MONA.Host
Contents
Private Cloud là một trong số các mô hình thuộc điện toán đám mây (Cloud Computing) được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay. Mô hình được xây dựng kiến trúc đám mây (Cloud) riêng theo các nguyên tắc trong Cloud Native. Trong bài viết dưới đây, Mona Host sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Private Cloud là gì và những lợi ích mà Private Cloud mang đến cho doanh nghiệp.
Private Cloud là gì?
Private Cloud còn được gọi với tên gọi khác máy chủ ảo dùng riêng, đám mây nội bộ, đám mây công ty. Đây là môi trường điện toán đám mây dành riêng cho một khách hàng, kết hợp nhiều lợi ích của điện toán đám mây, bảo mật và kiểm soát cơ sở hạ tầng CNTT tại chỗ.
Trong môi trường Private Cloud, tất cả các tài nguyên thuộc phần cứng, phần mềm được cung cấp cho duy nhất một khách hàng và chỉ khách hàng đó mới có thể truy cập. Đây là một trong những lý do quan trọng đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp hiện nay lựa chọn Private Cloud thay vì Public Cloud (đám mây cộng đồng), môi trường chia sẻ tài nguyên cho nhiều khách hàng cùng sử dụng.
Vậy những loại doanh nghiệp nào thường lựa chọn Private Cloud? Bạn có thể dựa vào yêu cầu về tuân thủ quy định của doanh nghiệp để lựa chọn mô hình đám mây nội bộ. Những doanh nghiệp yêu cầu xử lý tài liệu bí mật, tài sản trí tuệ, thông tin nhận dạng cá nhân nhân viên – khách hàng, hồ sơ y tế, dữ liệu nhạy cảm, dữ liệu tài chính… sẽ có xu hướng lựa chọn Private Cloud.
Cách thức hoạt động của Private Cloud là gì?
Private Cloud cung cấp đến khách hàng quyền truy cập biệt lập, chỉ một khách hàng được phép truy cập tất cả tài nguyên. Máy chủ ảo dùng riêng thường được lưu trữ tại chỗ trong trung tâm dữ liệu (Datacenter) của khách hàng, tại cơ sở hạ tầng của nhà cung cấp Cloud hoặc Datacenter của bên thứ ba. Khách hàng có thể tự quản lý mọi vấn đề liên quan đến Private Cloud hoặc thuê quản lý một phần hay toàn bộ.
Trong nội dung trên đây chúng tôi đã giúp các bạn hiểu hơn về Private Cloud là gì cũng như cách hoạt động của nó như thế nào? Vậy kiến trúc của Private Cloud bao gồm những gì? Cùng Mona Host tìm hiểu tiếp nhé!
Kiến trúc của Private Cloud
Như đã giới thiệu trước đó, Private Cloud được xây dựng dựa trên các kiến trúc Cloud Native. Với những kiến trúc này, khách hàng tự định cấu hình máy chủ ảo, tài nguyên máy tính theo nhu cầu. Đồng thời, khách hàng có thể nhanh chóng và dễ dàng mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu truy cập tăng đột biến của người dùng truy cập tài nguyên tổng thể.
Các kiến trúc hay công nghệ trong Private Cloud bao gồm:
- Ảo hóa cho phép trừu tượng hóa các tài nguyên CNTT khỏi phần cứng vật lý và gộp vào nhóm tài nguyên không giới hạn về dung lượng là bộ nhớ, dung lượng lưu trữ, mạng. Sau đó, bạn có thể chia tài nguyên thành nhiều phần giữa nhiều máy ảo (Virtual Machines – VM) hay các thành phần cơ sở hạ tầng CNTT ảo hóa khác.
- Bằng cách ảo hóa tài nguyên, khách hàng có thể loại bỏ ràng buộc của phần cứng, tận dụng tối đa không gian trên phần cứng, chia sẻ phần cứng một cách hiệu quả đến nhiều người và ứng dụng. Đồng thời, khả năng mở rộng và thay đổi linh hoạt của Private Cloud được nâng cao.
- Phần mềm quản lý cung cấp đến người quản trị quyền thực hiện kiểm soát tập trung với cơ sở hạ tầng và các ứng dụng chạy trên đó. Nhờ vậy, khả năng bảo mật, tính khả dụng và sử dụng tài nguyên trong Private Cloud được tối ưu.
- Tự động hóa các hoạt động như cung cấp và tích hợp máy chủ mà không cần thao tác thủ công lặp đi lặp lại. Công nghệ tự động hóa giúp giảm sự can thiệp của con người, thúc đẩy hoạt động cung cấp tài nguyên tự phục vụ.
Trong mô hình đám mây nội bộ có hai loại hình dịch vụ được cung cấp, đó là: Iaas – Infrastructure as a service và PaaS – Platform as a service. Để tìm hiểu về hai loại dịch vụ đám mây này, mời các bạn tham khảo thêm các bài viết sau.
- IaaS là gì? Tìm hiểu chi tiết về Infrastructure as a Service
- PaaS là gì? Ưu nhược điểm và cách hoạt động của PaaS
Lợi ích khi sử dụng Private Cloud là gì?
Quá trình làm việc hiệu quả và trong tầm kiểm soát
Private Cloud được lưu trữ tại chỗ hoặc trong môi trường lưu trữ riêng thuộc Datacenter của bên thứ ba. Lợi ích này mang đến cho khách hàng quyền kiểm soát nhiều hơn đối với phần dữ liệu và cơ sở hạ tầng xây dựng Private Cloud của mình. Khách hàng được can thiệp nhanh chóng, kịp thời khi cần thay đổi.
Bộ phận CNTT của doanh nghiệp có thể giám sát quá trình triển khai ứng dụng trên Private Cloud. Đồng thời, họ thuận lợi sử dụng các phân tích nâng cao để dự đoán và ngăn chặn những rủi ro về tắc nghẽn truy cập, tấn công mạng hay thời gian ngừng hoạt động của máy chủ dùng riêng.
Khả năng tùy chỉnh theo doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp đều có nhiều yêu cầu về kỹ thuật và kinh doanh. Những yêu cầu này thay đổi theo thời gian quy mô từng công ty, ngành hay mục tiêu kinh doanh. Private Cloud mang đến cho doanh nghiệp khả năng lựa chọn cơ sở hạ tầng với đặc điểm mạng, lưu trữ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng đầy khác biệt.
Bảo mật và quyền riêng tư cao
Lợi ích quan trọng tiếp theo của Private Cloud là về bảo mật và quyền riêng tư. Tất cả các dữ liệu được đẩy lên Private Cloud đều được lưu và quản lý trên các máy chủ mà không công ty nào khác có thể truy cập. Điều này đã cải thiện đáng kể quyền riêng tư về dữ liệu so với các mô hình cloud khác.
Nếu doanh nghiệp sử dụng Private Cloud tại chỗ, nhóm CNTT nội bộ của doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn cả về môi trường hoạt động, phần cứng, dữ liệu. Trong trường hợp này không có sự xuất hiện của bên thứ ba nên vấn đề về an ninh được cải thiện tốt nhất.
Nếu Private Cloud được đặc tại trung tâm dữ liệu của bên thứ 3, nhóm CNTT nội bộ doanh nghiệp sẽ truy cập dữ liệu qua các mạng có độ bảo mật cao. Mạng này khác với mạng kết nối internet hàng ngày mà chúng ta hay sử dụng.
Khả dụng trong mọi điều kiện địa lý
Private Cloud có sẵn ở mọi nơi. Do vậy, dù bạn hướng tới thị trường trong nước, thị trường nhiều quốc gia tại nước ngoài đều dễ dàng xây dựng tài nguyên để phục vụ khách hàng tại những địa điểm đó.
Đảm bảo khả năng kinh doanh liên tục
Việc đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh khó đạt được hơn khi doanh nghiệp không sở hữu cơ sở hạ tầng máy chủ của chính mình. Không có điều gì đảm bảo doanh nghiệp cung cấp dịch vụ máy chủ hoạt động lâu hơn so với doanh nghiệp bạn.
Do vậy, khi bạn sở hữu máy chủ ảo dùng riêng, bạn không cần lo lắng việc di chuyển toàn bộ dữ liệu, phần mềm khổng lồ của mình sang một dịch vụ máy chủ khác. Đối với Private Cloud, bạn có quyền riêng tư, quyền kiểm soát và đảm bảo tính liên tục cho hoạt động kinh doanh của mình.
Hạn chế của Private Cloud so với các dịch vụ lưu trữ đám mây khác
Private Cloud và Public Cloud
Một số ưu thế của Public Cloud so với Private Cloud là:
- Khả năng mở rộng – thu hẹp của Public Cloud cao hơn. Với Public Cloud, doanh nghiệp có thể tăng dung lượng để đáp ứng lưu lượng truy cập đột biến mà không cần mua hay cài đặt thêm phần cứng vật lý mới.
- Chi phí đầu vào của Public Cloud thấp hơn do khách hàng không cần mua tài nguyên điện toán vật lý riêng.
- Public Cloud cung cấp công nghệ mới nhất nhanh hơn. Hiệu quả kinh tế theo quy mô giúp nhà cung cấp Public Cloud sẵn sàng chi tiêu để cung cấp đến khách hàng công nghệ hiện đại nhất.
Private Cloud và Hybrid Cloud
Ưu thế của Hybrid Cloud so với Private Cloud là doanh nghiệp có thể giữ ứng dụng, dữ liệu nhạy cảm lên cloud trong trung tâm dữ liệu tại chỗ của mình. Trong khi đó, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng đám mây công cộng để truy cập ứng dụng dịch vụ SaaS, nền tảng, dung lượng lưu trữ khác.
>>Có thể bạn quan tâm: Cloud Storage là gì? Vì sao nên sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây
Bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về Private Cloud là gì? Những lợi ích hàng đầu mà Private Cloud mang đến cho doanh nghiệp. Private Cloud phù hợp cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có yêu cầu cao về khả năng bảo mật. Hy vọng thông qua những kiến thức mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây, các bạn đã có thêm nhiều kiến thức về máy chủ ảo dùng riêng.
Bài viết liên quan
Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi