MONA.Host
Contents
- 1. Backup dữ liệu là gì?
- 2. Tầm quan trọng của web hosting backup
- 3. Nguy hiểm thường thấy đối với dữ liệu website
- 4. Các loại backup phổ biến hiện nay
- 5. Một vài lưu ý nên biết trước khi backup dữ liệu
- 6. Dịch vụ web hosting backup dữ liệu tự động của Mona Host
- 7. Một số câu hỏi thường gặp liên quan tới backup dữ liệu
Trong bối cảnh kinh doanh ngày càng số hóa, việc sao lưu dữ liệu là rất quan trọng để bảo vệ an toàn những dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp tranh khỏi nhũng rủi ro. Vậy backup dữ liệu là gì?. Tại sao backup dữ liệu lại quan trọng?. Bài viết này của Mona Host sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sao lưu dữ liệu trong hosting.
Backup dữ liệu là gì?
Back up dữ liệu là hình thức sao lưu lại toàn bộ dữ liệu trong máy chủ, máy tính,.. hay bất kỳ thiết bị nào có khả năng nhớ và lưu trữ của bạn sau đó lưu trữ ở một hoặc nhiều thiết bị có chức năng lưu trữ khác để làm dữ liệu dự phòng.
Khi thiết bị nhớ chính của bạn bị mất dữ liệu trong quá trình hoạt động do hacker, sập nguồn, hư hỏng,… bạn sẽ còn dữ liệu để restore lại, giảm thiểu thiệt hại và mất mát về nguồn tài nguyên dữ liệu.
Nhiều doanh nghiệp và tổ chức bảo vệ dữ liệu quan trọng của họ bằng bản sao lưu, khiến dữ liệu này trở thành một trong những thành phần chính trong kế hoạch khắc phục rủi ro trong chiến lược kinh doanh của công ty.
Tầm quan trọng của web hosting backup
Dữ liệu là một tài sản quý giá đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp, đặc biệt với những thông tin là các bí mật kinh doanh. Nếu chẳng, toàn bộ dữ liệu trên thiết bị của bạn bỗng nhiên bốc hơi, chắc chắn nó rất khủng khiếp và gây hoang mang cho doanh nghiệp.
Với cá nhân, mất dữ liệu đã là một điều khó khăn thì với doanh nghiệp thì vấn đề nó càng trầm trọng hơn. Trong quá trình vận hành lưu trữ toàn bộ hệ thống kinh doanh đồ sộ cho doanh nghiệp, có vô số loại dữ liệu bảo mật quan trọng. Chỉ cần có một sự cố xảy ra như ổ cứng máy chủ bị hư, sập nguồn máy cũng có thể gây lỗi mất dữ liệu, virus mã hóa toàn bộ thì dữ liệu có thể bị mất trắng.
Có thể ví von như trong khi con người không thể tồn tại nếu không có không khí, nước và thực phẩm thì doanh nghiệp không thể tồn tại nếu không có dữ liệu.
Đối với website, trong trường hợp web của bạn sử dụng các gói hosting kém chất lượng, tính bảo mật kém như Shared Hosting thì rủi ro bị ảnh hưởng từ website, virus, hacker,… rất cao. Nó không chỉ gây tốn công sức, thâm hụt tài sản doanh nghiệp xây dựng thời gian dài mà còn làm giảm uy tín khi khách ghé thăm.
Các dữ liệu có thể mất nếu không backup đối với website có thể kể đến như:
- Hệ thống các bài viết: Đây là nơi thu hút nhiều traffic của website, tốn nhiều thời gian và công việc xây dựng và update.
- Thông tin sản phẩm, dịch vụ: Với website lớn có hàng ngàn, chục ngàn sản phẩm. Không lưu lại dữ liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công việc kinh doanh.
- Dữ liệu khách hàng: Khi thông tin khách hàng bị mất thì không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu doanh nghiệp mà còn gây hại cho khách hàng, khiến cho họ mất lòng tin và không tiếp tục giao dịch với bạn nữa.
Có thể thấy, việc backup dữ liệu là cực kỳ quan trọng. Nếu bạn không chuẩn bị trước điều đó thì sẽ thật thảm hại. Hãy định kỳ sao lưu dữ liệu để tránh tình trạng mất mát các thông tin quan trọng gây thiệt hại doanh thu và uy tín của bạn.
Nguy hiểm thường thấy đối với dữ liệu website
Đa số các dữ liệu đều tồn tại ở trên môi trường mạng. Bởi vậy, dữ liệu của bạn có thể dễ bị tấn công, xâm nhập hay bị đánh cắp bất kể thời gian nào. Ngày càng có nhiều hacker cài những virus độc hại gây ảnh hưởng tới dữ liệu.
Trong đó, có 2 nguy hiểm phổ biến đối với dữ liệu web bạn có thể gặp như:
Virus máy tính và hacker
Các hacker sử dụng những phương pháp khác nhau như lỗ hổng bảo mật nhằm xâm nhâ[pj trái phép vào hệ thống máy tính với mục đích đánh cắp dữ liệu. Hoặc cài những phần mềm đưa vào hệ thống các loại virus xấu nhằm phá hủy rào chắn an toàn của môi trường mạng để truy cập trái phép các tài khoản, máy của cá nhân hoặc doanh nghiệp. Đây được xem là nguyên nhân thường thấy nhất ảnh hưởng tới dữ liệu của người dùng trên internet hiện nay.
Rủi ro tự nhiên
Không chỉ có rủi ro về mặt kỹ thuật, có không ít trường hợp mất dữ liệu do yếu tố tự nhiên như lũ lụt, thảm họa động đất, lốc xoáy,… gây ảnh hưởng tới môi trường mạng và hệ thống dữ liệu bị xóa sổ. Khi đó, bạn muốn sao lưu, khôi phục lại cũng không thể thực hiện.
Một số trường hợp ít nghiêm trọng hơn như bị đánh cắp ổ cứng, quyên địa chỉ lưu trữ dữ liệu ở đâu đó,…
Dù là nguyên nhân nào thì dữ liệu của bạn cũng bị ảnh hưởng. Và việc backup dữ liệu sẽ là giải pháp tốt nhất để cứu bạn khỏi những tình thế rắc rối trên.
Các loại backup phổ biến hiện nay
Backup hiện nay có rất nhiều loại, mỗi loại được thiết kế sẽ giải quyết được các vấn đề, lỗ hổng và nhu cầu lưu trữ khác nhau. Trước khi sao lưu dữ liệu, bạn cần đánh giá dung lượng, khả năng mạng và những gì mong muốn sao lưu để tìm ra loại backup phù hợp nhất.
Dưới đây là các loại backup bạn có thể áp dụng cho dữ liệu của mình.
Loại 1: Full backup (Sao lưu toàn bộ)
Là hình thức sao lưu tất cả các file, thư mục đã chọn. Đây là quá trình sao lưu nội dung toàn diện nhất, đồng thời cũng là cách mất nhiều thời gian và yêu cầu dung lượng hơn cả.
Ưu điểm:
- Dữ liệu sẽ được đặt ở cùng một nơi, không mất nhiều thời gian khi khôi phục.
- Dễ dàng duy trì và khôi phục các bản backup khác nhau.
Nhược điểm:
- Full backup tốn nhiều thời gian hoàn thành hơn.
- Việc chạy các bản backup toàn bộ lặp đi lặp lại sẽ tốn nhiều dung lượng lưu trữ.
Loại 2: Incremental Backup (sao lưu tăng dần)
Là bản backup tất cả các thay đổi đối với dữ liệu kể từ lần backup dữ liệu cuối cùng được thực hiện. Với cách backup này, bản cuối cùng sẽ là bản đầy đủ với việc lặp lại các bản nhỏ hơn (tăng dần) để bổ sung dữ liệu được thay đổi theo thời gian.
Ưu điểm:
- Backup tăng dần nhanh hơn vì chỉ sao lưu dữ liệu thay đổi mới.
- File lưu không bị trùng lặp và sử dụng ít dung lượng bộ nhớ.
Nhược điểm:
- Việc khôi phục dữ liệu chậm hơn do dữ liệu tăng dần phải được đưa vào các bản backup trước đó. Đây là một quá trình liên quan tới nhau.
Loại 3: Differential backup (sao lưu riêng biệt)
Với bản sao lưu riêng biệt, một bản sao lưu toàn bộ được hoàn thành trước và các bản sau ghi lại những thay đổi được thực hiện kể từ bản toàn bộ đó.
Ưu điểm:
- Sao lưu nhanh hơn bản full.
- Tối ưu dung lượng lưu trữ và thời gian khôi phục.
Nhược điểm:
- So với backup tăng dần thì chậm hơn.
Loại 4: Mirror backup (sao lưu nhân bản)
Là bản sao lưu chính xác được tạo từ những dữ liệu gốc. Khi file trong dữ liệu gốc bị xóa, file đó cuối cùng cũng sẽ bị xóa khỏi bản sao lưu nhân bản này.
Ưu điểm: Tiết kiệm dung lượng lưu trữ vì không chứa file cũ và lỗi thời.
Nhược điểm: Nếu file gốc vô tình bị xóa, bản nhân bản cũng sẽ bị mất và việc backup dữ liệu sẽ không thực hiện được.
Loại 5: Backup local (sao lưu cục bộ)
Là bất kỳ bản nào khác mà phương tiện lưu trữ được giữ gần trong khu vực văn phòng, tòa nhà,… nơi mà chúng được gọi là cục bộ. Bản sao lưu này thường được lưu trữ trong ổ cứng chuyên dụng và được cắm trực tiếp vào máy tính nguồn sao lưu.
Ưu điểm:
- Khả năng bảo vệ dữ liệu an toàn khỏi các cuộc tấn công virus, lỗi ổ cứng, vô ý xóa dữ liệu.
- Dễ khôi phục.
Nhược điểm: Có nguy cơ xảy ra thảm họa tự nhiên thì nguồn dự phòng cũng bị ảnh hưởng.
Loại 5: Backup online (backup cloud)
Hay còn được gọi là backup cloud là bản được thực hiện định kỳ vào các phương tiện lưu trữ được kết nối liên tục với thiết bị sao lưu. Phương tiện lưu trữ thường được đặt bên ngoài và có kết nối liên tục với nguồn backup qua internet. Cách lưu trữ này không yêu cầu sự can thiệp của con người để ổ đĩa drive hoặc cable để chạy bản backup. Đây cũng là loại backup đang ngày càng phổ biến trên thị trường.
Ưu điểm:
- Khả năng bảo vệ dữ liệu tối đa trước thiên tai và trộm cắp.
- Giảm nguy cơ mất dữ liệu do cần ít tương tác của con người và việc sao lưu được diễn ra nhiều lần.
Nhược điểm:
- Chi phí cao hơn.
- Một vài bản backup đầu có thể diễn ra chậm, kéo dài tùy thuộc vào lượng dữ liệu muốn backup và tốc độ internet.
Ngoài các loại backup trên, bạn có thể gặp một số hình thức khác như: Back Up PC full (sao lưu PC toàn bộ), Backup offsite (sao lưu ngoài), Backup remote (sao lưu từ xa), Backup FTP (sao lưu FTP),…
Một vài lưu ý nên biết trước khi backup dữ liệu
Trước khi thực hiện sao lưu dữ liệu bạn cần nắm những thông tin sau để quá trình sao lưu diễn ra nhanh chóng hơn.
Xác định mức độ quan trọng của dữ liệu
Dữ liệu là yếu tố rất quan trọng đối với cá nhân hay doanh nghiệp. Chính vì thế backup dữ liệu là việc cần thiết và cấp bách để bảo đảm dữ liệu an toàn. Với những loại dữ liệu khác nhau, đầu tiên bạn cần xác định mức độ quan trọng của dữ liệu để lựa chọn các hình thức khôi phục phù hợp.
Nắm bắt mức độ xảy ra rủi ro
Nắm bắt độ rủi ro khi backup dữ liệu là gì? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mất dữ liệu, do vậy doanh nghiệp đưa ra những giải pháp xử lý khi rủi ro này xảy ra. Việc đánh giá mức độ rủi ro để đưa ra các giải pháp là điều cần thiết, tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Lên kế hoạch khôi phục dữ liệu
Khi đã đánh giá được mức độ rủi ro có thể xảy ra với những với mỗi loại dữ liệu quan trọng. Tiếp theo bạn cần lên chiến lược để khôi phục dữ liệu. Nhằm đảm bảo được tất cả dữ liệu cơ sở hạ tầng đều được khôi phục lại sau sự cố.
Lựa chọn giải pháp sao lưu dữ liệu phù hợp
Bạn nên lựa chọn giải pháp sao lưu trực tuyến nhằm đem đến sự hiệu quả cao hơn bởi bạn có thể khôi phục ngay, tận dụng tối đa tài nguyên và tối ưu được ngân sách. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và quy mô của doanh nghiệp để có thể lựa chọn các phương án phù hợp.
Đảm bảo hệ thống luôn hoạt động ổn định
Quá trình cần cài đặt lại hệ điều hành, các bản cập nhật, ứng dụng,… có thể mất nhiều thời gian. Do đó, kho bạn hiểu được tầm quan trọng của sao lưu dữ liệu, hãy xây dựng và phát triển hệ thống ổn định và tương thích. Nếu hệ thống xảy ra lỗi trong quá trình khôi phục dữ liệu thì doanh nghiệp sẽ mất thêm thời gian phục hồi.
Bảo vệ hạ tầng mạng
Bảo vệ hạ tầng mạng là việc rất quan trọng đối với cá nhân hay tổ chức. Bảo vệ hạ tầng mạng là quá trình liên tục nhằm bảo vệ dữ liệu an toàn và các hệ thống và ứng dụng của doanh nghiệp tránh khỏi các mối đe dọa mạng. Mục đích của bảo vệ hạ tầng mạng là ngăn chặn, phát hiện và ứng phó với những cuộc tấn công mạng.
Dịch vụ web hosting backup dữ liệu tự động của Mona Host
Ở mỗi nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ, họ sẽ sử dụng các hình thức backup khác nhau. Do đó, khi lựa chọn nhà cung cấp bạn cũng cần tìm hiểu thêm về hình thức backup dữ liệu của họ.
Mona Host là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trữ (web hosting) uy tín. Chúng tôi cho phép khách hàng truy cập từ xa nguồn dữ liệu của mình bằng một tài khoản đăng nhập an toàn trong hệ thống sao lưu các tập tin từ máy tính hoặc trung tâm dữ liệu tới máy chủ backup của Mona Host.
Bạn có thể tùy chọn phương thức lưu chủ động, chọn lọc file và gửi vào hệ thống hoặc lựa chọn sao lưu tự động để được backup liên tục.
Lựa chọn dịch vụ lưu trữ backup tại Mona Host, bạn được đảm bảo:
- Tốc độ nhanh, ổn định trong mọi trường hợp.
- Mức độ bảo mật cao.
- Khả năng lưu trữ nhanh chóng.
- Cấu hình đa dạng và nhiều tiện ích về gói dịch vụ.
- Hỗ trợ 24/7
Một số câu hỏi thường gặp liên quan tới backup dữ liệu
Sao lưu tự động (Automatic backup) là gì?
Sao lưu tự động là một tính năng cho phép bạn tự động sao lưu dữ liệu của mình mà không cần phải can thiệp thủ công. Nó sử dụng phần mềm hoặc dịch vụ chuyên dụng để thực hiện việc sao lưu theo lịch trình được cài đặt sẵn hoặc khi có thay đổi nhất định trong dữ liệu.
Lợi ích của việc backup dữ liệu thường xuyên?
Backup dữ liệu thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân và doanh nghiệp như giúp bạn có thể khôi phục dữ liệu trong trường hợp xảy ra các sự cố này, giảm thiểu thiệt hại về tài chính và thời gian. Và khi bạn biết rằng dữ liệu của mình được bảo vệ an toàn, bạn sẽ có thể tập trung hơn vào công việc và tăng năng suất hơn.
Hy vọng với những thông tin trên về backup dữ liệu được chia sẻ từ MONA Host có thể giúp bạn hiểu hơn về sao lưu dữ liệu và tầm quan trọng của việc bcakup dữ liệu để đảm bảo an toàn cho dữ liệu của bạn hơn.
Bài viết liên quan
Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi