0
Blog

14 Tháng Mười, 2022

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Các hệ thống quản trị quen thuộc

Đối với một tổ chức, doanh nghiệp, lượng dữ liệu thuộc sở hữu vô cùng khổng lồ. Các dữ liệu này được sắp xếp theo một cấu trúc nhất định sẽ được gọi là cơ sở dữ liệu. Để có thể quản lý, lưu trữ và cho nhiều người khai thác cơ sở dữ liệu này hiệu quả, các nhà phát triển đã xây dựng nên hệ thống quản trị. Vậy hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Chức năng, cấu trúc và các hệ thống quản trị phổ biến nhất hiện nay như thế nào?

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Đặc điểm của hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu

Hệ quản trị CSDL còn được gọi là Database Management System (DBMS). Đây là hệ thống hay gói phần mềm được sử dụng để quản lý, lưu trữ và cho phép nhiều người dùng thao tác, truy vấn các thông tin dữ liệu bên trong. Hệ quản trị này có khả năng phân cấp quyền hạn cho người tiếp cận như khả năng chỉnh sửa, sắp xếp, xem dữ liệu…

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Đặc điểm của hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu

Chức năng của hệ thống quản trị CSDL

Những chức năng quan trọng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu gồm quản lý từ điển dữ liệu (Data Dictionary), lưu trữ dữ liệu (Data Storage), giao dịch (Transaction Management), bảo mật, kiểm soát quyền truy cập của người dùng…

Từ điển dữ liệu là tập hợp các thông tin để giải thích ý nghĩa cho các phần tử của dữ liệu thuộc DBMS. Từ điển dữ liệu cho biết phần tử đó là gì, chức năng, những thao tác có thể thực hiện và mối quan hệ của phần tử đó với những phần tử khác. Thông thường, từ điển dữ liệu chỉ hiển thị với những người có quyền quản trị DBMS chứ không hiển thị với người dùng.

Chức năng lưu trữ dữ liệu cho phép người quản trị lưu dữ liệu theo nhu cầu riêng, có thể là định dạng báo cáo, video, hình ảnh…

Chức năng quản lý giao dịch cung cấp cho người dùng phương thức để giao dịch hoặc thao tác được thực hiện hoặc không. Các giao dịch và thao tác để thực hiện được phải đáp ứng đúng theo thuộc tính ACID:

  • Atomicity: tính nguyên tử không thay đổi
  • Consistency: tính nhất quán trong giao dịch
  • Isolation: tính độc lập của các giao dịch khi được thực hiện đồng thời trên hệ thống DBMS.
  • Durability: tính bền vững trong thời gian sử dụng dài

Chức năng bảo mật là một trong những điều quan trọng nhất của DBMS. Tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP… là những quy tắc để xác định xem người dùng có được phép truy cập đến cơ sở dữ liệu này hay không.

Kiểm soát quyền truy cập người dùng là việc cho phép nhiều người cùng sử dụng cơ sở dữ liệu nhưng không làm ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của dữ liệu. Thông thường, DBMS cho phép người dùng xem và sao chép chứ không thể chỉnh sửa nội dung có trong đó.

Cấu trúc của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Cấu trúc của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Cấu trúc của hệ quản trị CSDL bao gồm:

  • Dữ liệu, siêu dữ liệu là dữ liệu trong cơ sở dữ liệu và siêu dữ liệu trong thông tin cấu trúc thuộc hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu.
  • Bộ quản lý lưu trữ làm nhiệm vụ tiếp nhận thông tin yêu cầu và thực hiện thao tác tương ứng với CSDL.
  • Bộ xử lý câu hỏi làm nhiệm vụ tiếp nhận thao tác sau đó tìm ra phát lệnh.
  • Bộ quản lý giao dịch đảm bảo thao tác được thực hiện mà không làm thay đổi dữ liệu.
  • Các thao tác với DBMS có thể bao gồm: truy vấn, thay đổi sơ đồ dữ liệu, cập nhật dữ liệu.

Các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu quen thuộc

Hệ quản trị CSDL SQL

Hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu SQL còn được biết đến với tên gọi Microsoft SQL Server. Đây là DBMS được phát triển bởi Microsoft nên sẽ hoạt động tốt nhất với hệ điều hành Windows. Hệ quản trị hoạt động dựa trên server cloud.Những ưu điểm khi sử dụng DBMS SQL là:

  • Tốc độ làm việc nhanh và ổn định. Cho phép xử lý lượng dữ liệu lớn.
  • Có thể xem hình ảnh trực quan trên các thiết bị di động.
  • Tương thích với các sản phẩm được phát triển bởi Microsoft.
  • Hệ thống tin cậy, có khả năng điều chỉnh và theo dõi hiệu suất để giảm việc chiếm hữu tài nguyên.
  • Mang đến đa dạng các phiên bản trả phí để phù hợp với quy mô doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn khác nhau.

Bên cạnh những ưu điểm ở trên, hệ quản trị CSDL này cũng có một vài hạn chế như sau:

  • Chỉ phù hợp đối với doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm của Microsoft, các sản phẩm của nhà khác có thể không hoạt động hoặc tạo xung đột.
  • Vẫn tồn tại các sự cố khi sử dụng tích hợp SQL cho hoạt động nhập tập tin.
  • Hệ thống tự điều chỉnh lượng sử dụng tài nguyên nhưng lượng tài nguyên sử dụng vẫn luôn ở mức cao.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu mySQL

Hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu mySQL là hệ quản trị CSDL mã nguồn mở phổ biến hàng đầu trên thế giới. Hệ quản trị này được sử dụng đặc biệt nhiều trong xây dựng, phát triển các ứng dụng.

Điểm mạnh của mySQL là tốc độ làm việc và tính ổn định cao, dễ sử dụng. Người dùng có thể thay đổi để phù hợp với điều thực hiện công việc. MySQL tương thích trên nhiều hệ điều hành, mang đến nhiều tiện ích lớn cho người dùng.

Với tốc độ cùng tính bảo mật hệ thống tuyệt vời, mySQL phù hợp với những ứng dụng có sử dụng CSDL trên internet. Bên cạnh đó, người dùng có thể khôi phục được các thao tác và phục hồi dữ liệu nếu gặp sự cố.

Người dùng có thể tải hệ quản trị này miễn phí từ trang chủ mySQL. Các hệ điều hành phù hợp là Windows, Linux, Mac OS X, Novell NetWare, SGI Irix, Solaris, SunOS, Unix, FreeBSD, NetBSD…

Bên cạnh ưu điểm, mySQL cũng có những hạn chế như hạn chế dung lượng khi bản ghi dữ liệu người dùng lớn dần. Từ đó, ảnh hưởng đến quá trình truy xuất dữ liệu. Quá trình khôi phục tương đối chậm.

Hệ quản trị CSDL Oracle

Các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu quen thuộc

Hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu Oracle là một trong những hệ thống quản trị CSDL quan hệ lớn nhất trên thị trường hiện nay. Sản phẩm được thiết kế để tính toán điện toán lưới (Grid Computing ) và kho dữ liệu doanh nghiệp (Data Warehousing).

Hệ quản trị Oracle là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp để mang lợi hiệu quả chi phí cho ứng dụng và quản lý CSDL. Những ưu điểm của hệ quản trị Oracle:

  • Đạt được hiệu suất cao nhờ phương pháp và nguyên tắc riêng.
  • Mang đến cho người dùng 5 phiên bản để lựa chọn là Standard One, Standard, Enterprise, Express, Personal. Các phiên bản sẽ có tính năng, dịch vụ và đối tượng hướng đến khác nhau.
  • Có thể lưu trữ dữ liệu lớn.
  • Có tính bảo mật cao và ổn định. Đây là ưu điểm mạnh mẽ nhất của các hệ quản trị CSDL Oracle so với các hệ quản trị khác.

Một số điểm hạn chế của Oracle là:

  • Chi phí để sử dụng Oracle đang cao hơn so với các hệ quản trị khác.
  • Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ chậm.

Hệ quản trị CSDL NoSQL

NoSQL là hệ quản trị CSDL mã nguồn mở không sử dụng câu lệnh T-SQL để truy vấn dữ liệu. NoSQL còn được biết đến là None-Relational SQL hoặc Not-Only SQL. Những ưu điểm của NoSQL là giải quyết được vấn đề dữ liệu lớn về phân tán dữ liệu hoặc hệ thống thông tin. Điểm hạn chế của NoSQL là phụ thuộc vào từng bản ghi, tính toàn vẹn dữ liệu và tính nhất quán.

Nội dung chính của bài viết đã mang đến cho bạn đọc thông tin hữu ích về hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Chức năng, cấu trúc và 4 hệ quản trị CSDL phổ biến nhất hiện nay. Mong rằng qua bài viết, bạn đọc sẽ nắm bắt được thông tin quan trọng về hệ quản trị cơ sở dữ liệu và có thể đánh giá, lựa chọn cho doanh nghiệp DBMS phù hợp.

Bài viết liên quan

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona
Giỏ hàng của bạn

Giỏ hàng trống!