Võ Nguyên Thoại
Contents
Việc bạn lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ Web phù hợp và đáng tin cậy là một bước quan trọng trong việc thiết kế Website. Đối với những người mới bắt đầu, bạn có thể cân nhắc về chi phí, trong đó, việc lựa chọn một Web Hosting miễn phí hay có phí cũng là vấn đề cần suy nghĩ. Vậy, sự khác biệt giữa Hosting trả phí và Hosting miễn phí là gì? Hãy xem bài viết so sánh dưới đây để đưa ra sự lựa chọn đúng đắn cho bạn.
Sự khác biệt giữa Hosting trả phí và Hosting miễn phí là gì?
Tên miền người dùng đặt cho Website
- Hosting miễn phí: Khi các bạn tạo trang Website sẽ có tên miền bắt buộc như yoursite.blogspot.com hoặc yoursite.wordpress.com. Điều này không hợp lý nếu các bạn có ý định làm Website để kinh doanh nhưng tên miền lại không chuyên nghiệp như vậy.
- Hosting trả phí: Khi đăng ký Hosting bạn có thể tự do đặt tên miền mà mình thích, mà không có bất kỳ một sự ràng buộc nào ở đây.
Quảng cáo trên Website
- Hosting miễn phí: Trên Website của bạn sẽ có các cửa sổ popup, banner hoặc bất kỳ quảng cáo nào khác mà người dùng không có quyền kiểm soát chúng. Còn nếu như có, thì chỉ là quyền kiểm soát một phần, bạn chỉ quyết định được kích thước của Banner và vị trí hiển thị ở đâu mà thôi. Bên cạnh đó, người dùng không thể kiểm soát được quảng cáo và khi nào sẽ hiển thị lên Website của mình.
- Hosting trả phí: Bạn có quyền kiểm soát đối với Website của mình và không có bất cứ ai có thể truy cập vào Website của bạn nếu không được sự đồng ý.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng
- Hosting miễn phí: Nếu Website của bạn gặp phải sự cố, thì sẽ không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ phía nhà cung cấp Web Hosting miễn phí.
- Hosting trả phí: Đối với dịch vụ Hosting trả phí thì hoàn toàn ngược lại, các nhà cung cấp Hosting luôn cam kết về hỗ trợ kỹ thuật, khắc phục sự cố khi sử dụng Hosting của họ. Đây được xem là sự đảm bảo an toàn cho Website của các bạn hoạt động dài lâu hơn.
Băng thông và hiệu suất truyền dữ liệu
- Hosting miễn phí: Băng thông và hiệu suất truyền dữ liệu rất kém là nguyên nhân gây ra nhiều rủi ro về tình trạng Downtime, đồng nghĩa với việc Website của bạn ngừng hoạt động. Đồng thời, bạn cũng không thể Upload được nhiều hình ảnh hoặc video vì không có đủ dung lượng ổ đĩa để thực hiện điều đó.
- Hosting trả phí: Băng thông không giới hạn, dung lượng ổ đĩa cực lớn, độ ổn định cao và còn nhiều dịch vụ tốt đi kèm là tất cả những gì bạn nhận được từ dịch vụ Hosting trả phí.
Tính rủi ro và thương mại
- Hosting miễn phí: Các Web sử dụng Hosting miễn phí có thể đối mặt với những cuộc tấn công của tin tặc và nguy cơ bị “die” Website trong trường hợp các nhà cung cấp ngừng cung cấp dịch vụ. Chính vì vậy, toàn bộ dữ liệu sẽ biến mất vĩnh viễn nếu chưa được backup dữ liệu kịp thời. Ngoài ra, Website mà các bạn đã xây dựng trên Web Hosting miễn phí không thể nhượng lại hay bán vì bạn không phải là chủ sở hữu của nó.
- Hosting trả phí: Với tính bảo mật cao và sự ổn định của nhà cung cấp Hosting đảm bảo cho Website của người dùng hoạt động an toàn và hiệu quả. Đặc biệt, nếu có bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào muốn mua lại Website của bạn với giá cả hợp lý thì các bạn hoàn toàn quyết định được vì bạn chính là chủ nhân của nó.
Ưu nhược điểm của Hosting trả phí và Hosting miễn phí
Ưu điểm và hạn chế của Hosting trả phí
Ưu điểm:
- Người dùng được tự do đặt tên miền mình muốn.
- Bạn sẽ có toàn quyền kiểm soát với trang Website của mình, không có truy cập hay quảng cáo không mong muốn.
- Các nhà cung cấp Hosting trả phí luôn luôn cam kết hỗ trợ kỹ thuật. Người dùng sẽ được hỗ trợ nhanh chóng để khắc phục sự cố khi dùng gói dịch vụ Hosting trả phí.
- Hosting trả phí có độ ổn định cao, dung lượng ổ đĩa cực lớn và băng thông không giới hạn.
- Độ bảo mật cao, hệ thống hoạt động ổn định đảm bảo Website hoạt động xuyên suốt, an toàn.
Hạn chế:
- Điểm hạn chế duy nhất của Hosting trả phí đó là bạn sẽ phải hao hụt ngân sách, tốn tiền cho nhà cung cấp. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn xứng đáng với những gì mà bạn nhận được.
Ưu điểm và hạn chế của Hosting miễn phí
Ưu điểm:
- Khi sử dụng dịch vụ Hosting miễn phí người dùng sẽ được sử dụng toàn bộ các tính năng của một Hosting mà không phải trả phí.
- Dễ dàng so sánh dịch vụ giữa các nhà cung cấp với nhau để biết được bên nào tốt nhất, Hosting không bị trì trệ khi sử dụng.
- Hosting miễn phí phù hợp với những trang Website dùng để SEO trong một thời gian ngắn từ 1-2 tháng. Bên cạnh đó Hosting còn đa dạng IP mà vẫn không mất phí.
Hạn chế:
- Trong quá trình sử dụng nếu gặp bất kỳ vấn đề gì cũng không được hỗ trợ mà phải tự xử lý.
- Gói Hosting miễn phí có cấu hình thấp nên trang Website sẽ gặp nhiều lỗi và rất chậm.
- Nếu muốn khắc phục các lỗi trên bắt buộc bạn phải nâng cấp. Yêu cầu này đôi khi do nhà cung cấp đưa ra nếu người dùng muốn sử dụng tiếp.
Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng Hosting miễn phí
Do đường truyền Internet quốc tế ở Việt Nam không ổn định, kết nối từ mạng cá nhân của khách hàng đến Website sử dụng Hosting miễn phí ở nước ngoài sẽ rất kém. Làm ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ Load Web, trải nghiệm người dùng và hiệu quả công việc của bạn. Vì vậy, để hạn chế mất dữ liệu nên bạn cài đặt sao lưu Website rồi tải về máy cá nhân liên tục.
- Hosting miễn phí bị giới hạn bởi băng thông
- Nâng cấp từ Hosting miễn phí lên gói dịch vụ có mất phí
- Hosting miễn phí được xây dựng hệ thống riêng để không ảnh hưởng đến Hosting có tính phí.
- Sử dụng Hosting miễn phí sẽ cấu hình hệ thống yếu hơn hệ thống Hosting có tính phí, nên việc nâng cấp từ Hosting miễn phí lên có thể sẽ không thực hiện được.
- Người dùng phải chuyển hết dữ liệu từ Hosting miễn phí sang gói Hosting có phí.
- Chuyển đổi hệ thống là việc mà không một kỹ thuật viên nào muốn. Chính vì vậy, mất dữ liệu, thất thoát dữ liệu là vấn đề bắt buộc người dùng phải quan tâm.
Qua bài viết trên của Mona Host, có lẽ bạn đã nắm được sự khác biệt cơ bản giữa Hosting trả phí và Hosting miễn phí. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn chỉ nên sử dụng Hosting miễn phí cho các mục đích học tập, nghiên cứu,… Nếu làm một trang Website phục vụ kinh doanh, tốt nhất người dùng nên sử dụng các Hosting siêu rẻ, có phí để đảm bảo chất lượng được tốt nhất nhé.
Bài viết liên quan
Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi