0
Blog

10 Tháng Năm, 2023

Malware là gì? Cách khắc phục khi bị tấn công phát tán Malware

Hiện nay, có rất nhiều cách để các tội phạm có thể xâm nhập và lấy thông tin khách hàng, thông tin dữ liệu website. Đặc biệt điều khiến nhiều người quan ngại nhất chính là tấn công phát tán Malware, hình thức tấn công được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Vậy tấn công phát tán Malware là gì? Những dấu hiệu và cách khắc phục ra sao, xem ngay bài viết dưới đây của Mona Host để tìm câu trả lời nhé.

Malware là gì?

Malware/Malicious Software có nghĩa là mã độc hay phần mềm độc hại. Đây cũng là thuật ngữ tin học chuyên dùng để chỉ các chương trình, mã độc có mục đích xâm nhập trái phép, vô hiệu hóa bảo mật và mạng của website. Đặc biệt tấn công phát tán Malware còn khiến cho hoạt động của trang web gặp khó khăn, thậm chí là bị theo dõi.

Do đó khi Malware được cài vào máy tính, Hacker có thể truy cập cũng như chia sẻ các dữ liệu từ xa. Đây là hình thức tấn công mà các tội phạm mạng dùng nhiều nhất để đánh cắp dữ liệu hệ thống.

Tấn công phát tán Malware là hình thức tấn công kiểu gì?

Như vậy, tấn công phát tán Malware là hình thức tấn công bằng các đoạn mã có chứa trong phần mềm độc hại vào hệ thống máy tính. Thực tế cho thấy Malware hiện gây ra rất nhiều hậu quả cho người dùng. Đặc biệt bạn sẽ vừa mất thời gian, vừa mất chi phí để có thể khắc phục website. Cụ thể, nó có thể mã hóa, xóa hoặc lấy cắp dữ liệu nhạy cảm của người dùng, thay đổi, chiếm đoạt các chức năng tính toán, giám sát hoạt động của người dùng khi không được cho phép.

Với sự phát triển chóng mặt của internet, các tội phạm mạng cũng sử dụng nhiều thủ pháp tinh vi để phát tán các phần mềm độc hại tấn công người dùng. Có thể kể đến một số hình thức phổ biến như sau:

  • Kèm link độc hại vào email gửi đến người dùng
  • Đính kèm các phần mềm độc hại trong các phần mềm crack, bẻ khóa, phần mềm lậu…
  • Phát tán Malware qua pop-up trên những website không đáng tin cậy
  • Ẩn trên các trang web độc hại, file đa phương tiện từ những trang web không đáng tin….
  • Malware cũng có thể lây nhiễm thông qua các thiết như: đĩa, USB, Ổ cứng,…

Cơ chế hoạt động của Malware

Cơ chế hoạt động của Malware

Hiện tại tấn công phát tán Malware được dùng nhiều nhất chính là thông qua internet. Việc người dùng truy cập vào các trang web độc lại, địa chỉ URL không an toàn thì các mã độc, chương trình này sẽ tự động được tải xuống.

Bên cạnh đó, tội phạm cũng tấn công Malware bằng cách gửi các email, tin nhắn có mã độc đến cho người dùng. Các cuộc tấn công phát tán Malware thường khá tinh vi, sử dụng máy chủ điều khiển và lệnh cho phép các nhân tố đe dọa giao tiếp, chiếm quyền từ xa, ….

Hơn nữa các tội phạm hiện tại cũng rất tinh vi với các kỹ thuật lẩn tránh, lừa đảo để đánh lừa người dùng. Ví dụ các mã độc liên tục thay đổi để tránh bị phát hiện hoặc sử dụng proxy để ẩn lưu lượng truy cập không an toàn,…

Dấu hiệu nhận biết hệ thống của bạn đang bị tấn công

Tấn công phát tán Malware là gì bạn đã biết rồi? Xem ngay những dấu hiệu nhận biết hệ thống của bạn đang bị mã độc tấn công nhé.

  • Tốc độ xử lý chậm, hay bị lag
  • Hệ thống liên tục gặp sự cố, màn hình chuyển xanh
  • Dung lượng ổ cứng và các tài nguyên máy tính giảm nhanh
  • Thường xuyên bị chuyển hướng liên kết không mong muốn
  • Các chương trình diệt virus không thể cập nhật, hoặc bị ngừng hoạt động và báo lỗi
  • Plugin, các công cụ bị lỗi
  • Hoạt động internet tăng cao
  • Các file dữ liệu bị lỗi hoặc mất

8 loại phần mềm độc hại mà tấn công Malware sử dụng

Tấn công phát tán Malware mang đến nhiều tác hại cho hệ thống và cả người dùng. Nếu bạn đang tìm hiểu về các phần mềm này, xem ngay để tránh nhé.

Trojan

Trojan thực chất là một hình thức lừa đảo được bao bọc bởi phần mềm hợp pháp và uy tín. Nhiều người lầm tưởng rằng Trojan mang đến chức năng bảo vệ nhưng bản chất của nó lại là một hình thức dễ dàng cho phép virus và các loại mã độc khác có thể xâm nhập và gây hại cho máy tính của bạn.

Trojan thường lây nhiễm các nội dung độc hại trên email hoặc khi người dùng tác động vào các trang web này. Do đó khi bị tấn công, bạn sẽ mất quyền root.

>>Tìm hiểu chi tiết về Trojan cũng như cách phòng tránh TẠI ĐÂY.

Virus máy tính

Virus máy tính

Chắc chắn đây là hình thức có khả năng lây lan mã độc rất nhanh mà ai cũng biết rồi. Bởi vậy nếu virus không được can thiệp và khắc phục sẽ khiến cho tình trạng mất kiểm soát trở nên khó khăn hơn. Thậm chí người dùng sẽ bị mất các dữ liệu quan trọng trên trang của mình.

Worm

Worm cũng là phần mềm độc hại mà tấn công phát tán Malware sử dụng. Đây cũng là phần mềm được đánh giá là nguy hiểm khi đã dính là rất khó để khắc phục và giải quyết. Worm có thể tự phát triển trong hệ thống của bạn mà không cần sự điều khiển hay tác động gì cả.

Đặc biệt sau khi tiêu diệt, Worm cũng có thể tự tái tạo lại nên việc giải quyết triệt để gặp nhiều khó khăn.

Malvertising

Malvertising cũng là quảng cáo độc hại mà người dùng nên tránh. Thực chất đây là mã quảng cáo độc hại, khi nhấp vào bạn sẽ được điều chuyển sang một trang web độc hại rồi tự cài về hệ thống.

Phishing and Spear Phishing

Tương tự, Phishing and Spear Phishing cũng là một hình thức tấn công lừa đảo mà tấn công phát tán Malware sử dụng. Loại tấn công này sử dụng các phần mềm độc hại qua nhiều phương tiện. Trong đó nổi bật nhất là nhấn vào các địa chỉ URL khiến người dùng lầm tưởng đang truy cập vào các ngân hàng.

Với phần mềm này, các tội phạm dễ dàng đánh cắp thông tin cá nhân, mật khẩu và ăn cắp luôn cả tài chính của nạn nhân.

>>Xem thêm: Cách nhận biết và phòng tránh email lừa đảo (Phishing email)

Spyware

Spyware là một chương trình gián điệp mà để tấn công Malware mà người dùng nên cân nhắc. Chương trình này sẽ sao chép đồng thời theo dõi các hoạt động của người dùng, mục đích là để đánh cắp dữ liệu, đe dọa và tống tiền. Tuy nhiên Spyware có thể xóa một cách dễ dàng.

Rootkit

Rootkit là phần mềm che dấu các mã độc và hoạt động khá tinh vi. Do đó rất khó để phát hiện ra hệ thống của bạn đang bị Malware tấn công. Rootkit cũng có thể gây ra nhiều hậu quả, trong đó xấu nhất là mất quyền quản trị, mất dữ liệu và thông tin cá nhân.

Ransomware

Ransomware hiện là phương thức tấn công phát tán Malware đang được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Phần mềm này sẽ mã hóa dữ liệu, đồng thời ngăn chặn bạn truy cập vào thiết bị của mình.

Đến đây chắc hẳn các bạn đã biết tác hại của Malware cũng như những phương thức tấn công của nó là gì rồi. Tiếp theo, Mona Host sẽ chia sẻ với các bạn cách để phòng tránh và xử lý khi website bị nhiễm mã độc. Hãy theo dõi thật kỹ nhé!

Cách phòng tránh và khắc phục khi website bị nhiễm malware

Cách phòng tránh và khắc phục khi website bị nhiễm malware

Hiện nay có rất nhiều phương thức để tội phạm tấn công phát tán Malware. Vì vậy người dùng cần cẩn trọng và phải có cách phòng tránh, khắc phục phù hợp. Cùng tham khảo cách phòng tránh và khắc phục tấn công Malware nhé.

Cách phòng tránh

Người ta vẫn luôn quan niệm rằng ” phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Đúng vậy, việc bạn biết cách phòng tránh phát tán mã độc cho hệ thống của mình sẽ giúp bạn tránh được những tổn thất nghiêm trọng sau này. Dưới đây là những cách giúp bạn tránh được sự tấn công của các phần mềm độc hại.

  • Lựa chọn hosting chất lượng của những nhà cung cấp uy tín, đảm bảo tính năng bảo mật, công nghệ chống DDoS toàn diện
  • Cảnh giác với các trang web có domain kết thúc bằng chữ cái riêng lẻ, có đuôi không giống bình thường
  • Dấu hiệu nhiễm Malware của hệ thống ngày từ đầu
  • Không tải ứng dụng từ nguồn thứ 3
  • Không nhấp vào các quảng cáo pop-up
  • Chỉ nên tải các app có thứ hạng cao, lượt tải lớn tại Google Play, Apple Store,…
  • Không mở các file, đường dẫn lạ
  • Không tải phần mềm, truy cập website không uy tín

Cách khắc phục

Nếu trang web bị tấn công Malware, bạn có thể khắc phục bằng các cách sau:

  • Kiểm tra và cập nhật các bản vá lỗi cho hệ thống. Việc thường xuyên cập nhật chính là giải pháp bảo mật hiệu quả dành cho bạn.
  • Kiểm tra các tệp dữ liệu đáng ngờ. Bạn nên thực hiện sao lưu dữ liệu về máy chủ địa phương trước khi thực hiện rà soát. Tiếp đó thực hiện phân quyền cho các thư mục bằng lệnh chmod= 444.
  • Thay đổi mật khẩu cho máy chủ, hosting, các tài khoản,…
  • Xóa tạm thời các mã quảng cáo đang sử dụng trên trang web.

Trên đây là thông tin chi tiết giải đáp thắc mắc tấn công phát tán Malware là gì. Có thể nói rằng, mất dữ liệu website, thông tin cá nhân là vấn nạn đang khiến người dùng quan ngại. Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích, giúp bạn có cách phòng tránh và khắc phục hiệu quả. Để lại bình luận nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp nhé.

Bài viết liên quan

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona
Giỏ hàng của bạn

Giỏ hàng trống!