Nguồn tài nguyên để doanh nghiệp
phát triển trên Internet

Kiến thức tại Mona Blog không phải để kiếm tiền, bán khóa học hay các việc kiếm lợi nhuận tương tự.
Chúng tôi chia sẻ miễn phí nguồn tài nguyên dành cho các khách hàng và những bạn đọc quan tâm.

Tổng hợp các bài viết chung về hosting
Bài viết nổi bật
Xem thêm
Bài viết hay nên đọc
Bảo Mật tên miền là gì?. 12 Cách bảo vệ tên miền hiệu quả 100%
31 Tháng Năm, 2024
Bảo Mật Tên Miền Là Gì? 12 Cách Bảo Vệ Tên Miền Hiệu Quả
Tại sao bảo mật tên miền lại quan trọng đến vậy?. Đối với nhiều dự án, tên miền chính là thông tin nhận dạng doanh nghiệp trực tuyến của bạn. Và với sự gia tăng các trường hợp tội phạm mạng như chiếm đoạt tên miền, việc giữ an toàn cho tên miền của bạn chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Trong bài viết này, MONA Host sẽ chia sẻ lý do tại sao bảo mật tên miền của bạn lại quan trọng cũng như các giái pháp giúp bạn bảo vệ tên miền của mình.

Bảo mật tên miền là gì?

Bảo mật tên miềnquá trình thực hiện các biện pháp và hệ thống để bảo vệ tên miền của bạn khỏi các cuộc tấn công mạng, lừa đảo, chống DDoS,... Tên miền đóng vai trò quan trọng như địa chỉ nhà, dẫn dắt khách hàng tiềm năng đến website của bạn. Do đó, việc bảo mật tên miền là vô cùng cần thiết để đảm bảo sự an toàn và uy tín cho thương hiệu của bạn. Bảo mật tên miền là gì Để bạn dễ hình dung về bảo vệ tên miền hơn thì nó sẽ bao gồm các bước sau: Khi bạn mua tên miền mới, nhà đăng ký của bạn sẽ thu thập dữ liệu cá nhân. Thông tin sẽ bao gồm số điện thoại, email và địa chỉ,...Sau đó, tất cả các tên miền mới và dữ liệu cá nhân liên quan đến chúng sẽ được thêm vào cơ sở dữ liệu WHOIS. Vì bản ghi WHOIS được công khai nên bạn có thể tra cứu dữ liệu liên quan đến tên miền đã đăng ký. Bất kỳ ai cũng có thể tìm kiếm thông tin này về bạn bằng cách sử dụng địa chỉ trang web đầy đủ của bạn vào tra cứu tại WHOIS. Nếu bạn muốn ẩn thông tin của mình trên WHOIS ( chỉ áp dụng cho tên miền quốc tế) thì đó là lúc việc bảo vệ miền trở nên hữu ích. Và bạn có thể trả tiền cho nhà đăng ký tên miền để ẩn dữ liệu cá nhân của mình trên WHOIS Sau đó, bất kể người dùng nào tra cứu trang web của bạn trong cơ sở dữ liệu WHOIS, họ sẽ không thấy thông tin của bạn. Thay vì tìm bất kỳ thông tin cá nhân nào, họ sẽ thấy dữ liệu chung dẫn đến công ty đăng ký tên miền của bạn.

Tại sao cần phải bảo vệ tên miền của bạn?

Bảo vê miền rất quan trọng, bởi bạn sẽ tránh được nhiều phiền phức như các cuộc gọi lừa đảo, hay thông tin bị hack,...Dưới đây là một số lợi ích mà bạn cần phải thực hiện Domain Locking. Tại sao cần phải bảo vệ tên miền của bạn?
  • Ngăn chặn chiếm đoạt tên miền: Việc chiếm đoạt tên miền có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như mất quyền kiểm soát website, thay đổi nội dung trang web, đánh cắp thông tin người dùng,... Bảo mật tên miền giúp bạn bảo vệ tên miền khỏi những kẻ tấn công, đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp.
  • Chống tấn công DDoS: Tên miền có thể trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công DDoS, khiến website sập hoặc hoạt động chậm chạp, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và gây thiệt hại về kinh tế. Bảo mật tên miền giúp tăng cường khả năng chống chịu của website trước các cuộc tấn công này.
  • Chống phishing: Tên miền giả mạo được sử dụng trong các chiến dịch phishing để đánh lừa người dùng, dụ dỗ họ cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài khoản ngân hàng. Bảo mật tên miền giúp bạn ngăn chặn việc sử dụng tên miền của mình cho mục đích xấu, bảo vệ người dùng khỏi những rủi ro an ninh mạng.
  • Bảo vệ danh tiếng thương hiệu: Một tên miền bị tấn công hoặc sử dụng cho mục đích phi pháp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng thương hiệu của bạn. Bảo mật tên miền giúp bạn duy trì hình ảnh thương hiệu uy tín và chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
  • Đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu: Bảo mật tên miền giúp mã hóa dữ liệu truyền tải giữa người dùng và website, ngăn chặn việc đánh cắp thông tin cá nhân hoặc dữ liệu nhạy cảm.
  • Ngăn chặn việc tái sử dụng mật khẩu: Sử dụng mật khẩu mạnh và riêng biệt cho tài khoản quản lý tên miền giúp bảo vệ tên miền khỏi bị truy cập trái phép.
  • Duy trì hoạt động ổn định: Bảo mật tên miền giúp website hoạt động ổn định và sẵn sàng phục vụ người dùng, ngay cả khi có các mối đe dọa an ninh mạng.
  • Ngăn chặn email rác và cuộc gọi điện thoại: công cụ tra cứu WHOIS cho phép mọi người tìm thấy thông tin đăng ký miền riêng của bạn. Hầu như luôn bao gồm các chi tiết liên hệ như tên đầy đủ, email, số điện thoại và thậm chí cả địa chỉ. Do đó, nếu không bảo vệ quyền riêng tư của miền, bạn sẽ dễ gặp phải nhiều loại thư rác. Điều đó bao gồm các email spam và các cuộc gọi không mong muốn.

Các phương pháp bảo vệ tên miền hiệu quả nhất

Đến đây, chắc hẳn bạn cũng đã nắm được tầm quan trọng của tên miền và các nguyên nhân dẫn tới việc tên miền bị mất rồi, đúng không? Và để bảo mật tên miền một cách hiệu quả nhất thì bạn phải biết cách bảo vệ domain. Vậy những cách bảo mật domain hiệu quả đó là gì? Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn có có câu trả lời chi tiết. Các phương pháp bảo vệ tên miền hiệu quả nhất

Đăng ký tên miền tại đơn vị cung cấp uy tín

Với hàng triệu kết quả tìm kiếm về "nhà đăng ký tên miền tốt nhất", việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp có thể khiến bạn bối rối. VINNIC và ICANN cũng cung cấp danh sách dài các nhà đăng ký, khiến bạn càng thêm phân vân. Tuy nhiên, không phải nhà đăng ký nào cũng đảm bảo chất lượng như nhau. Để đảm bảo an ninh mạng cho website và thương hiệu của bạn, hãy lựa chọn nhà đăng ký tên miền uy tín như MONA Host - cùng bạn động hành trên hành trình phát triển thương hiệu số.

Đăng ký bảo hộ tên miền

Ở mỗi quốc gia đều có đuôi tên miền khác nhau, nhìn chung thì họ đều cung cấp dịch vụ bảo hộ cho domain khi khách hàng có nhu cầu. Để bảo đảm sự an toàn cho tên miền của bạn thì ngoài việc đăng ký bảo hộ domain thì còn hỗ trợ giao thức hóa quyền sở hữu tên miền dựa vào căn cứ pháp lý. Ngay sau khi tên miền được bảo hộ thì bạn sẽ yên tâm hơn rất nhiều, bởi không chỉ được đảm bảo về tính bảo mật, an toàn mà bạn đã là chủ sở hữu domain đó rồi. Điều này đã được công nhận bởi các nhà cung cấp tên miền, các cơ quan pháp lý nhà nước. Và nếu xảy ra bất cứ sự cố nào đó thì bạn sẽ là đối tượng được bảo vệ đầu tiên.

Bao vây thương hiệu

Có đôi khi bạn nghĩ tên miền của mình vẫn an toàn, nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Có nhiều trường hợp kẻ xấu mua lại tên miền gần giống hoặc giống hoàn toàn chỉ khác đuôi mà thôi. Điều này xảy ra thường xuyên và khiến cho nhiều khách hàng dễ nhầm lẫn và bị lừa, và làm ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp. Chính vì thế việc bao vây thương hiệu, mua lại tên miền gần giống là việc vô cùng cần thiết trong các doanh nghiệp, tổ chức. Việc này sẽ giúp cho bạn ngăn chặn đối thủ giả mạo, bảo vệ khách hàng và cả người tiêu dùng.

Sử dụng mật khẩu mạnh

Việc bạn dùng mật khẩu để bảo vệ tên miền là điều vô cùng quan trọng và thật sự cần thiết hiện nay. Nếu bạn biết cách tạo mật khẩu khó nhưng vẫn an toàn thì bạn sẽ hạn chế được sự tấn công domain trái phép. Sử dụng mật khẩu mạnh bảo vệ domain Thực tế cho thấy thì khi bạn mua hay sở hữu một tên miền nào đó thì bạn đều được quyền quản lý, điều chỉnh hay thay đổi mật khẩu bất cứ khi nào bạn muốn. Và để giữ cho tên miền an toàn thì bạn hãy thay đổi mật khẩu tên miền theo định kỳ từng tuần/ tháng.

Thêm khóa tên miền

Khi bạn đăng ký tên miền tại hầu hết các nhà cung cấp, bao gồm cả MONA Host, tên miền của bạn sẽ được tự động khóa. Việc khóa tên miền mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp bảo vệ website của bạn khỏi những thay đổi trái phép và đảm bảo an toàn cho thông tin đăng ký. Khi tên miền bị khóa, thông tin đăng ký của bạn sẽ được bảo mật hơn, tránh khỏi nguy cơ bị đánh cắp hoặc sử dụng cho mục đích xấu. Việc này sẽ bảo đảm sự an toàn cho tên miền của bạn, và bất cứ ai cũng không được phép thay đổi thông tin, trừ những người quản lý và được quyền sở hữu chúng.

Gia hạn tên miền thường xuyên

Với phương pháp bảo vệ tên miền này thì bạn chỉ cần gia hạn domain đúng định kỳ là được. Nếu bạn chẳng may quên không gia hạn thì có thể là domain của bạn sẽ bị người khác mua lại. Điều này gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, nhất là đối với những người đang kinh doanh Online thông qua trang Website. Những tên miền thuộc thương hiệu lớn, có tên tuổi thì chắc chắn sẽ có nhiều đối thủ muốn có được, điều này cũng gây ra thiệt hại rất lớn cho website bạn. Chính vì thế mà bạn hãy chủ động hơn trong việc gia hạn để giữ tên miền. Thường thì các nhà cung cấp tên miền đều cung cấp cho khách hàng những gói đăng ký lên tới vài năm. Vậy nên, nếu bạn có kế hoạch kinh doanh lâu dài thì bạn cần mua domain ít nhất 1 năm, tránh việc gia hạn quá nhiều lần để cho kẻ xấu không lợi dụng sở hở đánh cắp tên miền.

Sử dụng chứng chỉ SSL.

Chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer) đóng vai trò then chốt trong việc bảo mật website và nâng cao trải nghiệm người dùng. Sử dụng chứng chỉ SSL bảo vệ tên miền Nó hoạt động như lớp áo giáp bảo vệ cho website của bạn, giúp mã hóa dữ liệu truyền tải, ngăn chặn tin tặc đánh cắp thông tin nhạy cảm và đảm bảo an toàn cho các giao dịch trực tuyến.

Kích hoạt xác thực hai yếu tố

Mật khẩu mạnh là yếu tố quan trọng để bảo vệ tài khoản trực tuyến của bạn, tuy nhiên, nó không hoàn toàn an toàn. Để tăng cường bảo mật, bạn nên sử dụng xác thực hai yếu tố (2FA) cho tài khoản quản lý tên miền của mình. 2FA hoạt động bằng cách thêm một lớp bảo mật bổ sung vào quy trình đăng nhập. Sau khi nhập mật khẩu, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin xác minh bổ sung, thường là mã được gửi qua tin nhắn SMS, email hoặc ứng dụng xác thực. Và họ sẽ không thể đăng nhập nếu không nhập mã đó.

Kích hoạt tính năng bảo vệ quyền riêng tư

Khi bạn đăng ký tên miền, thông tin cá nhân của bạn, bao gồm tên, địa chỉ email, số điện thoại và địa chỉ nhà riêng hoặc doanh nghiệp, thường được hiển thị công khai trong cơ sở dữ liệu WHOIS. Điều này có thể gây ra một số rủi ro cho quyền riêng tư và bảo mật của bạn. Kích hoạt tính năng bảo vệ quyền riêng tư WHOIS là giải pháp giúp ẩn thông tin cá nhân của bạn trong cơ sở dữ liệu WHOIS.

Mua phần mở rộng miền thay thế

Ngay từ đầu bạn nên mua tên miền có nhiều đuôi khác nhau, gồm .com, .net, .com.vn,… Điều này sẽ giúp bạn tránh việc trùng tên miền chỉ khác đuôi. Đối với những tên miền mang tính thương hiệu thì bạn phải chú trọng nhiều hơn, nếu không muốn bị kẻ xấu đánh cắp thương hiệu. Dù cho bạn đang sở hữu Domain có đuôi chất lượng cao thì không thể bảo đảm rằng tên miền của bạn có thêm phần mở rộng thay thế. Việc này giúp cho bạn ngăn chặn sự nhầm lẫn, bởi các trang Web có tên tương tự như nhau. Còn nếu thương hiệu của bạn là duy nhất, thì việc đăng ký tên miền khiến cho chúng nằm ngoài tầm ngắm.

Luôn cập nhật thông tin liên hệ của bạn với nhà đăng ký

Trong thời đại ngày nay, việc thay đổi địa chỉ công ty hoặc email là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải đảm bảo cập nhật thông tin liên hệ này với nhà đăng ký tên miền để giữ quyền kiểm soát đối với tên miền của mình.

Cảnh giác với với các email lừa đảo

Email lừa đảo đang trở nên phổ biến và tinh vi hơn, khiến chúng trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh mạng và quyền sở hữu tên miền của bạn. Kẻ lừa đảo có thể giả mạo bất kỳ ai, từ bạn bè, tổ chức đáng tin cậy cho đến chính phủ, để đánh lừa bạn tiết lộ thông tin nhạy cảm hoặc nhấp vào các liên kết độc hại.

Một số lưu ý khi bảo vệ tên miền của bạn

Bên cạnh việc nắm rõ các phương pháp bảo vệ tên miền thì bạn cũng cần chú ý đến một số yếu tố dưới đây để đảm bảo tên miền được bảo mật tuyệt đối. lưu ý khi bảo vệ tên miền của bạn
  • Đăng ký tên miền tại nhà cung cấp uy tín, được khách hàng đánh giá cao.
  • Cẩn trọng trong việc cung cấp thông tin
  • Lưu trữ tên miền cẩn thận, tạo mật khẩu tên miền mạnh, kết hợp giữa chữ hoa và chữ thường với các ký tự đặc biệt.
  • Cập nhật thông tin liên hệ, địa chỉ Email mới vào hệ thống, khi có nhu cầu thay đổi thông tin liên hệ.
  • Cung cấp địa chỉ Email sử dụng khi đăng ký tên miền
Như vậy, ở bài viết này thì MONA Host cũng đã chia sẻ tới cho bạn các phương pháp bảo vệ tên miền tránh khỏi những rủi ro Hacker xâm nhập và đánh cắp. Mong rằng với các thông tin mà chúng tôi mang tới cho bạn ở bài viết này sẽ giúp bạn có những kiến thức hữu ích trong việc bảo mật domain.

MONA.Host

Các trạng thái tên miền trên hệ thống Whois
11 Tháng Sáu, 2024
Các Trạng Thái Tên Miền (Domain Domain Status Code)
Khi bạn thực hiện tra cứu whois một tên miền nào đó. Kết quả sẽ trả lại cho bạn những thông tin trạng thái tên miền mà bạn đang tra cứu. Thông qua trạng thái tên miền (Domain Status Code) bạn sẽ biết được hiện trạng tên miền đang hoạt động ra sao sau khi đăng ký được đưa vào hoạt động. Cùng Mona Host tìm hiểu về ý nghĩa của các trạng thái tên miền trong bài viết này nhé.

Các trạng thái tên miền tại Đơn vị Cấp phát tên miền (Registry)

Trạng thái Ý nghĩa Bạn nên hành động như thế nào khi tên miền rơi vào trạng thái này?
OK/active Thể hiện trạng thái tên miền đang hoạt động bình thường sau khi đăng ký. Yêu cầu nhà đăng ký của bạn thiết lập các trạng thái hạn chế như clientTransferProhibited (cấm chuyển đổi nhà đăng ký), clientDeleteProhibited (cấm xóa) và clientUpdateProhibited (cấm cập nhật) để giúp ngăn chặn việc chuyển đổi, xóa hoặc cập nhật trái phép tên miền của bạn.
AddPeriod Trong vài ngày đầu sau khi tên miền vừa mới được đăng ký sẽ hiển thị trạng thái này. Không có vấn đề nào phát sinh với tên miền. Đây là trạng thái được đặt sau vài ngày đầu khi tên miền đã được đăng ký.
AutoRenewPeriod Thời gian đăng ký gia hạn tên miền tự động. Trạng thái này  cho phép nhà đăng ký duy trì hoặc hủy việc gia hạn tên miền nhưng phải bỏ ra một khoản phí để chi trả một khoản phí cho nhà cung cấp Sau khi tên miền được tự động gia hạn, trạng thái này sẽ được áp dụng trong một khoảng thời gian giới hạn. Nếu không muốn trả phí gia hạn, bạn chỉ cần liên hệ với nhà đăng ký để được hỗ trợ.
Inactive Đây là trạng thái cho biết tên miền đã được đăng ký nhưng tên miền chưa kết nối được với Name Server. Nếu trạng thái này diễn ra trong vài ngày thì bạn có thể liên hệ trực tiếp với nhà đăng ký để yêu cầu xử lý, khắc phục sự chậm trễ để đưa tên miền vào hoạt động. Khi tên miền rơi vào trạng thái này trong vài ngày, hãy liên hệ với nhà đăng ký để yêu cầu xử lý sự chậm trễ trong quá trình kích hoạt tên miền.
PendingCreate Đây là trạng thái báo tên miền đang chờ đăng ký Yêu cầu tạo tên miền đã được xác nhận và đang trong quá trình xử lý.
PendingDelete Trạng thái này là tên miền đã hết hạn đăng kỹ và chuẩn bị xóa. Chờ tên miền trở về trạng thái tự do, sau đó bạn có thể đăng ký lại theo chính sách của cơ quan đăng ký.
PendingRenew Hiển thị trạng thái này có nghĩa là tên miền đang chờ gia hạn Yêu cầu để gia hạn tên miền của bạn đã được tiếp nhận và đang trong giai đoạn quá trình xử lý.
PendingRestore Trạng thái này xuất hiện khi tên miền đã hết hạn và chờ về trạng thái khôi phục. Và nếu như trong thời gian này, nhà đăng ký không thực hiện bất kỳ yêu cầu khôi phục nào thì tên miền sẽ trở về trạng thái RedemptionPeriod. Trong trường hợp này việc của bạn là liên hệ với nhà đăng ký để được xử lý. Theo dõi tên miền của bạn trong 7 ngày để xác minh nhà đăng ký đã thực hiện yêu cầu khôi phục lại tên miền. Nếu tên miền chuyển về trạng thái redemptionPeriod, hãy liên hệ ngay với nhà đăng ký để được hỗ trợ.
PendingTransfer Đây là trạng thái cho biết tên miền đang chờ chuyển đổi nhà đăng ký. Với trường hợp này, nếu bạn không có nhu cầu chuyển đổi tên miền thì hãy liên hệ với nhà đăng ký để yêu cầu họ từ chối yêu cầu chuyển tên miền và đưa về trạng thái cấm chuyển đổi nhà đăng ký (clientTransferProhibited) Nếu bạn không muốn chuyển đổi tên miền, hãy liên hệ với nhà đăng ký để yêu cầu họ từ chối yêu cầu chuyển tên miền và đặt trạng thái clientTransferProhibited (Cấm chuyển đổi nhà đăng ký).
PendingUpdate Khi hiển thị trạng thái này đồng nghĩa với tên miền đang chờ cập nhật. Bạn hãy liên hệ với nhà đăng ký để được xử lý nếu như không có bất cứ yêu cầu cập nhất nào. Nếu bạn không yêu cầu cập nhật thêm thông tin, hãy liên hệ với nhà đăng ký để được hỗ trợ.
RedemptionPeriod Đây là trạng thái tên miền đã hết hạn và nếu như muốn tiếp tục sử dụng bạn phải đóng phí chuộc để nhà đăng ký khôi phục tên miền. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn giữ tên miền của mình không bị xóa thì phải liên hệ ngay với nhà đăng ký để được giải quyết. Nếu bạn muốn giữ tên miền của bạn không bị xóa, bạn hãy liên hệ ngay với nhà đăng ký trước khi tên miền bị xóa. Thông thường thời gian chờ sẽ kéo dài trong 30 ngày.
RenewPeriod Trạng thái này cho biết tên miền được gia hạn. Đây là trạng thái được đặt trong một khoảng thời gian gia hạn để bạn xác nhận gia hạn tên miền với nhà đăng ký. Trạng thái này được áp dụng trong một khoảng thời gian giới hạn để xác nhận gia hạn tên miền với nhà đăng ký.
ServerDeleteProhibited Đây là trạng thái ngăn tên miền bị xóa. Trạng thái này thường được áp dụng trong các trường hợp tranh chấp pháp lý, theo yêu cầu hoặc khi có trạng thái redemptionPeriod. Đây không phải là một trạng thái phổ biến, chúng thường được ban hành trong các trường hợp xảy ra tranh chấp pháp lý theo yêu cầu của bạn hoặc khi có trạng thái RedemptionPeriod. Để gỡ bỏ được trạng thái này bạn phải liên hệ với nhà đăng ký tên miền.
ServerHold Đây là trạng thái tên miền không được kích hoạt trong DNS. Với trạng thái này bạn phải liên hệ với nhà đăng ký tên miền để kiểm tra thông tin.
ServerRenewProhibited Trạng thái này cho biết tên miền không thể được gia hạn Nếu muốn gỡ bỏ trạng thái này, hãy yêu cầu với nhà đăng ký để liên hệ với cơ quan cấp phát. Quá trình này có thể mất nhiều thời gian hơn so với trạng thái clientRenewProhibited, do đó bạn cần kiên nhẫn chờ họ xử lý yêu cầu.
ServerTransferProhibited Đây là trạng thái không cho phép Transfer tên miền Đây cũng là một trạng thái không phổ biến, thường được áp dụng trong các trường hợp tranh chấp pháp lý hoặc theo yêu cầu. Bạn phải liên hệ với nhà đăng ký nếu muốn gỡ bỏ trạng thái này.
serverUpdateProhibited Trạng thái này sẽ không cho phép cập nhật tên miền Đây cũng là một trạng thái không gặp phổ biến, thường sẽ được áp dụng trong các trường hợp tranh chấp pháp lý hoặc theo yêu cầu. Bạn phải liên hệ với nhà đăng ký nếu muốn gỡ bỏ trạng thái này.
TransferPeriod Trạng thái này cho phép sau khi Transfer tên miền thành công thì nhà đăng ký mới có thể yêu cầu nhà cung cấp xóa tên miền Trạng thái này sẽ được áp dụng trong một khoảng thời gian giới hạn sau khi bạn chuyển tên miền sang nhà đăng ký mới. Nếu bạn không yêu cầu chuyển tên miền, hãy liên hệ với nhà đăng ký ban đầu để kiểm tra, nhằm tránh bị mất tên miền.

Các trạng thái tên miền tại Nhà đăng ký tên miền (Registrar)

Trạng thái Ý nghĩa Bạn nên hành động như thế nào khi tên miền rơi vào trạng thái này?
ClientDeleteProhibited Đây là trạng thái cấm hủy Domain có nghĩa là không cho phép xóa tên miền Trạng thái này cho biết bạn không thể xóa tên miền đồng thời giúp giúp ngăn chặn việc xóa tên miền một cách trái phép do chiếm quyền điều khiển hoặc gian lận.
ClientHold Trạng thái này có nghĩa là tạm ngừng tên miền hay trạng thái Suspend Khi hiển thị trạng thái này thì DNS tên miền của bạn sẽ không hoạt động. Nếu là tên miền Việt Nam có thể do bạn chưa hoàn thành hồ sơ đăng ký nên bị khóa ở cấp nhà đăng ký. Muốn gỡ bỏ trạng thái này bạn hãy liên hệ với nhà đăng ký để được hỗ trợ.
ClientRenewProhibited Khi xuất hiện trạng thái này thì đồng nghĩa với cấm gia hạn tên miền hay không cho phép gia hạn tên miền Đây cũng là một trạng thái không phổ biến và thường được ban hành trong các tranh chấp pháp lý. Để có thể giải quyết vấn đề này, bạn cần liên hệ nhà đăng ký hoặc nếu bạn chỉ muốn gia hạn thì hãy yêu cầu đăng ký của mình xóa bỏ trạng thái này.
ClientTransferProhibited Trạng thái Cấm chuyển đổi nhà đăng ký hay không cho phép Transfer tên miền Trạng thái này cho biết bạn không thể chuyển đổi nhà đăng ký tên miền. Điều này  ngăn chặn việc chuyển đổi tên miền trái phép do chiếm quyền điều khiển hoặc lừa đảo. Trong trường hợp bạn muốn chuyển đổi tên miền của mình bạn cần liên hệ với Nhà đăng ký và yêu cầu họ xóa bỏ trạng thái này.
ClientUpdateProhibited Đây là trạng thái cấm cập nhật thông tin hay thái không cho phép cập nhật thông tin tên miền Trạng thái này cho bạn biết bạn không thể cập nhật tên miền, từ đó giúp ngăn chặn các cập nhật tên miền trái phép do gian lận. Nếu muốn cập nhật tên miền của mình bạn cần liên hệ với nhà đăng ký để yêu cầu họ xóa bỏ trạng thái này.

Câu hỏi thường gặp liên quan về tên miền

Whois nghĩa là gì?

Whois là một công cụ truy vấn được sử dụng để tra cứu thông tin về bất kỳ tên miền nào trên internet. Thông qua công cụ tra cứu Whois bạn có thể nắm được những dữ liệu liên quan về tên miền như chủ thể tên miền, đơn vị cấp phát hay một vài trạng thái của tên miền.

Làm thế nào để kiểm tra tên miền chưa được đăng ký?

Để kiểm tra tên miền trước khi đăng ký bạn hãy theo dõi các bước dưới đây:
  • Truy cập vào website app.mona.host
  • Sau đó, hãy nhập tên miền bạn cần đăng ký vào ô tìm kiếm và nhấn chọn “ Kiểm tra tên miền
  • Sau đó, bạn sẽ thấy được ô kết quả trạng thái tên miền đã được đăng ký hay chưa

Làm thế nào để nhận gợi ý tên miền từ MONA AI?

Để nhận gợi ý tên miền độc đáo, sáng tạo và phù hợp với cá nhân hay doanh nghiệp từ MONA AI, bạn hãy theo dõi các bước sau:
  • Đầu tiên, bạn truy cập vào app.mona.host
  • Sau đó, tại ô mô tả tên miền, bạn hãy nhập từ khóa mô tả liên quan đến lĩnh vực, tên thương hiệu hay các từ khóa về dự án,...và bấm chọn Tạo tên miền
  • Bạn sẽ nhận được hàng loạt gợi ý tên miền sáng tạo từ MONA AI.
Trên đây là những trạng thái tên miền mà bạn có thể gặp phải trong quá trình đăng ký và sử dụng. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn không còn hoang mang khi rơi vào các trường hợp trên.  

Võ Nguyên Thoại

Cách Chọn Tên Miền Đẹp, Phù Hợp Cho Website
29 Tháng Năm, 2024
Cách Chọn Tên Miền Đẹp Và Chuẩn SEO Cho Website Doanh Nghiệp
Lựa chọn tên miền đẹp và phù hợp cho website doanh nghiệp là bước quan trọng để xây dựng thương hiệu trực tuyến. Qua bài viết dưới đây MONA Host sẽ hướng dẫn các bạn cách chọn tên miền để SEO đơn giản nhưng hiệu quả, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa khả năng tiếp cận khách hàng và tạo dựng sự hiện diện mạnh mẽ trên internet, đồng thời nâng cao giá trị thương hiệu.

Lợi ích của lựa chọn đăng ký tên miền chuẩn SEO và đẹp

Đăng ký tên miền là bước không thể thiếu mà các chủ sở hữu website cần tiến hành để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả cao. Khi lựa chọn đăng ký tên miền phù hợp, chuẩn SEO, doanh nghiệp sẽ có được những lợi thế cạnh tranh nhất định so với các đối thủ khác trên thị trường: Lợi ích của lựa chọn đăng ký tên miền chuẩn SEO và đẹp
  • Đăng ký tên miền phù hợp sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng: Chỉ khi sở hữu tên miền, doanh nghiệp mới có thể đăng tải thông tin sản phẩm lên trang web, từ đó khách hàng mới có thể tiếp cận và tìm hiểu. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, để tối ưu hóa việc tiếp cận khách hàng tiềm năng và tăng cường hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp nên lựa chọn tên miền ngắn gọn, thân thiện và dễ nhớ, mang ý nghĩa liên quan đến thương hiệu và lĩnh vực kinh doanh của mình.
  • Đăng ký tên miền giúp doanh nghiệp duy trì và bảo vệ thương hiệu của mình: Biết cách chọn tên miền đẹp và đúng với tên thương hiệu cũng đồng nghĩa với việc tên miền doanh nghiệp của bạn được pháp luật bảo hộ. Điều này đảm bảo các cá nhân và tổ chức khác không thể sử dụng tên miền này cho bất kỳ mục đích hay hoạt động nào khác.

Cách chọn tên miền chuẩn SEO cho website

Như đã đề cập ở trên, tên miền đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng và tạo dựng uy tín doanh nghiệp trên internet. Dưới đây là tổng hợp những cách chọn tên miền tối ưu SEO cho website mà bạn nên biết để áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

Chọn tên miền có chứa từ khóa

Từ khóaphương thức nhận diện nhanh nhất để người dùng nắm bắt được lĩnh vực kinh doanh của bạn ở trên internet. Khi sử dụng từ khóa bên trong tên miền, công cụ tìm kiếm sẽ hiểu được những nội dung website của bạn đang truyền tải, từ đó đề xuất đến những khách hàng tiềm năng trong tương lai. Có thể lấy ví dụ như bạn kinh doanh điện thoại, laptop thì những tên miền dienthoaigiakho.vn, laptopgiasi.vn,... là những tên miền có từ khoá cực kỳ phù hợp cho sản phẩm của bạn. Chọn tên miền có chứa từ khóa Bên cạnh đó, nội dung chất lượng và trải nghiệm người dùng tối ưu cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chúng sẽ kết hợp cùng từ khóa trong tên miền để hỗ trợ nâng cao xếp hạng trang web của bạn trên công cụ tìm kiếm Google. Tuy nhiên, để đặt được tên miền bằng cách này lại không hề đơn giản. Nếu không cẩn thận, tên miền sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng nhồi nhét từ khóa.

Chọn tên miền ngắn gọn và dễ phát âm, dễ nhớ phù hợp với thương hiệu

Lựa chọn tên miền ngắn gọn, dễ phát âm và dễ nhớ từ lâu luôn là ưu tiên của bất kỳ thương hiệu nào kinh doanh trên internet. Những tên miền như vậy không chỉ tạo ra một ấn tượng tích cực ngay, mà còn giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ thương hiệu và thuận lợi cho việc tìm kiếm ở những lần tiếp theo. Chọn tên miền ngắn gọn và dễ phát âm Ngược lại, việc lựa chọn tên miền không rõ ràng hoặc quá dài không chỉ làm cho khách hàng khó nhớ mà còn gây khó khăn trong việc truy cập website của bạn. Điều này có thể ảnh hưởng đến nhận diện thương hiệu cũng như khả năng tiếp cận khách hàng. Ví dụ: ndt.vn (Trang báo điện tử Người Đưa Tin) là tên miền ngắn nhưng chưa thực sự phù hợp. Thay vào đó, chúng ta có thể sử dụng nguoiduatin.vn.

Ưu tiên đặt tên miền cấp 1 (top-level domain)

Doanh nghiệp nên cần ưu tiên đặt những tên miền cấp 1 vì tầm ảnh hưởng của tên miền quốc tế này có thể mang lại nhiều lợi ích hơn so với những tên miền cấp 2, cấp 3. Ưu tiên đặt tên miền cấp 1 (top-level domain) Đặc biệt các tên miền cấp 1 như .com hay .net là những tên miền được đánh giá cao về độ tin cậy. Nhờ đó, việc tối ưu hóa SEO trên website cũng trên thuận tiện hơn. Ví dụ:  Tên miền cấp 1: tuhoc.com Tên miền cấp 2: tuhoc.vn Tên miền cấp 3: tuhoc.hn.vn

Đặt các tên miền dễ viết, tránh gây nhầm lẫn

Việc vô tình đặt những tên miền gây khó khăn cho việc phát âm hay khi đánh máy là điều không hiếm gặp. Khi sử dụng bộ Unikey để gõ, người dùng có thể gặp bất tiện khi phải nhập các chữ S, R, J, F hai lần để tránh xuất hiện thanh dấu sắc, hỏi, nặng, ngã trong Tiếng Việt. Ngoài ra còn là các từ aa thành â, dd thành đ, ee thành ê,... Đặt các tên miền dễ viết, tránh gây nhầm lẫn Bên cạnh đó, nếu tên miền quá dài và phức tạp sẽ khiến người dùng có thể đọng lại những thiện cảm không tốt về thương hiệu của bạn và không tiếp tục duy trì truy cập ở những lần tiếp theo.

Lựa chọn tên miền dựa theo vị trí local

Trong các thuật toán của Google, địa lý cũng là một trong những phần được họ chú trọng. Bạn cũng nên chú ý đến vấn đề này khi chọn tên miền. Nếu bạn muốn tạo lập một trang web cho thuê trọ tại Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể đặt tên miền để SEO website là thuetrogiaresaigon.com. Lựa chọn tên miền dựa theo vị trí local Cách làm này không chỉ giúp người dùng dễ nhớ, chuẩn hóa SEO mà những khách hàng tại địa điểm đó cũng sẽ dành sự ưu tiên truy cập nhiều hơn.

Cách chọn đuôi tên miền phù hợp

Thông thường, các đuôi miền như tên miền .com, .net, .org, .vn luôn được đa số các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng không chỉ vì tính chuyên nghiệp mà nó còn phù hợp với mọi lĩnh vực kinh doanh cũng như cho người dùng biết về mục đích và tính chất của trang web: Chọn đuôi tên miền phù hợp
  • Tên miền.com: Đây là loại tên miền phổ biến nhất hiện nay, chiếm số lượng lớn, trong đó .com mang ý nghĩa Commercial là thương mại phù hợp cho mọi đối tượng từ cá nhân đến doanh nghiệp.
  • Tên miền .net: Với ý nghĩa network, loại tên miền này thường được sử dụng cho các nhà mạng cung cấp dịch vụ về website và internet.
  • Tên miền .org: Tên miền .org được viết tắt của từ Organization mang ý nghĩa tổ chức, loại tên miền này thường được sử dụng cho các tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ.
  • Tên miền .info: Được viết tắt từ Information, loại tên miền này thường được sử dụng để chứa dữ liệu và tài nguyên của website.
  • Tên miền .vn: Tên miền được cấp bởi VNNIC – Trung tâm Internet Việt Nam. Đây là tên miền được khuyên dùng cho mọi lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là những thương hiệu hoạt động chủ yếu tại Việt Nam.

Tránh tên miền gây hiểu lầm, tranh chấp hoặc bản quyền

Khi lựa chọn tên miền cho website của bạn, bạn hãy cố gắng tìm ra một cái tên phù hợp với thương hiệu của mình. Việc tránh những tên gây hiểu lầm, tranh chấp hoặc vi phạm bản quyền có thể dẫn đến các vấn đề pháp lý nghiêm trọng và gây thiệt hại đến hình ảnh của doanh nghiệp. Tránh tên miền gây hiểu lầm, tranh chấp hoặc bản quyền Nếu đang gặp khó khăn trong việc suy nghĩ cách chọn tên miền, bạn nên mở rộng phạm vi suy nghĩ để tìm kiếm các tên miền có ý nghĩa tương tự. Đồng thời, hãy tham khảo tên miền của những đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực, vừa để có thêm ý tưởng vừa tránh trùng lặp khi bạn quyết định mua tên miền mới.

Cách chọn tên miền hay và ý nghĩa dựa theo thương hiệu

Khi chọn tên miền, bạn cần xem xét cẩn thận về ý nghĩa và mức độ phù hợp với thương hiệu của mình. Một tên miền phản ánh sứ mệnh, giá trị và tính cách của thương hiệu sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhớ và tìm kiếm địa chỉ của bạn: Chọn tên miền hay và ý nghĩa dựa theo thương hiệu
  • Chọn tên miền theo sản phẩm
Ví dụ: Công ty bạn kinh doanh mặt hàng áo thun, bán có thể đăng ký tên miền theo tên sản phẩm: aothundep.com.
  • Chọn tên miền theo thương hiệu công ty:
Ví dụ: Công ty bạn tên là Mắt Kính DBP. Bạn có thể lựa chọn tên miền: matkinhdbp.com/ matkinhdbp.vn.
  • Chọn tên miền theo lĩnh vực kinh doanh:
Ví dụ: Công ty bạn kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ nói chung, bao gồm cả điện thoại, máy tính bàn, laptop, tai nghe,... Bạn có thể đặt tên cho website là: congnghehay.com

Đăng ký các tên miền bao quanh tên miền chính

Nếu có điều kiện, bạn hãy lựa chọn đăng ký tên miền bao quanh tên miền chính. Bạn nên ưu tiên tên miền với các đuôi quan trọng như: “.com”, “.vn”, “.com.vn”,... Việc sở hữu nhiều tên miền liên quan đến tên miền chính giúp bảo vệ thương hiệu của bạn khỏi việc bị đánh cắp hoặc lạm dụng. Bằng cách này, bạn có thể ngăn chặn việc người khác sử dụng các tên miền tương tự để lừa đảo hoặc đánh cắp dữ liệu của bạn. Đăng ký các tên miền bao quanh tên miền chính Ví dụ: Bạn đã có một trang web với tên miền square.com. Bạn có thêm đăng ký thêm các tên miền như: square.vn, square.com.vn.

Tra cứu lịch sử tên miền trước khi mua

Một bước nên có trước khi mua tên miền là bạn hãy tra cứu tên miền. Nhờ vậy, bạn có thể phát hiện ra những thông tin quan trọng như liệu tên miền đã từng bị sử dụng để gửi thư rác hay các hoạt động gian lận trước đây chưa. Tra cứu lịch sử tên miền trước khi mua Điều này giúp bạn tránh được những vấn đề tiềm ẩn và đảm bảo rằng bạn đang đầu tư vào một tên miền sạch và uy tín.

Tránh chọn các tên miền có chứa ký tự đặc biệt

Các ký tự đặc biệt như dấu gạch ngang, gạch dưới, hoặc dấu chấm có thể gây nhầm lẫn cho người dùng khi họ cố gắng nhập địa chỉ website của bạn để vào trình duyệt. Điều này có thể dẫn đến việc mất khách hàng hoặc giảm hiệu suất trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Tránh chọn các tên miền có chứa ký tự đặc biệt Nếu so sánh giữa hai tên miền so-tu-nhien.com với sotunhien.com, rõ ràng việc thêm dấu gạch gang (-) khiến người dùng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc nhập địa chỉ, đồng thời làm giảm tính thẩm mỹ của tên miền.

Cách chọn tên miền độc đáo, sáng tạo và chuyên nghiệp

Không chỉ vậy, việc tìm ra cách chọn tên miền phù hợp luôn cần phải được xem xét một cách cẩn thận. Bạn cần đảm bảo rằng tên miền của bạn không trùng với bất kỳ trang web hoặc blog nào khác đã tồn tại trên internet. Việc này không chỉ giúp tránh nhầm lẫn với các trang web khác mà còn giảm thiểu rủi ro pháp lý liên quan đến việc vi phạm bản quyền hoặc thương hiệu. Chọn tên miền độc đáo, sáng tạo và chuyên nghiệp Tên miền chuyên nghiệp cũng sẽ tạo ấn tượng tốt trong mắt người dùng, góp phần tăng độ tin cậy và uy tín cho thương hiệu doanh nghiệp của bạn.

Mở rộng chọn tên miền đa chủ đề

Cách chọn tên miền đa chủ đề có nghĩa là bạn có thể mở rộng phạm vi nội dung kinh doanh trên website của mình. Mở rộng chọn tên miền đa chủ đề Một ví dụ cụ thể là nếu bạn đang kinh doanh cửa hàng quần áo nhưng trong tương lai mong muốn mở rộng thêm các phụ kiện như: giày, dép, túi xách,..., bạn có thể đặt tên miền liên quan đến từ khóa “thời trang” thay vì “quần áo”.

Hướng dẫn cách chọn đuôi tên miền phù hợp với lĩnh vực doanh nghiệp

Để chọn được một tên miền đẹp, dễ nhớ và có hiệu suất tốt trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) cho trang web kinh doanh của bạn, việc quan trọng không chỉ nằm ở phần tên miền mà còn ở phần đuôi domain. Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể tham khảo:
  • Đưa ra quyết định dựa trên điều kiện cụ thể
Hiện nay, có rất nhiều đuôi tên miền khác nhau, và việc lựa chọn phụ thuộc vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động và mục tiêu sử dụng. Trong số đó, “.com” và “.vn” được xem là lựa chọn phổ biến và được nhiều người ưa chuộng nhất.
  • Tùy chỉnh theo hoạt động của trang web
Tùy thuộc vào lĩnh vực mà trang web của bạn hoạt động, bạn có thể lựa chọn đuôi tên miền phù hợp nhằm tối đa hóa hiệu quả và tạo điểm nhấn độc đáo, dễ nhớ và dễ tìm kiếm. Ví dụ, nếu bạn tạo trang web về giáo dục, đuôi “.edu” là một lựa chọn phù hợp.
  • Đóng góp vào việc tối ưu hóa SEO
Để chọn tên miền hỗ trợ SEO tốt, không chỉ cần xem xét về việc định danh địa lý và lĩnh vực kinh doanh mà còn cần phải chọn đuôi tên miền mà công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận biết và ưu tiên. Ví dụ, nếu trang web của bạn phục vụ cho thị trường Việt Nam, đuôi “.vn” sẽ là lựa chọn hợp lý nhất.

Nên chọn tên miền chứa từ khoá SEO hay chọn tên miền theo thương hiệu doanh nghiệp?

Có rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề "Cách chọn tên miền chứa từ khóa SEO hay nên theo thương hiệu" mới hiệu quả. Đối với những người lựa chọn tên miền có chứa từ khóa SEO, họ ưu tiên và cho rằng việc sử dụng tên miền chứa từ khóa sẽ giúp website nhanh lên hạng hơn. Còn đối với doanh nghiệp lựa chọn tên miền có chứa thương hiệu, việc có xuất hiện từ khóa trong tên miền hay không không phải là yếu tố cốt lõi. Khi sở hữu tên miền theo thương hiệu bạn có thể thể hiện được bản sắc riêng của doanh nghiệp, giúp hình ảnh của thương hiệu có thể đi sâu vào tâm trí khách hàng. Tùy vào mục đích, hoàn cảnh, lĩnh vực kinh doanh, bạn có thể lựa chọn giữa một trong hai. Tuy nhiên, bạn vẫn nên ưu tiên lựa chọn tên miền theo thương hiệu nếu muốn phát triển hình ảnh kinh doanh lâu dài. Người dùng sẽ luôn cảm thấy tin tưởng về một tên thương hiệu khi bắt đầu tìm kiếm một sản phẩm nào đó. Tên miền chỉ là một trong những thành phần của SEO, bạn hoàn toàn có thể bù trừ vào phần thiếu hụt từ khóa ở tên miền bằng nhiều yếu tố khác.

Đăng ký tên miền ở đâu uy tín, chất lượng?

Rõ ràng tên miền đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến người dùng của doanh nghiệp. Vậy nên trước hết, bạn cần quan tâm đến việc lựa chọn một nơi cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền uy tín, đáp ứng đầy đủ nhu cầu mà doanh nghiệp bạn cần. Đăng ký tên miền uy tín tại MONA Host MONA Host đang là một trong số những đơn vị đăng ký tên miền chất lượng nhất hiện nay. Với kinh nghiệm khi đã phục vụ cho đa dạng các tệp khách hàng trong nhiều năm trở lại đây, dịch vụ mua tên miền domain tại MONA Host luôn được đánh giá cao bởi nhiều ưu điểm:
  • Chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng: Sự phát triển và hài lòng của khách hàng là mục tiêu quan trọng nhất của MONA Host.
  • Hỗ trợ khách hàng 24/7: Hỗ trợ, giải quyết các vấn đề phát sinh mà khách hàng gặp phải nhanh chóng, kịp thời và chuẩn xác.
  • Hệ thống quản trị thông minh và chuyên nghiệp: MONA Host luôn cập nhật Công nghệ mới nhất với khả năng bảo mật tối đa và tốc độ nhanh nhất, hoạt động tốt đa dạng nền tảng.
  • Thanh toán thuận tiện và bảo mật: Hệ thống thanh toán luôn hướng đến sự bảo mật tuyệt đối và thuận tiện nhất cho khách hàng.
  • Nhận ngay những ưu đãi khi đăng ký dịch vụ đi kèm như web hosting, vps, email doanh nghiệp và giải pháp digital marketing toàn diện.
Lựa chọn tên miền cho website có thể là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong doanh nghiệp của bạn. Nếu bạn còn băn khoăn về cách chọn tên miền tối ưu cho seosao cho tối ưu hay đăng ký tên miền ở đâu uy tín thì MONA Host hoàn toàn đảm bảo sự an toàn, tin cậy và chất lượng để nâng tầm website doanh nghiệp của bạn.

Võ Nguyên Thoại

Tất cả bài viết
SOCKS5 là gì? Hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng Proxy SOCKS5
23 Tháng Hai, 2023
SOCKS5 là gì? Hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng Proxy SOCKS5
Để kết nối quа tường lửа аn toàn và vẫn bảo mật được các thông tin máу chủ, chúng tа sẽ cần đến một giаo thức internet. Trong đó, SOCKs được đánh giá là giаo thức tiên tiến nhất. Vậу, SOCKs hау SOCKS5 là gì? Làm thế nào để рhân biệt giữа SOCKS4 và SOCKs5? Hãу cùng Mona Host tìm hiểu ngау trong bài viết dưới đây.

SOCKS5 là gì?

SOCKs là một dạng giаo thức internet sử dụng để định tuуến các gói giữа máу khách và máу chủ (Server). Ở đó lưu lượng truу cậр được định tuуến thông quа một máу chủ рroxу tạo địа chỉ IP tùу ý trước khi đến trаng đích. SOCKS5 cung cấр khả năng xác thực tùу chọn để chỉ những người dùng được ủу quуền mới có thể truу cậр vào máу chủ. Trên thực tế, máу chủ SOCKS sẽ ủу quуền kết nối TCP tới một địа chỉ IP tùу ý. Đồng thời cung cấр рhương tiện để chuуển tiếр các gói tin UDP. Về bản chất, SOCKS sử dụng các socker để quản lý cũng như theo dõi từng kết nối. Chúng được chiа thành 2 loại. Bao gồm:
  • Client được tích hợр trực tiếр vào những trình duуệt Web.
  • Server được thêm vào Proxу Server.
Có thể nói, SOCKs được hiểu đơn giản là một loại Proxу xài tốt hơn Proxу thông thường. Bỏi nó hỗ trợ tốt hơn và đảm bảo аn toàn hơn khi sử dụng. Theo đó, SOCKS5 thực chất là một рhiên bản mới nhất củа loại hình SOCKS. Phiên bản SOCKS5 mới nàу sẽ hỗ trợ UDP, TCP, ủу quуền bằng đăng nhậр và mật khẩu và truу vấn DNS từ xа.

SOCKS5 Proxу hoạt động thế nào?

SOCKS5 Proxу hoạt động thế nào? Về mặt kỹ thuật, SOCKS5 sử dụng máу chủ рroxу để tạo thành các kết nối. Lưu lượng truу cậр được định tuуến sẽ thông quа máу chủ рroxу, thау thế cho source IP bằng địа chỉ IP củа máу chủ рroxу trước khi đến đích. Máу chủ sẽ không thể рhân biệt IP bаn đầu củа bạn. Điều nàу giúр bạn có thể ẩn đi vị trí củа mình. Tuу nhiên nó sẽ không đồng nghĩа với việc lưu lượng củа bạn cũng được аn toàn. Thực tế, máу chủ Proxу SOCKS không thể ẩn dаnh hoàn toàn. Bạn chỉ có thể “gần như ẩn dаnh” trong trường hợp biết rõ về những việc bạn làm hay các công cụ bảo mật, dịch vụ mà bạn sử dụng. Thế nhưng, nếu bạn thật sự muốn thау đổi vị trí truу cậр, vượt quа những rào cản địа lý, bạn hoàn toàn có thể thử mау mắn củа mình với các list Proxу SOCKS5 online.

Tại sаo рhải sử dụng SOCKS5?

SOCKS có thể bỏ quа tường lửа

Với cách đóng gói dữ liệu chặt chẽ và аn toàn, SOCKS có khả năng vượt quа nhiều kiểu thuật toán tường lửа hơn so với HTTP. Lý do là SOCKS sử dụng TCP để kết nối với máу chủ, do đó nó không cần рhải đi quа các tuуến như lưu lượng HTTP. Nếu xuất hiện bất kỳ một tường lửа giám sát các cổng HTTP thì SOCKS có thể né tránh hiệu quả. Được đánh giá là рhương thức vượt tường lửа hoàn hảo, SOCKS tốt cho việc duуệt các nội dung hạn chế bị chặn bởi tường lửа củа các website. Tuу nhiên, nó vẫn không thể vượt quа các tường lửа quốc giа. Vì hầu hết chúng sử dụng tính năng рhân tích sâu các gói tin nên trаffic sẽ bị chặn bởi ISP trước khi nó đến được trаng web.

SOCKS hoạt động với nhiều giаo thức hơn

SOCKS hoạt động ở tầng рhiên trong mô hình OSI và hỗ trợ chuуển tiếр các gói tin TCP. Giаo thức SOCKS được xem như một người có thể hiểu tất cả các ngôn ngữ châu Âu. Kể cả tiếng Pháр. Chúng không có sự chuуên biệt nên có thể xử lý được nhiều giаo thức hơn. Thậm chí bаo gồm cả giаo thức HTTP. Từ đó, có thể thấу SOCKS là tùу chọn tốt nhất và hiệu quả khi xử lý các giаo thức khác nhаu

Kết nối nhаnh hơn và đáng tin cậу hơn

Khác với рhiên bản cũ chỉ hỗ trợ TCP, SOCKS5 có thể sử dụng giаo thức UDP. Do đó, nó giúр kết nối sẽ nhаnh hơn, hiệu suất cаo hơn. Giаo thức TCP tạo nên một kết nối giữа Client và Server, giúр đảm bảo việc truуền dữ liệu giữа hаi đầu mạng. Còn với UDP, SOCKS5 có thể cung cấр tốc độ nhаnh hơn nhiều.

Ít lỗi hơn và giúp cải thiện hiệu suất

Một số рroxу có thể overwrite heаder củа các раcket khiến định tuуến sаi lệch hoặc dữ liệu bị sаi checksum. Tuу vậу, máу chủ SOCKS рroxу không làm việc đó nên khả năng xảу rа lỗi sẽ thấр hơn. Do đó, hiệu suất tổng thể cũng sẽ được tăng lên đáng kể nhưng bạn sẽ рhải đánh đổi bằng sự riêng tư và bảo mật. Với việc heаder các раcket không được thау đổi, các thông tin cá nhân chứа trong đó có thể dễ dàng được xác định.

Hiệu suất tốt hơn trên P2P

Tốc độ tải xuống của SOCKS5 đã được cải thiện ít nhiều. Bởi lẽ nó truуền các gói dữ liệu nhỏ hơn các рroxу khác. Đâу cũng là lý do nhiều người lựа chọn giаo thức nàу để kết nối với các trаng web và nền tảng P2P.

So sánh SOCKS4 và SOCKS5

Hiện nау, có hаi рhiên bản củа giаo thức SOCKS. Gồm: SOCKS4 và SOCKS5. Sự khác biệt đáng kể nhất giữа cả hаi là mức độ bảo mật. SOCKS5 là рhiên bản mới nhất có hỗ trợ mã hóа, xác thực hoặc UDP. Trong khi SOCKS4 vẫn không được hỗ trợ рhần nàу. Vậу nên, SOCKS5 аn toàn hơn và nhаnh hơn. Bên cạnh đó, SOCKS4 chỉ hỗ trợ ứng dụng TCP. Trong khi SOCKS5 sẽ hỗ trợ những ứng dụng TCP và UDP. Có nghĩа là, SOCKS5 có thể hỗ trợ bất kỳ thứ gì mà SOCKS4 hỗ trợ, nhưng với SOCKS4 thì không giống như vậу.

Hướng dẫn cài đặt Proxу SOCKS5 chi tiết nhất

Hướng dẫn cài đặt Proxу SOCKS5 chi tiết nhất

Hướng dẫn sử dụng Proxу trên các trình duуệt

Trên Chrome

  • Cài đặt FoxуProxу Extension
  • Click vào biểu tượng FoxуProxу > chọn “Oрtions”
  • Điều chỉnh cấu hình tại “Host or аddress” và “Port”
  • Ấn vào “SOCKS Proxу”
  • Click vào “Sаve” để lưu những tùу chỉnh
  • Ấn vào biểu tượng FoxуProxу
  • Sử dụng SOCKS5 Proxу

Trình duуệt Firefox

  • Cài đặt ứng dụng Proxу Toggle.
  • Cấu hình Proxу Toggle với Tурe là SOCKS5, Host là địа chỉ IP SOCKS5 và Port là 2016.
  • Điền User và Pаss đã được cấр và bấm “Sаve Chаnges”.
  • Kiểm trа hoạt động củа SOCKS5 bằng cách truу cậр vào website: httрs://whаtismуiраddress.com/рroxу-check

Cách cài đặt trên hệ điều hành Windows

Để có thể cài đặt và sử dụng SOCKS5 trên máу tính, bạn cần рhải cài đặt рhần mềm và thiết lậр theo các bước sаu đâу:
  • Tải рhần mềm (bản рortаble) tại: httрs://www.рroxifier.com/
  • Thêm рroxу củа skуwirex vào рroxу server.
  • Thiết lậр rules để chuуển trаffic quа рroxу.
  • Phân giải tên miền DNS thông quа рroxу. Điều nàу sẽgiúр việc ẩn dаnh tốt hơn.
Trên đâу là những thông tin và cách cài đặt SOCKS5. Hу vọng bạn đã có cái nhìn cơ bản nhất về SOKCS5 và cách cài đặt giаo thức nàу nhé.

Võ Nguyên Thoại

Addon Domain là gì? Hướng dẫn cách thêm, xóa Addon Domain trong cPanel dễ dàng
23 Tháng Hai, 2023
Addon Domain là gì? Hướng dẫn cách thêm, xóa Addon Domain trong cPanel dễ dàng
Khi bạn quan tâm và bước vào thế giới Hosting thì việc nắm bắt những thuật ngữ, định nghĩa hay kỹ thuật để điều khiển hệ thống là vô cùng cần thiết. Trong đó phải kể tới tên miền và đặc biệt là Addon Domain. Vậy bạn đã biết Addon Domain là gì chưa? Chúng hoạt động như thế nào và làm sao để tạo hoặc xóa Addon Domain dễ dàng? Tất cả sẽ được Mona Host giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.

Addon Domain là gì?

Addon Domain chính là tên miền thứ cấp được thêm vào Hosting của bạn và sở hữu những tính năng như một tên miền chính. Bên cạnh đó, Addon Domain cho phép nhiều website chạy cùng lúc với những domain khác nhau và sẽ sử dụng chung một tài khoản Hosting. Mỗi khi bạn thêm một tên miền mới thì Addon Domain sẽ tự động tạo thêm thư mục mới trên Hosting. Như vậy, dù là tên miền mới thì Addon Domain vẫn sẽ có thư mục lưu trữ riêng với tên miền cũ. Tuy nhiên, tất cả những tài khoản lưu trữ này đều sẽ được điều khiển thông qua bảng điều khiển cPanel.

Addon Domain hoạt động như thế nào?

Addon Domain hoạt động như thế nào? Khi chúng ta sử dụng Addon Domain thì hệ thống sẽ tạo ra một thư mục mới, dành riêng cho một tên miền mới. Sau khi đã được kích hoạt thì hệ thống sẽ tự động tạo thêm 3 đường dẫn URL. Lúc này, người dùng có thể truy cập vào những thư mục mới và sử dụng nó để thiết lập các tập tin mới mà không lo ảnh hưởng tới tên miền chính. Theo nguyên lý hoạt động của Addon Domain thì mọi thứ sẽ được tiến hành một cách độc lập và riêng biệt. Do vậy, bất kỳ ai đang truy cập - Addon Domain sẽ đều không biết đó là một miền bổ sung.

Lý do nên sử dụng Addon Domain là gì?

Hiện nay, có rất nhiều chủ website đã lựa chọn sử dụng Addon Domain. Nó đang dần trở nên phổ biến và tiện lợi. Vậy lý do gì khiến nhiều người quan tâm và sử dụng Addon Domain như vậy? Sau đây sẽ là một vài lý do rất thuyết phục:
  • Addon Domain được sử dụng nhiều do chúng có khả năng tạo ra và quản lý nhiều trang web khác nhau một cách hiệu quả. Đặc biệt, bạn sẽ không gặp nhiều khó khăn khi đăng ký nhiều tài khoản lưu trữ web mặc dù có nhiều tên miền. Điều này sẽ giúp tiết kiệm đáng kể về chi phí khi hoạt động các trang web.
  • Bên cạnh đó, doanh nghiệp chỉ cần đầu tư cho một tài khoản Addon Domain là đã có thể toàn quyền sở hữu và quản lý tên miền một cách độc lập.

Lợi thế của Addon Domain là gì?

Dưới đây là những ưu điểm mà Addon Domain mang lại khi chúng ta sử dụng nó. Cụ thể như sau:
  • Khả năng sở hữu Domain: Dù đó là tên miền chính hay tên miền phụ thì người dùng đều được toàn quyền sở hữu chúng một cách độc lập, riêng biệt.
  • Không gian lưu trữ hoàn hảo: Hệ thống cho phép lưu trữ các dữ liệu với dung lượng lớn. Do vậy, người dùng không phải lo về vấn đề thiếu dung lượng mà có thể thực hiện quá trình lưu trữ dữ liệu một cách nhanh chóng, hiệu quả với nhiều dạng dữ liệu khác nhau.
  • Giao diện tiện lợi và rất thân thiện với người sử dụng: Giao diện của Addon Domain được đánh giá cao là dễ nhìn, dễ thao tác. Nhờ vậy, nó đem lại cảm giác gần gũi, thân thiện với các doanh nghiệp; giúp họ hiểu được cần thêm gì hay chỉnh sửa gì để phù hợp với web của mình.
  • Người dùng sẽ dễ dàng quản lý hệ thống chỉ cần với một bảng điều khiển: Chỉ cần một bảng điều khiển đã giúp các doanh nghiệp có thể quản lý tài nguyên hoặc truy cập giao thức FTP nhanh chóng, dễ dàng. Ngoài ra, người dùng hoàn toàn có thể tự điều chỉnh sao cho phù hợp, thông qua việc sử dụng bảng điều khiển này.
Ngoài ra, người dùng có thể truy cập Addon Domain thông qua website mà không gặp vấn đề khó khăn gì. Ví dụ cụ thể như sau: tên miền chính là Alpha.com và Beta.com, người dùng có thể truy cập website một cách nhanh chóng bằng các địa chỉ như:
  • Beta.Alpha.com
  • Beta.com
  • Alpha.com/Beta

Cách thêm hoặc xóa Addon domain một cách đơn giản, dễ dàng

Cách thêm hoặc xóa Addon domain một cách đơn giản, dễ dàng Làm thế nào để thêm hoặc xóa Addon domain trong cPanel một cách nhanh chóng, đơn giản và dễ dàng? Để giải đáp được thắc mắc này thì đừng bỏ qua nội dung dưới đây nhé!

Hướng dẫn cách thêm Addon Domain

  • Bước 1: Để có thể thiết lập thêm một tên miền mới thì việc đầu tiên bạn cần làm đó là truy cập và mở công cụ Addon Domains trong cPanel.
  • Bước 2: Sau đó, tại cửa sổ Addon Domains này sẽ hiện lên một cửa sổ và bạn cần cập nhật đầy đủ các thông tin như sau:
    • New Domain Name: Cập nhật tên miền Addon cần thêm vào host.
    • Subdomain or FTP Username: Tại phần này, hệ thống sẽ tự động cập nhật khi bạn đã nhập tên miền Addon Domain mới. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thay đổi thông tin mục này nếu muốn. Ngoài ra, username này cũng chính là subdomain của tên miền chính trong gói Hosting được sử dụng để truy cập.
    • Document Root: Thư mục dành riêng cho tên miền và chứa những dữ liệu gốc của Addon Domain mới. Ở mục này, bạn cần cập nhật public_html và nhập tên thư mục (chính là tên miền mới) vào đằng sau nó.
    • Password: Bạn tạo mật khẩu FTP cho tên miền mới này.
    • Password (Again): Cập nhật lại mật khẩu một lần nữa.
  • Bước 3: Tiếp tục thao tác ấn vào “Add Domain” để bắt đầu thiết lập tên miền.
  • Bước 4: Truy cập vào thư mục của tên miền và sau đó tải lên các tập tin cần thiết và bắt đầu sử dụng Addon Domain.

Hướng dẫn cách xóa Addon Domain

  • Bước 1: Cũng tương tư như thiết lập mới, nếu doanh nghiệp muốn xoá một Addon Domain thì cũng phải truy cập vào công cụ Addon Domains của cPanel. Tại đây, bạn sẽ được cung cấp một loạt danh sách tên các Addon Domain có trong tài khoản của mình.
  • Bước 2: Tiếp đến, bạn nhấn chọn vào nút Remove để xóa Addon Domain.
  • Bước 3: Sau đó, hệ thống sẽ hiển thị một cửa sổ giao diện mới và bạn sẽ nhận thêm lời nhắc có chắc chắn muốn xóa tài khoản Addon Domain đó hay không.
  • Bước 4: Nếu chắc chắn xóa thì bạn tiếp tục nhấn vào nút Remove và vậy là hoàn tất bước xóa Addon Domain.
Như vậy, nội dung bài viết trên đã giải đáp những thắc mắc cho bạn đọc về Addon Domain là gì, cách thức hoạt động, những ưu điểm cũng như cách tạo/ xóa Addon Domain nhanh chóng. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Addon Domain và lựa chọn sử dụng nếu có nhu cầu mở rộng hệ thống website của mình.

Võ Nguyên Thoại

31 Tháng Một, 2023
Name Server là gì? Tổng hợp thông tin và cách thay đổi Name Server
Truy cập Website bằng tên miền là điều nhiều người dùng và người quản lý Website đã biết. Vậy quá trình hoạt động của tên miền trang Web diễn ra như thế nào? Dựa trên hệ thống tên miền DNS, quá trình đó sẽ được điều phối bởi các Name Server. Cùng Mona Host tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây để hiểu hơn về Name Server là gì và những thông tin liên quan đến hệ thống này.

Server và Name Server là gì?

server-name-server-la-gi Server được biết đến với tên gọi máy chủ, là một hệ thống hỗ trợ cung cấp một dịch vụ mạng hoặc đáp ứng yêu cầu trên một mạng máy tính. Các máy chủ có thể chạy trên một máy tính chuyên dụng hoặc nhiều máy tính nối mạng có khả năng lưu trữ. Trong nhiều trường hợp, một Server có thể cung cấp đầy đủ hết các dịch vụ người dùng cần. Name Server còn có tên gọi là DNS Server hoặc Domain Name Server. Nhờ có DNS Server mà URL có thể kết nối với địa chỉ IP máy chủ một cách phù hợp và thân thiện với người dùng, điều phối hiệu quả hoạt động của Domain Website. Đồng thời tên miền của website sẽ được chuyển sang địa chỉ IP nhờ có Name Server và chúng cũng giúp điều phối quá trình hoạt động của Domain Website một cách hiệu quả nhất. Name Servermáy chủ tên miền giúp chuyển dịch từ tên miền sang địa chỉ IP. Khi nhìn vào tên miền của một Website, thông thường người ta sẽ thấy tối thiểu 2 DNS Server. Người ta có thể truy cập Website cần tìm thông qua các địa chỉ này thay vì phải nhớ địa chỉ IP thực của máy chủ. Lý do cần sử dụng Name Server chính vì địa chỉ IP quá khó nhớ, tuy nhiên tên miền không thể thay thế địa chỉ IP.

Đặc điểm của Domain Name Server là gì?

Có 3 đặc điểm cơ bản của DNS Server là lưu trữ Domain tương ứng với IP, chuyển tên miền thành địa chỉ IP và thời gian truy cập thông tin.

Lưu trữ Domain tương ứng với địa chỉ IP

Có thể coi DNS như một danh bạ khổng lồ lưu trữ những tên miền tương ứng với địa chỉ IP đã được tập trung tại trung tâm đăng ký. Người dùng chỉ cần gõ tên miền là có thể truy cập Website cần tìm. Hệ thống của Domain Name Server sẽ truy tìm được địa chỉ IP tương ứng để chuyển về Website một cách nhanh nhất. Chính vì vậy, DNS Server lưu trữ Domain tương ứng với địa chỉ IP. Điều này giúp ích rất nhiều cho người dùng vì máy chủ tên miền bao giờ cũng dễ nhớ hơn địa chỉ IP.

Chuyển tên miền thành địa chỉ IP

Những nhà quản lý Website muốn chuyển tên miền thành địa chỉ IP cần phải thực hiện thông qua Domain Name Server. Sau khi tìm được địa chỉ IP tương ứng, máy chủ tên miền sẽ tiến hành chuyển đổi Domain sang dãy số IP giúp người dùng truy cập trang Web mong muốn nhanh hơn. Đây cũng là đặc điểm chỉ riêng DNS Server mới có.

Thời gian truy cập thông tin

Thông thường, thời gian để máy chủ tên miền truy cập thông tin là khoảng 8 tiếng liên tục. Thời lượng này sẽ tương ứng với các đuôi .com và .net sau khi đăng ký. Đối với các tên miền khác thì thời gian truy cập tối đa có thể lên đến 48 tiếng. Lưu ý là lượng thời gian này chỉ áp dụng với tên miền mở rộng (Sub-domain).

Vì sao bạn cần thay đổi Name Server cho tên miền?

Vì sao bạn cần thay đổi Name Server cho tên miền? Các công ty đăng ký tên miền thường sẽ cung cấp cho bạn một Domain Name Server cố định. Tuy vậy, bạn có thể thiết lập lại Name Server tùy chỉnh theo nhu cầu của bản thân hoặc trỏ tên miền về Website. Việc thay đổi tên miền của Website thông qua máy chủ tên miền thuộc quyền quản lý của một nhà cung cấp khác. Nếu bạn muốn đổi sang Web Hosting của nhà cung cấp mới thì cũng cần đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. Thay đổi DNS Server là một cách làm phổ biến và đơn giản, không mất phí hay đòi hỏi người thực hiện có kỹ thuật cao. Mục đích chính của việc này là thực hiện chuyển Domain sang nhà cung cấp khác giúp việc quản lý, cài đặt được thuận tiện và đơn giản hơn.

Hướng dẫn cách thay đổi Name Server cho tên miền đơn giản

hương dẫn thay đổi domain name server cho tên miền Để tiến hành thay đổi Name Server bạn cần thực hiện 4 bước cơ bản dưới đây. Bước 1: Truy cập vào Website quản trị tên miền, tiến hành mua tên miền tương ứng. Người dùng muốn đổi tên miền nào thì đầu tiên cũng phải truy cập trang Web quản trị tên miền, đăng nhập và mua tên miền tại nhà cung cấp Hosting đó. Bạn nên chú ý truy cập đúng Link của nhà cung cấp. Bước 2: Lấy thông tin về DNS Server. Có 2 cách phổ biến để lấy thông tin của máy chủ tên miền là lấy qua địa chỉ Email hoặc lấy qua tài khoản Hosting.
  • Trong Email người dùng sử dụng để đăng ký tên miền sẽ có thông tin về DNS Server. Nếu bạn không tìm được thư điện tử về thông tin này thì hãy liên hệ trực tiếp với các nhà cung cấp để được hỗ trợ lấy thông tin về Name Server nhanh nhất.
  • Tài khoản Hosting của người dùng cũng có thông tin về máy chủ tên miền. Bạn cần đăng nhập tài khoản, vào mục “Quản lý tên miền”, sau đó chọn Domain cần thay đổi, vào phần Name Server trong mục “Quản lý” để lấy thông tin. Lưu ý là trên đây là cách truy cập Hosting cơ bản nhất. Một số nhà quản lý tên miền có cách truy cập riêng, bạn có thể xem hướng dẫn để thực hiện chính xác hơn.
Bước 3: Tiến hành thay đổi Name Server. Quy trình đổi tên DNS Server của các nhà cung cấp khá tương tự nhau. Bạn cần đăng nhập Website quản trị tên miền, truy cập Domain < All Domain < Cài đặt Name Server. Lúc này, giao diện sẽ hiện form đăng ký đổi tên miền cùng với 2 lựa chọn là: Name Server #1 / Name Server chính hoặc Name Server #2 /Secondary Name Server. Một số nhà cung cấp còn có máy chủ tên miền #3, #4. Tiếp theo, người dùng cần nhập thông tin đã lấy từ bước 2 vào form đăng ký với tên miền ns1 vào Name Server đầu tiêntên miền ns2 vào Name Server thứ 2. Nếu có nhiều hơn số DNS Server trên thì tiến hành nhập lần lượt thông tin cho đến khi hết máy chủ tên miền. Chỉ cần nhập đủ số tên miền bạn đang có và có thể bỏ trống các mục phía sau. Trường hợp bạn không thể tìm được thông tin của máy chủ tên miền thì cần vào mục FAQ trên đầu trang Web hoặc mục “Help” để được giúp đỡ. Nếu cần thiết, hãy liên hệ ngay với nhà cung cấp để được tư vấn nhanh nhất. Bước 4: Hoàn thành quá trình thay đổi Domain Name Server. Sau khi điền xong Form đăng ký thì bạn sẽ nộp cho hệ thống và chờ xác nhận thông tin. Thời gian để hệ thống kiểm tra và duyệt Form đăng ký của người dùng tối thiểu là 2 giờ và tối đa là 48 giờ. Trước khi Form đăng ký được duyệt thì người dùng vẫn cần hoạt động dưới tên miền cũ, chỉ khi thay đổi được xác thực với có thể hoạt động dưới tên miền mới. Bài viết trên đã giới thiệu với bạn những thông tin cơ bản về Name Server là gì. Hy vọng bạn đã hiểu hơn về máy chủ tên miền và biết cách thay đổi DNS Server nhanh chóng. Theo dõi Website để đón đọc thêm các bài viết hữu ích về xây dựng và quản lý Website.

Võ Nguyên Thoại

29 Tháng Mười Hai, 2022
Tìm hiểu sự khác biệt giữa Hosting trả phí và Hosting miễn phí
Việc bạn lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ Web phù hợp và đáng tin cậy là một bước quan trọng trong việc thiết kế Website. Đối với những người mới bắt đầu, bạn có thể cân nhắc về chi phí, trong đó, việc lựa chọn một Web Hosting miễn phí hay có phí cũng là vấn đề cần suy nghĩ. Vậy, sự khác biệt giữa Hosting trả phí và Hosting miễn phí là gì? Hãy xem bài viết so sánh dưới đây để đưa ra sự lựa chọn đúng đắn cho bạn.

Sự khác biệt giữa Hosting trả phí và Hosting miễn phí là gì?

khác biệt giữa Hosting trả phí và Hosting miễn phí

Tên miền người dùng đặt cho Website

  • Hosting miễn phí: Khi các bạn tạo trang Website sẽ có tên miền bắt buộc như yoursite.blogspot.com hoặc yoursite.wordpress.com. Điều này không hợp lý nếu các bạn có ý định làm Website để kinh doanh nhưng tên miền lại không chuyên nghiệp như vậy.
  • Hosting trả phí: Khi đăng ký Hosting bạn có thể tự do đặt tên miền mà mình thích, mà không có bất kỳ một sự ràng buộc nào ở đây.

Quảng cáo trên Website

  • Hosting miễn phí: Trên Website của bạn sẽ có các cửa sổ popup, banner hoặc bất kỳ quảng cáo nào khác mà người dùng không có quyền kiểm soát chúng. Còn nếu như có, thì chỉ là quyền kiểm soát một phần, bạn chỉ quyết định được kích thước của Banner và vị trí hiển thị ở đâu mà thôi. Bên cạnh đó, người dùng không thể kiểm soát được quảng cáo và khi nào sẽ hiển thị lên Website của mình.
  • Hosting trả phí: Bạn có quyền kiểm soát đối với Website của mình và không có bất cứ ai có thể truy cập vào Website của bạn nếu không được sự đồng ý.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng

  • Hosting miễn phí: Nếu Website của bạn gặp phải sự cố, thì sẽ không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ phía nhà cung cấp Web Hosting miễn phí.
  • Hosting trả phí: Đối với dịch vụ Hosting trả phí thì hoàn toàn ngược lại, các nhà cung cấp Hosting luôn cam kết về hỗ trợ kỹ thuật, khắc phục sự cố khi sử dụng Hosting của họ. Đây được xem là sự đảm bảo an toàn cho Website của các bạn hoạt động dài lâu hơn.

Băng thông và hiệu suất truyền dữ liệu

  • Hosting miễn phí: Băng thông và hiệu suất truyền dữ liệu rất kém là nguyên nhân gây ra nhiều rủi ro về tình trạng Downtime, đồng nghĩa với việc Website của bạn ngừng hoạt động. Đồng thời, bạn cũng không thể Upload được nhiều hình ảnh hoặc video vì không có đủ dung lượng ổ đĩa để thực hiện điều đó.
  • Hosting trả phí: Băng thông không giới hạn, dung lượng ổ đĩa cực lớn, độ ổn định cao và còn nhiều dịch vụ tốt đi kèm là tất cả những gì bạn nhận được từ dịch vụ Hosting trả phí.

Tính rủi ro và thương mại

  • Hosting miễn phí: Các Web sử dụng Hosting miễn phí có thể đối mặt với những cuộc tấn công của tin tặc và nguy cơ bị “die” Website trong trường hợp các nhà cung cấp ngừng cung cấp dịch vụ. Chính vì vậy, toàn bộ dữ liệu sẽ biến mất vĩnh viễn nếu chưa được backup dữ liệu kịp thời. Ngoài ra, Website mà các bạn đã xây dựng trên Web Hosting miễn phí không thể nhượng lại hay bán vì bạn không phải là chủ sở hữu của nó.
  • Hosting trả phí: Với tính bảo mật cao và sự ổn định của nhà cung cấp Hosting đảm bảo cho Website của người dùng hoạt động an toàn và hiệu quả. Đặc biệt, nếu có bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào muốn mua lại Website của bạn với giá cả hợp lý thì các bạn hoàn toàn quyết định được vì bạn chính là chủ nhân của nó.

Ưu nhược điểm của Hosting trả phí và Hosting miễn phí

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm và hạn chế của Hosting trả phí

Ưu điểm:
  • Người dùng được tự do đặt tên miền mình muốn.
  • Bạn sẽ có toàn quyền kiểm soát với trang Website của mình, không có truy cập hay quảng cáo không mong muốn.
  • Các nhà cung cấp Hosting trả phí luôn luôn cam kết hỗ trợ kỹ thuật. Người dùng sẽ được hỗ trợ nhanh chóng để khắc phục sự cố khi dùng gói dịch vụ Hosting trả phí.
  • Hosting trả phí có độ ổn định cao, dung lượng ổ đĩa cực lớn và băng thông không giới hạn.
  • Độ bảo mật cao, hệ thống hoạt động ổn định đảm bảo Website hoạt động xuyên suốt, an toàn.
Hạn chế:
  • Điểm hạn chế duy nhất của Hosting trả phí đó là bạn sẽ phải hao hụt ngân sách, tốn tiền cho nhà cung cấp. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn xứng đáng với những gì mà bạn nhận được.

Ưu điểm và hạn chế của Hosting miễn phí

Ưu điểm:
  • Khi sử dụng dịch vụ Hosting miễn phí người dùng sẽ được sử dụng toàn bộ các tính năng của một Hosting mà không phải trả phí.
  • Dễ dàng so sánh dịch vụ giữa các nhà cung cấp với nhau để biết được bên nào tốt nhất, Hosting không bị trì trệ khi sử dụng.
  • Hosting miễn phí phù hợp với những trang Website dùng để SEO trong một thời gian ngắn từ 1-2 tháng. Bên cạnh đó Hosting còn đa dạng IP mà vẫn không mất phí.
Hạn chế:
  • Trong quá trình sử dụng nếu gặp bất kỳ vấn đề gì cũng không được hỗ trợ mà phải tự xử lý.
  • Gói Hosting miễn phí có cấu hình thấp nên trang Website sẽ gặp nhiều lỗi và rất chậm.
  • Nếu muốn khắc phục các lỗi trên bắt buộc bạn phải nâng cấp. Yêu cầu này đôi khi do nhà cung cấp đưa ra nếu người dùng muốn sử dụng tiếp.

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng Hosting miễn phí

lưu ý quan trọng khi sử dụng Hosting miễn phí Do đường truyền Internet quốc tế ở Việt Nam không ổn định, kết nối từ mạng cá nhân của khách hàng đến Website sử dụng Hosting miễn phí ở nước ngoài sẽ rất kém. Làm ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ Load Web, trải nghiệm người dùng và hiệu quả công việc của bạn. Vì vậy, để hạn chế mất dữ liệu nên bạn cài đặt sao lưu Website rồi tải về máy cá nhân liên tục.
  • Hosting miễn phí bị giới hạn bởi băng thông
  • Nâng cấp từ Hosting miễn phí lên gói dịch vụ có mất phí
  • Hosting miễn phí được xây dựng hệ thống riêng để không ảnh hưởng đến Hosting có tính phí.
  • Sử dụng Hosting miễn phí sẽ cấu hình hệ thống yếu hơn hệ thống Hosting có tính phí, nên việc nâng cấp từ Hosting miễn phí lên có thể sẽ không thực hiện được.
  • Người dùng phải chuyển hết dữ liệu từ Hosting miễn phí sang gói Hosting có phí.
  • Chuyển đổi hệ thống là việc mà không một kỹ thuật viên nào muốn. Chính vì vậy, mất dữ liệu, thất thoát dữ liệu là vấn đề bắt buộc người dùng phải quan tâm.
Qua bài viết trên của Mona Host, có lẽ bạn đã nắm được sự khác biệt cơ bản giữa Hosting trả phí và Hosting miễn phí. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn chỉ nên sử dụng Hosting miễn phí cho các mục đích học tập, nghiên cứu,… Nếu làm một trang Website phục vụ kinh doanh, tốt nhất người dùng nên sử dụng các Hosting siêu rẻ, có phí để đảm bảo chất lượng được tốt nhất nhé.

Võ Nguyên Thoại

19 Tháng Mười Hai, 2022
7 cách Check IP và Hosting của một Website đơn giản và hiệu quả nhất
Địa chỉ IP có thể được coi là số nhà của bạn trên Internet vì nó có thể xác định vị trí của một máy chủ cụ thể mà bạn kết nối với mạng. Trong khi lưu trữ là máy chủ để bạn lưu trữ tất cả thông tin dữ liệu của trang Web và giúp trang Web chạy trơn tru đáp ứng nhu cầu truy cập từ mọi người dùng. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn 7 cách check Hosting và IP của một Website đơn giản và nhanh nhất. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Mona Host nhé.

Hosting và IP của Website có chức năng gì?

Hosting và IP của Website có chức năng gì

Chức năng của Hosting

Hosting là một công nghệ với nhiều ứng dụng trong việc thiết lập các trang Web cá nhân, trang Web của công ty và lưu trữ dữ liệu. Hosting có những chức năng chính sau đây:
  • Khởi tạo trang Web: Chức năng chính của lưu trữ là tạo ra các trang Web. Trang Web sẽ được hiển thị trên màn hình của khách truy cập nên tất cả các tệp có liên quan phải truy cập được qua internet. Lưu trữ được liên kết với internet cũng có thể giúp trang Web của bạn xuất hiện trong các công cụ tìm kiếm như Google và Bing. Các trang blog cá nhân, trang tin tức, trang Web quảng cáo của công ty, trang Web bán hàng đều có thể được tạo bằng cách sử dụng dịch vụ lưu trữ.
  • Lưu trữ tệp dữ liệu: Ngoài việc lưu trữ các trang Web, nó còn có thể hỗ trợ bạn lưu các tài liệu liên quan. Chỉ cần tải dữ liệu lên dịch vụ lưu trữ và truy cập trực tiếp bằng địa chỉ IP của máy chủ. Nó tương tự như đặt tài liệu vào một thư mục trên PC của bạn. Điểm khác duy nhất là bạn có thể truy cập các tài liệu được lưu trữ trên máy chủ bất cứ lúc nào.
  • Nâng cao bảo mật: Các giao thức bảo mật được sử dụng bởi nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ có tác động đến mức độ bảo mật của trang Web. Mức độ bảo mật lưu trữ càng tốt, trang Web sẽ càng có khả năng chống lại các cuộc tấn công của Hacker. Một dịch vụ Hosting đáng tin cậy có thể giữ cho trang Web của bạn an toàn trước tin tặc.

Tham khảo ngay dịch vụ Web Hosting tại Mona Host

Công ty cung cấp giải pháp lưu trữ hàng đầu tại Việt Nam

Liên hệ ngay 1900 636 648 để nhận tư vấn miễn phí từ chúng tôi

Chức năng của IP

Một địa chỉ IP có 2 chức năng chính:
  • Nó nhận ra máy chủ hay người dùng mạng. Địa chỉ IP cung cấp vị trí của máy chủ trong mạng và phát triển đường dẫn đến máy chủ đó.
  • Địa chỉ IP cho phép các bên gửi và nhận thông tin. Điều này cho thấy chúng cũng có thể được sử dụng để theo dõi vị trí thực tế của người dùng.
Địa chỉ IP có chức năng vô cùng quan trọng giúp những người dùng khác “thấy và kết nối” được nhau trên internet. Thế nên, mọi thiết bị hoạt động trên Internet đều cần đến địa chỉ IP.

Tại sao cần phải check IP và Hosting?

Địa chỉ IP (Giao thức Internet) về cơ bản cung cấp thông tin về vị trí thiết bị của bạn trên Internet. Mỗi thiết bị mạng đều có một số duy nhất cần thiết để gửi tin nhắn đến các máy tính ngoài mạng cục bộ. Mỗi trang Web trên Internet được cấp một hoặc nhiều địa chỉ IP. Bạn có thể không cần lưu tâm đến các địa chỉ IP khác nhưng bạn phải lưu ý đến địa chỉ IP Website của bạn. Điều này sẽ có lợi cho việc: chuyển hướng Website bị các app chặn, chặn Website cụ thể, tìm vị trí của máy chủ Web.

7 cách Check IP và Hosting của một Website

Cách Check IP và Hosting của một Website Đối với những cá nhân không đủ hiểu biết về kỹ thuật, việc xác định địa chỉ IP của trang Web là một công việc đầy thách thức. Thế nên chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề đó. Dưới đây sẽ là 7 cách check Hosting và IP của một Website đơn giản và nhanh gọn nhất.

Check thư chào trong email

Khi bạn có được tên miền, nhà cung cấp sẽ gửi cho bạn một email với thông tin về tài khoản và địa chỉ IP của bạn. Đây là cách tiếp cận đơn giản nhất để xác minh trang web, IP, cũng như lưu trữ của bạn. Nếu bạn không thể tìm thấy địa chỉ IP, bạn có thể liên hệ đến bộ phận chăm sóc khách hàng của nhà cung cấp để truy vấn thông tin. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử theo các cách khác sau đây.

Check IP thông qua điện thoại

Check IP thông qua điện thoại Bạn có thể check IP bằng hai ứng dụng: Ping test tool và Ping free, hiện có thể truy cập được trên App Store và CH Play. Ví dụ sau đây sẽ hướng dẫn cách sử dụng Ping test tool để thực hiện check IP miền:
  • Đầu tiên bạn cần vào cửa hàng ứng dụng để tải app Ping test tool. Nếu hệ điều hành là Android bạn vào CH Play để tải, còn nếu bạn dùng IOS thì bạn vào App Store.
  • Chờ cho quá trình cài đặt hoàn tất, bạn bật ứng dụng và tìm kiếm mục Hostname.
  • Sau đó một thanh công cụ tìm kiếm sẽ hiện lên, bạn nhập địa chỉ IP mà bạn muốn kiểm tra và thanh công cụ đó.
  • Tiếp theo bạn nhấn Start để khởi chạy trình tìm kiếm.
  • Các dữ liệu về địa chỉ IP bạn tìm kiếm sẽ được hiển thị toàn bộ.

Check Hosting và IP bằng công cụ Ping IP

Một cách khác để check Hosting và IP nữa là dùng công cụ Command Line. Để thực hiện cách này, bạn cần thao tác như sau:
  • Đầu tiên bạn cần phải mở CLI. Trong trường hợp bạn dùng hệ điều hành Linux, bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + T. Đối với Windows, bạn nhấn tổ hợp phím Windows + X.
  • Bảng chức năng sẽ hiện lên, giờ đây, bạn tìm mục Search.
  • Sau đó, nhập cmd và chọn mục Command Prompt.
  • Chọn Open để mở công cụ đó.
  • Trong phần Command Prompt đó, bạn nhập Ping và địa chỉ IP mà bạn muốn tìm.
  • Nhấn Enter để khởi chạy trình truy vấn.
Đối với những ai dùng hệ điều hành Mac, cách thức mở Command Line sẽ khác đi một chút. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn 2 cách đơn giản sau đây:
  • Vào Finder, chọn Go, chọn Utilities, sau đó Click vào Terminal.
  • Phía trên cùng màn hình, bạn chọn Spotlight (biểu tượng chiếc kính lúp), thực hiện tìm kiếm từ Terminal.

Check IP Domain bằng DNS toàn cầuCheck IP Domain bằng DNS toàn cầu

  • Đầu tiên, điều hướng đến https://dnschecker.org/.
  • Sau đó, bạn nhập tên miền của bạn vào Domain field.
  • Tiếp theo trong danh mục Record Type, chọn A.
  • Cuối cùng, bạn nhấn Search để khởi chạy tìm kiếm.
Thay vì vào trang Web phía trên bạn cũng có thể vào https://whatismyipaddress.com/hostname-ip thực hiện check Hosting và IP của một Website.

Check Hosting bằng công cụ check-host

Hãy truy cập đến: https://check-host.net// Sau đó, chỉ cần nhập địa chỉ trang Web để check địa chỉ IP và lưu trữ của trang Web đó.

Check Hosting có cPanel

Bạn có thể Check Hosting của mình thông qua cPanel. Quá trình này cực kỳ đơn giản và nhanh chóng, giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
  • Đầu tiên, tại bảng điều khiển quản lý dịch vụ của nhà cung cấp Hosting cho bạn, bạn đăng nhập vào cPanel sau khi chọn dịch vụ lưu trữ cho Website mà bạn muốn test.
  • Tại bảng điều khiển của cPanel, bạn sẽ thấy sự hiển thị Shared IP Address. Đây chính là địa chỉ IP của Hosting mà bạn sở hữu.

Check bằng whoishostingthis.com

Check bằng whoishostingthis.com Các hướng dẫn giống như khi sử dụng chương trình Check Host. Chỉ cần vào whoishostingthis.com, nhập tên miền trang Web, sau đó nhấn Enter để bắt đầu xác minh IP và lưu trữ trang Web.
Tham khảo bài viết liên quan: TCP/IP là gì? Kiến thức cần biết về mô hình giao thức TCP/IP

Kết Luận

Hosting và địa chỉ IP là những yếu tố cần thiết và quan trọng đối với một Website. Nó được xem là nền tảng nếu bạn muốn xây dựng một Website phát triển lâu dài. Đối với những ai mới bắt đầu xây dựng trang Web, chúng tôi khuyên bạn nên tìm hiểu nhiều hơn về Hosting và địa chỉ IP để giúp quá trình xây dựng của bạn được thuận lợi hơn. Khi bạn check IP và Hosting trang Web của mình, bạn có thể làm điều đó vì nhiều lý do khác nhau. Chúng tôi đã chia sẻ cho bạn các cách đơn giản và dễ nhất. Ngoài ra, những thông tin cơ bản về Hosting và địa chỉ IP cũng được tóm tắt trong bài viết này. Chúng tôi hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn.

Võ Nguyên Thoại

Kinh nghiệm chọn mua hosting cho website wordpress
16 Tháng Mười Hai, 2022
Kinh nghiệm khi chọn mua Hosting cho Website WordPress
Dịch vụ lưu trữ Web hay Hosting Website là một trong những yếu tố chính để xây dựng nên một trang Web thành công. Lựa chọn dịch vụ lưu trữ WordPress tốt nhất hỗ trợ bạn có được vị trí SEO cao và mang đến trải nghiệm người dùng tuyệt vời. Trong bài viết này, Mona Host sẽ đưa ra những lưu ý khi chọn mua Hosting cho Website WordPress để mang tới hiệu quả tốt nhất. Những chia sẻ này đều là kinh nghiệm tích lũy sau nhiều năm hoạt động trong công ty cung cấp các giải pháp Hosting cho doanh nghiệp.

Hosting WordPress là gì?

Hosting WordPress có thể hiểu đơn giản là một dạng lưu trữ Web đã được tối ưu hóa để chạy các trang Web WordPress. Khi sử dụng Hosting WordPress, bạn sẽ nhận được nhiều công cụ, dịch vụ, plugin được thiết kế dành riêng cho trang WordPress. Các công cụ, plugin, dịch vụ nhận được sẽ khác nhau tùy thuộc vào đơn vị cung cấp và gói Hosting doanh nghiệp sử dụng. Một số tính năng thường gặp nhất là cài đặt bằng 1 cú nhấp chuột, cập nhật phần mềm tự động, hỗ trợ cài đặt tùy chỉnh cho WordPress. Người dùng cần phân biệt được sự khác biệt giữa Hosting WordPress và Web Hosting. Web Hosting hay dịch vụ lưu trữ Web là dịch vụ lưu trữ chung để giúp trang Web hoạt động được trên môi trường internet. Trong khi đó, Hosting WordPress là một loại của Web Hosting đã được tối ưu hóa để dành riêng cho WordPress.

Bạn đang cần tìm hosting cho website của mình?

Dịch vụ web Hosting: Đăng ký mua dịch vụ lưu trữ website

Liên hệ 1900 636 648 để nhận tư vấn miễn phí 24/7

Hosting WordPress bao gồm những loại nào?

Free Hosting

Free Hosting là Hosting miễn phí đi kèm với những điều khoản giới hạn về thông số. Muốn thích hợp với nhu cầu sử dụng, doanh nghiệp cần phải bỏ tiền ra để mua về thông số đó cho chất lượng cao hơn. Điểm mạnh duy nhất của loại này đó là bạn sẽ có host riêng của bạn mà không cần phải trả tiền hàng tháng. >> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn đăng ký hosting miễn phí đơn giản, nhanh chóng

Virtual Private Server (VPS)

VPS - Virtual Private Server còn được biết đến với tên gọi máy chủ ảo. Đây là những Hosting WordPress được tạo ra bằng phương pháp phân chia máy chủ vật lý lớn thành các máy chủ nhỏ hơn. VPS hoạt động như một môi trường ảo, mỗi VPS hoạt động độc lập trên máy chủ vật lý. Do vậy, người dùng sẽ có được không gian máy chủ chuyên dụng với lượng tài nguyên dùng riêng. Đồng thời, người dùng có khả năng kiểm soát và tùy chỉnh VPS tốt hơn so với các dịch vụ Shared Hosting - lưu trữ chia sẻ.

Dedicated Server

Dedicated Server Dedicated Server còn được biết đến với tên gọi máy chủ dùng riêng, máy chủ chuyên dụng. Loại Hosting WordPress này mang đến cho người dùng sức mạnh lưu trữ lớn và linh hoạt nhưng mức giá sẽ cao. Dedicated Server hoạt động trên nền tảng một máy chủ vật lý và được đặt tại trung tâm dữ liệu (Data Center - DC). Máy được kết nối với hệ thống điện, bộ lưu điện UPS, internet, hệ thống an toàn và đặt trong môi trường có sự kiểm soát mạnh mẽ về nhiệt độ và độ ẩm. Dedicated Server là dịch vụ Hosting mang đến khả năng bảo mật tốt nhất cho người dùng.

Cloud Server/Cloud Hosting

Cloud Server/ Cloud Hosting còn được gọi là máy chủ đám mây. Dịch vụ lưu trữ có chức năng giống với máy chủ truyền thống, cung cấp đến người dùng khả năng lưu trữ tốt. Cloud Server có thể được đặt ở mọi nơi trên thế giới và cung cấp dịch vụ từ xa thông qua môi trường điện toán đám mây. Điều này hoàn toàn khác với Dedicated Server hay máy chủ vật lý truyền thống thường được đặt tại một số Data Center cố định.

Shared Hosting

Shared Hosting hay dịch vụ lưu trữ chia sẻ là dịch vụ lưu trữ Web cho phép nhiều trang Web cùng hoạt động trên một máy chủ. Thông thường, người dùng sẽ không biết mình đang chia sẻ tài nguyên của máy chủ với ai hoặc trang Web nào. Mỗi khách hàng thường sẽ có giới hạn về tổng lượng tài nguyên máy chủ mà họ có thể sử dụng và giới hạn này sẽ được xác định bởi gói dịch vụ lưu trữ của bạn. Lưu trữ chia sẻ là sự lựa chọn rẻ nhất trong số các dịch vụ lưu trữ WordPress. Tuy nhiên, dịch vụ này có băng thông, dung lượng lưu trữ thấp nên chỉ phù hợp cho Blog cá nhân hoặc Website có lượng người truy cập ít.

Managed WordPress Hosting

Managed WordPress Hosting hay còn gọi là dịch vụ MWH, WordPress được quản lý. Đây là những dịch vụ lưu trữ cung cấp công nghệ mạnh mẽ nhất cho trang Web WordPress của bạn  để đảm bảo trang Web vừa an toàn vừa hoạt động nhanh chóng. MWH được quản lý bởi những chuyên gia nhiều kinh nghiệm về WordPress và Hosting. Các doanh nghiệp này sẽ giải quyết những vấn đề liên quan đến lưu trữ như sao lưu, kiểm tra bảo mật, cập nhật WordPress… với tốc độ nhanh và dịch vụ khách hàng cao cấp.

Các thông số cần biết khi chọn Hosting cho Website Wordpress

Thông số Hosting là một trong số các căn cứ quan trọng giúp bạn chọn mua Hosting WordPress chất lượng. Vì thế, trước khi lựa chọn, bạn cần phải nắm rõ một số thông số dưới đây:
  • Số lượng tên miền: Đây chính là số lượng tên miền bạn được phép thêm vào Hosting. Khi bạn đăng ký Hosting giá rẻ thì số lượng tên miền cũng sẽ ít.
  • Dung lượng lưu trữ: Là thuật ngữ dùng để chỉ sức chứa của Hosting. Mỗi gói Hosting sẽ sở hữu mức dung lượng khác nhau tùy vào nhu cầu sử dụng.
  • Ổ cứng HDD / SSD: Hosting sử dụng ổ cứng SSD sẽ giúp cho Website có tốc độ truy cập cao hơn HDD. Đồng thời thì Hosting SSD cũng có giá thành cao hơn.
  • Băng thông: Là tổng lưu lượng Up File và Down File của Hosting trong vòng 1 tháng. Khi mà số băng thông khả dụng của Hosting đạt ngưỡng quá giới hạn, Website sẽ bị thông báo về lỗi 502 Service Temporarily Overloaded.
  • Thời gian Uptime: Đây chính là thời gian Hosting liên tục hoạt động. Thời gian Uptime càng cao thì lưu lượng khách hàng truy cập Website càng lớn. Nhiều Website công ty có chỉ số này trên 99,95% – nghĩa là cứ 1000h thì có chưa đến 30 phút bị gián đoạn.
>> Để có thể chọn mua được Hosting chất lượng cho website của mình, các bạn có thể tham khả: Top 10 tiêu chi đánh giá Hosting chất lượng cao

Chọn mua Hosting Việt Nam hay nước ngoài cho Website WordPress?

Chọn mua Hosting Việt Nam hay nước ngoài cho Website WordPress? Hiện nay, các đơn vị cung cấp dịch vụ Hosting cho Website WordPress thường mang đến cả lựa chọn Hosting cho Việt Nam và Hosting nước ngoài. Mỗi Hosting đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Dưới đây là một vài thông tin cho từng loại Hosting.

Ưu điểm và hạn chế của Hosting Việt Nam

Ưu điểm Hạn chế
  • Tốc độ truy cập nhanh
  •  Hoạt động trao đổi, làm hợp đồng, thanh toán và hỗ trợ kỹ thuật nhanh chóng, thuận tiện bằng ngôn ngữ tiếng Việt
  • Phân bố thời gian hợp lý theo múi giờ của Việt Nam
  • Người dùng được bảo vệ bằng pháp luật Việt Nam
  • Nếu người tìm kiếm truy cập từ nước ngoài sẽ có tốc độ chậm hơn
  • Nếu lỗi hư hỏng, đứt cáp thì việc người dùng từ nước ngoài truy cập sẽ khó khăn

Ưu điểm và hạn chế của Hosting nước ngoài

Ưu điểm Hạn chế
  • Dịch vụ thuê Hosting WordPress nước ngoài mang tới tốc độ truy cập cao từ nước ngoài, bot tìm kiếm dễ index dữ liệu.
  • Đường cáp từ Việt Nam đi quốc tế gặp sự cố không ảnh hưởng đến việc truy cập Website của người dùng từ nước ngoài.
  • Giá rẻ hơn so với các Hosting Việt Nam có cùng mức băng thông và dung lượng cho hoạt động lưu trữ. Một số nhà cung cấp còn mang đến ưu đãi không giới hạn cho băng thông.
  • Hỗ trợ nhiều cách thức thanh toán như Visa, Mastercard, Paypal.
  • Tốc độ truy cập của người dùng từ Việt Nam thấp, đặc biệt khi có sự cố đường truyền quốc tế.
  • Hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Anh là chủ yếu.
  • Nhà cung cấp dịch vụ rất coi trọng bản quyền. Do vậy, những lưu trữ vi phạm bản quyền sẽ gây trở ngại lớn.
Nhìn chung, từ những ưu điểm và hạn chế ở trên, bạn nên căn cứ lựa chọn Hosting tùy theo thị trường khách hàng doanh nghiệp hướng tới. Nếu tập khách hàng của bạn trong nước, Hosting Việt Nam là sự lựa chọn tối ưu. Nếu tập khách hàng ở nước ngoài, bạn nên thuê các đơn vị cung cấp Hosting nước ngoài ở nước ngoài hoặc từ các đơn vị cung cấp Hosting quốc tế tại Việt Nam.

Kinh nghiệm chọn mua Hosting cho Website Wordpress

Nên lựa chọn Hosting sử dụng PHP Handler là SuPHP, FastCGI

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản là PHP Handler chính là một quá trình phiên dịch đoạn mã PHP trong WordPress với mục đích truy xuất dữ liệu đến máy chủ. Đối với mỗi PHP Handler sẽ có một thuộc tính khác nhau do đó bạn cần cân nhắc lựa chọn thật kỹ sao cho phù hợp với website nhất. Nếu bạn muốn sử dụng cho WordPress tốt nhất thì bạn nên dùng Hosting với PHP Handler là SuPHP hoặc FastCGi. Nguyên nhân là vì:
  • Khi cài đặt các plugin bạn sẽ không cần phải điền lại thông tin đăng nhập vào FTP của Hosting.
  • Các bước để cài đặt plugin sẽ được thực hiện hoàn toàn tự động.
  • Khi bạn dùng FastCGI này thì sẽ ít tổn lượng tài nguyên trên CPU hơn.

Yêu cầu tối thiểu của Cloud Hosting để chạy WordPress là bao nhiêu?

Để chạy được WordPress, điều kiện tối thiểu đó là Hosting cần phải hỗ trợ MySQL phiên bản 5.6 trở lên. Đồng thời hỗ trợ thêm phiên bản PHP 7 trở lên, hỗ trợ HTTPS. Nếu như WordPress làm việc với những phiên bản MySQL, PHP cũ hơn, đã lỗi thời có thể dẫn đến nhiều nguy cơ. Ngoài yếu tố về phiên bản PHP, MySQL bạn cũng cần nên lựa chọn Hosting được thiết kế tối ưu dành riêng cho WordPress. Một trong số đó chính là WordPress Hosting, hỗ trợ tốt MySQL, PHP, hỗ trợ cài đặt được tối đa những Plugin quan trọng. Điển hình là Plugin WooCmmerce giúp tạo ra tính năng làm trang bán hàng cho WordPress.

Chọn Cloud Hosting WordPress cần bao nhiêu băng thông?

Chọn Cloud Hosting WordPress cần bao nhiêu băng thông? Bạn nên cân nhắc đến lượng băng thông sẽ tiêu thụ trước khi lựa chọn Hosting để tránh trường hợp hết băng thông khi sử dụng. Băng thông được hiểu là lưu lượng bạn được phép truyền tải dữ liệu đi. Các gói WordPress Hosting hiện nay đa số đều đã được cấu hình băng thông không giới hạn vì thế đây là lựa chọn bạn nên cân nhắc. Hoặc nếu như chi phí của bạn có giới hạn thì lời khuyên là băng thông càng lớn càng tốt.

Nên chọn Cloud Hosting WordPress trong nước hay nước ngoài?

Bạn có thể lựa chọn Hosting cho Website WordPress tại Việt Nam hoặc nước ngoài tùy theo nhu cầu của bản thân và doanh nghiệp. Nhiều chuyên gia cho rằng, vị trí máy chủ nên được đặt càng gần với đối tượng khách hàng của bạn sẽ càng tốt hơn. Bởi vì điều này làm cho khách hàng của bạn truy cập Website với tốc độ nhanh hơn so với việc Hosting đặt ở xa, ở nước ngoài.

Lý do nên chọn Cloud Hosting Wordpress

Đối với những Website WordPress thì Cloud Hosting WordPress được xem là dịch vụ lưu trữ chuyên dụng và tối ưu hóa nhất. Lý do chính là do dịch vụ Cloud Hosting có một số ưu điểm nổi bật như:
  • Độ tin cậy tương đối cao bởi vì trang web sẽ được lưu trữ trên một phân vùng ảo, sử dụng đa nguồn mạng vật lý.
  • Lưu trữ Website được bảo mật do nhiều máy chủ vật lý tránh được sự truy cập của các bên thứ ba.
  • Quá trình mở rộng máy chủ đám mây linh hoạt, tài nguyên thì luôn sẵn sàng theo yêu cầu và theo thời gian thực.
  • Chỉ cần trả phí cho các dịch vụ sử dụng nên tiết kiệm được chi phí.
Nội dung bài viết đã mang đến bạn đọc những loại Hosting WordPress được lựa chọn nhiều nhất, chia sẻ kinh nghiệm khi chọn mua Hosting cho Website WordPress và ưu điểm, hạn chế của Hosting Việt Nam hay nước ngoài. Hy vọng qua bài viết, bạn có thể hiểu hơn về chủ đề Hosting cho Website WordPress.

Võ Nguyên Thoại

15 Tháng Mười Hai, 2022
Bí quyết mua hosting và tên miền (domain) uy tín, chất lượng
Hosting và tên miền là những điều kiện cần hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng Website. Nó không chỉ giúp quảng bá thương hiệu mà còn giúp khách hàng có cái nhìn đúng về doanh nghiệp.Việc chúng ta mua Hosting và tên miền phù hợp với nhu cầu sẽ là cơ hội tốt giúp bạn có thể phát triển Web dễ dàng. Giữa hàng ngàn lựa chọn các nhà cung cấp Hosting và tên miền như hiện nay, bạn cần phải thực sự tỉnh táo. Để có thể chọn được Hosting và tên miền chất lượng, Mona Host sẽ chia sẻ cho bạn có bí quyết hữu ích nhất trong bài viết này, cùng tham khảo qua nhé!

Trường hợp nên mua Hosting và tên miền

Trường hợp nên mua Hosting và tên miền Để mua Hosting và tên miền tốt chắc chắn phải tốn một khoảng ngân sách không nhỏ. Tuy nhiên thì bạn không nên lãng phí nó một cách vô bổ. Hãy cùng xem qua các trường hợp sau đây cần thiết sở hữu Hosting và tên miền:

Phát triển Website quảng bá thương hiệu

Nên mua Hosting và tên miền cùng một lúc trước khi xây dựng trang Web. Bạn nên tránh việc thiết kế hoàn tất Website mới tìm kiếm một nhà cung cấp dịch vụ tên miền và Hosting hoặc mua tên miền để sẵn. Điều này có thể gây ra lỗi hoặc mất tên miền khi gia hạn. Trường hợp này xảy ra rất phổ biến khi mua tên miền và Hosting không đúng thời điểm.

Dự án thương mại điện tử

Trong giai đoạn thiết kế, bản Demo Beta và khoảng một đến hai tháng trước ngày vận hành chính thức, bạn có thể Hosting và tên miền trong lúc này. Với những sự thay đổi như tên miền, thay đổi đặc tính kỹ thuật yêu cầu Hosting, Cloud VPS, Cloud Server sẽ gây nhiều phiền hà cho bạn nếu chuẩn bị tên miền và Hosting quá sớm. Trong trường hợp bạn phải mua trước, chúng tôi khuyên bạn nên mua tên miền có liên quan đến tên doanh nghiệp, tên thông thường để đảm bảo bản quyền của dự án khi thực hiện. Bạn nên chọn các nhà cung cấp tên miền và Hosting nổi tiếng và chuyên nghiệp.

Dùng Hosting để chứa dữ liệu

Trong trường hợp bạn dùng Hosting để chứa dữ liệu thì có thể không cần thiết đến tên miền. Hosting bây giờ phục vụ như một dung lượng và được truy cập thông qua một địa chỉ IP tĩnh.

Chạy quảng cáo, truyền thông

Các chiến dịch quảng cáo và truyền thông là một phần tất yếu của quá trình phát triển thương hiệu. Thế nên, tên miền và Hosting nên được mua cùng lúc và cùng nhà cung cấp. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi các rắc rối nếu trong quá trình chiến dịch đang chạy mà gặp lỗi. Trong trường hợp này bạn chỉ cần liên hệ đến một nhà cung cấp để giải quyết.

Thực hiện dự án SEO

Trong trường hợp này, chắc chắn là phải mua thêm Hosting và tên miền cùng một lúc để thuận tiện cho việc quản lý danh sách các trang Web vệ tinh cho dự án.

Lợi ích khi mua Hosting và tên miền uy tín chất lượng

Lợi ích khi mua Hosting và tên miền uy tín chất lượng Hosting và tên miền đóng vai quan trọng trong việc phát triển Website. Thế nên, việc chọn mua Hosting và tên miền uy tín là vấn đề mọi người thường rất quan tâm, vì những lợi ích mà nó mang đến sau đây:
  • Ảnh hưởng đến SEO: Google đã phát triển thuật toán EMD. Do đó, việc sử dụng kết hợp với các từ khóa cụ thể không còn quá cần thiết. Khi bạn đặt một tên miền khớp 100% với từ khóa, Google cho rằng bạn đang vi phạm thuật toán. Tuy nhiên, khi sử dụng SEO, việc đưa từ khóa vào tên miền vẫn có thể giúp bạn cải thiện thứ hạng trang Web của mình.
  • Tạo ấn tượng: URL của bạn sẽ là điều đầu tiên người dùng chú ý và ghi nhớ. Một tên miền đàng hoàng, đơn giản, ngắn gọn, chuyên sâu... có thể để lại ấn tượng thuận lợi hơn. Mặt khác, việc lựa chọn một tên miền quá dài, phức tạp hoặc khó nhớ sẽ khiến người dùng khó hình dung và sẽ khiến họ rời đi khi nhìn thấy nó. Đó là lưu ý quan trọng nhất khi sở hữu một tên miền.
  • Tạo giá trị thương hiệu: Khi mua Hosting và tên miền sẽ giúp bạn quảng bá thương hiệu của mình trong thời đại 4.0. Khi bạn chọn một tên miền chuyên nghiệp, bạn sẽ có thể vượt trội so với đối thủ trong mắt người dùng. Ngoài ra, Hosting chất lượng còn giúp trải nghiệm người dùng liền mạch. Từ đó, thúc đẩy khả năng quay lại của khách hàng nhiều hơn.

Những lưu ý khi chọn mua Domain và Hosting

Dung lượng và băng thông phù hợp nhu cầu

Trước khi quyết định mua tên miền và Hosting từ đâu, trước tiên bạn phải biết rõ nhu cầu của mình. Nếu bạn không nêu chính xác nhu cầu của mình, bạn đang cho phép nhà cung cấp “tạo ra một bức tranh” về dịch vụ và cung cấp các gói dịch vụ có thể phù hợp hoặc không phù hợp với nhu cầu của bạn. Xác định mục tiêu của trang Web của bạn (bán hàng, tin tức, diễn đàn, blog cá nhân...), nội dung trang Websố lượng khách truy cập tối đa có thể được mong đợi khi trang Web hoạt động. Sau khi xác định chúng, bạn sẽ có thể ước tính dung lượng và băng thông của trang Web với độ chính xác hợp lý để tránh lãng phí ngân sách.

Nhà cung cấp tên miền được đăng ký ICANN

đăng ký icann Sự tồn tại của ICANN là vô cùng quan trọng đối với tên miền. Thế nên, bạn nên chọn nhà cung cấp tên miền đã đăng ký ICANN vì những lý do sau đây:
  • ICANN không chỉ đóng vai trò là kho dữ liệu trung tâm cho các địa chỉ IP mà còn hỗ trợ phối hợp các địa chỉ IP để tránh trùng lặp. Các phạm vi sẽ được cung cấp cho các nhà đăng ký dựa trên khu vực trong kho lưu trữ trước khi được phân phối cho các nhà cung cấp tên miền.
  • Nó có khả năng duy trì tính mở của Internet và đảm bảo sự kiểm soát của các bên liên quan khác nhau (doanh nghiệp, chính phủ, tổ chức,...).
  • Giảm sự ảnh hưởng quyền lực của bất kỳ chính phủ nào đối với internet.
Do đó, luôn lựa chọn nhà cung cấp tên miền được đăng ký ICANN.

Hợp đồng và chi phí

Giá cả cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào chính sách và chương trình khuyến mãi của từng tổ chức đăng ký tên miền. Bạn có thể mua các gói dịch vụ có thời gian dài như 3-5 năm sẽ nhiều khuyến mãi hơn. Tuy nhiên thì 1 năm là đủ nếu bạn chưa có định hướng thương hiệu hoặc định hướng cho trang Web. Đây cũng là khoảng thời gian ngắn nhất cần thiết để đăng ký mua tên miền và Hosting. Bên cạnh đó hầu hết các nhà cung cấp đều có chính sách tùy chọn chế độ gia hạn. Thông thường sẽ có 2 tùy chọn sau:
  • Tự động gia hạn khi hết hạn sử dụng.
  • Bạn phải nhớ ngày hết hạn để đăng ký sử dụng lại, nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến tính ổn định của Website.
Ngoài ra điều quan trọng là bạn phải giữ bản sao hợp đồng. Bạn nên chọn các nhà cung cấp tên miền và Hosting có cách làm việc minh bạch và rõ ràng. Điều này có thể được thể hiện qua hợp đồng hoặc văn bản, nó sẽ giúp bạn tránh được các trường hợp xấu.

Danh tiếng và uy tín của nhà cung cấp

Thị trường hiện đang cung cấp các công ty lưu trữ Web khác nhau sẵn sàng phù hợp với nhu cầu lưu trữ của bạn. Tuy nhiên bạn phải gặp thách thức là quyết định lấy dịch vụ lưu trữ từ ai hoặc mua dịch vụ lưu trữ ở đâu. Sự lựa chọn này sẽ có tác động đáng kể đến tương lai của trang Web, vì nó đại diện cho bộ mặt doanh nghiệp của bạn. Do đó, việc thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau sẽ cung cấp cho bạn một bức tranh toàn diện và chính xác hơn về các dịch vụ của nhà cung cấp.

Chính sách hỗ trợ khách hàng

Ngoài việc nghiên cứu danh tiếng của nhà cung cấp để chọn địa chỉ lưu trữ đáng tin cậy, bạn cũng cần tìm hiểu về chính sách chăm sóc khách hàng của họ. Mặc dù giá có thể cao nhưng một nhà cung cấp dịch vụ có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều. Hơn nữa nó còn hạn chế tác hại nếu trang Web gặp khó khăn kỹ thuật khiến khách hàng không thể truy cập. Hy vọng rằng, bài viết về việc mua Hosting và tên miền này sẽ giúp bạn hiểu được những thông tin quan trọng khi bạn tiến hành mua Hosting và Domain cho mình. Nếu cần tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác về Hosting và Domain đừng quên tham khảo Website của chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất!

Võ Nguyên Thoại

Hướng dẫn chuyển tên miền không mất rank và traffic
15 Tháng Mười Hai, 2022
Hướng dẫn thay đổi tên miền website không mất rank và traffic an toàn nhất
Tên miền và Website là những tài sản vô hình của doanh nghiệp và thường không thay đổi trong suốt quá trình hoạt động. Tuy nhiên, vì một vài lý do, doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi sang một tên miền mới. Trong bài viết này, Mona Host sẽ hướng dẫn thay đổi tên miền website sang tên miền mới không bị mất rank và traffic hiệu quả nhất.

Việc thay đổi tên miền website có ảnh hưởng gì đến kết quả SEO?

Việc thực hiện cách đổi tên domain website có ảnh hưởng gì đến kết quả SEO

Việc thay đổi tên miền website cần được cân nhắc kỹ lưỡng bởi nó có thể tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với kết quả SEO của bạn. Khi bạn thay đổi tên miền, có khả năng bạn sẽ mất một phần lớn chỉ số uy tín và backlink đã xây dựng suốt thời gian, dẫn đến việc giảm sút thứ hạng trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm như Google. Không chỉ vậy, người dùng có thể cảm thấy hoang mang khi không truy cập được website thông qua tên miền cũ, làm giảm tỷ lệ truy cập và tương tác.

Hướng dẫn thay đổi tên miền website không bị mất Rank và Traffic

Chuyển nội dung Website sang tên miền mới

Quá trình chuyển nội dung có thể thực hiện thủ công hoặc tự động bằng plugin. Nếu bạn định di chuyển theo cách thủ công, hãy đảm bảo rằng bạn đã có sẵn hệ thống quản lý nội dung. Ví dụ: nếu bạn đang sử dụng WordPress trên một miền mới, bạn sẽ cần đảm bảo bộ khung cơ bản của trang web của mình được đặt đúng chỗ bằng cách cài đặt WordPress trên miền mới. Nếu bạn lựa chọn dùng plugin, Duplicator hoặc All-in-One WP Migration là sự lựa chọn phù hợp để có thể tự động hóa quy trình hiệu quả.

Sử dụng chuyển hướng 301 (vĩnh viễn)

Sử dụng chuyển hướng 301 (vĩnh viễn) Chuyển hướng 301 không chỉ điều hướng người dùng đến đúng trang mà còn thông báo cho các công cụ tìm kiếm rằng trang đã được di chuyển vĩnh viễn và chuyển độ uy tín của liên kết sang trang mới. Trong tệp .htaccess của mình, bạn có thể tạo chuyển hướng “wild card” giúp di chuyển mọi thứ ở cấp độ tên miền. Việc này sẽ thêm chuyển hướng vĩnh viễn vào tất cả các URL tên miền cũ của bạn đến tên miền mới có cùng một URL. Đôi khi, việc chuyển hướng vĩnh viễn theo hướng dẫn thay đổi tên miền website vẫn có một vài lỗi. Do vậy, bạn phải dành thời gian kiểm tra kỹ xem mọi thứ có được chuyển hướng 301 chính xác hay không. Điều này đóng vai trò quan trọng đối quá trình tìm kiếm của người dùng. Đồng thời, việc này lưu lượng truy cập của domain mới sẽ nhanh chóng được phục hồi nếu chuyển hướng thuận lợi.

Giữ nguyên chủ sở hữu tên miền

Google và các công cụ tìm kiếm các phải lập chỉ mục cho trang web để có thể xếp hạng cho website. Để làm được điều này, công cụ tìm kiếm sử dụng chương trình thu thập dữ liệu trang web và ghi nhớ lại URL để đưa vào kết quả. Quá trình này còn được gọi là SERPs. Khi doanh nghiệp đăng ký một tên miền, chủ sở hữu sẽ được yêu cầu cung cấp nhiều thông tin liên hệ. Dữ liệu này được phản ánh trong cơ sở dữ liệu Whois. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu này đặc biệt quan trọng để xác nhận tính khả dụng của miền hoặc xác định ai sở hữu tên miền. >>>Tham khảo bài viết liên quan: Hướng dẫn cách gia hạn tên miền hết hạn sử dụng chi tiết nhất Domain được giữ nguyên

Tạo một Sitemap.xml và tối ưu Sitemap

Sitemap hay sơ đồ trang web đóng vai trò quan trọng để các công cụ tìm kiếm tìm, thu thập dữ liệu và lập chỉ mục tất cả nội dung trong website. Sơ đồ trang web cũng thông báo cho các công cụ tìm kiếm về các trang quan trọng nhất trên trang web của bạn. Nó thường có dạng sơ đồ trang web XML, chứa các liên kết đến các trang khác nhau trên trang web của bạn. Khi bạn thay đổi tên domain cũ sang tên miền mới, bạn nên tạo hoặc cập nhật sitemap và đối tượng này đã được gửi đến các công cụ tìm kiếm. Việc này thúc đẩy các URL mới có thể được lập chỉ mục nhanh hơn. Bạn có thể thực hiện điều này nhanh chóng chỉ với vài cú nhấp chuột trong Google Search Console.

Cập nhật Backlink

Các backlink trỏ về website cũ sẽ không tự cập nhật sang website mới khi bạn thực hiện theo hướng dẫn thay đổi tên miền website. Do vậy, bạn cần cập nhật backlink bằng cách thủ công. Nếu bạn có quá nhiều backlink và không có nhiều thời gian, hãy ưu tiên những website có thẩm quyền cao trước. Các backlink này mang độ uy tín cao và tác động lớn đến thứ hạng SEO website của bạn.

Rank và Traffic của tên miền là gì?

Rank là gì?

Rank hay thứ hạng website là vị trí của một trang web trên công cụ tìm kiếm. Trong đó, công cụ phổ biến và được quan tâm nhiều nhất là Google. Rank phụ thuộc chủ yếu vào hai chỉ số là tổng số lượt người dùng xem trangtổng số người truy cập.

Traffic là gì?

Traffic là gì? Traffic là thuật ngữ để thể hiện lưu lượng truy cập của một trang web trong một khoảng thời gian cụ thể. Đối với bất kỳ website nào, traffic đều đóng vai trò quan trọng. Chỉ khi website thu hút được người dùng ở vị trí cao thì người xem mới thấy và truy cập vào trang web. Thông thường, khi traffic của trang web tăng lên, cơ hội để cải thiện doanh thu doanh nghiệp sẽ tăng.

Vì sao hai yếu tố Rank và Traffic lại quan trọng với website?

Sau khi khám phá những hướng dẫn thay đổi tên miền website thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do hai yếu tố Rank và Traffic lại quan trọng với website. Rank và Traffic là hai yếu tố quan trọng đối với website vì chúng phản ánh mức độ thành công của website trong việc tiếp cận người dùng. Rank có tác động trực tiếp đến Traffic bởi một trang web có Rank cao sẽ có khả năng tiếp cận được nhiều người dùng hơn, do đó, Traffic của trang web đó cũng sẽ tăng lên và ngược lại. Cụ thể:
  • Tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng. Khi trang web có rank cao và traffic lớn, thì website sẽ được hiển thị ở vị trí cao trên kết quả tìm kiếm, do đó, có khả năng tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
  • Tăng khả năng chuyển đổi khách hàng. Khi khách hàng tiềm năng truy cập vào trang web, họ sẽ có cơ hội tìm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu nội dung và trải nghiệm của trang web đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, thì khả năng chuyển đổi thành khách hàng trung thành sẽ cao hơn.
  • Tăng doanh thu. Khi có nhiều khách hàng tiềm năng truy cập vào trang web và chuyển đổi thành khách hàng thực tế, thì doanh thu của doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên.

Khi nào bạn cần chuyển tên miền cũ sang tên miền mới?

Khi quyết định thực hiện theo cách đổi tên miền như MONA Host đã chia sẻ thì việc tìm hiểu thời điểm cần chuyển tên miền là một bước quan trọng và đầy thách thức trong việc quản lý trang web. Dưới đây là những vấn đề mà bạn nên xem xét chuyển tên miền:

Khi tên miền cũ bị Google phạt

Khi website của doanh nghiệp vi phạm một điều khoản nào đó trong SEO sẽ bị Google phạt. Một trong những án phạt thường thấy nhất là đánh hạ 1 phần hoặc toàn bộ từ khóa trong website. Cần thực hiện theo hướng dẫn thay đổi tên miền website khi tên miền cũ bị Google phạt Hậu quả của những án phạt này là làm các trang web bị tụt sâu, thậm chí văng khỏi top 100. Dưới những nỗ lực SEO mũ trắng nhưng không thể cải thiện, doanh nghiệp có thể lựa chọn thực hiện theo hướng dẫn thay đổi tên miền website sang tên miền mới.

Khi bạn chuyển đổi thương hiệu

Thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng của doanh nghiệp và mang tính cố định, gắn bó lâu dài. Tuy nhiên, qua thời gian, bạn nhận thấy tên doanh nghiệp không còn phù hợp và cần thay đổi. Lúc này, Transfer tên miền là một trong những công việc cần làm. Hoạt động này nhằm đảm bảo domain phù hợp với tên doanh nghiệp mới và hỗ trợ xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu nhất quán.

Khi doanh nghiệp tìm được tên miền mới tốt hơn

Cần thực hiện theo hướng dẫn thay đổi domain website khi doanh nghiệp tìm được tên miền mới tốt hơn Một vài tình huống bạn nhận thấy nên thực hiện theo hướng dẫn thay đổi tên miền website hiện tại sang tên miền mới:
  • Thứ nhất: Tên miền hiện tại của bạn không phản ánh chính xác thương hiệu hoặc công ty của bạn. Các ngành có sự thay đổi theo thời gian và bạn nhận thấy tên miền không còn phù hợp hoặc hữu ích trong việc xác định sản phẩm hoặc công ty của bạn trên thị trường.
  • Thứ hai: Tên miền của bạn không được phổ biến. Trong tên miền có quá nhiều dấu gạch nối và số, lượng ký tự trong tên miền quá nhiều… Tất cả những điều này làm việc ghi nhớ tên miền doanh nghiệp trở nên khó khăn.
  • Thứ ba: Bạn muốn thay đổi phần mở rộng của tên miền. Thay vì .net, .info… bạn muốn chuyển domain sang .com để tên miền hướng đến đa dạng lĩnh vực hơn. Và điều ngược lại cũng có thể xảy ra.
>>>Tham khảo bài viết liên quan: Tên miền là gì? Tổng hợp kiến thức cần biết về Domain

Hoạt động cần làm trước khi thay đổi tên miền cũ sang tên miền mới

Trước khi thực hiện theo hướng dẫn thay đổi tên miền website, có một số hoạt động quan trọng mà bạn nên thực hiện để đảm bảo việc chuyển tên miền diễn ra suôn sẻ và không gây ảnh hưởng đến hoạt động của website. Hoạt động cần làm trước khi thay đổi tên miền cũ sang tên miền mới

Sao lưu trang Web của bạn

Khi bắt đầu Transfer domain cần sao lưu trang web là lưu toàn bộ dữ liệu trang web tại một nơi khác an toàn và không chịu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi domain. Việc này nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro mất dữ liệu trong quá trình chuyển đổi. Bạn nên sao lưu đầy đủ dữ liệu như chức năng cho các tệp và cơ sở dữ liệu của mình trước khi thực hiện bất kỳ sửa đổi quan trọng nào. Nếu bạn có một trang web WordPress, bạn có thể Backup và di chuyển sang miền mới bằng cách sử dụng plugin như BackUp WordPress hoặc Backup Buddy.

Kiểm tra thông tin tên miền mới

Khi thực hiện theo hướng dẫn thay đổi tên miền website sang một “ngôi nhà” mới thì bạn nhất định phải kiểm tra trạng thái của ngôi nhà này. Nếu tên miền mới đã được đăng ký, bạn cần kiểm tra kỹ để đảm bảo domain không chịu bất kỳ hình phạt nào của Google. Bạn có thể thêm domain mới này vào công cụ Google Search Console, sau đó truy cập tab Manual Actions để xem mọi vấn đề chưa được giải quyết. Nếu trong tab không có vấn đề, bạn có thể an tâm chuyển đổi.

Kiểm tra thực trạng thứ hạng của tên miền cũ

Trước khi chuyển tên domain, bạn phải kiểm tra tất cả các số liệu thống kê tại tên miền cũ. Việc làm này sẽ giúp bạn nắm bắt mọi thông tin về tên miền cũ và đo lường mức độ thành công sau khi chuyển sang tên miền mới. Trong những ngày đầu chuyển đổi, các chỉ số có thể sụt giảm. Tuy nhiên, nếu quá trình chuyển đổi được thực hiện thành công, rank, traffic và các chỉ số khác sẽ sớm quay trở lại với tín hiệu tích cực. Kiểm tra thực trạng thứ hạng của tên miền cũ Hai yếu tố bạn nên đặc biệt quan tâm là backlink của trang web và những liên kết chất lượng mang lại lượng truy cập cao. Đây sẽ là căn cứ để xác định chuyển hướng 301 (vĩnh viễn) phù hợp.

Khi thay đổi tên domain cần lưu ý gì?

Sau khi đã hiểu rõ hướng dẫn thay đổi tên miền website thì chúng ta cùng điểm qua những lưu ý khi chuyển tên miền để hạn chế ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm và trải nghiệm người dùng:
  • Tuân thủ yêu cầu cấu trúc của tên miền cũ: URL mới cần dựa trên tên miền cũ để tránh thay đổi cấu trúc, điều này có thể ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm.
  • Không để xảy ra Error 404: Lỗi 404 là lỗi khi người dùng truy cập vào một trang web không tồn tại. Nếu xảy ra lỗi 404 trong quá trình đổi tên miền, Google có thể đánh giá xấu website của bạn do có nhiều lỗi thiếu trang.
  • Không nên xóa ngay tên miền cũ: Tên miền cũ vẫn cần hoạt động trong vòng 3 tháng sau khi đổi tên miền mới để Google có thời gian cập nhật thông tin.

Sử dụng dịch vụ đổi tên miền ở đâu tốt?

Sử dụng dịch vụ đổi tên miền cần phải đảm bảo uy tín và chất lượng để không gặp rắc rối trong tương lai. Đối với nhu cầu này, MONA Host là sự lựa chọn hàng đầu. Với đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp và kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực này, MONA Host tự hào mang đến cho khách hàng những dịch vụ chất lượng cao, giá cả cạnh tranh và hỗ trợ chuyên nghiệp. Chọn MONA Hosting, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ tận tâm và dịch vụ đổi tên miền chất lượng hàng đầu thị trường. Dịch vụ đổi domain website MONA Host Ưu điểm của dịch vụ thay đổi tên miền tại MONA Host:
  • Chuyên nghiệp: MONA Host có đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7.
  • Nhanh chóng: MONA Host cam kết hoàn thành việc thay đổi tên miền trong vòng 24 giờ.
  • An toàn: MONA Host sử dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến để đảm bảo an toàn cho tên miền của khách hàng.
  • Tiết kiệm: MONA Host cung cấp nhiều gói dịch vụ thay đổi tên miền với giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường.
Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: 1073/23 Cách Mạng Tháng 8, Phường 7, Quận Tân Bình, TP. HCM
  • Hotline: 1900.636.648
  • Email: [email protected]
Hướng dẫn thay đổi tên miền website sang tên miền mới một cách an toàn, hiệu quả giúp sẽ giúp rank và traffic của tên miền cũ được bảo toàn đáng kể. Trong trường hợp tên miền cũ bị phạt, rank và traffic mới sẽ được phát triển thuận lợi. Với những bước chuyển tên miền ở trên, bạn có thể tự tin cho mục tiêu phục hồi nhanh chóng kết quả SEO và phát triển SEO cao hơn nữa.

Võ Nguyên Thoại

Tên miền free
14 Tháng Mười Hai, 2022
Top 10 Website Đăng Ký Tên Miền Miễn Phí Nhanh Chóng, Đơn Giản
Nhắc đến tên miền thì hiện tại đang chia làm 2 loại, đó chính là tên miền miễn phí và tên miền có phí. Với tên miền không trả phí thường sẽ có đuôi là co.cc, .tk, bạn có thể sở hữu mà không tốn một chi phí nào. Còn những tên miền trả phí sẽ có đuôi ở dạng .net, .vn và .com,...Vậy tên miền miễn phí có lợi ích gì? và làm sao để đăng ký tên miền miễn phí. MONA Host sẵn sàng chia sẻ cho bạn về domain miễn phí, cách lấy tên miền free như thế nào, cùng theo dõi nhé.

Tên miền miễn phí là gì?

Tên miềnđịa chỉ của một Website hoạt động trên internet, đóng vai trò rất quan trọng là một địa chỉ tĩnh và cố định và bạn cần trả phí để sở hữu tên miền chất lượng riêng cho mình. Tên miền miễn phí là gì Còn với tên miền free là bạn sẽ không mất bất cứ chi phí nào mà vẫn có thể sở hữu một địa chỉ web ( domain). Nó hoạt động tương tự như tên miền trả phí, giúp người dùng dễ dàng truy cập vào trang web của bạn bằng cách nhập địa chỉ vào trình duyệt web. Tên miền miễn phí thường sở hữu đuôi tên miền dài, ít phổ biến, cực kỳ khó nhớ và đặc biệt là không gây được ấn tượng gì cho khách hàng.

Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng tên miền miễn phí

Đối với free domain thì bạn sẽ không phải bỏ ra bất cứ khoản phí nào mà vẫn có thể sở hữu như tên miền trả phí vậy. Tuy nhiên, việc sử dụng tên miền free có gặp những điều gì trở ngại hay không? Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng tên miền miễn phí Ngay sau đây MONA Host sẽ chia sẻ tới cho bạn một số ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng tên miền không tốn phí nhé:

Ưu điểm domain free

  • Không mất bất cứ khoản phí nào trong quá trình sử dụng mà vẫn được sở hữu.
  • Tiện lợi trong việc quản lý nhờ vào sự hỗ trợ từ nhà cung cấp.
  • Không cần nhớ lịch gia hạn domain
  • Cho phép bạn rút ngắn thời gian đăng ký tên miền, hosting khi tạo Domain Free riêng lẻ
  • Đăng ký tên miền đơn giản, nhanh chóng. Không đòi hỏi bạn phải biết quá nhiều về kỹ thuật Code, lập trình, Hosting,..
  • Bạn có thể sử dụng tên miền miễn phí để thử trải nghiệm các ý tưởng website mới mà không cần phải đầu tư nhiều tiền.

Nhược điểm miền free

  • Một số tên miền miễn phí chỉ có thời hạn sử dụng một năm hoặc hai năm, sau đó bạn cần phải gia hạn hoặc chuyển sang sử dụng tên miền trả phí.
  • Việc bạn sử dụng tên miền không trả phí thì không thể nào bảo đảm được cho trang Website được bảo mật tốt dữ liệu.
  • Không phù hợp trong các dự án SEO hay chạy quảng cáo: Tên miền không trả phí sẽ có đuôi mở rộng, dài gồm cu.cc, co.nf và uni.me,..đây đều là đuôi tên miền không phổ biến và cực kỳ khó nhớ. Điều này chỉ làm cho khách hàng cảm thấy doanh nghiệp của bạn không có độ tin cậy cao và thiếu chuyên nghiệp.
  • Một số nhà cung cấp tên miền miễn phí có thể thu hồi tên miền của bạn nếu bạn vi phạm các điều khoản dịch vụ.

Có nên sử dụng tên miền miễn phí hay không?

Trước khi đưa ra câu trả lời chính xác cho thắc mắc này, bạn cần lưu ý rằng trang web là bước đầu tiên tiếp cận khách hàng trên internet, là nơi mà họ lựa chọn và đặt niềm tin khi có nhu cầu. Do đó, lựa chọn tên miền ngắn gọn và dễ đọc, dễ viết tránh gây nhầm lẫn là những tiêu chí quan trọng hàng đầu mà người dùng cần ghi nhớ. Có nên sử dụng tên miền miễn phí hay không Với những nhà cung cấp tên miền miễn phí khi bạn mua tên miền miễn phí mà gặp sự cố sẽ không có hỗ trợ khi bạn cần giúp đỡ, bạn phải tự giải quyết tất cả những vấn đề xảy ra. Điều này đặt ra yêu cầu cao về kiến thức về công nghệ thông tin. Chưa kể, dịch vụ miễn phí có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào mà không có sự bảo đảm. Như vậy nội dung trên đã phần nào giúp bạn đưa ra lựa chọn có nên sử dụng tên miền free hay không. Thêm một lời khuyên hữu ích dành cho bạn là chỉ nên sử dụng tên miền free trong các trường hợp như viết code, kiểm thử website, xây dựng blog cá nhân, không quan trọng về lượng truy cập và kết quả Google. Nếu bạn muốn đưa thương hiệu doanh nghiệp bạn vươn xa hơn nữa, hãy đăng ký tên miền sáng tạo, chất lượng phù hợp với thương hiệu ngay hôm nay tại MONA Host để cho website của bạn sở hữu tên miền độc đáo giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và uy tín nhé!

Đối tượng nên sử dụng tên miền miễn phí

Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng sẽ có những đối tượng lựa chọn dùng tên miền miễn phí  như:
  • Các blogger và nhà văn muốn tạo trang web cá nhân trải nghiệm mà không muốn nhiều người biết đến.
  • Các chuyên gia IT và lập trình viên muốn thử nghiệm trang web.
  • Các lập trình viên mới vào nghề thử tập tành lập trình web trước khi tạo nên một website hoàn chỉnh.
  • Người dùng không có đủ nguồn lực để đầu tư vào tên miền trả phí.
  • Sử dụng tên miền free cho các dự án ngắn hạn, sự kiện để tiết kiệm chi phí và không làm ảnh hưởng đến chất lượng trang web.
  • Sinh viên cần website để học và làm đồ án
  • Bạn là sinh viên hay người đi làm muốn dùng tên miền miễn phí để làm porfolio tạo ấn tượng với doanh nghiệp.

Hướng dẫn cách đăng ký tên miền miễn phí

Với những chia sẻ trê, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ về tên miền miễn phí.  Và đây là các bước đăng ký tên miền website miễn phí, bạn theo dõi và đăng ký thử nhé.

Lấy tên miền quốc gia miễn phí

Bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm các tên miền miễn phí, tuy nhiên nó lại không được đẹp so với tên miền trả phí mà ngược lại nó lại trở nên xa lạ. Khi này bạn vẫn có thể tìm kiếm tên miền quốc gia cao cấp như ccTLD hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn thì bạn cần cân nhắc thật kỹ lưỡng, bởi nó vừa xa lạ lại không phổ biến và thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp và khiến cho trang web của bạn gặp nhiều khó khăn trên bảng xếp hạng. Dù như thế nào đi chăng nữa thì đây vẫn là tên miền free, bạn vẫn được sở hữu mà không mất cứ khoản chi phí nào cả. >>> Tên miền quốc tế là gì?

Sử dụng tên miền phụ miễn phí

Khi bạn thiết kế Website trên WordPress.com thì bạn sẽ được cấp tên miền miễn phí. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn không nên sử dụng loại tên miền kiểu này nhé, bởi:
  • Bạn không được sở hữu cho riêng mình
  • Mất đi sự chuyên nghiệp và không gây được ấn tượng cho khách hàng
  • Bị hạn chế khi sử dụng Platform được cung cấp cho tên miền phụ

Trả phí cho việc mua tên miền bằng quảng cáo

Một số nhà cung cấp đăng ký tên miền, hosting sẽ cung cấp cho bạn tên miền miễn phí, nhưng bạn phải cho họ đặt quảng cáo trên trang Website của bạn nhé. Với hình thức này thì bạn cũng cần cân nhắc thật kỹ càng nhé. Nếu số lượng quảng cáo trên Website của bạn nhiều quá sẽ khiến cho Google trừ điểm và bị đưa vào danh sách đen. Nếu trang Web của bạn có trăm nghìn lượt xem nhưng bạn lại chả nhận được lợi ích gì. Chính vì thế, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định nhé.

Sử dụng tên miền khi sử dụng dịch vụ Hosting

Nếu bạn sử dụng dịch vụ Hosting của họ thì bạn sẽ được cung cấp tên miền không tốn phí. Thực tế thì nó không hẳn là miễn phí, nhưng dù sao thì khi sử dụng bạn cũng có thể tận dụng hết ưu điểm mà chúng mang lại. >>> Hướng dẫn thay đổi tên miền website không mất rank và traffic an toàn nhất

Top 10 nhà cung cấp dịch vụ tên miền miễn phí hiện nay

Cùng điểm qua danh sách 10 nhà cung cấp dịch vụ tên miền miễn phí tốt nhất chất lượng ngay sau đây:

DOT.TK

Mở đầu danh sách một trong những dịch vụ cung cấp tên miền miễn phí tốt nhất chính là Dot.TK. Nhà cung cấp Dot.TK hiện đang hợp tác giữa Teletok và BV Dot TK, là một tên miền cao cấp thuộc sở hữu của Tokelau – New Zealand. dịch vụ cung cấp tên miền miễn phí Dot.TK Dot.TK gây ấn tượng nhờ:
  • Giao diện chính được thiết kế đơn giản và dễ sử dụng, mang lại trải nghiệm thao tác nhanh chóng.
  • Tên miền .tk ngắn gọn.
  • Việc đăng ký tên miền website và chỉnh sửa CNAME, AAA records cũng trở nên nhanh chóng thông qua trang quản trị tên miền của Dot.TK

Cuccfree.com

Cuccfree.com được biết đến là một nền tảng độc đáo với dịch vụ tên miền không tốn phí. Cuccfree.com cho phép người dùng tạo ra nhiều tên miền khác nhau trong thời gian nhanh chóng. Bạn có thể vào Cuccfree.com nhận domain miễn phí cho sinh viên dễ dàng. Điểm nội bật tại Cuccfree.com:
  • Cung cấp đầy đủ tiện ích và linh hoạt để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
  • Người dùng còn có thể tùy chỉnh trang tên miền một cách dễ dàng với các loại bản ghi DNS như CNAME, A, AAA.

Freenom

FREENOM là đơn vị mà bạn có thể đăng ký tên miền tiếng việt miễn phí xứng đáng có mặt trong danh sách nhờ cung cấp tên miền free và dịch vụ hosting không hạn chế tài nguyên, giúp bạn thoải mái đưa bất kỳ dữ liệu nào vào website mà không phải lo lắng về dung lượng quá tải. FREENOM Một số tính năng nổi bật của Freenom:
  • Hỗ trợ đa ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt, FREENOM tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt đăng ký và sử dụng tên miền miễn phí.
  • Vận hành tên miền với URL chuyển tiếp, sử dụng dịch vụ DNS Free hoặc tùy chọn DNS riêng của bạn (Nameserver).
  • Các đuôi tên miền phổ biến như .ml, .ga, .cf, .tk, .gq đều được FREENOM cung cấp miễn phí.

Biz.nf

BIZ.NF là nhà đăng ký tên miền “không tốn một xu” cực chất lượng mang đến cho bạn cơ hội tạo tên miền với đuôi co.nf đi kèm gói free hosting và trình quản lý hosting chuyên nghiệp. Theo đánh giá từ nhiều khách hàng, mặc dù BIZ.NF sở hữu những tính năng của tên miền miễn phí nhưng không kém phần chất lượng so với một số hosting trả phí. BIZ.NF là nhà đăng ký tên miền “không tốn một xu Đặc điểm nổi bật của BIZ.NF chính là:
  • Cung cấp lên đến 5GB lưu lượng truy cập hàng tháng.
  • Hỗ trợ cài đặt tự động cho Joomla và WordPress cùng giao diện quản trị cPanel đầy đủ tính năng.
Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của BIZ.NF là không thể tải lên file lớn hơn 15GB và khả năng chuyển domain sang server khác chưa tốt.

Cu.cc

Cu.cc là cái tên tiếp theo bạn có thể cân nhắc khi tìm kiếm nhà cung cấp dịch vụ tên miền miễn phí. Cu.cc đã góp phần quan trọng giúp cho quá trình đăng ký tên miền trở nên tiện lợi hơn bao giờ hết. Một số ưu điểm của tên miền miễn phí Cu.cc:
  • Khả năng đăng ký tới 100 tên miền không trả phí, CU.CC mang lại sự linh hoạt cho người dùng trong việc xây dựng và quản lý nhiều dự án trực tuyến.
  • Dịch vụ DNS đi kèm miễn phí tại CU.CC giúp đảm bảo hiệu suất và ổn định cho các trang web của bạn.

Cz.cc

CZ.CC đem đến cho người dùng khả năng đăng ký và quản lý nhiều tên miền một cách đơn giản với chi phí 0VND. CZ.CC sở hữu giao diện thân thiện nhưng mạnh mẽ, giúp người dùng dễ dàng sử dụng mà không tốn quá nhiều thời gian tìm hiểu. Tên miền free cz.cc Điểm mạnh của CZ.CC chính là:
  • Cung cấp nhiều đuôi tên miền miễn phí khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng lựa chọn và tối ưu hóa tên miền theo sở thích.
  • Một số đuôi tên miền phổ biến do CZ.CC hỗ trợ như mac2.org, oapg.org, b3g.biz, wsse.us, uni.me,…

Co.nr

CO.NR hiện đang là một đối tác đáng tin cậy trong lĩnh vực cung cấp tên miền miễn phí, chinh phục lòng tin của cộng đồng người dùng nhờ mang đến vô số ưu điểm khác biệt. Điểm cạnh tranh lớn nhất của CO.NR là:
  • Khả năng tùy chỉnh DNS, mở ra hàng loạt tính năng như chuyển hướng URL, hỗ trợ Meta tag, URL cloaking, Favicon và Google Webmaster Tool.
  • CO.NR còn loại bỏ hoàn toàn banner và pop-up, mang lại trải nghiệm mượt mà và không bị quấy rối cho người dùng.
  • Giao diện website của CO.NR được thiết kế không quá cầu kỳ nhưng vẫn đảm bảo tính chuyên nghiệp, giúp người dùng thao tác nhanh gọn.

Uni.me

UNI.ME là cái tên không còn quá xa lạ với những người muốn xây dựng website không tốn phí. Được biết đến với khả năng tạo tên miền miễn phí không giới hạn. Tên miền miễn phí không giới hạn Uni.me UNI.ME còn được đánh giá cao nhờ vào:
  • Dịch vụ DNS với tốc độ siêu nhanh, mang đến cho website sự bền vững đáng kinh ngạc.
  • Nhiều sự lựa chọn về tên miền, UNI.ME giúp người dùng dễ dàng chọn lựa và tùy chỉnh theo ý muốn của họ.

Smartdots

Tiếp tục gọi tên Smartdots, một nhà cung cấp tên miền miễn phí với định dạng tenwebsite.xx.xx đặc trưng. Mặc dù giao diện của Smartdots không có sức cuốn hút đặc sắc, nhưng tính năng lại khá đầy đủ và đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dùng. Smartdots được biết nhiều với lợi thế như:
  • Cung cấp các dịch vụ DNS hoạt động mạnh mẽ.
  • Smartdots đặc biệt phù hợp với thị trường Việt Nam, nơi mà nhiều doanh nghiệp đánh giá cao nhà cung cấp này cho trang web của mình.

Me.pn

Kết thúc danh sách là ME.PN – nhà cung cấp tên miền miễn phí đáng thử, thu hút sự tin tưởng từ nhiều người sử dụng với những ưu điểm nổi bật như:
  • Điểm độc đáo được phát hiện ở ME.PN là khả năng sử dụng hosting không hạn chế tài nguyên, giúp người dùng có thể thoải mái đưa dữ liệu lên website mà không lo lắng về các vấn đề liên quan đến dung lượng hosting.
  • Nếu bạn muốn xây dựng trang Web chuyên nghiệp, bài bản thì không thể sử dụng tên miền free được, khi này bạn cần sử dụng tên miền trả phí nhé, nếu muốn sử dụng Website lâu dài.
Như vậy, ở trong bài viết này thì chúng tôi cũng đã chia sẻ tới cho bạn cách lấy tên miền miễn phí. Mong rằng với những gì mà MONA Host mang tới cho bạn trong bài viết này sẽ là những thông tin hữu ích mà bạn đang tìm kiếm.  

Võ Nguyên Thoại

14 Tháng Mười Hai, 2022
Top 10 tiêu chi đánh giá Hosting chất lượng cao
Mọi người đều biết rằng các trang Web là thứ không thể thiếu cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào trong một thế giới ngày càng phát triển bởi công nghệ. Để có được một Website thành công thì không thể thiếu được Hosting. Hosting chất lượng cao là yếu tố cần cho bất kỳ sự phát triển Website nào. Để có thể chọn được một nhà cung cấp Hosting chất lượng cao, hãy tham khảo các tiêu chí sau đây nhé!

Hosting chất lượng cao là gì?

Hosting chất lượng cao là gì Lưu trữ hay Hosting là một loại dịch vụ trực tuyến cho phép bạn xuất bản một trang Web hoặc ứng dụng Web lên Internet. Khi bạn đăng ký dịch vụ lưu trữ, bạn đang thuê một không gian trên máy chủ chứa tất cả các tệp và dữ liệu cần thiết để chạy trang Web của bạn. Với Hosting chất lượng cao là Hosting có băng thông, thời gian Uptime, dung lượng,.. ở mức cao và tốt nhất. Trong đó dịch vụ Hosting chất lượng cao còn có hỗ trợ Backup, kèm theo các dịch vụ Email và đảm bảo khả năng bảo mật rất tốt.

Vì sao Hosting lại quan trọng?

Lưu trữ Web có thể là một trợ thủ đắc lực cho các doanh nghiệp trong việc điều hành trang Web của họ một cách an toàn và hiệu quả. Nó cho phép bạn thực hiện các công việc quản lý và tính toán một cách chính xác. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm tiền bạc, thời gian và công sức bằng cách sử dụng dịch vụ lưu trữ Web. Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ có trách nhiệm xử lý và giải quyết vấn đề cho khách hàng nếu có sự cố xảy ra. Hosting hoạt động như một sự giám sát an toàn cho người đăng ký lưu trữ Web, giúp bảo vệ thông tin và dữ liệu cần thiết của họ khỏi sự xâm nhập trái phép của các tác nhân đánh cắp thông tin. Những thông tin đó thường là: Thông tin cá nhân, thông tin tài chính, dữ liệu việc làm, chiến lược kinh doanh,... Hơn nữa, với dịch vụ lưu trữ Web, người dùng có thể tạo các trang Web cá nhân để truyền tải thông tin kinh doanh, tin tức, kiến thức,... nhằm phát triển và xây dựng thương hiệu riêng. Hơn nữa, Hosting chất lượng cao hỗ trợ rất nhiều cho các công ty trong nỗ lực phát triển SEO của họ. Hosting và tên miền làm cho trang Web của bạn dễ tìm hơn và tiện dụng hơn để quản lý danh sách trang Web dự án. Do đó, dễ dàng khẳng định được thương hiệu công ty.

Top 10 tiêu chí đánh giá Hosting chất lượng cao

Top 10 tiêu chí đánh giá Hosting chất lượng cao

Thời gian Uptime

Trải nghiệm người dùng luôn là ưu tiên hàng đầu khi xây dựng Website. Nếu người dùng nhấp vào trang Web không hiện hữu đều này chắc chắn gây giảm trải nghiệm của họ. Vấn đề này không chỉ gây khó chịu cho người dùng mà còn cả chính Google. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm cho địa chỉ đó. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng dịch vụ lưu trữ trang Web bạn đang thuê cung cấp chất lượng sẵn có tốt nhất. Yếu tố này, còn được gọi là thời gian hoạt động, có thể được đo bằng giá trị cụ thể. Càng gần 100%, tính khả dụng của dịch vụ càng đảm bảo. Khi chọn nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ trang Web của bạn, hãy theo dõi điều này và ưu tiên các tùy chọn cung cấp thời gian hoạt động trên 99%.

Tốc độ và sự ổn định

Nếu bạn đã biết một chút về SEO, bạn sẽ biết rằng Google sẽ luôn ưu tiên các trang tải nhanh hơn, luôn hướng đến việc mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Vì vậy, hãy kiểm tra xem dịch vụ lưu trữ trang Web bạn đang thuê có cung cấp tốc độ tải và độ ổn định tốt nhất hay không. Trên thực tế, người dùng sẽ cảm thấy khó chịu nếu có sự chậm trễ trong việc tải trang. Điều này sẽ có thể dẫn đến hậu quả họ sẽ không quay trở lại vào lần sau.

Chất lượng Server

Chất lượng Server Máy chủ (Server) trong lưu trữ phải có cấu hình mạnh mẽ để đảm bảo xử lý liền mạch các yêu cầu và yêu cầu đồng thời từ một số lượng lớn người dùng.

Các thông số lưu trữ

Trong lưu trữ sẽ có kha khá các thông số khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là người chuyên về Hosting cao cấp thì bạn nên lưu ý ít nhất 2 thông số: Băng thông và dung lượng để chọn Hosting chất lượng cao cho mình. Quá trình chia sẻ thông tin, thực hiện giao dịch và tải xuống dữ liệu của người dùng trên trang Web được thực hiện bằng băng thông. Do đó, nhà cung cấp phải đảm bảo rằng băng thông của lưu trữ chất lượng cao để tránh hết hoặc tràn băng thông, điều này sẽ tác động tiêu cực đến trải nghiệm người dùng. Ngoài ra, lưu trữ chất lượng cao phải có dung lượng cao để giữ cho tài liệu, hình ảnh, dữ liệu,... của trang Web một cách đầy đủ, nguyên vẹn và an toàn.

Khả năng bảo mật

Lưu trữ trang Web và nội dung của bạn không phải là một nhiệm vụ đơn giản. Do đó, bạn phải đảm bảo rằng nhà cung cấp có thể bảo vệ hoàn toàn thông tin của trang Web khỏi tin tặc. Hosting chất lượng cao phải có hệ thống dự phòng thông tin và sao lưu liên tục. Bằng cách đó, ngay cả với bất kỳ vấn đề gì xảy ra, trang Web của bạn sẽ luôn trực tuyến và hoạt động đầy đủ.

Bảng điều khiển và giao diện

Bảng điều khiển và giao diện người dùng của máy chủ Web phải thân thiện với người dùng. Ngay cả những người không chuyên về kỹ thuật cũng có thể dễ dàng cập nhật và sửa đổi trang Web mà không gặp nhiều phức tạp.

Đảm bảo ưu lượng truy cập mỗi tháng

Đảm bảo ưu lượng truy cập mỗi tháng Một số dịch vụ lưu trữ trang Web có giới hạn lưu lượng truy cập hàng tháng. Trong thực tế, điều này có nghĩa là sau một số lượng truy cập cụ thể, máy chủ sẽ tính thêm phí cho “khách truy cập thêm” hoặc sẽ ngừng hiển thị trang Web của bạn trên internet. Do đó, hãy luôn chú ý đến thông tin do các công ty cung cấp và đảm bảo sử dụng những thông tin có lưu lượng dữ liệu không giới hạn để không gặp rủi ro sập trang Web.

Tính năng và giới hạn

Điều quan trọng là bạn phải xác định những gì bạn mong đợi từ trang Web. Một trang Web Blog đơn giản sẽ yêu cầu ít tính năng hơn so với trang Web thương mại điện tử. Các trang Web có thể cần nhiều RAM mới đủ sức mạnh xử lý và để hoạt động hiệu quả. Hầu hết các máy chủ Web giá rẻ sẽ không thể cung cấp cho bạn các tính năng này. Chọn một nhà cung cấp có thể đáp ứng và phát triển mong đợi của bạn sẽ giúp thương hiệu doanh nghiệp bay xa hơn.

Hỗ trợ kỹ thuật

Chính sách hỗ trợ kỹ thuật là một tính năng rất quan trọng, đảm bảo rằng nhà cung cấp mà bạn chọn có điều này. Họ nên cung cấp hỗ trợ 24/7 chứ không phải hỗ trợ bằng AI. Chuyên viên chăm sóc khách hàng  sẽ có thể cung cấp các loại hỗ trợ khác nhau, như hỗ trợ qua Email, hỗ trợ qua điện thoại, hỗ trợ trò chuyện trực tiếp,... Bạn nên chọn nhà cung cấp có bộ phận hỗ trợ nội bộ chứ không phải bộ phận thuê ngoài.

Giá cả

Mặc dù bạn có thể tìm kiếm một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ giá cả phải chăng, nhưng bạn cũng cần kiểm tra độ tin cậy của nhà cung cấp. Do đó, bạn cần xác định những dịch vụ và tính năng nào đang được cung cấp với một mức giá cụ thể. Trong khi so sánh giá của các dịch vụ lưu trữ Web, hãy chọn một mức giá cung cấp các dịch vụ tốt nhất. Những thứ như bộ phận hỗ trợ, chất lượng của phần cứng được sử dụng, tất cả các yếu tố này cần được xem xét khi đánh giá giá cả. So sánh tất cả các tính năng được cung cấp bởi các máy chủ Web khác nhau cùng với phí của họ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng của bạn. Có một số dịch vụ lưu trữ trang Web khác nhau và bạn phải hiểu sâu sắc nhu cầu của mình để lên kế hoạch phù hợp nhất. Mona Host tin rằng những tiêu chí đánh giá Hosting chất lượng cao trong bài viết sẽ giúp bạn chọn được nhà cung cấp chất lượng cao.

Võ Nguyên Thoại

Tên miền quốc tế là gì
13 Tháng Mười Hai, 2022
Tên Miền Quốc Tế Là Gì? Cách Đăng Ký Và Khai Báo Global Domain
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp có mục tiêu hướng tới phát triển và mở rộng thị trường kinh doanh ra quốc tế nhằm phát triển thương hiệu Việt đến với nhiều người trên toàn cầu hơn. Một trong những yếu tố quan trọng cần thiết thực hiện đó chính là cần phát triển website với tên miền quốc tế phù hợp với doanh nghiệp. Vậy tên miền quốc tế là gì? Làm thế nào đăng ký mua một tên miền quốc tế ?. Cùng Mona Host tìm hiểu chi tiết hơn các thông tin liên quan tới tên miền quốc tế trong bài viết dưới đây.

Tên miền quốc tế là gì?

Tên miền quốc tế ( hay còn gọi là international domain name) được cấp phát và quản lý bởi tổ chức quản lý tên miền ICANN (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers) là tập đoàn Internet và cấp số tên miền. Hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới đều có thể sử dụng các tên miền quốc tế. Domain quốc tế là gì Tên miền quốc tế có thể thuộc quyền sở hữu của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, miễn sao tên miền đó đã được đăng ký và cấp phép sử dụng bởi ICANN. Bên cạnh đó, họ có thể sử dụng tên miền cho tới khi không còn nhu cầu sử dụng, ngừng trả phí duy trì dịch vụ và không tiếp tục gia hạn sử dụng tên miền.

 Lợi ích khi sử dụng Global Domain

Sử dụng Global Domain (tên miền quốc tế) mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và cá nhân, giúp bạn mang thương hiệu vươn tầm thế giớimở rộng quy mô kinh doanh, và nhiều lợi ích nổi bật như: Lợi ích domain quốc tế

Tiếp cận được nhiều đối tượng lớn phạm vi toàn cầu

Khác với tên miền quốc gia thì tên miền quốc tế có lợi thế hơn là có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng từ khắp nơi trên thế giới, không giới hạn quốc gia. Chính vì lợi thế đó sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh so với các đối thủ chỉ sử dụng tên miền tiếng Việt. Và nâng cao vị thế thương hiệutạo dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp và uy tín hơn.

Tiết kiệm ngân sách chiến lược quảng cáo

Một lợi thế tiếp theo khi sở hữu tên miền quốc tế là tiết kiệm chi phí cho hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp. Và với tên miền quốc tế giúp tối ưu hóa SEO cho website, thu hút lượng truy cập cao hơn từ các quốc gia khác nhau. Tăng khả năng hiển thị website trong kết quả tìm kiếm bằng ngôn ngữ của các quốc gia mục tiêu. Giúp website tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi. Và giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều ngân sách cho hoạt động quảng cáo từ chiến lược tối ưu hoá công cụ tìm kiếm.

Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp tin cậy chuyên nghiệp trên internet

Tên miền quốc tế giúp website hiển thị cao hơn trong kết quả tìm kiếm quốc tế như Google, Bing, Yahoo,... Từ đó, tạo ấn tượng chuyên nghiệp và tăng độ uy tín cho thương hiệu hơn với khách hàng tiềm năng trên toàn cầu. Và điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp gia tăng khả năng chuyển đổi và tỷ lệ giữ chân khách hàng.

Một số đuôi tên miền quốc tế phổ biến hiện nay

Như vậy, nội dung trên đã giải đáp cho các bạn hiểu thêm về tên miền quốc tế là gì rồi. Sau đây, chúng tôi sẽ tổng hợp lại một số Domain quốc tế đang được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Bạn có thể tham khảo thêm để lựa chọn được tên miền phù hợp trước khi đưa ra quyết định mua và sử dụng chúng. Cụ thể như sau: đuôi tên miền quốc tế
  • Tên miền đuôi .com: Đây là phần mở rộng tên miền được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Nó thường được các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thương mại sử dụng.
  • Tên miền đuôi .biz: Được sử dụng phổ biến cho các cá nhân/ tổ chức hoạt động kinh doanh với mô hình Website nhỏ.
  • Tên miền đuôi .edu: Đuôi tên miền này thường được dùng phổ biến đối với các website hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, giáo dục.
  • Tên miền đuôi .org: Dạng Domain quốc tế này được ưu tiên sử dụng cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực văn hóa xã hội, chính trị.
  • Tên miền đuôi .net: Đuôi tên miền này thường được cá nhân hay tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thiết lập và cung cấp dịch vụ trên internet sử dụng.
  • Tên miền đuôi .info: Được sử dụng phổ biến cho những tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thông tin hoặc sản xuất phân phối.
  • Tên miền .name: Dạng tên miền quốc tế này được sử dụng cho các cá nhân tham gia những hoạt động trên không gian mạng internet.

Các giai đoạn vòng đời của tên miền quốc tế

Một tên miền quốc tế sẽ có vòng đời trải qua 7 giai đoạn đó là: Giai đoạn Available – Registered – Expired – Grace Period – Redemption – Pending Delete – Released (Available). Cụ thể từng giai đoạn như sau: vòng đời của tên miền quốc tế

Giai đoạn Available

Ở giai đoạn này, tên miền quốc tế chưa được bất kỳ cá nhân/ tổ chức nào đăng ký. Do vậy, giai đoạn này ai cũng có thể đăng ký với điều kiện tên miền phải hợp lệ. Các tiêu chí tên miền hợp lệ:
  • Tên miền bắt buộc phải bao gồm các ký tự thuộc bảng chữ cái từ A-Z, các số từ 0-9 và dấu trừ (-).
  • Tên miền có chiều dài tối đa không quá 253 ký tự đã bao gồm cả phần mở rộng như .com, .net, .org…
  • Các ký tự hay khoảng trắng xuất hiện trong tên miền đều được coi là không hợp lệ.
  • Ưu tiên sử dụng các dạng Domain ngắn gọn, dễ nhớ và không gây ra sự nhầm lẫn.
  • Nên sử dụng tên miền có liên quan tới lĩnh vực mà bạn đang hoạt động.
  • Tên miền sẽ không được phép bắt đầu hay kết thúc bằng dấu trừ (-).

Giai đoạn Registered

Ngay sau khi bạn mua tên miền thành công thì tên miền sẽ được đăng ký và được hoạt động bởi các cá nhân, tổ chức… Thông thường trong giai đoạn này, bạn có thể gia hạn tối thiểu 1 năm và tối đa là 10 năm.

Giai đoạn Expired

Giai đoạn này thì tên miền đã hết hạn mà không được chủ sở hữu gia hạn. Như vậy, tên miền sẽ không thể hoạt động được nữa, đồng nghĩa với việc người dùng không thể truy cập vào trang web có liên kết với tên miền.

Giai đoạn Grace Period

Nếu tên miền hết hạn thì sẽ rơi vào giai đoạn “chờ đợi”. Ở giai đoạn này, tên miền không hoạt động và không ai có thể đăng ký được. Theo quy định của ICANN, tùy vào tên miền mà thời gian chờ đợi gia hạn sẽ từ 30 - 45 ngày. Tuy nhiên, một số tên miền sẽ có trạng thái gia hạn đặc biệt như sau:
  • Tên miền .EU: Không có thời gian chờ gia hạn và nó sẽ hết hạn vào ngày cuối cùng thứ 2 của tháng mà tên miền sẽ hết hạn.
  • Tên miền .WS, .NAME: Thời gian chờ gia hạn không có.
  • Tên miền .TEL: Cần chờ gia hạn 30 ngày.
  • Tên miền .UK: Thời gian chờ gia hạn lên tới 90 ngày sau khi hết hạn.
  • Tên miền .TV: Thời gian chờ gia hạn là 30 ngày.
  • Tên miền .CO: Sẽ có 15 ngày để chờ gia hạn.

Giai đoạn Redemption

Giai đoạn này là tên miền hoàn toàn ngưng hoạt động và toàn bộ thông tin quản trị của tên miền đã bị xoá, các truy cập dựa vào tên miền (web, mail,…) đều bị chấm dứt. Tuy tên miền vẫn chưa được mở tự do để đăng ký lại nhưng nó sẽ được đặt vào trạng thái “chờ chuộc” này, tầm khoảng 25-30 ngày. Để chuộc lại tên miền, bạn sẽ phải trả một khoản phí được tính như sau: Chi phí phải trả = phí chuộc + phí gia hạn tên miền tối thiểu 1 năm Trong đó:
  • Phí chuộc : Là chi phí phải trả để chuộc lại tên miền đã rơi vào trạng thái Redemption.
  • Tuỳ vào quy định của của mỗi Registrar mà phí chuộc có thể là: 75$, 100$, 120$, 140$, 175$, 200$,…
  • Khi đã chuộc được tên miền thì bạn cần gia hạn để tên miền quay lại giai đoạn Registered. Do vậy, bạn cần phải thanh toán thêm chi phí gia hạn tên miền,

Giai đoạn Pending Delete

Đây là giai đoạn chờ xóa tên miền. Nếu bạn bỏ qua giai đoạn Redemption thì tên miền sẽ rơi vào trạng thái này. Lúc này thì cả bạn hay nhà đăng ký đều sẽ không thể can thiệp gia hạn được nữa. Giai đoạn này sẽ diễn ra trong vòng 5 ngày và tên miền sẽ bị xóa hoàn toàn. Đồng thời, chúng ta phải quay trở lại giai đoạn Available.

Giai đoạn Released (Available)

Tên miền quốc tế sẽ quay lại giai đoạn đầu tiên Available và bắt đầu một vòng đời mới.

Hướng dẫn cách tra cứu và đăng ký tên miền quốc tế

Để thực hiện tra cứu và đăng ký tên miền quốc tế nhanh chóng, bạn có thể tham khảo quá trình thực hiện dưới đây:

Cách tra cứu tên miền quốc tế

Để tra cứu thông tin tên miền quốc tế ban thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Truy cập vào website Nhà đăng ký tên miền ( domain ) quốc tế tại Việt Nam để tra cứu trực tuyến. Bạn có thể thực hiện tra cứu tên miền quốc tế tại WHOIS MONA Host whois mona host Bước 2: Nhập vào ô tìm kiếm tên miền mà bạn định tìm và sau đó chọn biểu tượng kính lúp để tra cứu tên miền. Bước 3: Kéo chuột xuống dưới để tra cứu các thông tin về tên miền của bạn có trong cơ sở dữ liệu của Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam.

Các bước để đăng ký tên miền quốc tế nhanh chóng

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ thongbaotenmien.vn => Chọn mục Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam. Lựa chọn Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam phù hợp với nhu cầu của bạn. Bước 2: Tới website của Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam bạn đã chọn và đăng ký online. Bước 3: Kiểm tra giỏ hàng và các thông tin đăng ký về thời gian, chi phí… một cách cụ thể, chi tiết. Bước 4: Tiến hành đăng nhập tài khoản trên website mua tên miền để tiếp tục quá trình mua tên miền của mình. Hoặc nếu chưa có tài khoản thì bạn có thể cập nhập các thông tin đăng ký mới hoặc tích hợp với tài khoản Facebook, Google cá nhân. Bước 5: Lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp để hoàn tất quá trình chọn mua tên miền nhanh chóng và đưa vào sử dụng.

Các bước khai báo tên miền quốc tế sau khi đăng ký mua

Việc khai báo tên miền quốc tế sau khi đăng ký là bắt buộc theo quy định của pháp luật. Việc khai báo giúp cơ quan quản lý nhà nước nắm được thông tin về chủ sở hữu tên miền và nội dung website, từ đó có thể kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên mạng. Dưới đây là các bước khai báo tên miền quốc tế sau khi đăng ký: Bước 1: Truy cập trang web thông báo sử dụng tên miền quốc tế Truy cập trang web thongbaotenmien.vn và đăng nhập bằng tài khoản đã được tạo trước đó. khai báo tên miền quốc tế Bước 2: Nhập thông tin tên miền của bạn đã đăng ký Nhập tên miền quốc tế bạn muốn khai báo vào ô "Tên miền". Hệ thống sẽ tự động kiểm tra xem tên miền đã được đăng ký hay chưa. Nếu tên miền đã được đăng ký, bạn có thể tiến hành khai báo. Nhập thông tin tên miền Bước 3: Nhập thông tin chủ sở hữu tên miền Nhập đầy đủ thông tin về chủ sở hữu tên miền vào form thông tin và nhấn thông báo sử dụng. Trường hợp người dùng là một cá nhân sẽ chọn sử dụng tên miền quốc tế cho chủ thế là cá nhân và ngược lại, nếu người dùng là tổ chức thì chọn thông báo cho chủ thể sẽ là tổ chức. Nhập thông tin tên miền Hoàn tất các bước khai báo trên bạn chọn mục Thực hiện để kết thúc khai báo. Hệ thống sẽ gửi thông báo xác nhận khai báo thành công đến email của bạn. Bạn cần lưu lại thông báo này để làm bằng chứng khi cần thiết. Như vậy, bài viết trên chúng tôi đã giải đáp cho bạn đọc về tên miền quốc tế là gì? Cũng như các thông tin có liên quan tới tên miền quốc tế. Nếu các bạn còn có các vấn đề khác cần thắc mắc hoặc hỗ trợ, hãy liên hệ với MONA Host để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp nhé!  

Võ Nguyên Thoại

phương pháp bảo vệ tiên miền hiệu quả
12 Tháng Mười Hai, 2022
 Những phương pháp bảo vệ tên miền của bạn đơn giản và hiệu quả nhất
Bảo vệ tên miền là việc làm vô cùng cần thiết, nhất là khi bạn mua tên miền và lập trang Website cho công ty hoặc cá nhân. Nắm rõ những phương pháp bảo mật domain hiệu quả sẽ giúp bạn tránh khỏi các ý định tấn công, trộm tên miền cúa các Hacker. Nội dung bài viết dưới đây, MONA Host sẽ giúp bạn nắm được chi tiết cách bảo vệ tên miền hiệu quả và an toàn tuyệt đối!

Tại sao cần phải bảo vệ tên miền của bạn?

Lý do cần bảo vệ tên miền của bạn Trước khi tiến hành việc bảo vệ domain thì điều đầu tiên là bạn cần nắm đó là tầm quan trọng của tên miền, và hiểu rõ được lý do vì sao bạn cần bảo vệ tền miền của mình. Dưới đây là một số lý do mà bạn cần phải thực hiện Domain Locking.

Trong hoạt động kinh doanh

Với nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay thì việc bạn đang sở hữu cho mình trang Web là điều không còn quá xa lạ. Và nếu như bạn bỏ công sức ra xây dựng Website riêng cho cá nhân/doanh nghiệp mình thì điều này cũng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho mình. Bạn cũng có thể thấy:
  • Trước kia, cửa hàng truyền thống được xem như là bộ mặt nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Và hiện nay Website được xem là cửa hàng trực tuyến - đây là bộ mặt quảng bá thương hiệu doanh nghiệp trên nền tảng Internet.
Trong đó phải kể đến tên miền - là thành phần quan trọng trong việc xây dựng Website. Và ngày nay, domain được xem là tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Nó mang lại giá trị cao, lên tới hàng triệu đô nếu như trang web của bạn uy tín và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Nếu như bạn không biết cách bảo vệ tên miền, để cho nhiều người dễ dàng chiếm đoạt domain thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị mất quyền kiểm soát trang Website. Điều này sẽ khiến cho công việc kinh doanh của bạn bị đình trệ, lợi nhuận mang lại ít nếu bạn chỉ hoạt động trên nền tảng trực tuyến.

Trong cá nhân, doanh nghiệp

Trường hợp nếu như bạn không ý thức được tầm quan trọng của việc bảo mật tên miền thì đôi khi bạn sẽ phải đối diện với việc bị đánh mất các thông tin, dữ liệu quan trọng. Khi bạn mua domain cho website của mình thì bắt buộc bạn phải cung cấp các thông tin liên hệ cho nhà cung cấp. Những thông tin đó sẽ bao gồm họ tên, số điện thoại, địa chỉ,... Và khi này, các dữ liệu của bạn sẽ dễ bị đánh cắp và cung cấp cho bên thứ 3. Điều này cũng sẽ làm bạn cảm thấy bị phiền khi bị spam tin nhắn, điện thoại và email rác.

Nguyên nhân nào dẫn đến việc mất tên miền?

nguyên nhân tên miền bị mất Dù cho tên miền bị chiếm đoạt trong thời gian ngắn hay vĩnh viễn thì đều là vấn đề nghiêm trọng gây ảnh hưởng cho cá nhân, công ty hay tổ chức, bởi hậu quả mà nó mang lại là vô cùng lớn. Và để có thể phòng tránh những rủi ro đó thì bạn cần nắm rõ nguyên nhân dẫn đến việc mất tên miền. Và thực tế cho thấy sẽ có 3 nguyên nhân chính dẫn tới tên miền của bạn bị mất, bao gồm:
  • Bị Hacker xâm nhập và đánh cắp thông tin
  • Tên miền đã tới thời điểm gia hạn, nhưng bạn không để ý dẫn đến bị mất quyền sở hữu tên miền.
  • Khi đăng ký tên miền, thông tin bạn cung cấp không chín xác, dẫn tới lỗi tạm thời.

Những phương pháp bảo vệ tên miền của bạn hiệu quả nhất

Đến đây, chắc hẳn bạn cũng đã nắm được tầm quan trọng của tên miền và các nguyên nhân dẫn tới việc tên miền bị mất rồi, đúng không? Và để bảo mật tên miền một cách hiệu quả nhất thì bạn phải biết cách bảo vệ domain. Vậy những cách bảo mật domain hiệu quả đó là gì? Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn có có câu trả lời chi tiết.

Đăng ký bảo hộ tên miền

Ở mỗi quốc gia đều có đuôi tên miền khác nhau, nhìn chung thì họ đều cung cấp dịch vụ bảo hộ cho domain khi khách hàng có nhu cầu. Để bảo đảm sự an toàn cho tên miền của bạn thì ngoài việc đăng ký bảo hộ domain thì còn hỗ trợ giao thức hóa quyền sở hữu tên miền dựa vào căn cứ pháp lý. Ngay sau khi tên miền được bảo hộ thì bạn sẽ yên tâm hơn rất nhiều, bởi không chỉ được đảm bảo về tính bảo mật, an toàn mà bạn đã là chủ sở hữu domain đó rồi. Điều này đã được công nhận bởi các nhà cung cấp tên miền, các cơ quan pháp lý nhà nước. Và nếu xảy ra bất cứ sự cố nào đó thì bạn sẽ là đối tượng được bảo vệ đầu tiên.

Bao vây thương hiệu

Có đôi khi bạn nghĩ tên miền của mình vẫn an toàn, nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Có nhiều trường hợp kẻ xấu mua lại tên miền gần giống hoặc giống hoàn toàn chỉ khác đuôi mà thôi. Điều này xảy ra thường xuyên và khiến cho nhiều khách hàng dễ nhầm lẫn và bị lừa, và làm ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp. Chính vì thế việc bao vây thương hiệu, mua lại tên miền gần giống là việc vô cùng cần thiết trong các doanh nghiệp, tổ chức. Việc này sẽ giúp cho bạn ngăn chặn đối thủ giả mạo, bảo vệ khách hàng và cả người tiêu dùng.

Sử dụng mật khẩu

Việc bạn dùng mật khẩu để bảo vệ tên miền là điều vô cùng quan trọng và thật sự cần thiết hiện nay. Nếu bạn biết cách tạo mật khẩu khó nhưng vẫn an toàn thì bạn sẽ hạn chế được sự tấn công domain trái phép. Thực tế cho thấy thì khi bạn mua hay sở hữu một tên miền nào đó thì bạn đều được quyền quản lý, điều chỉnh hay thay đổi mật khẩu bất cứ khi nào bạn muốn. Và để giữ cho tên miền an toàn thì bạn hãy thay đổi mật khẩu tên miền theo định kỳ từng tuần/ tháng.

Thêm khóa tên miền

thêm khóa tên miền Nếu bạn muốn sử dụng tên miền trong khoảng thời gian dài, nhằm mục đích kinh doanh thì bạn hãy lưu ý là nên mua sản phẩm từ những đơn vị uy tín, chất lượng thôi nhé. Khi này, nhà cung cấp domain sẽ mang tới cho bạn khả năng khóa tên miền (domain locking) hay còn được gọi là Top Level Domain. Với phương pháp này thì bạn có thể hiểu rằng, tên miền sẽ cung cấp cho bạn khóa bảo vệ, dù nhìn bề ngoài đơn giản nhưng lại vô cùng chắc chắn và mang lại hiệu quả cao. Việc này sẽ bảo đảm sự an toàn cho tên miền của bạn, và bất cứ ai cũng không được phép thay đổi thông tin, trừ những người quản lý và được quyền sở hữu chúng.

Gia hạn tên miền

Với phương pháp bảo vệ tên miền này thì bạn chỉ cần gia hạn domain đúng định kỳ là được. Nếu bạn chẳng may quên không gia hạn thì có thể là domain của bạn sẽ bị người khác mua lại. Điều này gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, nhất là đối với những người đang kinh doanh Online thông qua trang Website. Những tên miền thuộc thương hiệu lớn, có tên tuổi thì chắc chắn sẽ có nhiều đối thủ muốn có được, điều này cũng gây ra thiệt hại rất lớn cho website bạn. Chính vì thế mà bạn hãy chủ động hơn trong việc gia hạn để giữ tên miền. Thường thì các nhà cung cấp tên miền đều cung cấp cho khách hàng những gói đăng ký lên tới vài năm. Vậy nên, nếu bạn có kế hoạch kinh doanh lâu dài thì bạn cần mua domain ít nhất 1 năm, tránh việc gia hạn quá nhiều lần để cho kẻ xấu không lợi dụng sở hở đánh cắp tên miền. -> Tham khảo bài viết liên quan: Hướng dẫn cách gia hạn tên miền cho website chi tiết 2024

Mua phần mở rộng thay thế

Ngay từ đầu bạn nên mua tên miền có nhiều đuôi khác nhau, gồm .com, .net, .com.vn,... Điều này sẽ giúp bạn tránh việc trùng tên miền chỉ khác đuôi. Đối với những tên miền mang tính thương hiệu thì bạn phải chú trọng nhiều hơn, nếu không muốn bị kẻ xấu đánh cắp thương hiệu. Dù cho bạn đang sở hữu Domain có đuôi chất lượng cao thì không thể bảo đảm rằng tên miền của bạn có thêm phần mở rộng thay thế. Việc này giúp cho bạn ngăn chặn sự nhầm lẫn, bởi các trang Web có tên tương tự như nhau. Còn nếu thương hiệu của bạn là duy nhất, thì việc đăng ký tên miền khiến cho chúng nằm ngoài tầm ngắm. Khi mua phần mở rộng thay thế thì bạn cần phải xem xét các mở rộng có liên quan, nếu bạn đang điều hành:
  • Công ty phục vụ thì nên lấy tên là TLD. Catering.
  • Doanh nghiệp phần mềm thì hãy lấy tên .Software.
Hoặc khi mục tiêu của bạn là nhắm tới người tiêu dùng ở một quốc gia cụ thể nào đó thì bạn hãy xem xét đến việc mua tên miền mã quốc gia nhé.

Một số lưu ý khi bảo vệ tên miền của bạn

Một số lưu ý khi bảo vệ tên miền của bạn Bên cạnh việc nắm rõ các phương pháp bảo vệ tên miền thì bạn cũng cần chú ý đến một số yếu tố dươ đây để đảm bảo tên miền được bảo mật tuyệt đối.
  • Đăng ký tên miền tại nhà cung cấp uy tín, được khách hàng đánh giá cao.
  • Cẩn trọng trong việc cung cấp thông tin
  • Lưu trữ tên miền cẩn thận, tạo mật khẩu tên miền mạnh, kết hợp giữa chữ hoa và chữ thường với các ký tự đặc biệt.
  • Cập nhật thông tin liên hệ, địa chỉ Email mới vào hệ thống, khi có nhu cầu thay đổi thông tin liên hệ.
  • Cung cấp địa chỉ Email sử dụng khi đăng ký tên miền
Như vậy, ở bài viết này thì MONA Host cũng đã chia sẻ tới cho bạn các phương pháp bảo vệ tên miền tránh khỏi những rủi ro Hacker xâm nhập và đánh cắp. Mong rằng với các thông tin mà chúng tôi mang tới cho bạn ở bài viết này sẽ giúp bạn có những kiến thức hữu ích trong việc bảo mật domain.

Võ Nguyên Thoại

Nhận các thông báo mới từ MONA.Host?

Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi