từ xa thông qua đường truyền mạng Internet. Hai giải pháp này đều mang đến sự thuận tiện, đơn giản và dễ dàng sử dụng trong lưu trữ cũng như chia sẻ dữ liệu. Điểm khác nhau giữa NAS và Cloud Storage

Điểm khác nhau giữa NAS và Cloud Storage

Đặc điểm

NAS

Cloud Storage

Cách thức hoạt động NAS dùng ổ cứng để chứa dữ liệu thông qua mạng Internet. Tạo một ổ cứng ảo để lưu trữ.
Chi phí Mới đầu lắp đặt sẽ tốn nhiều chi phí, nhưng về lâu dài sẽ tiết kiệm và không bị ràng buộc vào phí hàng tháng hoặc hàng năm. Lưu trữ đám mây yêu cầu phải trả ít tiền hơn nhưng đổi lại, bạn sẽ được yêu cầu thanh toán trong một số năm nhất định để tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Bảo mật Rủi ro mất dữ liệu nếu thiết bị gặp trục trặc về các vấn đề vật lý hoặc bị trộm. Tương đối an toàn, tuy nhiên dữ liệu của bạn lại bị phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ.
Dữ liệu Được lưu trữ trực tiếp trên ổ cứng. Tự động sao lưu lên máy chủ khi có kết nối mạng.
Cài đặt Cần phải có kết nối ổ cứng lưu trữ đến mạng Internet. Không cần cài đặt như NAS, chỉ cần đăng ký và đăng nhập để được sử dụng dịch vụ.
Duy trì Thiết bị dễ dàng vận hành và nâng cấp cũng như sửa chữa. Chỉ tốn mức phí để duy trì.
Trường hợp máy chủ lỗi Không lấy được dữ liệu. Việc lấy dữ liệu bằng Cloud Server vẫn bình thường.
Nhìn chung cả hai giải pháp này đều hướng đến việc mang lại sự tiện lợi trong quá trình quản lý và chia sẻ dữ liệu giữa các người dùng với nhau. Tuy nhiên, với Cloud Storage, dữ liệu sẽ được lưu trữ hoàn toàn trên hạ tầng Cloud giúp hạn chế tối đa việc mất mát dữ liệu có thể xảy đến do virus hoặc các cuộc tấn công mạng hiện nay. Còn ở NAS thì không có tính năng này. Bên cạnh đó bạn cũng cần đầu tư một khoản chi phí ban đầu vào hệ thống NAS. Trong khi đó nếu sử dụng Cloud Storage thì chỉ trả phí dựa trên dung lượng sử dụng mà thôi. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là "Với những ưu điểm của lưu trữ đám mây thì liệu Cloud Storage có thay thế NAS hoàn toàn không?".

Có nên thay thế NAS hoàn toàn bằng Cloud Storage hay không?

Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn rằng “Liệu có nên dùng Cloud Storage thay cho NAS hoàn toàn không?” thì câu trả lời là không nhé! Bởi lẽ, trong thực tế sẽ có những công việc thường ưu tiên sử dụng NAS ưu tiên hàng đầu. Đó là các hệ thống về tài chính như ngân hàng, giao dịch mua bán, các tổ chức tín dụng. Hoặc quan trọng hơn nữa là các hệ thống của cơ quan nhà nước có liên quan đến các dữ liệu mật báo chẳng hạn. Lúc này, thì việc sử dụng Cloud Storage tuy cũng an toàn nhưng nó lại không hoàn toàn phù hợp. Tất nhiên, NAS và dịch vụ lưu trữ đám mây không hoàn toàn là đối thủ của nhau vì chúng còn có thể làm việc cùng nhau. Sử dụng NAS và lưu trữ đám mây theo cách này sẽ giúp bạn có thể tận dụng tối đa cả hai thế giới lưu trữ: Hiệu suất, chi phí và dung lượng của NAS với khả năng truy cập được sắp xếp hợp lý, luôn có sẵn của đám mây. Đồng thời, giúp bạn có thể tối ưu hóa được tối đa sự an toàn cho dữ liệu của mình. Trên đây là bài viết giải thích chi tiết về định nghĩa NAS là gì. Cũng như việc có nên dùng NAS thay cho Cloud Storage không? Hy vọng bài viết mang thông tin hữu ích đến người đọc cũng như “mách” bạn những điều cần lưu ý khi mua ổ cứng NAS để mang lại hiệu suất lưu trữ tối ưu nhé!

Võ Nguyên Thoại

Top 10 nhà cung cấp tên miền uy tín, chất lượng hàng đầu hiện nay
11 Tháng Tư, 2023
Top 10 nhà cung cấp tên miền uy tín, chất lượng hàng đầu hiện nay
Bất kì ai khi có ý định xây dựng website thì không thể không quan tâm đến việc mua tên miền. Việc đăng ký, mua từ những nhà cung cấp tên miền chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được nhiều rủi ro khi vận hành web. Chưa kể sở hữu một tên miền phù hợp còn mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động thu hút khách hàng truy cập cũng như kinh doanh. Vậy đâu là nhà cung cấp domain uy tín, chất lượng. Tham khảo bài viết dưới đây của Mona Host để tim câu trả lời nhé!

Khái niệm tên miền là gì?

Tên miền (domain) là tên của một website được hoàn thiện. Có thể nói nôm na chúng như địa chỉ nhà vậy. Một website muốn hoạt động tốt cần hai thành phần chính là hosting và tên miền. Tên miền là tên mà người dùng gõ lên trình duyệt, tên miền sẽ trỏ về địa chỉ Web Server và từ đó việc truy cập vào website được thực hiện. Nếu không có tên miền thì sao? Lúc đó người dùng buộc phải nhớ địa chỉ IP của máy chủ thật chính xác mới có thể truy cập. Và đương nhiên hoạt động này rất khó để thực hiện cũng như làm website của doanh nghiệp khó tiếp cận với khách hàng hơn cả. >> Để tìm hiểu sâu hơn về tên miền mời các bạn xem lại bài viết: Tên miền là gì? Tổng hợp kiến thức từ A-Z về Domain

Các loại tên miền phổ biến hiện nay

Các loại tên miền phổ biến hiện nay Các nhà cung cấp tên miền hiện nay rất phổ biến trên thị trường. Trước khi tìm hiểu về đơn vị đăng ký tên miền nào là phù hợp thì cần nắm một số loại tên miền phổ biến để chủ động hơn trong việc lựa chọn:
  • .COM: Đây là loại tên miền dành cho mọi đối tượng và mọi ngành nghề dịch vụ. Hầu hết các doanh nghiệp đều muốn đăng ký tên miền này bởi nó rất có ích trong việc tiếp cận đối tượng khách hàng.
  • .NET: Loại tên miền này thường được sử dụng cho các nhà cung cấp dịch vụ internet hay các công ty kinh doanh website. Ngoài ra các tổ chức có liên hệ trực tiếp đến hạ tầng Internet cũng chọn tên miền .net.
  • .VN: Đây là tên miền Quốc gia Việt Nam. Tên miền này được khuyến khích sử dụng cho các doanh nghiệp trong nước để bảo vệ thương hiệu cũng như khẳng định tên tuổi trên thị trường Quốc tế.
>> Mời các bạn tham khảo bài viết "Vòng đời tên miền - Những quy định mới về tên miền .vn" để hiểu hơn về loại tên miền này.
  • .EDU: Các cơ quan, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giáo dục trên toàn thế giới đều dùng tên miền này. Với các tổ chức, cơ sở giáo dục ở các nước khác nhau sẽ sử dụng tên miền .edu đi kèm với tên miền quốc gia như “.edu.vn”.
  • .ORG: Loại tên miền này được dùng cho cơ quan chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận, liên kết thương mại. Các nhà cung cấp dịch vụ internet hay kinh doanh website cũng hay chọn tên miền .org.

Lưu ý khi mua tên miền

Chọn đơn vị cung cấp tên miền thật uy tín là một trong những lưu ý đầu tiên cần nắm khi mua tên miền. Ngoài ra còn có một số chú ý sau:
  • Tìm hiểu kỹ về giá cả, giá trị tên miền để người mua chủ động hơn và đảm bảo quá trình ứng dụng tên miền trong lập trình web được trơn tru.
  • Cân nhắc việc chọn hợp tác với một tên miền đã được công nhận từ ICANN.
  • Đảm bảo đủ thông tin để kiểm soát tốt các khía cạnh của tên miền khi đưa vào ứng dụng. Bởi thực tế một số tên miền không cho doanh nghiệp trực tiếp thay đổi mà phải cần nhập qua hệ thống.
  • Chắc chắn việc doanh nghiệp nắm toàn quyền kiểm soát tên miền để bảo vệ lợi ích, quyền lợi cho bản thân.
  • Thực hiện kiểm tra, cân đối ngân sách trong trường hợp có khoản chi phí phát sinh liên quan đến phát hành hay chuyển tên miền xảy ra.

Top 6 Nhà cung cấp tên miền uy tín, chất lượng hàng đầu Việt Nam

Mona Media - Công ty cung cấp tên miền uy tín hàng đầu Việt Nam

Mona Media - Công ty cung cấp tên miền uy tín hàng đầu Việt Nam Mona Media là công ty chuyên thiết kế website, cung cấp tên miền, hosting cùng các giải pháp phát triển web cho nhiều lĩnh vực. Với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền hơn 10 năm, Mona Media xứng đáng là cái tên để bạn “chọn mặt gửi vàng”. Mona Media có hệ thống tên miền phong phú, mỗi tên miền đều đảm bảo chất lượng và mức giá phù hợp với đa số người dùng. Bên cạnh đó đơn vị này còn hỗ trợ thiết kế website theo yêu cầu để quá trình từ xây dựng đến vận hành web được thông suốt nhất. Đội ngũ nhân viên tại công ty có trình độ chuyên môn cao, đảm bảo sẽ đáp ứng được mọi yêu cầu từ khách hàng. Hơn nữa dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Mona Media được đánh giá rất cao. Bạn có thể được tư vấn miễn phí cũng như được hỗ trợ kỹ thuật 24/7 nếu xảy ra vấn đề khi ứng dụng dịch vụ. Nếu muốn hợp tác cùng Mona hãy liên hệ:
  • Hotline: 1900 636 648.
  • Email: [email protected]
  • Website: mona.media
  • Địa chỉ: 1073/23 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 7, Quận Tân Bình, HCM

Mona Host - Nhà cung cấp tên miền uy tín, chuyên nghiệp

Mona Host là nhà cung cấp tên miền uy tín khác không thể bỏ qua. Mặc dù mới gia nhập vào thị trường hosting và domain không lâu, nhưng đến nay Mona Host đã chứng minh được vị thế của mình khi liên tục lọt 10 đơn vị cung cấp giải pháp lưu trữ web và tên miền cao cấp hàng đầu Việt Nam. Bên cạnh hỗ trợ các gói dịch vụ tên miền, Mona Host còn được biết đến là công ty giàu kinh nghiệm về cho thuê hosting, VPS và các giải pháp công nghệ hiện đại. Tại đây bạn sẽ được đội ngũ của công ty tư vấn tận tình để chọn được giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề của mình. Đặc biết có bất kỳ trục trặc nào về vấn đề kỹ thuật đều được hỗ trợ nhanh chóng bởi Mona Host. Chưa kể bạn có thể nhận được nhiều ưu đãi khi chọn gói dịch vụ đăng ký tên miền tại đây. Nếu có nhu cầu và muốn hợp tác với Mona Host hãy liên hệ:
  • Hotline: 1900 636 648
  • Email: [email protected]
  • Website: mona.host
  • Địa chỉ: Tầng 2, 1073/23 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 7, Quận Tân Bình, HCM

Vietnix

Vietnix là cái tên quá “quen mặt” trong lĩnh vực thiết kế website, cho thuê hosting, tên miền cùng các giải pháp lập trình web khác. Dù bạn đang thiết kế web ở bất kỳ lĩnh vực nào đều có thể được đáp ứng tốt nhất với đội ngũ Vietnix. Công ty sở hữu hệ thống tên miền chất lượng và quy trình đăng ký tên miền rất nhanh gọn.

Tinohost

Tinohost là tập đoàn lớn hoạt động lâu năm trong lĩnh vực cung cấp tên miền, hosting. Các tên miền tại Tinohost có chất lượng cao, chính sách rõ ràng giúp khách hàng hoàn toàn yên tâm khi chọn dịch vụ. Chưa kể chế độ chăm sóc khách hàng của Tinohost được nhiều người đánh giá cao.

PA Việt Nam

Một nhà cung cấp tên miền được đông đảo người dùng lựa chọn hiện nay nữa là PA Việt Nam. PA Việt Nam có quy mô hoạt động lớn và sớm dành được sự tín nhiệm trên thị trường. Tại đây bạn dễ dàng tìm kiếm nhiều loại tên miền với các hậu tố đa dạng để phù hợp với nhu cầu. Mức giá đăng ký tên miền tại PA Việt Nam cũng rất hợp lý.

Mắt Bão

Hơn 14 năm kinh nghiệm “thực chiến” trong lĩnh vực thiết kế web và cung cấp các dịch vụ kèm theo như: Thuê hosting, đăng ký tên miền,... khiến Mắt Bão là cái tên không thể bỏ qua. Mắt Bão có khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng. Vậy nên không lạ gì khi Mắt Bão chính là đơn vị cung cấp tên miền đáng được lựa chọn.

Top 4 Nhà cung cấp tên miền quốc tế uy tín hiện nay

GoDaddy

GoDaddy Những nhà cung cấp kể trên đều thuộc phạm vi trong nước, riêng với GoDaddy sẽ là đại diện cung cấp tên miền quốc tế đáng để cân nhắc. GoDaddy có phạm vi hoạt động trên toàn cầu và đã cung cấp tên miền cho hơn 13 triệu khách hàng. Tên miền được cung cấp tại đây rất chất lượng tuy nhiên mức giá dịch vụ khá cao.

Namecheap

Nhà cung cấp tên miền quốc tế uy tín Namecheap được nhiều người tin tưởng. Công ty bán tên miền với mức giá siêu rẻ và áp dụng miễn phí quyền bảo mật sở hữu trong năm đầu sử dụng. Chưa kể tại Namecheap thường tung ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

Namesilo

Namesilo là đơn vị cung cấp tên miền lâu đời. Tên miền tại đây có mức giá hấp dẫn, có miễn phí Whois Privacy trọn đời. Các hoạt động gia hạn hay chuyển đổi tên miền luôn ở mức giá rẻ nên Namesilo thu hút lượng lớn khách hàng sử dụng dịch vụ.

BigRock.in

BigRock.in là đại diện cung cấp tên miền từ Ấn Độ nhưng có quy mô hoạt động trên toàn cầu. Tại đây bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhiều dịch vụ đa dạng như cung cấp tên miền, email doanh nghiệp, hosting, quản trị website. Chế độ bảo hành tại BigRock.in cũng được đánh giá cao. Những nhà cung cấp tên miền uy tín trên đây được nhiều khách hàng tin tưởng. Hy vọng sau bài viết này bạn có thể tìm được cho mình một đơn vị để hợp tác cùng doanh nghiệp.

Võ Nguyên Thoại

Giao thức UDP là gì? Tìm hiểu về giao thức UDP
10 Tháng Tư, 2023
Giao thức UDP là gì? Tìm hiểu về giao thức UDP
User Datagram Protocol là một trong hai giao thức chuyển giao dữ liệu thông qua mạng Internet, gồm UDP và TCP. Vậy giao thức UDP là gì? Để hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như nắm được các tính năng và ứng dụng phổ biến của UDP. Hãy cùng Mona Host tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Giao thức UDP là gì?

UDP (User Datagram Protocol) là một trong những giao thức mấu chốt của TCP/IP (Transmission Control Protocol) - giao thức kiểm soát đường truyền được dùng chủ yếu để thiết lập các kết nối có độ trễ thấp và không chịu lỗi giữa các ứng dụng trên internet. UDP là một giao thức mạng ngay lập tức (datagram) không đáng tin cậy, không yêu cầu việc thiết lập liên kết trước khi gửi dữ liệu, không đảm bảo tính toàn vẹn hoặc đúng thứ tự của các gói dữ liệu. Tuy nhiên, giao thức UDP nhanh và đảm bảo tính hiệu quả hơn đối với các mục tiêu như kích thước nhỏ, có yêu cầu khắt khe về thời gian. UDP là một giao thức đơn giản, không có quá trình bắt tay (handshaking) hoặc theo dõi trạng thái (state-tracking) giữa người gửi và người nhận. Nó cho phép gửi dữ liệu ngay lập tức, giúp giảm độ trễ (latency) và tăng tốc độ truyền dữ liệu trong các ứng dụng đòi hỏi tính thời gian thực như trò chơi trực tuyến, streaming video và giọng nói qua IP. Giao thức UDP cung cấp hai dịch vụ không được cung cấp bởi lớp IP cụ thể:
  • Cung cấp các port number giúp phân biệt các yêu cầu khác nhau từ người dùng.
  • Sử dụng thuật toán checksum nhằm xem dữ liệu có được toàn vẹn hay không.
Một số ứng dụng phổ biến sử dụng UDP như DNS (Domain Name System), ứng dụng streaming media, Voice over IP, Trivial File Transfer Protocol (TFTP) và game trực tuyến.

Các tính năng nổi bật của giao thức UDP

Chúng tôi vừa cung cấp cho bạn khái niệm của giao thức UDP. Vậy tính năng nổi bật và ứng dụng phổ biến của giao thức này trong thực tế là gì? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong những phần tiếp theo. UDP có thể sử dụng trên các ứng dụng chấp nhận khả năng bị mất dữ liệu. Một số tính năng nổi bật mà UDP mang lại như:
  • Không có kết nối: Đặc điểm của việc truyền dữ liệu qua UDP mà không có kết nối giữa máy chủ và máy nhận. Sau đó, các gói tương thích được gửi đến địa chỉ IP ưu tiên, chỉ định cổng đích mà máy tính phía sau không cần phải phản hồi.
  • Hỗ trợ đa điểm (multicast): UDP hỗ trợ gửi dữ liệu từ một nguồn đến nhiều đích, cho phép phát sóng dữ liệu đến nhiều người dùng cùng lúc mà không cần phải gửi lại dữ liệu cho từng người dùng riêng lẻ.
  • Cho phép truyền thông không có độ trễ: Giao thức này phù hợp để truyền dữ liệu nhanh do không cần thiết lập kết nối. Điều này khiến cho các gói tin riêng lẻ chỉ ảnh hưởng đến chất lượng đường truyền. Hơn nữa, với các kết nối TCP, các gói tin bị mất sẽ tự động yêu cầu lại dẫn đến quá trình dẫn truyền bị bế tắc.
  • Đơn giản và nhẹ nhàng: UDP là một giao thức đơn giản và nhẹ nhàng, chỉ gồm một số ít các trường trong đầu gói tin, giúp giảm bớt tải cho hệ thống mạng.
Các tính năng nổi bật của giao thức UDP

Cấu trúc Header của giao thức UDP là gì?

Cấu trúc header của UDP chứa tập hợp các tham số là các trường được xác định bởi các thông số kỹ thuật của giao thức, bao gồm 4 trường:
  • Cổng nguồn (16 bit): Đây là số cổng của thiết bị gửi dữ liệu. Nó được đặt trong 16 bit đầu tiên của header và có giá trị từ 0 đến 65535.
  • Cổng đích (16 bit): Đây là số cổng của thiết bị nhận dữ liệu. Nó được đặt trong 16 bit tiếp theo của header và cũng có giá trị từ 0 đến 65535.
  • Độ dài dữ liệu (16 bit): Đây là số lượng byte của dữ liệu trong gói tin, bao gồm cả header. Độ dài tối đa của UDP là 65535 byte, tuy nhiên, điều này không bao gồm độ dài của IP header.
  • Kiểm tra sum (16 bit): Đây là giá trị kiểm tra sum của dữ liệu trong gói tin. Giá trị này được tính bằng cách lấy phần dư của tổng các từ (16 bit) trong dữ liệu cộng với cổng nguồn, cổng đích và độ dài dữ liệu, sau đó đảo bit và lấy phần bù hai của tổng này.
Tổng cộng, header của giao thức UDP có độ dài là 8 byte (64 bit) và không bao gồm các trường tùy chọn.

Điểm mạnh và điểm yếu của UDP

Điểm mạnh của giao thức UDP

  • Tốc độ truyền dữ liệu nhanh: UDP không yêu cầu thiết lập kết nối trước khi truyền dữ liệu, do đó không có quá trình bắt tay và không có độ trễ trong việc thiết lập kết nối. Điều này giúp giảm bớt độ trễ và đạt được tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn so với giao thức TCP.
  • Đơn giản và tiết kiệm tài nguyên: UDP có header đơn giản chỉ gồm 8 byte, giúp giảm bớt khối lượng thông tin phụ so với giao thức TCP. Ngoài ra, do không có quá trình duy trì trạng thái kết nối và không có công cụ điều khiển luồng dữ liệu, UDP tiết kiệm tài nguyên hệ thống, phù hợp với các ứng dụng có yêu cầu tài nguyên thấp hoặc đòi hỏi tốc độ truyền dữ liệu cao.
  • Phù hợp với các ứng dụng thời gian thực: UDP thích hợp cho các ứng dụng yêu cầu độ tin cậy thấp, nhưng đòi hỏi thời gian thực cao. Do không yêu cầu quá trình tái phát trong trường hợp dữ liệu bị mất, UDP giúp giảm độ trễ và đạt được tính nhất quán trong truyền dữ liệu thời gian thực.

Điểm yếu của giao thức UDP

  • Thiếu các tín hiệu bắt tay: UDP không thể gửi được tín hiệu bắt tay giữa bên gửi và bên nhận. Vì vậy mà phía bên gửi không thể nào biết datagram đã đến đích hay chưa.
  • Không đảm bảo tính tin cậy: UDP không cung cấp tính năng đảm bảo tính tin cậy trong việc truyền dữ liệu. Điều này có nghĩa là dữ liệu có thể bị mất, bị trùng lặp hoặc đến không đúng thứ tự trong quá trình truyền dữ liệu. UDP cũng không cung cấp cơ chế tái phát tự động trong trường hợp dữ liệu bị mất, điều này đòi hỏi ứng dụng phải tự xử lý các vấn đề liên quan đến tính tin cậy của dữ liệu.
  • Không hỗ trợ kiểm soát luồng dữ liệu: UDP không có cơ chế kiểm soát luồng dữ liệu, do đó dễ dẫn đến tình trạng quá tải mạng hoặc mất cân bằng tải giữa nguồn và đích.

UDP hoạt động như thế nào?

UDP hoạt động như thế nào? Giao thức UDP hoạt động dựa trên mô hình không đồng bộ, trong đó dữ liệu được chia thành các gói tin độc lập và gửi đi mà không cần thiết lập kết nối trước đó giữa nguồn và đích. Cụ thể, UDP hoạt động bằng cách thu thập dữ liệu trong gói UDP và thêm các thông tin của riêng mình vào gói. Dữ liệu bao gồm các port nguồn và đích để giao tiếp, độ dài gói và thuật toán kiểm tra checksum. Các gói UDP được gói gọn trong IP và gửi đến các điểm đích được chỉ định. Giao thức UDP sử dụng mô hình truyền đơn giản không bao gồm các cuộc đối thoại bắt tay để cung cấp độ tin cậy hoặc tính toàn vẹn cho dữ liệu. Vì vậy mà giao thức UDP không đáng tin cậy. Các gói dữ liệu có thể không xuất hiện, xuất hiện bản sao hoặc mất mà không có cảnh báo. Tuy nhiên, UDP có chi phí thấp cũng như thích hợp cho các ứng dụng yêu cầu truyền dữ liệu nhanh và không quan trọng đến tính tin cậy như truyền dữ liệu âm thanh, video, hoặc các ứng dụng thời gian thực.

Ứng dụng phổ biến của UDP

  • UDP là giao thức lý tưởng cho các ứng dụng mạng yêu cầu độ trễ thấp và khả năng phản hồi nhanh. Chẳng hạn như truyền dữ liệu âm thanh, video, hoặc dữ liệu trò chơi trực tuyến. Dữ liệu có thể bị mất mà không gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nhận thức.
  • UDP cũng có thể sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu tính toàn vẹn của dữ liệu như một số ứng dụng có cấu hình để quản lý quá trình truyền lại các gói bị mất và sắp xếp các gói nhận được. Ngoài ra, Giao thức UDP cũng được sử dụng trong các ứng dụng phân tán, đa điểm như DNS - Hệ thống phân giải tên miền trên Internet, NTP - Giao thức đồng bộ hóa thời gian trên mạng và DHCP - Giao thức cấu hình địa chỉ IP động.
  • UDP cũng được sử dụng trong các ứng dụng ưu tiên tốc độ hơn độ tin cậy. Chẳng hạn như sử dụng UDP trong một số ứng dụng gửi dữ liệu từ việc thu thập nhanh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng UDP không đảm bảo tính tin cậy của dữ liệu, do đó không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất cho các ứng dụng đòi hỏi tính tin cậy cao và không thể chấp nhận mất mát dữ liệu.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về UDP mà Mona Host muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn đã nắm được giao thức UDP là gì, biết được tính năng, điểm mạnh, điểm yếu cũng như các ứng dụng mà nó mang lại. Từ đó trau dồi vồn kiến thức của mình trong lĩnh vực công nghệ mạng.

Võ Nguyên Thoại

Top 5 công cụ kiểm tra lịch sử tên miền tốt nhất hiện nay
07 Tháng Tư, 2023
Top 5 công cụ kiểm tra lịch sử tên miền tốt nhất hiện nay
Tra cứu thông tin tên miền là việc làm vô cùng quan trọng khi bắt đầu xây dựng website. Việc này sẽ giúp bạn kiểm tra chính xác lịch sử tên miền cũng như mọi hoạt động của tên miền đó có vi phạm chính sách của Google hay từng bị liệt vào danh sách đen hay chưa, nhằm tránh các trường hợp rắc rối trong quá trình xây dựng web. Bài viết dưới đây Mona Host sẽ gợi ý cho bạn top 5 công cụ kiểm tra lịch sử tên miền hiệu quả tốt nhất hiện nay mà bạn không thể bỏ qua, cùng tham khảo ngay nhé! Trước khi đến với các công cụ check miền, hãy cùng tìm hiểu sơ lược về tên miền là gì. Trong bài viết này chúng tôi chỉ tóm tắt kiến thức cơ bản nhất về tên miền. Nếu có nhu cầu muốn hiểu sâu hơn hãy tham khảo các bài viết trước của chúng tôi:

Khái niệm tên miền

Tên miền hay Domain là tên gọi định danh của một website hoạt động trên internet, đóng vai trò là một địa chỉ tĩnh, cố định. Tên miền giúp cho người dùng dễ dàng nhận biết và nhớ đến trang web của bạn cũng như phân biệt website của bạn với những website khác.

Vai trò quan trọng của tên miền đối với một website

  • Nếu ví website là một ngôi nhà, vậy thì tên miền chính là địa chỉ của ngôi nhà đó và mỗi ngôi nhà có duy nhất một địa chỉ. Tên miền đóng vai trò vô cùng quan trọng khi thiết kế website bởi nó chính là yếu tố tiên quyết để hình thành một trang web
  • Tên miền giúp người đọc dễ nhớ, dễ dàng biết đến trang web của bạn và dùng thay cho địa chỉ IP.
  • Tên miền chính là cầu nối để mọi người có thể truy cập và tìm thấy các thông tin về sản phẩm và dịch vụ trên website của bạn.
  • Tên miền không chỉ là đường dẫn ngắn gọn và chính xác về website, mà nó còn bảo vệ bản quyền thương hiệu và xây dựng sự uy tín của doanh nghiệp trên website qua những trang công cụ tìm kiếm.
  • Domain còn ảnh hưởng đến việc SEO web lên top các trang công cụ tìm kiếm bởi tên miền thường chứa từ khóa chính.

Tại sao cần phải kiểm tra lịch sử tên miền khi mua?

Tại sao cần phải kiểm tra lịch sử tên miền khi mua? Khi xây dựng một trang web cho thương hiệu, người dùng thường sẽ chọn mua một tên miền mới hoàn toàn. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp mua tên miền cũ vì những lợi ích vượt trội hơn miền mới, đặc biệt là đối với việc xếp hạng trên Google. Vì thế, kiểm tra lịch sử tên miền (Domain) là việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng nếu bạn lựa chọn sử dụng tên miền cũ bởi những nguyên nhân sau:
  • Ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của web: Lịch sử Domain là một trong những yếu tố quan trọng để cho Google đánh giá và xếp hạng trang web. Đối với tên miền cũ sẽ có một đặc điểm chung phổ biến chính là có lịch sử tìm kiếm. Kiểm tra lịch sử tên miền sẽ giúp bạn nắm bắt và thu thập được các thông tin về doanh nghiệp đã sử dụng trước đó. Nhờ đó bạn có thể biết được người chủ cũ đã sử dụng tên miền nhằm mục đích nào và chúng có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trên website của bạn sau này hay không.
  • Ảnh hưởng tới hiệu suất truy cập: Các tên miền lâu năm thường quen thuộc và tạo được sự uy tín nhất định với khách hàng. Do đó, doanh nghiệp và công ty của bạn có thể tận dụng điều này để tiếp cận nhanh chóng với khách hàng và thu hút lượng lớn truy cập.
  • Ảnh hưởng tới SEO website: Những tên miền cũ thường có sẵn nhiều backlink – một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình SEO website. Thông qua kiểm tra tên miền, doanh nghiệp còn có thể xác định được một số yếu tố liên quan khác như chất lượng backlink, xếp hạng trên trang… để tận dụng vào quá trình SEO sau này.

Top 5 Công cụ kiểm tra lịch sử tên miền hiệu quả

Sau đây, chúng tôi gợi ý cho bạn top 5 công cụ giúp kiểm tra lịch sử tên miền

Whois - Công cụ hỗ trợ kiểm tra tên miền thông dụng nhất hiện nay

Whois là công cụ giúp cho bạn thu thập tất cả thông tin của một website nào đó thậm chí là cả địa chỉ IP, cả lịch sử của miền đó và tình trạng miền đó hiện đã được đăng ký hay chưa. Thêm vào đó, giúp check lịch sử tên miền một cách chi tiết, cũng như kiểm tra chủ sở hữu tên miền và các thống kê khác mà bạn quan tâm chỉ trong một vài cú nhấp chuột. Mặc dù là công cụ tra cứu thông tin tên miền miễn phí thế nhưng Whois cho phép người dùng sử dụng thoải mái để tra cứu nhiều tên miền khác nhau mà không bị giới hạn và hạn chế về số lần truy vấn trong ngày. Thêm vào đó, công cụ này không yêu cầu người dùng phải đăng ký khi truy cập vào tra cứu nên các bạn có thể thoải mái sử dụng ngay từ bước đầu vào Whois mà không cần phải qua các bước thao tác đăng ký và đăng nhập tài khoản. Để giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn, Whois hướng đến việc cung cấp thông tin miền cập nhật ở một vị trí duy nhất, thế nên bạn không phải đi tìm kiếm thông tin đó ở nơi khác.

Domain Tools - Công cụ kiểm tra thông tin tên miền ưu việt

Domain Tools - Công cụ kiểm tra thông tin tên miền ưu việt Domain Tools là công cụ dùng để xem và kiểm tra lịch sử tên miền vô cùng chính xác và hiệu quả. Ưu điểm lớn nhất của Domain Tools chính là cung cấp các thông tin như ngày hết hạn của tên miền, người sở hữu tên miền, lịch sử truy cập, mức độ rủi ro và tên miền,… một cách chính xác và chi tiết nhất với quyền truy cập vào hơn 15 năm dữ liệu. Bên cạnh đó, Domain Tools còn gợi ý và đề xuất cho bạn những những tên miền đẹp với chi phí, thủ tục và sàn đấu giá tên miền vô cùng uy tín.

NameBoy - Công cụ check thông tin tên miền chính xác

Name Boy là một trong những địa chỉ check lịch sử tên miền phổ biến và được nhiều người sử dụng. Bạn chỉ cần nhập từ đầu và từ cuối của tên miền trên thanh công cụ tìm kiếm, các kết quả tra cứu sẽ được hiện ra một cách nhanh chóng ngay sau đó. Bên cạnh việc kiểm tra lịch sử tên miền, Name Boy còn gợi ý rất nhiều tên miền đẹp cho người sử dụng với những thông tin chi tiết cũng như gợi ý cho bạn có nên quyết định đầu tư tên miền mà bạn đang cần hay là không.

Safe Web - Website hỗ trợ kiểm tra thông tin Domain hiệu quả

Khi muốn check thông tin tên miền, bạn nhất định không thể nào bỏ qua trang web Safe Web. Nó không chỉ cho phép bạn tìm kiếm thông tin cơ bản mà còn mang lại rất nhiều lợi ích như cho tính năng theo dõi các website có mã và phần mềm độc hại nhằm giúp bạn tránh xa những tác nhân gây hại khi lướt web. Ngoài việc kiểm tra lịch sử tên miền, Safe Web còn giúp kiểm tra hoạt động trước kia của tên miền có bị liệt vào danh sách đen và bị Google phạt không. Điều này đặc biệt quan trọng nhất là khi bạn sử dụng những tên miền đã hết hạn.

Hosterstats - Công cụ check thông tin tên miền miễn phí

Hosterstats là công cụ kiểm tra lịch sử tên miền hoàn toàn miễn phí, nó giúp bạn kiểm tra DNS của bất kỳ miền nào và cho phép thống kê hơn 5 triệu nhà cung cấp hosting dựa vào định danh của họ trên máy chủ. Bên cạnh đó, Hosterstats cho phạm vi theo dõi và hoạt động rộng lớn lên nó được coi là một trong những công cụ tìm kiếm lịch sử tên miền hữu ích và nhanh nhất mà bạn không thể bỏ qua.

Hướng dẫn sử dụng công cụ kiểm tra lịch sử tên miền

Hướng dẫn sử dụng công cụ kiểm tra lịch sử tên miền Sau khi chọn cho mình được 1 trong 5 công cụ trên, bạn hãy thực hiện các bước mà chúng tôi hướng dẫn như sau để kiểm tra lịch sử tên miền nhé!
  • Bước 1: Truy cập vào website kiểm tra lịch sử tên miền tại link chính thức.
  • Bước 2: Chọn vào mục lịch sử tên miền.
  • Bước 3: Tiếp theo, hãy nhập tên miền mà bạn muốn kiểm tra vào ô “http://” và chọn “Browse History”.
  • Bước 4: Hoàn tất và xem kết quả được trang trả về sau vài giây.
Hy vọng với những gì được chúng tôi tổng hợp và cung cấp trên bài viết sẽ mang nhiều thông tin hữu ích đến độc giả, giúp các bạn biết thêm về top 5 công cụ kiểm tra lịch sử tên miền hiệu quả nhất hiện nay cũng như áp dụng thành công dành cho doanh nghiệp của mình nhất là trong giai đoạn tạo lập website.

Võ Nguyên Thoại

Mua VPS giá rẻ ở đâu
06 Tháng Tư, 2023
Mua VPS Giá Rẻ Ở Đâu? Top 12 Nhà Cung Cấp VPS Rẻ Chất Lượng
Máy chủ VPS không còn quá xa lạ với người am hiểu lĩnh vực mạng máy tính. Đây là giải pháp dịch vụ lưu trữ và xử lý dữ liệu với tốc độ vượt trội. Tuy nhiên, chi phí cho việc thuê máy chủ truyền khá cao, khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc đầu tư cho website của mình. Hiện nay trên thị trường có nhiều nhà cung cấp VPS uy tín. Mona Host sẽ gợi ý top những nhà cung cấp cho thuê VPS giá rẻ nhất, uy tín, xứng đáng để bạn “chọn mặt gửi vàng”.

VPS là gì?

VPS (Virtual Private Server), là máy chủ ảo riêng biệt được tạo nên từ việc phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau. VPS là gì Tuy nhiên, VPS được phân chia thành các phân vùng riêng biệt, giống như một máy chủ riêng biệt, đảm bảo bạn có quyền truy cập và kiểm soát độc lập đối với phần tài nguyên được phân bổ. Các máy chủ ảo này có chức năng không khác gì máy chủ vật lý gốc ban đầu, chúng làm việc dưới dạng chia sẻ tài nguyên với máy chủ vật lý.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng

Chắc chắn không có một dịch vụ nào là hoàn hảo và VPS cũng vậy. Tuy nhiên với những lợi ích khi sử dụng dịch vụ VPS thì người dùng nhớ đến ưu điểm của máy chủ này nhiều hơn là nhược điểm: VPS an toàn hơn shared hosting vì bạn không phải chia sẻ tài nguyên với nhiều người dùng khác, giảm thiểu nguy cơ bị tấn công hay lây nhiễm virus. VPS cho phép bạn cài đặt phần mềm, cấu hình hệ thốngquản lý tài nguyên theo nhu cầu riêng, mang đến sự linh hoạt cao.
  • Bảo vệ quyền riêng tư tốt.
  • Dễ dàng nâng cấp tài nguyên của máy chủ đáp ứng nhu cầu phát triển
Bên cạnh những ưu điểm của máy chủ VPS thì chúng cũng sở hữu những hạn chế nhất định:
  • So với việc sử dụng Shared Hosting thì đương nhiên VPS Hosting sẽ có chi phí cao hơn.
  • Bản thân người sử dụng dịch vụ này cũng phải trang bị nhiều kiến thức kỹ thuật để quản lý máy chủ.
  • Trong quá trình ứng dụng, nếu máy chủ được cấu hình không đúng có thể dẫn đến sự cố hổng bảo mật.
  • Ngoài ra VPS sẽ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động và sự ổn định của máy chủ vật lý.

Top 12 nhà cung cấp cho thuê VPS giá rẻ nhất, uy tín

Sau đây cùng chúng tôi điểm qua top 12 đơn vị chuyên cho thuê VPS giá rẻ, uy tín nhất trên thị trường hiện nay bạn có thể tham khảo:

Mona Host – Nhà cung cấp VPS Việt Nam giá rẻ

MONA Host - đơn vị cung cấp VPS uy tín đã có hơn 10+ năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ phần mềm. Đây là đơn vị chuyên tư vấn các giải pháp Server, VPS, Hosting tốt nhất cho doanh nghiệp với mức giá rẻ. Hàng ngàn người dùng thực tế đã đánh giá rất cao các gói Hosting được cung cấp tại đây. Mona Host nhà cung cấp VPS Việt Nam giá rẻ Với dịch vụ VPS tại Mona Host, người dùng được thuê với giá thành tốt, đảm bảo an toàn khi sử dụng, nổi bật nhất là Cloud VPS giá rẻ với nhiều ưu điểm vượt trội như:
  • Đội ngũ nhân sự kỹ thuật luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7.
  • Mona Host cung cấp đa dạng gói VPS Hosting với nhiều mức giá để người dùng lựa chọn.
  • Sử dụng ổ cứng SSD NVME với khả năng xử lý vượt trội để khách hàng có trải nghiệm mượt mà và an toàn nhất.
  • Công nghệ luôn được cập nhật và cải tiến để mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất
  • Giao diện quản lý trực quan và thân thiện với người dùng.
  • Sao lưu dữ liệu mỗi ngày

Vietnix – Nhà cung cấp VPS Việt giá rẻ

Vietnix Vietnix là một trong những nhà cung cấp VPS chuyên nghiệp trên thị trường Việt Nam. Hiện nay công ty đang hỗ trợ khách hàng đa dạng gói VPS phù hợp với nhiều khả năng ngân sách. Khi đăng ký sử dụng các gói VPS tại Vietnix người dùng được nhận nhiều ưu đãi kèm theo.

BKHOST – Đơn vị cho thuê VPS Việt Nam giá rẻ, uy tín

BKHOST là nhà cung cấp VPS giá rẻ, uy tín. Nếu doanh nghiệp bạn cần một máy chủ VPS nhưng ngân sách hạn chế thì có thể chọn BKHOST với chỉ 87 ngàn đồng/tháng. Khi chọn gói dịch vụ tại BKHOST, bạn được toàn quyền quản trị, đảm bảo nhận hỗ trợ 24/7 và dễ dàng nâng cấp lên cấu hình cao hơn.

IDC Online – Nhà cung cấp VPS uy tín

IDC Online nhà cung cấp VPS uy tín IDC Online là địa chỉ cung cấp máy chủ trung lập được tín nhiệm cao những năm gần đây. Việc đáp ứng hơn 3000 khách hàng đã giúp tên tuổi của IDC Online lan rộng khắp thị trường. Khi sử dụng dịch vụ VPS của IDC Online, bạn sẽ hài lòng về dung lượng, hiệu suất hoạt động và chi phí dịch vụ tại đây cũng rất phải chăng.

Mắt Bão – Đơn vị cho thuê VPS rẻ chuyên nghiệp

Nhà cung cấp VPS giá rẻ có danh tiếng lâu năm trên thị trường không thể bỏ qua Mắt Bão. Công ty đã có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực cung cấp Hosting và Datacenter. Tốc độ xử lý của của máy chủ ảo tại Mắt Bão rất ổn định và nhanh chóng. Đặc biệt giá rẻ chính là ưu điểm khiến nhiều người chọn dịch vụ tại đây.

Mua VPS giá rẻ nhất tại Hostinger

Hostinger đơn vị cho thuê VPS giá rẻ Với 6 gói dịch vụ VPS của Hostinger giúp khách hàng thoải mái lựa chọn. Hostinger cho thuê VPS windows giá rẻ với tốc độ nhanh chóng, giá thành hợp lý và sát với nhu cầu thực tế của người dùng. Chế độ chăm sóc khách hàng của Hostinger cũng được đánh giá cao.

Inmotion Hosting – Công ty cung cấp VPS giá rẻ

Inmotion Hosting là sự lựa chọn rất đáng xem xét khi bạn có ngân sách hạn chế. Dịch vụ VPS linux giá rẻ tại đây có đầy đủ tính năng và hỗ trợ website hoạt động ổn định. Ưu điểm của dịch vụ tại Inmotion Hosting là giá cạnh tranh và khả năng đáp ứng tốt nhu cầu cho đại đa số người dùng.

Digital Ocean – Dịch vụ cho thuê VPS giá rẻ

Dịch vụ cho thuê VPS giá rẻ DigitalOcean DigitalOcean là một nhà cung cấp hạ tầng đám mây có trụ sở chính tại New York và các trung tâm dữ liệu đặt ở nhiều nơi trên thế giới. Công ty cung cấp dịch vụ VPS chất lượng cao với giá khởi điểm từ $5/tháng, cho phép người dùng tự cài đặt hệ điều hành và quản trị theo ý muốn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng DigitalOcean không có chính sách hoàn tiền sau khi dịch vụ đã được sử dụng.

OVHcloud – Nhà cung cấp VPS uy tín

OVHcloud, một nhà cung cấp dịch vụ máy chủ và VPS OVHcloud, một nhà cung cấp dịch vụ máy chủ và VPS quy mô lớn nước ngoài, nổi tiếng là đầu ngành hàng đầu tại thế giới, đặc biệt tại Châu Âu. Họ đã thu hút một lượng lớn khách hàng trên toàn cầu bởi chất lượng dịch vụ mà họ cung cấp. Thời gian hoạt động ổn định và liên tục, đảm bảo sự ổn định cho các dịch vụ của bạn. Mạng lưới trung tâm dữ liệu toàn cầu, mở rộng từ Singapore, Sydney, Hoa Kỳ, Châu Âu và nhiều nơi khác, mang lại dịch vụ chất lượng cho khách hàng ở nhiều vị trí.

Hawk Host – Dịch vụ VPS giá rẻ nhất

Hawhost đang là một trong những nhà cung cấp VPS giá rẻ hàng đầu tại Việt Nam, cung cấp các dịch vụ lưu trữ dữ liệu hàng đầu hiện nay. Điểm đáng chú ý của Hawhost là việc sử dụng ổ cứng SSD doanh nghiệp, đảm bảo tốc độ truy xuất dữ liệu tối ưu. Mọi dữ liệu đều được sao lưu đều đặn hàng tuần. Giao diện quản lý trên web và hệ thống quản lý của Hawhost được thiết kế tối ưu và tiện lợi nhất. Mô hình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, tận tâm và chu đáo, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7.

DreamHost – Nhà cung cấp VPS giá rẻ không giới hạn băng thông

DreamHost nhà cung cấp VPS giá rẻ chất lượng DreamHost được biết đến là một trong những nhà cung cấp VPS hàng đầu với mức giá cạnh tranh, chỉ từ $10 mỗi tháng. Một điểm đặc biệt của DreamHost là họ cung cấp băng thông không giới hạn, phục vụ cho các website có lưu lượng truy cập cao. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng DreamHost có một số hạn chế, bao gồm việc không hỗ trợ qua điện thoại hoặc trò chuyện trực tiếp, không cung cấp quyền truy cập root và không áp dụng chính sách hoàn tiền.

Linode

nhà cung cấp VPS Linode Linode, hoạt động từ năm 2003, là một trong những nhà cung cấp VPS hàng đầu với hệ thống hạ tầng cao cấp và chất lượng dịch vụ tuyệt vời. Với danh tiếng uy tín và chuyên nghiệp, Linode ít khi nhận được phản hồi tiêu cực từ người dùng. Tuy nhiên, giao diện quản trị của Linode có thể hơi phức tạp đối với những người mới làm quen với VPS, khác biệt so với Vultr và DigitalOcean. Hiện nay, Linode có 11 trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới, bao gồm 2 trung tâm tại Singapore và Nhật Bản ở châu Á, giúp tăng tốc độ truy cập từ Việt Nam. Việc lựa chọn VPS phù hợp với mục đích sử dụng rất quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu suất, bảo mật và trải nghiệm người dùng cho website hoặc ứng dụng của bạn. Hy vọng những thông tin về VPS, những nhà cung cấp VPS giá rẻ, tốt nhất mà MONA Host đã chia sẻ sẽ giúp bạn đưa ra quyết định dễ dàng và nhanh chóng. Nếu bạn cần tư vấn dịch vụ VPS uy tín chất lượng, hãy liên hệ với MONA Host để được tư vấn miễn phí nhé.

Võ Nguyên Thoại

Gateway là gì? Sự khác nhau giữa Gateway và Router
03 Tháng Tư, 2023
Gateway là gì? Sự khác nhau giữa Gateway và Router
Gateway là một thuật ngữ chuyên ngành viễn thông và công nghệ thông tin, được sử dụng trong quá trình chạy dữ liệu. Nó được xem như là một thiết bị quan trọng không thể thiếu trong hệ thống mạng cá nhân, doanh nghiệp. Bài viết dưới đây Mona Host sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Gateway là gì, lợi ích to lớn mà Gateway đem lại cũng như sự khác nhau giữa Gateway và Router, hãy tham khảo ngay nhé!

Gateway là gì?

Hiểu theo nghĩa đơn giản thì Gateway chính là nút mạng sử dụng kết nối hai mạng có giao thức truyền thông tin khác nhau. Gateway được xem như là cửa ngõ ra vào của mạng vì tất cả các dữ liệu trước khi chuyển qua bộ định tuyến đều phải đi qua nút mạng này. Ưu điểm chính của việc sử dụng Gateway là giúp đơn giản hóa kết nối internet vào một thiết bị. Do đó mà Gateway đóng vai trò quan trọng như một bức tường lửa (Firewall) và máy chủ (Proxy Server) trong các hệ thống mạng doanh nghiệp

Gateway hoạt động như thế nào?

Tất cả các mạng đều sẽ có giới hạn giao tiếp với các thiết bị kết nối trực tiếp với nó. Do đó, nếu một mạng muốn giao tiếp với các thiết bị, nút hay mạng bên ngoài đều sẽ phải thông qua chức năng của Gateway. Gateway mang điểm đặc trưng của sự kết hợp giữa router và modem. Gateway được bố trí và cài đặt ở rìa của mạng có chức năng quản lý tất cả mọi dữ liệu chuyển hướng nội bộ hoặc ngoại vi. Khi một mạng muốn giao tiếp với mạng ngoài khác, gói dữ liệu sẽ được truyền đến Gateway, sau đó chuyển đến đích qua một đường dẫn hiệu quả nhất. Ngoài bộ dữ liệu định tuyến, Gateway còn lưu trữ thông tin về đường dẫn nội bộ của mạng máy chủ và tất cả đường dẫn của bất kỳ mạng bổ sung nào đi qua nó. Các Gateway về cơ bản là bộ chuyển đổi giao thức giúp tạo điều kiện tương thích giữa hai giao thức và có thể hoạt động trên bất kỳ lớp nào của mô hình hệ thống mở (OSI) kết nối.

Các chức năng của Gateway là gì?

Các chức năng của Gateway là gì?
  • Khả năng kết nối: Gateway cho khả năng kết nối tốt hơn với các mạng khác nhau và giúp mở rộng mạng bằng cách liên kết nhiều máy tính cùng với các hệ thống khác với nhau. Do đó, các loại máy tính khác nhau đều có khả năng truy cập vào cùng một loại thông tin.
  • Bảo vệ người dùng: Gateway cho phép xác thực người dùng để cải thiện tính bảo mật. Vì vấn đề bảo mật, ID người dùng và mật khẩu sẽ được cài đặt trên cổng mạng, chỉ những người dùng được ủy quyền mới có quyền truy cập tất cả thông tin trên toàn bộ mạng.
  • Khả năng lọc dữ liệu: Khi các gói dữ liệu được chuyển qua cổng, thiết bị Gateway sẽ tiến hành quá trình kiểm tra và lọc toàn bộ dữ liệu.
  • Kiểm soát miền (Domain): Số lượng lớn miền xung đột và miền quảng bá ngày càng tăng và Gateway cho khả năng quản lý accs miền này.
  • Bộ chuyển đổi giao thức: Gateway cho khả năng chuyển đổi các gói dữ liệu theo nhu cầu. Nếu bất cứ lúc nào mạng đích có các yêu cầu khác nhau thì nó cũng có thể chuyển đổi tất cả các định dạng dữ liệu tùy theo nhu cầu.

Có những loại Gateway nào?

  • Cloud Storage Gateway: Đây là dạng kết nối có chức năng giao tiếp và phiên dịch các yêu cầu lưu trữ thông qua lệnh API Calls dịch vụ lưu trữ đám mây khác. Nó cho phép các tích hợp việc lưu trữ từ Cloud riêng vào các ứng dụng mà không cần phải di chuyển sang Public Cloud.
  • Web Application Firewalls: Loại tường lửa này sẽ lọc lưu lượng truy cập đến và đi từ máy chủ web, đồng thời xem xét dữ liệu của lớp ứng dụng.
  • API, SOA or XML Gateway: Loại Gateway có vai trò quản lý lưu lượng truy cập vào/ra một dịch vụ, kiến trúc SOA hoặc dịch vụ web dựa trên XML.
  • IoT Gateway: Có vai trò tổng hợp và xử lý dữ liệu cảm biến từ các thiết bị IoT, sau đó chuyển đổi giữa các giao thức cho phù hợp với bên tiếp nhận trước khi gửi đi.
  • Media Gateway: Chuyển đổi dữ liệu từ định dạng yêu cầu riêng của một loại mạng này sang định dạng yêu cầu khác cho một mạng khác nhằm cung cấp các dịch vụ truyền thông đa phương tiện một cách hiệu quả.
  • Email Security Gateway: Loại này có chức năng bảo vệ các gói tin truyền đi ngăn chặn việc truyền các email vi phạm chính sách của công ty với mục đích xấu. Nhờ có nó mà các dữ liệu tin được truyền đi/đến trong mạng sẽ được bảo toàn, không bị xâm phạm cũng như cài cắm các mã độc.
  • VoIP Trunk Gateway: Loại này hỗ trợ các thiết bị dịch vụ như fax, điện thoại cố định kết nối mạng máy tính thông qua địa chỉ IP một cách dễ dàng. Người dùng có thể kết nối trực tiếp thuê bao với mạng VoIP hoàn toàn miễn phí, nhanh chóng hơn mà không cần thông qua bên thứ ba.
>> Có thể bạn quan tâm: Phishing Email là gì? Cách nhận biết và phòng tránh một email lừa đảo

Phân biệt Gateway và Router

Phân biệt Gateway và Router Nhìn chung Gateway và Router đều giống nhau ở chỗ là cả hai đều có thể được sử dụng để điều chỉnh lưu lượng giữa hai hoặc nhiều mạng riêng biệt.  Tuy nhiên thì Router được sử dụng để tham gia hai loại mạng giống nhau còn Gateway được sử dụng để tham gia hai mạng khác nhau. Một bộ Router có thể được xem là một Gateway, nhưng một Gateway không phải lúc nào cũng được coi như một Router. Dưới đây chúng tôi sẽ nêu rõ những điểm khác nhau giữa hai thiết bị này, mời các bạn cùng theo dõi.

Gateway

Router

Tính năng cơ bản Thiết bị dùng để kết nối giữa các mạng có giao thức truyền tin khác nhau. Thiết bị phần cứng có nhiệm vụ nhận, phân tích, chuyển tiếp các gói tệp tin đến mạng khác.
Chức năng chính Chức năng chính là dịch giao thức này sang giao thức khác. Chức năng chính là định tuyến lưu lượng từ mạng này sang mạng khác.
Tính năng bổ sung Chuyển đổi giao thức, kết nối và kiểm soát truy cập mạng,… Mạng không dây, định tuyến tĩnh, DHCP server, NAT,…
Định tuyến động Không hỗ trợ Có hỗ trợ
Lớp trong OSI Hoạt động trên layer thứ 5 của mô hình OSI. Hoạt động trên layer 3 và layer 4 của mô hình OSI.
Nguyên lý hoạt động Phân biệt rõ đâu là bên trong mạng, đâu là ngoài mạng. Cài đặt định tuyến chi tiết cho nhiều mạng, định tuyến lưu lượng truyền dữ liệu dựa trên địa chỉ đích.
Host Được host trên ứng dụng ảo, ứng dụng chuyên dụng, máy chủ vật lý. Chỉ được host trên các phần mềm, ứng dụng chuyên dụng.
Trong bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp và cung cấp các thông tin chi tiết để giúp các bạn hiểu rõ Gateway là gì cũng như phân biệt được sự khác nhau giữa Gateway và Router. Có thể thấy, Gateway đóng một vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong một hệ thống mạng với quy mô lớn. Hy vọng bài viết bài viết này đã đem lại cho bạn những kiến thức hiểu ích. >> Có thể bạn quan tâm: Lỗi 502 Bad gateway là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Võ Nguyên Thoại

Nên chọn Cloud backup hay Local Backup?
31 Tháng Ba, 2023
Nên chọn Cloud backup hay Local Backup?
Trong lĩnh vực mạng máy tính, vấn đề bảo mật dữ liệu cực kỳ quan trọng. Trường hợp bị đánh cắp hoặc mất thông tin có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vậy nên sao lưu dữ liệu chính là giải pháp bảo vệ thông tin tốt nhất. Sao lưu dữ liệu hay được gọi là Backup. Vậy nên chọn Cloud backup hay Local Backup? Trong bài viết dưới đây, Mona Host sẽ giúp các bạn giải đáp vấn đề này. Trước khi tìm hiểu vấn đề nên chọn Cloud Backup hay Local Backup thì ta cần hiểu Backup là gì trước. Bài viết nàu chúng tôi chỉ nêu khái niệm cơ bản của sao lưu dữ liệu. Nếu muốn hiểu kỹ hơn mời các bạn xem lại bài viết trước của chúng tôi nhé. >> Backup dữ liệu là gì? Tính cần thiết của web hosting backup

Backup data là gì?

Backup là sao chép toàn bộ dữ liệu gốc vào một nơi khác, dữ liệu đó có thể ở trên máy chủ hoặc máy tính cá nhân, điện thoại,... Hành động này sẽ giúp giảm tổn thất khi chẳng may sự cố làm mất dữ liệu xảy ra do thời tiết, thiết bị hỏng hay nhiễm virus. Trường hợp xấu nhất là khi web bị tấn công, sập nguồn hay ổ cứng hỏng thì bạn vẫn còn bản dữ liệu đã được lưu lại.

Tại sao phải backup dữ liệu?

Không những phải Backup dữ liệu và phải làm chúng thường xuyên để bảo vệ thông tin cho doanh nghiệp:
  • Với dữ liệu của khách hàng: Nếu thông tin của khách hàng bị mất sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín thương hiệu. Vậy nên Backup dữ liệu là giải pháp để đảm bảo sự tín nhiệm của khách hàng.
  • Về thông tin dịch vụ/sản phẩm: Những website lớn cung cấp hàng nghìn thậm chí hàng chục nghìn sản phẩm buộc phải sao lưu dữ liệu thường xuyên. Bởi nếu không Backup thì việc update lại thông tin rất mất thời gian. Chưa kể chẳng may đánh mất thông tin sản phẩm/dịch vụ sẽ tổn hại đến việc kinh doanh.

So sánh hình thức Cloud Backup và Local Backup

So sánh hình thức Cloud Backup và Local Backup Nên sử dụng Cloud Backup hay Local Backup? Cùng tìm hiểu sâu hơn về hai hình thức sao lưu này:

Local Backup là gì?

Local Backup dịch ra nghĩa tiếng Việt là sao lưu cục bộ. Các bản sao lưu cục bộ thường được lưu trữ trong một ổ cứng bên trong hoặc bên ngoài chuyên dụng được cắm trực tiếp vào máy tính nguồn đang được sao lưu. Local Backup bảo vệ dữ liệu khỏi sự tấn công của virus, lỗi ổ cứng hay vô tình hoặc cố tình xóa dữ liệu. Đặc biệt ưu điểm của sao lưu cục bộ là rất dễ khôi phục. Tuy nhiên với hình thức sao lưu này, các bản Backup có nguy cơ xảy ra thảm họa tự nhiên. Thảm họa tự nhiên có thể kể đến như dịch bệnh, lũ lụt, hoả hoạn, động đất hoặc lốc xoáy, chúng có khả năng xóa sạch hoàn toàn dữ liệu của bạn và quá trình khôi phục không thể thực hiện được.

Cloud Backup là gì?

Cloud Backup dịch nghĩa tiếng Việt là sao lưu đám mây hay sao lưu trực tuyến. Đây là hình thức sao lưu bằng cách gửi các bản sao dữ liệu qua mạng độc quyền hoặc mạng công cộng đến một máy chủ bên ngoài công ty. Máy chủ này thường do bên nhà cung cấp dịch vụ thứ ba sở hữu và họ sẽ tính phí Backup. Với Cloud Backup thì dịch vụ này có khả năng bảo vệ tối đa trước thiên tai và trộm cắp. Tuy nhiên dịch vụ này có chi phí đăng ký cao hơn so với các hình thức khác. Hiện nay việc ứng dụng điện toán đám mây vào công nghệ ngày càng phát triển, để tìm hiểu những thuật ngữ liên quan đến công nghệ này các bạn có thể tham khảo các bài viết trước đây của Mona Host.

Doanh nghiệp nên chọn Cloud backup hay Local Backup?

Bởi tồn tại nhiều loại sao lưu dữ liệu nên sẽ xuất hiện sự so sánh. Phổ biến nhất thị trường là Local Backup và Cloud Backup nên chúng thường được đặt lên bàn cân để chọn lựa. Để các tổ chức có cái nhìn khách quan hơn thì dưới đây sẽ là một số điểm khác biệt giữa hai dạng backup này:

Cloud Backup

Local Backup

Thời gian Thời gian khôi phục dữ liệu chỉ kéo dài vài giờ thậm chí vài phút. Thời gian khôi phục dữ liệu của hình thức truyền thống như băng từ có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần.
Độ an toàn Tự động ghi lại tình trạng sao lưu, sau đó gửi email thông báo đến người dùng. Khó để kiểm tra tình trạng của dữ liệu và kết quả tiến trình sao lưu.
Mức độ hư hỏng Hệ thống sao lưu tự động theo lịch, hạn chế được sự hư hỏng. Hỏng hóc dữ liệu do sự tác động bên ngoài thường xuyên xảy ra.
Dung Lượng Dữ liệu được lưu ở hai nơi là thiết bị lưu trữ và đám mây có thể giúp giảm thời gian ngừng dịch vụ (Downtime). Dữ liệu và việc sao lưu có thể gặp nguy hiểm nếu bạn luôn để chung với nhau 1 máy.
Chi phí Bạn chỉ cần trả chi phí mua dung lượng sao lưu nhưng phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ hiện nay sẽ bao lo phần này. Các chi phí phát sinh như chi phí băng từ, chi phí vận chuyển thiết bị lưu trữ, chi phí hệ thống nhân sự, chi phí rủi ro.
Với những điểm so sánh cơ bản trên, chắc hẳn doanh nghiệp sẽ có thêm thông tin để đưa ra quyết định nên chọn hình thức Backup nào.

Một số loại backup dữ liệu khác nên biết

Sau khi tìm hiểu về vấn đề nên chọn Cloud Backup hay Local Backup, chúng tôi muốn giới thiệu một số loại sao lưu dữ liệu khác để bạn có thêm nhiều lựa chọn hơn:

Full Backup

Full Backup Full Backup có nghĩa là sao lưu toàn bộ. Đúng vậy, với hình thức này tất cả các file và thư mục đã chọn đều được sao lưu. Đây là quá trình sao lưu toàn diện và mất nhiều thời gian để hoàn thành. Đương nhiên cách Backup này cũng yêu cầu nhiều dung lượng hơn các loại sao lưu khác.

Incremental Backup

Đây là hình thức sao lưu tăng dần. Có nghĩa là bản Backup tất cả các thay đổi đối với dữ liệu kể từ lần sao lưu dữ liệu cuối cùng được thực hiện. Bản cuối có thể là bản đầy đủ hoặc bản tăng dần trước đó. Ưu điểm của Incremental Backup là các file không bị trùng lặp, thời gian sao lưu nhanh và tốn ít dung lượng. Tuy nhiên việc khôi phục dữ liệu của Incremental Backup chậm hơn so với các hình thức khác.

Differential Backup

Hình thức này còn gọi là sao lưu riêng biệt, đây là bản Backup nằm giữa bản sao lưu đầy đủ và bản sao lưu tăng dần. Với các bản Backup riêng biệt, một bản sao lưu toàn bộ được hoàn thành trước và các bản sau ghi lại những thay đổi được thực hiện kể từ bản toàn bộ đó. Vậy nên Differential Backup nhanh hơn so với bản sao lưu toàn bộ cũng như giảm dung lượng lưu trữ, mất ít thời gian khôi phục hơn.

Mirror Backup

Mirror Backup còn được gọi là sao lưu nhân bản. Đây là một bản sao chính xác được tạo từ dữ liệu gốc. Khi một file trong dữ liệu gốc bị xóa thì file đó cũng bị xóa khỏi bản Mirror Backup, nên phải cẩn thận khi chạy sao lưu nhân bản. Với Mirror Backup giúp tiết kiệm dung lượng lưu trữ.

Backup PC Full

Backup PC Full là sao lưu toàn bộ máy tính của bạn, thay vì chỉ sao chép dữ liệu trên máy tính thì Backup PC Full còn ghi lại các “Image” về cấu trúc máy tính. Đây là giải pháp tối ưu khi ổ cứng bị hỏng.

Backup Offsite

Backup Offsite Hình thức sao lưu ngoài này có những rủi ro tương tự như sao lưu cục bộ, cái khác là dạng Backup này tách biệt dữ liệu giữa các vị trí. Với Backup Offsite cung cấp mức bảo vệ gần giống với Backup Local nhưng có khả năng chống lại các thảm họa và trộm cắp.

Backup Remote

Backup Remote hay sao lưu từ xa cũng là một dạng Backup ngoài. Điểm khác biệt ở đây là bạn có quyền truy cập và có thể khôi phục các bản sao lưu khi bạn đang ở bất kỳ đâu. Tuy nhiên chúng sẽ mất nhiều thời gian để khôi phục và chi phí khá cao. Trên đây là những chia sẻ về việc nên chọn Cloud Backup hay Local Backup cũng như gợi ý thêm một số loại sao lưu dữ liệu phổ biến hiện nay để bạn có sự lựa chọn phù hợp nhất. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể bỏ túi cho mình những thông tin thật bổ ích.

Võ Nguyên Thoại

31 Tháng Ba, 2023
Cloud Computing là gì? Ưu và nhược điểm của Cloud Computing
Cloud Computing là gì? Đây là khái niệm được nhiều người đam mê công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực mạng máy tính tìm hiểu. Chúng còn được biết đến với cái tên là điện toán đám mây hay điện toán máy chủ ảo. Cloud Computing được ứng dụng nhiều hiện nay bởi chúng mang lại những lợi ích tuyệt vời. Cùng Mona Host tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm Cloud Computing

Cloud Computing hay điện toàn đám mây là gì? Đây là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng internet. Cloud Computing được người Việt gọi là điện toán đám mây, từ “đám mây” ở đây để chỉ mạng internet và liên tưởng đến sự phức tạp của các cơ sở hạ tầng liên quan. Phân phối các tài nguyên CNTT theo nhu cầu qua Internet với chính sách thanh toán theo mức sử dụng là bản chất của điện toán đám mây. Khi có nhu cầu, bạn có thể tiếp cận các dịch vụ công nghệ như năng lượng điện toán, lưu trữ và cơ sở dữ liệu thông qua các nhà cung cấp Cloud Computing mà không cần mua, sở hữu hay bảo trì các trung tâm dữ liệu/máy chủ vật lý.

Các loại dịch vụ Cloud Computing hiện nay

Các loại dịch vụ Cloud Computing hiện nay
  • Dịch vụ hạ tầng - IaaS: Dịch vụ này chứa các khối xây dựng cơ bản cho đám mây CNTT. Chúng cung cấp quyền truy cập vào các tính năng mạng, máy tính và không gian lưu trữ dữ liệu. Với dịch vụ này, bạn nhận được mức độ linh hoạt và khả năng kiểm soát quản lý tài nguyên CNTT cao nhất.
  • Dịch vụ nền tảng - PaaS: Dịch vụ này của Cloud Computing là gì? Bạn không cần quản lý cơ sở hạ tầng ngầm của tổ chức và có thể tập trung vào công tác triển khai cũng như quản lý các ứng dụng của mình. Từ đó khi ứng dụng PasS, bạn làm việc hiệu quả hơn, không lo lắng về việc thu mua tài nguyên, hoạch định dung lượng, bảo trì phần mềm, vá lỗi liên quan đến vận hành ứng dụng.
  • Dịch vụ phần mềm - Saas: Phần mềm dưới dạng dịch vụ cung cấp cho bạn sản phẩm hoàn thiện được nhà cung cấp dịch vụ vận hành và quản lý. Khi nhắc đến Saas thì bạn không cần nghĩ cách duy trì dịch vụ hoặc cách quản lý cơ sở hạ tầng ngầm. Nhiệm vụ của bạn chỉ là nghĩ cách sử dụng phần mềm cụ thể đó.

Ưu điểm của Cloud Computing

Sở dĩ có nhiều người dành thời gian để tìm hiểu xem Cloud Computing là gì như vậy cũng nhờ vào ưu điểm nổi trội của nó. Một số lợi ích khi ứng dụng điện toán đám mây phải kể đến là:

Không bị phụ thuộc vào Dedicated Server

Sử dụng điện toán đám mây bạn chỉ cần nêu rõ lượng tài nguyên cần thiết để host website của mình. Dịch vụ sẽ tự động gom các phần tài nguyên nhàn rỗi trong máy chủ của hệ thống để cung cấp cho người sử dụng. Nếu muốn mở rộng tài nguyên, bạn chỉ cần yêu cầu với hệ thống và nó sẽ tự động bổ sung các phần nhàn rỗi khác vào.

Truy cập quốc tế với tốc độ nhanh

Một hệ thống điện toán đám mây có nhiều cụm máy chủ cách xa nhau về vị trí địa lý nhưng đều có thể chứa back-end của cùng một website. Vậy nên Cloud Computing giúp cải thiện tốc độ truy cập từ quốc tế vào web của bạn. Ví dụ như sử dụng hệ thống điện toán đám mây lớn của Google, Amazon có đặt máy chủ ở nhiều nước thì người dùng bất kỳ đâu cũng có thể vào trang web của bạn nhanh như khách trong nước vậy.

Website có tính ổn định hơn

Ưu điểm đáng giá nữa của Cloud Computing chính là tính ổn định. Trong mọi tình huống, một website có tính ổn định cao sẽ ít khi gặp lỗi không truy cập được. Nhờ điện toán đám mây, các yếu tố có thể tổn hại đến máy chủ sẽ được hạn chế. Tuy nhiên không có gì là hoàn hảo và Cloud Computing cũng không thể đảm bảo an toàn tuyệt đối cho web của bạn. Trường hợp bị tấn công mạng hay dính virus, nhà cung cấp dịch vụ sẽ tự động tắt web của bạn đi, chặn mọi kết nối đến và đi tới trang để ngăn chặn sự lây lan, phát tán mã độc. Tuy nhiên có thể yên tâm rằng trường hợp kể trên rất ít xảy ra với hệ thống điện toán đám mây. >> Có thể bạn quan tâm: Spyware là gì? Cách nhận biết và phòng tránh sự xâm nhập của Spyware

Tiết kiệm chi phí thuê nhân sự IT cho doanh nghiệp

Với doanh nghiệp, sở hữu một đội ngũ IT chuyên nghiệp là điều rất cần thiết. Có họ sẽ giảm được các sự cố vật lý xảy ra với máy chủ web. Tuy nhiên với điện toán đám mây, không có cơ sở hạ tầng vật lý, bạn không phải lo lắng về các tai nạn cháy nổ do quá tải hay sét đánh. Vậy nên sử dụng Cloud Computing giúp bạn tiết giảm, hạn chế sự đầu tư cho nhân sự IT.

Hạn chế mà điện toán đám mây gặp phải

Bất kỳ dịch vụ nào cũng có những nhược điểm riêng và Cloud Computing cũng vậy:

Tính bảo mật và quyền riêng tư

Tính bảo mật và quyền riêng tư Khi ứng dụng Cloud Computing, buộc kho dữ liệu trên đám mây phải bảo mật tốt. Bởi khách hàng phụ thuộc vào nhà cung cấp đám mây rất nhiều và một khi gặp sự cố về bảo mật dữ liệu thì rủi ro cho khách hàng rất lớn. Hiện nay nạn lấy cắp dữ liệu vẫn khiến nhiều nhà cung cấp Cloud Computing e ngại.

Mức độ tin tưởng của khách hàng

Khi chọn nền tảng đám mây, nếu khách hàng không được cung cấp dịch vụ linh hoạt khi di chuyển trong và ngoài đám mây thì sẽ gây trở ngại lớn. Và thách thức hiện nay với Cloud Computing là quyền truy cập từ xa có thể bị nhà cung cấp loại bỏ nhằm phục vụ tính bảo mật.

Thời gian tạm ngừng hoạt động

Thời gian tạm ngừng hay downtime là nhược điểm phổ biến khi nhắc đến Cloud Computing. Bởi thực tế không nhà cung cấp nào có thể chắc chắn mang lại một nền tảng không có downtime. Nếu công ty của bạn có kết nối internet không ổn định thì tình trạng downtime rất dễ xảy ra.

Nhân lực và quản lý môi trường đa đám mây

Nhân lực có chuyên môn trong lĩnh vực điện toán đám mây không nhiều. Đặc biệt các công ty ngày nay không sử dụng một đám mây duy nhất, họ phải sử dụng nhiều đám mây cùng lúc. Vậy nên việc quản lý cũng thường gặp cản trở. Đội ngũ CNTT ở công ty sử dụng đa đám mây phải đối mặt với nhiều áp lực.

Một số nhà cung cấp dịch vụ Cloud Computing nổi tiếng

Sau khi biết được những thông tin cơ bản để hiểu Cloud Computing là gì thì vấn đề lựa chọn nhà cung cấp các dịch vụ Cloud Computing uy tín cũng rất được quan tâm. Dưới đây chúng tôi gợi ý cho bạn những cái tên nổi bật trên thị tường hiện nay:

Microsoft

Dịch vụ điện toán đám mây của “gã khổng lồ” Microsoft mang tên Microsoft Azure. Tuy khai thác thị trường này tương đối muộn nhưng uy tín về dịch vụ của công ty rất vượt trội. Với Microsoft Azure, dịch vụ còn phát triển và hỗ trợ khách hàng triển khai Blockchain, Machine Learning và trí tuệ nhân tạo trong môi trường sản xuất sáng tạo. Dịch vụ đám mây của Microsoft Azure có thể kế đến như Windows Server OS, Azure, SQL Server.

Google

Google cho ra mắt Google Cloud Platform (GCP) để nhắm mục tiêu vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên giờ đây dịch vụ đám mây của Google đã sở hữu những khách hàng lớn như eBay, Snap, HSBC. So về thị phần cung cấp dịch vụ điện toán đám mây thì Google vẫn thua xa Microsoft.

Oracle Corp

Oracle Corp Đây là nhà cung cấp phần mềm cơ sở dữ liệu hàng đầu. Và công ty đã mở rộng danh mục đầu tư của mình trong dịch vụ đám mây phân tích, ứng dụng đám mây, IaaS và tích hợp đám mây. Dịch vụ điện toán đám mây tại Oracle Corp đang phát triển không ngừng ở thời điểm hiện tại.

Amazon

Amazon cũng tiếp cận thị trường với dịch vụ Cloud Computing mang tên Amazon Web Service (AWS). AWS chuyên cung cấp các giải pháp cơ sở hạ tầng đám mây như lưu trữ và tính toán. Hiện nay Amazon đang cạnh tranh gay gắt với Microsoft và những tên tuổi khác để dẫn đầu thị phần về lĩnh vực này. Trên đây là những chia sẻ xung quanh Cloud Computing là gì. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về điện toán đám mây và biết cách chủ động ứng dụng mô hình này khi cần. >> Tham khảo thêm một số bài viết liên quan đến công nghê đám mây sau:

Võ Nguyên Thoại

Nhận các thông báo mới từ MONA.Host?

Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi