Võ Nguyên Thoại
Contents
Khi website bị nhiễm mã độc, hậu quả không chỉ dừng lại ở việc mất dữ liệu quan trọng mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của doanh nghiệp. Do đó, việc nhận diện sớm vấn đề và xử lý kịp thời là vô cùng cần thiết để tránh gây gián đoạn hoạt động kinh doanh cũng như lòng tin của khách hàng. Trong bài viết này, MONA Host sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu hơn những cách phát hiện và khắc phục tình trạng website bị dính mã độc, từ đó bảo vệ an toàn cho dữ liệu và duy trì uy tín của doanh nghiệp.
Dấu hiệu Website bị dính mã độc là gì?
Khi website bị nhiễm mã độc, có nghĩa là trang web đang chứa các đoạn mã được viết để thực hiện các hoạt động trái phép như đánh cắp thông tin cá nhân và dữ liệu nội bộ, phá hủy dữ liệu, hoặc lây nhiễm virus vào máy tính của người dùng khi truy cập vào trang web đó. Có một số dấu hiệu rõ ràng để nhận biết khi website bị tấn công bởi malware, bao gồm:
- Traffic giảm đột ngột: Nếu bạn nhận thấy lượng truy cập vào website của mình giảm mạnh mà không có lý do rõ ràng, rất có thể trang web của bạn đã bị chèn mã độc.
- Website mất index: Khi một số trang quan trọng của website không còn xuất hiện trên kết quả tìm kiếm hay bị mất index trên các công cụ tìm kiếm là dấu hiệu rõ ràng cho thấy website bị dính mã độc.
- Website bị chèn link lạ: Hacker thường thêm các liên kết không mong muốn vào website của bạn để tạo ra các backlink giả mạo. Những liên kết này có thể dẫn đến các trang web độc hại, không đáng tin cậy hoặc có nội dung không phù hợp. Chẳng hạn như bạn có thể thấy được những trường hợp website bị chèn link tiếng Nhật, đây là một trong những trường hợp phổ biến website bị chèn mã độc tự động tạo ra các nội dung bằng tiếng Nhật hay tiếng Trung,…
- Xuất hiện spam trên website: Nếu bạn thấy các bài viết, bình luận hoặc thông tin lạ mà bạn không đăng tải xuất hiện trên website, đây cũng là một dấu hiệu cho thấy trang web của bạn có thể đã bị tấn công.
- Thông báo từ Google Search Console: Google Search Console (trước đây là Google Webmaster Tools) gửi thông báo khi phát hiện dấu hiệu trang web của bạn bị tấn công, bao gồm việc phát hiện mã độc.
Vì vậy, để biết chắc chắn là website của bạn có bị dính mã độc hay không, bạn có thể truy cập https://sitecheck.sucuri.net/ kiểm tra chi tiết. Đây là một website trực tuyến giúp bạn có thể phát hiện trang web của mình có chứa malware mà không cần phải cài plugin.
Cách xử lý website bị dính mã độc
Website bị dính mã độc là một vấn đề nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến bảo mật, hiệu suất lẫn SEO của trang web. WordPress hiện đang là hệ thống mã nguồn được nhiều người dùng tin tưởng để vận hành website nhất. Do đó, trong bài viết này, MONA Host sẽ đề cập các bước hướng dẫn chi tiết cách xử lý website WordPress bị dính mã độc:
Bước 1: Sao lưu website WordPress
Trước khi tiến hành fix lỗi, hãy backup dữ liệu toàn bộ website của bạn. Bạn có thể làm điều này bằng cách lưu thư mục public_html qua trình quản lý tệp hoặc sử dụng FTP client.
Sử dụng công cụ phpMyAdmin hoặc các công cụ quản lý database khác để backup database của website.
Bước 2: Quét mã độc
Sau khi sao lưu, nếu bạn đang nghi ngờ website bị dính mã độc bạn nên dùng các công cụ quét mã độc dành cho website để kiểm tra. Một số phần mềm hữu ích gồm Windows Defender, Kaspersky, hoặc MalwareBytes. Những công cụ này sẽ giúp bạn phát hiện website có dính mã độc hay không nhanh chóng, sau đó bạn có thể tải lên phiên bản website sạch lên web hosting.
Bước 3: Xóa mã độc
Xóa các tệp và thư mục trong thư mục trang web, ngoại trừ wp-config.php và wp-content. Mở wp-config.php và so sánh với bản gốc hoặc wp-config-sample.php từ kho WordPress để loại bỏ mã độc. Thay đổi mật khẩu cơ sở dữ liệu sau khi kiểm tra xong.
Trong thư mục wp-content, hãy làm những việc sau:
- Plugins: Liệt kê và xóa các plugin, sau đó tải và cài đặt lại từ nguồn tin cậy.
- Themes: Xóa mọi thứ trừ theme hiện tại và kiểm tra mã độc.
- Uploads: Kiểm tra các tệp tải lên không rõ nguồn gốc.
- Index.php: Xóa sau khi xóa plugin.
Bước 4: Tải lại WordPress
Tải phiên bản WordPress mới nhất và upload lên trang của bạn qua FTP hoặc trình quản lý tệp. Sau khi upload, giải nén và sao chép tất cả tệp vào thư mục public_html.
Bước 5: Đặt lại mật khẩu quản trị
Để tăng cường bảo mật, hãy đặt lại mật khẩu cho tất cả các tài khoản quản trị, đăng xuất các tài khoản không hoạt động hoặc đáng ngờ. Sử dụng mật khẩu mạnh và công cụ tạo mật khẩu để đảm bảo an toàn.
Bước 6: Cài đặt lại Plugin và Theme
Sau khi loại bỏ mã độc, cài đặt lại các plugin và theme đã xóa. Loại bỏ các plugin cũ và không còn được duy trì. Hãy cài đặt các plugin bảo mật như MalCare, WordFence, hoặc Sucuri để bảo vệ website của bạn trong tương lai.
Câu hỏi thường gặp liên quan về website bị dính mã độc
Dưới đây là một số thắc mắc phổ biến về vấn đề website bị lỗi dính mã độc cũng như những tác động tiêu cực mà nó gây ra cho người dùng và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Những ảnh hưởng xảy ra khi website bị dính mã độc
Khi trang web bị dính mã độc, người quản trị hoặc chủ sở hữu cần phải nhanh chóng phát hiện và xử lý ngay lập tức. Nếu không, mã độc có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho trang web và ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng.
- Thông tin cá nhân của người dùng trang web có thể bị đánh cắp, điều này không chỉ ảnh hưởng đến người dùng mà còn vi phạm các quy định bảo vệ dữ liệu.
- Uy tín của trang web sẽ bị suy giảm do khách hàng thường không tin tưởng vào những trang web bị nhiễm mã độc.
- Máy tính của người dùng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây mất dữ liệu hoặc làm hỏng hệ thống hoạt động của máy tính.
Nguyên nhân website bị dính mã độc?
Có nhiều lý do dẫn đến việc website của bạn bị dính mã độc. Cụ thể, đây là những nguyên nhân thường gặp:
- Hosting hoặc tài khoản quản trị không được bảo mật: Nếu hosting không được bảo mật tốt, hoặc tài khoản admin sử dụng mật khẩu dễ đoán, những kẻ xấu có thể dễ dàng xâm nhập và tiêm vào website của bạn các loại malware.
- Sử dụng nội dung, hình ảnh từ các nguồn không an toàn: Các hình ảnh hoặc nội dung có thể chứa virus từ các nguồn không đáng tin cậy, và khi sử dụng chúng có nguy cơ làm website bị dính mã độc.
- Cấu hình phân quyền thư mục không chính xác trên server: Nếu các thư mục trên server không được cấu hình đúng theo quyền truy cập của từng người dùng, những kẻ xấu có thể tải các file nhiễm độc lên server của bạn.
- Máy tính cá nhân của người quản trị bị nhiễm virus: Nếu máy tính cá nhân của người quản trị website bị nhiễm virus, thông tin đăng nhập có thể bị đánh cắp và dẫn đến truy cập trái phép vào website.
- Không cập nhật các lỗ hổng bảo mật trên hệ thống quản lý nội dung (CMS): Việc không cập nhật phiên bản mới nhất của các CMS như Joomla, WordPress có thể làm lộ các lỗ hổng bảo mật, dễ bị tấn công từ phía hacker.
- Tải lên các file chứa mã độc lên website: Khi tải lên các file nén, script hoặc ứng dụng không an toàn, bạn và người dùng khác có thể vô tình làm website của bạn bị nhiễm mã độc.
Lưu ý bảo mật khi đã xử lý mã độc cho website
Khi đã xử lý xong lỗi website bị dính mã độc và thông báo thành công với Google, bạn cần tăng cường bảo mật bằng cách thực hiện các biện pháp dưới đây để đảm bảo website không bị tấn công virus lần nữa:
- Thay đổi toàn bộ mật khẩu cho tài khoản admin, FTP, cơ sở dữ liệu… và sử dụng mật khẩu ngẫu nhiên khó đoán.
- Cập nhật mã nguồn website lên phiên bản mới nhất, cũng như cập nhật các plugin và module.
- Bảo vệ thư mục upload/download của website bằng file .htaccess để ngăn chặn truy cập trái phép.
- Đổi tên thư mục /admin sang tên khác khó đoán để tránh các chương trình dò tìm mật khẩu.
- Cài đặt Google reCaptcha.
- Sao lưu định kỳ và tải một bản sao lưu về máy tính.
- Khi tham khảo nội dung và hình ảnh từ các website khác, hãy tải về máy, kiểm tra virus, sau đó mới đăng lên website của mình. Tuyệt đối không sao chép và dán trực tiếp lên website.
Hiện tại, MONA Host đang triển khai chương trình quét mã độc MIỄN PHÍ cho trang web khi bạn lựa chọn chuyển hosting về MONA Host. Hãy liên hệ ngay đến MONA Host để được trải nghiệm những dịch vụ bảo mật chất lượng nhất thị trường hiện nay mà không tốn bất kỳ chi phí nào.
Có thể thấy, website bị nhiễm mã độc không chỉ gây mất uy tín mà còn làm tổn hại đến lượng truy cập và doanh thu của doanh nghiệp. Việc nhận biết và xử lý kịp thời khi website bị dính mã độc là điều cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra trơn tru cũng như thông tin người dùng được bảo vệ. Bằng cách áp dụng một số giải pháp MONA Host đã đề cập đến trong bài viết, bạn có thể giảm thiểu rủi ro và giữ cho website luôn hoạt động an toàn và hiệu quả, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Bài viết liên quan
Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi