Võ Nguyên Thoại
Contents
- 1. ICANN là gì?
- 2. Sơ lược về lịch sử của ICANN
- 3. Một số từ viết tắt giúp bạn hiểu ICANN rõ hơn
- 4. Những chủ thể có trong ICANN
- 5. Cách thức hoạt động của các chủ thể trong ICANN
- 6. Vai trò của tổ chức ICANN là gì?
- 7. Mối liên hệ giữa ICANN và hệ thống tên miền DNS?
- 8. Mối quan hệ giữa ICANN và IP
- 9. Mối liên hệ giữa ICANN và Root Servers
- 10. Quy trình ICANN ra quyết định diễn ra như thế nào?
- 11. Các cơ chế bảo vệ tên miền của ICANN
- 12. Các cơ chế đăng ký tên miền Tiếng Việt của ICANN
- 13. Trách nhiệm của ICANN
- 14. ICANN WHOIS là gì?
Công nghệ 4.0 ngày càng phát triển vượt trội và Internet đóng vai trò không thể thiếu trong mọi khía cạnh đời sống. Để đảm bảo quá trình vận hành trơn tru và hiệu quả của hệ thống mạng khổng lồ này thì ICANN – một tổ chức đóng vai trò then chốt trong việc giám sát, quản lý và duy trì hoạt động ổn định trên internet. Vậy ICANN là gì?. Chức năng và tầm quan trọng của ICANN như thế nào?. Bài viết này MONA Host sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin chi tiết về tổ chức này.
ICANN là gì?
ICANN là viết tắt của Internet Corporation for Assigned Names and Numbers (Tập đoàn Internet cấp số và tên miền). Đây là một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Marina del Rey, California, Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1998 để giúp chính phủ Hoa Kỳ giám sát và quản lý một số nhiệm vụ liên quan tới internet.
Một trong số nhiệm vụ đó, đáng chú ý nhất là IANA ICANN chịu trách nhiệm quản lý không gian địa chỉ IP (gồm Ipv4 và IPv6) và phân phối những khối địa chỉ tới các cơ quan đăng ký internet trong khu vực. Bên cạnh đó tổ chức phi lợi nhuận ICANN cũng chịu trách nhiệm quản lý và điều phối các yếu tố chính của cơ sở hạ tầng Internet, cụ thể như:
- Quản lý cơ sở dữ liệu của hệ thống tên miền: Đảm bảo rằng hệ thống tên miền trên mạng Internet hoạt động ổn định và hiệu quả. ICANN hiện nay quản lý hơn 180 triệu domain và 4 tỷ địa chỉ mạng trên 240 quốc gia toàn cầu.
- Quản lý và phân phối địa chỉ IP: Ủy quyền và phân phối hệ thống địa chỉ IP cho các khu vực cụ thể trên thế giới, giúp duy trì sự ổn định và phân bổ tài nguyên hợp lý.
- Ban hành các chính sách tên miền cấp cao (Top-level Domain): Phát triển và ban hành các chính sách liên quan đến hệ thống tên miền cấp cao đảm bảo phù hợp với nhu cầu của Internet toàn cầu.
ICANN đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng trên internet ổn định, an toàn và kết nối với nhau.
>> Transfer Tên Miền Là Gì? Các Bước Transfer Domain Về MONA Host Nhanh Chóng
>> VNNIC Là Gì? Vai Trò Của VNNIC Trong Hệ Thống Tên Miền
Sơ lược về lịch sử của ICANN
Và để hiểu hơn về tổ chức ICANN, thông tin dưới đây là tóm tắt sơ lược những giai đoạn lịch sử từ lúc thành lập và giai đoạn phát triển của ICANN:
Giai đoạn trước năm 1998:
- 1983: Jon Postel thành lập IANA (Internet Assigned Numbers Authority) tại Đại học Nam California để quản lý việc chuyển địa chỉ Internet theo hợp đồng với Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
- 1997: Chính quyền của bà Clinton bắt đầu kế hoạch tư nhân hóa quản lý DNS.
1998: ICANN được thành lập
- Ngày 18 tháng 9 năm 1998, tổ chức phi lợi nhuận ICANN được thành lập nhằm giám sát và quản lý các nguồn lực cốt lõi liwwn quan tới Internet.
- Đại học Nam California đã chuyển giao hợp đồng IANA cho ICANN.
- Trọng tâm chính là phát triển chính sách cho hệ thống tên miền (DNS).
- Ban hành chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất (UDRP) để giải quyết tranh chấp về đăng ký tên miền.
Những năm 2000: Mở rộng tên miền cấp cao nhất
- Giới thiệu một số tên miền cấp cao nhất (TLD) mới: TLD mã quốc gia (ccTLD), TLD chung (gTLD)
- ICANN ký hợp đồng chính thức với chính phủ Hoa Kỳ để thực hiện các chức năng của IANA.
- ICANN áp dụng chính sách công nhận nhà đăng ký vào năm 2001, mở ra sự cạnh tranh trong việc bán tên miền .com, .net và .org.
Những năm 2010: Trọng tâm toàn cầu
- Năm 2011: ICANN quyết định mở rộng hệ thống tên miền cấp cao, cho phép các tên miền như .app, .coke, .microsoft
- Năm 2012: Giới thiệu hơn 1.300 TLD mới tiềm năng.
- Nhấn mạnh sự thay đổi theo hướng toàn cầu hóa hơn trong việc quản trị internet.
- Năm 2016: ICANN hoàn thành quá trình chuyển giao quản lý DNS từ chính phủ Hoa Kỳ sang một hệ thống quản lý mới, gọi là “New gTLD” (New Generic Top-Level Domain).
- Năm 2017: Chính phủ Hoa Kỳ hoàn tất quá trình giảm dần sự liên quan của mình với ICANN và các chức năng của IANA.
Giai đoạn phát triển và thách thức gặp phải của ICANN
- Giải quyết vấn đề bảo mật DNS trước các mối đe dọa mạng.
- Đảm bảo tính toàn vẹn của quản trị internet toàn cầu.
- Cải thiện bảo mật DNS.
- Nâng cao trách nhiệm giải trình và tính minh bạch trong hoạt động giải quyết những vấn đề liên quan đến chính sách sử dụng
- Giải quyết các vấn đề về quyền riêng tư trên Internet và việc sử dụng tên miền.
ICANN hiện nay vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều phối các yếu tố cơ bản của cơ sở hạ tầng Internet.
>> 11 Bản Ghi DNS Record Phổ Biến
Một số từ viết tắt giúp bạn hiểu ICANN rõ hơn
Dưới đây là một số từ viết tắt liên quan quan trọng liên quan về ICANN bạn nên biết:
- Hệ thống tên miền (DNS): Hệ thống phân giải tên miền thành địa chỉ IP, giúp người dùng dễ dàng truy cập trang web và các dịch vụ trực tuyến.
- IANA: Cơ quan cấp số hiệu Internet (Internet Assigned Numbers Authority) thuộc một phần của ICANN có vai trò quản lý tên miền cấp cao (TLD) và phân phối địa chỉ IP cho những tổ chức đăng ký địa chỉ Internet (RIRs) trên toàn thế giới.
- NTIA: Cơ quan quản lý thông tin viễn thông quốc gia Hoa Kỳ (National Telecommunications and Information Administration), một tổ chức trực thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ và có vai trò thúc đẩy sự phát triển công nghệ thông tin và viễn thông tại Hoa Kỳ.
- TLD: Tên miền cấp cao nhất (Top-Level Domain), gồm .com, .org, mã quốc gia như .uk và mx và các hậu tố khác.
- Địa chỉ IP: Dãy số xác định duy nhất cho mỗi thiết bị kết nối với Internet.
- Registry Operator: Là tổ chức hoặc công ty được ủy quyền bởi ICANN để quản lý cơ sở dữ liệu của các tên miền trong cùng một TLD (Top-Level Domain) như .com, .net, .vn.
>> Registry Lock Domain Là Gì? Có Nên Khóa Tên Miền Không?
Những chủ thể có trong ICANN
ICANN là tổ chức quốc tế gồm nhiều chủ thể và các tổ chức thành viên khác nhau, mỗi chủ thể sẽ có vai trò khác nhau trong việc quản lý và phát triển hệ thống tên miền, dưới đây là một số chủ thể chính có trong ICANN:
- Registry Operator (Nhà quản lý sổ danh bạ): Đây là tổ chức ICANN ủy quyền để quản lý cơ sở dữ liệu của các tên miền trong cùng một TLD (Top-Level Domain) chẳng hạn như .com, .net, .org
- Registrar (Nhà đăng ký tên miền): Là các công ty được ủy quyền bởi Registry Operator để bán các tên miền cho khách hàng. Nơi người dùng có thể đăng ký và quản lý tên miền của họ, bao gồm thay đổi thông tin liên hệ, thiết lập DNS, gia hạn tên miền,…
- Registrant (Chủ sở hữu tên miền): Là người dùng, tổ chức hay doanh nghiệp đăng ký và sở hữu tên miền. Có quyền sử dụng tên miền của mình, bao gồm sử dụng tên miền cho trang web, email, dịch vụ trực tuyến,…
- Reseller (Nhà phân phối lại tên miền): Là các nhà bán lại tên miền của một hoặc nhiều Registrar khác.
Cách thức hoạt động của các chủ thể trong ICANN
Hoạt động của các chủ thể sẽ bao gồm hai phần:
- Bắt đầu từ vị trí của một khách hàng.
- Kết thúc ở vị trí của một Registry Operator.
Khi khách hàng đăng ký tên miền, họ sẽ thanh toán một khoản phí cho Registrar, bao gồm các phí:
- Phí cho ICANN.
- Phí dịch vụ đăng ký.
Sau đó, Registrar sẽ tiếp tục nộp một khoản phí khác cho ICANN, bao gồm:
- Phí ICANN (thu từ khách hàng).
- Phí ủy quyền từ ICANN.
Bên cạnh đó, Registrar còn phải đóng thêm một khoản phí cho Registry Operator.
Vai trò của tổ chức ICANN là gì?
ICANN thường được nhắc đến với vai trò “chịu trách nhiệm về internet”. Tuy nhiên, đây là một câu trả lời mờ hồ, chưa xác định rõ được giới hạn chịu trách nhiệm như thế nào. Do vậy, dưới đây là vai trò chính của ICANN trong “chịu trách nhiệm về tính an toàn và ổn định” của internet:
- Quản lý hệ thống tên miền (DNS): ICANN chịu trách nhiệm quản lý kho danh sách tên miền cấp cao nhất (TLD) toàn cầu. Và đảm bảo rằng mỗi tên miền trong một TLD là duy nhất và không trùng lặp, giúp người dùng dễ dàng phân biệt và truy cập các trang web. ICANN cấp phép và giám sát hoạt động của các cơ quan đăng ký tên miền (Registrar). Thiết lập những quy tắc cho việc đăng ký và quản lý tên miền, đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong hệ thống tên miền. Và ICANN sẽ giải quyết những tranh chấp giữa các bên liên quan đến tên miền thông qua các cơ chế như chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất (UDRP).
- Phân bổ và phân phối các địa chỉ IP : ICANN đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và phân phối địa chỉ IP (Internet Protocol) cho phép các thiết bị kết nối với internet. ICANN hợp tác với các cơ quan đăng ký Internet khu vực (RIR) để phân phối các khối địa chỉ IP cho các nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP), tổ chức và cá nhân sử dụng internet.
- Chỉ định định danh giao thức: Để đảm bảo các ứng dụng và dịch vụ internet hoạt động cùng nhau, duy trì danh sách số cổng được dành riêng cho các giao thức trên internet cụ thể. Ví dụ: cổng 80 được dành cho giao thức HTTP, cổng 443 được dành cho giao thức HTTPS, và cổng 25 được dành cho giao thức SMTP. Việc chỉ định số cổng sẽ đảm bảo rằng ứng dụng và dịch vụ internet khác nhau có thể giao tiếp hiệu quả với nhau mà không bị xung đột.
