Khi xuất hiện thông báo lỗi DNS server isn’t responding người dùng gặp phải tình trạng mất kết nối internet một cách đột ngột, không thể truy cập và thực hiện bất kỳ tác vụ nào trên trình duyệt. Để khắc phục lỗi dns server isn’t responding này, MONA Host sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết lỗi DNS server isn’t responding là gì và các phương án khắc phục nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Lỗi DNS server isn’t responding là gì?

Có thể thấy, DNS server isn’t responding là lỗi kết nối rất phổ biến trên các thiết bị chạy hệ điều hành Windows. Lỗi DNS server isn’t responding xảy ra khi trình duyệt không thể kết nối với máy chủ DNS. DNS có nhiệm vụ chuyển đổi tên miền (như www.google.com) thành địa chỉ IP mà máy tính có thể hiểu. Nếu máy chủ DNS không hoàn thành được quá trình này, bạn sẽ nhận được thông báo lỗi DNS server isn’t responding.

Lỗi DNS server isn’t responding

Khi gặp lỗi này, bạn sẽ không thể truy cập vào bất kỳ trang web nào hoặc sử dụng các dịch vụ internet. Nguyên nhân thường do các vấn đề từ phía người dùng như kết nối mạng bị gián đoạn, cấu hình DNS không đúng, hoặc trình duyệt web đã lỗi thời. Đôi khi, lỗi cũng có thể do máy chủ DNS gặp sự cố tạm thời.

Nguyên nhân dẫn đến lỗi DNS server isn’t responding

Có khá nhiềau lý do dẫn đến lỗi DNS server isn’t responding những một trong những nguyên nhân thường thấy nhất là sự cố ở card mạng hoặc router, hoặc dịch vụ DNS trên thiết bị bị gián đoạn. Bên cạnh đó, các phần mềm diệt virus hoặc firewall cũng gây cản trở kết nối internet.

Khi bạn truy cập vào một trang web qua trình duyệt, địa chỉ trang web thường được chuyển đến DNS server từ router của bạn. DNS server này sẽ tiếp tục phân giải và điều hướng địa chỉ IP. Tuy nhiên, nếu DNS server không thể hoàn thành quá trình này một cách chính xác, lỗi DNS server isn’t responding sẽ xuất hiện.

Cách sửa lỗi DNS server isn’t responding

Khi gặp phải lỗi DNS server isn’t responding, việc tìm kiếm giải pháp nhanh chóng trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều người dùng. Lỗi này không chỉ làm gián đoạn việc truy cập internet mà còn ảnh hưởng lớn đến hiệu suất công việc của bạn. Do đó, MONA Host sẽ chia sẻ các cách khắc phục dưới đây giúp bạn giải quyết lỗi trên một cách triệt để nhất.

Thử trình duyệt khác fix lỗi dns server isn’t responding

Trước hết, hãy kiểm tra các kết nối DNS của bạn để khắc phục sự cố. Đôi khi, vấn đề được giải quyết đơn giản chỉ bằng cách đổi hoặc cập nhật trình duyệt web. Bạn có thể thử truy cập trang web bằng một trình duyệt khác. Chẳng hạn, nếu bạn đang sử dụng Safari hoặc Google Chrome, hãy thử truy cập từ Mozilla Firefox hoặc Microsoft Edge.

Nếu việc thay đổi trình duyệt giúp bạn truy cập được trang web, có thể bạn cần cập nhật phiên bản mới nhất cho trình duyệt mặc định của mình hoặc cài đặt lại nó. Tuy nhiên, nếu thông báo DNS server isn’t responding vẫn xuất hiện, thì nguyên nhân không phải do trình duyệt của bạn.

Tạm thời vô hiệu hóa phần mềm chống virus

Nếu việc chuyển đổi trình duyệt không khắc phục được lỗi DNS Server Not Responding, bước tiếp theo bạn nên thử là tạm thời tắt phần mềm chống virus. Mặc dù phần mềm chống virus đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thiết bị, nhưng đôi khi chúng có thể gây cản trở kết nối mạng.

Để làm điều này, bạn cần vào Setting, chọn Update & Security > Windows Security > Virus & Threat Protection 

Bấm chọn Manager Settings (tại mục Virus & threat protection settings > tại mục Real-time protection bạn hãy Off nó đi.

 tại mục Real-time protection bạn hãy chọn Off

Sau khi tắt phần mềm chống virus, hãy thử truy cập lại trang web từ trình duyệt. Nếu sự cố được giải quyết, bạn nên cân nhắc thay đổi chương trình chống virus hoặc điều chỉnh phù hợp cho các cài đặt của ứng dụng.

Tắt các kết nối mạng phụ fix lỗi DNS server isn’t responding

Trong trường hợp, bạn không thể tắt phần mềm chống virus, thì một phương án khác bạn có thể thử là tắt tất cả các kết nối mạng không cần thiết trên thiết bị của mình. Trên Windows, bạn chỉ cần nhập “Network connections” vào hộp tìm kiếm, sau đó nhấp vào “View network connections”.

Tại vị trí này bạn sẽ thấy một danh sách các kết nối mạng. Những kết nối nào không sử dụng sẽ có dấu (X) màu đỏ bên cạnh. Hãy click chuột phải vào chúng và nhấn chọn “Disable”. Lặp lại quy trình này cho tất cả các kết nối không hoạt động khác. Khi đã xong, hãy khởi động lại trình duyệt và thử truy cập lại trang web.

Tắt các kết nối mạng phụ fix lỗi DNS server isn't responding

Khởi động máy tính ở chế độ Safe Mode

Thêm một giải pháp để khắc phục lỗi dns server isn’t responding win 10 này là thử khởi động máy tính Windows của bạn ở chế độ Safe Mode. Với chế độ này sẽ giúp bạn giảm thiểu các file và tài nguyên cần thiết để chạy Windows, nhờ đó xử lý sự cố hiệu quả hơn.

Để khởi động máy tính Windows 10 ở chế độ Safe Mode, đầu tiên bạn hãy nhấn nút Windows, sau đó di chuyển đến biểu tượng Power. Giữ phím Shift và chọn Restart. Trong cửa sổ mới hiện ra, nhấp vào Troubleshoot > Advanced Options. Tiếp theo, chọn Start-up Settings và nhấn Restart.

Khi máy tính khởi động lại, bạn sẽ thấy các tùy chọn khác nhau, hãy nhấn phím 4 hoặc 5 để vào chế độ Safe Mode hoặc Safe Mode with Networking. Máy tính của bạn sẽ khởi động lại và vào chế độ Safe Mode.

Tắt tính năng Windows Peer-to-Peer

Tuy nhiên, nếu việc tắt firewall hoặc các kết nối phụ như hướng dẫn vẫn chưa giải quyết được thông báo lỗi DNS server isn’t responding, bạn có thể thử một tùy chọn khác: Peer-to-Peer (P2P). Lưu ý rằng tính năng này chỉ có trên Windows 10.

Tính năng P2P giúp tiết kiệm băng thông khi tải xuống các bản cập nhật. Nó cho phép bạn tải xuống bản cập nhật Windows một lần, sau đó chia sẻ bản cập nhật đó với các máy tính khác trong mạng cục bộ của bạn. Nhưng đôi khi tính năng này có thể gây gián đoạn quy trình DNS. Vì vậy, bạn nên vô hiệu hóa nó để xem liệu lỗi có được khắc phục hay không.

Để sửa lỗi DNS server isn’t responding win 10, nhấp vào biểu tượng Windows, chọn Settings (biểu tượng bánh răng) > Update & Security. Trong cửa sổ mới mở ra, chọn Delivery Optimization ở bên trái. Sau đó, tắt tùy chọn Allow downloads from other PCs bằng cách nhấp vào nút chuyển.

Cập nhật Driver mạng fix lỗi DNS server isn’t responding

Một nguyên nhân khác khiến bạn nhận được thông báo DNS Server Not Responding là do Driver Network Adapter của Windows đã lỗi thời. Khi điều này xảy ra, bạn chỉ cần tải xuống hoặc cập nhật phiên bản mới là ổn. Bạn có thể thực hiện thủ công hoặc sử dụng công cụ tự động như Driver Easy hoặc Snappy Driver Installer (SDI).

Hai công cụ này sẽ tự động nhận diện hệ thống của bạn và tìm driver phù hợp để cài đặt. Sử dụng phương pháp tự động này thay vì làm thủ công sẽ giúp bạn tránh nguy cơ lỗi do con người gây ra, chẳng hạn như tải hoặc cài đặt sai driver. Sau khi tải và cài đặt driver bằng SDI, hãy khởi động lại máy tính của bạn. Sau đó, thử kết nối lại với Internet để kiểm tra xem sự cố đã được giải quyết chưa.

Đối với người dùng muốn thực hiện thủ công, đầu tiên hãy tổ hợp phím Windows + X và chọn Device Manager.

Trong mục Device Manager, tìm và mở rộng mục Network adapters. Sau đó nhấp chuột phải vào mạng mà bạn muốn cập nhật driver mới ((ví dụ: Intel(R) WiFi), và chọn Update driver để hoàn tất.

Cập nhật Driver mạng fix lỗi DNS server isn't responding

Xóa bộ nhớ DNS Cache fix lỗi dns server isn’t responding

Khi bạn đã kiểm tra trình duyệt, phần mềm chống virus mà vẫn không tìm ra nguyên nhân của sự cố, thì bạn thử xóa bộ nhớ DNS cache. Có thể bộ nhớ cache DNS của router cần được xóa để kết nối internet hoạt động đúng cách hoặc bạn cần đặt lại địa chỉ IP.

Xóa bộ nhớ DNS Cache fix lỗi dns server isn't responding

Nếu bạn đang sử dụng Windows, hãy bắt đầu bằng cách gõ “cmd” vào thanh tìm kiếm và chọn ứng dụng Command Prompt. Trong cửa sổ mở ra, nhập “ipconfig /flushdns” và sau đó Enter. Khi quá trình hoàn tất, bạn sẽ nhận được thông báo rằng bộ nhớ cache DNS đã được xóa thành công.

Khởi động lại Router fix lỗi dns server isn’t responding

Để khắc phục sự cố, bước tiếp theo bạn nên thực hiện là khởi động lại Router của mình. Việc này giúp làm sạch bộ nhớ cache của router, và giải quyết hoàn toàn vấn đề thông báo DNS server isn’t responding.

Hầu hết các modem đều có nút nguồn cho phép bạn dễ dàng tắt nguồn. Sau khi tắt, hãy đợi khoảng một phút hoặc lâu hơn rồi bật lại modem và chờ nó thiết lập kết nối. Sau khi modem khởi động lại, kiểm tra xem bạn có thể truy cập Internet từ trình duyệt không. Lưu ý rằng việc khởi động lại Router không phải lại lúc nào cũng thành công. Trong trường hợp này, bạn nên rút phích cắm hoàn toàn, đợi ít nhất 30 giây, rồi cắm lại và bật modem.

Thay đổi Default DNS Server

Để thay đổi địa chỉ DNS mặc định, đầu tiên bạn cần truy cập vào phần Network Connection Properties. Nhấp vào nút Windows ở góc dưới bên trái của thanh tác vụ, sau đó gõ “Network connections” vào ô tìm kiếm và chọn “View network connections”.

truy cập vào phần Network Connection Properties

Tiếp theo, chọn adapter mạng mà bạn đang sử dụng (WLAN cho kết nối không dây hoặc LAN cho kết nối có dây). Click chuột phải vào Internet Adapter đó và chọn “Properties”. Trong cửa sổ hiện ra, chọn “Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4)” và nhấp vào “Properties”. Để thay đổi địa chỉ DNS server, chọn “Use the following DNS server addresses” và nhập địa chỉ của máy chủ DNS thay thế mà bạn muốn sử dụng.

Thay đổi Default DNS Server

Vô hiệu hóa IPv6 fix lỗi dns server isn’t responding

Giao thức IPv6 là phiên bản mới nhất của giao thức Internet, được thiết kế để nhận diện thiết bị trên cả internet và mạng cục bộ. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, IPv6 cũng có thể dẫn đến lỗi DNS server is not responding. Trong trường hợp các giải pháp khác không khắc phục được vấn đề, hãy cân nhắc tắt IPv6. Để thực hiện việc này trên hệ điều hành Windows, hãy làm theo các bước sau:

  • Mở “Network Connections“, sau đó nhấp chuột phải vào kết nối mạng đang hoạt động và chọn “Properties“.
  • Trong tab “Networking“, tìm và bỏ chọn “Internet Protocol Version 6 (TCP/IPv6)“. Cuối cùng, hãy nhấp vào “OK” để thực hiện lưu thay đổi.
 bỏ chọn "Internet Protocol Version 6 (TCP/IPv6)

Kết nối với Ethernet fix lỗi dns server isn’t responding

Nếu bạn gặp sự cố với kết nối wifi trên laptop, hãy thử kết nối qua cáp Ethernet hoặc rút cáp và cắm lại sau 30 giây. Nếu máy tính kết nối Internet bình thường với cáp Ethernet, vấn đề có thể nằm ở thiết bị phát wifi. Trong trường hợp này, hãy khởi động lại hoặc cài đặt lại thiết bị phát wifi để khắc phục sự cố.

Vô hiệu hóa NetBIOS fix lỗi dns server isn’t responding

Việc vô hiệu hóa NetBIOS cũng là một giải pháp hữu ích để khắc phục DNS server isn’t responding error trong một số tình huống. Tuy nhiên, việc kích hoạt hoặc vô hiệu hóa NetBIOS không phải lúc nào cũng có hiệu quả rõ rệt cho vấn đề này. Nếu bạn không sử dụng hệ thống mạng gia đình hoặc kết nối với mạng công ty, bạn có thể thử vô hiệu hóa NetBIOS để kiểm tra xem vấn đề có được giải quyết hay không. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể:

  • Bước 1: Mở Control Panel, tiếp đến nhấn chọn Network and Internet, tiếp theo chọn Network and Sharing CenterChange adapter settings
  • Bước 2: Tìm Wifi mà bạn đang kết nối, Nhấp chuột phải vào kết nối đó và chọn Properties. Click đúp chuột vào “Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4)”.
  • Bước 3:  Tiếp đến bạn nhấn Advanced. Tại mục Advanced TCP/IP Settings, bạn  chọn thẻ WINS. Tại phần NetBIOS setting, bạn chọn Disable NetBIOS over TCP/IP. Nhấn OK để đóng cửa sổ Advanced TCP/IP Settings
Tại mục Advanced TCP/IP Settings, bạn chọn thẻ WINS.

Sau khi thực hiện các bước trên, hãy kiểm tra lại xem lỗi DNS server not responding còn xuất hiện hay không.

Điều chỉnh TCP/IP fix lỗi dns server isn’t responding

TCP/IP, viết tắt của Transmission Control Protocol/Internet Protocol, là một tập hợp các giao thức truyền thông được thiết kế để kết nối các thiết bị qua Internet. Để cấu hình mạng trên máy tính của bạn, hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Mở Control Panel và vào hộp tìm kiếm.
  • Bước 2: Chọn “Network and Internet”.
  • Bước 3: Nhấp vào “Network and Sharing Center”.
  • Bước 4: Chọn “Change Adapter Settings” nằm ở bên trái cửa sổ.
  • Bước 5: Nhấp chuột phải vào mạng WiFi bạn đang kết nối và chọn “Properties”.
  • Bước 6: Trong danh sách các tùy chọn, tìm “Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4)” và nhấp vào nút “Properties”.
  • Bước 7: Trên màn hình, chọn “Obtain IP Address automatically” và “Obtain DNS Server Address automatically”.
  • Bước 8: Nhấn “OK” để lưu cài đặt.

Bổ sung Winsock Registries fix lỗi dns server isn’t responding

Để khắc phục DNS server isn’t responding error, việc bổ sung lại các mục trong Winsock Registries cũng được xem là giải pháp hiệu quả. Vì vậy, để thực hiện bổ sung Winsock Registries, bạn hãy tiến hàng làm theo hướng dẫn chi tiết dưới đây nhé:

  • Bước 1: Mở hộp thoại Run bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R. Trong cửa sổ Run, gõ Regedit và nhấn Enter để mở Registry Editor.
gõ Regedit và nhấn Enter để mở Registry Editor
  • Bước 2: Tại cửa sổ Registry Editor, bạn chọn HKEY_LOCAL_MACHINESYSTEMCurrentControlSet  → Services 
Tại cửa sổ Registry Editor, bạn chọn HKEY_LOCAL_MACHINE
  • Bước 3: Tìm và nhấp chuột phải mục Winsock, sau đó chọn “Export” để sao lưu các khóa hiện tại. Đặt tên cho tệp sao lưu và nhấn “Save” để lưu lại.
Tìm và nhấp chuột phải mục Winsock
  • Bước 4: Lặp lại các bước trên cho mục Winsock2 để sao lưu dữ liệu của nó.
  • Bước 5: Restart lại máy tính để áp dụng các thay đổi.
  • Bước 6: Mở lại Registry Editor. Trong thanh menu, chọn “Import” để nhập lại các khóa đã sao lưu.
  • Bước 7: Tìm và chọn tệp sao lưu trước đó, sau đó nhấp “Open” để tiến hành nhập.
  • Bước 8: Khởi động lại máy tính lần nữa và kiểm tra xem lỗi đã được khắc phục hay chưa.

Thay đổi địa chỉ Network Address

Tất nhiên, ngoài những cách trên thì việc thay đổi địa chỉ Network Address cũng là phương án tối ưu để bạn sửa lỗi DNS Server đơn giản hơn. Hãy tham khảo thực hiện các bước thay đổi chi tiết như dưới đây nhé:

  • Bước 1: Mở cửa sổ Run bằng cách nhấp vào biểu tượng Start và chọn Run.
  • Bước 2: Trong cửa sổ Run, gõ “Network and Sharing Center” và nhấn Enter.
  • Bước 3: Tiếp theo, chọn “Change adapter settings”.
  • Bước 4: Nhấp chuột phải vào biểu tượng mạng đang sử dụng, chọn “Properties”. Trong cửa sổ Local Area Connection Properties, tìm và chọn Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) để thay đổi địa chỉ DNS server mặc định sang DNS của Google.
  • Bước 5: Trong cửa sổ Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4), nhập các địa chỉ DNS Google bao gồm Preferred DNS Server: 8.8.8.8 và Alternate DNS Server: 8.8.4.4
  • Bước 6: Tích chọn “Validate settings upon exit” và nhấn OK.
  • Bước 7: Mở Command Prompt bằng cách nhấp vào Start > Run, gõ cmd.exe và nhấn Enter.
  • Bước 8: Nhập lệnh ipconfig /all và nhấn Enter. Ghi lại địa chỉ Physical Address.
  • Bước 9: Quay lại cửa sổ “Network and Sharing Center”, chọn Advanced > Network Address, nhập địa chỉ đã ghi và nhấn OK.

Câu hỏi thường gặp về DNS server isn’t responding

Khi gặp phải lỗi DNS server isn’t responding trên hệ thống máy tính, đối với những người mới bị lỗi và chưa nắm rõ được cách xử lý thì sẽ có khá nhiều thắc mắc. Hiểu được điều đó, MONA Host đã tổng hợp một số câu hỏi phổ biến cùng với giải đáp chi tiết như dưới đây!

Làm thế nào để tìm máy chủ DNS của tôi?

Để tìm máy chủ DNS trên máy tính của bạn, mở ứng dụng Command Prompt và gõ ipconfig /all, sau đó nhấn Enter. Dưới mục DNS Servers, địa chỉ đầu tiên được liệt kê là máy chủ DNS chính của bạn, và địa chỉ tiếp theo là máy chủ DNS phụ của bạn.

Có an toàn khi đặt lại DNS không?

Việc đặt lại DNS hoàn toàn an toàn. Thực tế, việc định kỳ xóa bộ nhớ cache DNS được khuyến khích vì nó cập nhật thông tin trong trình phân giải DNS của bạn, sửa nhiều lỗi liên quan đến DNS và ngăn chặn việc giả mạo DNS.

Việc gặp phải lỗi DNS server isn’t responding có thể gây ra không ít phiền toái khi bạn đang cố gắng truy cập các trang web quan trọng. Tuy nhiên, với những phương pháp sửa lỗi mà MONA Host đã trình bày, bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả. Bằng cách áp dụng các bước kiểm tra và sửa chữa đơn giản nhưng thiết thực, bạn sẽ không còn phải đối mặt với sự gián đoạn trong việc sử dụng Internet.

Bài viết liên quan

Certificate Authority Là Gì? Vai Trò Và Những Lưu Ý Cần Biết Khi Đăng Ký CA
13 Tháng Chín, 2024
Certificate Authority Là Gì? Vai Trò Và Những Lưu Ý Cần Biết Khi Đăng Ký CA
Certificate Authority (CA) là những tổ chức trung gian đáng tin cậy, đảm bảo tính xác thực và đáng tin cậy của các chứng chỉ kỹ thuật số. CA đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ giao tiếp trực tuyến và xác minh danh tính. Certificate Authority là gì? Lưu ý cần biết...

Võ Nguyên Thoại

Tên miền info là gì? Nên mua tên miền info ở đâu uy tín?
12 Tháng Chín, 2024
Tên Miền INFO Là Gì? Nên Mua Domain .INFO Ở Đâu Uy Tín?
Tên miền .info là một trong những lựa chọn phổ biến cho các trang web thông tin và tư vấn. Domain .info được lựa chọn phổ biến nhằm xây dựng web cung cấp những thông tin giá trị, đáng tin cậy và chất lượng cho các tổ chức và cá nhân. Tên miền info là...

MONA.Host

Redis cache là gì? Ưu và nhược điểm khi sử dụng Redis cache
11 Tháng Chín, 2024
Redis Cache Là Gì? Ưu Và Nhược Điểm Khi Dùng Redis Cache
Redis cache là một giải pháp lưu trữ dữ liệu tạm thời mạnh mẽ, giúp tăng tốc độ truy xuất và giảm tải cho các hệ thống cơ sở dữ liệu chính. Với khả năng hoạt động như một kho lưu trữ dữ liệu trên bộ nhớ, Redis không chỉ tối ưu hóa hiệu suất...

Võ Nguyên Thoại

Nginx là gì? Hướng dẫn cài đặt và cấu hình Nginx chi tiết
11 Tháng Chín, 2024
Nginx Là Gì? Hướng Dẫn Cài Đặt Và Cấu Hình Nginx Chi Tiết
Nginx ban đầu được tạo ra để giải quyết vấn đề quản lý hàng loạt kết nối đồng thời. Tuy nhiên, qua thời gian phát triển Nginx đã vượt xa mục tiêu ban đầu và trở thành một trong những máy chủ web mạnh mẽ và linh hoạt nhất hiện nay với khả năng xử...

Võ Nguyên Thoại

aaPanel là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng aaPanel chi tiết
10 Tháng Chín, 2024
aaPanel là gì? Hướng dẫn cài đặt aaPanel cho VPS
Bạn đang tìm kiếm một công cụ control panel hosting trực quan, dễ sử dụng và hiệu quả? aaPanel chính là lựa chọn lý tưởng, đây là một bảng điều khiển web hosting mã nguồn mở tích hợp nhiều tính năng hữu ích như: cài đặt và quản lý các dịch vụ web (Apache, Nginx, PHP,...

Võ Nguyên Thoại

IPSec Là Gì? Cơ chế vận hành và ứng dụng của IPSec
10 Tháng Chín, 2024
IPSec Là Gì? Cơ Chế Vận Hành Và Ứng Dụng Của IPSec
IPSec, viết tắt của Internet Protocol Security, là một bộ giao thức mạng được thiết kế để bảo vệ dữ liệu truyền qua mạng IP. Nó cung cấp các tính năng bảo mật mạnh mẽ như mã hóa, xác thực và tính toàn vẹn dữ liệu. IPSec đóng vai trò quan trọng trong việc xây...

Võ Nguyên Thoại

G suite là gì? Gmail và google suite khác nhau như thế nào?
08 Tháng Chín, 2024
G Suite Là Gì? Gmail Và G Suite Khác Nhau Như Thế Nào?
Được phát triển bởi Google, G Suite không chỉ đơn thuần là một bộ ứng dụng văn phòng, mà còn là một nền tảng tích hợp mọi công cụ cần thiết để làm việc hiệu quả. Với các tính năng từ Gmail, Google Drive đến Google Meet, G Suite giúp kết nối và quản lý...

Võ Nguyên Thoại

Hướng dẫn reset hosting cPanel nhanh chóng chi tiết từ A-Z
05 Tháng Chín, 2024
Hướng Dẫn Reset Hosting cPanel Nhanh Chóng Chi Tiết
Trong quá trình quản lý website, đôi khi bạn sẽ gặp phải những tình huống khiến hosting cPanel cần được reset lại. Tuy nhiên, quá trình này có thể trở nên phức tạp nếu bạn chưa quen thuộc với các bước thực hiện. Vì vậy, trong bài bài viết dưới đây, MONA Host sẽ hướng...

Võ Nguyên Thoại

DNS Record là gì? 11 bản ghi DNS Record phổ biến
05 Tháng Chín, 2024
DNS Record Là Gì? 11 Bản Ghi DNS Record Phổ Biến
DNS (Domain Name System) được biết đến như một dịch vụ chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP giúp máy tính có thể nhận diện và kết nối đến với trang web bạn tìm kiếm. Để thực hiện chức năng này, DNS sử dụng các bản ghi DNS (DNS Records), mỗi loại bản ghi...

Võ Nguyên Thoại

WHM là gì? WHM và cPanel có gì khác biệt?
05 Tháng Chín, 2024
WHM Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa WHM Và cPanel
Nếu bạn từng thắc mắc về cách các nhà cung cấp dịch vụ hosting có thể quản lý hàng triệu tài khoản mà vẫn duy trì hiệu suất ổn định, thì cPanel và WHM (Web Host Manager) chính là công cụ hỗ trợ cho việc đó với các chức năng quản lý tiện ích. Từ...

Võ Nguyên Thoại

Mod Security là gì? Tính Năng, Vai Trò Và Các Bước cài đặt Mod_security
05 Tháng Chín, 2024
Mod Security Là Gì? Tính Năng, Vai Trò Và Cài Đặt Mod Security
ModSecurity là một trong những công cụ bảo mật mạnh mẽ được nhiều quản trị viên website tin dùng. Được ví như một bức tường lửa ứng dụng web, Modsecurity có khả năng phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công cyber attack vào website thông qua các lỗ hổng bảo mật. Vậy thì...

Võ Nguyên Thoại

Tấn Công Brute Force Là Gì? Cách Phòng Tránh Brute Force Attack
27 Tháng Tám, 2024
Tấn Công Brute Force Là Gì? Cách Phòng Tránh Brute Force Attack
Tấn công Brute Force Cracking vẫn là một mối đe dọa đáng kể đối với an ninh mạng. Các cuộc tấn công này nhắm mục tiêu vào mật khẩu của người dùng, nhằm truy cập trái phép vào các hệ thống và đánh cắp dữ liệu nhạy cảm. Khi bị tấn công, nạn nhân có...

Võ Nguyên Thoại

Nhận các thông báo mới từ MONA.Host?

Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi