0
Blog

13 Tháng Mười Hai, 2022

Tên miền quốc tế là gì? Các giai đoạn vòng đời của tên miền quốc tế

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đang hướng tới phát triển và mở rộng thị trường quốc tế. Đây là điều kiện tốt giúp cho các doanh nghiệp có được vị trí vững chắc, sức ảnh hưởng và có khả năng mang về lợi nhuận cao. Một trong những yếu tố quan trọng thực hiện việc làm này đó chính là cần phát triển Website với tên miền quốc tế phù hợp. Vậy tên miền quốc tế là gì? Hãy cùng Mona Host tìm hiểu chi tiết hơn các thông tin liên quan tới tên miền quốc tế trong bài viết dưới đây.

Tên miền quốc tế là gì?

tên miền quốc tế là gì

Tên miền quốc tế được cấp phát và quản lý bởi tổ chức quản lý tên miền ICANN (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers) là tập đoàn Internet và cấp số tên miền. Hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới đều có thể sử dụng các tên miền quốc tế.

Tên miền quốc tế có thể thuộc quyền sở hữu của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, miễn sao tên miền đó đã được đăng ký và cấp phép sử dụng bởi ICANN. Bên cạnh đó, họ có thể sử dụng tên miền cho tới khi không còn nhu cầu sử dụng, ngừng trả phí duy trình sử dụng và không tiếp tục gia hạn sử dụng tên miền.

Tham khảo bài viết liên quan

Tên miền là gì? Tổng hợp kiến thức cần biết về Domain

Các đuôi tên miền quốc tế phổ biến hiện nay

Các đuôi tên miền quốc tế phổ biến hiện nay

Như vậy, nội dung trên đã giải đáp cho các bạn về khái niệm tên miền quốc tế là gì. Sau đây, chúng tôi sẽ tổng hợp lại một số Domain quốc tế đang được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Bạn có thể tham khảo thêm để lựa chọn được tên miền phù hợp trước khi đưa ra quyết định mua và sử dụng chúng. Cụ thể như sau:

  • Tên miền đuôi .com: Đây là phần mở rộng tên miền được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Nó thường được các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thương mại sử dụng.
  • Tên miền đuôi .biz: Được sử dụng phổ biến cho các cá nhân/ tổ chức hoạt động kinh doanh với mô hình Website nhỏ.
  • Tên miền đuôi .edu: Đuôi tên miền này thường được dùng phổ biến đối với các website hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, giáo dục.
  • Tên miền đuôi .org: Dạng Domain quốc tế này được ưu tiên sử dụng cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực văn hóa xã hội, chính trị.
  • Tên miền đuôi .net: Đuôi tên miền này thường được cá nhân hay tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thiết lập và cung cấp dịch vụ trên internet sử dụng.
  • Tên miền đuôi .info: Được sử dụng phổ biến cho những tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thông tin hoặc sản xuất phân phối.
  • Tên miền .name: Dạng tên miền quốc tế này được sử dụng cho các cá nhân tham gia những hoạt động trên không gian mạng internet.

Thủ tục đăng ký tên miền quốc tế

vnnic

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ http://thongbaotenmien.vn/ => Chọn mục Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam => Lựa chọn Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam phù hợp với nhu cầu của bạn.

Bước 2: Tới website của Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam bạn đã chọn và đăng ký online.

Bước 3: Kiểm tra giỏ hàng và các thông tin đăng ký về thời gian, chi phí… một cách cụ thể, chi tiết.

Bước 4: Tiến hành đăng nhập tài khoản trên website mua tên miền để tiếp tục quá trình mua tên miền của mình. Hoặc nếu chưa có tài khoản thì bạn có thể cập nhập các thông tin đăng ký mới hoặc tích hợp với tài khoản Facebook, Google cá nhân.

Bước 5: Lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp để hoàn tất quá trình chọn mua tên miền nhanh chóng và đưa vào sử dụng.

Các giai đoạn vòng đời của tên miền quốc tế

Các giai đoạn vòng đời của tên miền quốc tế

Một tên miền quốc tế sẽ có vòng đời trải qua 7 giai đoạn đó là: Giai đoạn Available – Registered – Expired – Grace Period – Redemption – Pending Delete – Released (Available). Cụ thể từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn Available

Ở giai đoạn này, tên miền quốc tế chưa được bất kỳ cá nhân/ tổ chức nào đăng ký. Do vậy, giai đoạn này ai cũng có thể đăng ký với điều kiện tên miền phải hợp lệ.

Các tiêu chí tên miền hợp lệ:

  • Tên miền bắt buộc phải bao gồm các ký tự thuộc bảng chữ cái từ A-Z, các số từ 0-9 và dấu trừ (-).
  • Tên miền có chiều dài tối đa không quá 253 ký tự đã bao gồm cả phần mở rộng như .com, .net, .org…
  • Các ký tự hay khoảng trắng xuất hiện trong tên miền đều được coi là không hợp lệ.
  • Ưu tiên sử dụng các dạng Domain ngắn gọn, dễ nhớ và không gây ra sự nhầm lẫn.
  • Nên sử dụng tên miền có liên quan tới lĩnh vực mà bạn đang hoạt động.
  • Tên miền sẽ không được phép bắt đầu hay kết thúc bằng dấu trừ (-).

Giai đoạn Registered

Ngay sau khi bạn mua tên miền thành công thì tên miền sẽ được đăng ký và được hoạt động bởi các cá nhân, tổ chức… Thông thường trong giai đoạn này, bạn có thể gia hạn tối thiểu 1 năm và tối đa là 10 năm.

Giai đoạn Expired

Giai đoạn này thì tên miền đã hết hạn mà không được chủ sở hữu gia hạn. Như vậy, tên miền sẽ không thể hoạt động được nữa, đồng nghĩa với việc người dùng không thể truy cập vào trang web có liên kết với tên miền.

Giai đoạn Grace Period

Nếu tên miền hết hạn thì sẽ rơi vào giai đoạn “chờ đợi”. Ở giai đoạn này, tên miền không hoạt động và không ai có thể đăng ký được. Theo quy định của ICANN, tùy vào tên miền mà thời gian chờ đợi gia hạn sẽ từ 30-45 ngày. Tuy nhiên, một số tên miền sẽ có trạng thái gia hạn đặc biệt như sau:

  • Tên miền .EU: Không có thời gian chờ gia hạn và nó sẽ hết hạn vào ngày cuối cùng thứ 2 của tháng mà tên miền sẽ hết hạn.
  • Tên miền .WS, .NAME: Thời gian chờ gia hạn không có.
  • Tên miền .TEL: Cần chờ gia hạn 30 ngày.
  • Tên miền .UK: Thời gian chờ gia hạn lên tới 90 ngày sau khi hết hạn.
  • Tên miền .TV: Thời gian chờ gia hạn là 30 ngày.
  • Tên miền .CO: Sẽ có 15 ngày để chờ gia hạn.

Giai đoạn Redemption

Giai đoạn này là tên miền hoàn toàn ngưng hoạt động và toàn bộ thông tin quản trị của tên miền đã bị xoá, các truy cập dựa vào tên miền (web, mail,…) Đều bị chấm dứt. Tuy tên miền vẫn chưa được mở tự do để đăng ký lại nhưng nó sẽ được đặt vào trạng thái “chờ chuộc” này, tầm khoảng 25-30 ngày. Để chuộc lại tên miền, bạn sẽ phải trả một khoản phí được tính như sau:

Chi phí phải trả = phí chuộc + phí gia hạn tên miền tối thiểu 1 năm

Trong đó:

  • Phí chuộc : Là chi phí phải trả để chuộc lại tên miền đã rơi vào trạng thái Redemption.
  • Tuỳ vào quy định của của mỗi Registrar mà phí chuộc có thể là: 75$, 100$, 120$, 140$, 175$, 200$,…
  • Khi đã chuộc được tên miền thì bạn cần gia hạn để tên miền quay lại giai đoạn Registered. Do vậy, bạn cần phải thanh toán thêm chi phí gia hạn tên miền,

Giai đoạn Pending Delete

Đây là giai đoạn chờ xóa tên miền. Nếu bạn bỏ qua giai đoạn Redemption thì tên miền sẽ rơi vào trạng thái này. Lúc này thì cả bạn hay nhà đăng ký đều sẽ không thể can thiệp gia hạn được nữa. Giai đoạn này sẽ diễn ra trong vòng 5 ngày và tên miền sẽ bị xóa hoàn toàn. Đồng thời, chúng ta phải quay trở lại giai đoạn Available.

Giai đoạn Released (Available)

Tên miền quốc tế sẽ quay lại giai đoạn đầu tiên Available và bắt đầu một vòng đời mới.

Cách tra cứu tên miền quốc tế

Cách tra cứu tên miền quốc tế

Bước 1: Truy cập vào website Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam để tra cứu trực tuyến.

Bước 2: Nhập vào ô tìm kiếm tên miền mà bạn định tìm và sau đó chọn biểu tượng kính lúp để tra cứu tên miền.

Bước 3: Kéo chuột xuống dưới để tra cứu các thông tin về tên miền của bạn có trong cơ sở dữ liệu của Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam.

Tham khảo bài viết liên quan:

Tên miền Việt Nam hay tên miền Quốc tế sẽ tốt hơn?

Như vậy, bài viết trên chúng tôi đã giải đáp cho bạn đọc về tên miền quốc tế là gì? Cũng như các thông tin có liên quan tới tên miền quốc tế. Nếu các bạn còn có các vấn đề khác cần thắc mắc, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp nhé!

Bài viết liên quan

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona
Giỏ hàng của bạn

Giỏ hàng trống!