- Quản lý vùng gốc của DNS (DNS root zone): Vùng gốc DNS đóng vai trò quan trọng như “sổ danh bạ chính” trên internet, giúp liên kết tên miền với địa chỉ IP tương ứng. ICANN với vai trò là tổ chức quản lý phi lợi nhuận toàn cầu, chịu trách nhiệm chính cho việc quản lý và duy trì vùng gốc DNS. ICANN đảm bảo rằng vùng gốc DNS là nguồn thông tin chính xác và đáng tin cậy về các tên miền trên internet.
- Quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến địa chỉ IP và tên miền: ICANN có vai trò trong việc quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến địa chỉ IP và tên miền, cụ thể như cơ sở dữ liệu WHOIS chứa thông tin về tên miền và chủ sở hữu của domain đó.
>> Cách Chọn Tên Miền Đẹp Và Chuẩn SEO
Mối liên hệ giữa ICANN và hệ thống tên miền DNS?
Hệ thống tên miền DNS dùng để chuyển đổi những dãy số địa chỉ IP dài và phức tạp thành một tên miền dễ nhớ chứa chữ cái, số và ký tự “-”. Khi quá trình chuyển đổi hoàn tất, bạn có thể tìm thấy một trang web nhanh chóng và dễ dàng với một tên miền, thay vì một chuỗi IP.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối, hệ thống tên miền (DNS) đảm bảo sự liên kết giữa tên miền và địa chỉ IP. ICANN chủ yếu quản lý hai thành phần chính của tên miền: tên miền cấp hai (SLD) và tên miền cấp cao nhất (TLD).
TLD được phân loại dựa trên nhiều yếu tố như vị trí địa lý, mục đích sử dụng, độ tuổi và nhà điều hành, cung cấp cho người dùng cái nhìn chi tiết về đặc điểm của chúng.
Các loại TLD bao gồm:
- Tên miền cấp cao nhất chung (gTLD) như .com, .org và .net.
- Tên miền cấp cao nhất dựa theo mã quốc gia (ccTLD) như .uk, .ca và .fr.
- Tên miền cấp cao nhất mới (nTLD) như .agency, .bio và .charity.
- Tên miền cấp cao nhất được tài trợ (sTLD) như .google và .apple.
Với sự hỗ trợ từ tổ chức Generic Names Supporting Organization – GNSO và tổ chức Country Code Names Supporting Organization – ccNSO, ICANN giám sát cả SLD và TLD. Các tổ chức này là một trong nhiều cơ quan thuộc ICANN.
>> Addon Domain Là Gì? Cách Tạo, Xóa Addon Domain Trên cPanel
Mối quan hệ giữa ICANN và IP
IP là địa chủ duy nhấ gồm một chuỗi các chữ cái và số được phân tách bằng dấu chấm cho phép các thiết bị mạng có thể tương tác, giao tiếp qua internet hay mạng cục bộ. ICANN quản lý việc phân bổ và phân phối các khối địa chỉ IP cho phép máy tính cá nhân truy cập đến các máy tính khác qua internet.
Các địa chỉ IP được quản lý trên 5 cơ quan đăng ký internet khu vực. Các cơ quan sẽ chỉ định địa chỉ IP và các tài nguyên cho khu vực được chỉ định, 5 cơ quan đăng ký gồm:
- AFRINIC – Khu vực Châu Phi
- APNIC – Khu vực Châu Á/ Thái Bình Dương
- ARIN – Hoa Kỳ, Canada và một phần của vùng Caribe
- LACNIC – Mỹ Latinh và một phần của Caribe
- RIPE NCC – Châu Âu, Trung Đông và Trung Á
ICANN làm việc với cộng đồng Internet toàn cầu để phát triển và thực thi các chính sách liên quan đến việc phân phối và sử dụng địa chỉ IP, đảm bảo tính công bằng và hiệu quả.
Mối liên hệ giữa ICANN và Root Servers
ICANN có vai trò quan trọng trong việc quản lý và duy trì hệ thống máy chủ gốc (Root Servers) của DNS (Domain Name System). Máy chủ gốc là các máy chủ quan trọng nhất trong hệ thống DNS, chứa các thông tin cần thiết để phân giải tên miền thành địa chỉ IP.
Vùng gốc DNS bao gồm 13 máy chủ gốc được đặt tại các vị trí khác nhau trên thế giới. Những máy chủ này chịu trách nhiệm quản lý các yêu cầu tên miền cho tất cả các tên miền cấp cao nhất (TLD) như .com, .net, .org, .vn,…
ICANN giữ vai trò trong việc giám sát vùng gốc DNS và phối hợp với các bên liên quan để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và ổn định.
>> Hướng Dẫn Các Bước Đăng Ký Tên Miền .id.vn Nhanh Chóng
>> Top 10 Website Đăng Ký Tên Miền Miễn Phí
Quy trình ICANN ra quyết định diễn ra như thế nào?
Quy trình ra quyết định của ICANN được thực hiện một cách công khai, minh bạch và dựa trên cộng đồng. Dưới đây là các bước chính trong quy trình này:
- Các nhóm hỗ trợ đề xuất thay đổi đối với những về mạng, công nghệ, quy định sử dụng hoặc chính sách bảo vệ quyền lợi của người dùng. Các đề xuất này có thể là mối quan tâm của nhóm hoặc vấn đề được ủy ban cố vấn xác định.
- Các ý kiến và đề xuất nhận được từ các tổ chức hỗ trợ và ủy ban cố vấn sẽ được thảo luận và đánh giá. Quá trình này sẽ diễn ra công khai và minh bạch, để đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan đều có cơ hội đóng góp ý kiến.
- Khi các thay đổi tác động đến các nhóm hỗ trợ khác trong ICANN, nhóm sẽ được nhận những lời khuyên và có cơ hội đưa ra ý kiến về vấn đề. Những ý kiến này cũng được công bố công khai.
- Mỗi ý kiến, đánh giá, vấn đề đều được đưa vào báo cáo duy nhất trước Ban Giám đốc ICANN. Sau đó, Hội đồng quản trị xem xét, chấp thuận hoặc từ chối các thay đổi. Những vấn đề bị từ chối sẽ được gửi lại nhóm, ủy ban… có liên quan kèm theo lời giải thích. Các đơn vị tiếp tục đề xuất thay đổi và gửi lên Hội đồng cho tới khi đạt được quyết định cuối cùng.
- Sau khi các quyết định được đưa ra, ICANN tiến hành thực thi và giám sát các chính sách và quy định này để đảm bảo rằng chúng được thực hiện đúng cách và đạt được mục tiêu mong muốn.
Các cơ chế bảo vệ tên miền của ICANN
ICANN chịu trách nhiệm quản lý hệ thống tên miền toàn cầu. ICANN đã thiết lập một số cơ chế để bảo vệ tên miền diễn ra một cách công bằng và minh bạch, các cơ chế bao gồm:
Cơ chế phản đối đăng ký tên miền cao cấp nhất (Objection)
Quyền này sẽ áp dụng với những trường hợp chính phủ của nhiều quốc gia hay tổ chức, doanh nghiệp nào đó gửi hồ sơ đến cho ICANN để phản đối việc đăng ký tên miền cao cấp nhất.
Bởi miền này gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích của tổ chức hay doanh nghiệp có thể là trùng tên miền gây hiểu nhầm, vi phạm các nguyên tác của xã hội, hoặc làm điều sai trái ảnh hưởng đến tổ chức hoặc doanh nghiệp
Cơ chế giải quyết tranh chấp
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp liên quan đến gTLD, các bên liên quan có thể sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp như:
- Trọng tài: Đây là phương pháp giải quyết tranh chấp nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn so với kiện tụng.
- Thủ tục giải quyết tranh chấp tên miền đồng nhất (UDRP): UDRP được áp dụng cho các tranh chấp liên quan đến thương hiệu và tên miền.
- Kiện tụng: Đây là phương án cuối cùng khi các phương pháp giải quyết tranh chấp khác không hiệu quả.
Cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp / tổ chức đăng ký tên miền thương hiệu
ICANN khuyến khích tổ chức hay doanh nghiệp đăng ký thương hiệu để bảo vệ tối đa quyền lợi liên quan đến tên miền thương hiệu. Đăng ký thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp có quyền hợp pháp và bảo vệ thương hiệu tránh khỏi việc bị sử dụng trái phép domain theo thương hiệu. Bên cạnh đó, ICANN hợp tác với những tổ chức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp được bảo vệ trong quá trình quản lý tên miền.
Cơ chế đăng ký thương hiệu mới nhất của ICANN tập chung chủ yếu vào việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ giúp doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu trong không gian tên miền. Đây là một số điểm nổi bật của cơ chế này:
- Trademark Clearing House (TMCH): Cơ chế TMCH được thiết lập với mục đích bảo vệ quyền lợi của các chủ sở hữu thương hiệu khi tên miền cấp cao mới nhất (gTLD) ra mắt. Khi đăng ký thương hiệu trong TMCH doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo khi có bất kỳ ai đăng ký tên miền tương tự hoặc domain liên quan đến thương hiệu của mình. Việc này giúp doanh nghiệp theo dõi được người dùng sử dụng thương hiệu của doanh nghiệp trên internet như thế nào.
- Dịch vụ Sunrise Period: Cho phép các tổ chức và doanh nghiệp đăng ký tên miền trùng với tên thương hiệu đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu của Trademark Clearing House trước khi tên miền này được công khai. Điều này đảm bảo quyền ưu tiên cho các tổ chức và doanh nghiệp khi đăng ký tên miền liên quan đến thương hiệu của họ.
- Dịch vụ Trademark Claim: Khi sử dụng cơ chế trademark claim hệ thống sẽ thực hiện kiểm tra xem đã có ai đăng ký thương hiệu này chưa cho người đăng ký tên miền mới. Nếu phát hiện tên miền trùng lặp người đăng ký domain sẽ nhận được thông báo Trademark Claim cảnh báo về việc thương hiệu đã được đăng ký trước đó. Thống báo này gửi đến người dùng với mục đích cung cấp thông tin về quyền lợi thương hiệu thúc đẩy người đăng ký nên xem xét kỹ lưỡng hơn khi quyết định sử dụng tên miền đó.
>> Top 5 công cụ kiểm tra lịch sử tên miền tốt nhất hiện nay
>> Định Giá Tên Miền Là Gì? 7 Cách Thẩm Định Tên Miền Chính Xác
Các cơ chế đăng ký tên miền Tiếng Việt của ICANN
Từ tháng 1 năm 2012, ICANN ban hành quy định chính thức về cơ chế đăng ký tên miền tiếng Việt. Khác với các tên miền cấp cao nhất trước đây thường được phân loại theo quốc gia, ví dụ như .vn đại diện cho Việt Nam, hoặc theo lĩnh vực, chẳng hạn như .edu thuộc lĩnh vực giáo dục như trường đại học.
Thì các tên miền cấp cao nhất mới không bị giới hạn về lĩnh vực và có thể sử dụng ngôn ngữ riêng của từng quốc gia. Tất cả các tổ chức, cơ quan, và doanh nghiệp trên toàn thế giới đều có thể nộp hồ sơ đăng ký tên miền cấp cao nhất mới để được ICANN xét duyệt.
Và ICANN sẽ đảm bảo rằng quy trình xét duyệt này đáp ứng được những lợi ích quốc gia, cộng đồng, cũng như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thương hiệu. Sự thay đổi này cho phép các tổ chức và doanh nghiệp trên toàn cầu sử dụng các tên miền phù hợp với nhu cầu của họ, đồng thời thể hiện sự đa dạng văn hóa trên Internet.
Các điểm lưu ý về bảo vệ quyền lợi
Nếu bạn đăng ký tên miền cấp cao để sử dụng thì cần lưu ý một vài quy định để bảo vệ quyền lợi của mình. Đầu tiên bạn cần để ý đến quy định mới về cơ chế phản đối đăng ký domain. Đối tượng phản đối gồm chủ thương hiệu, tổ chức quốc gia, cộng động hay những bên liên quan khác.
Và tiếp đến, bạn cần xem xét quy trình giải quyết tranh chấp nếu có khi tên miền cấp cao được cấp phát và sử dụng.
Hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức đăng ký tên miền
Bộ Thông Tin và Truyền Thông (Bộ TT&TT) thực hiện nhiều chính sách và hoạt động nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký tên miền quốc tế. Một số hỗ trợ cụ thể bao gồm như cung cấp thông tin và hướng dẫn chi tiết về quy trình đăng ký tên miền quốc tế trên website của Bộ TT&TT và các cơ quan chức năng liên quan. Tổ chức các hội thảo, tập huấn về đăng ký tên miền quốc tế cho doanh nghiệp, ban hành những tài liệu hướng dẫn quy trình đăng ký cụ thể chi tiết. Nếu người dùng có những thắc mắc cần hỗ trợ có thể tham vấn Bộ Thông Tin và Truyền Thông. Việt Nam đóng góp những ý kiến và đề xuất tích cực đến tổ chức đăng ký tên miền quốc tế nhằm đảm bảo được những lợi ích của quốc gia.
Trách nhiệm của ICANN
Trách nhiệm giải trình và tính minh bạch của ICANN là phương tiện để khởi tạo mô hình trách nhiệm được thực thi thông qua các đánh giá, báo cáo và cải tiến quy trình liên tục.
ICANN chịu trách nhiệm giải trình với các bên liên quan sau:
- Trách nhiệm giải trình trong phạm vi công cộng: ICANN sử dụng nhiều cơ chế khác nhau để chứng minh rằng họ đang hành xử có trách nhiệm.
- Trách nhiệm pháp lý và doanh nghiệp: ICANN phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng và pháp lý của mình.
- Trách nhiệm cộng đồng: ICANN dự kiến sẽ hành động phù hợp với mong đợi của cộng đồng.
ICANN cam kết minh bạch của mình bằng cách xuất bản công khai và thường xuyên tất cả các tài liệu liên quan đến hoạt động. Thông tin chỉ có thể được giữ kín khi có lý do rõ ràng về việc bảo mật.
Ví dụ: ICANN không công bố thông tin cá nhân về nhân viên hoặc thông tin liên quan đến các cuộc thảo luận bí mật với chính phủ.
ICANN WHOIS là gì?
ICANN WHOIS là một công cụ cho phép bạn tra cứu thông tin về việc đăng ký tên miền và các tài nguyên Internet khác. Công cụ WHOIS cung cấp thông tin cho bạn những thông tin về chủ sở hữu tên miền, ngày đăng ký, ngày hết hạn, cờ trạng thái, DNSSEC và các thông tin liên quan khác. Đây là một phương tiện hữu ích để kiểm tra tính hợp lệ và lịch sử của tên miền.
Ngoài ra, ICANN cũng đã phát triển một công cụ mới gọi là ICANN Lookup, sử dụng giao thức RDAP (Registration Data Access Protocol). RDAP mang lại nhiều lợi ích hơn so với WHOIS, bao gồm quyền truy cập an toàn hơn, định dạng thông tin đơn giản và dễ sử dụng.
>> Vòng Đời Tên Miền Việt Nam & Quốc Tế Chi Tiết Các Giai Đoạn
Với thông tin trên bài viết đã cung cấp đến bạn chi tiết ICANN là gì, vai trò, cách hoạt động, trách nhiệm liên quan đến ICANN. ICANN không thực hiện quản lý nội dung xuất hiện trên internet nhưng chịu trách nhiệm để giữ cho website được an toàn. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ hiểu hơn về ICANN.
Bài viết liên quan
Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi