0
Uncategorized

11 Tháng Năm, 2023

Cyber Security là gì? Các giải pháp Cyber Security phổ biến

An ninh mạng – Cyber Security luôn là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt trong bối cảnh mạng internet đang ngày càng phát triển. Nội dung bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn thông tin Cyber Security là gì cũng như những vấn đề liên quan đến an ninh mạng khác.

Cyber Security là gì?

Cyber Security là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Nó thường được dùng để chỉ những hoạt động bảo vệ sự an toàn dữ liệu trên hệ thống máy tính, máy chủ và các thiết bị di động khỏi các cuộc tấn công mạng. Trong những năm vừa qua, Cyber Security luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của đông đảo các doanh nghiệp, tổ chức. Họ không ngừng tìm cách thay đổi, phát triển hệ thống bảo mật để ngăn chặn các rủi ro xâm nhập hệ thống trái phép.

Tại sao Cyber Security lại quan trọng?

Nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet, việc lưu trữ dữ liệu quan trọng của các doanh nghiệp, tổ chức chính phủ, phi chính phủ,… trên máy tính và các thiết bị khác cũng trở nên tiện lợi và phổ biến hơn.

Tuy nhiên, sự tiện lợi này đồng nghĩa với nguy cơ bị tấn công bởi các mối đe dọa từ kẻ xấu trên môi trường mạng. Các cuộc tấn công mạng có thể gây nên gián đoạn nghiêm trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cả thiệt hại về kinh tế.

Sự chú ý của truyền thông thường tập trung vào những cuộc tấn công ở các tổ chức lớn. Nhưng điều này không có nghĩa những doanh nghiệp nhỏ sẽ không bị kẻ xấu tác động. Tội phạm mạng thường không phân biệt đối xử, miễn là doanh nghiệp có hoạt động trực tuyến đều sẽ trở thành những nạn nhân tiềm năng.

Những kỹ thuật được tội phạm mạng thực hiện trên môi trường internet ngày càng tinh vi và phong phú. Để chống lại những mối đe dọa này, doanh nghiệp hoạt động trực tuyến cần cân nhắc việc triển khai kế hoạch an ninh mạng cụ thể và hiệu quả. Dưới đây là một số giải pháp Cyber Security phổ biến nhất hiện nay.

Các loại tấn công mạng phổ biến hiện nay

Các loại tấn công mạng phổ biến hiện nay

Hiện nay có 5 loại tấn công mạng nguy hiểm thường gặp, đó là:

  • Malware – Malicious software: Là hình thức tấn công bằng mã độc hay các phần mềm độc hại.
  • Tấn công từ chối dịch vụ – DoS: Nhằm mục địch phá vỡ lớp phòng thủ hoặc chức năng của ứng dụng, website ngăn người dùng truy cập bình thường.
  • Man in the Middle – Tấn công xen giữa: Hiểu đơn giản thì nó là nghe lén với mục đích thu thập thông tin.
  • Phishing: Hình thức tấn công bằng cách mạo danh doanh nghiệp uy tín để chiếm lòng tin của người dùng.
  • Password Attacks: Tấn công trực tiếp để phá giải mật khẩu của một thiết bị, tài khoản nào đó và trục lợi.

Các giải pháp Cyber Security phổ biến

Một kế hoạch Cyber Security mạnh mẽ sẽ có nhiều lớp bảo vệ để chống lại các mối đe dọa tấn công mạng. Bạn có thể kết hợp các biện pháp bảo vệ dưới đây để xây dựng một kế hoạch Cyber toàn diện cho mình.

Bảo mật an ninh cơ sở hạ tầng

Bảo mật an ninh cơ sở hạ tầng là biện pháp bảo vệ hệ thống máy tính, mạng và tài sản khác mà xã hội dựa vào để đảm bảo an ninh quốc gia, sức khỏe kinh tế và an toàn công công. Cơ sở hạ tầng được nhắc đến ở đây bao gồm cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia. Chúng bao gồm cài tài sản, hệ thống mạng ảo và vật lý cần thiết cho hoạt động của kinh tế xã hội, sức khỏe, an ninh, an toàn xã hội.

Cơ sở hạ tầng quan trọng thuộc đa dạng các lĩnh vực. Điển hình là thực phẩm và nông nghiệp, hệ thống giao thông, cấp nước, mạng internet, điện thoại di động, y tế công cộng, năng lượng, tiện ích điện, dịch vụ tài chính…

Network Security – Bảo mật mạng

Cyber Network Security hay Network Security là hệ thống an ninh để bảo vệ mạng máy tính khỏi khỏi sự xâm nhập trái phép từ tin tặc hay những phần mềm độc hại. Bảo mật này được áp dụng đối với cả mạng kết nối có dây và không dây (wifi).

Application security – Bảo mật ứng dụng

Bảo mật ứng dụng là giải pháp phần mềm bảo vệ các thiết bị có liên quan không bị đe dọa tấn công. App Security giúp bảo vệ ứng dụng đang hoạt động trên thiết bị hoặc đám mây. Bảo mật nên được tích hợp vào các ứng dụng ngay ở giai đoạn thiết kế ban đầu như cân nhắc cách xử lý dữ liệu, xác thực người dùng…

Cloud Security – Bảo mật đám mây

Cloud Security bảo vệ hệ thống dữ liệu được lưu trữ trên đám mây. Điện toán bí mật – Confidential Computing là biện pháp được áp dụng để mã hóa dữ liệu đám mây, hỗ trợ tích cực quyền riêng tư của khách hàng, đáp ứng yêu cần kinh doanh và quy định về bảo mật.

Data Security – Bảo mật thông tin và dữ liệu

Data Security - Bảo mật thông tin và dữ liệu

Dữ liệu chính là phần quan trọng nhất của một hệ thống mạng. Bảo mật dữ liệu, thông tin là việc bảo vệ tính toàn vẹn và riêng tư của dữ liệu trong cả quá trình lưu trữ và truyền tải. Các biện pháp để bảo vệ như GDPR giúp bảo mật những dữ liệu nhạy cảm nhất của bạn khỏi bị truy cập trái phép, lộ hoặc đánh cắp.

Giáo dục người dùng cuối – End User

Giáo dục người dùng cuối là biện pháp giải quyết yếu tố an ninh mạng liên quan đến con người. Bất kỳ ai cũng có thể vô tình đưa virus hay mã độc vào một hệ thống thiết bị nếu không tuân theo biện pháp bảo mật tốt.

Xây dựng nhận thức bảo mật, an ninh mạng trong toàn tổ chức là hoạt động cần thực hiện. Những kiến thức cần được giáo dục có thể là cách nhận biết những email đáng ngờ, cách xóa tệp email đính kèm có dấu hiệu mất an toàn, không cắm ổ USB không xác định vào hệ thống máy tính hay máy đọc USB…

Phục hồi dữ liệu bị lỗi và tính liên tục

Bất kỳ hệ thống nào cũng có khả năng gặp phải tình trạng bị lỗi dẫn đến mất dữ liệu để lại nhiều tổn thất nghiêm trọng cho doanh nghiệp và tổ chức. Chính vì thế, các tổ chức và doanh nghiệp cần phải thực hiện giải pháp phục hồi an ninh mạng để kịp thời xử lý sự chố và đảm bảo tính liên tục của hệ thống

>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ lưu trữ đám mây

Thách thức đặt ra cho Cyber Security

Đến đây chắc hẵn các bạn đã định nghĩa được Cyber Security là gì rồi. Công nghệ thông tin và mạng internet ngày càng phát triển cũng khiến rủi ro bảo mật tăng lên. Tội phạm mạng ngày càng chuyên nghiệp hóa, các mối đe dọa trở nên phức tạp hơn. Các tác nhân đe dọa trên môi trường mạng không ngừng tìm kiếm phương thức vượt qua những bức tường an ninh tiên tiến nhất.

Dưới đây là một số kỹ thuật được tin tặc thường xuyên thực hiện và cũng là thách thức cho Cyber Security phải đối mặt.

  • Hành vi lừa đảo: Phổ biến nhất là Phishing email nhằm lấy thông tin nhạy cảm hoặc điều hướng người dùng đến trang web giả.
  • Ransomware – mã độc tống tiền: Là việc đưa phần mềm độc hại vào nội bộ để mã hóa, xóa dữ liệu, cướp quyền truy cập. Sau đó, Hacker sẽ tiến hành tống tiền người dùng hợp pháp. Đây là một trong những mối đe dọa gây tổn hại nhất. Ransomware không chỉ tàn phá tài chính mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của nhân sự trong doanh nghiệp.
  • Mạo danh doanh nghiệp: Bằng cách tạo website giả hoặc xâm nhập vào website hợp pháp để khai thác thông tin người dùng.
  • Scanning/ Social Engineering: Khai thác các lỗ hổng của doanh nghiệp, cá nhân để trục lợi.
  • Phần mềm độc hại trên thiết bị di động. Khi điện thoại di động được sử dụng rộng rãi hơn thì phần mềm đe dọa dành riêng thiết bị ngày càng tăng. Đó có thể là ứng dụng hợp pháp và vô hại như đọc mã QR, đèn pin, trò chơi, link apk… Những ứng dụng độc hại có thể lợi dụng nhận dạng khuôn mặt thể thanh toán, lấy cắp thông tin…

Các công nghệ Cyber Security được áp dụng phổ biến

Các công nghệ Cyber Security là gì? Chúng được phát minh ra để doanh nghiệp áp dụng vào kế hoạch bảo mật an ninh mạng một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất. Những công nghệ này thường không ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng và khách hàng.

Quản lý danh tính và quyền truy cập – IAM

Quản lý danh tính và quyền truy cập - IAM

IAM là viết tắt của Identity And Access Management. Công nghệ này xác định vai trò và đặc quyền truy cập cho mỗi người dùng và điều kiện để họ có được hoặc từ chối đặc quyền của minh. Đó có thể là đăng nhập một lần trong cùng phiên hoạt động, xác thực đa yếu tố, yêu cầu nhiều thông tin đăng nhập, cấp quyền quản trị cho đối tượng người cụ thể, quản lý vòng đời người dùng…

Quản lý sự kiện và thông tin bảo mật – SIEM

SIEM – Security Information And Event Management có chức năng tổng hợp và phân tích các dữ liệu từ kiện để tự động phát hiện những hành động đáng ngờ của người dùng. Từ đó kích hoạt phản hồi phòng ngừa hoặc khắc phục hậu quả.

Các giải pháp của SIEM ngày nay có thể phân tích hành vi người dùng và sử dụng trí tuệ nhân tạo AI, tự động ưu tiên ứng phó với các đe dọa mạng đã được đặt ra bởi doanh nghiệp.

Cần làm gì để tự bảo vệ trước Cyber Attack

Những biện pháp nên được thực hiện trước các mối đe dọa về Cyber Security là gì? Để tự bảo vệ doanh nghiệp và cá nhân trước Cyber Attack, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Kiểm tra mức độ an ninh mạng hiện tại của tổ chức bằng các công cụ phù hợp hoặc sử dụng doanh nghiệp đánh giá trung gian.
  • Sao lưu dữ liệu định kỳ để có thể nhanh chóng phục hồi khi bị tấn công.
  • Bảo mật thiết bị và mạng bằng cách cập nhật phần mềm, cài đặt phần mềm bảo mật, thiết lập tường lửa, bật bộ lọc thư rác…
  • Mã hóa thông tin quan trọng khi gửi trực tuyến.
  • Sử dụng xác thực 2 yếu tố cho tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội, phần mềm…
  • Quản lý mật khẩu bằng cách không đặt 1 mật khẩu chung, thực hiện đặt mật khẩu dài, phức tạp và đổi định kỳ…
  • Giám sát chặt chẽ việc sử dụng thiết bị và hệ thống máy tính như khóa khi không sử dụng, không truy cập wifi công cộng, sử dụng USB cẩn trọng…
  • Đưa chính sách giáo dục nhân viên về an ninh mạng hiệu quả.
  • Cập nhật những rủi ro an ninh mạng mới nhất.

Bài viết đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về Cyber Security là gì. Các mối đe dọa mạng ngày càng đổi mới và phức tạp, vì vậy việc đảm bảo an ninh mạng là điều vô cùng cần thiết. Để nhanh chóng cập nhật những kiến thức mới nhất về Cyber Security, bạn hãy theo dõi website của chúng tôi mỗi ngày.

Bài viết liên quan

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona
Giỏ hàng của bạn

Giỏ hàng trống!