Tên miền và Website là những tài sản vô hình của doanh nghiệp và thường không thay đổi trong suốt quá trình hoạt động. Tuy nhiên, vì một vài lý do, doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi sang một tên miền mới. Trong bài viết này, Mona Host sẽ hướng dẫn cho các bạn cách chuyển tên miền cũ sang tên miền mới không bị mất Rank và Traffic hiệu quả nhất.

Rank và Traffic của tên miền là gì?

Rank và Traffic của tên miền là gì?

Rank hay thứ hạng website là vị trí của một trang web trên công cụ tìm kiếm. Trong đó, công cụ phổ biến và được quan tâm nhiều nhất là Google. Rank phụ thuộc chủ yếu vào hai chỉ số là tổng số lượt người dùng xem trang và tổng số người truy cập.

Traffic là thuật ngữ để thể hiện lưu lượng truy cập của một trang web trong một khoảng thời gian cụ thể. Đối với bất kỳ website nào, traffic đều đóng vai trò quan trọng. Chỉ khi website thu hút được người dùng, ở vị trí cao thì người xem mới thấy và truy cập vào trang web. Thông thường, khi traffic của trang web tăng lên, cơ hội để cải thiện doanh thu doanh nghiệp sẽ tăng.

Khi nào bạn cần chuyển tên miền cũ sang tên miền mới?

Khi tên miền cũ bị Google phạt

Khi website của doanh nghiệp vi phạm một điều khoản nào đó trong SEO sẽ bị Google phạt. Một trong những án phạt thường thấy nhất là đánh hạ 1 phần hoặc toàn bộ từ khóa trong website.

Hậu quả của những án phạt này là làm các trang web bị tụt sâu, thậm chí văng khỏi top 100. Dưới những nỗ lực SEO mũ trắng nhưng không thể cải thiện, doanh nghiệp có thể lựa chọn chuyển sang tên miền mới.

Khi bạn chuyển đổi thương hiệu

Thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng của doanh nghiệp và mang tính cố định, gắn bó lâu dài. Tuy nhiên, qua thời gian, bạn nhận thấy tên doanh nghiệp không còn phù hợp và cần thay đổi.

Lúc này, Transfer tên miền là một trong những công việc cần làm. Hoạt động này nhằm đảm bảo domain phù hợp với tên doanh nghiệp mới và hỗ trợ xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu nhất quán.

Khi doanh nghiệp tìm được tên miền mới tốt hơn

Khi doanh nghiệp tìm được tên miền mới tốt hơn

Một vài tình huống bạn nhận thấy nên đổi tên miền hiện tại sang tên miền mới:

Thứ nhất: Tên miền hiện tại của bạn không phản ánh chính xác thương hiệu hoặc công ty của bạn. Các ngành có sự thay đổi theo thời gian và bạn nhận thấy tên miền không còn phù hợp hoặc hữu ích trong việc xác định sản phẩm hoặc công ty của bạn trên thị trường.

Thứ hai: Tên miền của bạn không được phổ biến. Trong tên miền có quá nhiều dấu gạch nối và số, lượng ký tự trong tên miền quá nhiều… Tất cả những điều này làm việc ghi nhớ tên miền doanh nghiệp trở nên khó khăn.

Thứ ba: Bạn muốn thay đổi phần mở rộng của tên miền. Thay vì .net, .info… bạn muốn chuyển domain sang .com để tên miền hướng đến đa dạng lĩnh vực hơn. Và điều ngược lại cũng có thể xảy ra.

Tham khảo bài viết liên quan:

Tên miền là gì? Tổng hợp kiến thức cần biết về Domain

Hoạt động cần làm trước khi chuyển tên miền cũ sang tên miền mới

Sao lưu trang Web của bạn

Khi bắt đầu Transfer tên miền đầu tiên cần sao lưu trang web là lưu toàn bộ dữ liệu trang web tại một nơi khác an toàn và không chịu ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi domain. Việc này nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro mất dữ liệu trong quá trình chuyển đổi.

Bạn nên sao lưu đầy đủ dữ liệu như chức năng cho các tệp và cơ sở dữ liệu của mình trước khi thực hiện bất kỳ sửa đổi quan trọng nào. Nếu bạn có một trang web WordPress, bạn có thể Backup và di chuyển sang miền mới bằng cách sử dụng plugin như BackUp WordPress hoặc Backup Buddy.

Kiểm tra thông tin tên miền mới

Chuyển sang một “ngôi nhà” mới thì bạn nhất định phải kiểm tra trạng thái của ngôi nhà này. Nếu tên miền mới đã được đăng ký, bạn cần kiểm tra kỹ để đảm bảo domain không chịu bất kỳ hình phạt nào của Google.

Bạn có thể thêm miền mới này vào công cụ Google Search Console, sau đó truy cập tab Manual Actions để xem mọi vấn đề chưa được giải quyết. Nếu trong tab không có vấn đề, bạn có thể an tâm chuyển đổi.

Kiểm tra thực trạng thứ hạng của tên miền cũ

Trước khi di chuyển đến tên miền mới, bạn phải kiểm tra tất cả các số liệu thống kê tại tên miền cũ. Việc làm này sẽ giúp bạn nắm bắt mọi thông tin về tên miền cũ và đo lường mức độ thành công sau khi chuyển sang tên miền mới.

Trong những ngày đầu chuyển đổi, các chỉ số có thể sụt giảm. Tuy nhiên, nếu quá trình chuyển đổi được thực hiện thành công, rank, traffic và các chỉ số khác sẽ sớm quay trở lại với tín hiệu tích cực.

Hai yếu tố bạn nên đặc biệt quan tâm là backlink của trang web và những liên kết chất lượng mang lại lượng truy cập cao. Đây sẽ là căn cứ để xác định chuyển hướng 301 (vĩnh viễn) phù hợp.

Cách chuyển tên miền cũ sang tên miền mới không bị mất Rank và Traffic

Cách chuyển tên miền cũ sang tên miền mới không bị mất Rank và Traffic

Chuyển nội dung Website sang tên miền mới

Quá trình chuyển nội dung có thể thực hiện thủ công hoặc tự động bằng plugin. Nếu bạn định di chuyển theo cách thủ công, hãy đảm bảo rằng bạn đã có sẵn hệ thống quản lý nội dung. Ví dụ: nếu bạn đang sử dụng WordPress trên một miền mới, bạn sẽ cần đảm bảo bộ khung cơ bản của trang web của mình được đặt đúng chỗ bằng cách cài đặt WordPress trên miền mới.

Nếu bạn lựa chọn dùng plugin, Duplicator hoặc All-in-One WP Migration là sự lựa chọn phù hợp để có thể tự động hóa quy trình hiệu quả.

Sử dụng chuyển hướng 301 (vĩnh viễn)

Chuyển hướng 301 không chỉ điều hướng người dùng đến đúng trang mà còn thông báo cho các công cụ tìm kiếm rằng trang đã được di chuyển vĩnh viễn và chuyển dộ uy tín của liên kết sang trang mới.

Trong tệp .htaccess của mình, bạn có thể tạo chuyển hướng “wild card” giúp di chuyển mọi thứ ở cấp độ tên miền. Việc này sẽ thêm chuyển hướng vĩnh viễn vào tất cả các URL tên miền cũ của bạn đến tên miền mới có cùng một URL.

Đôi khi, việc chuyển hướng vĩnh viễn vẫn có một vài lỗi. Do vậy, bạn phải dành thời gian kiểm tra kỹ xem mọi thứ có được chuyển hướng 301 chính xác hay không. Điều này đóng vai trò quan trọng đối quá trình tìm kiếm của người dùng. Đồng thời, việc này lưu lượng truy cập của domain mới sẽ nhanh chóng được phục hồi nếu chuyển hướng thuận lợi.

Giữ nguyên chủ sở hữu tên miền

Google và các công cụ tìm kiếm các phải lập chỉ mục cho trang web để có thể xếp hạng cho website. Để làm được điều này, công cụ tìm kiếm sử dụng chương trình thu thập dữ liệu trang web và ghi nhớ lại URL để đưa vào kết quả. Quá trình này còn được gọi là SERPs.

Khi doanh nghiệp đăng ký một tên miền, chủ sở hữu sẽ được yêu cầu cung cấp nhiều thông tin liên hệ. Dữ liệu này được phản ánh trong cơ sở dữ liệu Whois. CSDL này đặc biệt quan trọng để xác nhận tính khả dụng của miền hoặc xác định ai sở hữu tên miền.

Tạo một Sitemap.xml và tối ưu Sitemap

Sitemap hay sơ đồ trang web đóng vai trò quan trọng để các công cụ tìm kiếm tìm, thu thập dữ liệu và lập chỉ mục tất cả nội dung trong website. Sơ đồ trang web cũng thông báo cho các công cụ tìm kiếm về các trang quan trọng nhất trên trang web của bạn. Nó thường có dạng Sơ đồ trang web XML, chứa các liên kết đến các trang khác nhau trên trang web của bạn.

Khi bạn thay đổi từ tên miền cũ sang tên miền mới, bạn nên tạo hoặc cập nhật sitemap và đối tượng này đã được gửi đến các công cụ tìm kiếm. Việc này thúc đẩy các URL mới có thể được lập chỉ mục nhanh hơn. Bạn có thể thực hiện điều này nhanh chóng chỉ với vài cú nhấp chuột trong Google Search Console.

Cập nhật Backlink

Các backlink trỏ về website cũ sẽ không tự cập nhật sang website mới khi bạn thực hiện đổi tên miền. Do vậy, bạn cần cập nhật backlink bằng cách thủ công. Nếu bạn có quá nhiều backlink và không có nhiều thời gian, hãy ưu tiên những website có thẩm quyền cao trước. Các backlink này mang độ uy tín cao và tác đọng lớn đến thứ hạng SEO website của bạn.

Cách chuyển tên miền cũ sang tên miền mới một cách an toàn, tỉ giúp sẽ giúp rank và traffic của tên miền cũ được bảo toàn đáng kể. Trong trường hợp tên miền cũ bị phạt, rank và traffic mới sẽ được phát triển thuận lợi. Với những bước chuyển tên miền ở trên, bạn có thể tự tin cho mục tiêu phục hồi nhanh chóng kết quả SEO và phát triển SEO cao hơn nữa.