0
Blog

01 Tháng Tám, 2022

Proxy Server là gì? Cách hoạt động và các loại Proxy Server

Người dùng Internet hiện nay đang có nhu cầu tìm hiểu và sử dụng Proxy Server ngày càng tăng. Cũng như cách thiết lập máy chủ phù hợp với từng hệ điều hành và trình duyệt web muốn sử dụng. Vậy Proxy Server là gì? Có mấy loại Proxy Server thông dụng? Hãy cùng Mona Host tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này qua nội dung bài viết dưới đây.

Proxy Server là gì?

Proxy Server là máy chủ trung gian thay mặt người dùng lấy dữ liệu từ nguồn Internet. Chúng hoạt động như một ranh giới bảo mật dữ liệu bổ sung bảo vệ người dùng khỏi các rủi ro trên mạng.

Chúng có nhiều cách sử dụng khác nhau tùy thuộc vào cấu hình từng loại. Các ứng dụng phổ biến của máy chủ bao gồm hỗ trợ duyệt Internet ở trạng thái ẩn danh, loại bỏ hạn chế địa lý và điều chỉnh các yêu cầu của website.

Tương tự như bất kỳ thiết bị nào được kết nối qua Internet, máy chủ cũng chứa đựng những rủi ro liên quan đến an ninh mạnh mà người dùng nên cân nhắc trước khi sử dụng.

Proxy Server hoạt động như thế nào?

Máy chủ hoạt động bằng cách tạo điều kiện kết nối thông qua yêu cầu và phản hồi website giữa người dùng và máy chủ.

Thông thường, người dùng truy cập một website bằng cách gửi yêu cầu trực tiếp đến máy chủ của website từ trình duyệt web thông qua địa chỉ IP của họ. Sau đó, máy chủ của website sẽ gửi phản hồi chứa dữ liệu trực tiếp cho người dùng.

Proxy Server hoạt động như một “đơn vị” trung gian giữa người dùng và máy chủ web. Máy chủ sử dụng địa chỉ IP khác thay mặt người dùng, “che giấy” địa chỉ thực để gửi yêu cầu đến máy chủ web.

Tại sao nên sử dụng Proxy Server?

Tùy thuộc vào từng loại và cấu hình mà máy chủ sẽ mang lại những lợi ích nhất định cho người dùng:

Thay đổi vị trí địa lý

Người dùng có thể sử dụng máy chủ luân phiên cho các hoạt động tiếp thị trên Internet; trong đó dữ liệu phụ thuộc vào vị trí địa lý. Một số hoạt động có thể kể đến như tổng hợp giá cả, duyệt web, nghiên cứu thị trường, SEO

Tiết kiệm băng thông và cải thiện tốc độ

Máy chủ có thể tăng tốc độ truyền dữ liệu và tiết kiệm băng thông bằng cách lưu vào bộ nhớ đệm các trang web phổ biến. Khi người dùng yêu cầu dữ liệu từ máy chủ thông qua máy chủ, nó sẽ kiểm tra xem có bản sao được lưu trong bộ nhớ cache hay không.

Điều này giúp người dùng truy xuất dữ liệu nhanh hơn nhiều. Một số máy chủ còn hỗ trợ cải thiện tốc độ tải thông qua trải đều các yêu cầu của người dùng trên máy chủ.

Kiểm soát quyền truy cập

Một số người dùng thường sử dụng máy chủ để hạn chế nhân viên truy cập vào một số trang web nhất định. Máy chủ này cũng ghi lại hoạt động của người dùng, cho phép các tổ chức giám sát việc sử dụng Internet của nhân viên tại nơi làm việc.

Cải thiện độ bảo mật

Một số loại máy chủ (như HTTPS Proxy) có thể cung cấp cho người dùng một kết nối an toàn thông qua mã hóa. Hay chặn một số trang web được cho là độc hại, chặn các email nguy hiểm.

Truy cập vào các tài nguyên bị hạn chế

Sử dụng máy chủ cho phép người dùng truy cập vào website ẩn danh bằng cách che giấu địa chỉ IP của họ.

Một số rủi ro khi sử dụng Proxy Server

Giống như bất kỳ dịch vụ thứ ba nào trên Internet, máy chủ cũng chứa đầy những rủi ro mà người dùng nên biết để quyết định xem nó có phù hợp với mục đích sử dụng hay không:

  • Thiếu mã hóa: Trường hợp máy chủ không có cấu hình bằng mã hóa, những kẻ tấn công có thể chặn liên lạc, đánh cắp bất kỳ dữ liệu nhạy cảm nào như tên đăng nhập, mật khẩu.
  • Đăng nhập dữ liệu: Máy chủ lưu trữ địa chỉ IP của người dùng cùng với các dữ liệu truy cập Internet. Một số máy chủ không mã hóa thông tin này, thậm chí có thể bán dữ liệu cho bên khác. Người dùng phải luôn đọc các điều khoản và điều kiện trước khi sử dụng proxy.
  • Quyền riêng tư hạn chế: Mặc dù các máy chủ che giấu địa chỉ IP của người dùng nhưng quyền riêng tư này không nhất thiết phải công khai. Những proxy miễn phí thường hoạt động trên các trang mạng không an toàn và các mô hình kinh doanh dựa trên quảng cáo có chứa phần mềm độc hại, dễ dàng xâm nhập vào thiết bị đánh cắp thông tin.
  • Tốc độ kém: Các máy chủ miễn phí dễ bị quá tải lưu lượng. Nó thường không đủ băng thông cần thiết phục vụ cho hàng nghìn người dùng cùng lúc với tốc độ duy trì và dễ bị lag.

Các loại Proxy Server thông dụng hiện nay

Có nhiều loại máy chủ khác nhau được phân chia theo lưu lượng truy cập, mức độ ẩn danh, ứng dụng, dịch vụ, IP và khả năng truy cập. Dưới đây là một số Proxy Server thông dụng hiện nay:

Forward Proxy Server

Forward Proxy là một loại máy chủ thường chuyển các yêu cầu của người dùng trong mạng nội bộ đến Internet thông qua tường lửa. Khi đó, máy chủ này sẽ cho phép hoặc từ chối yêu cầu của người dùng vượt qua tường lửa để truy cập một website.

Reverse Proxy Server

Đây là một loại mát chủ dùng để kết nối yêu cầu của người dùng đến Internet trong mạng nội bộ thông qua tường lửa. Nó được cấu hình để hạn chế và giám sát quyền truy cập của người dùng vào các máy chủ web chứa dữ liệu nhạy cảm.

Nếu máy chủ cho phép yêu cầu của người dùng, nó sẽ lấy thông tin này từ máy chủ web và trả lời họ. Ngược lại, khi từ chối máy chủ sẽ gửi cho người dùng một thông báo lỗi hoặc chuyển hướng trang web.

Máy chủ dựa vào mức độ ẩn danh

Máy chủ ẩn danh được chia thành 3 loại khác nhau:

  • High Anonymity Proxy Server (Cấp 1).
  • Anonymous Proxy Server (Cấp 2).
  • Transparent Proxy Server (Cấp 3).

Proxy Server dựa vào giao thức

Dựa vào giao thức hoạt động, máy chủ này được chia thành 10 loại:

  • HTTP Proxy Server.
  • HTTPS Proxy Server.
  • SOCKS Proxy Server.
  • SIP Proxy.
  • SMTP Proxy Server.
  • FTP Proxy Server.
  • DHCP Proxy Agent.
  • DNS Proxy Server.
  • Smart DNS Proxy Server.
  • CGI Proxy Server.

Proxy Server dựa vào khả năng tiếp cận

Public Proxy Server

Hay còn được gọi là máy chủ mở, máy chủ chia sẻ cho phép người dùng duyệt Internet ẩn danh bằng cách cung cấp quyền truy cập vào các địa chỉ IP của nó. Loại máy chủ này phù hợp cho người dùng eo hẹp tài chính và ít lo ngại về bảo mật dữ liệu cũng như tốc độ truy cập.

Private Proxy Server

Hay máy chủ chuyên dụng cung cấp cho người dùng cá nhân quyền truy cập độc quyền vào một địa chỉ IP được cung cấp. Loại máy chủ này phù hợp với người dùng cần sự riêng tư tuyệt đối khi truy cập Internet và sẵn sàng đầu tư chi phi cáo hơn để đáp ứng mong muốn của họ.

Dựa vào vị trí IP/ Nguồn truy cập

Data Center Proxy Server

Loại máy chủ này hoạt động dựa trên việc tạo ra các địa chỉ IP nhân tạo, cung cấp cho người dùng khả năng ẩn danh trên Internet. Máy chủ này rẻ hơn và chạy nhanh hơn máy chủ dân dụng nhưng độ bảo mật lại kém hơn.

Residential Proxy Server

Mảy chủ này được liên kết với IPS cung cấp cho người dùng địa chỉ IP thực từ một vị trí thực tế để cho phép người dùng hoạt động ẩn danh trên Internet. Chi phí máy chủ này cao hơn Data Center Proxy nhưng bảo mật cao hơn. Residential được chia thành 2 loại:

  • Static Proxy Server.
  • Rotating Proxy Server.

Mobile Proxy Server

Máy chủ này sử dụng địa chỉ IP từ các thiết bị sử dụng dữ liệu di động như điện thoại hay máy tính bảng. Giúp người dùng thử nghiệm quảng cáo và ứng dụng, UX và các mục đích khác để phát triển sản phẩm.

Bài viết trên của chúng tôi đã giới thiệu cho bạn Proxy Server là gì, phân loại các Proxy Server phổ biến hiện nay và biết được lý do tại sao nên sử dụng nền tảng này. Hy vọng thông tin mà chúng tôi mang lại là thông tin hữu ích nhất.

Xem thêm:

Bài viết liên quan

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona
Giỏ hàng của bạn

Giỏ hàng trống!