Võ Nguyên Thoại
Contents
VoIP hiện là công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy các tổng đài VoIP, các ứng dụng gọi điện thoại miễn phí qua Facebook hoặc Zalo,… Vậy công nghệ VoIP là gì? Ứng dụng của VoIP trong thực tế ra sao? Cùng Mona Host tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Công nghệ VoIP là gì?
VoIP hay còn gọi là Voice IP, đây là chữ viết tắt của cụm từ “Voice Over Internet Protocol”. Hiểu đơn giản thì đây là âm thanh được truyền qua giao thức internet.
Cụ thể VoIP sử dụng công nghệ chuyển mạch gói, các gói tin sẽ được đóng gói và truyền qua internet. Mục tiêu của công nghệ này chính là chuyển mạch kênh với hạ tầng internet. Đặc biệt trên cùng một hạ tầng internet, người dùng có thể sử dụng được web, mail, gọi điện, video call. Để thực hiện việc chuyển mạch gói, điện thoại IP hoặc softphone sẽ tích hợp sẵn các giao thức báo hiệu chuẩn, kết nối với một tổng đài của doanh nghiệp hoặc nhà cung cấp.
Các hình thức kết nối của VoIP
Hiện nay điện thoại truyền thống được xem là phương pháp dùng công nghệ VoIP nhiều nhất. Hơn nữa cũng có khá nhiều cách được dùng để áp dụng công nghệ VoIP. Dưới đây là các hình thức kết nối VoIP phổ biến:
VoIP với điện thoại analog
Truyền giọng nói qua VoIP sẽ được thực hiện qua hạ tầng internet. Do đó một chiếc điện thoại thông thường rất khó để có thể đáp ứng được. Tuy nhiên hiện nay adapter là Analog Telephone Adapter (ATA) có khả năng chuyển đổi tín hiệu nay thành tín hiệu số để truyền qua internet.
VoIP qua điện thoại IP
Với điện thoại IP, người dùng không cần sử dụng adapter ATA như trên để kết nối internet nữa. Bây giờ bạn chỉ cần cắm điện thoại trực tiếp vào cổng Ethenet là điện thoại có thể giao tiếp với công nghệ VoIP đã đăng ký.
VoIP với thiết bị chuyển đổi từ Analog sang IP
Với các công ty chuyên sản xuất phần cứng, bạn có thể cắm trực tiếp jack Ethernet trong nhà để tiến hành chuyển đổi điện thoại tiêu chuẩn thành điện thoại có thể dùng công nghệ VoIP. Thường phần cứng sẽ có cổng web để xem cuộc gọi, thư thoại, kết nối với các dịch vụ khác.
Một cách tối ưu chi phí nhất khi dùng công nghệ VoIP là bạn kết nối tai nghe có micro với máy tính. Ngoài ra có một số ứng dụng phần mềm VOIP bạn có thể tham khảo như: Skype, Jabber, Google,…
Ứng dụng của công nghệ VoIP trong thực tế
Như đã đề cập trước đó, hiện nay công nghệ VoIP được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống. Cụ thể là gì thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
Các ứng dụng OTT
OTT tức là Over The Top App. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các ứng dụng và nội dung như video, âm thanh trên nền tảng Internet. Đặc biệt các ứng dụng OTT không cho phép nhà cung cấp hoặc các cơ quan có thể can thiệp vào. Hiện nay đa số các ứng dụng OTT đều dùng công nghệ VoIP để tiến hành các cuộc gọi cho: Zalo, Facebook, Viber, Skype, Telegram,…
Điện thoại VoIP, Softphone, tổng đài VoIP
Không chỉ có ứng dụng OTT mà VoIP còn được ứng dụng rộng rãi để thực hiện cuộc gọi với điện thoại VoIP. Trong đó công nghệ này được dùng phổ biến với: Gateway, điện thoại IP, phần mềm Softphone.
Ưu và nhược điểm của công nghệ VoIP là gì?
Ưu điểm
Không phải ngẫu nhiên mà VoIP lại được ứng dụng nhiều như vậy trong đời sống. Dưới đây là những ưu điểm của VoIP:
- Gọi nội bộ miễn phí: Công nghệ VoIP cho phép người dùng gọi nội bộ miễn phí không giới hạn về địa lý. Do đó VoIP rất phù hợp với các công ty chi nhánh, chuỗi cửa hàng,…
- Vận hành dễ dàng: VoIP có thể dùng và quản lý dễ dàng từ xa. Khi bạn thay đổi văn phòng hoặc địa chỉ doanh nghiệp, việc di dời hay setup lại cũng khá đơn giản, tối ưu thời gian.
- Mở rộng đơn giản: Khi muốn mở rộng hệ thống, bạn chỉ cần mua thêm thiết bị điện thoại và setup cho văn phòng rất dễ dàng.
- Tính năng vượt trội: Người dùng có thể ghi âm, tự động trả lời, quản lý lịch sử cuộc gọi đơn giản.
- Không giới hạn cuộc gọi đồng thời: Công nghệ VoIP cho phép 1 đường truyền có thể thực hiện nhiều cuộc gọi đồng thời mà không bị gián đoạn.
- Không phụ thuộc vị trí địa lý: Ở đâu có internet đều có thể dùng VoIP.
Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm, công nghệ VoIP còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Cụ thể:
- Yêu cầu phải có điện, mạng mới dùng được: Với bản chất là sử dụng trên môi trường internet, nên nếu không có mạng thì VoIP không thể sử dụng được. Tuy nhiên đây là nhược điểm có thể khắc phục bằng cách backup nguồn điện, kéo thêm đường truyền khi internet gặp vấn đề.
- Ảnh hưởng đến bảo mật dữ liệu: Tình trạng có thể xảy ra chính là ăn trộm cước phí khi môi trường internet gặp lỗi.
Bài viết trên đây, chúng tôi đã giải đáp chi tiết công nghệ VoIP là gì. Có thể thấy VoIP mang đến hiệu quả công việc tốt hơn, dễ dàng triển khai hơn. Do đó người dùng có thể tích hợp công nghệ VoIP với doanh nghiệp để liên lạc một cách dễ dàng, tối ưu chi phí, tiết kiệm thời gian. Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích cho người dùng, liên hệ ngay nếu bạn còn thắc mắc cần được giải đáp nhé.
Bài viết liên quan
Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi