MONA.Host
Contents
- 1. Ping là gì?
- 2. Cách thức hoạt động của lệnh Ping
- 3. Kiểm tra Ping trên Windows
- 4. Hướng dẫn Ping địa chỉ IP từ Mac
- 5. Hướng dẫn Ping địa chỉ IP từ Android
- 6. Hướng dẫn Ping địa chỉ IP từ iOS
- 7. Hướng dẫn Ping địa chỉ IP từ dịch vụ website trực tuyến
- 8. Sử dụng Ping để làm gì?
- 9. Ping ảnh hưởng như thế nào đến Game trực tuyến?
Ping là gì? Trong khoảng thời gian sử dụng Internet có thể bạn đã nghe đến cụm từ này. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu thực chất Ping là gì và cách kiểm tra tốc độ Ping hiệu quả. Cùng Mona Host tìm hiểu về Ping trong nội dung dưới đây.
Ping là gì?
Ping là viết tắt của cụm từ Packet Internet Grouper, tiện ích này được dùng để xác định xem có thể phân phối một gói dữ liệu mạng đến một địa chỉ nào không có lỗi được hay không.
Ngoài ra, Ping còn là lệnh cmd được sử dụng để đo độ trễ của nhiều trò chơi trực tuyến nó hiển thị Ping cho người chơi để họ nắm được mạng sử dụng hiện tại có độ trễ ra sao và của thiết bị mạng. Lệnh Ping thường được dùng để kiểm tra lỗi của mạng, kiểm tra xem ở 2 thiết bị trong mạng nào đó có kết nối không, hay đơn giản là chúng có được thông với nhau không.
Cách thức hoạt động của lệnh Ping
Đầu tiên, người sử dụng sẽ dùng lệnh Ping để Ping một địa chỉ IP: 204.228.150.3. Sau đó, yêu cầu này sẽ được gửi qua router và hub đến một thiết bị máy tính khác. Khi nhận được thành công, máy tính sẽ hiểu thị phản hồi lại Ping. Thời gian giữa các lần truyền sẽ được tính toán để tạo ra độ trễ.
Hầu hết các phiên bản hệ điều hành của Linux và Windows đều hỗ trợ Ping. Bạn có thể hiểu đơn giản cách thức hoạt động đó như sau:
- Bước 1: Máy tính của bạn hoặc thiết bị A sẽ tiến hành gửi đi 1 gói tin, 1 tín hiệu đến địa chỉ IP của thiết bị B, máy tính.
- Bước 2: Liệu B có nhận được gói tin, tín hiệu từ phía a không?
- Bước 3: Những phản hồi từ B đến A sẽ được hiển thị thành kết quả đầy đủ của lệnh Ping.
Trong cấu trúc hình thành của lệnh Ping thì bạn có thể thay thế phần địa chỉ của IP thành một domain khác, tên máy tính,…đều có thể được. Ở chế độ mặc định, bạn đều có thể thấy được lệnh PING sẽ tiến hàng gửi đi 4 gói tin với đơn vị thời gian là ms, mili giây – kích thước, dung lượng của gói tin sẽ là 32 byte. Quãng thời gian đó gói tin sẽ chạy đi và quay trở về – TTL là một con số và con số càng nhỏ thì tốc độ gói tin được truyền đi càng nhanh.
Kiểm tra Ping trên Windows
Để kiểm tra Ping của một trang web hay một địa chỉ IP nào đó trên Windows bạ có thể thực hiện như sau:
Mở CMD, sau đó nhập lệnh “Ping địa chỉ IP hoặc trang web”. Giả sử như bạn thực hiện kiểm tra Ping của trang quantrimang.vn thì lệnh sẽ:
- Sau khi nhập lệnh, bạn sẽ nhận được máy chủ 4 phản hồi. Mối phản hồi đề sẽ có kích thước của gói tin và thời gian thực hiện được tính bằng TTL và mili giây.
- Tuy nhiên, trường hợp Ping không đến được đích chính là do đang bị chặn hoặc lỗi, lúc này máy tính gửi sẽ nhận được một yêu cầu lỗi timeout hoặc thông báo về việc không nhận được gói tin.
Như vậy bạn đã có thể kiểm tra Ping dễ dàng trên thiết bị chạy Windows.
Hướng dẫn Ping địa chỉ IP từ Mac
Tương tự như trên Windows, Mac sẽ sử dụng một ứng dụng là Terminal để xử lý tất cả các lệnh văn bản. Bạn có thể Ping địa chỉ như sau:
- Bước 1: Bật máy Mac và mở mục “Finder”
- Bước 2: Nhấp chuột vào “Applications” từ phần menu bên trái. Nếu bạn không thể nhìn thấy nó thì hãy cùng lúc nhấn tổ hợp “Command + A” trên bàn phím
- Bước 3: Nhấn đúp “Utilities” và khởi động ứng dụng “Terminal”
- Bước 4: Khi bạn đã mở được lệnh “Terminal” thì hãy nhập lệnh Ping và kết thúc bằng thao tác nhấn “Enter” trên bàn phím.
- Bước 5: Để quá trình kiểm tra được kết thúc, bạn hãy nhấn cùng lúc tổ hợp phím “Control + C” trên bàn phím
Sau khi thực hiện việc kiểm tra Ping bạn sẽ nhận được kết quả. Kết quả đó sẽ cho biết máy tính của bạn đã tiến hành gửi bao nhiêu gói tin và phải mất thời gian bao lâu để nhận được phản hồi từ máy mà bạn đã Ping đến. Bên dưới, bạn có thể thấy được số liệu thống kê Ping cho bạn biết rằng bạn vừa thực hiện gửi đi bao nhiêu gói Ping, nhận được bao nhiêu gói, và bị thất lạc hay vị trả về gói tin nào không. Nếu như kết nối của bạn tốt thì sẽ không mất bất kỳ gói Ping nào.
Hướng dẫn Ping địa chỉ IP từ Android
Hệ điều hành Android không đính kèm với cách Ping ở những máy chủ khác theo mặc định. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều ứng dụng có sẵn ở CHPlay cho phép bạn thực hiện tất cả những điều này. Cụ thể một số ứng dụng bạn có thể sử dụng gồm có: Ping & Net, Ping, PingTools Network Utilities.
Trong khi Ping & Net và Ping cung cấp tùy chọn các Ping cơ bản, thì PingTools Network Utilities là một ứng dụng nâng cao hơn rất nhiều. Sản phẩm sẽ đi kèm với nhiều công cụ chuẩn đoán mạng, có thể cung cấp đầy đủ thông tin về loại kết nối bạn đang dùng. Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra được mức độ sử dụng mạng đối với từng loại ứng dụng trên smartphone của mình, kiểm tra chủ sở hữu của domain, hay quét chi tiết các cổng mạng,….
Hướng dẫn Ping địa chỉ IP từ iOS
Thật không may đối với những ai dùng hệ iOS vì nó không có bất kỳ một ứng dụng tích hợp nào cho phép bạn có thể kiểm tra Ping. Tuy nhiên, bạn cần phải cài đặt một ứng dụng được sử dụng riêng cho việc kiểm tra các kết nối mạng. Cụ thể một vài ứng dụng được sử dụng rất nhiều hiện nay: Pingify, Ping – network utility, Network Ping Lite.
Và hiển nhiên, nếu như bạn gặp những vấn đề trong kết nối Wifi thì tốt nhất bạn nên chuyển sang sử dụng dữ liệu di động của mình để cài một trong các ứng dụng kiểm tra trên. Điều này cũng được áp dụng cho các vấn đề liên quan đến kết nối di động. Nếu gặp trường hợp này, bạn nên tìm mạng Wifi để có thể truy cập nhanh chóng vào App Store.
Hướng dẫn Ping địa chỉ IP từ dịch vụ website trực tuyến
Nếu như bạn không muốn dùng một ứng dụng nào đó để kiểm tra ping, thì vẫn có nhiều trang Web khác cho phép bạn có thể làm được điều này. Tuy nhiên, dịch vụ này chỉ có thể cho phép bạn Ping những máy chủ công cộng chứ không thể sử dụng cho mạng gia đình. một số địa chỉ dịch vụ trực tuyến bạn có thể sử dụng gồm có:
- IPAddressGuide: https://www.ipaddressguide.com/ping
- Site24x7: https://www.site24x7.com/ping-test.html
- Network Tools: https://network-tools.com/ping/
- Ping.EU: https://ping.eu/
- Wormly: https://www.wormly.com/test-remote-ping
Tất cả những dịch vụ trên đều là miễn phí nên bạn đều có thể thử.
Sử dụng Ping để làm gì?
Ping không chỉ được sử dụng là thước đo hiệu suất. Cụ thể, đây chính là thước đo độ trễ giữa thiết bị từ xa và máy tình. Ping sẽ cho bạn biết được thời gian cần thiết để một gói dữ liệu có thể rời khỏi máy tính, đến một máy chủ khác từ xa và sau đó cuối cùng sẽ trả lại cho bạn.
Bạn có bao giờ thấy rằng khi nhấp vào bất kỳ một liên kết của một trang Web nào đó, nó sẽ không load ngay lập tức được. Sự chậm trễ giữa việc nhấp và load trang Web này được gọi là độ trễ.
Máy tính cần phải yêu cầu một trang mới và sẽ gửi lại đến bạn. Lúc bấy giờ cần phải mất một chút thời gian để gói dữ liệu đó có thể di chuyển giữa máy tính từ xa và máy của bạn. Ping sẽ giúp bạn đo độ trễ này.
Ping ảnh hưởng như thế nào đến Game trực tuyến?
Trong game, Ping còn được biết đến là một phép đo lường tốc độ kết nối đến máy chủ của trò chơi đó. Ping rất dễ nhận biết được trong các game dạng trực tuyến. Ví dụ như: nếu bạn đang chơi một trò chơi có Ping là 20ms, lúc này độ trễ của bạn sẽ cực kỳ thấp và những hành động sẽ diễn ra dường như là ngay lập tức ở trong game.
Cũng vì thế, mà một số game trực tuyến người chơi có thể nhìn thấy được mức Ping hiện tại là bao nhiêu. Nó giúp cho người chơi hiểu được chất lượng kết nối hiện tại như thế nào và bạn nên mong đợi loại trải nghiệm nào ở trên máy chủ.
Ping thấp luôn luôn là tốt hơn, bởi nó đồng nghĩa với mức độ trễ sẽ thấp hơn, cho phép bạn và máy chủ từ xa có thể trao đổi, giao tiếp nhanh hơn. Điều này được áp dụng đối với mọi thứ bàn làm online dù là chỉ duyệt web hay chơi game.
Qua bài viết trên, Mona Host đã giải thích thắc mắc Ping là gì? Cùng với những vấn đề liên quan. Hy vọng, với những chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu hơn về Ping.
Bài viết liên quan
Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi