0
Blog

01 Tháng Sáu, 2023

Tấn công Deface là gì? Làm thế nào để nhận biết và khắc phục hiệu quả khi bị tấn công deface?

Những cuộc tấn công trên không gian mạng thực sự là nỗi lo ngại của rất nhiều người dùng. Chắc hẳn khi bị tấn công, chúng ta sẽ thường tập trung bảo vệ cho dữ liệu của website để tránh bị đánh cắp. Tuy nhiên bạn đã từng nghe về tấn công Deface (Deface attack) hay chưa? Thay vì tấn công vào dữ liệu, đây lại là loại kỹ thuật nhắm đến việc thay đổi nội dung hiển thị của trang web. Vậy cụ thể tấn công Deface là gì? Làm thế nào để nhận biết và khắc phục nó hiệu quả? Bài viết dưới đây Mona Host sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kiểu tấn công website này.

Tấn công Deface là gì?

Hiểu đơn giản, tấn công Deface là kiểu tấn công có mục đích, nhằm thay đổi nội dung, giao diện của các trang web khi không có sự cho phép của chủ sở hữu website. Kỹ thuật này thường được các hacker chuyên bẻ khóa hệ thống thực hiện. Cụ thể các hacker sẽ xâm nhập vào web server và đổi website đã được host bằng trang web riêng của chúng.

Để giành được quyền đăng nhập admin và thực hiện code deface website, các tin tặc thường sẽ dùng phương pháp SQL injection. Thông thường trang home chính là trang chịu ảnh hưởng nhiều nhất khi website bị tấn công deface.

Tấn công Deface là gì?
Thực tế vẫn có nhiều người thắc mắc không biết tấn công deface là kiểu tấn công gì? Mục đích của nó có thực sự xấu không? Mona Host xin được phép trả lời với bạn như sau:

Thực chất deface attack xuất phát từ nhiều mục đích khác nhau. Kiểu tấn công này khác hẳn với các mối đe dọa an ninh mạng mà chúng ta thường thấy. Bởi vì những kẻ thực hiện ít khi đúng ra thu được lợi ích từ hành động này mà chỉ nhằm mục đích gây ồn ào nhất có thể. Trong nhiều trường hợp, việc thực hiện kỹ thuật này chỉ muốn làm lộ các lỗ hổng trong vấn đề bảo mật.

Nguyên nhân dẫn đến website bị tấn công deface là gì?

Thực tế có nhiều nguyên nhân khiến cho một trang web bị tấn công Deface. Cụ thể:

  • Các lỗ hổng bảo mật trên website: Trang web sử dụng mã không an toàn, bảo mật không cao rất dễ bị hacker tìm ra lỗ hổng và tận dụng tấn công Deface.
  • Phần mềm quản lý nội dung chưa đủ tốt: Hiện nay nhiều trang web đang sử dụng các phần mềm quản lý nội dung như: WordPress, Joomla, Drupal,… Nếu các phần mềm này không được cập nhật thường xuyên, cấu hình bảo mật kém thì rất dễ bị tấn công.
  • Sai sót của nhân viên/kỹ thuật viên: Nhân viên/kỹ thuật viên nếu có quyền truy cập vào trang web mà không tuân thủ các quy trình bảo mật, dùng mật khẩu yếu thì hacker có thể dễ dàng tấn công vào trang web.

Các trường hợp website bị tấn công deface là gì?

Các trường hợp website bị tấn công deface là gì?

Như đã tìm hiểu trong phần deface là gì? Tấn công Deface khiến cho giao diện của trang web bị thay đổi, bị cài dữ liệu xấu khiến hoạt động cũng như trải nghiệm của người dùng hạn chế. Dưới đây là các trường hợp trang web bị tấn công Deface:

  • Bị lỗi SQL injection: Như đã nói trước đó, các hacker có thể dùng kỹ thuật SQL injection để thay đổi các truy vấn được sử dụng và lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu. Khi đã thực hiện thành công, hacker có thể thay đổi nội dung trên website.
  • Lỗ hổng trong các ứng dụng web khác: Nếu website của bạn có sự kết nối với các ứng dụng web khác: Blog, diễn đàn, thư viện hình ảnh cũng như các ứng dụng có lỗ hổng bảo mật, hacker cũng có thể tận dụng để thực hiện deface attack.
  • Hình thức Brute force: Đây cũng là hình thức thường thấy mà hacker sử dụng để tấn công. Với phương thức này, chúng có thể dùng các công cụ để thử tên đăng nhập, mật khẩu và truy cập vào trang web của bạn.

Dấu hiệu nhận biết website bị tấn công Deface là gì?

Dấu hiệu nhận biết website bị tấn công Deface là gì?

Không khó để nhận biết trang web của bạn đang bị tấn công Deface. Hầu hết các tấn công đều hướng đến mục đích thay đổi nội dung của trang web và có các dấu hiệu nhận biết cụ thể.

  • Nội dung hiển thị trên trang web không đúng: Dễ thấy nhất là nội dung trên trang đã bị thay đổi. Ví dụ như thông điệp của hacker chẳng hạn.
  • Số lượng tệp tin và thư mục bị thay đổi: Các tập tin, thư mục mới xuất hiện trên trang bị thay đổi hoặc xóa bỏ.
  • Tên miền bị thay đổi: Tên miền bị thay đổi hoặc điều hướng sang trang web khác.
  • Lỗi trong quá trình truy cập: Thông báo lỗi xuất hiện khi truy cập như: lỗi cơ sở dữ liệu, lỗi 404,…
  • Truy cập bị chậm: Tốc độ tải trang của website bị chậm, lag cũng là dấu hiệu để nhận biết tấn công Deface.

Khi website có dấu hiệu hoặc bạn đang nghi ngờ trang web bị tấn công Deface, hãy kiểm tra các tệp tin cũng như thư mục của trang web. Đừng quên tạo sao lưu để khắc phục sự cố, bảo mật trang web trong tương lai.

Cách phòng tránh tấn công Deface

Sau khi đã tìm hiểu dấu hiệu nhận biết các cuộc tấn công deface là gì, nhiều bạn sẽ thắc mặc liệu có thể phòng tránh được các cuộc tấn công này hay không? Thực tế bạn có thể phòng tránh được các trường hợp tấn công Deface. Tham khảo một số cách sau đây:

  • Cập nhật liên tục, thường xuyên: Trong quá trình quản trị website, bạn nên đảm bảo rằng phần mềm cũng như hệ thống đều được cập nhật và sử dụng phiên bản mới nhất để tránh các lỗ hổng.
  • Mật khẩu mạnh: Mật khẩu yếu là nguyên nhân khiến cho trang web của bạn dễ bị tấn công Deface. Vậy thì hãy thay đổi bằng mật khẩu mạnh, khó đoán nhé.
  • Sử dụng mã hóa SSL: Mã hóa SSL cũng là cách để bảo vệ thông tin nhạy cảm khi truyền qua mạng.

Nếu bạn có nhu cầu mua chứng chỉ bảo mật SSL cho website của mình, hãy liên hệ ngay với Mona Host. Chúng tôi là đại lý cung cấp chứng chỉ số SSL đến từ các thương hiệu nổi tiếng nhất hiện nay như Rapit SSL, Comodo, Geo Trust, Thawte,…

Để nhận tư vấn chi tiết về dịch vụ của Mona Host hãy gọi đến số hotline 1900 636 648 hoặc gửi email đến địa chỉ [email protected], đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp đến bạn sớm nhất có thể.

  • Xử lý lỗi, cập nhật nhanh chóng: Khi website gặp lỗi, bạn nên sửa ngang, khắc phục các lỗ hổng bảo mật đã được tìm thấy.
  • Công cụ bảo mật: Sử dụng công cụ bảo mật để giám sát cũng như phát hiện các cuộc tấn công, các hoạt động bất thường xuất hiện trên hệ thống.
  • Chỉ dùng phần mềm uy tín: Các phần mềm uy tín, đáng tin cậy giúp bạn giảm thiểu tối đa việc bị ảnh hưởng bởi các phần mềm độc hại.
  • Biện pháp bảo vệ cấp cao: Dùng các biện pháp bảo vệ cấp cao để ngăn chặn các cuộc tấn công mạng. Điển hình phải kể đến như IDS, IPS, tường lửa,…

Hướng dẫn khắc phục khi bị tấn công Deface

Hướng dẫn khắc phục khi bị tấn công Deface

Nếu chẳng may website bị tấn công Deface, đừng lo lắng mà hãy tìm cách để khắc phục tạm thời. Sau đó sửa các lỗ hổng để bảo mật cho trang web. Dưới đây là các bước để khắc phục khi bị tấn công Deface:

Bước 1: Khắc phục tạm thời

Khi website có dấu hiệu bị tấn công, bạn nên kiểm tra cũng như xóa các tài khoản lạ trên hệ thống. Tiếp đó là các thao tác như đổi mật khẩu các tài khoản.

Bên cạnh đó, hãy đưa ra thông báo website đang bảo trì hoặc nâng cấp để khách hàng tạm thời không truy cập, hạn chế ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp.

Bước 2: Rà soát và xử lý

Sau khi tìm được các file lỗi, bị sửa đổi tiến hành rà soát và sử dụng các câu lệnh “#dif –qr”, “#md5sum”. Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra các hàm nguy hiểm, database cũng như phân tích hiện trạng của web.

Bước 3: Phân tích, xử lý các thành phần độc hại

Nắm được tình trạng cũng như các file độc hại, bạn có thể dùng các kỹ thuật để phân tích hành vi của mã độc, khoanh vùng cũng như theo dõi liên kết đến server. Sau cùng chắc chắn là loại bỏ các tiến trình, xóa file shell,… để loại bỏ hoàn toàn khỏi server bị nhiễm.

Một phần cũng nhờ có sự phát triển của công nghệ và internet mà các hacker cũng tìm ra nhiều phương thức tấn công mạng ví dụ như virus, worm, trojan, spyware, adware, backdoor, botnet, ransomware, phishing, … Điều này đòi hỏi người dùng, doanh nghiệp hay tổ chức hoạt động trong môi trường internet phải cập nhật kiến thức về an ninh mạng, tìm ra giải pháp bảo mật website, bảo vệ an toàn thông tin cá nhân để không bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công.

Bước 4: Xác định lỗ hổng và sửa chữa

Sau khi phát hiện được lỗi trên website, phát hiện xong các lỗ hổng thì bạn nên sửa chữa và vá lỗ hổng ngay. Đừng quên cập nhật phiên bản mới nhất cho mã nguồn, module, plugin.

Bước 5: Điều tra nguồn tấn công

Khắc phục xong lỗi tấn công Deface, hãy cố gắng truy tìm thông tin server bị điều khiển, địa chỉ tấn công để yêu cầu hỗ trợ điều tra. Như vậy bạn có thể tránh được những lần tấn công về sau.

Bước 6: Đưa website hoạt động bình thường

Xử lý xong hậu quả của cuộc tấn công, hãy nhanh chóng chăm sóc để đưa trang web hoạt động bình thường để tránh ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng cũng như doanh nghiệp bạn.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc tấn công Deface là gì. Trong quá trình vận hành trang web, hãy theo dõi cũng như backup dữ liệu liên tục, thường xuyên. Đặc biệt vấn đề bảo mật cũng rất quan trọng để khôi phục website khỏi các cuộc tấn công. Liên hệ ngay nếu bạn còn thắc mắc muốn được giải đáp nhé.

Câu hỏi thường gặp về website defacement

Câu hỏi thường gặp về website defacement

Hacker tấn công deface một website bằng cách nào?

Để thực hiện kiểu tấn công này các hacker có thể cướp đoạt thông tin xác thực của quản trị viên (nạn nhân) như mật khẩu đăng nhập, tên đăng nhập,… hoặc khai thác các lỗ hổng bảo mật của trang web. Sau đó sẽ lây nhiễm mã độc vào thiết bị của nạn nhân.

Bảo mật website chống lại các deface attack nghĩa là gì?

Bảo mật website chính là việc bảo vệ các trang web của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tránh cyber attack.

Bài viết liên quan

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona
Giỏ hàng của bạn

Giỏ hàng trống!