Nguồn tài nguyên để doanh nghiệp
phát triển trên Internet

Kiến thức tại Mona Blog không phải để kiếm tiền, bán khóa học hay các việc kiếm lợi nhuận tương tự.
Chúng tôi chia sẻ miễn phí nguồn tài nguyên dành cho các khách hàng và những bạn đọc quan tâm.

Tổng hợp các bài viết chung về hosting
Bài viết nổi bật
Xem thêm
Bài viết hay nên đọc
Bảo Mật tên miền là gì?. 12 Cách bảo vệ tên miền hiệu quả 100%
31 Tháng Năm, 2024
Bảo Mật Tên Miền Là Gì? 12 Cách Bảo Vệ Tên Miền Hiệu Quả
Tại sao bảo mật tên miền lại quan trọng đến vậy?. Đối với nhiều dự án, tên miền chính là thông tin nhận dạng doanh nghiệp trực tuyến của bạn. Và với sự gia tăng các trường hợp tội phạm mạng như chiếm đoạt tên miền, việc giữ an toàn cho tên miền của bạn chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Trong bài viết này, MONA Host sẽ chia sẻ lý do tại sao bảo mật tên miền của bạn lại quan trọng cũng như các giái pháp giúp bạn bảo vệ tên miền của mình.

Bảo mật tên miền là gì?

Bảo mật tên miềnquá trình thực hiện các biện pháp và hệ thống để bảo vệ tên miền của bạn khỏi các cuộc tấn công mạng, lừa đảo, chống DDoS,... Tên miền đóng vai trò quan trọng như địa chỉ nhà, dẫn dắt khách hàng tiềm năng đến website của bạn. Do đó, việc bảo mật tên miền là vô cùng cần thiết để đảm bảo sự an toàn và uy tín cho thương hiệu của bạn. Bảo mật tên miền là gì Để bạn dễ hình dung về bảo vệ tên miền hơn thì nó sẽ bao gồm các bước sau: Khi bạn mua tên miền mới, nhà đăng ký của bạn sẽ thu thập dữ liệu cá nhân. Thông tin sẽ bao gồm số điện thoại, email và địa chỉ,...Sau đó, tất cả các tên miền mới và dữ liệu cá nhân liên quan đến chúng sẽ được thêm vào cơ sở dữ liệu WHOIS. Vì bản ghi WHOIS được công khai nên bạn có thể tra cứu dữ liệu liên quan đến tên miền đã đăng ký. Bất kỳ ai cũng có thể tìm kiếm thông tin này về bạn bằng cách sử dụng địa chỉ trang web đầy đủ của bạn vào tra cứu tại WHOIS. Nếu bạn muốn ẩn thông tin của mình trên WHOIS ( chỉ áp dụng cho tên miền quốc tế) thì đó là lúc việc bảo vệ miền trở nên hữu ích. Và bạn có thể trả tiền cho nhà đăng ký tên miền để ẩn dữ liệu cá nhân của mình trên WHOIS Sau đó, bất kể người dùng nào tra cứu trang web của bạn trong cơ sở dữ liệu WHOIS, họ sẽ không thấy thông tin của bạn. Thay vì tìm bất kỳ thông tin cá nhân nào, họ sẽ thấy dữ liệu chung dẫn đến công ty đăng ký tên miền của bạn.

Tại sao cần phải bảo vệ tên miền của bạn?

Bảo vê miền rất quan trọng, bởi bạn sẽ tránh được nhiều phiền phức như các cuộc gọi lừa đảo, hay thông tin bị hack,...Dưới đây là một số lợi ích mà bạn cần phải thực hiện Domain Locking. Tại sao cần phải bảo vệ tên miền của bạn?
  • Ngăn chặn chiếm đoạt tên miền: Việc chiếm đoạt tên miền có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như mất quyền kiểm soát website, thay đổi nội dung trang web, đánh cắp thông tin người dùng,... Bảo mật tên miền giúp bạn bảo vệ tên miền khỏi những kẻ tấn công, đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp.
  • Chống tấn công DDoS: Tên miền có thể trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công DDoS, khiến website sập hoặc hoạt động chậm chạp, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và gây thiệt hại về kinh tế. Bảo mật tên miền giúp tăng cường khả năng chống chịu của website trước các cuộc tấn công này.
  • Chống phishing: Tên miền giả mạo được sử dụng trong các chiến dịch phishing để đánh lừa người dùng, dụ dỗ họ cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài khoản ngân hàng. Bảo mật tên miền giúp bạn ngăn chặn việc sử dụng tên miền của mình cho mục đích xấu, bảo vệ người dùng khỏi những rủi ro an ninh mạng.
  • Bảo vệ danh tiếng thương hiệu: Một tên miền bị tấn công hoặc sử dụng cho mục đích phi pháp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng thương hiệu của bạn. Bảo mật tên miền giúp bạn duy trì hình ảnh thương hiệu uy tín và chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
  • Đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu: Bảo mật tên miền giúp mã hóa dữ liệu truyền tải giữa người dùng và website, ngăn chặn việc đánh cắp thông tin cá nhân hoặc dữ liệu nhạy cảm.
  • Ngăn chặn việc tái sử dụng mật khẩu: Sử dụng mật khẩu mạnh và riêng biệt cho tài khoản quản lý tên miền giúp bảo vệ tên miền khỏi bị truy cập trái phép.
  • Duy trì hoạt động ổn định: Bảo mật tên miền giúp website hoạt động ổn định và sẵn sàng phục vụ người dùng, ngay cả khi có các mối đe dọa an ninh mạng.
  • Ngăn chặn email rác và cuộc gọi điện thoại: công cụ tra cứu WHOIS cho phép mọi người tìm thấy thông tin đăng ký miền riêng của bạn. Hầu như luôn bao gồm các chi tiết liên hệ như tên đầy đủ, email, số điện thoại và thậm chí cả địa chỉ. Do đó, nếu không bảo vệ quyền riêng tư của miền, bạn sẽ dễ gặp phải nhiều loại thư rác. Điều đó bao gồm các email spam và các cuộc gọi không mong muốn.

Các phương pháp bảo vệ tên miền hiệu quả nhất

Đến đây, chắc hẳn bạn cũng đã nắm được tầm quan trọng của tên miền và các nguyên nhân dẫn tới việc tên miền bị mất rồi, đúng không? Và để bảo mật tên miền một cách hiệu quả nhất thì bạn phải biết cách bảo vệ domain. Vậy những cách bảo mật domain hiệu quả đó là gì? Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn có có câu trả lời chi tiết. Các phương pháp bảo vệ tên miền hiệu quả nhất

Đăng ký tên miền tại đơn vị cung cấp uy tín

Với hàng triệu kết quả tìm kiếm về "nhà đăng ký tên miền tốt nhất", việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp có thể khiến bạn bối rối. VINNIC và ICANN cũng cung cấp danh sách dài các nhà đăng ký, khiến bạn càng thêm phân vân. Tuy nhiên, không phải nhà đăng ký nào cũng đảm bảo chất lượng như nhau. Để đảm bảo an ninh mạng cho website và thương hiệu của bạn, hãy lựa chọn nhà đăng ký tên miền uy tín như MONA Host - cùng bạn động hành trên hành trình phát triển thương hiệu số.

Đăng ký bảo hộ tên miền

Ở mỗi quốc gia đều có đuôi tên miền khác nhau, nhìn chung thì họ đều cung cấp dịch vụ bảo hộ cho domain khi khách hàng có nhu cầu. Để bảo đảm sự an toàn cho tên miền của bạn thì ngoài việc đăng ký bảo hộ domain thì còn hỗ trợ giao thức hóa quyền sở hữu tên miền dựa vào căn cứ pháp lý. Ngay sau khi tên miền được bảo hộ thì bạn sẽ yên tâm hơn rất nhiều, bởi không chỉ được đảm bảo về tính bảo mật, an toàn mà bạn đã là chủ sở hữu domain đó rồi. Điều này đã được công nhận bởi các nhà cung cấp tên miền, các cơ quan pháp lý nhà nước. Và nếu xảy ra bất cứ sự cố nào đó thì bạn sẽ là đối tượng được bảo vệ đầu tiên.

Bao vây thương hiệu

Có đôi khi bạn nghĩ tên miền của mình vẫn an toàn, nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Có nhiều trường hợp kẻ xấu mua lại tên miền gần giống hoặc giống hoàn toàn chỉ khác đuôi mà thôi. Điều này xảy ra thường xuyên và khiến cho nhiều khách hàng dễ nhầm lẫn và bị lừa, và làm ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp. Chính vì thế việc bao vây thương hiệu, mua lại tên miền gần giống là việc vô cùng cần thiết trong các doanh nghiệp, tổ chức. Việc này sẽ giúp cho bạn ngăn chặn đối thủ giả mạo, bảo vệ khách hàng và cả người tiêu dùng.

Sử dụng mật khẩu mạnh

Việc bạn dùng mật khẩu để bảo vệ tên miền là điều vô cùng quan trọng và thật sự cần thiết hiện nay. Nếu bạn biết cách tạo mật khẩu khó nhưng vẫn an toàn thì bạn sẽ hạn chế được sự tấn công domain trái phép. Sử dụng mật khẩu mạnh bảo vệ domain Thực tế cho thấy thì khi bạn mua hay sở hữu một tên miền nào đó thì bạn đều được quyền quản lý, điều chỉnh hay thay đổi mật khẩu bất cứ khi nào bạn muốn. Và để giữ cho tên miền an toàn thì bạn hãy thay đổi mật khẩu tên miền theo định kỳ từng tuần/ tháng.

Thêm khóa tên miền

Khi bạn đăng ký tên miền tại hầu hết các nhà cung cấp, bao gồm cả MONA Host, tên miền của bạn sẽ được tự động khóa. Việc khóa tên miền mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp bảo vệ website của bạn khỏi những thay đổi trái phép và đảm bảo an toàn cho thông tin đăng ký. Khi tên miền bị khóa, thông tin đăng ký của bạn sẽ được bảo mật hơn, tránh khỏi nguy cơ bị đánh cắp hoặc sử dụng cho mục đích xấu. Việc này sẽ bảo đảm sự an toàn cho tên miền của bạn, và bất cứ ai cũng không được phép thay đổi thông tin, trừ những người quản lý và được quyền sở hữu chúng.

Gia hạn tên miền thường xuyên

Với phương pháp bảo vệ tên miền này thì bạn chỉ cần gia hạn domain đúng định kỳ là được. Nếu bạn chẳng may quên không gia hạn thì có thể là domain của bạn sẽ bị người khác mua lại. Điều này gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, nhất là đối với những người đang kinh doanh Online thông qua trang Website. Những tên miền thuộc thương hiệu lớn, có tên tuổi thì chắc chắn sẽ có nhiều đối thủ muốn có được, điều này cũng gây ra thiệt hại rất lớn cho website bạn. Chính vì thế mà bạn hãy chủ động hơn trong việc gia hạn để giữ tên miền. Thường thì các nhà cung cấp tên miền đều cung cấp cho khách hàng những gói đăng ký lên tới vài năm. Vậy nên, nếu bạn có kế hoạch kinh doanh lâu dài thì bạn cần mua domain ít nhất 1 năm, tránh việc gia hạn quá nhiều lần để cho kẻ xấu không lợi dụng sở hở đánh cắp tên miền.

Sử dụng chứng chỉ SSL.

Chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer) đóng vai trò then chốt trong việc bảo mật website và nâng cao trải nghiệm người dùng. Sử dụng chứng chỉ SSL bảo vệ tên miền Nó hoạt động như lớp áo giáp bảo vệ cho website của bạn, giúp mã hóa dữ liệu truyền tải, ngăn chặn tin tặc đánh cắp thông tin nhạy cảm và đảm bảo an toàn cho các giao dịch trực tuyến.

Kích hoạt xác thực hai yếu tố

Mật khẩu mạnh là yếu tố quan trọng để bảo vệ tài khoản trực tuyến của bạn, tuy nhiên, nó không hoàn toàn an toàn. Để tăng cường bảo mật, bạn nên sử dụng xác thực hai yếu tố (2FA) cho tài khoản quản lý tên miền của mình. 2FA hoạt động bằng cách thêm một lớp bảo mật bổ sung vào quy trình đăng nhập. Sau khi nhập mật khẩu, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin xác minh bổ sung, thường là mã được gửi qua tin nhắn SMS, email hoặc ứng dụng xác thực. Và họ sẽ không thể đăng nhập nếu không nhập mã đó.

Kích hoạt tính năng bảo vệ quyền riêng tư

Khi bạn đăng ký tên miền, thông tin cá nhân của bạn, bao gồm tên, địa chỉ email, số điện thoại và địa chỉ nhà riêng hoặc doanh nghiệp, thường được hiển thị công khai trong cơ sở dữ liệu WHOIS. Điều này có thể gây ra một số rủi ro cho quyền riêng tư và bảo mật của bạn. Kích hoạt tính năng bảo vệ quyền riêng tư WHOIS là giải pháp giúp ẩn thông tin cá nhân của bạn trong cơ sở dữ liệu WHOIS.

Mua phần mở rộng miền thay thế

Ngay từ đầu bạn nên mua tên miền có nhiều đuôi khác nhau, gồm .com, .net, .com.vn,… Điều này sẽ giúp bạn tránh việc trùng tên miền chỉ khác đuôi. Đối với những tên miền mang tính thương hiệu thì bạn phải chú trọng nhiều hơn, nếu không muốn bị kẻ xấu đánh cắp thương hiệu. Dù cho bạn đang sở hữu Domain có đuôi chất lượng cao thì không thể bảo đảm rằng tên miền của bạn có thêm phần mở rộng thay thế. Việc này giúp cho bạn ngăn chặn sự nhầm lẫn, bởi các trang Web có tên tương tự như nhau. Còn nếu thương hiệu của bạn là duy nhất, thì việc đăng ký tên miền khiến cho chúng nằm ngoài tầm ngắm.

Luôn cập nhật thông tin liên hệ của bạn với nhà đăng ký

Trong thời đại ngày nay, việc thay đổi địa chỉ công ty hoặc email là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải đảm bảo cập nhật thông tin liên hệ này với nhà đăng ký tên miền để giữ quyền kiểm soát đối với tên miền của mình.

Cảnh giác với với các email lừa đảo

Email lừa đảo đang trở nên phổ biến và tinh vi hơn, khiến chúng trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh mạng và quyền sở hữu tên miền của bạn. Kẻ lừa đảo có thể giả mạo bất kỳ ai, từ bạn bè, tổ chức đáng tin cậy cho đến chính phủ, để đánh lừa bạn tiết lộ thông tin nhạy cảm hoặc nhấp vào các liên kết độc hại.

Một số lưu ý khi bảo vệ tên miền của bạn

Bên cạnh việc nắm rõ các phương pháp bảo vệ tên miền thì bạn cũng cần chú ý đến một số yếu tố dưới đây để đảm bảo tên miền được bảo mật tuyệt đối. lưu ý khi bảo vệ tên miền của bạn
  • Đăng ký tên miền tại nhà cung cấp uy tín, được khách hàng đánh giá cao.
  • Cẩn trọng trong việc cung cấp thông tin
  • Lưu trữ tên miền cẩn thận, tạo mật khẩu tên miền mạnh, kết hợp giữa chữ hoa và chữ thường với các ký tự đặc biệt.
  • Cập nhật thông tin liên hệ, địa chỉ Email mới vào hệ thống, khi có nhu cầu thay đổi thông tin liên hệ.
  • Cung cấp địa chỉ Email sử dụng khi đăng ký tên miền
Như vậy, ở bài viết này thì MONA Host cũng đã chia sẻ tới cho bạn các phương pháp bảo vệ tên miền tránh khỏi những rủi ro Hacker xâm nhập và đánh cắp. Mong rằng với các thông tin mà chúng tôi mang tới cho bạn ở bài viết này sẽ giúp bạn có những kiến thức hữu ích trong việc bảo mật domain.

MONA.Host

Các trạng thái tên miền trên hệ thống Whois
11 Tháng Sáu, 2024
Các Trạng Thái Tên Miền (Domain Domain Status Code)
Khi bạn thực hiện tra cứu whois một tên miền nào đó. Kết quả sẽ trả lại cho bạn những thông tin trạng thái tên miền mà bạn đang tra cứu. Thông qua trạng thái tên miền (Domain Status Code) bạn sẽ biết được hiện trạng tên miền đang hoạt động ra sao sau khi đăng ký được đưa vào hoạt động. Cùng Mona Host tìm hiểu về ý nghĩa của các trạng thái tên miền trong bài viết này nhé.

Các trạng thái tên miền tại Đơn vị Cấp phát tên miền (Registry)

Trạng thái Ý nghĩa Bạn nên hành động như thế nào khi tên miền rơi vào trạng thái này?
OK/active Thể hiện trạng thái tên miền đang hoạt động bình thường sau khi đăng ký. Yêu cầu nhà đăng ký của bạn thiết lập các trạng thái hạn chế như clientTransferProhibited (cấm chuyển đổi nhà đăng ký), clientDeleteProhibited (cấm xóa) và clientUpdateProhibited (cấm cập nhật) để giúp ngăn chặn việc chuyển đổi, xóa hoặc cập nhật trái phép tên miền của bạn.
AddPeriod Trong vài ngày đầu sau khi tên miền vừa mới được đăng ký sẽ hiển thị trạng thái này. Không có vấn đề nào phát sinh với tên miền. Đây là trạng thái được đặt sau vài ngày đầu khi tên miền đã được đăng ký.
AutoRenewPeriod Thời gian đăng ký gia hạn tên miền tự động. Trạng thái này  cho phép nhà đăng ký duy trì hoặc hủy việc gia hạn tên miền nhưng phải bỏ ra một khoản phí để chi trả một khoản phí cho nhà cung cấp Sau khi tên miền được tự động gia hạn, trạng thái này sẽ được áp dụng trong một khoảng thời gian giới hạn. Nếu không muốn trả phí gia hạn, bạn chỉ cần liên hệ với nhà đăng ký để được hỗ trợ.
Inactive Đây là trạng thái cho biết tên miền đã được đăng ký nhưng tên miền chưa kết nối được với Name Server. Nếu trạng thái này diễn ra trong vài ngày thì bạn có thể liên hệ trực tiếp với nhà đăng ký để yêu cầu xử lý, khắc phục sự chậm trễ để đưa tên miền vào hoạt động. Khi tên miền rơi vào trạng thái này trong vài ngày, hãy liên hệ với nhà đăng ký để yêu cầu xử lý sự chậm trễ trong quá trình kích hoạt tên miền.
PendingCreate Đây là trạng thái báo tên miền đang chờ đăng ký Yêu cầu tạo tên miền đã được xác nhận và đang trong quá trình xử lý.
PendingDelete Trạng thái này là tên miền đã hết hạn đăng kỹ và chuẩn bị xóa. Chờ tên miền trở về trạng thái tự do, sau đó bạn có thể đăng ký lại theo chính sách của cơ quan đăng ký.
PendingRenew Hiển thị trạng thái này có nghĩa là tên miền đang chờ gia hạn Yêu cầu để gia hạn tên miền của bạn đã được tiếp nhận và đang trong giai đoạn quá trình xử lý.
PendingRestore Trạng thái này xuất hiện khi tên miền đã hết hạn và chờ về trạng thái khôi phục. Và nếu như trong thời gian này, nhà đăng ký không thực hiện bất kỳ yêu cầu khôi phục nào thì tên miền sẽ trở về trạng thái RedemptionPeriod. Trong trường hợp này việc của bạn là liên hệ với nhà đăng ký để được xử lý. Theo dõi tên miền của bạn trong 7 ngày để xác minh nhà đăng ký đã thực hiện yêu cầu khôi phục lại tên miền. Nếu tên miền chuyển về trạng thái redemptionPeriod, hãy liên hệ ngay với nhà đăng ký để được hỗ trợ.
PendingTransfer Đây là trạng thái cho biết tên miền đang chờ chuyển đổi nhà đăng ký. Với trường hợp này, nếu bạn không có nhu cầu chuyển đổi tên miền thì hãy liên hệ với nhà đăng ký để yêu cầu họ từ chối yêu cầu chuyển tên miền và đưa về trạng thái cấm chuyển đổi nhà đăng ký (clientTransferProhibited) Nếu bạn không muốn chuyển đổi tên miền, hãy liên hệ với nhà đăng ký để yêu cầu họ từ chối yêu cầu chuyển tên miền và đặt trạng thái clientTransferProhibited (Cấm chuyển đổi nhà đăng ký).
PendingUpdate Khi hiển thị trạng thái này đồng nghĩa với tên miền đang chờ cập nhật. Bạn hãy liên hệ với nhà đăng ký để được xử lý nếu như không có bất cứ yêu cầu cập nhất nào. Nếu bạn không yêu cầu cập nhật thêm thông tin, hãy liên hệ với nhà đăng ký để được hỗ trợ.
RedemptionPeriod Đây là trạng thái tên miền đã hết hạn và nếu như muốn tiếp tục sử dụng bạn phải đóng phí chuộc để nhà đăng ký khôi phục tên miền. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn giữ tên miền của mình không bị xóa thì phải liên hệ ngay với nhà đăng ký để được giải quyết. Nếu bạn muốn giữ tên miền của bạn không bị xóa, bạn hãy liên hệ ngay với nhà đăng ký trước khi tên miền bị xóa. Thông thường thời gian chờ sẽ kéo dài trong 30 ngày.
RenewPeriod Trạng thái này cho biết tên miền được gia hạn. Đây là trạng thái được đặt trong một khoảng thời gian gia hạn để bạn xác nhận gia hạn tên miền với nhà đăng ký. Trạng thái này được áp dụng trong một khoảng thời gian giới hạn để xác nhận gia hạn tên miền với nhà đăng ký.
ServerDeleteProhibited Đây là trạng thái ngăn tên miền bị xóa. Trạng thái này thường được áp dụng trong các trường hợp tranh chấp pháp lý, theo yêu cầu hoặc khi có trạng thái redemptionPeriod. Đây không phải là một trạng thái phổ biến, chúng thường được ban hành trong các trường hợp xảy ra tranh chấp pháp lý theo yêu cầu của bạn hoặc khi có trạng thái RedemptionPeriod. Để gỡ bỏ được trạng thái này bạn phải liên hệ với nhà đăng ký tên miền.
ServerHold Đây là trạng thái tên miền không được kích hoạt trong DNS. Với trạng thái này bạn phải liên hệ với nhà đăng ký tên miền để kiểm tra thông tin.
ServerRenewProhibited Trạng thái này cho biết tên miền không thể được gia hạn Nếu muốn gỡ bỏ trạng thái này, hãy yêu cầu với nhà đăng ký để liên hệ với cơ quan cấp phát. Quá trình này có thể mất nhiều thời gian hơn so với trạng thái clientRenewProhibited, do đó bạn cần kiên nhẫn chờ họ xử lý yêu cầu.
ServerTransferProhibited Đây là trạng thái không cho phép Transfer tên miền Đây cũng là một trạng thái không phổ biến, thường được áp dụng trong các trường hợp tranh chấp pháp lý hoặc theo yêu cầu. Bạn phải liên hệ với nhà đăng ký nếu muốn gỡ bỏ trạng thái này.
serverUpdateProhibited Trạng thái này sẽ không cho phép cập nhật tên miền Đây cũng là một trạng thái không gặp phổ biến, thường sẽ được áp dụng trong các trường hợp tranh chấp pháp lý hoặc theo yêu cầu. Bạn phải liên hệ với nhà đăng ký nếu muốn gỡ bỏ trạng thái này.
TransferPeriod Trạng thái này cho phép sau khi Transfer tên miền thành công thì nhà đăng ký mới có thể yêu cầu nhà cung cấp xóa tên miền Trạng thái này sẽ được áp dụng trong một khoảng thời gian giới hạn sau khi bạn chuyển tên miền sang nhà đăng ký mới. Nếu bạn không yêu cầu chuyển tên miền, hãy liên hệ với nhà đăng ký ban đầu để kiểm tra, nhằm tránh bị mất tên miền.

Các trạng thái tên miền tại Nhà đăng ký tên miền (Registrar)

Trạng thái Ý nghĩa Bạn nên hành động như thế nào khi tên miền rơi vào trạng thái này?
ClientDeleteProhibited Đây là trạng thái cấm hủy Domain có nghĩa là không cho phép xóa tên miền Trạng thái này cho biết bạn không thể xóa tên miền đồng thời giúp giúp ngăn chặn việc xóa tên miền một cách trái phép do chiếm quyền điều khiển hoặc gian lận.
ClientHold Trạng thái này có nghĩa là tạm ngừng tên miền hay trạng thái Suspend Khi hiển thị trạng thái này thì DNS tên miền của bạn sẽ không hoạt động. Nếu là tên miền Việt Nam có thể do bạn chưa hoàn thành hồ sơ đăng ký nên bị khóa ở cấp nhà đăng ký. Muốn gỡ bỏ trạng thái này bạn hãy liên hệ với nhà đăng ký để được hỗ trợ.
ClientRenewProhibited Khi xuất hiện trạng thái này thì đồng nghĩa với cấm gia hạn tên miền hay không cho phép gia hạn tên miền Đây cũng là một trạng thái không phổ biến và thường được ban hành trong các tranh chấp pháp lý. Để có thể giải quyết vấn đề này, bạn cần liên hệ nhà đăng ký hoặc nếu bạn chỉ muốn gia hạn thì hãy yêu cầu đăng ký của mình xóa bỏ trạng thái này.
ClientTransferProhibited Trạng thái Cấm chuyển đổi nhà đăng ký hay không cho phép Transfer tên miền Trạng thái này cho biết bạn không thể chuyển đổi nhà đăng ký tên miền. Điều này  ngăn chặn việc chuyển đổi tên miền trái phép do chiếm quyền điều khiển hoặc lừa đảo. Trong trường hợp bạn muốn chuyển đổi tên miền của mình bạn cần liên hệ với Nhà đăng ký và yêu cầu họ xóa bỏ trạng thái này.
ClientUpdateProhibited Đây là trạng thái cấm cập nhật thông tin hay thái không cho phép cập nhật thông tin tên miền Trạng thái này cho bạn biết bạn không thể cập nhật tên miền, từ đó giúp ngăn chặn các cập nhật tên miền trái phép do gian lận. Nếu muốn cập nhật tên miền của mình bạn cần liên hệ với nhà đăng ký để yêu cầu họ xóa bỏ trạng thái này.

Câu hỏi thường gặp liên quan về tên miền

Whois nghĩa là gì?

Whois là một công cụ truy vấn được sử dụng để tra cứu thông tin về bất kỳ tên miền nào trên internet. Thông qua công cụ tra cứu Whois bạn có thể nắm được những dữ liệu liên quan về tên miền như chủ thể tên miền, đơn vị cấp phát hay một vài trạng thái của tên miền.

Làm thế nào để kiểm tra tên miền chưa được đăng ký?

Để kiểm tra tên miền trước khi đăng ký bạn hãy theo dõi các bước dưới đây:
  • Truy cập vào website app.mona.host
  • Sau đó, hãy nhập tên miền bạn cần đăng ký vào ô tìm kiếm và nhấn chọn “ Kiểm tra tên miền
  • Sau đó, bạn sẽ thấy được ô kết quả trạng thái tên miền đã được đăng ký hay chưa

Làm thế nào để nhận gợi ý tên miền từ MONA AI?

Để nhận gợi ý tên miền độc đáo, sáng tạo và phù hợp với cá nhân hay doanh nghiệp từ MONA AI, bạn hãy theo dõi các bước sau:
  • Đầu tiên, bạn truy cập vào app.mona.host
  • Sau đó, tại ô mô tả tên miền, bạn hãy nhập từ khóa mô tả liên quan đến lĩnh vực, tên thương hiệu hay các từ khóa về dự án,...và bấm chọn Tạo tên miền
  • Bạn sẽ nhận được hàng loạt gợi ý tên miền sáng tạo từ MONA AI.
Trên đây là những trạng thái tên miền mà bạn có thể gặp phải trong quá trình đăng ký và sử dụng. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn không còn hoang mang khi rơi vào các trường hợp trên.  

Võ Nguyên Thoại

Cách Chọn Tên Miền Đẹp, Phù Hợp Cho Website
29 Tháng Năm, 2024
Cách Chọn Tên Miền Đẹp Và Chuẩn SEO Cho Website Doanh Nghiệp
Lựa chọn tên miền đẹp và phù hợp cho website doanh nghiệp là bước quan trọng để xây dựng thương hiệu trực tuyến. Qua bài viết dưới đây MONA Host sẽ hướng dẫn các bạn cách chọn tên miền để SEO đơn giản nhưng hiệu quả, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa khả năng tiếp cận khách hàng và tạo dựng sự hiện diện mạnh mẽ trên internet, đồng thời nâng cao giá trị thương hiệu.

Lợi ích của lựa chọn đăng ký tên miền chuẩn SEO và đẹp

Đăng ký tên miền là bước không thể thiếu mà các chủ sở hữu website cần tiến hành để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả cao. Khi lựa chọn đăng ký tên miền phù hợp, chuẩn SEO, doanh nghiệp sẽ có được những lợi thế cạnh tranh nhất định so với các đối thủ khác trên thị trường: Lợi ích của lựa chọn đăng ký tên miền chuẩn SEO và đẹp
  • Đăng ký tên miền phù hợp sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng: Chỉ khi sở hữu tên miền, doanh nghiệp mới có thể đăng tải thông tin sản phẩm lên trang web, từ đó khách hàng mới có thể tiếp cận và tìm hiểu. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, để tối ưu hóa việc tiếp cận khách hàng tiềm năng và tăng cường hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp nên lựa chọn tên miền ngắn gọn, thân thiện và dễ nhớ, mang ý nghĩa liên quan đến thương hiệu và lĩnh vực kinh doanh của mình.
  • Đăng ký tên miền giúp doanh nghiệp duy trì và bảo vệ thương hiệu của mình: Biết cách chọn tên miền đẹp và đúng với tên thương hiệu cũng đồng nghĩa với việc tên miền doanh nghiệp của bạn được pháp luật bảo hộ. Điều này đảm bảo các cá nhân và tổ chức khác không thể sử dụng tên miền này cho bất kỳ mục đích hay hoạt động nào khác.

Cách chọn tên miền chuẩn SEO cho website

Như đã đề cập ở trên, tên miền đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng và tạo dựng uy tín doanh nghiệp trên internet. Dưới đây là tổng hợp những cách chọn tên miền tối ưu SEO cho website mà bạn nên biết để áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

Chọn tên miền có chứa từ khóa

Từ khóaphương thức nhận diện nhanh nhất để người dùng nắm bắt được lĩnh vực kinh doanh của bạn ở trên internet. Khi sử dụng từ khóa bên trong tên miền, công cụ tìm kiếm sẽ hiểu được những nội dung website của bạn đang truyền tải, từ đó đề xuất đến những khách hàng tiềm năng trong tương lai. Có thể lấy ví dụ như bạn kinh doanh điện thoại, laptop thì những tên miền dienthoaigiakho.vn, laptopgiasi.vn,... là những tên miền có từ khoá cực kỳ phù hợp cho sản phẩm của bạn. Chọn tên miền có chứa từ khóa Bên cạnh đó, nội dung chất lượng và trải nghiệm người dùng tối ưu cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chúng sẽ kết hợp cùng từ khóa trong tên miền để hỗ trợ nâng cao xếp hạng trang web của bạn trên công cụ tìm kiếm Google. Tuy nhiên, để đặt được tên miền bằng cách này lại không hề đơn giản. Nếu không cẩn thận, tên miền sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng nhồi nhét từ khóa.

Chọn tên miền ngắn gọn và dễ phát âm, dễ nhớ phù hợp với thương hiệu

Lựa chọn tên miền ngắn gọn, dễ phát âm và dễ nhớ từ lâu luôn là ưu tiên của bất kỳ thương hiệu nào kinh doanh trên internet. Những tên miền như vậy không chỉ tạo ra một ấn tượng tích cực ngay, mà còn giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ thương hiệu và thuận lợi cho việc tìm kiếm ở những lần tiếp theo. Chọn tên miền ngắn gọn và dễ phát âm Ngược lại, việc lựa chọn tên miền không rõ ràng hoặc quá dài không chỉ làm cho khách hàng khó nhớ mà còn gây khó khăn trong việc truy cập website của bạn. Điều này có thể ảnh hưởng đến nhận diện thương hiệu cũng như khả năng tiếp cận khách hàng. Ví dụ: ndt.vn (Trang báo điện tử Người Đưa Tin) là tên miền ngắn nhưng chưa thực sự phù hợp. Thay vào đó, chúng ta có thể sử dụng nguoiduatin.vn.

Ưu tiên đặt tên miền cấp 1 (top-level domain)

Doanh nghiệp nên cần ưu tiên đặt những tên miền cấp 1 vì tầm ảnh hưởng của tên miền quốc tế này có thể mang lại nhiều lợi ích hơn so với những tên miền cấp 2, cấp 3. Ưu tiên đặt tên miền cấp 1 (top-level domain) Đặc biệt các tên miền cấp 1 như .com hay .net là những tên miền được đánh giá cao về độ tin cậy. Nhờ đó, việc tối ưu hóa SEO trên website cũng trên thuận tiện hơn. Ví dụ:  Tên miền cấp 1: tuhoc.com Tên miền cấp 2: tuhoc.vn Tên miền cấp 3: tuhoc.hn.vn

Đặt các tên miền dễ viết, tránh gây nhầm lẫn

Việc vô tình đặt những tên miền gây khó khăn cho việc phát âm hay khi đánh máy là điều không hiếm gặp. Khi sử dụng bộ Unikey để gõ, người dùng có thể gặp bất tiện khi phải nhập các chữ S, R, J, F hai lần để tránh xuất hiện thanh dấu sắc, hỏi, nặng, ngã trong Tiếng Việt. Ngoài ra còn là các từ aa thành â, dd thành đ, ee thành ê,... Đặt các tên miền dễ viết, tránh gây nhầm lẫn Bên cạnh đó, nếu tên miền quá dài và phức tạp sẽ khiến người dùng có thể đọng lại những thiện cảm không tốt về thương hiệu của bạn và không tiếp tục duy trì truy cập ở những lần tiếp theo.

Lựa chọn tên miền dựa theo vị trí local

Trong các thuật toán của Google, địa lý cũng là một trong những phần được họ chú trọng. Bạn cũng nên chú ý đến vấn đề này khi chọn tên miền. Nếu bạn muốn tạo lập một trang web cho thuê trọ tại Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể đặt tên miền để SEO website là thuetrogiaresaigon.com. Lựa chọn tên miền dựa theo vị trí local Cách làm này không chỉ giúp người dùng dễ nhớ, chuẩn hóa SEO mà những khách hàng tại địa điểm đó cũng sẽ dành sự ưu tiên truy cập nhiều hơn.

Cách chọn đuôi tên miền phù hợp

Thông thường, các đuôi miền như tên miền .com, .net, .org, .vn luôn được đa số các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng không chỉ vì tính chuyên nghiệp mà nó còn phù hợp với mọi lĩnh vực kinh doanh cũng như cho người dùng biết về mục đích và tính chất của trang web: Chọn đuôi tên miền phù hợp
  • Tên miền.com: Đây là loại tên miền phổ biến nhất hiện nay, chiếm số lượng lớn, trong đó .com mang ý nghĩa Commercial là thương mại phù hợp cho mọi đối tượng từ cá nhân đến doanh nghiệp.
  • Tên miền .net: Với ý nghĩa network, loại tên miền này thường được sử dụng cho các nhà mạng cung cấp dịch vụ về website và internet.
  • Tên miền .org: Tên miền .org được viết tắt của từ Organization mang ý nghĩa tổ chức, loại tên miền này thường được sử dụng cho các tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ.
  • Tên miền .info: Được viết tắt từ Information, loại tên miền này thường được sử dụng để chứa dữ liệu và tài nguyên của website.
  • Tên miền .vn: Tên miền được cấp bởi VNNIC – Trung tâm Internet Việt Nam. Đây là tên miền được khuyên dùng cho mọi lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là những thương hiệu hoạt động chủ yếu tại Việt Nam.

Tránh tên miền gây hiểu lầm, tranh chấp hoặc bản quyền

Khi lựa chọn tên miền cho website của bạn, bạn hãy cố gắng tìm ra một cái tên phù hợp với thương hiệu của mình. Việc tránh những tên gây hiểu lầm, tranh chấp hoặc vi phạm bản quyền có thể dẫn đến các vấn đề pháp lý nghiêm trọng và gây thiệt hại đến hình ảnh của doanh nghiệp. Tránh tên miền gây hiểu lầm, tranh chấp hoặc bản quyền Nếu đang gặp khó khăn trong việc suy nghĩ cách chọn tên miền, bạn nên mở rộng phạm vi suy nghĩ để tìm kiếm các tên miền có ý nghĩa tương tự. Đồng thời, hãy tham khảo tên miền của những đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực, vừa để có thêm ý tưởng vừa tránh trùng lặp khi bạn quyết định mua tên miền mới.

Cách chọn tên miền hay và ý nghĩa dựa theo thương hiệu

Khi chọn tên miền, bạn cần xem xét cẩn thận về ý nghĩa và mức độ phù hợp với thương hiệu của mình. Một tên miền phản ánh sứ mệnh, giá trị và tính cách của thương hiệu sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhớ và tìm kiếm địa chỉ của bạn: Chọn tên miền hay và ý nghĩa dựa theo thương hiệu
  • Chọn tên miền theo sản phẩm
Ví dụ: Công ty bạn kinh doanh mặt hàng áo thun, bán có thể đăng ký tên miền theo tên sản phẩm: aothundep.com.
  • Chọn tên miền theo thương hiệu công ty:
Ví dụ: Công ty bạn tên là Mắt Kính DBP. Bạn có thể lựa chọn tên miền: matkinhdbp.com/ matkinhdbp.vn.
  • Chọn tên miền theo lĩnh vực kinh doanh:
Ví dụ: Công ty bạn kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ nói chung, bao gồm cả điện thoại, máy tính bàn, laptop, tai nghe,... Bạn có thể đặt tên cho website là: congnghehay.com

Đăng ký các tên miền bao quanh tên miền chính

Nếu có điều kiện, bạn hãy lựa chọn đăng ký tên miền bao quanh tên miền chính. Bạn nên ưu tiên tên miền với các đuôi quan trọng như: “.com”, “.vn”, “.com.vn”,... Việc sở hữu nhiều tên miền liên quan đến tên miền chính giúp bảo vệ thương hiệu của bạn khỏi việc bị đánh cắp hoặc lạm dụng. Bằng cách này, bạn có thể ngăn chặn việc người khác sử dụng các tên miền tương tự để lừa đảo hoặc đánh cắp dữ liệu của bạn. Đăng ký các tên miền bao quanh tên miền chính Ví dụ: Bạn đã có một trang web với tên miền square.com. Bạn có thêm đăng ký thêm các tên miền như: square.vn, square.com.vn.

Tra cứu lịch sử tên miền trước khi mua

Một bước nên có trước khi mua tên miền là bạn hãy tra cứu tên miền. Nhờ vậy, bạn có thể phát hiện ra những thông tin quan trọng như liệu tên miền đã từng bị sử dụng để gửi thư rác hay các hoạt động gian lận trước đây chưa. Tra cứu lịch sử tên miền trước khi mua Điều này giúp bạn tránh được những vấn đề tiềm ẩn và đảm bảo rằng bạn đang đầu tư vào một tên miền sạch và uy tín.

Tránh chọn các tên miền có chứa ký tự đặc biệt

Các ký tự đặc biệt như dấu gạch ngang, gạch dưới, hoặc dấu chấm có thể gây nhầm lẫn cho người dùng khi họ cố gắng nhập địa chỉ website của bạn để vào trình duyệt. Điều này có thể dẫn đến việc mất khách hàng hoặc giảm hiệu suất trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Tránh chọn các tên miền có chứa ký tự đặc biệt Nếu so sánh giữa hai tên miền so-tu-nhien.com với sotunhien.com, rõ ràng việc thêm dấu gạch gang (-) khiến người dùng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc nhập địa chỉ, đồng thời làm giảm tính thẩm mỹ của tên miền.

Cách chọn tên miền độc đáo, sáng tạo và chuyên nghiệp

Không chỉ vậy, việc tìm ra cách chọn tên miền phù hợp luôn cần phải được xem xét một cách cẩn thận. Bạn cần đảm bảo rằng tên miền của bạn không trùng với bất kỳ trang web hoặc blog nào khác đã tồn tại trên internet. Việc này không chỉ giúp tránh nhầm lẫn với các trang web khác mà còn giảm thiểu rủi ro pháp lý liên quan đến việc vi phạm bản quyền hoặc thương hiệu. Chọn tên miền độc đáo, sáng tạo và chuyên nghiệp Tên miền chuyên nghiệp cũng sẽ tạo ấn tượng tốt trong mắt người dùng, góp phần tăng độ tin cậy và uy tín cho thương hiệu doanh nghiệp của bạn.

Mở rộng chọn tên miền đa chủ đề

Cách chọn tên miền đa chủ đề có nghĩa là bạn có thể mở rộng phạm vi nội dung kinh doanh trên website của mình. Mở rộng chọn tên miền đa chủ đề Một ví dụ cụ thể là nếu bạn đang kinh doanh cửa hàng quần áo nhưng trong tương lai mong muốn mở rộng thêm các phụ kiện như: giày, dép, túi xách,..., bạn có thể đặt tên miền liên quan đến từ khóa “thời trang” thay vì “quần áo”.

Hướng dẫn cách chọn đuôi tên miền phù hợp với lĩnh vực doanh nghiệp

Để chọn được một tên miền đẹp, dễ nhớ và có hiệu suất tốt trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) cho trang web kinh doanh của bạn, việc quan trọng không chỉ nằm ở phần tên miền mà còn ở phần đuôi domain. Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể tham khảo:
  • Đưa ra quyết định dựa trên điều kiện cụ thể
Hiện nay, có rất nhiều đuôi tên miền khác nhau, và việc lựa chọn phụ thuộc vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động và mục tiêu sử dụng. Trong số đó, “.com” và “.vn” được xem là lựa chọn phổ biến và được nhiều người ưa chuộng nhất.
  • Tùy chỉnh theo hoạt động của trang web
Tùy thuộc vào lĩnh vực mà trang web của bạn hoạt động, bạn có thể lựa chọn đuôi tên miền phù hợp nhằm tối đa hóa hiệu quả và tạo điểm nhấn độc đáo, dễ nhớ và dễ tìm kiếm. Ví dụ, nếu bạn tạo trang web về giáo dục, đuôi “.edu” là một lựa chọn phù hợp.
  • Đóng góp vào việc tối ưu hóa SEO
Để chọn tên miền hỗ trợ SEO tốt, không chỉ cần xem xét về việc định danh địa lý và lĩnh vực kinh doanh mà còn cần phải chọn đuôi tên miền mà công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận biết và ưu tiên. Ví dụ, nếu trang web của bạn phục vụ cho thị trường Việt Nam, đuôi “.vn” sẽ là lựa chọn hợp lý nhất.

Nên chọn tên miền chứa từ khoá SEO hay chọn tên miền theo thương hiệu doanh nghiệp?

Có rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề "Cách chọn tên miền chứa từ khóa SEO hay nên theo thương hiệu" mới hiệu quả. Đối với những người lựa chọn tên miền có chứa từ khóa SEO, họ ưu tiên và cho rằng việc sử dụng tên miền chứa từ khóa sẽ giúp website nhanh lên hạng hơn. Còn đối với doanh nghiệp lựa chọn tên miền có chứa thương hiệu, việc có xuất hiện từ khóa trong tên miền hay không không phải là yếu tố cốt lõi. Khi sở hữu tên miền theo thương hiệu bạn có thể thể hiện được bản sắc riêng của doanh nghiệp, giúp hình ảnh của thương hiệu có thể đi sâu vào tâm trí khách hàng. Tùy vào mục đích, hoàn cảnh, lĩnh vực kinh doanh, bạn có thể lựa chọn giữa một trong hai. Tuy nhiên, bạn vẫn nên ưu tiên lựa chọn tên miền theo thương hiệu nếu muốn phát triển hình ảnh kinh doanh lâu dài. Người dùng sẽ luôn cảm thấy tin tưởng về một tên thương hiệu khi bắt đầu tìm kiếm một sản phẩm nào đó. Tên miền chỉ là một trong những thành phần của SEO, bạn hoàn toàn có thể bù trừ vào phần thiếu hụt từ khóa ở tên miền bằng nhiều yếu tố khác.

Đăng ký tên miền ở đâu uy tín, chất lượng?

Rõ ràng tên miền đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến người dùng của doanh nghiệp. Vậy nên trước hết, bạn cần quan tâm đến việc lựa chọn một nơi cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền uy tín, đáp ứng đầy đủ nhu cầu mà doanh nghiệp bạn cần. Đăng ký tên miền uy tín tại MONA Host MONA Host đang là một trong số những đơn vị đăng ký tên miền chất lượng nhất hiện nay. Với kinh nghiệm khi đã phục vụ cho đa dạng các tệp khách hàng trong nhiều năm trở lại đây, dịch vụ mua tên miền domain tại MONA Host luôn được đánh giá cao bởi nhiều ưu điểm:
  • Chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng: Sự phát triển và hài lòng của khách hàng là mục tiêu quan trọng nhất của MONA Host.
  • Hỗ trợ khách hàng 24/7: Hỗ trợ, giải quyết các vấn đề phát sinh mà khách hàng gặp phải nhanh chóng, kịp thời và chuẩn xác.
  • Hệ thống quản trị thông minh và chuyên nghiệp: MONA Host luôn cập nhật Công nghệ mới nhất với khả năng bảo mật tối đa và tốc độ nhanh nhất, hoạt động tốt đa dạng nền tảng.
  • Thanh toán thuận tiện và bảo mật: Hệ thống thanh toán luôn hướng đến sự bảo mật tuyệt đối và thuận tiện nhất cho khách hàng.
  • Nhận ngay những ưu đãi khi đăng ký dịch vụ đi kèm như web hosting, vps, email doanh nghiệp và giải pháp digital marketing toàn diện.
Lựa chọn tên miền cho website có thể là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong doanh nghiệp của bạn. Nếu bạn còn băn khoăn về cách chọn tên miền tối ưu cho seosao cho tối ưu hay đăng ký tên miền ở đâu uy tín thì MONA Host hoàn toàn đảm bảo sự an toàn, tin cậy và chất lượng để nâng tầm website doanh nghiệp của bạn.

Võ Nguyên Thoại

Tất cả bài viết
Cloud Native là gì? Những nguyên tắc kiến trúc trong Cloud Native
31 Tháng Ba, 2023
Cloud Native là gì? Những nguyên tắc kiến trúc trong Cloud Native
Hiện nay, khi thời đại số hoá đang bùng nổ, nhiều ứng dụng công nghệ ra đời để phục vụ cho nhu cầu của con người. Trong lĩnh vực mạng máy tính, không thể không kể đến giải pháp đám mây hay còn biết đến với thuật ngữ là Cloud Native. Vậy Cloud Native là gì? Bài viết dưới đây Mona Host sẽ cung cấp những thông tin chính xác nhất giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ này.

Cloud Native là gì?

Cloud Native là cách tiếp cận trong xây dựng và vận hành các ứng dụng để khai thác ưu điểm của mô hình điện toán đám mây. Doanh nghiệp sẽ có thể triển khai các ý tưởng đến thị trường nhanh hơn và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng dựa trên ứng dụng Cloud Native. Nói cụ thể hơn thì doanh nghiệp được phép chạy các ứng dụng có thể mở rộng trong các môi trường như Public Cloud, Private Cloud và Hybrid Cloud. Các nhà cung cấp Cloud hàng đầu hiện nay cho phép cung cấp các công cụ đám mây để các nhà phát triển giảm bớt tác vụ vận hành, từ đó xây dựng ứng dụng nhanh hơn. >> Tham khảo một số bài viết có ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trước đây của chúng tôi:

Lý do nên ứng dụng Cloud Native?

Việc xây dựng các dịch vụ và ứng dụng, tận dụng nhiều lợi ích của điện toán đám mây chính là bản chất của Cloud Native. Vậy nên ứng dụng này sẽ mang đến nhiều lợi thế như: Tiết kiệm chi phí hạ tầng, khả năng mở rộng quy mô nhanh chóng, khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu. Đặc biệt với các startup công nghệ thì ứng dụng Cloud Native là một trong những nền tảng quan trọng đảm bảo các doanh nghiệp này dễ dàng đạt thành công. Các chương trình này được thiết kế cho kiến trúc Cloud Computing với những lợi ích sau:
  • Tính độc lập: Giúp bạn có thể xây dựng các ứng dụng Cloud Native độc lập với nhau và quản lý cũng như triển khai chúng một cách riêng lẻ.
  • Khả năng hồi phục: Trong trường hợp cơ sở hạ tầng ngừng hoạt động, ứng dụng Cloud Native được thiết kế tốt có thể tồn tại và luôn online dù bất kỳ điều gì xảy ra đi nửa.
  • Standards - based: Các dịch vụ Cloud Native dựa trên nguồn mở và công nghệ đạt tiêu chuẩn. Vậy nên không chỉ có khả năng tương tác và di chuyển khối lượng công việc, dịch vụ Cloud Native còn giảm tình trạng nhà cung cấp bị khoá và tăng tính linh động.
  • Tự động hoá: Các ứng dụng Cloud Native cho phép điều phối, quản lý và tự động hóa toàn bộ cơ sở hạ tầng cho đến các ứng dụng. Đặc biệt các nhà phát triển có thể cải tiến cho ứng dụng mà không làm gián đoạn trải nghiệm người dùng.
  • Không Downtime: Nhờ trình điều phối container, người dùng có thể triển khai bản cập nhật phần mềm, từ đó về cơ bản sẽ không có thời gian chết (downtime) xảy ra.

Các dịch vụ của Cloud Native

Vậy các dịch vụ của Cloud Native là gì? Trong nội dung dưới đây, Mona Host sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này. Hiện có 6 dịch vụ Cloud Native chính, bao gồm:

Container Registry

Container Registry - Dịch vụ của Cloud Native Dịch nghĩa sang tiếng Việt của dịch vụ này là “Đăng ký container". Nổi trội hơn cả là dịch vụ OCI Container Registry - Dịch vụ đăng ký Docker do Oracle quản lý dựa trên standards-base để lưu trữ và chia sẻ hình ảnh một cách an toàn. Với dịch vụ này các kỹ sư có thể dễ dàng đẩy và kéo hình ảnh Docker với giao diện dòng lệnh Docker và API.

Notification

OCI Notifications được hiểu là dịch vụ Publish/Subscribe có lantacy thấp, khả dụng cao, gửi cảnh báo và tin nhắn đến Oracle, Cloud Functions, Email, SMS,... Notifications sẽ giúp xây dựng các ứng dụng Cloud Native có khả năng scale và rất đáng tin.

Streaming

Dịch vụ OCI Streaming của Cloud Native là gì? Đây là nền tảng phát trực tuyến sự kiện, tương thích với Apache Kafka dành cho các nhà phát triển và nhà khoa học dữ liệu. Với dịch vụ quản lý sự kiện streaming này giúp nhập, lưu trữ và xử lý dữ liệu phát trực tuyến theo thời gian thực trên quy mô lớn.

Container Engine

Container Engine for Kubernetes (OKE) là dịch vụ điều phối container do Oracle quản lý. Dịch vụ này giúp giảm thời gian và chi phí để xây dựng các ứng dụng Cloud Native hiện đại. Đây có thể được xem là dịch vụ miễn phí chạy trên các máy tính hiệu suất cao, chi phí thấp.

Functions

Oracle Cloud Functions là nền tảng serverless cho các nhà phát triển tạo, chạy và mở rộng các ứng dụng mà không cần phải quản lý cơ sở hạ tầng. Code dựa trên Functions thường chạy trong khoảng thời gian ngắn và khách chỉ trả tiền cho các tài nguyên mà họ sử dụng.

Những nguyên tắc kiến trúc trong Cloud Native

Sau khi hiểu về định nghĩa của Cloud Native là gì, chúng ta cần quan tâm đến những nguyên tắc kiến trúc trong Cloud Native:

Thiết kế tự động hoá

Tự động hoá chính là nguyên tắc kiến trúc đầu tiên khi nhắc đến Cloud Native. Giải pháp đám mây này giúp việc tự động hoá cơ sở hạ tầng trở nên dễ dàng hơn. Tự động hoá buộc bạn phải có khoản trả trước cao hơn nhưng chúng thực sự mang lại hiệu quả trong việc phục hồi và tăng hiệu suất của hệ thống. Một số lĩnh vực có thể tự động hoá các hệ thống Cloud Native:
  • Cơ sở hạ tầng: Google Cloud Deployment Manager hay Terraform là một số công cụ được sử dụng để tự động hoá cơ sở hạ tầng.
  • Tích hợp liên tục: Tự động hóa việc xây dựng, thử nghiệm và triển khai các gói tạo hệ thống bằng cách sử dụng các công cụ như Google Cloud Build, Jenkins và Spinnaker.
  • Scale up và scale down: Tự động hóa hệ thống scaling để phản hồi khi hệ thống tải tăng lên hoặc xuống.
  • Giám sát và phục hồi tự động: Giảm sát và đăng nhập vào các hệ thống Cloud Native của mình ngay từ đầu.
Thiết kế tự động hoá

Nắm bắt trạng thái hệ thống

Có thể nói một cách dễ hiểu thì trạng thái hệ thống lưu trữ là dữ liệu của người dùng, ví dụ như có bao nhiêu instance đang chạy, phiên bản mã nào đang chạy trong sản xuất…Trạng thái hệ thống chính là khía cạnh khó nhất của việc xây dựng kiến trúc phân tán, Cloud Native. Vậy nên hãy xây dựng hệ thống có chủ đích về thời điểm, cách thức, trạng thái lưu trữ và stateless.

Ưu tiên các dịch vụ quản trị

Dịch vụ quản trị Cloud Native là gì? Thực tế giải pháp đám mây không chỉ bao gồm cơ sở hạ tầng mà còn có các dịch vụ quản trị đi kèm do các nhà cung cấp Cloud Native hỗ trợ. Có rất nhiều doanh nghiệp thận trọng khi tiếp cận với các dịch vụ Cloud Native bởi lo ngại sự phụ thuộc quá lớn vào một nhà cung cấp, từ đó có thể khó chuyển đổi khi cần. Tuy nhiên so với những lo ngại này thì dịch vụ quản trị mang lại nhiều lợi thế về thời gian và chi phí vận hành.

Chú trọng phòng thủ chuyên sâu

Nguyên tắc kiến trúc Cloud Native có nguồn gốc từ các dịch vụ trực tuyến, vậy nên có sẵn các biện pháp phòng thủ mối nguy từ bên ngoài. Nguyên tắc phòng thủ chuyên sâu của Cloud Native là cách sử dụng phương thức xác thực giữa từng thành phần.

Luôn kiểm tra kiến trúc

Luôn tiến hoá chính là đặc điểm của hệ thống Cloud Native. Mục tiêu hàng đầu của nguyên tắc kiến trúc này là tinh giản, cải thiện hiệu năng để đáp ứng những nhu cầu của tổ chức cũng như những thay đổi từ môi trường hay nhà cung cấp dịch vụ. Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc Cloud Native là gì. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về giải pháp đám mây này và biết cách chủ động ứng dụng cho chính doanh nghiệp mình.

Võ Nguyên Thoại

Webmail là gì? Hướng dẫn sử dụng Webmail hiệu quả
22 Tháng Ba, 2023
Webmail là gì? Hướng dẫn sử dụng Webmail hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều tổ chức hay cá nhân sử dụng Webmail. Webmail sở hữu những ưu và nhược điểm nhất định khi ứng dụng. Chúng cũng có cách sử dụng rất đơn giản nên được xem là một trong những công cụ phổ biến được nhiều người biết đến. Bài viết sau đây, Mona Host sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để giúp bạn hiểu rõ hơn Webmail là gìcách sử dụng Webmail sao cho hiệu quả.

Webmail là gì?

Webmail là dịch vụ quản lý email trực tuyến chạy trên nền tảng web và có thể sử dụng từ nhiều thiết bị. Sử dụng Webmail người dùng có quyền truy cập vào máy chủ email, đọc, gửi và nhận email. Một số tên tuổi lớn chuyên cung cấp ứng dụng để đáp ứng nhu cầu quản lý email trên thị trường phải kể đến như Outlook, Gmail.

Các tính năng nổi bật của Webmail

Các tính năng nổi bật của Webmail Sau khi đã tìm hiểu Webmail là gì, tiếp theo hãy cùng xem thử Webmail có những tính năng nổi bật gì mà khiến người yêu thích sử dụng như vậy.
  • Soạn email: Bạn có thể soạn thảo nội dung email và đính kèm hình ảnh, tệp và email khác.
  • Hộp thư: Quản lý các email đến trừ hộp thư rác. Trong tính năng này có mục hộp thư đi chuyên lưu trữ thư đã được gửi.
  • Thư nháp: Đây là mục lưu các thư gửi đi nhưng bị gián đoạn. Đa số các loại mail này không được lưu và không gửi đi, nó sẽ được chuyển vào hộp thư Nháp.
  • Hộp thư riêng: Đây là mục cho phép người sử dụng Web mail lưu các email quan trọng hoặc lưu theo chủ đề riêng biệt. Tính năng này hỗ trợ việc quản lý mail dễ dàng hơn.
  • Thư rác: Những email được xem là nguy hiểm, không an toàn sẽ tự động được chuyển tiếp vào mục thư rác. Hộp thư này được xoá định kỳ.
  • Gửi và nhận email: Tính năng này cho phép người sử dụng gửi và nhận email từ bất kỳ địa chỉ mail nào.
  • Tìm kiếm email: Tính năng này cho phép người dùng tìm email bằng việc sử dụng từ khoá, ngày, người gửi hoặc người nhận.
  • Quản lý email: Đây là tính năng cho phép tạo, quản lý các thư mục để lưu trữ email, đánh dấu email đã đọc hay chưa đọc, xóa hoặc khôi phục email từ thùng rác.
  • Đồng bộ hoá với các thiết bị khác: Việc đồng bộ hoá tài khoản Webmail với các thiết bị khác như điện thoại, máy tính giúp bạn có thể truy cập vào email từ bất kỳ thiết bị có kết nối internet nào.
  • Bảo mật: Các tính năng bảo mật được cung cấp như mã hoá email, xác thực người gửi và người nhận, chống spam và malware.
  • Các tính năng khác: Webmail còn sở hữu một số tính năng như tạo chữ ký riêng của bạn, thay đổi phông chữ, thay đổi giao diện quản trị.

Lợi ích khi sử dụng Webmail là gì?

  • Trải nghiệm tiện lợi: Chỉ cần kết nối internet, bạn có thể truy cập vào email một cách dễ dàng. Điều này giúp quá trình làm việc của người thường xuyên đi xa, đi công tác dễ dàng hơn. Hầu hết mọi thư, tin nhắn đều được lưu tập trung để dễ xem lại.
  • Miễn phí: Các nhà cung cấp Webmail như Google cho phép tạo tài khoản miễn phí. Đồng nghĩa với việc bạn sử dụng ứng dụng mà không tốn kém gì. Tuy nhiên nếu muốn trải nghiệm các dịch vụ cao cấp hơn thì phải trả phí để nâng cấp.
  • Dung lượng lưu trữ lớn: Các nhà sáng lập Webmail sẽ giới hạn dung lượng lưu trữ miễn phí. Nhưng đừng vội lo lắng bởi chúng được tính bằng GB nên bạn có thể lưu một lượng lớn tệp và thư. Nếu chẳng may hộp thư đầy, bạn có thể xoá bớt các file và thư không quan trọng đi hoặc trả tiền để mua thêm dung lượng.

Hạn chế khi dùng Webmail

Không có ứng dụng nào là hoàn hảo và việc sử dụng Webmail cũng mang lại một số hạn chế nhất định:
  • Có thể gặp rủi ro: Webmail hiện là ứng dụng quản lý email tốt nhất hiện nay nhưng vẫn khó tránh khỏi một số sự cố. Tuy nhiên những rủi ro làm gián đoạn hoạt động email hay mất hết các email thường có khả năng xảy ra rất thấp nên hầu như ai cũng tin dùng chúng cho đến thời điểm hiện tại. Nhưng cách tốt nhất là hãy sao lưu dữ liệu thường xuyên để hạn chế tổn thất cho doanh nghiệp hay cá nhân sử dụng.
  • Thư rác: Tuy có thể quản lý hộp thư rác nhưng việc liên tục phải nhận thư rác làm người dùng bất an. Có một số thư rác chứa các yếu tố nguy hiểm có thể đánh cắp thông tin của người dùng. Vậy nên với các email rác, bạn nên lên lịch xóa chúng thường xuyên.
  • Địa chỉ email chưa chuyên nghiệp: Với các doanh nghiệp, địa chỉ email như là tấm danh thiếp để tạo ấn tượng tốt trong mắt khách hàng và đối tác. Với Webmail thì chúng không đáp ứng được điều này.
  • Quảng cáo: Các nhà cung cấp Webmail thu lợi nhuận từ việc chạy quảng cáo. Nhưng bạn lại không thể dùng quảng cáo cá nhân hoá. Các đơn vị quảng cáo sẽ liên kết với nhà cung cấp email nhằm tạo lợi nhuận cho đôi bên.
  • Không làm việc ngoại tuyến: Làm việc với Webmail buộc bạn phải truy cập internet 24/24. Việc mất kết nối internet sẽ khiến bạn không thể thực hiện bất kỳ thao tác gì trên Webmail.

Doanh nghiệp có nên dùng Webmail hay không?

Doanh nghiệp có nên dùng Webmail hay không? Webmail thường được các cá nhân ứng dụng. Tuy nhiên với doanh nghiệp thì sao? Liệu Webmail có phải là phương án đáng để cân nhắc? Thực tế cho thấy rằng Webmail có giao diện đơn giản, dễ sử dụng. Tuy nhiên Webmail chỉ thực sự phù hợp với các nhân và tổ chức nhỏ. Với những doanh nghiệp vừa và lớn thì nên sử dụng dịch vụ email doanh nghiệp. >> Tham khảo thêm: Dịch vụ đăng ký email theo tên miền doanh nghiệp

Hướng dẫn sử dụng Webmail hiệu quả

Cách nhận mail

  • Đầu tiên bạn cần truy cập Webmail theo liên kết yourdomain.com/webmail.
  • Sau đó hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ hosting của bạn đăng ký để biết thông tin tài khoản cũng như mật khẩu.
  • Tại trang chính hãy chọn “Set as Default” và chọn “roundcube” để truy cập vào giao diện Webmail.

Cách gửi mail

  • Tương tự như cách nhận mail, bạn cần phải truy cập Webmail bằng đường dẫn yourdomain.com/webmail.
  • Dùng tên tài khoản và mật khẩu để doanh nghiệp cấp để đăng nhập.
  • Sau đó nhấp vào “Compose” trên giao diện chính xuất hiện trên màn hình để bắt đầu soạn mail.
  • Điền đầy đủ thông tin như xác nhận địa chỉ, chức danh, nội dung gửi mail và nhấn “Send” để gửi email đi. Tuy nhiên nếu đã hoàn thành email nhưng chưa muốn gửi thì có thể bấm lưu để đưa chúng vào hộp thư nháp.

Một số dịch vụ Webmail phổ biến hiện nay

Sử dụng Webmail đã lâu nhưng chưa chắc chúng ta đã biết hết các loại dịch vụ này. Dưới đây là một số cái tên “quen mặt” trên thị trường:
  • Gmail: Dịch vụ Webmail này được thiết lập bởi Google. Dịch vụ này cho phép người dùng truy cập và quản lý hộp thư điện tử thông qua trình duyệt web. Gmail có lưu trữ lớn và cung cấp nhiều tính năng bảo mật để bảo vệ thông tin như khỏi bị spam hay gặp các phần mềm độc hại.
  • Outlook.com: Dịch vụ Webmail này được cung cấp bởi Microsoft. Với ứng dụng này người dùng được cung cấp lưu trữ lớn và nhiều tính năng tiện ích trong Office 365.
  • Aol Mail: Webmail này được thiết lập bởi Aol. Với Webmail Aol, người sử dụng có thể đồng bộ hoá email với các thiết bị khác và được hỗ trợ bảo mật tốt.
  • ProtonMail: Webmail được cung cấp bởi Proton Technologies. Webmail này nổi tiếng với khả năng bảo mật cao cũng như giữ sự riêng tư cho người dùng.
Trên đây là những chia sẻ về khái niệm Webmail là gì và việc sử dụng Webmail như thế nào cho hiệu quả. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể chủ động nắm bắt được đặc tính của ứng dụng này và chủ động hơn trong cách sử dụng.

Võ Nguyên Thoại

GPU là gì? Tìm hiểu sự khác nhau giữa GPU và CPU
21 Tháng Ba, 2023
GPU là gì? Tìm hiểu sự khác nhau giữa GPU và CPU
GPU - Đơn vị xử lý đồ họa đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống ngày nay. Nhờ có sự trợ giúp đắc lực của GPU, mà chúng ta đã có thể chơi trò chơi một cách dễ dàng và làm được hầu hết tất cả các công trình đồ họa ở trong máy tính. Bài viết dưới đây, Mona Host sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về GPU là gì, ứng dụng thực tế của GPU trong thực tiễn cũng như sự khác nhau giữa GPU và CPU. Hãy tham khảo ngay nhé!

GPU là gì?

GPU là cụm từ viết tắt của Graphics Processing Unit mang nghĩa là bộ xử lý các tác vụ có liên quan tới đồ họa. GPU sẽ liên kết mật thiết với bộ vi xử lý trung tâm (CPU), tuy nhiên GPU cho cơ chế hoàn toàn khác biệt. GPU được dùng trong các hệ thống nhúng, máy tính cá nhân, máy tính chơi game, máy trạm workstation,... GPU dễ nhận biết nhất là trong máy tính cá nhân, CPU xuất hiện ở trong card màn hình hoặc có thể gắn trên Mainboard.

Phân loại GPU

Phân loại GPU Chắc hẳn bạn đã nắm được cơ bản GPU là gì? Trên thị trường hiện có 2 loại GPU chính là: GPU tích hợp và GPU rời

GPU tích hợp (đồ họa tích hợp)

Được tích hợp trên bo mạch chủ nên không cần tốn công sức lắp đặt, không tốn chi phí trang bị. Bên cạnh đó, GPU tích hợp có mức giá tầm trung, phù hợp với nhiều đối tượng và hoạt động ổn định, ít gặp lỗi.

GPU rời (đồ họa rời)

Loại GPU này cho khả năng lập trình tốt hơn bao giờ hết, cho phép hầu hết ứng dụng vượt ra ngoài khả năng render đồ họa truyền thống. GPU rời có đầy đủ bộ phận riêng để hoạt động độc lập, hỗ trợ xử lý các phần mềm đồ họa và hình ảnh cực tốt, hình ảnh chất lượng cao không bị xé hình hay giật, lag. Cùng một cấp độ thì chất lượng hiển thị hình ảnh, màu sắc, độ phân giải,...của card đồ họa rời sẽ tốt hơn rất nhiều so với card đồ họa tích hợp. Do đó, giá của card rời thường khá cao, vì vậy bạn nên mua GPU rời nếu nhu cầu sử dụng liên quan nhiều tới thiết kế đồ họa, dựng và edit video, game,...

GPU có chức năng gì?

  • GPU ra đời nhằm mục đích bổ trợ và giảm tải tối đa khối lượng công việc cho CPU. CPU vẫn sẽ tiếp tục chịu trách nhiệm điều khiển hệ thống hoạt động theo GPU đồng thời dành các xung nhịp của mình cho một vài nhiệm vụ khác có trong hệ thống. Điều này giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và giải quyết ổn thoả mọi áp lực trong việc tạo ra cho thị trường một sản phẩm chất lượng.
  • Hỗ trợ game 3D, phần mềm kiến trúc xử lý hình ảnh. GPU đóng một vai trò vô cùng quan trọng không chỉ là hỗ trợ các game 3D và các phần mềm kiến trúc như Vray, Corona, 3Dsmax,.... mà còn nâng cao khả năng và đảm bảo quá trình xử lý hình ảnh và video chuyên nghiệp trên Adobe Premiere, After Effects, Camtasia,...
  • Phân tích và xử lý số liệu vượt trội. Mỗi lõi con của GPU sẽ phân tích và xử lý các số liệu, thông số của hình ảnh trong từng tam giác được GPU chia đều ra từ mặt phẳng phức tạp của vật thể trong khi bộ xử lý trung tâm CPU lại không thể làm được điều đó.
  • Đáp ứng tốt khối lượng lớn dữ liệu. GPU hiện đại sẽ cho năng suất hoạt động cao trong xử lý đồ hoạ, đồng thời có thể tiếp nhận được hàng ngàn luồng dữ liệu vô cùng lớn cùng lúc do nó có cấu trúc mang tính xử lý song song nên được dân đồ hoạ đánh giá là vô cùng mạnh mẽ.

Ứng dụng thực tế của GPU là gì?

Ứng dụng của GPU trong chơi game

Hầu hết các game nổi tiếng được nhiều người chơi hiện nay như FREE FIRE, PUBG, FIFA ONLINE 4,... đều sở hữu hình ảnh chân thật, mượt mà là nhờ sử dụng GPU xử lý đồ họa. Thực tiễn bây giờ thì các nghề hot như Streamer hay game thủ chơi các tựa game hot trên máy tính để live và quay video cho mọi người xem đều nhờ có GPU xử lý.

Ứng dụng của GPU trong thiết kế đồ họa và edit video

Với các kỹ sư thiết kế các công trình lớn thì lõi Cuda core của CPU sẽ ảnh hưởng trực tiếp khi các bạn làm bản vẽ hình, nhất là khi làm video thì GPU sẽ tiếp nhận và xử lý khối lượng công việc lớn các tệp lệnh từ người dùng. Trong các trình làm video 2K hay 4K thì khả năng để không bị giật hay lag thì việc sử dụng GPU cao cấp sẽ giúp cho bạn xử lý và tính toán điều đó.

Ứng dụng của GPU trong lĩnh vực khác

GPU chính là tương lai và trí thông minh nhân tạo AI được phổ cập rộng rãi trong tính toán y khoa, mô hình điện tử, tài chính, lĩnh vực liên quan tới thăm dò dầu khí, nghiên cứu khoa học hiện đại,... Đây được xem là sản phẩm đáng mong chờ để có thể tạo ra robot làm những công việc nặng nhọc thay thế cho con người.

Mối liên hệ giữa GPU và VGA là gì?

VGA là viết tắt của cụm từ Video Graphics Adaptor – hay còn được gọi là card đồ họa/ card màn hình. Nhiệm vụ của VGA là xử lý mọi hình ảnh trong thiết bị máy tính ví dụ như: độ phân giải, độ tương phản, màu sắc, ánh sáng chất lượng hình ảnh,… thông qua kết nối với màn hình để hiển thị và xuất hình ảnh, từ đó giúp người dùng có thể thao tác, giao tiếp trên máy tính. Với hai khái niệm về GPU và VGA đã được chúng tôi cung cấp ở trên thì có thể thấy về GPU và VGA có mối quan hệ mật thiết với nhau. GPU là một phần nằm trong VGA và có chức năng như bộ não làm nhiệm vụ xử lý tất cả các vấn đề liên quan đến việc xuất hình ảnh lên màn hình cho việc máy tính hoạt động mạnh mẽ hơn.
  • VGA (Card màn hình): Là cả cái bo mạch bổ trợ kết hợp cho GPU (bao gồm các linh kiện và các thành phần khác).
  • GPU: Là bộ phận đầu não của VGA. Có thể là GPU tích hợp (được nhúng vào CPU) hoặc là GPU rời (một chip riêng biệt được gắn trên bảng mạch của riêng).

Tìm hiểu sự khác nhau giữa GPU và CPU

Tìm hiểu sự khác nhau giữa GPU và CPU Nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa GPU là CPU (Central Processing Unit). Tuy nhiên, trong thực tế thì hai bộ phận này là hoàn toàn khác nhau nhưng vẫn song hành và bổ trợ cho nhau. Sự khác biệt giữa GPU và CPU nằm cách chúng tiếp nhận nhiệm vụ của mình. CPU (đơn vị xử lý trung tâm) được xem như bộ não có thể điều khiển và xử lý nhiều mọi hoạt động của máy tính. GPU (đơn vị xử lý đồ họa) được thiết kế tối ưu hóa hơn chỉ đảm nhiệm việc xử lý các khối dữ liệu hình ảnh, video, đồ họa. CPU thường thực hiện từng tác vụ theo một tuần tự và có thể xử lý nhiều câu lệnh khác nhau. Trong khi GPU chỉ tập trung vào một công việc cụ thể nhưng lại có thể thực hiện đồng thời nhiều khía cạnh của công việc đó. GPU thường được sử dụng như một phần của game hoặc kết xuất hình ảnh và video trên màn hình. So với CPU, GPU có tác động lớn hơn đến sự vận hành của một trò chơi điện tử hiện đại chạy trên PC hơn. Thực tế cho thấy, mọi máy tính đều cần có CPU và không phải chiếc máy tính nào cũng cần GPU. Do đó, CPU là bô phận quan trọng nhất khi nó quyết định nhiều hoạt động thông thường của thiết bị. Hy vọng với những gì được chúng tôi tổng hợp và cung cấp trên bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về GPU là gì và những thông tin liên quan khác. Qua đó, có thể thấy, nếu bạn sử dụng card đồ họa GPU chất lượng cho máy tính của bạn, chắc chắn hiệu quả công việc sẽ được đảm bảo, nâng cao năng suất làm việc cũng như trải nghiệm được hiệu quả hơn. Tuy nhiên, giá thành GPU khá cao nên bạn cần phải xem xét nhu cầu thực tế của mình để lựa chọn phù hợp. >> Để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích về công nghệ hãy tham khảo thêm những bài viết khác của chúng tôi:

Võ Nguyên Thoại

CPU là gì? CPU của hosting là gì?
21 Tháng Ba, 2023
CPU là gì? CPU của hosting là gì?
CPU là một thuật ngữ nhằm nói đến vị trí quan trọng mang tính đặc thù của mỗi máy tính. Thế nhưng hiện nay vẫn còn nhiều người vẫn chưa rõ về CPU là gì? Và CPU của Hosting là gì? Nếu vậy mời bạn tham khảo qua bài viết dưới đây của Mona Host để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về CPU nhé.

CPU là gì?

CPU là viết tắt của từ Central Processing Unit có nghĩa là bộ xử lý trung tâm. Nó đóng vai trò rất quan trọng, được xem là cốt lõi giúp hệ thống máy tính được thực thi những câu lệnh thông qua việc thực hiện, phân tính các phép toán, so sánh và logic. Bên cạnh đó thì CPU còn có tác dụng giúp xử lý các yêu cầu nhập và xuất dữ liệu cơ bản của người dùng. CPU còn biết đến với nhiều cái tên khác nhau như: Microprocessor, Central processor, Processor. Về tổng quan thì CPU là bộ não của toàn bộ hệ thống điều khiển mọi hoạt động của máy tính hoặc laptop. CPU sẽ đảm nhận việc xử lý các dữ kiện đến từ phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng đến phần cứng đang hoạt động bình thường ở trên máy tính.

CPU của Hosting là gì?

CPU của Hosting là gì? CPU của Hosting là gì? Có thể hiểu CPU Hosting là thông số của CPU (% CPU đang sử dụng trên gói Hosting). Thông thường thì gói CPU Hosting sẽ dao động từ 75%-3000%. Thông số này nếu càng cao thì sẽ cho khả năng xử lý của Hosting càng mạnh. Ví dụ: Hosting có CPU: 2 core (200%) hoặc CPU có 4 core (400%). Đôi lúc bạn sẽ nhận được thông báo về CPU đã vượt quá giới hạn. dưới đây là các nguyên nhân và giải pháp để khắc phục:
  • Số lượng người đang truy cập đồng thời đã vượt quá dung lượng lưu trữ của gói Hosting ta đang sử dụng.
  • Chạy quá nhiều tác vụ nặng diễn ra cùng lúc: Sao lưu dữ liệu, upload dữ liệu, cài đặt theme, restore,...
  • Đang sử dụng plugin ngốn nhiều tài nguyên
  • Đang bị tấn công...
Một số cách giúp khắc phục lỗi tràn CPU:
  • Sử dụng những trang web giúp chia sẻ dữ liệu và liên kết với website của bạn. Đây chính là cách giúp bạn tiết nguyện rất nhiều tài nguyên của Hosting.
  • Tái cấu trúc của cơ sở dữ liệu bên trong PHP MyAdmin.
  • Đăng ký gói Hosting tại Mona Host, bạn sẽ nhận ngay 64GB RAM cùng với 30 cores CPU Hosting, đảm bảo mọi tác vụ đều được xử lý mượt mà, trơn tru.

Cách CPU làm việc là gì?

CPU là gì đã được giải thích đơn giản như trên, vậy bộ xử lý trung tâm hoạt động như thế nào? Một CPU sẽ có nhiệm vụ chính là điều khiển toàn bộ cơ chế làm việc của máy tính theo thuật toán và thao tác người dùng. Các thiết bị ngoài bao gồm: Máy in, chuột, bàn phím,... sẽ được CPU nhận thông tin đồng thời kết hợp với các chương trình đã lập trình ở trên máy tính và xử lý các thông tin và phân tích logic, phép tính, so sánh sau đó sẽ xuất kết quả lên màn hình. Ngoài ra thì những yêu cầu từ các thiết bị ngoại vi cũng được xử lý nhanh chóng. Quy trình cốt lõi để vận hành của hệ thống CPU được trải qua 3 bước: Tìm nạp - Giải mã - Thực thi. Cùng tìm hiểu qua các bước dưới đây.

Tìm nạp

Trong quy trình tìm nạp sẽ có sự liên quan đến việc nhận vào mã lệnh dưới dạng chuỗi các chứ số sau đó được đưa đến CPU thông qua RAM. Mỗi lệnh là một yếu tố nhỏ trên từng thao tác, thế nên CPU cần biết được lệnh nào sẽ được đến kế tiếp. PC hay bộ nhớ đệm chương trình sẽ giữ những địa chỉ lệnh hiện tại, sau đó PC và các mã lệnh đều được đến IR hay thanh ghi lệnh. Độ dài của bộ đếm chương trình sẽ tăng thêm với mục đích tham chiếu cho địa chỉ lệnh tiếp theo.

Giải mã

Sau khi mã lệnh được tìm nạp và hoàn thành lưu trữ trong thanh ghi lệnh thì khi đó CPU sẽ gửi mã lệnh đến bộ giải mã. Điều này sẽ giúp đưa ra các tín hiệu cụ thể của lệnh đến các vị trí khác của CPU để vận hành.

Thực thi

Đến bước tiếp theo là thực thi những lệnh sau khi được giải mã thành công và gửi đến từng bộ phận phù hợp trên CPU để thực hiện. Kết quả lúc này sẽ được ghi vào CPU Registers nơi chúng được tham chiếu lại bởi những lệnh tiếp theo, tương tự như chức năng của bộ nhớ trong máy tính.

Cấu tạo của CPU

Cấu tạo của CPU Về căn bản thì CPU có nghĩa là bộ xử lý trung tâm thế nên CPU sẽ có sự kết hợp của nhiều chi tiết với công dụng khác nhau.

Khối điều khiển

Khối điều khiển hay còn được gọi là CU - Control Unit với các chức năng chính của bộ phận như sau:
  • CU giúp đảm nhiệm việc dịch các lệnh đang được xuất hiện trên chương trình máy tính.
  • CU còn có tác dụng giúp điều khiển việc xử lý các lệnh.
Có thể nói đây là một phần khá quan trọng trong bộ xử lý trung tâm được cấu tạo từ các mạch logic so sánh cùng các chi tiết bán dẫn Transistor. Ngoài ra thì xung nhịp đồng hồ là yếu tố điều tiết chính xác và chi tiết hoạt động của CU.

Khối tính toán

Khối tính toán ở trong CPU là gì? Đây chính là một bộ phận được gọi là ALU -  Arithmetic Logic Unit giúp đảm nhiệm chức năng thực hiện giải các phép toán: Logic, số học và so sánh. Sau khi hoàn thành ALU sẽ đưa ra kết quả và trả về bộ nhớ hoặc là thanh ghi.

Các thanh ghi

Thanh ghi - Registers chính là những bộ nhớ với dung lượng thấp tuy nhiên lại có đặc tính nổi trội về tốc độ truy cập vô cùng cao. Bộ phận này có nhiệm vụ căn bản là lưu trữ dữ liệu hoặc là kết quả tạm thời có thể kể đến như: Kết quả từ thực hiện tính toán, toán hạng, dữ kiện các ô nhớ và thông tin điều khiển. Thông thường CPU sẽ có rất nhiều thanh ghi nhưng quan trọng nhất là Program Counter - PC sẽ đề ra lệnh được thực hiện tiếp theo.

Opcode

Opcode ở trong CPU chính là bộ phận lưu trữ mã máy của bộ xử lý trung tâm được thực hiện bởi các lệnh trong tệp được cho phép.

Phần điều khiển

Nhiệm vụ chính của phần điều khiển là điều khiển toàn bộ những khối được trang bị trên CPU và kiểm soát tần số xung nhịp trên hệ thống. Những thông tin về xung nhịp bên trong bộ xử lý trung tâm:
  • Việc điều chỉnh và đồng bộ hàng loạt các thao tác bên trong lẫn ngoài CPU sẽ được tiến hành bởi mạch xung nhịp trong thời gian giữ nguyên.
  • Một chu kỳ trong xung nhịp thì sẽ được tính là thời gian chờ của hai xung gọi.
  • Tốc độ của xung nhịp thì sẽ được xác định bởi hàng triệu đơn vị trên mỗi giây (MHz) được dựa trên xung tín hiệu đúng chuẩn xác do xung nhịp mà hệ thống tạo ra.

Tốc độ xử lý của CPU

Một thông quan trọng nữa mà bạn cần nắm được khi nhắc về CPU chính là tốc độ của bộ xử lý trung tâm. Tốc độ xử lý CPU được xem là tốc độ xung nhịp của bộ phận này, đồng thời được tính toán và công nhận dựa trên đơn vị GHz (Gigahertz). Khi đã có được chỉ số GHz biểu thị số chu kỳ mà CPU hoạt động trên mỗi giây sẽ xác định rõ được hiệu năng của nó. Khi loại bỏ những yếu tố tác động khác thì lúc này tốc độ xung nhịp cao thể hiện CPU cho khả năng xử lý tối ưu nhất và nhanh được nhiều vấn đề. Các yếu tố sẽ tác động đến xung nhịp của CPU, gồm:
  • Core CPU: Core CPU chính là số nhân, core CPU càng nhiều thì sẽ mang lại hiệu năng càng cao (2 nhân, 4 nhân, 10 nhân,…).
  • Dòng sản phẩm: Công nghệ sản xuất 14nm, 22nm hay 32nm thông số này càng nhỏ thì sẽ mang lại hiệu năng tối ưu cùng với đặc tính tiết kiệm điện tốt hơn.
  • Công nghệ đang hỗ trợ: Turbo boost, siêu phân luồng, pipeline,…
  • Card đồ hoạ: Đây chính là dạng tích hợp nhằm cải thiện tốc độ xung nhịp CPU.
  • Bộ nhớ đệm: Giúp hỗ trợ việc lưu trữ dữ liệu thường dùng và dự đoán lệnh dùng tiết kiệm thời gian chờ của bộ xử lý trung tâm.
  • TDP: Để mang lại hiệu quả cao thì công suất thoát điện cần phải được tối ưu.

Thiết kế của bộ vi xử lý

Thiết kế của bộ vi xử lý Bộ vi xử lý chính là bộ phận rất quan trọng bên trong kết cấu của bộ xử lý trung tâm, được gọi là chip CPU và có vị trí dành riêng cho thiết bị này. Thiết kế chip CPU khá là dễ nhận biết với thiết kế hình vuông hoặc số ít đơn vị sử dụng dưới dạng hình chữ nhật. Mặt trên thì sẽ chứa thông tin về chip ở mặt dưới là hàng loạt chân cắm đã được thiết kế nhằm tối ưu công suất hoạt động của chip.

Front Side Bus - FSB

Front Side Bus hay còn gọi là Bus bộ xử lý, giữ vai trò liên kết chính giữa CPU và bộ nhớ hệ thống với với các thành phần khác của chipset và bo mạch chủ. Đối với hệ thống máy tính, FSB được xem là thước đo hiệu suất của máy tính. Cũng có thể hiểu rằng FSB là tốc độ được xác định với luồng dữ liệu vào và ra của bộ xử lý trung tâm. Hiệu năng của Bus CPU tương đồng với Bus chipset bắc, trong đó bao gồm:
  • Yếu tố chính là hiệu năng xử lý của Bus CPU (duy nhất).
  • Tốc độ của FSB sẽ được hiệu năng xử lý Bus chipset bắc hỗ trợ càng nhiều càng tốt (từ 2 - 3 FSB).

Bộ nhớ Cache

Bộ nhớ Cache hay còn gọi là bộ nhớ đệm, đây là thuật ngữ chỉ vùng lưu trữ tạm thời của thiết bị, cất giữ những dữ liệu sẽ sử dụng trong tương lai gần. Mục đích của việc lưu trữ này là tiết kiệm thời gian, tăng tốc độ và giảm lượng dữ liệu cần xử lý khi sử dụng. Nếu bộ nhớ đệm có kích thước lưu trữ càng lớn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian xử lý dữ liệu. Có 3 loại Cache bạn nên biết:
  • Cache L1: Có kích thước từ 8KB cho đến 32KB, đây chính là nơi mà CPU sẽ tìm kiếm dữ liệu đầu tiên.
  • Cache L2: Kích thước từ 256KB cho đến 8M, nếu dữ liệu cần không có tại Cache L1 thì CPU sẽ rà soát tại đây.
  • Cache L3: Đây chính là Cache giúp phân bổ thông tin đến L2 và L1, và được trang bị trên mainboard.

Những loại CPU được sử dụng phổ biến hiện nay

Trên thị trường bạn có thể tìm thấy rất nhiều loại CPU khác nhau đến từ nhiều thương hiệu. Thế nhưng, khi nói về sự thông dụng và phổ biến thì phải nhắc đến hai loại này. Những loại CPU được sử dụng phổ biến hiện nay

CPU Intel

CPU Intel có lẽ đã rất là phổ biến có thể bạn đã gặp nhiều lần bởi sự ưa chuộng từ người dùng ở nhiều phân khúc: Intel Core i3, Core i5, Core i7, Core i9, Intel Xeon. Vậy thì dòng của CPU Laptop là gì cũng như các thiết bị PC là thế nào? Từng phân khúc đã nêu ở trên, CPU còn phân ra nhiều loại khác nhau vào mỗi năm. Ví dụ như: Intel Core i5 9400F, Intel Core i9 9900k, Intel Core i7 8700k.

CPU AMD

Cũng như CPU của Intel thì AMD cũng được phân ra sản phẩm theo từng phân khúc khác biệt như: AMD Ryzen 5, Ryzen 7, Ryzen threadripper. Các bộ xử lý trung tâm phổ biến với hiệu năng tối ưu như: AMD Ryzen 7 2700, AMD Ryzen 7 2700X, AMD Ryzen 7 3700X. Thông qua bài viết trên hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp cho bạn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về CPU là gì? Và CPU Hosting là gì? Chúc bạn tìm được những loại CPU phù hợp với nhu cầu của mình. >> Để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích hãy tham khảo thêm những bài viết khác của Mona Host nhé!

Võ Nguyên Thoại

Spyware là gì? Cách nhận biết và phòng tránh sự xâm nhập của Spyware
17 Tháng Ba, 2023
Spyware là gì? Cách nhận biết và phòng tránh sự xâm nhập của Spyware
Spyware được biết đến là một loại phần mềm gián điệp, có thể sử dụng để thu thập thông tin, đồng thời giám sát hoạt động của người dùng. Để hiểu rõ hơn Spyware là gì cũng như làm thế nào để nhận biết và phòng tránh sự xâm nhập của phần mềm này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây, Mona Host sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cũng như cách bảo vệ máy tính của bạn.

Spyware là phần mềm gì?

Spyware chính là phần mềm độc hại, được thiết kế để bí mật quan sát hoạt động của người dùng trên thiết bị và sau đó, sẽ gửi quan sát này cho người theo dõi lén. Dữ liệu thu thập được dùng để theo dõi mọi hoạt động của người dùng trực tuyến, thông tin sẽ bán cho những nhà tiếp thị với nhiều mục đích khác nhau. Spyware thường dùng để ăn cắp thông tin cá nhân, thông tin mật khẩu, thậm chí là thông tin thẻ tín dụng,.. vô cùng nguy hiểm. Khi Spyware xâm nhập vào thiết bị máy tính, nó có khả năng đánh cắp dữ liệu và thông tin nhạy cảm của người dùng. Không những vậy, nó còn có thể làm hỏng máy tính của người dùng. Vậy cách thức hoạt động của Spyware là gì? Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về lịch sử ra đời của phần mềm gián điệp này nhé.

Lịch sử của phần mềm gián điệp Spyware

Lịch sử của phần mềm gián điệp Spyware
  • Ngày 16/10/1995: Thuật ngữ “spyware” lần đầu tiên được sử dụng, xuất hiện trên Usenet, với mục đích chế nhạo mô hình kinh doanh của Microsoft.
  • Tháng 12/1996: Sau đó, thuật ngữ “spyware” này đã được sử dụng công khai ở một phạm vi lớn hơn, hơn nữa còn được đưa vào bài báo trong ngành.
  • Năm 1999: Lan tỏa hơn, định nghĩa này được xuất hiện trên báo chí, trở thành một trong những đề tài thu hút sự chú ý của truyền thông đại chúng.
  • Tháng 6/2000: Xuất hiện ứng dụng phát hiện và chống lại phần mềm gián điệp Spyware. Sau đó, “spyware” đã được sử dụng bởi chủ sở hữu của ZoneLabs chính là chủ của phần mềm diệt virus ZoneAlarm.
  • Tháng 10/2004: AOL (America Online) và National Cyber-Security Alliance đã thực hiện một cuộc nghiên cứu phần mềm gián điệp đầu tiên thu được kết quả đó là có tới 80% máy tính của người dùng internet bị nhiễm phần mềm gián điệp Spyware. Và trong đó, con số 89% người dùng đều không biết đến sự tồn tại của phần mềm này và có tới 95% người dùng chưa bao giờ đồng ý cài đặt Spyware vào thiết bị internet.
  • Năm 2005: Thử nghiệm và đưa ra kết quả 61% máy tính được kiểm tra đã bị nhiễm virus, trong số 91% người dùng xác nhận họ không đồng ý với việc cài đặt phần mềm gián điệp Spyware và thậm chí là 92% người dùng không biết đến sự hiện diện của phần mềm Spyware.
  • Năm 2006: Phần mềm gián điệp Spyware trở lên phổ biến và nó chính là mối đe dọa về bảo mật tới những thiết bị điện tử chạy Windows và Internet Explorer.
  • Ngày 07/03/2011: A CBS/CNet News chính thức phát hành một báo cáo phân tích và tiết lộ những phương pháp theo dõi người dùng thông qua Facebook. Thực tế đã cho thấy rằng những trang web thu thập thông tin về hoạt động của người dùng bên ngoài Facebook.

Các chủng phần mềm gián điệp

Phần mềm Spyware theo những chuyên gia thì được phân thành bốn loại chính: Trojan spyware, Adware, Các file tracking cookie và System monitor.
  • Trojan spyware có khả năng xâm nhập vào những thiết bị thông qua phần mềm độc hại Trojan, và đương nhiên là phần mềm này cung cấp chương trình spyware.
  • Adware có khả năng theo dõi người dùng với mục đích bán dữ liệu cho các nhà quảng cáo, tiếp thị hoặc có thể là để phân phát các quảng cáo độc hại lừa đảo.
  • Các file tracking cookie có thể được cấy ghép bởi một trang web để theo dõi hoạt động người dùng trên internet.
  • System monitor có thể theo dõi bất kỳ hoạt động nào của người dùng rên máy tính, hay có thể ghi lại dữ liệu nhạy cảm như tổ hợp phím dùng, các trang web người dùng đã truy cập, email của người dùng v.v…. Keylogger thường thuộc loại này.

Cách thức Spyware xâm nhập vào thiết bị như thế nào ?

Như đã giới thiệu trong phần Spyware là gì thì phần mềm này được thiết kế để "bí mật" quan sát hoạt động của người dùng trên thiết bị nào đó. Chính vì vậy, để xâm nhập vào các thiết bị, Spyware cần phải được ngụy trang cẩn thận để cài đặt và hoạt động mà không gây chú ý từ người dùng internet. Do vậy, những phương pháp lây nhiễm của Spyware thường sẽ được ẩn trong các trang web hoặc chương trình được tải xuống ứng dụng như bình thường. Phần mềm độc hại Spyware thông thường sẽ ở cùng với những chương trình và trang web hợp pháp, nó sẽ khai thác lỗ hổng bảo mật được thiết kế riêng.
Thông thường thì Bundleware hoặc có thể là gói phần mềm đi kèm, đây chính là một phương pháp phân phối phổ biến cho Spyware. Lúc này, phần mềm Spyware sẽ tự gắn vào một số chương trình khác khi người dùng cố tình tải xuống và cài đặt. Một số Spyware sẽ không cảnh báo, nó đi kèm cài đặt một cách siêu kín đáo. Phần mềm mà bạn muốn cài đặt lúc này sẽ mô tả và yêu cầu phía Spyware trong thỏa thuận cấp phép – nhưng sẽ không sử dụng thuật ngữ đó. Khi buộc bạn đồng ý với gói phần mềm đầy đủ để có thể cài đặt chương trình mà người dùng mong muốn, người dùng chính là đang tự nguyện và vô tình lây nhiễm cho chính bản thân thiết bị của mình.

Mối liên hệ giữa thiết bị di động và phần mềm gián điệp

Mối liên hệ giữa thiết bị di động và phần mềm gián điệp Chính vì sự bùng nổ của thiết bị di động nên phần mềm gián điệp cũng phát triển rộng rãi hơn. Phần mềm gián điệp hoạt động siêu rộng rãi, chúng có thể đánh cắp mọi thứ như tin nhắn văn bản, những danh sách cuộc gọi sale, danh bạ người dùng, ảnh, đến email và lịch sử của các trình duyệt mà người dùng đã sử dụng. Hơn nữa, phần mềm gián điệp trên điện thoại thông minh còn có thể sử dụng micrô, hay máy ảnh, bàn phím và bộ phát GPS nữa. Phần mềm gián điệp sẽ chạy ở chế độ nền, điều này không tạo bất kỳ biểu tượng và lối tắt nào, nó thường sẽ gửi thông tin thu được qua email hoặc gửi đến máy chủ từ xa mà bạn không hề biết.

Những dấu hiệu giúp nhận biết Spyware là gì?

Mặc dù chúng ta không thể nhìn thấy sự tồn tại của phần mềm Spyware bằng mắt thường, nhưng vẫn có thể phát hiện ra các dấu hiệu của nó. Ví dụ cụ thể: nếu máy tính của bạn bắt đầu chậm hơn trước, đó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy nó đã bị xâm phạm bởi những phần mềm đọc hại. Để nhận biết sự xâm phạm của Spyware, các bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau:

Đối với máy tính, laptop

  • Máy tính của bạn càng ngày càng chạy chậm hơn trước.
  • Xuất hiện nhiều thông báo quảng cáo không mong muốn hoặc cửa sổ bật lên.
  • Xuất hiện các cài đặt lạ mà bạn không hề thực hiện như có các thanh công cụ, công cụ tìm kiếm và trang chủ internet mới
  • Hiệu năng pin giảm.
  • Khó đăng nhập vào các trang web an toàn.
  • Việc sử dụng dữ liệu hoặc sử dụng băng thông gia tăng một cách bất thường.
  • Các phần mềm chống virus và các phần mềm an toàn khác không hoạt động.

Đối với thiết bị di động

  • Đối với Android: Khi nhìn vào Cài đặt, bạn sẽ thấy một cài đặt cho phép tải xuống và cài đặt các ứng dụng không có trong Google Play. Nếu lựa chọn này đã được bật, thì đây là một dấu hiệu cho thấy có một phần mềm gián điệp tiềm ẩn đã được cài đặt một cách tình cờ vào Smartphone của bạn.
  • Đối với iPhone: Bạn hãy tìm một ứng dụng có tên Cydia, đây là ứng dụng cho phép người dùng cài đặt phần mềm trên điện thoại đã jailbreak. Nếu nó xuất hiện nhưng bạn lại không hề cài đặt nó, hãy gỡ bỏ nó ngay lập tức.

Cách để loại bỏ phần mềm Spyware là gì?

Sự nguy hiểm và tinh vi đến từ những phần mềm gián điệp rất đáng quan ngại. Tuy nhiên, vẫn sẽ có cách để giảm thiểu khả năng lây nhiễm và có thể xóa các phần mềm độc hại khỏi thiết bị sử dụng của bạn. Đây chính là những chương trình đặc biệt được gọi là phần mềm chống Spyware, phần mềm này đã được tạo ra với mục đích loại bỏ hay chặn phần mềm gián điệp truy cập vào máy tính và thiết bị di động của người dùng. Bạn cần phải biết rằng phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó cách quan trọng và hiệu quả nhất lúc này cho người dùng để tránh sự xâm nhập của phần mềm gián điệp chính là chỉ thực hiện những phương pháp sử dụng Internet chính thống nhất và sử dụng các chương trình chống virus đã được chứng minh hiệu quả trên thị trường. Việc loại bỏ hoàn toàn phần mềm gián điệp không dễ một chút nào nhưng hãy tìm hiểu và phòng trừ nhất có thể.

Một số mẹo phòng trừ Spyware khác

Một số mẹo phòng trừ Spyware khác Ngoài cách cài đặt phần mềm chống Spyware, thì các bạn cũng có thể phòng tránh Spyware bằng những cách sau:
  • Hãy thận trọng về việc chấp nhận cookie từ các trang web. Hầu hết mọi trang web đều yêu cầu bạn cho phép để tạo cookie dựa trên việc tuân thủ GDPR. Bạn chỉ nên chấp nhận những cookie từ các trang web đáng tin cậy và chỉ khi bạn thực sự muốn trải nghiệm các tùy chỉnh được cung cấp.
  • Cài đặt tiện ích mở rộng chống theo dõi trên trình duyệt. Hiện nay có nhiều công cụ giúp bạn tránh khỏi việc theo dõi trực tuyến.
  • Thường xuyên cập nhật phần mềm máy tính. Như đã biết thì các phần mềm độc hại có thể được cài đặt vào hệ thống của bạn thông qua hệ điều hành hay lỗ hổng ứng dụng. Thông thường các bản cập nhật sẽ bao gồm bản vá bảo mật để khắc phục những điểm yếu này, vì vậy hãy luôn cập nhật máy tính của mình càng sớm càng tốt.
  • Các phần mềm gắn mác “miễn phí” thì sẽ luôn có phí. Điều này có nghĩa là gì? Đa số phần mềm miễn phí là bản dùng thử có giới hạn, nhưng cũng có trường hợp người sáng tạo đang thu lợi từ dữ liệu của bạn. Hãy luôn đọc các điều khoản sử dụng phần mềm và chỉ đồng ý khi bạn đã hiểu và chấp nhận nó.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Spyware là gì, những tác hại mà nó gây ra cho người dùng cũng như những cách phòng tránh phần mềm gián điệp này. Spyware chính là chương trình siêu độc hại, gây virus, là mối nguy cho bạn khi sử dụng thiết bị có kết nối internet. Việc bạn cần làm là bảo vệ chính thông tin cá nhân của mình, cần phải cực kỳ cẩn thận và cân nhắc, sử dụng thiết bị thông thái trước khi quyết định cài đặt phần mềm. Chúc bạn sẽ có những kiến thức bổ ích thông qua bài viết này. >>Tham khảo thêm một số bài viết về công nghệ mới sau:

Võ Nguyên Thoại

VPS là gì? VPS thường được dùng để làm gì?
15 Tháng Ba, 2023
VPS là gì? VPS thường được dùng để làm gì?
Khi bạn tiến hành thiết lập và vận hành trang web riêng của mình thì chắc hẳn dịch vụ lưu trữ web là một phần không thể thiếu được. Khi nhắc đến dịch vụ lưu trữ thì bạn sẽ nghĩ đến web hosting. Tuy nhiên vẫn còn một loại cao cấp hơn đó là VPS. Vậy VPS là gì? VPS thường được sử dụng để làm gì? Cùng Mona Host tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

VPS là gì?

VPS là gì? VPS là từ viết tắt của Virtural Private Server hay còn được gọi là mát chủ riêng ảo. Máy chủ ảo được tạo ra bằng cách phân chia từ một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau có các tính năng tương tự như một máy chủ riêng ở dưới dạng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu. Một gói dịch vụ VPS là một hệ thống riêng biệt có RAM, CPU, dung lượng ổ cứng, hệ điều hành và địa chỉ IP riêng biệt. Vì thế người dùng sẽ có toàn quyền để quản trị root và restart lại hệ thống bất cứ lúc nào mình cần. Đa phần VPS được lựa chọn bởi các chủ sở hữu các trang web có lượng truy cập khá cao. Vì mức trung bình của lượng truy cập vượt quá giới giạn của gói dịch vụ Shared Hosting. Qua đây, các bạn đã biết VPS là gì? Vậy VPS hay máy chủ ảo riêng thường được sử dụng vào những mục đích gì? Tiếp tục theo dõi để không bỏ lỡ những điều bổ ích nhé.

Máy chủ riêng ảo thường được sử dụng để làm gì?

Hiện nay dịch vụ VPS được sử dụng rất nhiều và rộng rãi trong các doanh nghiệp lẫn những mô hình kinh doanh nhỏ lẻ. Nhưng thường sẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất với những trường hợp sau đây:

Hỗ trợ đối với máy chủ Game

VPS được dùng để hỗ trợ máy chủ game Với những nhà phát triển game muốn làm một server game nhưng chưa có nhiều ngân sách. Trong khi đó thì với các tựa game mới, game hot thường sẽ có lượt truy cập mỗi ngày rất cao có thể lên đến hàng triệu lượt truy cập. Vậy muốn chạy được game họ cần hệ thống máy chủ có dung lượng và khả năng xử lý rất khủng. Vì thế việc thuê VPS chính là một trong những giải pháp có thể coi là tốt nhất để đầu tư cho các sản phẩm game trước khi đủ ngân sách để xây dựng datacenter riêng.

Phát triển dự án

Đối với các doanh nghiệp và công ty chuyên phát triển phần mềm, website, ứng dụng,... thường thì sẽ không cần không gian lưu trữ riêng dành cho các ứng dụng và sản phẩm thử nghiệm của mình. Trong trường hợp này nếu để xây dựng máy chủ vật lý riêng thì khá là tốn kém. Vì vây, việc sử dụng dịch vụ VPS sẽ khá hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.

Lưu trữ website đa dịch vụ

Nếu như trang web của bạn hoặc hệ thống bán hàng, trang web thương mại điện tử, các forum hay diễn đàn,... có lượng truy cập thường ngày lớn thì bạn nên thuê VPS để sử dụng. Bởi hệ thống máy chủ ảo có dung lượng lưu trữ lớn hơn hosting có tốc độ mạng ổn định, bảo mật tốt và có khá năng tùy biến cao. Với những trang web này thì khi lựa chọn thuê VPS sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều khoản chi phí như: Đầu tư về chi phí cho máy chủ, datacenter, nhân sự,... Nhưng bạn vẫn sẽ có hệ thống máy chủ mạnh mẽ để sử dụng.

Làm nơi lưu trữ các dữ liệu: Tài liệu, data riêng, hình ảnh, video

Bạn đang có nhu cầu xử lý video, hình ảnh có thể sử dụng qua máy chủ ảo để phục vụ công việc một cách hợp lý mà lúc này bạn không cần phải sử dụng đến các thiết bị hỗ trợ lưu trữ rời, vừa dễ gặp tình trạng hư hỏng và vừa khó kiểm soát. Ngoài ra việc tiến hành lưu trữ dữ liệu trên VPS còn giúp bạn dễ dàng truy cập và chia sẻ với mọi người mọi lúc mọi nơi chỉ cần có internet.

Sử dụng cho Email doanh nghiệp

Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều đang rất cần một nguồn để quản lý việc gửi và nhận email nội bộ. Giải pháp hiệu quả cho điều này chính là sử dụng máy chủ ảo VPS. Bởi vì VPS có nhiều ưu điểm vượt trội như khả năng bảo mật cao, dễ dàng trong việc quản lý và mở rộng nguồn tài nguyên, đáp ứng tốt việc truy xuất và nhập liên tục. >>Tham khảo: Dịch vụ đăng ký email theo tên miền doanh nghiệp tại Mona Host

Phát triển Platform

VPS dùng để phát triển Platform Hiện nay việc phát triển các nền tảng Platform, như các ứng dụng ở trên hệ điều hành ngày càng trở nên phổ biến có thể kể đến như: những ứng dụng trên máy tính bảng, hay điện thoại thông minh,... Đặc thù của những công việc này là phải tập trung vào các file, hình ảnh và thông tin,... với khối lượng rất lớn vào một máy chủ có dung lượng lớn để dễ dàng quản lý và đảm bảo được tính thống nhất. Chính vì thế việc thuê máy chủ ảo là lựa chọn rất tối ưu.

Các chương trình truyền thông trực tuyến

Đối với các chương trình truyền thông trực tuyến cũng rất cần có một nơi lưu trữ tốt. Tuy nhiên không cần dung lượng quá lớn để các loại dữ liệu lưu trữ này luôn cần nhập và truy xuất một cách liên tục. >> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn một số cách sử dụng VPS cho người mới bắt đầu

VPS hoạt động như thế nào?

Như đã tìm hiểu trong những bài trước thì máy chủ hay Server là một máy tính máy chủ lưu trữ website, bao gồm các tệp và cơ sở dữ liệu cần thiết cho website. Bất cứ khi nào có người muốn truy cập vào website của bạn, trình duyệt của người dùng sẽ gửi một yêu cầu đến máy chủ đang vận hành và nó sẽ chuyển các tệp và thông tin cần thiết qua internet. Dịch vụ máy chủ ảo sẽ cung cấp cho bạn một máy chủ được mô phỏng như một máy chủ vật lý. Nhưng trên thực tế thì máy chủ chỉ đang được chia sẻ giữa một số người dùng với nhau. Virtual – Công nghệ ảo hóa. Khi thuê dịch vụ nhà cung cấp sẽ cài đặt một lớp ảo hóa ở trên hệ điều hành (OS) của máy chủ. Lớp ảo hóa này sẽ chia máy chủ thành các phân vùng, cho phép mỗi người dùng cài đặt phần mềm và hệ điều hành của riêng họ. Điều này tương tự như việc tạo phân vùng ở trên máy tính riêng của chúng ta khi muốn chạy nhiều hơn một hệ điều hành. Khi khởi chạy máy chủ ảo cho phép bạn thiết lập website của mình trong một vùng chứa rất an toàn với các tài nguyên được đảm bảo về bộ nhớ, lõi CPU và dung lượng đĩa,... Mà lúc này bạn không cần phải chia sẻ với người dùng khác. Dịch vụ VPS cho bạn các quyền truy cập giống như khi bạn đang có một máy chủ chuyên dụng cho mình nhưng phí lại thấp hơn.

Các thông số cần lưu ý khi thuê máy chủ ảo VPS là gì?

Để có thể lựa chọn được nhà cung cấp VPS uy tín, phù hợp, chúng ta thường sẽ có thói quen so sánh nhiều đơn vị cung cấp với nhau, từ đó đưa ra quyết định sẽ thuê dịch vụ máy chủ ảo của bên nào. Việc này đòi hỏi bạn phải có sự hiểu biết nhất định về sản phẩm này. Ví dụ như những thông số đặc trưng của VPS là gì? Nhờ đó mà bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thuê dịch vụ VPS. Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp các thông số mà doanh nghiệp cần lưu ý khi thuê máy chủ ảo:

CPU của máy chủ ảo là gì?

CPU Core chính là lõi xử lý của CPU. Với máy chủ riêng thì sẽ lượng Core nhất định và sẽ được chia cho các máy chủ ảo. Thông thường thì số core càng cao thì sẽ cho khả năng xủ lý dữ liệu càng tốt. Số lượng core trung bình nằm ở các gói VPS từ khoảng 1 core đến 3 core.

RAM của máy chủ ảo VPS là gì?

RAM được hiểu là bộ nhớ chính trong máy tính, nếu như máy chủ ảo VPS của bạn có nhiều RAM thì sẽ cho khả năng truy xuất dữ liệu càng tốt và ổn định. Vì khi chúng ta sử dụng máy chủ ảo thì sẽ cần RAM để xử lý các vấn đề xảy ra như xử lý truy vấn nhập và xuất database với MySQL, và xử lý các đoạn mã PHP với phần mềm PHP, với những ứng dụng nhỏ đi kèm, hỗ trợ cho việc đọc và ghi dữ liệu,... Chính vì thế thông số này rất quan trọng bạn nên lưu ý khi thuê VPS.

Dung lượng của máy chủ ảo là gì?

Dung lượng hay ổ cứng của máy chủ ảo chính là không gian dùng để lưu trữ, nơi lưu trữ các file cài đặt cả hệ điều hành, các file mã nguồn website. Có 2 loại ổ cứng chính là HDD và SSD:
  • HDD là dung lượng lữu trữ lớn, với giá thành rẻ nhưng sẽ đổi lại với khả năng truy xuất chậm hơn và dễ bị hỏng mất dữ liệu nếu bị chịu va đập lớn.
  • SSD thì sẽ có khả năng truy xuất cực nhanh, với độ bền cao và sẽ bù lại thì giá cả sẽ cao hơn so với dung lượng lưu trữ có được.

Băng thông của máy chủ ảo là gì?

Băng thông được hiểu chính là lưu lượng cho phép truyền tải dữ liệu đi. Nếu như bạn đang có 1 file có dung lượng 2 GB trên VPS thì khi có một người tiến hành tải xuống bạn sẽ mất 2 GB băng thông và tương tự với các loại file khác như hình ảnh, jS, CSS,…

IP của máy chủ ảo VPS là gì?

IP chính là là số lượng của địa chỉ IP mà đơn vị cung cấp dịch vụ máy chủ ảo VPS sẽ cấp cho bạn. Thông thường thì dãy địa chỉ IP sẽ được đơn vị cho thuê cung cấp chọn ngẫu nhiên. Trong trường hợp nếu như bạn chọn mua thêm nhiều IP khác nhau thì các dãy địa chỉ IP đó sẽ có chung một Class A và B. Ví dụ như: 192.148.1.1/192.148.1.2/192.148.1.3. Tiếp theo cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm của VPS là gì, từ đó xác định được liệu thuê máy chủ ảo có phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp bạn hay không.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng máy chủ ảo VPS

Ưu và nhược điểm khi sử dụng máy chủ ảo VPS

Ưu điểm của máy chủ ảo VPS

  • Có tốc độ nhanh hơn, độ tin cậy tốt hơn một máy chủ Shared Hosting.
  • Cho phép tùy biến nguồn tài nguyên một cách dễ dàng, chỉ cần nằm trong giới hạn máy chủ vật lý cho phép.
  • Tài nguyên trên máy chủ như bộ nhớ hoặc sức mạnh xử lý được đảm bảo hơn nên sẽ không có sự dạo động về tài nguyên có sẵn.
  • Sử dụng máy chủ ảo sẽ giúp tiết kiệm chi phí đầu tư, chi phí vận hành, nhân sự và không gian lắp đặt.
  • Những vấn đề thường gặp và tăng nhanh về lưu lượng truy cập của người dùng máy chủ khác sẽ không ảnh hưởng gì đến website của bạn.
  • Chúng ta sẽ có quyền truy cập Super User (Root) vào máy chủ của ta.
  • Với VPS thì chung ta sẽ có quyền riêng tư tốt hơn vì cơ sở dữ liệu và các tệp của bạn bị khóa khỏi những người dùng máy chủ khác.
  • Máy chủ ảo là một dịch vụ dễ dàng mở rộng quy mô. Khi website của bạn phát triển thì bạn hoàn toàn có thể dễ dàng nâng cấp về tài nguyên của máy chủ mình CPU, RAM, dung lượng đĩa và băng thông,…).

Nhược điểm của máy chủ ảo VPS

  • Về chi phí thì sẽ cao hơn so với Shared Hosting.
  • Đòi hỏi nhiều hơn về kiến ​​thức kỹ thuật để quản lý máy chủ.
  • Có thể gây ra lỗ hổng bảo mật nếu như máy chủ không được cấu hình đúng.
  • Vì được tạo ra từ một máy chủ vật lý nên nếu sử dụng chung một máy chủ thì sẽ khiến máy chủ ảo của bạn sẽ trở nên bị phụ thuộc.
  • Phần mềm của máy chủ ảo VPS sẽ bị ảnh hưởng bởi máy chủ vật lý về hoạt động và sự ổn định của nó.
  • Cần dành ra nhiều thời gian và chi phí khi nâng cấp cho VPS và tất nhiên mức độ nâng cấp cũng không thể mở rộng nhiều.

Máy chủ ảo thì có thể cài được những hệ điều hành nào?

Khi nhắc đến hệ điều hành cho máy chủ ảo thì sẽ có 2 tùy chọn có sẵn mà bạn có thể sử dụng là Windows và Linux:
  • Windows có khả năng tương thích cao với những chương trình hay ứng dụng do Microsoft phát hành, sẽ không yêu cầu nhiều về kiến thức kỹ thuật. VPS Windows thì sẽ dễ dàng hơn việc để quản lý môi trường máy chủ.
  • Linux là một nền tảng có mã nguồn mở đi kèm với hàng loạt những tùy chọn. Trên thực tế hệ điều hành này có bản miễn phí, với những phiên bản doanh nghiệp vẫn rẻ hơn hệ điều hành Windows. CentOS và Unbuntu là hai hệ điều hành được phát triển dựa trên Linux dành cho VPS dễ dàng sử dụng hơn. Một số hệ điều hành khác dựa trên Linux như: Red Hat, Debian, Ubuntu, CentOS, Fedora.

So sánh sự khác nhau giữa hosting và máy chủ ảo

So sánh sự khác nhau giữa hosting và máy chủ ảo
Điểm khác biệt Máy chủ ảo VPS Hosting
Hiệu suất Hiệu suất sẽ cao hơn vì máy chủ chỉ có thể chứa một website của bạn Bị ảnh hưởng bởi lượng truy cập của các trang web khác cùng trên hệ thống máy chủ.
Độ tin cậy và tính ổn định Máy chủ ảo được đánh giá ổn định và an toàn hơn. Khi có nhiều trang web nằm trên một máy chủ sẽ rất dễ gây quá tải
Bảo mật Máy chủ ảo sẽ cung cấp những tính năng bảo mật mạnh mẽ và được giám sát bởi chuyên gia có nhiều kinh nghiệm Có nguy cơ vi phạm về bảo mật đồng thời thì lỗ hổng bảo mật trên website có thể sẽ ảnh hưởng đến các trang khác trên máy chủ.
Giá cả Về mức phí hàng tháng chi trả sẽ cao hơn hosting nhưng lại cực ký hợp lý với một máy chủ chuyên dụng Tài nguyên của máy chủ sẽ được chia đều cho các trang web cùng một hệ thống vì vậy nên mức giá sẽ khá hợp lý phù hợp với các bạn sinh viên, hay người mới bắt đầu.
Dịch vụ được quản lý Dịch vụ máy chủ ảo sẽ được quản lý và được hỗ trợ nhiều tính năng mới và hỗ trợ nhiều lần. Nhà cung cấp chỉ cung cấp dịch vụ, người thuê sẽ tự quản lý máy chủ của mình
Khả năng mở rộng Hỗ trợ mở rộng theo nhu cầu của người dùng Khả năng mở rộng sẽ khó hơn
Tùy chỉnh Người dùng được tùy chỉnh và cài đặt những phần mềm lên trên máy chủ để phục vụ cho mục đích của mình. Chỉ được can thiệp vào gói hosting do mình sở hữu và không thể tác động lên máy chủ được.
Trên đây là tổng hợp thông tin về VPS là gì và máy chủ ảo được sử dụng để làm gì. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có được cái nhìn cụ thể nhất về máy chủ ảo và lựa chọn dịch vụ phù hợp với mình để sử dụng.

Võ Nguyên Thoại

Mail Server là gì? Những thông tin chi tiết về Mail Server
09 Tháng Ba, 2023
Mail Server là gì? Những thông tin chi tiết về Mail Server
Hiện nay các doanh nghiệp thường chọn Mail Server làm công cụ quản lý và lưu trữ thư điện tử bởi vì tính linh hoạt và tiện dụng của nó. Tuy nhiên để sử dụng Mail Server hiệu quả thì người dùng cần hiểu được bản chất Mail Server là gì? Bài viết dưới đây của Mona Host sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về Mail Server giúp bạn hiểu hơn về chủ đề này..

Mail Server là gì?

Mail Server hay còn gọi là Email Server, đây là một hệ thống máy chủ được cấu hình riêng theo tên miền của doanh nghiệp với chức năng gửi và nhận thư điện tử. Ngoài tính năng lưu trữ và sắp xếp các email trên mạng Internet, Mail Server còn là một giao thức dùng để giao tiếp thư tín, quản lý và truyền thông nội bộ, giao dịch thương mại… Không chỉ có tốc độ nhanh chóng và ổn định, Mail Server còn đảm bảo an toàn bảo mật với khả năng khôi phục dữ liệu cao. Về bản chất Email Server vẫn là Dedicated Server (Server riêng lẻ) hay Cloud Server (Server điện toán đám mây) được cấu hình để trở thành một cỗ máy gửi và nhận thư điện tử. Nó cũng có đầy đủ các thông số như một Server bình thường (Ram, CPU, Storage,…). Ngoài ra, nó còn có các thông số khác liên quan đến thư điện tử như số lượng tài khoản Email, Email forwarder, Mail list,…

Phương thức hoạt động của Email Server là gì?

Máy chủ thư điện tử hoạt động dựa trên 2 giao thức cơ bản là Outgoing Mail Server và Incoming Mail Server.

Outgoing Mail Server là gì?

Outgoing Mail Server là máy chủ thư điện tử gửi đi sử dụng giao thức SMTP (Simple Mail Transfer Protocol). Đây là giao thức dịch chuyển email đơn giản được dùng để liên lạc với máy chủ từ xa, đồng thời cho phép gửi nhiều thư đến nhiều máy chủ khác nhau cùng một lúc.

Incoming Mail Server là gì?

Incoming Mail Server là gì? Chúng ta có thể nhận biết giao thức này dưới hai hình thức sau:
  • POP3 viết tắt của Post Office Protocol phiên bản 3 hoạt động dựa trên việc dịch chuyển email tới và lưu ở máy tính có chứa Mail Client, thường là nội bộ máy tính của người dùng thông qua một ứng dụng thư điện tử như Outlook, Mac Mail, Windows Mail…
  • IMAP viết tắt của Internet Message Access Protocol, đây là phương thức phức tạp hơn POP3. Nó cho phép nhiều client cùng kết nối tới một Mailbox trong cùng một thời điểm. Email từ Mailbox sẽ được sao chép tới máy client và bản gốc của Email vẫn sẽ được lưu trên Email Server.
Nội dung trên đây chúng tôi đã giới thiệu chính xác Mail Server là gì, cùng cách thức hoạt động của loại máy chủ này. Theo dõi tiếp để biết thêm về tính năng cũng như lý do vì sao các doanh nghiệp hiện nay nên sử dụng Mail Server hỗ trợ hoạt động kinh doanh của mình.

Các tính năng vượt trội của Mail Server

Mail Server mang đến cho người dùng nhiều tính năng ưu việt, cụ thể:
  • Thông qua Internet, máy chủ thư điện tử cho phép người dùng gửi hay nhận mail với những tên miền cụ thể của từng tổ chức.
  • Hạn chế tối đa spam hoặc các thư có chứa virus.
  • Bảo mật thông tin nội bộ một cách chặt chẽ, an toàn.
  • Dung lượng tối đa được thiết lập phù hợp cho từng người dùng.
  • Hỗ trợ quản lý toàn bộ nội dung các thư của tất cả các thành viên trong hệ thống.
  • Tích hợp chức năng sao lưu dữ liệu tự động. Đảm bảo các thông tin cần thiết luôn tồn tại và sử dụng được mọi lúc.

Có bao nhiêu loại Mail Server phổ biến hiện nay?

Email Server Microsoft, Google

Microsoft và Google là hai ông lớn đại diện cho dịch vụ Email Server hiện trên thị trường hiện nay. Nền tảng xây dựng Mail Server Microsoft, Google thường có quy mô lớn, hệ thống bảo mật vô cùng chặt chẽ, quản lý tốt dữ liệu có sẵn, cùng nhiều tiện ích khác nhau. Chính vì thế mà các dịch vụ máy chủ thư loại này thường có mức giá khá cao. Ví dụ: Email 365, G Suite,….

Email Server độc lập

Mail Server độc lập là một hệ thống máy chủ được thiết kế cho các tổ chức hoặc ISP phải xử lý khối lượng thư lớn mỗi ngày, yêu cầu kiểm soát và linh hoạt hơn đối với các dịch vụ thư. Bổ sung các tính năng như quản trị từ xa, đồng bộ hóa Outlook, Webmail và quản trị nâng cao hơn, cung cấp cho người dùng sức mạnh và kiểm soát cần thiết cho các hoạt động có quy mô lớn.

Vì sao doanh nghiệp nên dùng Mail Server?

Bởi vì với sự phát triển của Internet, tình trạng spam mail hay mail gửi kèm những phần mềm độc hại xảy ra rất nhiều, đã làm ảnh hưởng đến an ninh mạng tại Việt Nam. Vì thế, vấn đề bảo mật, an toàn mạng luôn được các doanh nghiệp quan tâm. Dó đó mà Mail Server cũng được đánh giá cao hơn cả so với những máy chủ thư khác. Dưới đây là một số lý do mà các công ty nên dùng Mail Server.
  • Công ty thể hiện được sự chuyên nghiệp trước mặt khách hàng khi có email tên miền riêng.
  • Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như tốc độ và khả năng bảo mật cao, kèm theo nhiều tiện ích.
  • Dễ dàng quản trị từ xa, có thể kiểm tra thư mọi lúc, mọi nơi trên nhiều trình duyệt mail khác nhau.
  • Có thể tùy biến các thông số và chức năng phù hợp cho từng người dùng.
  • Ngăn chặn tình trạng spam thư và sự xâm nhập của virus cực kỳ hiệu quả.
  • Không gian lưu trữ dữ liệu riêng biệt, không thể xâm phạm.
  • Tính bảo mật cao nhờ có SSL.
  • Sử dụng địa chỉ IP riêng nên sẽ tránh được việc liệt vào blacklist.

Các thuật ngữ thường dùng trong Mail Server

Có rất nhiều thuật ngữ liên quan tới Mail Server. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một số thuật ngữ thường gặp như:

TLS Mail Server

TLS viết tắt của cụm Transport Layer Security có nghĩa là bảo mật tầng truyền tải. TLS hoạt động cùng với tầng bảo mật SSL nhằm cung cấp phương thức vận chuyển mã hoá cho đăng nhập được chứng thực của SASL.

SASL Mail Server

SASL (Simple Authentication and Security Layer) là lớp xác thực và bảo mật đơn giản có nhiệm vụ xác thực người dùng. Sau khi đã xác thực được SASL, TLS sẽ vận chuyển mã hoá dữ liệu xác thực.

Webmail

Giống như cái tên thể hiện, Webmail chính là email trên nền website, ví dụ như hotmail, gmail, yahoo mail. Nó cho phép người dùng có thể truy cập email vào bất cứ lúc nào.

SMTP-IN Queue

Trước khi dịch chuyển thư đến Local queue hoặc Remote Queue thì SMTP sẽ sao lưu toàn bộ thư điện tử gửi đi từ máy chủ của doanh nghiệp ở SMTP-IN Queue, đây chính là kho lưu trữ thông tin thư từ trước khi được gửi đi.

Local Queue

Sau khi tiếp nhận thông tin email, hệ thống sẽ tự động điều phối, phân loại và xếp thư từ một cách khoa học trước khi chuyển thư đến với người nhận. Quá trình xếp hàng các bức thư chính là Local Queue. Để tăng cường khả năng bảo mật và giữ an toàn cho hệ thống máy chủ, trước khi thư được gửi đến người dùng, Local queue và Remote queue sẽ tiến hành quét virus và kiểm tra spam. Nhờ đó Mail Server tránh được việc bị các Blacklist liệt vào danh sách IP spam.

Local Mailboxes

Local Mailboxes Local Mailboxes là hộp thư của các tài khoản có đăng ký với Mail Server của doanh nghiệp.

Email Authentication

Đây là tính năng xác thực danh tính của các user khi truy cập vào hộp thư điện tử. Tính năng này giúp người dùng bảo mật được thông tin thư từ của mình.

Mail Exchanger Record (MX)

MX Record có chức năng chỉ đường cho email đi đến máy chủ thư của bạn. MX record thường đi kèm theo một A record sẽ trỏ về địa chỉ IP của máy chủ. Pref là thông số để chỉ ra mức độ ưu tiên của các Mail Server. Mức độ ưu tiên càng cao khi giá trị pref càng nhỏ. Bài viết trên đây chúng tôi đã khái quát những kiến thức liên quan đến Mail Server là gì, lợi ích, tình năng cũng như lý do mà doanh nghiệp cần phải sử dụng Email Server. Đây quả thực là một công cụ hỗ trợ quản lý thư từ rất cần thiết. Đây sẽ là một sự thiếu sót nếu doanh nghiệp bạn vẫn chưa đưa Mail Server vào hệ thống của mình. Mona Host hy vọng những chia sẻ này đã giúp bạn có biết thêm nhiều điều bổ ích.

Võ Nguyên Thoại

Private cloud là gì? Lợi ích mà Private Cloud mang lại doanh nghiệp
09 Tháng Ba, 2023
Private cloud là gì? Lợi ích mà Private Cloud mang lại doanh nghiệp
Private Cloud là một trong số các mô hình thuộc điện toán đám mây (Cloud Computing) được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay. Mô hình được xây dựng kiến trúc đám mây (Cloud) riêng theo các nguyên tắc trong Cloud Native. Trong bài viết dưới đây, Mona Host sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Private Cloud là gì và những lợi ích mà Private Cloud mang đến cho doanh nghiệp.

Private Cloud là gì?

Private Cloud còn được gọi với tên gọi khác máy chủ ảo dùng riêng, đám mây nội bộ, đám mây công ty. Đây là môi trường điện toán đám mây dành riêng cho một khách hàng, kết hợp nhiều lợi ích của điện toán đám mây, bảo mật và kiểm soát cơ sở hạ tầng CNTT tại chỗ. Trong môi trường Private Cloud, tất cả các tài nguyên thuộc phần cứng, phần mềm được cung cấp cho duy nhất một khách hàng và chỉ khách hàng đó mới có thể truy cập. Đây là một trong những lý do quan trọng đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp hiện nay lựa chọn Private Cloud thay vì Public Cloud (đám mây cộng đồng), môi trường chia sẻ tài nguyên cho nhiều khách hàng cùng sử dụng. Vậy những loại doanh nghiệp nào thường lựa chọn Private Cloud? Bạn có thể dựa vào yêu cầu về tuân thủ quy định của doanh nghiệp để lựa chọn mô hình đám mây nội bộ. Những doanh nghiệp yêu cầu xử lý tài liệu bí mật, tài sản trí tuệ, thông tin nhận dạng cá nhân nhân viên - khách hàng, hồ sơ y tế, dữ liệu nhạy cảm, dữ liệu tài chính… sẽ có xu hướng lựa chọn Private Cloud.

Cách thức hoạt động của Private Cloud là gì?

Cách thức hoạt động của Private Cloud là gì? Private Cloud cung cấp đến khách hàng quyền truy cập biệt lập, chỉ một khách hàng được phép truy cập tất cả tài nguyên. Máy chủ ảo dùng riêng thường được lưu trữ tại chỗ trong trung tâm dữ liệu (Datacenter) của khách hàng, tại cơ sở hạ tầng của nhà cung cấp Cloud hoặc Datacenter của bên thứ ba. Khách hàng có thể tự quản lý mọi vấn đề liên quan đến Private Cloud hoặc thuê quản lý một phần hay toàn bộ. Trong nội dung trên đây chúng tôi đã giúp các bạn hiểu hơn về Private Cloud là gì cũng như cách hoạt động của nó như thế nào? Vậy kiến trúc của Private Cloud bao gồm những gì? Cùng Mona Host tìm hiểu tiếp nhé!

Kiến trúc của Private Cloud

Như đã giới thiệu trước đó, Private Cloud được xây dựng dựa trên các kiến trúc Cloud Native. Với những kiến trúc này, khách hàng tự định cấu hình máy chủ ảo, tài nguyên máy tính theo nhu cầu. Đồng thời, khách hàng có thể nhanh chóng và dễ dàng mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu truy cập tăng đột biến của người dùng truy cập tài nguyên tổng thể. Các kiến trúc hay công nghệ trong Private Cloud bao gồm:
  • Ảo hóa cho phép trừu tượng hóa các tài nguyên CNTT khỏi phần cứng vật lý và gộp vào nhóm tài nguyên không giới hạn về dung lượng là bộ nhớ, dung lượng lưu trữ, mạng. Sau đó, bạn có thể chia tài nguyên thành nhiều phần giữa nhiều máy ảo (Virtual Machines - VM) hay các thành phần cơ sở hạ tầng CNTT ảo hóa khác.
  • Bằng cách ảo hóa tài nguyên, khách hàng có thể loại bỏ ràng buộc của phần cứng, tận dụng tối đa không gian trên phần cứng, chia sẻ phần cứng một cách hiệu quả đến nhiều người và ứng dụng. Đồng thời, khả năng mở rộng và thay đổi linh hoạt của Private Cloud được nâng cao.
  • Phần mềm quản lý cung cấp đến người quản trị quyền thực hiện kiểm soát tập trung với cơ sở hạ tầng và các ứng dụng chạy trên đó. Nhờ vậy, khả năng bảo mật, tính khả dụng và sử dụng tài nguyên trong Private Cloud được tối ưu.
  • Tự động hóa các hoạt động như cung cấp và tích hợp máy chủ mà không cần thao tác thủ công lặp đi lặp lại. Công nghệ tự động hóa giúp giảm sự can thiệp của con người, thúc đẩy hoạt động cung cấp tài nguyên tự phục vụ.
Trong mô hình đám mây nội bộ có hai loại hình dịch vụ được cung cấp, đó là: Iaas - Infrastructure as a servicePaaS - Platform as a service. Để tìm hiểu về hai loại dịch vụ đám mây này, mời các bạn tham khảo thêm các bài viết sau.

Lợi ích khi sử dụng Private Cloud là gì?

Quá trình làm việc hiệu quả và trong tầm kiểm soát

Private Cloud được lưu trữ tại chỗ hoặc trong môi trường lưu trữ riêng thuộc Datacenter của bên thứ ba. Lợi ích này mang đến cho khách hàng quyền kiểm soát nhiều hơn đối với phần dữ liệu và cơ sở hạ tầng xây dựng Private Cloud của mình. Khách hàng được can thiệp nhanh chóng, kịp thời khi cần thay đổi. Bộ phận CNTT của doanh nghiệp có thể giám sát quá trình triển khai ứng dụng trên Private Cloud. Đồng thời, họ thuận lợi sử dụng các phân tích nâng cao để dự đoán và ngăn chặn những rủi ro về tắc nghẽn truy cập, tấn công mạng hay thời gian ngừng hoạt động của máy chủ dùng riêng.

Khả năng tùy chỉnh theo doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều có nhiều yêu cầu về kỹ thuật và kinh doanh. Những yêu cầu này thay đổi theo thời gian quy mô từng công ty, ngành hay mục tiêu kinh doanh. Private Cloud mang đến cho doanh nghiệp khả năng lựa chọn cơ sở hạ tầng với đặc điểm mạng, lưu trữ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng đầy khác biệt.

Bảo mật và quyền riêng tư cao

Bảo mật và quyền riêng tư cao Lợi ích quan trọng tiếp theo của Private Cloud là về bảo mật và quyền riêng tư. Tất cả các dữ liệu được đẩy lên Private Cloud đều được lưu và quản lý trên các máy chủ mà không công ty nào khác có thể truy cập. Điều này đã cải thiện đáng kể quyền riêng tư về dữ liệu so với các mô hình cloud khác. Nếu doanh nghiệp sử dụng Private Cloud tại chỗ, nhóm CNTT nội bộ của doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn cả về môi trường hoạt động, phần cứng, dữ liệu. Trong trường hợp này không có sự xuất hiện của bên thứ ba nên vấn đề về an ninh được cải thiện tốt nhất. Nếu Private Cloud được đặc tại trung tâm dữ liệu của bên thứ 3, nhóm CNTT nội bộ doanh nghiệp sẽ truy cập dữ liệu qua các mạng có độ bảo mật cao. Mạng này khác với mạng kết nối internet hàng ngày mà chúng ta hay sử dụng.

Khả dụng trong mọi điều kiện địa lý

Private Cloud có sẵn ở mọi nơi. Do vậy, dù bạn hướng tới thị trường trong nước, thị trường nhiều quốc gia tại nước ngoài đều dễ dàng xây dựng tài nguyên để phục vụ khách hàng tại những địa điểm đó.

Đảm bảo khả năng kinh doanh liên tục

Việc đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh khó đạt được hơn khi doanh nghiệp không sở hữu cơ sở hạ tầng máy chủ của chính mình. Không có điều gì đảm bảo doanh nghiệp cung cấp dịch vụ máy chủ hoạt động lâu hơn so với doanh nghiệp bạn. Do vậy, khi bạn sở hữu máy chủ ảo dùng riêng, bạn không cần lo lắng việc di chuyển toàn bộ dữ liệu, phần mềm khổng lồ của mình sang một dịch vụ máy chủ khác. Đối với Private Cloud, bạn có quyền riêng tư, quyền kiểm soát và đảm bảo tính liên tục cho hoạt động kinh doanh của mình.

Hạn chế của Private Cloud so với các dịch vụ lưu trữ đám mây khác

Private Cloud và Public Cloud

Private Cloud và Public Cloud Một số ưu thế của Public Cloud so với Private Cloud là:
  • Khả năng mở rộng - thu hẹp của Public Cloud cao hơn. Với Public Cloud, doanh nghiệp có thể tăng dung lượng để đáp ứng lưu lượng truy cập đột biến mà không cần mua hay cài đặt thêm phần cứng vật lý mới.
  • Chi phí đầu vào của Public Cloud thấp hơn do khách hàng không cần mua tài nguyên điện toán vật lý riêng.
  • Public Cloud cung cấp công nghệ mới nhất nhanh hơn. Hiệu quả kinh tế theo quy mô giúp nhà cung cấp Public Cloud sẵn sàng chi tiêu để cung cấp đến khách hàng công nghệ hiện đại nhất.

Private Cloud và Hybrid Cloud

Ưu thế của Hybrid Cloud so với Private Cloud là doanh nghiệp có thể giữ ứng dụng, dữ liệu nhạy cảm lên cloud trong trung tâm dữ liệu tại chỗ của mình. Trong khi đó, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng đám mây công cộng để truy cập ứng dụng dịch vụ SaaS, nền tảng, dung lượng lưu trữ khác. >>Có thể bạn quan tâm: Cloud Storage là gì? Vì sao nên sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây Bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về Private Cloud là gì? Những lợi ích hàng đầu mà Private Cloud mang đến cho doanh nghiệp. Private Cloud phù hợp cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có yêu cầu cao về khả năng bảo mật. Hy vọng thông qua những kiến thức mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây, các bạn đã có thêm nhiều kiến thức về máy chủ ảo dùng riêng.

Võ Nguyên Thoại

SSL Let's Encrypt là gì? Hướng dẫn cách tạo SSL với Let's Encrypt
09 Tháng Ba, 2023
SSL Let’s Encrypt là gì? Hướng dẫn cách tạo SSL với Let’s Encrypt
Hiện nay, chứng chỉ bảo mật đang được cung cấp với nhiều phiên bản miễn phí và có phí. Một trong số đó có SSL Let's Encrypt, đây là chứng chỉ bảo mật miễn phí vì những lợi ích của cộng đồng. Chúng được tạo ra bởi tổ chức phi lợi nhuận ISRG ( Internet Security Research Group). Để hiểu rõ hơn về SSL Let's Encrypt là gì, các bạn hãy tham khảo tại bài viết dưới đây của Mona Host nhé!

Định nghĩa SSL Let's Encrypt là gì?

Như các bạn đã biết, Let's Encrypt là một chứng chỉ bảo mật SSL cho những trang web trên toàn thế giới. Dự án này đưa đến người dùng một cách hoàn toàn miễn phí và tự động. Hơn thế nữa, Let's Encrypt còn được khởi động với mục tiêu vì lợi ích cộng động. Vì vậy, nếu bạn là trang web nghèo thì vẫn có thể sử dụng được. Hiện nay, trên thế giới đã có khoảng 260 triệu trang web đang sử dụng chứng nhận bảo mật này. Tổ chức hình thành Let's Encrypt cũng đã kêu gọi sự hỗ trợ của nhiều tập đoàn lớn như Google, Cisco,... Tuy là chứng chỉ miễn phí, hoạt động vì cộng đồng nhưng chúng vẫn giúp trang web của người dùng thêm phần an toàn và riêng tư. Mặc dù vậy, Let's Encrypt cũng không giống với những chứng chỉ SSL khác. Chúng chỉ có tác dụng trong khoảng thời gian là 90 ngày. Vậy nên, sau khi kết thúc thời gian này, bạn cần tìm kiếm các chứng chỉ SSL miễn phí khác để cài đặt cho trang web mình.

Những lợi ích của việc sử dụng SSL Let's Encrypt là gì?

Những lợi ích của việc sử dụng SSL Let's Encrypt là gì? Sau khi đã biết SSL Let's Encrypt là gì, chắc hẳn các bạn cũng nhận ra được lợi ích lớn nhất của loại chứng chỉ bảo mật này chính là không mất phí. Bên cạnh đó Let's Encrypt cũng có nhiều lợi ích khác dành cho người dùng như:
  • Dùng miễn phí: Dù bạn là ai, chỉ cần sở hữu một tên miền là có thể sử dụng chứng chỉ SSL mà không hề tốn một ngàn nào.
  • Tự động: Bởi vì, phần mềm tự động tương thích với hầu hết các plugin đang sử dụng trên web. Do đó, bạn dễ dàng lấy chứng chỉ để cài đặt. Cấu hình này khá an toàn khi dùng và tự động gia hạn mà không cần phải thực hiện quá nhiều thao tác.
  • An toàn: Let's Encrypt là một nền tảng mạng bảo mật TLS tốt, an toàn, lành mạnh và tôn trọng quyền người dùng.
  • Dễ dàng kiểm tra thông tin chứng chỉ:Tất cả các chứng chỉ này được cấp phát hay thu hồi đều sẽ có thông tin lưu giữ lại. Mặt khác, chúng sẽ được công khai và sẵn sàng cung cấp cho bất cứ ai cần để kiểm tra.
  • Đảm bảo tính minh bạch trong quá trình sử dụng: Hình thức giao phát hoặc gia hạn đều được đảm bảo sự minh bạch và an toàn cho người sử dụng.
  • Khả năng bảo mật: Let's Encrypt sẽ giúp kiểm soát được sự can thiệp hay đánh cấp thông tin từ những kẻ xấu. Chứng chỉ này là một nỗ lực chung với mục đích mang đến lợi ích cho cộng đồng mà không thuộc sự kiểm soát bởi tổ chức nào.
>>Xem thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra chứng chỉ SSL 

Cách hoạt động của Let's Encrypt

Let's Encrypt hoạt động bằng việc thông qua giao thức ACME. Với mục tiêu chính là thiết lập máy chủ HTTPS để khiến chúng tự động có được những chứng nhận đáng tin cậy. Đồng thời, điều này diễn ra sẽ không cần bất cứ sự can thiệp nào từ con người. Tất cả những việc này được thực hiện bằng cách chạy một chương trình quản lý tại máy chủ web. Cụ thể quy trình hoạt động của Let's Encrypt sẽ diễn ra như sau:

Xác nhận tên miền

Thông thường, Let's Encrypt sẽ xác định quyền quản trị của máy chủ bằng cách khóa công khai. Bước đầu, phần mềm sẽ tiến hành tương tác với Let's Encrypt để chúng có thể tạo nên một cặp khoá mới. Đồng thời, chứng minh được với chứng chỉ SSL này rằng máy chủ đang kiểm soát được tên miền. Để thực hiện được quá trình này, phần mềm quản lý sẽ yêu cầu Let's Encrypt CA cung cấp các thông tin cần thiết. Sau đó, tiến hành xem xét và đưa ra những yêu cầu để người dùng hoàn thành, chứng minh quyền kiểm soát tên miền. Khi đã hoàn tất những thông tin yêu cầu thì Let's Encrypt sẽ thêm cho trình quản lý chứng chỉ của cặp khoá riêng. Nhằm chứng minh chúng đã kiểm soát tốt cặp khoá đó. Tiếp theo, trình quản lý còn tiến hành đặt tập tin trên đường dẫn để chỉ định trang web và ký một khoá riêng. Lúc đã hoàn thành thì sẽ thông báo cho CA rằng đã xác nhận. Sau đó, CA sẽ kiểm tra những thông tin đó có chính xác hay chưa. Chúng sẽ xác minh bằng chữ ký và tải tập tin về máy chủ để chắc chắn rằng nội dung đó đúng. Khi hợp lệ tất cả thì trình quản lý sẽ cung cấp SSL miễn phí cho trang web của bạn.

Cấp chứng chỉ và thu hồi

Sau khi trình quản lý của bạn đã có được một cặp khoá uỷ quyền thì những yêu cầu như đổi mới hay thu hồi chứng chỉ SSL đều thực hiện một cách dễ dàng . Bạn chỉ cần gửi thông tin đến quản lý chứng chỉ và ký online với cặp khoá uỷ quyền đó. Để có được chứng chỉ tên miền thì trình quản lý cũng cần tạo PKCS#10 Certificate Signing Requestgửi yêu cầu đến Let's Encrypt CA - Nhà cung cấp chứng chỉ. Như vậy mới được cung cấp một khoá công khai đã chỉ định trước đó. Mặt khác, CSR sẽ gồm có chữ ký xác nhận bằng khóa riêng tương ứng với khoá uỷ quyền. Đồng thời, trình quản lý cũng xác nhận cả CSR cùng với khoá uỷ quyền. Như thế, mới đảm bảo Let's Encrypt AC hiểu rằng chúng đã được uỷ quyền. Khi nhận được yêu cầu, nhà cung cấp sẽ thực hiện xác minh chữ ký. Nếu đúng thì chúng sẽ trả lại khoá công khai từ CSR và chứng chỉ cho trình quản lý. Còn đối với việc thu hồi chứng chỉ này cũng sẽ hoạt động tương tự giống vậy. Trình quản lý ký tên theo yêu cầu thu hồi cùng cặp khoá uỷ quyền. Let's Encrypt CA xác minh thông tin đó và sẽ thu hồi chứng chỉ vào những kênh thông thường như CRL, OCSP,... Nội dung trên đây, Mona Host đã giúp các bạn khái quát được SSL Let's Encrypt là gì, lợi ích cũng như cách hoạt động của loại chứng chỉ này. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo chứng chỉ SSL Let's Encrypt cho website của mình.

Hướng dẫn chi tiết cách tạo SSL với Let's Encrypt

Hướng dẫn chi tiết cách tạo SSL với Let's Encrypt Let's Encrypt có cách cài đặt khá dễ dàng trên website. Nếu bạn chưa biết thì có thể thực hiện đăng ký chứng chỉ SSL miễn phí dựa trên các bước như dưới đây!

Truy cập vào SSH

  • Đầu tiên, hãy truy cập ngay vào Control cPanel. Sau đó, ở mục truy cập SSH, bạn chọn Enabled và ấn cập nhật để kích hoạt.
  • Tiếp theo, bạn cần tiến hành cài đặt ACME client, xong rồi thì đến Composer.
  • Cuối cùng, bạn hãy sử dụng trình File Manager để di chuyển chúng.

Cài đặt SSL bởi Control cPanel

  • Chọn domain để tiếp tục tiến hành việc cài đặt.
  • Chọn sao chép nội dung của file fullchain.pem để dán vào Certificate: CRT.
  • Chọn sao chép nội dung của file key.pem để dán vào Private Key: KEY.
  • Tiếp theo, bạn chỉ cần ấn nút cài đặt và ngồi chờ đợi một chút xíu để quá trình này được thực hiện. Đồng thời, bạn hãy nhấn F5 để làm mới trình duyệt lại và xem thử trang web của bạn ngay sau đó đã hiển thị được trên HTTPS chưa. Nếu như, chúng xuất hiện thì đã hoàn tất. Bạn chỉ cần để chứng chỉ SSL tự động gia hạn và thực hiện cài đặt Cron Job.
  • Mở mục Control Panel và chọn ngay Cron Job nâng cao.
  • Nhập Command để có thể chạy mã code.
  • Như vậy là đã hoàn thành, bạn bấm thêm nút “lưu” để kết thúc.

Những lưu ý khi dùng Let's Encrypt SSL

  • Let's Encrypt chỉ sử dụng được trong khoảng thời gian là 90 ngày. Sau thời điểm này, bạn cần gia hạn lại và không có trường hợp nào là ngoại lệ ở đây. Vậy nên, để không bị quên thời gian cần cấp mới, bạn nên cài đặt tự động hoá gia hạn. Hiện nay, nhiều nguồn thông tin khuyến khích người dùng nên đổi Let's Encrypt sau 60 ngày để tránh quên.
  • Let's Encrypt SSL vẫn có thể mắc phải các lỗi thường gặp và không ổn định khi hoạt động. Vì vậy, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng về việc sử dụng chứng chỉ bảo mật này. Thay vào đó, bạn có thể dùng chứng chỉ bảo mật cao cấp hơn với thời hạn dài để bảo vệ cho trang web của mình.
  • Một chứng chỉ Let's Encrypt SSL được cấp có thể dùng cho các tên miền khác nhau và hoạt động trên nhiều máy chủ.
  • Chứng chỉ bảo mật này không tương thích với một số thiết bị như Android < v2.3.6, Windows XP trước SP3,.... Bởi vì, Let's Encrypt sẽ không thực hiện được nếu không có CRL.
  • Vì là chứng chỉ bảo mật miễn phí nên sẽ không có chứng nhận nào về việc đền bù khi gặp thiệt hại. Vậy nên, bạn cần tìm hiểu kỹ càng và cân nhắc trước khi dùng SSL Let's Encrypt.
Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về SSL Let's Encrypt là gì. Hy vọng rằng thông qua chúng, bạn có thể tự tạo được cho bản thân chứng chỉ SSL miễn phí để sử dụng.

Võ Nguyên Thoại

Trojan là gì? Cách để phòng tránh Trojan thâm nhập
06 Tháng Ba, 2023
Trojan là gì? Cách để phòng tránh Trojan thâm nhập
Trojan là mã độc hay phần mềm độc hại đến thiết bị máy tính nhưng được ẩn dưới lớp vỏ bọc phần mềm hợp pháp, vô hại với máy tính. Khi đã thành công xâm nhập, mã sẽ gây ra những rắc rối như tự động tắt tính năng bảo mật, tạo điều kiện để kẻ gian khai thác thông tin dựa trên lỗi. Trong bài viết dưới đây, Mona Host cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về Trojan là gìcách để phòng tránh Trojan thâm nhập thiết bị.

Mã độc Trojan là gì?

Trojan horse hay Trojan là một loại mã độc hoặc phần mềm có vẻ hợp pháp nhưng có thể chiếm quyền kiểm soát máy tính của bạn. Trojan được thiết kế để làm hỏng, phá vỡ, đánh cắp hoặc gây ra một số hành động có hại khác đối với dữ liệu hoặc mạng của bạn. Trong một số tài liệu, Trojan còn được gọi là Trojan virus. Tuy nhiên, cách gọi này không chính xác. Một virus có thể tự thực thi hoạt động và nhân bản trên thiết bị. Mã độc Trojan tồn tại một cách thầm lặng trong máy tính của người dùng. Chúng tiến hành thu thập thông tin, thiết lập các lỗ hổng trong bảo mật hoặc có thể chiếm lấy thiết bị của bạn.

Con đường mã độc Trojan đi vào thiết bị

Con đường mã độc Trojan đi vào thiết bị   Mã độc Trojan có thể xâm nhập vào thiết bị của ban thông qua các con đường:
  • Đường link và tệp đính kèm trong Email.
  • Khi bạn sử dụng các ứng dụng và cụ thể là lỗ hổng trong phần mềm nhắn tin hay trình duyệt web chưa được cập nhật bản vá lỗi mới nhất của nhà sản xuất.
  • Người dùng tải phần mềm, tập tin từ internet có chứa mã độc.

Đặc điểm của mã độc Trojan Horse là gì?

Mã độc Trojan có những đặc điểm đặc trưng:
  • Trojan tạo nên một chương trình ẩn dưới dạng chương trình hữu ích và cung cấp đến bạn những tính năng mà bạn mong muốn.
  • Chương trình của Trojan thực hiện các thao tác không mong muốn. Những tính năng được cung cấp đến bạn chỉ là mề mặt nổi để che giấu những chương trình vi phạm này.
  • Nhiều mã độc Trojan chứa phần mềm gián điệp để có thể được điều khiển từ xa qua môi trường internet.
  • Mã độc Trojan lừa bạn thực hiện các thao tác mà bản thân không tự nguyện cho phép thực thi.
  • Các mã độc Trojan hiện nay còn được bổ sung chức năng tự phân tán tương tự virus.

Cách hoạt động của mã độc Trojan

Để hình dung cách hoạt động của mã độc Trojan, bạn có thể tham khảo ở ví dụ sau: Bạn nghĩ rằng bản thân vừa nhận được một email mới từ một người mà bạn quen biết và nhấp vào thứ như một tệp đính kèm thông thường. Tuy nhiên, email này lại là của kẻ đang cố gắng cài mã Trojan vào máy tính bạn. Sau khi bạn nhấp vào, tải tệp và mở, quá trình cài đặt phần mềm đã được thực hiện trên thiết bị của bạn. Phần mềm này sẽ nằm im trên thiết bị của bạn và âm thầm thực hiện nhiệm vụ.

Các loại mã độc Trojan phổ biến

Mã độc Trojan hiện nay có nhiều loại và thường được phân chia dựa vào nhiệm vụ của chúng. Một số loại mã Trojan phổ biến nhất là:
  • Backdoor Trojan: Mã độc cho phép kẻ tấn công truy cập vào máy tính của bạn và kiểm soát nó. Dữ liệu của bạn có thể được tải xuống từ bên thứ và bị đánh cắp hoặc nhiều phần mềm độc hại có thể được tải về thiết bị của bạn.
  • Distributed Denial of Service (DDoS) attack Trojan: Mã độc này thực hiện các cuộc tấn công DDoS như đánh sập một mạng vằng cách làm tràn lưu lượng truy cập.
  • Downloader Trojan: Trojan này tải xuống và cài đặt các phần mềm mới của chương trình độc hại như Trojan mới, phần mềm quảng cáo.
  • Fake AV Trojan: Hoạt động giống như phần mềm chống virus và yêu cầu bạn trả tiền để loại bỏ các mối đe dọa.
  • Game-thief Trojan: Thực hiện đánh cắp thông tin tài khoản của những người chơi game trực tuyến.
  • Infostealer Trojan: Theo dõi những dữ liệu đã bị nhiễm mã độc trên máy tính của bạn.
  • Mailfinder Trojan: Đánh cắp các địa chỉ email bạn đã lưu trên thiết bị.
  • Ransom Trojan: Yêu cầu bạn trả một khoản tiền để sửa lỗi chặn dữ liệu hay giảm hiệu suất máy tính mà phần mềm này đã gây ra trên thiết bị.
  • Remote Access Trojan: Cung cấp cho kẻ tấn công toàn quyền kiểm soát máy tính từ kết nối mạng từ xa. Hành động có thể là đánh cắp thông tin hoặc theo dõi bạn.
  • Rootkit Trojan: Ẩn hoặc làm mờ đối tượng trên máy tính để kéo dài thời gian chương trình độc hại tồn tại ở thiết bị.
  • SMS Trojan: Lây nhiễm vào thiết bị di động và có thể tự gửi, chặn tin nhắn hoặc làm tăng chi phí liên lạc của bạn.
  • Trojan banker: Tấn công đến tài khoản tài chính của bạn như đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, thanh toán hóa đơn.
  • Trojan IM: Đánh cắp thông tin đăng nhập và mật khẩu của bạn trên nền tảng nhắn tin nhanh IM - Instant Messaging.

Cách nhận biết thiết bị nhiễm mã độc Trojan

Một số dấu hiệu của máy tính cho biết thiết bị đã bị nhiễm mã độc Trojan:
  • Ổ lắp đĩa CD của máy tính tự động mở ra, đóng vào.
  • Máy tính của bạn xuất hiện những dấu hiệu lạ hiển thị trên màn hình.
  • Hình nền của cửa sổ Windows đổi giao diện.
  • Máy tính tự động thực hiện một số thao tác như in văn bản, đổi font chữ, kích thước chữ…
  • Bạn không thể đổi lại hình nền máy tính.
  • Cửa sổ chat lạ tự động hiển thị trên màn hình.
  • Trỏ chuột trên màn hình không hiển thị. Chuột trái và phải gặp lỗi.
  • Nút Start không hiển thị trên giao diện.

Cách phòng tránh và xử lý thiết bị nhiễm mã độc Trojan

Cách phòng tránh và xử lý thiết bị nhiễm mã độc Trojan

Cách xử lý mã độc Trojan

Cách hiệu quả nhất để xử lý mã độc Trojan là gì? Để loại bỏ mã độc Trojan ra khỏi thiếu bị, sử dụng phần mềm tiêu diệt mã độc là lựa chọn hàng đầu. Một số phần mềm chúng tôi khuyên bạn lựa chọn sử dụng là:
  • Kaspersky Anti-virus cung cấp đến bạn giải pháp quét và tiêu diệt toàn diện virus, mã độc. Đồng thời, Kaspersky Anti-virus chặn các phần mềm đào tiền ảo, giúp máy tính hoạt động trơn tru hơn.
  • ESET Nod32 là phần mềm được trang bị nhiều tính năng độc đáo. Bạn có thể phát hiện những rủi ro virus, mã độc ngay từ khi chúng xuất hiện. Phần mềm mang đến tính năng quét và diệt virus trên máy tính, kiểm soát các thiết bị kết nối và nâng cao hiệu suất thiết bị.

Cách phòng tránh mã độc Trojan

Để thiết bị và chính bạn không bị ảnh hưởng bởi mã độc Trojan, phòng tránh chính là biện pháp hiệu quả và an toàn nhất. Dưới đây là một số điều bạn nên làm để bảo vệ thiết bị khỏi kẻ tấn công:
  • Bảo mật máy tính bằng việc cài đặt và chạy bộ bảo mật internet. Bạn quét chẩn đoán định kỳ hoặc thiết lập để công cụ chạy tự động sau một khoảng thời gian.
  • Cập nhật hệ điều hành của bạn ngay khi có bản mới.
  • Bảo vệ tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng, tài chính… bằng tên đăng nhập và mật khẩu phức tạp cũng như riêng biệt cho tài khoản.
  • Bảo vệ thông tin cá nhân của bạn an toàn với tường lửa.
  • Sao lưu tập tin của bạn thường xuyên để có thể khôi phục khi gặp lỗi do Trojan tạo thành.
  • Với các tệp đính kèm email, bạn cần quét trước khi tải xuống.
Mã độc Trojan ảnh hưởng lớn đến cách hoạt động của máy tính và thông tin cá nhân của bạn một cách âm thầm. Những hậu quả mà phần mềm này gây ra nghiêm trọng tùy theo loại xâm nhập. Do vậy, bạn cần xây dựng “tường thành” phòng tránh mã độc hiệu quả theo hướng dẫn ở trên. Hy vọng qua bài viết, bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về Trojan là gì và những vấn đề xung quanh Trojan. >>Xem thêm: 2FA là gì? Tối ưu hoá bảo mật bằng kích hoạt xác thực 2 yếu tố

Võ Nguyên Thoại

Cloud Storage là gì? Vì sao nên sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây
06 Tháng Ba, 2023
Cloud Storage là gì? Vì sao nên sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây
Dịch vụ lưu trữ đám mây - Cloud Storage ngày càng được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Vậy Cloud Storage là gì? Lý do nên sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây là gì? Hãy cùng Mona Host tìm hiểu kỹ hơn về loại hình dịch vụ công nghệ thông tin này trong bài viết dưới đây nhé.

Cloud Storage là gì?

Cloud Storage được biết đến với tên gọi việt hóa là “dịch vụ lưu trữ đám mây”. Đây được coi là dịch vụ chứa đựng đầy đủ các thao tác lưu trữ, quản lý, di chuyển và chia sẻ mọi thông tin, dữ liệu một cách đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng. Cloud Storage có sẵn và hoàn toàn miễn phí trên thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại và trang website trực tuyến luôn được kết nối mạng Internet. Những thông tin và dữ liệu được lưu trữ tại đây đa dạng hữu ích và đều là dạng văn bản tài liệu, tệp tin, hình ảnh, clip, đoạn ghi âm,… Cloud Storage có bộ nhớ lưu trữ lớn, khả năng sao lưu ổn định, tích hợp đa dạng các tính năng khôi phục, sửa chữa. Hiện nay, OneDrive, Google Drive, Dropbox, AWS,... chính là các Cloud Storage vô cùng nổi bật và được tin dùng rộng rãi. Vậy những đặc điểm chung của các Cloud Storage này là gì? Để giải đáp câu hỏi này, dưới đây chúng tôi đã liệt kê 5 đặc điểm chính của các dịch vụ lưu trữ đám mây.

5 đặc điểm chính của Cloud Storage

  • Dịch vụ dựa trên nhu cầu: Tại đây, người dùng sẽ tự quản lý dịch vụ sao cho không nhờ đến sự trợ giúp của CA Hosting hay chăm sóc khách hàng.
  • Mạng lưới truy cập toàn cầu: Người dùng dễ dàng sử dụng nhiều thiết bị điện tử truy cập tại đa quốc gia chỉ với Cloud Storage.
  • Tài nguyên đa dạng: Cloud Storage cho phép tài nguyên được chia sẻ cho người dùng và không mất phí.
  • Linh hoạt: Cloud Storage cho phép co giãn nhanh chóng, dễ dàng theo đúng nhu cầu.
  • Dễ dàng đo lường: Cloud Storage có thể đo lường dịch vụ tối ưu thông qua việc báo cáo thường xuyên đến khách hàng.

Tính năng sử dụng của Cloud Storage

Tính năng sử dụng của Cloud Storage Dịch vụ lưu trữ đám mây đa dạng về lợi ích và tính năng, tiêu biểu nhất có thể kể đến đó là:

Dữ liệu được sao lưu một cách tự động

Với Cloud Storage, mọi thông tin và dữ liệu của người dùng sẽ luôn có sẵn các bản nháp hay bản sao lưu trên các tài khoản online. Có một điểm khá hay nữa đó là, ngay cả khi mất điện hay máy hỏng thì bản sao lưu vẫn còn hồi phục nguyên vẹn với thao tác gần nhất khi bạn sử dụng lại dịch vụ đám mây.

Phục hồi dữ liệu nhanh chóng

Dữ liệu đám mây của bạn không bao giờ có thể bị mất khi bạn mất thiết bị truy cập như máy tính hay điện thoại,... Dữ liệu luôn ở sẵn trong đám mây, ngay khi có mạng internet và đăng nhập vào tài khoản Cloud Storage, người dùng có thể truy xuất dữ liệu dễ dàng.

Kiểm tra, thử nghiệm và triển khai phần mềm

Cloud Storage sở hữu quy mô linh hoạt, chi phí không quá cao, hiệu suất trên cả tuyệt vời giúp tạo ra môi trường tương đồng tách biệt giúp việc kiểm tra và quản lí đơn giản hơn bao giờ hết.

Chia sẻ dữ liệu lớn một cách an toàn

Khối lượng lưu trữ lớn là bài toàn không chỉ của riêng người dùng đơn lẻ và cả các doanh nghiệp quy mô nhỏ đến lớn. Vậy nên, chia sẻ và di chuyển dữ liệu này nên được sử dụng dịch vụ đám mây băng thông cao, tuyệt đối nhanh chóng, an toàn, bảo mật.

Lý do nên sử dụng dịch vụ Cloud Storage là gì?

Đối với cá nhân

  • Dịch vụ đám mây có băng thông cao, người dùng có thể tiết kiệm tối đa thời gian lưu trữ và đồng bộ hóa thông tin, dữ liệu một cách nhanh chóng, dễ dàng, thao tác cực kì đơn giản.
  • Cloud Storage luôn sẵn sàng truy cập tức thì ở bất cứ đâu vào bất cứ thời gian nào chỉ với kết nối internet.
  • Về chi phí, sử dụng Cloud Storage giúp người dùng tiết kiệm được một khoản chi phí lớn cho những chiếc ổ cứng lưu trữ truyền thống, khi được dùng một khối lượng dung lượng miễn phí khá lớn.

Đối với doanh nghiệp

  • Cloud Server luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong công cuộc vận hành website chuyên nghiệp, tốc độ đường truyền tốt và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng cao.
  • Cloud Storage triển khai nhanh chóng, đơn giản, không gian lưu trữ cho dữ liệu lớn, đồng bộ hóa nhanh, bao mật an toàn hiệu quả. Đặc biệt hơn cả đó là dịch vụ Cloud Storage dành cho nội bộ cũng đang trở nên ngày càng thịnh hành.
  • Cloud Storage có tính linh hoạt cao rong khi sử dụng giúp tối đa hóa hiệu suất công việc của doanh nghiệp khiến công việc giao tiếp, chia sẻ dữ liệu đơn giản, liền mạch hơn bao giờ hết.
  • Mức độ an toàn và bảo mật hoàn hảo với Cloud storage hạn chế tối đa các mối nguy hiểm về mất cắp, rò rỉ hay tài liệu bị phá hủy giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí hoàn hảo.
  • Chi phí sử dụng và chi phí bảo trì khá thấp và phù hợp với nhiều gói lựa chọn khác nhau giúp cho việc nâng cấp Cloud Storage cực kì nhanh chóng, đơn giản.

Các loại Cloud Storage phổ biến nhất hiện nay

Các loại Cloud Storage phổ biến nhất hiện nay

Private Cloud storage

Private Cloud Storage - lưu trữ đám mây nội bộ, là kho lưu trữ dữ liệu cung cấp toàn quyền kiểm soát cho doanh nghiệp, bảo vệ thông tin theo hệ thống tường lửa nên phù hợp cho các công ty lớn cùng mức ngân sách tốt. Ưu điểm:
  • An toàn, mức độ bảo mật cao, tối đa hóa quyền doanh nghiệp truy cập.
  • Chất lượng quản lý dữ liệu công ty được cải thiện, theo dõi và giám sát hiệu quả cao.
  • Khả năng tương thích, chia sẻ trên các đám mây cùng bộ lưu trữ Private Cloud cao hơn, nhanh hơn.
Nhược điểm:
  • Chi phí khá là đắt đỏ và không phù hợp với cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ.
  • Cần đầu tư khá nhiều thời gian để thiết lập và duy trì một Private Cloud Storage.
  • Private Cloud Storage gần như cố định nên khó mà thay đổi ngay lập tức khi cần.
  • Private Cloud Storage chỉ cho phép truy cập nội bộ tại công ty và không linh hoạt về địa điểm hay thiết bị truy cập.

Public Cloud Storage

Public Cloud Storage sử dụng để chia sẻ tệp tin và ứng dụng. Public Cloud Storage phù hợp với doanh nghiệp cần có kho trữ thông tin chung để lưu trữ và chia sẻ tài nguyên. Ưu điểm:
  • Dễ dàng truy cập từ xa và đa dạng thiết bị truy cập.
  • Tùy ý tăng giảm dung lượng bộ nhớ phù hợp với nhu cầu công việc.
  • Chi phí nhỏ hơn rất nhiều so với Private Cloud Storage.
Nhược điểm:
  • Biện pháp bảo mật chưa thực sự chặt chẽ
  • Khi bạn hoặc doanh nghiệp ngừng dịch vụ sẽ phải chịu chi phí phát sinh bồi thường khá cao.
  • Do sự dễ dàng trong chia sẽ dẫn đến hiệu suất lưu trữ lại không quá cao.

Hybrid Cloud Storage

Hybrid Cloud Storage là sự tích hợp hoàn hảo hơn giữa public và private cloud storage giúp tối giản chi phí đồng thời tùy chỉnh một cách dễ dàng. Ưu điểm
  • Tài nguyên dữ liệu được vận chuyển nhanh chóng và chia sẻ giữ hai môi trường này dễ dàng.
  • Người dùng có thể truy cập dữ liệu từ xa trên các thiết bị mọi lúc mọi nơi.
  • Dung lượng lưu trữ và hiệu suất Hybrid Cloud Storage được thay đổi linh hoạt theo nhu cầu.
Nhược điểm
  • Dữ liệu có nguy cơ bị tấn công qua internet công cộng cao vì quá dễ dàng truy cập.
  • Các tệp tin sẽ khó tương thích giữa hai loại lưu trữ.
Trên đây là chúng tôi đã chia sẻ thông tin về lợi ích, tính năng ưu việt của lưu trữ đám mây mang lại. Đồng thời cũng cung cấp thông tin về các loại Cloud Storage phổ biến hiện nay. Ưu và nhược điểm của từng loại là gì. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về loại hình công nghệ thông tin này. Trên thực tế hiện nay có rất nhiều dịch vụ lưu trữ đám mây được cung cấp bởi nhiều cái tên nổi tiếng trong lĩnh vực công nghệ. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà các bạn có thể sử dụng dịch vụ có trả phí hoặc miễn phí. Trong bài viết nay chúng tôi sẽ đề cập đến dịch vụ lưu trữ miễn phí. Mời các bạn tiếp tục theo dõi.

Một số dịch vụ Cloud Storage miễn phí

Bên cạnh những dịch vụ Cloud Storage mất phí cần thiết, Cloud Storage hoàn toàn miễn phí cũng nên được bạn cân nhắc trải nghiệm cho các dữ liệu đơn lẻ cá nhân, dung lượng thấp. Có thể kể đến chẳng hạn như: Một số dịch vụ Cloud Storage miễn phí
  • Google Drive đi kèm với sự nổi tiếng của Google, là dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí toàn diện phổ biến nhất hiện nay trên toàn thế giới. Với Google Drive, người dùng sẽ có ngay 15GB dung lượng miễn phí thoải mái lưu trữ các văn bản công việc hay hình ảnh, video cá nhân đơn thuần. Quá mức dung lượng miễn phí này, người dùng có thể mua thêm và sử dụng có phí theo nhu cầu.
  • Lưu trữ đám mây Mediafire, với mức dung lượng lưu trữ miễn phí nhỏ hơn là 10GB. Với nhu cầu sử dụng cao hơn, người dùng hãy đăng ký tải ứng dụng hoặc giới thiệu bạn bè sử dụng để đạt mức dung lượng lên đến 50GB.
  • Dropbox - Lưu trữ đám mây đang được ưu ái sử dụng rất nhiều. Ngay sau khi đăng ký tài khoản vào Dropbox bạn sẽ có ngay 2GB dung lượng trống miễn phí và đặc biệt có thể mở rộng lên tới khoảng 18GB.
  • Lưu trữ đám mây Onedrive của Microsoft với 5GB dung lượng miễn phí cũng được nhiều người dùng trải nghiệm và đánh giá cao.
  • Mega cũng đang dần được công nhận khi bạn đăng ký vào hệ thống Mega sẽ có khả năng được cấp dung lượng miễn phí khủng lên đến 50GB.
  • Fshare là dịch vụ lưu trữ đám mây của Việt Nam, nó được sáng tạo và cung cấp bởi nhà phát triển Việt Nam chuyên để update và share dữ liệu và được đông đảo cộng đồng người Việt sử dụng.
>> Xem thêm bài viết về: Cloud Hosting - Dịch vụ lưu trữ website có sử dụng công nghệ điện toán đám mây. Trên đây, Mona Host đã cùng bạn đọc khám phá và có nhiều hiểu biết hơn về dịch vụ lưu trữ đám mây - Cloud Storage là gì. Với những tính năng ưu việt của Cloud Storage, hãy nhanh tay đăng ký và sử dụng để gia tăng hiệu suất công việc cũng như đa dạng thêm kho dữ liệu đời sống của bạn nhé. >>Tham khảo thêm: Cloud Flare là gì? Ưu nhược điểm, hướng dẫn cài đặt Cloudflare

Võ Nguyên Thoại

Phân biệt Hosting Windows và Hosting Linux
28 Tháng Hai, 2023
Phân biệt Hosting Windows và Hosting Linux
Hosting LinuxHosting Windows là hai loại hosting khá phổ biến và thông dụng trên thị trường hosting. Khi bạn bắt đầu xây dựng cơ sở dữ liệu và cần hosting để lưu trữ chắc hẳn bạn đã nghe qua hai loại hosting này. Vậy Hosting linux và hosting windows có gì đặc biệt và làm sao để phân biệt hai loại hosting này? Cùng Mona Host tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Hosting Linux là gì?

Hosting Linux là máy chủ được chạy trên hệ điều hành Linux, có kết nối internet và cài đặt được các website có mã nguồn mở PHP. Hosting Linux có khả năng hỗ trợ rất tốt với các ngôn ngữ lập trình như Python, PHP, Pear và hệ quản trj cơ sở dữ liệu MySQL. Linux có rất nhiều ưu điểm dành cho người sử dụng. Một phần trong đó là những điểm nổi bật mà Linux có phần nhỉnh hơn so với Windows. Đó là nếu website của bạn bị lỗi thì Linux sẽ sử nhanh hơn so với Windows vì có nhiều tính năng miễn phí.

Hosting Windows là gì?

Khác với Hosting Linux thì Hosting Windows được chạy trên máy chủ có hệ điều hành Windows. Nếu như Website của bạn được cài đặt trên Hosting Windows thì các ứng dụng và phần mềm của Microsoft sẽ dễ dàng cài đặt và sử dụng hơn so với Hosting Linux. Và đặc biệt khi website hoạt động trên cơ sở dữ liệu access thì điều tất yếu bạn cần sử dụng Windows. Windows Hosting thì hỗ trợ khá tốt cho các ngôn ngữ lập trình như ASP.Net, ASP. Windows sở hữu kho phần mềm hết sức phong phú. Nhưng sẽ có nhược điểm nhỏ khi website bị lỗi thì không thể sửa chữa ngay cho đến khi có bản pack. Có thể nói sự phổ biến của hệ điệu hành Windows ở trên thế giới đã mở đường cho Hosting Windows phát triển mạnh mẽ và trở nên thuận lợi khi doanh nghiệp sở hữu trang web. Hơn 75% thị trường hiện nay sử dụng hệ điều hành máy tính thuộc Windows. Microsoft hiện họ đang liên tục nghiên cứu không ngừng qua đó chúng ta có thể thấy những cải tiến mà họ đã tạo ra trên Windows hàng năm không chỉ nằm ở kỹ thuật mà còn được hỗ trợ nhiều tập lệnh khách nhau. >>Xem thêm: Windows Hosting là gì? Những lợi ích khi sử dụng Windows Hosting

Phân biệt Hosting Linux và Hosting Windows

Thông tin Hosting Linux Hosting Windows
Hỗ trợ ứng dụng
  • Mã nguồn mở PHP, Wordpress, Joomla, Magento...
  • Scripts
  • SSH
  • Ứng dụng có yêu cầu Modules Apache
  • Sử dụng mã nguồn đóng
  • ASP Classic
  • MSSQL
  • MS Access
  • ASP.NET
  • MS Access
  • Visual Basic Development
  • C#
  • Windows Dedicated Server
  • Remote Desktop
  • Microsoft SharePoint
  • Microsoft Exchange
  • Mã nguồn .NET có hỗ trợ mã nguồn mở
Hệ điều hành – Cloud Linux 6.x – Windows Server 2012 R2
Bảng điều khiển cPanel, WHM – WHM
Tên của tập tin – Phân biệt được chữ in hoa và in thường – Tập tin home.HTML và home.html khác nhau – Không phân biệt chữ in hoa và in thường – Tập tin home.HTML và home.html được hiểu là một
Cách thức truy cập Server – Hỗ trợ FTP, Telnet, SSH – Hỗ trợ FTP
Ngôn ngữ hỗ trợ – PHP, CGI, Perl – ColdFusion, .NET, ASP
Cơ sở dữ liệu – MySQL – MySQL, MS SQL, Access
Khả năng bảo mật – Lỗ hổng bảo mật được tiến hành vá nhanh nhờ nguồn mở và miễn phí – Lỗ hổng bảo mật chỉ được tiến hành vá khi có bản Service Pack mới. Việc bảo mật đối với Hosting Windows thì phải phụ thuộc vào quản trị mạng
Chi phí – Miễn phí – Mất phí
>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu sự khác biệt giữa Hosting trả phí và Hosting miễn phí

Nên mua Hosting Linux hay Hosting Windows

Nên mua Hosting Linux hay Hosting Windows Thông qua những phân tích ở trên việc chúng ta lựa chọn Hosting Linux hay Hosting Windows thì phụ thuộc đến ngôn ngữ lập trình thiết kế trang web cũng như về mục đích sử dụng của bạn. Nếu bạn đang sử dụng các ngôn ngữ lập trình như PHP, MySQL hay Perl thì chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng Hosting Linux. Còn lại nếu bạn đang xây dựng website với ngôn ngữ lập trình là ASP.net thì nên sử dụng Hosting Windows sẽ hỗ trợ tốt hơn rất nhiều.
Hosting LinuxHosting Windows thì đều có những điểm mạnh và hạn chế riêng nhìn chung thì hai dòng hosting này đều đảm bảo được tính ổn định và hiệu quả tốt và đang được rất nhiều người dùng hiện nay tin dùng. Nhưng bạn hãy luôn tìm hiểu kỹ trước khi mua hosting vì nếu lựa chọn hosting không phù hợp thì sẽ rất phức tạp trong quá trình bạn làm việc. Hy vọng thông qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về hai loại hosting này và chọn ra được loại hosting phù hợp với nhu cầu của mình. Để tìm hiểu thêm nhiều điều thú vị về hosting, hãy truy cập vào website của Mona Host hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số hotline 1900 636 648 để được tư vấn miễn phí nhé.

Võ Nguyên Thoại

Nhận các thông báo mới từ MONA.Host?

Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi