Nguồn tài nguyên để doanh nghiệp
phát triển trên Internet

Kiến thức tại Mona Blog không phải để kiếm tiền, bán khóa học hay các việc kiếm lợi nhuận tương tự.
Chúng tôi chia sẻ miễn phí nguồn tài nguyên dành cho các khách hàng và những bạn đọc quan tâm.

Tổng hợp các bài viết chung về hosting
Bài viết nổi bật
Xem thêm
Bài viết hay nên đọc
Bảo Mật tên miền là gì?. 12 Cách bảo vệ tên miền hiệu quả 100%
31 Tháng Năm, 2024
Bảo Mật Tên Miền Là Gì? 12 Cách Bảo Vệ Tên Miền Hiệu Quả
Tại sao bảo mật tên miền lại quan trọng đến vậy?. Đối với nhiều dự án, tên miền chính là thông tin nhận dạng doanh nghiệp trực tuyến của bạn. Và với sự gia tăng các trường hợp tội phạm mạng như chiếm đoạt tên miền, việc giữ an toàn cho tên miền của bạn chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Trong bài viết này, MONA Host sẽ chia sẻ lý do tại sao bảo mật tên miền của bạn lại quan trọng cũng như các giái pháp giúp bạn bảo vệ tên miền của mình.

Bảo mật tên miền là gì?

Bảo mật tên miềnquá trình thực hiện các biện pháp và hệ thống để bảo vệ tên miền của bạn khỏi các cuộc tấn công mạng, lừa đảo, chống DDoS,... Tên miền đóng vai trò quan trọng như địa chỉ nhà, dẫn dắt khách hàng tiềm năng đến website của bạn. Do đó, việc bảo mật tên miền là vô cùng cần thiết để đảm bảo sự an toàn và uy tín cho thương hiệu của bạn. Bảo mật tên miền là gì Để bạn dễ hình dung về bảo vệ tên miền hơn thì nó sẽ bao gồm các bước sau: Khi bạn mua tên miền mới, nhà đăng ký của bạn sẽ thu thập dữ liệu cá nhân. Thông tin sẽ bao gồm số điện thoại, email và địa chỉ,...Sau đó, tất cả các tên miền mới và dữ liệu cá nhân liên quan đến chúng sẽ được thêm vào cơ sở dữ liệu WHOIS. Vì bản ghi WHOIS được công khai nên bạn có thể tra cứu dữ liệu liên quan đến tên miền đã đăng ký. Bất kỳ ai cũng có thể tìm kiếm thông tin này về bạn bằng cách sử dụng địa chỉ trang web đầy đủ của bạn vào tra cứu tại WHOIS. Nếu bạn muốn ẩn thông tin của mình trên WHOIS ( chỉ áp dụng cho tên miền quốc tế) thì đó là lúc việc bảo vệ miền trở nên hữu ích. Và bạn có thể trả tiền cho nhà đăng ký tên miền để ẩn dữ liệu cá nhân của mình trên WHOIS Sau đó, bất kể người dùng nào tra cứu trang web của bạn trong cơ sở dữ liệu WHOIS, họ sẽ không thấy thông tin của bạn. Thay vì tìm bất kỳ thông tin cá nhân nào, họ sẽ thấy dữ liệu chung dẫn đến công ty đăng ký tên miền của bạn.

Tại sao cần phải bảo vệ tên miền của bạn?

Bảo vê miền rất quan trọng, bởi bạn sẽ tránh được nhiều phiền phức như các cuộc gọi lừa đảo, hay thông tin bị hack,...Dưới đây là một số lợi ích mà bạn cần phải thực hiện Domain Locking. Tại sao cần phải bảo vệ tên miền của bạn?
  • Ngăn chặn chiếm đoạt tên miền: Việc chiếm đoạt tên miền có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như mất quyền kiểm soát website, thay đổi nội dung trang web, đánh cắp thông tin người dùng,... Bảo mật tên miền giúp bạn bảo vệ tên miền khỏi những kẻ tấn công, đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp.
  • Chống tấn công DDoS: Tên miền có thể trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công DDoS, khiến website sập hoặc hoạt động chậm chạp, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và gây thiệt hại về kinh tế. Bảo mật tên miền giúp tăng cường khả năng chống chịu của website trước các cuộc tấn công này.
  • Chống phishing: Tên miền giả mạo được sử dụng trong các chiến dịch phishing để đánh lừa người dùng, dụ dỗ họ cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài khoản ngân hàng. Bảo mật tên miền giúp bạn ngăn chặn việc sử dụng tên miền của mình cho mục đích xấu, bảo vệ người dùng khỏi những rủi ro an ninh mạng.
  • Bảo vệ danh tiếng thương hiệu: Một tên miền bị tấn công hoặc sử dụng cho mục đích phi pháp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng thương hiệu của bạn. Bảo mật tên miền giúp bạn duy trì hình ảnh thương hiệu uy tín và chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
  • Đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu: Bảo mật tên miền giúp mã hóa dữ liệu truyền tải giữa người dùng và website, ngăn chặn việc đánh cắp thông tin cá nhân hoặc dữ liệu nhạy cảm.
  • Ngăn chặn việc tái sử dụng mật khẩu: Sử dụng mật khẩu mạnh và riêng biệt cho tài khoản quản lý tên miền giúp bảo vệ tên miền khỏi bị truy cập trái phép.
  • Duy trì hoạt động ổn định: Bảo mật tên miền giúp website hoạt động ổn định và sẵn sàng phục vụ người dùng, ngay cả khi có các mối đe dọa an ninh mạng.
  • Ngăn chặn email rác và cuộc gọi điện thoại: công cụ tra cứu WHOIS cho phép mọi người tìm thấy thông tin đăng ký miền riêng của bạn. Hầu như luôn bao gồm các chi tiết liên hệ như tên đầy đủ, email, số điện thoại và thậm chí cả địa chỉ. Do đó, nếu không bảo vệ quyền riêng tư của miền, bạn sẽ dễ gặp phải nhiều loại thư rác. Điều đó bao gồm các email spam và các cuộc gọi không mong muốn.

Các phương pháp bảo vệ tên miền hiệu quả nhất

Đến đây, chắc hẳn bạn cũng đã nắm được tầm quan trọng của tên miền và các nguyên nhân dẫn tới việc tên miền bị mất rồi, đúng không? Và để bảo mật tên miền một cách hiệu quả nhất thì bạn phải biết cách bảo vệ domain. Vậy những cách bảo mật domain hiệu quả đó là gì? Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn có có câu trả lời chi tiết. Các phương pháp bảo vệ tên miền hiệu quả nhất

Đăng ký tên miền tại đơn vị cung cấp uy tín

Với hàng triệu kết quả tìm kiếm về "nhà đăng ký tên miền tốt nhất", việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp có thể khiến bạn bối rối. VINNIC và ICANN cũng cung cấp danh sách dài các nhà đăng ký, khiến bạn càng thêm phân vân. Tuy nhiên, không phải nhà đăng ký nào cũng đảm bảo chất lượng như nhau. Để đảm bảo an ninh mạng cho website và thương hiệu của bạn, hãy lựa chọn nhà đăng ký tên miền uy tín như MONA Host - cùng bạn động hành trên hành trình phát triển thương hiệu số.

Đăng ký bảo hộ tên miền

Ở mỗi quốc gia đều có đuôi tên miền khác nhau, nhìn chung thì họ đều cung cấp dịch vụ bảo hộ cho domain khi khách hàng có nhu cầu. Để bảo đảm sự an toàn cho tên miền của bạn thì ngoài việc đăng ký bảo hộ domain thì còn hỗ trợ giao thức hóa quyền sở hữu tên miền dựa vào căn cứ pháp lý. Ngay sau khi tên miền được bảo hộ thì bạn sẽ yên tâm hơn rất nhiều, bởi không chỉ được đảm bảo về tính bảo mật, an toàn mà bạn đã là chủ sở hữu domain đó rồi. Điều này đã được công nhận bởi các nhà cung cấp tên miền, các cơ quan pháp lý nhà nước. Và nếu xảy ra bất cứ sự cố nào đó thì bạn sẽ là đối tượng được bảo vệ đầu tiên.

Bao vây thương hiệu

Có đôi khi bạn nghĩ tên miền của mình vẫn an toàn, nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Có nhiều trường hợp kẻ xấu mua lại tên miền gần giống hoặc giống hoàn toàn chỉ khác đuôi mà thôi. Điều này xảy ra thường xuyên và khiến cho nhiều khách hàng dễ nhầm lẫn và bị lừa, và làm ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp. Chính vì thế việc bao vây thương hiệu, mua lại tên miền gần giống là việc vô cùng cần thiết trong các doanh nghiệp, tổ chức. Việc này sẽ giúp cho bạn ngăn chặn đối thủ giả mạo, bảo vệ khách hàng và cả người tiêu dùng.

Sử dụng mật khẩu mạnh

Việc bạn dùng mật khẩu để bảo vệ tên miền là điều vô cùng quan trọng và thật sự cần thiết hiện nay. Nếu bạn biết cách tạo mật khẩu khó nhưng vẫn an toàn thì bạn sẽ hạn chế được sự tấn công domain trái phép. Sử dụng mật khẩu mạnh bảo vệ domain Thực tế cho thấy thì khi bạn mua hay sở hữu một tên miền nào đó thì bạn đều được quyền quản lý, điều chỉnh hay thay đổi mật khẩu bất cứ khi nào bạn muốn. Và để giữ cho tên miền an toàn thì bạn hãy thay đổi mật khẩu tên miền theo định kỳ từng tuần/ tháng.

Thêm khóa tên miền

Khi bạn đăng ký tên miền tại hầu hết các nhà cung cấp, bao gồm cả MONA Host, tên miền của bạn sẽ được tự động khóa. Việc khóa tên miền mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp bảo vệ website của bạn khỏi những thay đổi trái phép và đảm bảo an toàn cho thông tin đăng ký. Khi tên miền bị khóa, thông tin đăng ký của bạn sẽ được bảo mật hơn, tránh khỏi nguy cơ bị đánh cắp hoặc sử dụng cho mục đích xấu. Việc này sẽ bảo đảm sự an toàn cho tên miền của bạn, và bất cứ ai cũng không được phép thay đổi thông tin, trừ những người quản lý và được quyền sở hữu chúng.

Gia hạn tên miền thường xuyên

Với phương pháp bảo vệ tên miền này thì bạn chỉ cần gia hạn domain đúng định kỳ là được. Nếu bạn chẳng may quên không gia hạn thì có thể là domain của bạn sẽ bị người khác mua lại. Điều này gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, nhất là đối với những người đang kinh doanh Online thông qua trang Website. Những tên miền thuộc thương hiệu lớn, có tên tuổi thì chắc chắn sẽ có nhiều đối thủ muốn có được, điều này cũng gây ra thiệt hại rất lớn cho website bạn. Chính vì thế mà bạn hãy chủ động hơn trong việc gia hạn để giữ tên miền. Thường thì các nhà cung cấp tên miền đều cung cấp cho khách hàng những gói đăng ký lên tới vài năm. Vậy nên, nếu bạn có kế hoạch kinh doanh lâu dài thì bạn cần mua domain ít nhất 1 năm, tránh việc gia hạn quá nhiều lần để cho kẻ xấu không lợi dụng sở hở đánh cắp tên miền.

Sử dụng chứng chỉ SSL.

Chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer) đóng vai trò then chốt trong việc bảo mật website và nâng cao trải nghiệm người dùng. Sử dụng chứng chỉ SSL bảo vệ tên miền Nó hoạt động như lớp áo giáp bảo vệ cho website của bạn, giúp mã hóa dữ liệu truyền tải, ngăn chặn tin tặc đánh cắp thông tin nhạy cảm và đảm bảo an toàn cho các giao dịch trực tuyến.

Kích hoạt xác thực hai yếu tố

Mật khẩu mạnh là yếu tố quan trọng để bảo vệ tài khoản trực tuyến của bạn, tuy nhiên, nó không hoàn toàn an toàn. Để tăng cường bảo mật, bạn nên sử dụng xác thực hai yếu tố (2FA) cho tài khoản quản lý tên miền của mình. 2FA hoạt động bằng cách thêm một lớp bảo mật bổ sung vào quy trình đăng nhập. Sau khi nhập mật khẩu, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin xác minh bổ sung, thường là mã được gửi qua tin nhắn SMS, email hoặc ứng dụng xác thực. Và họ sẽ không thể đăng nhập nếu không nhập mã đó.

Kích hoạt tính năng bảo vệ quyền riêng tư

Khi bạn đăng ký tên miền, thông tin cá nhân của bạn, bao gồm tên, địa chỉ email, số điện thoại và địa chỉ nhà riêng hoặc doanh nghiệp, thường được hiển thị công khai trong cơ sở dữ liệu WHOIS. Điều này có thể gây ra một số rủi ro cho quyền riêng tư và bảo mật của bạn. Kích hoạt tính năng bảo vệ quyền riêng tư WHOIS là giải pháp giúp ẩn thông tin cá nhân của bạn trong cơ sở dữ liệu WHOIS.

Mua phần mở rộng miền thay thế

Ngay từ đầu bạn nên mua tên miền có nhiều đuôi khác nhau, gồm .com, .net, .com.vn,… Điều này sẽ giúp bạn tránh việc trùng tên miền chỉ khác đuôi. Đối với những tên miền mang tính thương hiệu thì bạn phải chú trọng nhiều hơn, nếu không muốn bị kẻ xấu đánh cắp thương hiệu. Dù cho bạn đang sở hữu Domain có đuôi chất lượng cao thì không thể bảo đảm rằng tên miền của bạn có thêm phần mở rộng thay thế. Việc này giúp cho bạn ngăn chặn sự nhầm lẫn, bởi các trang Web có tên tương tự như nhau. Còn nếu thương hiệu của bạn là duy nhất, thì việc đăng ký tên miền khiến cho chúng nằm ngoài tầm ngắm.

Luôn cập nhật thông tin liên hệ của bạn với nhà đăng ký

Trong thời đại ngày nay, việc thay đổi địa chỉ công ty hoặc email là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải đảm bảo cập nhật thông tin liên hệ này với nhà đăng ký tên miền để giữ quyền kiểm soát đối với tên miền của mình.

Cảnh giác với với các email lừa đảo

Email lừa đảo đang trở nên phổ biến và tinh vi hơn, khiến chúng trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh mạng và quyền sở hữu tên miền của bạn. Kẻ lừa đảo có thể giả mạo bất kỳ ai, từ bạn bè, tổ chức đáng tin cậy cho đến chính phủ, để đánh lừa bạn tiết lộ thông tin nhạy cảm hoặc nhấp vào các liên kết độc hại.

Một số lưu ý khi bảo vệ tên miền của bạn

Bên cạnh việc nắm rõ các phương pháp bảo vệ tên miền thì bạn cũng cần chú ý đến một số yếu tố dưới đây để đảm bảo tên miền được bảo mật tuyệt đối. lưu ý khi bảo vệ tên miền của bạn
  • Đăng ký tên miền tại nhà cung cấp uy tín, được khách hàng đánh giá cao.
  • Cẩn trọng trong việc cung cấp thông tin
  • Lưu trữ tên miền cẩn thận, tạo mật khẩu tên miền mạnh, kết hợp giữa chữ hoa và chữ thường với các ký tự đặc biệt.
  • Cập nhật thông tin liên hệ, địa chỉ Email mới vào hệ thống, khi có nhu cầu thay đổi thông tin liên hệ.
  • Cung cấp địa chỉ Email sử dụng khi đăng ký tên miền
Như vậy, ở bài viết này thì MONA Host cũng đã chia sẻ tới cho bạn các phương pháp bảo vệ tên miền tránh khỏi những rủi ro Hacker xâm nhập và đánh cắp. Mong rằng với các thông tin mà chúng tôi mang tới cho bạn ở bài viết này sẽ giúp bạn có những kiến thức hữu ích trong việc bảo mật domain.

MONA.Host

Các trạng thái tên miền trên hệ thống Whois
11 Tháng Sáu, 2024
Các Trạng Thái Tên Miền (Domain Domain Status Code)
Khi bạn thực hiện tra cứu whois một tên miền nào đó. Kết quả sẽ trả lại cho bạn những thông tin trạng thái tên miền mà bạn đang tra cứu. Thông qua trạng thái tên miền (Domain Status Code) bạn sẽ biết được hiện trạng tên miền đang hoạt động ra sao sau khi đăng ký được đưa vào hoạt động. Cùng Mona Host tìm hiểu về ý nghĩa của các trạng thái tên miền trong bài viết này nhé.

Các trạng thái tên miền tại Đơn vị Cấp phát tên miền (Registry)

Trạng thái Ý nghĩa Bạn nên hành động như thế nào khi tên miền rơi vào trạng thái này?
OK/active Thể hiện trạng thái tên miền đang hoạt động bình thường sau khi đăng ký. Yêu cầu nhà đăng ký của bạn thiết lập các trạng thái hạn chế như clientTransferProhibited (cấm chuyển đổi nhà đăng ký), clientDeleteProhibited (cấm xóa) và clientUpdateProhibited (cấm cập nhật) để giúp ngăn chặn việc chuyển đổi, xóa hoặc cập nhật trái phép tên miền của bạn.
AddPeriod Trong vài ngày đầu sau khi tên miền vừa mới được đăng ký sẽ hiển thị trạng thái này. Không có vấn đề nào phát sinh với tên miền. Đây là trạng thái được đặt sau vài ngày đầu khi tên miền đã được đăng ký.
AutoRenewPeriod Thời gian đăng ký gia hạn tên miền tự động. Trạng thái này  cho phép nhà đăng ký duy trì hoặc hủy việc gia hạn tên miền nhưng phải bỏ ra một khoản phí để chi trả một khoản phí cho nhà cung cấp Sau khi tên miền được tự động gia hạn, trạng thái này sẽ được áp dụng trong một khoảng thời gian giới hạn. Nếu không muốn trả phí gia hạn, bạn chỉ cần liên hệ với nhà đăng ký để được hỗ trợ.
Inactive Đây là trạng thái cho biết tên miền đã được đăng ký nhưng tên miền chưa kết nối được với Name Server. Nếu trạng thái này diễn ra trong vài ngày thì bạn có thể liên hệ trực tiếp với nhà đăng ký để yêu cầu xử lý, khắc phục sự chậm trễ để đưa tên miền vào hoạt động. Khi tên miền rơi vào trạng thái này trong vài ngày, hãy liên hệ với nhà đăng ký để yêu cầu xử lý sự chậm trễ trong quá trình kích hoạt tên miền.
PendingCreate Đây là trạng thái báo tên miền đang chờ đăng ký Yêu cầu tạo tên miền đã được xác nhận và đang trong quá trình xử lý.
PendingDelete Trạng thái này là tên miền đã hết hạn đăng kỹ và chuẩn bị xóa. Chờ tên miền trở về trạng thái tự do, sau đó bạn có thể đăng ký lại theo chính sách của cơ quan đăng ký.
PendingRenew Hiển thị trạng thái này có nghĩa là tên miền đang chờ gia hạn Yêu cầu để gia hạn tên miền của bạn đã được tiếp nhận và đang trong giai đoạn quá trình xử lý.
PendingRestore Trạng thái này xuất hiện khi tên miền đã hết hạn và chờ về trạng thái khôi phục. Và nếu như trong thời gian này, nhà đăng ký không thực hiện bất kỳ yêu cầu khôi phục nào thì tên miền sẽ trở về trạng thái RedemptionPeriod. Trong trường hợp này việc của bạn là liên hệ với nhà đăng ký để được xử lý. Theo dõi tên miền của bạn trong 7 ngày để xác minh nhà đăng ký đã thực hiện yêu cầu khôi phục lại tên miền. Nếu tên miền chuyển về trạng thái redemptionPeriod, hãy liên hệ ngay với nhà đăng ký để được hỗ trợ.
PendingTransfer Đây là trạng thái cho biết tên miền đang chờ chuyển đổi nhà đăng ký. Với trường hợp này, nếu bạn không có nhu cầu chuyển đổi tên miền thì hãy liên hệ với nhà đăng ký để yêu cầu họ từ chối yêu cầu chuyển tên miền và đưa về trạng thái cấm chuyển đổi nhà đăng ký (clientTransferProhibited) Nếu bạn không muốn chuyển đổi tên miền, hãy liên hệ với nhà đăng ký để yêu cầu họ từ chối yêu cầu chuyển tên miền và đặt trạng thái clientTransferProhibited (Cấm chuyển đổi nhà đăng ký).
PendingUpdate Khi hiển thị trạng thái này đồng nghĩa với tên miền đang chờ cập nhật. Bạn hãy liên hệ với nhà đăng ký để được xử lý nếu như không có bất cứ yêu cầu cập nhất nào. Nếu bạn không yêu cầu cập nhật thêm thông tin, hãy liên hệ với nhà đăng ký để được hỗ trợ.
RedemptionPeriod Đây là trạng thái tên miền đã hết hạn và nếu như muốn tiếp tục sử dụng bạn phải đóng phí chuộc để nhà đăng ký khôi phục tên miền. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn giữ tên miền của mình không bị xóa thì phải liên hệ ngay với nhà đăng ký để được giải quyết. Nếu bạn muốn giữ tên miền của bạn không bị xóa, bạn hãy liên hệ ngay với nhà đăng ký trước khi tên miền bị xóa. Thông thường thời gian chờ sẽ kéo dài trong 30 ngày.
RenewPeriod Trạng thái này cho biết tên miền được gia hạn. Đây là trạng thái được đặt trong một khoảng thời gian gia hạn để bạn xác nhận gia hạn tên miền với nhà đăng ký. Trạng thái này được áp dụng trong một khoảng thời gian giới hạn để xác nhận gia hạn tên miền với nhà đăng ký.
ServerDeleteProhibited Đây là trạng thái ngăn tên miền bị xóa. Trạng thái này thường được áp dụng trong các trường hợp tranh chấp pháp lý, theo yêu cầu hoặc khi có trạng thái redemptionPeriod. Đây không phải là một trạng thái phổ biến, chúng thường được ban hành trong các trường hợp xảy ra tranh chấp pháp lý theo yêu cầu của bạn hoặc khi có trạng thái RedemptionPeriod. Để gỡ bỏ được trạng thái này bạn phải liên hệ với nhà đăng ký tên miền.
ServerHold Đây là trạng thái tên miền không được kích hoạt trong DNS. Với trạng thái này bạn phải liên hệ với nhà đăng ký tên miền để kiểm tra thông tin.
ServerRenewProhibited Trạng thái này cho biết tên miền không thể được gia hạn Nếu muốn gỡ bỏ trạng thái này, hãy yêu cầu với nhà đăng ký để liên hệ với cơ quan cấp phát. Quá trình này có thể mất nhiều thời gian hơn so với trạng thái clientRenewProhibited, do đó bạn cần kiên nhẫn chờ họ xử lý yêu cầu.
ServerTransferProhibited Đây là trạng thái không cho phép Transfer tên miền Đây cũng là một trạng thái không phổ biến, thường được áp dụng trong các trường hợp tranh chấp pháp lý hoặc theo yêu cầu. Bạn phải liên hệ với nhà đăng ký nếu muốn gỡ bỏ trạng thái này.
serverUpdateProhibited Trạng thái này sẽ không cho phép cập nhật tên miền Đây cũng là một trạng thái không gặp phổ biến, thường sẽ được áp dụng trong các trường hợp tranh chấp pháp lý hoặc theo yêu cầu. Bạn phải liên hệ với nhà đăng ký nếu muốn gỡ bỏ trạng thái này.
TransferPeriod Trạng thái này cho phép sau khi Transfer tên miền thành công thì nhà đăng ký mới có thể yêu cầu nhà cung cấp xóa tên miền Trạng thái này sẽ được áp dụng trong một khoảng thời gian giới hạn sau khi bạn chuyển tên miền sang nhà đăng ký mới. Nếu bạn không yêu cầu chuyển tên miền, hãy liên hệ với nhà đăng ký ban đầu để kiểm tra, nhằm tránh bị mất tên miền.

Các trạng thái tên miền tại Nhà đăng ký tên miền (Registrar)

Trạng thái Ý nghĩa Bạn nên hành động như thế nào khi tên miền rơi vào trạng thái này?
ClientDeleteProhibited Đây là trạng thái cấm hủy Domain có nghĩa là không cho phép xóa tên miền Trạng thái này cho biết bạn không thể xóa tên miền đồng thời giúp giúp ngăn chặn việc xóa tên miền một cách trái phép do chiếm quyền điều khiển hoặc gian lận.
ClientHold Trạng thái này có nghĩa là tạm ngừng tên miền hay trạng thái Suspend Khi hiển thị trạng thái này thì DNS tên miền của bạn sẽ không hoạt động. Nếu là tên miền Việt Nam có thể do bạn chưa hoàn thành hồ sơ đăng ký nên bị khóa ở cấp nhà đăng ký. Muốn gỡ bỏ trạng thái này bạn hãy liên hệ với nhà đăng ký để được hỗ trợ.
ClientRenewProhibited Khi xuất hiện trạng thái này thì đồng nghĩa với cấm gia hạn tên miền hay không cho phép gia hạn tên miền Đây cũng là một trạng thái không phổ biến và thường được ban hành trong các tranh chấp pháp lý. Để có thể giải quyết vấn đề này, bạn cần liên hệ nhà đăng ký hoặc nếu bạn chỉ muốn gia hạn thì hãy yêu cầu đăng ký của mình xóa bỏ trạng thái này.
ClientTransferProhibited Trạng thái Cấm chuyển đổi nhà đăng ký hay không cho phép Transfer tên miền Trạng thái này cho biết bạn không thể chuyển đổi nhà đăng ký tên miền. Điều này  ngăn chặn việc chuyển đổi tên miền trái phép do chiếm quyền điều khiển hoặc lừa đảo. Trong trường hợp bạn muốn chuyển đổi tên miền của mình bạn cần liên hệ với Nhà đăng ký và yêu cầu họ xóa bỏ trạng thái này.
ClientUpdateProhibited Đây là trạng thái cấm cập nhật thông tin hay thái không cho phép cập nhật thông tin tên miền Trạng thái này cho bạn biết bạn không thể cập nhật tên miền, từ đó giúp ngăn chặn các cập nhật tên miền trái phép do gian lận. Nếu muốn cập nhật tên miền của mình bạn cần liên hệ với nhà đăng ký để yêu cầu họ xóa bỏ trạng thái này.

Câu hỏi thường gặp liên quan về tên miền

Whois nghĩa là gì?

Whois là một công cụ truy vấn được sử dụng để tra cứu thông tin về bất kỳ tên miền nào trên internet. Thông qua công cụ tra cứu Whois bạn có thể nắm được những dữ liệu liên quan về tên miền như chủ thể tên miền, đơn vị cấp phát hay một vài trạng thái của tên miền.

Làm thế nào để kiểm tra tên miền chưa được đăng ký?

Để kiểm tra tên miền trước khi đăng ký bạn hãy theo dõi các bước dưới đây:
  • Truy cập vào website app.mona.host
  • Sau đó, hãy nhập tên miền bạn cần đăng ký vào ô tìm kiếm và nhấn chọn “ Kiểm tra tên miền
  • Sau đó, bạn sẽ thấy được ô kết quả trạng thái tên miền đã được đăng ký hay chưa

Làm thế nào để nhận gợi ý tên miền từ MONA AI?

Để nhận gợi ý tên miền độc đáo, sáng tạo và phù hợp với cá nhân hay doanh nghiệp từ MONA AI, bạn hãy theo dõi các bước sau:
  • Đầu tiên, bạn truy cập vào app.mona.host
  • Sau đó, tại ô mô tả tên miền, bạn hãy nhập từ khóa mô tả liên quan đến lĩnh vực, tên thương hiệu hay các từ khóa về dự án,...và bấm chọn Tạo tên miền
  • Bạn sẽ nhận được hàng loạt gợi ý tên miền sáng tạo từ MONA AI.
Trên đây là những trạng thái tên miền mà bạn có thể gặp phải trong quá trình đăng ký và sử dụng. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn không còn hoang mang khi rơi vào các trường hợp trên.  

Võ Nguyên Thoại

Cách Chọn Tên Miền Đẹp, Phù Hợp Cho Website
29 Tháng Năm, 2024
Cách Chọn Tên Miền Đẹp Và Chuẩn SEO Cho Website Doanh Nghiệp
Lựa chọn tên miền đẹp và phù hợp cho website doanh nghiệp là bước quan trọng để xây dựng thương hiệu trực tuyến. Qua bài viết dưới đây MONA Host sẽ hướng dẫn các bạn cách chọn tên miền để SEO đơn giản nhưng hiệu quả, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa khả năng tiếp cận khách hàng và tạo dựng sự hiện diện mạnh mẽ trên internet, đồng thời nâng cao giá trị thương hiệu.

Lợi ích của lựa chọn đăng ký tên miền chuẩn SEO và đẹp

Đăng ký tên miền là bước không thể thiếu mà các chủ sở hữu website cần tiến hành để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả cao. Khi lựa chọn đăng ký tên miền phù hợp, chuẩn SEO, doanh nghiệp sẽ có được những lợi thế cạnh tranh nhất định so với các đối thủ khác trên thị trường: Lợi ích của lựa chọn đăng ký tên miền chuẩn SEO và đẹp
  • Đăng ký tên miền phù hợp sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng: Chỉ khi sở hữu tên miền, doanh nghiệp mới có thể đăng tải thông tin sản phẩm lên trang web, từ đó khách hàng mới có thể tiếp cận và tìm hiểu. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, để tối ưu hóa việc tiếp cận khách hàng tiềm năng và tăng cường hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp nên lựa chọn tên miền ngắn gọn, thân thiện và dễ nhớ, mang ý nghĩa liên quan đến thương hiệu và lĩnh vực kinh doanh của mình.
  • Đăng ký tên miền giúp doanh nghiệp duy trì và bảo vệ thương hiệu của mình: Biết cách chọn tên miền đẹp và đúng với tên thương hiệu cũng đồng nghĩa với việc tên miền doanh nghiệp của bạn được pháp luật bảo hộ. Điều này đảm bảo các cá nhân và tổ chức khác không thể sử dụng tên miền này cho bất kỳ mục đích hay hoạt động nào khác.

Cách chọn tên miền chuẩn SEO cho website

Như đã đề cập ở trên, tên miền đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng và tạo dựng uy tín doanh nghiệp trên internet. Dưới đây là tổng hợp những cách chọn tên miền tối ưu SEO cho website mà bạn nên biết để áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

Chọn tên miền có chứa từ khóa

Từ khóaphương thức nhận diện nhanh nhất để người dùng nắm bắt được lĩnh vực kinh doanh của bạn ở trên internet. Khi sử dụng từ khóa bên trong tên miền, công cụ tìm kiếm sẽ hiểu được những nội dung website của bạn đang truyền tải, từ đó đề xuất đến những khách hàng tiềm năng trong tương lai. Có thể lấy ví dụ như bạn kinh doanh điện thoại, laptop thì những tên miền dienthoaigiakho.vn, laptopgiasi.vn,... là những tên miền có từ khoá cực kỳ phù hợp cho sản phẩm của bạn. Chọn tên miền có chứa từ khóa Bên cạnh đó, nội dung chất lượng và trải nghiệm người dùng tối ưu cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chúng sẽ kết hợp cùng từ khóa trong tên miền để hỗ trợ nâng cao xếp hạng trang web của bạn trên công cụ tìm kiếm Google. Tuy nhiên, để đặt được tên miền bằng cách này lại không hề đơn giản. Nếu không cẩn thận, tên miền sẽ rất dễ xảy ra hiện tượng nhồi nhét từ khóa.

Chọn tên miền ngắn gọn và dễ phát âm, dễ nhớ phù hợp với thương hiệu

Lựa chọn tên miền ngắn gọn, dễ phát âm và dễ nhớ từ lâu luôn là ưu tiên của bất kỳ thương hiệu nào kinh doanh trên internet. Những tên miền như vậy không chỉ tạo ra một ấn tượng tích cực ngay, mà còn giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ thương hiệu và thuận lợi cho việc tìm kiếm ở những lần tiếp theo. Chọn tên miền ngắn gọn và dễ phát âm Ngược lại, việc lựa chọn tên miền không rõ ràng hoặc quá dài không chỉ làm cho khách hàng khó nhớ mà còn gây khó khăn trong việc truy cập website của bạn. Điều này có thể ảnh hưởng đến nhận diện thương hiệu cũng như khả năng tiếp cận khách hàng. Ví dụ: ndt.vn (Trang báo điện tử Người Đưa Tin) là tên miền ngắn nhưng chưa thực sự phù hợp. Thay vào đó, chúng ta có thể sử dụng nguoiduatin.vn.

Ưu tiên đặt tên miền cấp 1 (top-level domain)

Doanh nghiệp nên cần ưu tiên đặt những tên miền cấp 1 vì tầm ảnh hưởng của tên miền quốc tế này có thể mang lại nhiều lợi ích hơn so với những tên miền cấp 2, cấp 3. Ưu tiên đặt tên miền cấp 1 (top-level domain) Đặc biệt các tên miền cấp 1 như .com hay .net là những tên miền được đánh giá cao về độ tin cậy. Nhờ đó, việc tối ưu hóa SEO trên website cũng trên thuận tiện hơn. Ví dụ:  Tên miền cấp 1: tuhoc.com Tên miền cấp 2: tuhoc.vn Tên miền cấp 3: tuhoc.hn.vn

Đặt các tên miền dễ viết, tránh gây nhầm lẫn

Việc vô tình đặt những tên miền gây khó khăn cho việc phát âm hay khi đánh máy là điều không hiếm gặp. Khi sử dụng bộ Unikey để gõ, người dùng có thể gặp bất tiện khi phải nhập các chữ S, R, J, F hai lần để tránh xuất hiện thanh dấu sắc, hỏi, nặng, ngã trong Tiếng Việt. Ngoài ra còn là các từ aa thành â, dd thành đ, ee thành ê,... Đặt các tên miền dễ viết, tránh gây nhầm lẫn Bên cạnh đó, nếu tên miền quá dài và phức tạp sẽ khiến người dùng có thể đọng lại những thiện cảm không tốt về thương hiệu của bạn và không tiếp tục duy trì truy cập ở những lần tiếp theo.

Lựa chọn tên miền dựa theo vị trí local

Trong các thuật toán của Google, địa lý cũng là một trong những phần được họ chú trọng. Bạn cũng nên chú ý đến vấn đề này khi chọn tên miền. Nếu bạn muốn tạo lập một trang web cho thuê trọ tại Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể đặt tên miền để SEO website là thuetrogiaresaigon.com. Lựa chọn tên miền dựa theo vị trí local Cách làm này không chỉ giúp người dùng dễ nhớ, chuẩn hóa SEO mà những khách hàng tại địa điểm đó cũng sẽ dành sự ưu tiên truy cập nhiều hơn.

Cách chọn đuôi tên miền phù hợp

Thông thường, các đuôi miền như tên miền .com, .net, .org, .vn luôn được đa số các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng không chỉ vì tính chuyên nghiệp mà nó còn phù hợp với mọi lĩnh vực kinh doanh cũng như cho người dùng biết về mục đích và tính chất của trang web: Chọn đuôi tên miền phù hợp
  • Tên miền.com: Đây là loại tên miền phổ biến nhất hiện nay, chiếm số lượng lớn, trong đó .com mang ý nghĩa Commercial là thương mại phù hợp cho mọi đối tượng từ cá nhân đến doanh nghiệp.
  • Tên miền .net: Với ý nghĩa network, loại tên miền này thường được sử dụng cho các nhà mạng cung cấp dịch vụ về website và internet.
  • Tên miền .org: Tên miền .org được viết tắt của từ Organization mang ý nghĩa tổ chức, loại tên miền này thường được sử dụng cho các tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ.
  • Tên miền .info: Được viết tắt từ Information, loại tên miền này thường được sử dụng để chứa dữ liệu và tài nguyên của website.
  • Tên miền .vn: Tên miền được cấp bởi VNNIC – Trung tâm Internet Việt Nam. Đây là tên miền được khuyên dùng cho mọi lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là những thương hiệu hoạt động chủ yếu tại Việt Nam.

Tránh tên miền gây hiểu lầm, tranh chấp hoặc bản quyền

Khi lựa chọn tên miền cho website của bạn, bạn hãy cố gắng tìm ra một cái tên phù hợp với thương hiệu của mình. Việc tránh những tên gây hiểu lầm, tranh chấp hoặc vi phạm bản quyền có thể dẫn đến các vấn đề pháp lý nghiêm trọng và gây thiệt hại đến hình ảnh của doanh nghiệp. Tránh tên miền gây hiểu lầm, tranh chấp hoặc bản quyền Nếu đang gặp khó khăn trong việc suy nghĩ cách chọn tên miền, bạn nên mở rộng phạm vi suy nghĩ để tìm kiếm các tên miền có ý nghĩa tương tự. Đồng thời, hãy tham khảo tên miền của những đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực, vừa để có thêm ý tưởng vừa tránh trùng lặp khi bạn quyết định mua tên miền mới.

Cách chọn tên miền hay và ý nghĩa dựa theo thương hiệu

Khi chọn tên miền, bạn cần xem xét cẩn thận về ý nghĩa và mức độ phù hợp với thương hiệu của mình. Một tên miền phản ánh sứ mệnh, giá trị và tính cách của thương hiệu sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhớ và tìm kiếm địa chỉ của bạn: Chọn tên miền hay và ý nghĩa dựa theo thương hiệu
  • Chọn tên miền theo sản phẩm
Ví dụ: Công ty bạn kinh doanh mặt hàng áo thun, bán có thể đăng ký tên miền theo tên sản phẩm: aothundep.com.
  • Chọn tên miền theo thương hiệu công ty:
Ví dụ: Công ty bạn tên là Mắt Kính DBP. Bạn có thể lựa chọn tên miền: matkinhdbp.com/ matkinhdbp.vn.
  • Chọn tên miền theo lĩnh vực kinh doanh:
Ví dụ: Công ty bạn kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ nói chung, bao gồm cả điện thoại, máy tính bàn, laptop, tai nghe,... Bạn có thể đặt tên cho website là: congnghehay.com

Đăng ký các tên miền bao quanh tên miền chính

Nếu có điều kiện, bạn hãy lựa chọn đăng ký tên miền bao quanh tên miền chính. Bạn nên ưu tiên tên miền với các đuôi quan trọng như: “.com”, “.vn”, “.com.vn”,... Việc sở hữu nhiều tên miền liên quan đến tên miền chính giúp bảo vệ thương hiệu của bạn khỏi việc bị đánh cắp hoặc lạm dụng. Bằng cách này, bạn có thể ngăn chặn việc người khác sử dụng các tên miền tương tự để lừa đảo hoặc đánh cắp dữ liệu của bạn. Đăng ký các tên miền bao quanh tên miền chính Ví dụ: Bạn đã có một trang web với tên miền square.com. Bạn có thêm đăng ký thêm các tên miền như: square.vn, square.com.vn.

Tra cứu lịch sử tên miền trước khi mua

Một bước nên có trước khi mua tên miền là bạn hãy tra cứu tên miền. Nhờ vậy, bạn có thể phát hiện ra những thông tin quan trọng như liệu tên miền đã từng bị sử dụng để gửi thư rác hay các hoạt động gian lận trước đây chưa. Tra cứu lịch sử tên miền trước khi mua Điều này giúp bạn tránh được những vấn đề tiềm ẩn và đảm bảo rằng bạn đang đầu tư vào một tên miền sạch và uy tín.

Tránh chọn các tên miền có chứa ký tự đặc biệt

Các ký tự đặc biệt như dấu gạch ngang, gạch dưới, hoặc dấu chấm có thể gây nhầm lẫn cho người dùng khi họ cố gắng nhập địa chỉ website của bạn để vào trình duyệt. Điều này có thể dẫn đến việc mất khách hàng hoặc giảm hiệu suất trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Tránh chọn các tên miền có chứa ký tự đặc biệt Nếu so sánh giữa hai tên miền so-tu-nhien.com với sotunhien.com, rõ ràng việc thêm dấu gạch gang (-) khiến người dùng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc nhập địa chỉ, đồng thời làm giảm tính thẩm mỹ của tên miền.

Cách chọn tên miền độc đáo, sáng tạo và chuyên nghiệp

Không chỉ vậy, việc tìm ra cách chọn tên miền phù hợp luôn cần phải được xem xét một cách cẩn thận. Bạn cần đảm bảo rằng tên miền của bạn không trùng với bất kỳ trang web hoặc blog nào khác đã tồn tại trên internet. Việc này không chỉ giúp tránh nhầm lẫn với các trang web khác mà còn giảm thiểu rủi ro pháp lý liên quan đến việc vi phạm bản quyền hoặc thương hiệu. Chọn tên miền độc đáo, sáng tạo và chuyên nghiệp Tên miền chuyên nghiệp cũng sẽ tạo ấn tượng tốt trong mắt người dùng, góp phần tăng độ tin cậy và uy tín cho thương hiệu doanh nghiệp của bạn.

Mở rộng chọn tên miền đa chủ đề

Cách chọn tên miền đa chủ đề có nghĩa là bạn có thể mở rộng phạm vi nội dung kinh doanh trên website của mình. Mở rộng chọn tên miền đa chủ đề Một ví dụ cụ thể là nếu bạn đang kinh doanh cửa hàng quần áo nhưng trong tương lai mong muốn mở rộng thêm các phụ kiện như: giày, dép, túi xách,..., bạn có thể đặt tên miền liên quan đến từ khóa “thời trang” thay vì “quần áo”.

Hướng dẫn cách chọn đuôi tên miền phù hợp với lĩnh vực doanh nghiệp

Để chọn được một tên miền đẹp, dễ nhớ và có hiệu suất tốt trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) cho trang web kinh doanh của bạn, việc quan trọng không chỉ nằm ở phần tên miền mà còn ở phần đuôi domain. Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể tham khảo:
  • Đưa ra quyết định dựa trên điều kiện cụ thể
Hiện nay, có rất nhiều đuôi tên miền khác nhau, và việc lựa chọn phụ thuộc vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động và mục tiêu sử dụng. Trong số đó, “.com” và “.vn” được xem là lựa chọn phổ biến và được nhiều người ưa chuộng nhất.
  • Tùy chỉnh theo hoạt động của trang web
Tùy thuộc vào lĩnh vực mà trang web của bạn hoạt động, bạn có thể lựa chọn đuôi tên miền phù hợp nhằm tối đa hóa hiệu quả và tạo điểm nhấn độc đáo, dễ nhớ và dễ tìm kiếm. Ví dụ, nếu bạn tạo trang web về giáo dục, đuôi “.edu” là một lựa chọn phù hợp.
  • Đóng góp vào việc tối ưu hóa SEO
Để chọn tên miền hỗ trợ SEO tốt, không chỉ cần xem xét về việc định danh địa lý và lĩnh vực kinh doanh mà còn cần phải chọn đuôi tên miền mà công cụ tìm kiếm dễ dàng nhận biết và ưu tiên. Ví dụ, nếu trang web của bạn phục vụ cho thị trường Việt Nam, đuôi “.vn” sẽ là lựa chọn hợp lý nhất.

Nên chọn tên miền chứa từ khoá SEO hay chọn tên miền theo thương hiệu doanh nghiệp?

Có rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề "Cách chọn tên miền chứa từ khóa SEO hay nên theo thương hiệu" mới hiệu quả. Đối với những người lựa chọn tên miền có chứa từ khóa SEO, họ ưu tiên và cho rằng việc sử dụng tên miền chứa từ khóa sẽ giúp website nhanh lên hạng hơn. Còn đối với doanh nghiệp lựa chọn tên miền có chứa thương hiệu, việc có xuất hiện từ khóa trong tên miền hay không không phải là yếu tố cốt lõi. Khi sở hữu tên miền theo thương hiệu bạn có thể thể hiện được bản sắc riêng của doanh nghiệp, giúp hình ảnh của thương hiệu có thể đi sâu vào tâm trí khách hàng. Tùy vào mục đích, hoàn cảnh, lĩnh vực kinh doanh, bạn có thể lựa chọn giữa một trong hai. Tuy nhiên, bạn vẫn nên ưu tiên lựa chọn tên miền theo thương hiệu nếu muốn phát triển hình ảnh kinh doanh lâu dài. Người dùng sẽ luôn cảm thấy tin tưởng về một tên thương hiệu khi bắt đầu tìm kiếm một sản phẩm nào đó. Tên miền chỉ là một trong những thành phần của SEO, bạn hoàn toàn có thể bù trừ vào phần thiếu hụt từ khóa ở tên miền bằng nhiều yếu tố khác.

Đăng ký tên miền ở đâu uy tín, chất lượng?

Rõ ràng tên miền đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến người dùng của doanh nghiệp. Vậy nên trước hết, bạn cần quan tâm đến việc lựa chọn một nơi cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền uy tín, đáp ứng đầy đủ nhu cầu mà doanh nghiệp bạn cần. Đăng ký tên miền uy tín tại MONA Host MONA Host đang là một trong số những đơn vị đăng ký tên miền chất lượng nhất hiện nay. Với kinh nghiệm khi đã phục vụ cho đa dạng các tệp khách hàng trong nhiều năm trở lại đây, dịch vụ mua tên miền domain tại MONA Host luôn được đánh giá cao bởi nhiều ưu điểm:
  • Chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng: Sự phát triển và hài lòng của khách hàng là mục tiêu quan trọng nhất của MONA Host.
  • Hỗ trợ khách hàng 24/7: Hỗ trợ, giải quyết các vấn đề phát sinh mà khách hàng gặp phải nhanh chóng, kịp thời và chuẩn xác.
  • Hệ thống quản trị thông minh và chuyên nghiệp: MONA Host luôn cập nhật Công nghệ mới nhất với khả năng bảo mật tối đa và tốc độ nhanh nhất, hoạt động tốt đa dạng nền tảng.
  • Thanh toán thuận tiện và bảo mật: Hệ thống thanh toán luôn hướng đến sự bảo mật tuyệt đối và thuận tiện nhất cho khách hàng.
  • Nhận ngay những ưu đãi khi đăng ký dịch vụ đi kèm như web hosting, vps, email doanh nghiệp và giải pháp digital marketing toàn diện.
Lựa chọn tên miền cho website có thể là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong doanh nghiệp của bạn. Nếu bạn còn băn khoăn về cách chọn tên miền tối ưu cho seosao cho tối ưu hay đăng ký tên miền ở đâu uy tín thì MONA Host hoàn toàn đảm bảo sự an toàn, tin cậy và chất lượng để nâng tầm website doanh nghiệp của bạn.

Võ Nguyên Thoại

Tất cả bài viết
LMS Hosting
21 Tháng Năm, 2024
LMS Hosting – Giải Pháp Lưu Trữ Cho Nền Tảng Giáo Dục Trực Tuyến
Nền tảng giáo dục trực tuyến có thể giúp bạn tiếp cận hàng triệu học viên tiềm năng. Nhưng, website của bạn có đủ dung lượng lưu trữ lớn để chứa các video, khóa học đáp ứng nhu cầu học viên không?. Chưa kể, nếu lượt truy cập tăng đột ngột khiến website của bạn sập,… Vậy hãy để LMS Hosting của MONA Host giúp bạn giải quyết mọi vấn đề một cách hiệu quả, đưa nền tảng giáo dục trực tuyến trở thành công cụ hỗ trợ việc học tập của mọi người học.

LMS Hosting là gì?

LMS Hosting ( Learning Management System Hosting), dịch vụ lưu trữ không gian học tập trực tuyến dành cho các doanh nghiệp hay cá nhân muốn đăng trang web học trực tuyến của họ lên internet. LMS Hosting là gì Giải pháp lưu trữ được triển khai trên nền tảng Cloud Computing (điện toán đám mây) được tối ưu hoá tối đa về tài nguyên, không gian lưu trữ và các công cụ quản lý linh hoạt, đảm bảo hệ thống LMS luôn hoạt động ổn định, tốc độ xử lý nhanh chóngtối ưu chi phí hiệu quả.

Tại sao nên sử dụng Elearning Hosting

Nhu cầu học trực tuyến ngày càng phát triển mạnh mẽ kể từ sau đại dịch Covid. Nền tảng giáo dục trực tuyến ngày càng gia tăng do những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại so với phương pháp học tập đào tạo trực tiếp thông thường. Bởi, người học có thể chủ động được thời gian, không gian học tập mọi lúc mọi nơi và dễ dàng tìm kiếm, lựa chọn khoá học có lộ trình, học phí phù hợp với nhu cầu của bản thân. Bên cạnh đó, người học tiết kiệm được thời gian và chi phí di chuyển đến lớp học. Và thậm chí, nền tảng giáo dục trực tuyến gần như không bị giới hạn độ bất kỳ độ tuổi nào. Tất cả mọi người đều có thể trở thành thành viên của các khoá học online. Tuy nhiên, nếu lượng truy cập tăng đột ngột, liệu website của bạn có đủ dung lượngtốc độ load cho hàng trăm người cùng click? website giáo dục trực tuyến tài nguyên quá tải Chúng tôi chắc chắn rằng, việc bạn chỉ dùng trang website giáo dục mà không quan tâm tới dung lượng lưu trữ và bảo mật đó sẽ là “quả bom nổ chậm”. Thậm chí, một ngày nào đó trang web của bạn đột nhiênbay màu” vì quá tải, tốc độ load chậm, virus xâm nhập,…Đừng quá lo lắng, bởi vì giờ đây LMS Hosting sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề trên.

LMS Hosting services tại MONA Host – Lựa chọn hoàn hảo với mọi nền tảng giáo dục trực tuyến

LMS Hosting tại MONA Host tự tin có thể đáp ứng với mọi nền tảng, quy mô giáo dục trực tuyến cho mọi doanh nghiệp. Chúng tôi đã có kinh nghiệm làm ra các hệ thống elearning, đạt top đầu những website học online, đào tạo trực tuyến tốt nhất.
  • Với hơn 100+ dự án website bán khóa học trực tuyến, gần 2000 giao dịch mỗi ngày.
  • Hơn 20+ trung tâm và cơ sở giáo dục trên toàn quốc đang sử dụng hệ thống MONA Edutech.
Vì vậy, chúng tôi tự tin rằng có thể LMS Hosting phù hợp với mọi nhu cầu, mọi quy mô của khách hàng. MONA Host đã trải qua nhiều giai đoạn để tối ưu dịch vụ hosting để mọi gói hosting cho cơ sở giáo dục online của chúng tôi phù hợp với mọi yêu cầu của khách hàng dù khó đến đâu cũng đáp ứng được. LMS Hosting tại MONA Bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng những vấn đề như nhân sự mình phải có kỹ thuật công nghệ cao, loay hoay lựa chọn hạ tầng phù hợp, vừa nâng cao chất lượng giảng dạy vừa quản lý phần mềm hay hệ thống lưu trữ có an toàn hay không. Đến với MONA Host, bạn chỉ cần bán khoá học, đăng tải video không giới hạn, hosting cho giáo dục online cứ để MONA Host giải quyết cho bạn. Với hơn 11+ kinh nghiệm thực chiến, phục vụ hơn 10.000 khách hàng ở mảng host và đặc biệt là:
  • Suốt 11+ năm đồng hành cùng các cơ sở giáo dục và được làm việc cùng 8+ giáo sư.
  • Hiện tại, đã có 300+ cơ sở giáo dục đang tin dùng phần mềm do chúng tôi phát triển.
  • Đáng tự hào hơn, chúng tôi đã thu hút sự quan tâm của 20000+ khách hàng đến từ nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
Chúng tôi tự tin rằng sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ LMS Hosting hiệu quả với dung lượng lưu trữ khổng lồ để chứa nhiều video nhằm phục vụ lượng học viên xem video.
  • Cấu hình hosting mạnh nhất thị trường.
  • Ổ cứng lưu trữ lên đến 120GB phù hợp cho việc lưu trữ video nặng.
  • x20 lần tốc độ xử lý nhanh chóng
  • MONA Host thấu hiểu ứng dụng elearning sẽ cần hạ tầng như thế nào là phù hợp.
  • Toàn bộ tài liệu giảng dạy được bảo vệ an toàn tới tính năng Anti Download chỉ có tại MONA Host
  • Linh hoạt kết nối với các hệ thống lưu trữ bên ngoài.
  • Tối ưu cache và xử lý video có độ phân giải lên tới 720p giúp việc học dễ dàng.

LMS Hosting dành cho ai?

LMS Hosting giải pháp toàn diện dành cho nhiều cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp có nhu cầu lưu trữ lớn và vận hành các hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS) hiệu quả, cụ thể như: LMS Hosting dành cho ai?

Khách hàng có nhu cầu triển khai LMS nhưng hạ tầng hiện tại chưa đáp ứng đủ

Nhiều doanh nghiệp, trường học và tổ chức đã triển khai hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS) nhưng gặp phải tình trạng hạ tầng hiện tại không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về số lượng học viên và video bài giảng. Việc tự nâng cấp hoặc mở rộng hệ thống tốn kém chi phí, nguồn lực và thời gian, đồng thời đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao.

Khách hàng đã có hệ thống LMS nhưng việc vận hành hạ tầng hiện tại quá phức tạp

Nhiều doanh nghiệp, trường học và tổ chức đã triển khai hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS) nhưng gặp phải những thách thức về quản lý hạ tầng vật lý phức tạp, tốn kém chi phí vận hành và bảo trì. Đồng thời gặp khó khăn trong việc mở rộng hệ thống khi nhu cầu học tập tăng cao.

Khách hàng có nhu cầu nâng cao độ ổn định và tự động hóa khả năng mở rộng linh hoạt của hệ thống LMS.

Hệ thống LMS đang triển khai hoạt động không ổn định, làm gián đoạn những lớp học trực tuyến, hay mất kết nối. Những vấn đề trên làm ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo,... Với những vấn đề bạn đang gặp phải, đừng quá lo lắng, MONA Host sẽ giúp bạn tháo bỏ những nan giải bạn đang gặp phải với giải pháp LMS Hosting, đảm bảo website LMS hoạt động mượt mà, ổn định với tốc độ truy cập nhanh chóng, đáp ứng lượng người học tăng cao nhanh chóng. Dễ dàng mở rộng hệ thống theo nhu cầu và giao diện quản lý vận hành thân thiện dễ dàng thao tác.

Ưu điểm vượt trội dịch vụ LMS Hosting MONA Host

Thời đại công nghệ 4.0, người học được tiếp cận với công nghệ từ rất sớm dẫn đến hành vi sử dụng cũng theo đó mà tăng. Họ yêu cầu công nghệ thông minh, phần mềm tiện ích, giao diện dễ thao tác sử dụng,… Chúng tôi hiểu rất rõ về điều này, đặc biệt là trong ngành giáo dục. Chính vì thế, sản phẩm LMS Hosting, dịch vụ lưu trữ cho nền tảng giáo dục trực tuyến của MONA Host chưa bao giờ ngừng phát triển. Ưu điểm LMS Hosting Chúng tôi không phải bán được sản phẩm rồi thì để đó không làm gì nữa mà đội ngũ MONA Host không ngừng cải thiện chất lượng của mọi dịch vụ mong muốn mang đến trải nghiệm hài lòng với những gì bạn đã đầu tư. Chúng tôi chỉ muốn khẳng định rằng MONA Host sẽ luôn lắng nghe khách hàng đồng thời sẽ là người bạn đồng hành cùng doanh nghiệp đưa ra những giải pháp để giúp bạn vận hành và phát triển một cách tối ưu nhất. Với dịch vụ LMS Hosting của MONA Host, chúng tôi có nhiều hơn thế:
  • Có kinh nghiệm và trải nghiệm trong lĩnh vực Elearning nên có thể support tối ưu sản phẩm.
  • Hệ thống monitoring theo dõi và sửa lỗi. Hệ thống này của MONA Host sẽ luôn giám sát và báo lỗi, chúng tôi sẽ fix ngay trước khi website của bạn gặp vấn đề.
  • Hệ thống chống DDos để khi hệ thống bị tấn công, chúng tôi có thể chủ động biết, theo dõi và xử lý một cách triệt để.
  • Hệ thống firewall độc quyền, website của bạn sẽ không còn bị virus nữa.
  • Backup dữ liệu linh động mỗi ngày.
Chính vì thế, bạn sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề dung lượng lưu trữ dữ liệu, độ bảo mật và tốc độ load website vì đã có LMS Hosting – giải pháp toàn diện cho công việc giáo dục trực tuyến của bạn. Ngoài ra, chúng tôi còn có những chính sách để bạn có thể yên tâm hơn về sự lựa chọn đối tác của mình:
  • Chính sách đồng hành dành cho đối tác tại MONA.Host.
  • Cam kết phản hồi sự cố của bạn 24/7, mọi lúc mọi nơi.
  • Chính sách hoàn 100% chi phí trong 30 ngày mà không cần lý do.
Đặc biệt, đội ngũ MONA Host luôn thường trực và support bạn 24/7, khắc phục mọi vấn đề trước khi khách hàng gặp lỗi trong web của bạn. Nếu trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 1900 636 648 để được hỗ trợ kịp thời nhé!

Bảng giá dịch vụ LMS Hosting tại MONA Host

Chúng tôi biết mỗi nhu cầu của từng doanh nghiệp khác nhau. Vì thế, MONA Host cung cấp nhiều gói dịch vụ phù hợp với mọi quy mô. Hãy tham khảo bảng gói dịch vụ của MONA Host ngay bên dưới đây! Bảng giá LMS Hosting Chúng tôi tự tin với 1 lần đầu tư, bạn có thể yên tâm về các vấn đề dung lượng lưu trữ video, bảo mật, virus, sập web,… Hãy để MONA Host giúp bạn biến website trở thành công cụ hữu ích cho các nền tảng giáo dục, khóa học online của bạn! Không những thế, nếu bạn đang trên hành trình bắt đầu khởi nghiệp với nền tảng giáo dục trực tuyến thì MONA Host - giải pháp hoàn hảo cho bạn. Bạn không cần phải hiểu sâu về công nghệ, không cần tự mình phân tích hệ thống, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn từ A đến Z. Sử dụng kiến thức của bạn kết hợp với công nghệ của MONA Host, chắc chắn việc kinh doanh của bạn sẽ thuận lợi hơn là bạn tự đi một mình.

Quy trình triển khai dự án

Chúng tôi hiểu bạn đang đi tìm kiếm một đơn vị LMS Hosting chứ không phải một người chỉ gì làm nấy. Một đối tác thực sự hiểu và tìm ra giải pháp giúp bạn tối ưu 100% các dự án. Chính vì thế, ở MONA Host, chúng tôi không làm thuê, chúng tôi là chuyên gia, là người đồng hành hỗ trợ bạn tư vấn và tạo ra giải pháp giúp bạn giải quyết triệt mọi vấn đề. Bởi vậy, mọi nhân sự ở MONA Host đều phải thực sự hiểu ngành, biết khách hàng cần gì để tự tin giúp bạn từ A đến Z. Tinh giản, hiệu quả và dễ dàng tiếp cận với khách hàng tiềm năng với 5 bước từ MONA Host:
  • Bước 1: Tiếp nhận và lắng nghe yêu cầu từ khách hàng.
  • Bước 2: Đội ngũ chuyên viên phân tích website, lĩnh vực kinh doanh, khối lượng khách hàng tiềm năng và tư vấn cho khách gói hosting/VPS phù hợp nhất với khách.
  • Bước 3: MONA Host hỗ trợ setup/move website của khách lên hosting/VPS và cấu hình để website chạy mượt nhất.
  • Bước 4: MONA Host hỗ trợ 100% các vấn đề, sự cố cho khách.
  • Bước 5: Khách hàng yên tâm phát triển kinh doanh, tạo ra doanh thu từ kênh website của mình.
Website như một bộ mặt của doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh online. Một website giáo dục chuyên nghiệp, vận hành tốt sẽ gây ấn tượng cho người truy cập. Hãy để MONA Host trở thành sự lựa chọn đáng tin cậy và uy tín cho hoạt động kinh doanh của bạn. Nếu còn băn khoăn về giải pháp lưu trữ và bảo mật LMS Hosting, hãy gọi cho chúng tôi thông qua hotline 1900 636 648 để được hỗ trợ tận tình nhé!

Võ Nguyên Thoại

Hướng dẫn lấy mật khẩu ứng dụng Mail
26 Tháng Tư, 2024
Hướng Dẫn Lấy Mật Khẩu Ứng Dụng Mail Trên Tài Khoản Google
Ngày nay, việc bảo mật thông tin cá nhân trở nên vô cùng quan trọng, đặc biệt là khi sử dụng các dịch vụ trực tuyến như email. Đối với những người dùng Gmail trong các ứng dụng bên thứ ba như Outlook hoặc Apple Mail, Google yêu cầu sử dụng một mật khẩu ứng dụng riêng biệt để tăng cường bảo mật. Bài viết này của MONA Host sẽ hướng dẫn bạn cách lấy mật khẩu ứng dụng Mail cho tài khoản Google (Gmail), một bước không thể thiếu để đảm bảo an toàn cho việc truy cập và quản lý email của bạn một cách an toàn và hiệu quả.

Tại sao phải lấy mật khẩu ứng dụng Mail?

Tại sao phải tạo mật khẩu ứng dụng Khi bạn thử kết nối ứng dụng của mình với Gmail, chắc chắn sẽ gặp chút vấn đề về mật khẩu, dù đã đảm bảo nhập chính xác mọi thông tin từ Email account, Email password, SMTP server, Port,...? Các ứng dụng thường xuyên gặp vấn đề này thường là Outlook hay Thunderbird, hoặc thậm chí là các phần mềm gửi email tự động qua website như phpMailer, hoặc plugin WP Mail SMTP cho WordPress. Có nhiều lý do dẫn đến sự cố này, nhưng thường gặp nhất là do Google áp dụng các biện pháp bảo mật ngăn chặn việc sử dụng trực tiếp mật khẩu Gmail trên các ứng dụng bên thứ ba. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần tạo và sử dụng một mật khẩu ứng dụng riêng biệt cho các hoạt động gửi và nhận email.

Hướng dẫn lấy mật khẩu ứng dụng Mail trên tài khoản Google

Bước 1: Đăng nhập tài khoản Gmail Truy cập vào link https://myaccount.google.com để đăng nhập tài khoản Gmail của bạn Đăng nhập tài khoản Gmail Sau khi hoàn tất đăng nhập, chọn mục Bảo mật trên thanh sidebar của giao diện. Chọn mục bảo mật trong Gmail Bước 2: Bật xác minh 2 bước (Bỏ qua bước này nếu bạn đã bật xác minh 2 bước) Bắt đầu xác minh gmail 2 bước Nhập số điện thoại (hoặc lựa chọn phương thức khác để xác minh) Nhập số điện thoại để xác minh Email Nhập mã code đã gửi về SĐT của bạn Nhập mã xác minh gửi về điện thoại Bước 3: Setup mật khẩu ứng dụng Thiết lập mật khẩu ứng dụng liên kết Gmail Để tạo mật khẩu ứng dụng, bạn bắt buộc nhập khẩu và mã OTP. Sau đó thực hiện tạo password ứng dụng của mình. Quy trình tạo mật khẩu ứng dụng được thực hiện giống như hình bên dưới. Quy trình tạo mật khẩu ứng dụng Khi đó, một mã gồm 16 ký tự sẽ xuất hiện, đây chính là mật khẩu ứng dụng dùng để đăng nhập vào những ứng dụng có kết nối với tài khoản Gmail. Lưu mật khẩu ứng dụng Qua bài viết này, bạn đã biết cách tạo và sử dụng mật khẩu ứng dụng cho tài khoản Gmail của mình, một bước thiết yếu để đảm bảo an ninh thông tin khi đăng nhập với các ứng dụng bên thứ ba. Việc sử dụng mật khẩu ứng dụng không chỉ giúp bảo vệ tài khoản của bạn khỏi các rủi ro tiềm ẩn mà còn đảm bảo rằng quá trình truyền và nhận email diễn ra suôn sẻ và an toàn. Hãy luôn nhớ cập nhật và quản lý các mật khẩu ứng dụng của bạn một cách cẩn thận để duy trì mức độ bảo mật cao cho tài khoản Gmail nhé.

Võ Nguyên Thoại

27 Tháng Mười Hai, 2023
Hướng Dẫn Chuyển Tên Miền Về MONA Host Với 4 Bước Đơn Giản
Nhu cầu chuyển tên miền từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác đang khá phổ biến ở nhiều doanh nghiệp và nhà quản trị website hiện nay. Việc transfer domain này thường là vấn đề lo ngại của nhiều người bởi không tìm thấy thông tin cụ thể. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn quy trình chuyển tên miền về MONA Host với các bước đơn giản, dễ dàng thực hiện và tiết kiệm thời gian.

4 Bước chuyển tên miền về MONA Host đơn giản

Chuyển tên miền (Domain transfer) là quá trình chuyển quản lý tên miền từ một nhà đăng ký này sang một nhà đăng ký tên miền khác. Dưới đây là các bước chính để thực hiện quá trình transfer tên miền:

Bước 1: Kiểm tra tình trạng tên miền muốn chuyển

Kiểm tra tình trạng tên miền muốn chuyển Để thực hiện chuyển tên miền sang một nhà cung cấp dịch vụ khác, điều kiện đầu tiên là tên miền của bạn phải còn hạn ít nhất 8 ngày. Để kiểm tra thông tin tên miền, bạn có thể sử dụng công cụ tại địa chỉ: https://who.is. Nhập tên miền cần tra cứu vào công cụ này, sau đó kiểm tra ngày hết hạn tên miền của bạn tại dòng "Expires On". Hoặc bạn có thể Kiểm tra tình trạng unlock và lấy Key EPP của tên miền ở nhà cung cấp tên miền hiện tại. ->Xem thêm:

Bước 2: Nhập tên miền muốn chuyển đổi

Nhập tên miền cần chuyển Cung cấp mã EPP Code thông tin cần thiết cho MONA Host để tiến hành làm thủ tục chuyển tên miền và tiến hành thanh toán.

Bước 3: Kiểm tra chuyển đổi tên miền

Nếu tên miền đủ điều kiện chuyển nhà cung cấp, domain sẽ được chuyển về trong khoảng thời gian từ 1-5 ngày.

Bước 4: Email xác nhận chuyển tên miền hoàn tất

Sau khi transfer domain về MONA Host thành công. Chúng tôi sẽ thông báo xác nhận chuyển domain hoàn tất cho bạn thông qua Email.

Điều kiện để chuyển tên miền

Điều kiện để chuyển tên miền Dưới đây là một số điều kiện bạn cần lưu ý khi thực hiện transfer tên miền:
  • Tính đến thời điểm 60 ngày sau khi đăng ký.
  • Tên miền còn hạn trên 30 ngày đối với tên miền Việt Nam và Quốc Tế.
  • Nếu bạn vừa mới gia hạn tên miền Quốc tế thì phải đợi 45 ngày. Theo quy định của ICANN, nếu bạn muốn chuyển đến MONA trước khi hết thời gian chờ 45 ngày, quá trình chuyển đổi vẫn được thực hiện nhưng thời gian hoạt động 1 năm ở nhà cung cấp cũ sẽ không được bảo lưu.
  • Nếu bạn muốn chuyển đổi tên miền Quốc tế cùng với thay đổi thông tin chủ thể tên miền hoặc email chủ thể tên miền, bạn sẽ phải đợi ít nhất 60 ngày mới có thể thực hiện quá trình chuyển đổi.
->Xem thêm: Hướng dẫn thay đổi tên miền website không mất rank và traffic an toàn nhất

Vì sao nên chuyển tên miền về MONA Host

Tại sao nên chuyển tên miền về MONA MONA Host với hơn 8+ năm kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển, phục vụ hơn 10000+ khách hàng. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm và tin tưởng khi đăng ký mua tên miền của chúng tôi với những lợi ích tối ưu:

Chuyển nhanh chóng, không mất nhiều thời gian

Khi đăng ký chuyển tên miền về MONA Host, quá trình domain transfer diễn ra nhanh chóng và hiệu quả đảm bảo được thực hiện một cách linh hoạt và nhanh nhất có thể để đảm bảo cho bạn sự tiện lợi và tránh gián đoạn, mất thời gian.

Không mất thời gian gia hạn

Thường khi chuyển đổi tên miền về MONA, hầu hết đều được kèm theo gia hạn thêm 1 năm tính từ ngày hết hạn hiện tại. Vì vậy, thời gian đăng ký tên miền tại đơn vị đăng ký cũ sẽ được bảo lưu, bạn sẽ không cần lo lắng sẽ bị mất thời gian đã đăng ký trước ở nhà cung cấp tên miền cũ.

Dễ dàng quản lý tên miền

MONA Host mang đến trải nghiệm quản lý tên miền đơn giản và thuận tiện. Bạn sẽ có quyền truy cập và điều khiển các công cụ cao cấp chuyên nghiệp để quản trị website. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng quản lý DNS, thay đổi IP, địa chỉ phân phối email khi sử dụng dịch vụ Tên miền tại MONA. Tham khảo:

Đội ngũ kỹ thuật viên MONA Host chuyên nghiệp

Đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp Khi chuyển tên miền tại MONA Host, bạn sẽ được tư vấn nhiệt tình bởi đội ngũ tư vấn và kỹ thuật viên chuyên nghiệp sẵn sàng hỗ trợ bạn mọi lúc. Tại MONA, chúng tôi không chỉ bán domain, nếu bạn còn bâng khuâng về việc lựa chọn tên miền, chúng tôi hoàn toàn có thể giúp bạn chọn giải pháp tối ưu và phù hợp nhất. MONA Host còn có hệ thống monitoring tự động hoạt động 24/7 hỗ trợ bạn mọi lúc, tránh các rủi ro sai sót nào xuất hiện trong website của bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp về quy trình chuyển domain về MONA Host bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi thông qua HOTLINE 1900 636 648 đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẳn sàng hỗ trợ mọi vấn đề của bạn.

MONA Host là nhà cung cấp tên miền hàng đầu

MONA Host tự tin là nhà cung cấp tên miền .vn .com hàng đầu Việt Nam, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi chuyển tên miền về MONA. Chúng tôi có đa dạng rất nhiều lựa chọn với kho 700+ đuôi tên miền lạ và mới được hỗ trợ, cập nhật liên tục. Ngoài ra, bạn còn được hỗ trợ tư vấn lựa chọn domain bởi công nghệ AI tiên tiến nhất.

Bảng giá chuyển tên miền về MONA Host

Dưới đây là bảng giá Tên miền tại MONA Host bạn có thể tham khảo:

Bảng giá mua Domain - Tên miền Phổ Biến

Tên miền Phí đăng ký/năm
.net 350,000
.vn 700,000
.com.vn 600,000
.tech 1,370,000
.org 400,000
.store 1,279,000
.contact 300,000
.site 860,000
ĐĂNG KÝ chuyển tên miền về MONA Host ngay hôm nay để nhận được những ưu đãi tốt nhất nhé! Tại MONA, chúng tôi không chỉ cung cấp domain mà còn TƯ VẤN giúp bạn, HỖ TRỢ cho bạn trong quản trị website toàn diện và tối ưu nhất.

Một số lưu ý khi chuyển tên miền

Domain transfer là quá trình chuyển đổi nhanh chóng, không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, trước khi thực hiện transfer tên miền, bạn nên chú ý một số điểm quan trọng: Một số lưu ý khi chuyển tên miền

Thời hạn sử dụng tên miền còn lại

Trước khi quyết định chuyển nhà cung cấp tên miền, bạn cần kiểm tra xem thời hạn sử dụng còn lại của tên miền là bao lâu. Khi bạn thực hiện transfer domain, thì thời hạn này sẽ không thay đổi. Mặc dù thời hạn còn lại vẫn được bảo lưu, nhưng thông thường, khi chuyển đổi nhà cung cấp, bạn sẽ cần phải mua thêm ít nhất 1 năm sử dụng tên miền. Do đó, bạn nên đợi đến gần hết thời hạn thanh toán trước khi quyết định chuyển đổi sang nhà cung cấp mới. Vì khi đó sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và kéo dài thời hạn thanh toán của tên miền.

Chi phí khi chuyển tên miền

Khi quyết định chuyển đổi nhà cung cấp tên miền, một điều chắc chắn mà bạn sẽ quan tâm đó là chi phí liên quan đến quá trình chuyển đổi. Các đơn vị cung cấp tên miền thường chịu trách nhiệm về việc thực hiện quá trình chuyển đổi nhà cung cấp cho bạn, nên bạn không cần phải chuẩn bị chi phí cụ thể để thực hiện quá trình này.

Thời điểm được chuyển tên miền thành công

Nếu bạn muốn chuyển nhà cung cấp tên miền mới khi vừa đăng ký tên miền tại nhà cung cấp hiện tại thì sẽ không được phép. Chủ sở hữu tên miền cần phải đợi ít nhất 60 ngày sau khi đăng ký mới trước khi có thể thực hiện quá trình chuyển nhà cung cấp domain.

Kiểm tra kỹ email đăng ký tên miền

Khi thực hiện thay đổi nhà cung cấp domain, việc kiểm tra các email đăng ký tên miền là quan trọng để theo dõi quá trình transfer tên miền. Sau khi hoàn tất quá trình chuyển tên miền, bạn có thể truy cập lại hộp thư email của mình để xác minh thông tin và tiếp tục quản lý tên miền một cách thuận tiện.

Một số câu hỏi thường gặp khi chuyển tên miền

Tôi muốn kiểm tra tên miền đã được đăng ký hay chưa thì phải làm sao?

Bạn có thể truy cập vào địa chỉ: https://mona.host/dang-ky-ten-mien/ để tra cứu xem tên miền bạn muốn đăng ký đã tồn tại hay chưa. Ngoài ra, hệ thống kiểm tra tên miền MONA Host còn có chức năng đề xuất gợi ý các domain liên quan để bạn có thể dễ dàng lựa chọn cho mình tên miền ấn tượng nhất. Nếu tên miền mà bạn định đăng ký đã được người khác sở hữu, thì bạn sẽ không thể đăng ký nó và sẽ phải lựa chọn một tên miền khác. Những người đăng ký tên miền trước sẽ được ưu tiên sở hữu tên miền đó nếu có trường hợp tên miền bị trùng nhau.

Nguyên tắc để chọn tên miền phù hợp cho website là gì?

Khi đặt tên miền cho website, bạn cần lưu ý một số đặc điểm sau để phù hợp với quy chuẩn và tránh trường hợp sai sót:
  • Độ dài của tên miền không được vượt quá 63 ký tự, bao gồm cả phần mở rộng như .vn, .com, .net, ...
  • Tên miền chỉ bao gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu trừ (-).
  • Không chấp nhận khoảng trắng và các ký tự đặc biệt trong tên miền.
  • Tên miền không được bắt đầu hoặc kết thúc bằng dấu trừ (-).
  • Yêu cầu tên miền ngắn gọn, dễ nhớ, khó mắc phải lỗi khi viết, và không tạo ra sự nhầm lẫn.
  • Tên miền nên có liên quan đến tên thương hiệu hoặc lĩnh vực hoạt động của bạn.

Thời gian sử dụng tên miền trong bao lâu?

Thời hạn sử dụng tên miền tại MONA là 1 - 10 năm, tuy nhiên đa số mọi người sẽ lựa chọn thời hạn đăng ký sử dụng trong 01 năm, bạn có thể gia hạn đăng ký tên miền hằng năm. Thời gian gia hạn thường bắt đầu từ trước khi tên miền hết hạn và kéo dài sau ngày hết hạn (thường từ 0 đến 70 ngày). Nếu quá thời hạn 70 ngày, bạn sẽ bị mất quyền sử dụng tên miền. Sau ngày hết hạn, tên miền sẽ bị tạm khóa DNS và chuyển hướng tới trang web mặc định do đơn vị cung cấp tên miền quy định. Tuy nhiên, khi đăng ký tên và sử dụng tên miền tại MONA bạn sẽ được tự động thông báo gia hạn bởi hệ thống, giúp bạn có thể chủ động gia hạn tên miền của mình đúng hạn. -> Nếu bạn chưa biết cách gia hạn tên miền thì bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY. Chúng tôi đã hướng dẫn cho bạn quy trình chuyển tên miền về MONA Host thông qua bài viết trên. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề nào cần hỗ trợ, bạn có thể liên hệ với MONA Host thông qua:
  • Địa chỉ: 1073/23 Cách Mạng Tháng 8, P.7, Q.Tân Bình, TP.HCM
  • Hotline: 1900 636 648
  • Email: [email protected]

Võ Nguyên Thoại

Đăng Ký Tên Miền, Mua Domain Việt Nam & Quốc Tế Chất Lượng
16 Tháng Mười Hai, 2023
Đăng Ký Tên Miền, Mua Domain Việt Nam & Quốc Tế Chất Lượng
Trong thời đại công nghệ số, việc sở hữu một tên miền độc đáo và chất lượng là bước quan trọng đầu tiên trong việc xây dựng thương hiệu trực tuyến. Với chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, việc lựa chọn tên miền phù hợp có thể mang lại lợi thế cạnh tranh đáng kể cho cá nhân và doanh nghiệp. Vậy quy trình đăng ký tên miền như thế nào? Đâu là đơn vị cung cấp dịch vụ tên miền uy tín nhất hiện nay? Hãy cùng MONA Host đi tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé!

Tên miền nghĩa là gì?

Tên miền (domain), hay còn gọi là địa chỉ web, là định danh duy nhất của một trang web trên nền tảng Internet. Tên miền là gì Vai trò của tên miền giống như một địa chỉ nhà của bạn, giúp mọi người dễ dàng tìm thấy trang web của bạn mà không cần phải nhớ địa chỉ IP phức tạp. Chính vì thế, tên miền đóng vai trò quan trọng khi bạn triển khai xây dựng thương hiệu trên internet.

Tên miền hoạt động như thế nào?

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu cách đăng ký tên miền, bạn cần hiểu rõ cách thức hoạt động của tên miền website. Tên miền hoạt động như thế nào Thực chất, tên miền được ví như là lối tắt giúp người dùng truy cập vào máy chủ chứa trang web của bạn. Khi người dùng nhập tên miền vào thanh địa chỉ của trình duyệt, trình duyệt sẽ dẫn họ đến máy chủ tương ứng chứa nội dung trang web.

Tại sao phải đăng ký tên miền?

Đăng ký tên miền là bước quan trọng trong hành trình xây dựng và phát triển website của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải đăng ký tên miền vì những lý do sau: Tại sao đăng ký tên miền lại quan trọng
  • Nhận diện thương hiệu doanh nghiệp: Tên miền là địa chỉ trang web của bạn, đây là một phần quan trọng không thể thiếu của website, khi bạn đang trong hành trình phát triển thương hiệu doanh nghiệp trên Internet. Tên miền giúp người dùng dễ dàng nhớ và tìm kiếm website của bạn. Chưa kể, một tên miền dễ nhớ không chỉ tạo ấn tượng tốt mà còn khắc sâu vào tâm trí khách hàng.
  • Bảo vệ thương hiệu: Việc đăng ký tên miền giúp ngăn chặn người khác sử dụng tên miền tương tự hoặc giống nhau để lừa đảo khách hàng của bạn. Điều này bảo vệ thương hiệu khỏi những hành vi cạnh tranh không lành mạnh và gian lận.
  • Thể hiện tính chuyên nghiệp: Sở hữu tên miền website riêng cho phép bạn kiểm soát hoàn toàn địa chỉ trang web của mình. Điều này gia tăng sự chuyên nghiệp và uy tín của website trong mắt khách hàng.
  • Hỗ trợ tốt cho chiến lược SEO: nếu bạn sở hữu tên miền chứa từ khoá đang được người dùng search nhiều trên công cụ tìm kiếm, khả năng cao tên miền thương hiệu của bạn sẽ xuất hiện trong những kết quả đầu tiên.

Bảng giá mua tên miền Domain tại MONA Host

Giá cả luôn là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi lựa chọn mua tên miền website. Hãy cùng khám phá chi tiết bảng giá mua tên miền tại MONA Host dưới đây.

Tên miền Việt Nam

Mời bạn tham khảo giá tên miền Việt Nam tại MONA như sau:
Tên miền Việt Nam Đăng ký mới
Tên miền .AI.VN 720.000 VNĐ
Tên miền .VN 700.000 VNĐ
Tên miền .COM.VN 700.000 VNĐ
Tên miền .NET.VN 500.000 VNĐ
Tên miền .INFO.VN 350.000 VNĐ
Tên miền .PRO.VN 80.000 VNĐ
Tên miền .IO.VN 40.000 VNĐ

Tên miền Quốc tế

Bảng giá tên miền Quốc tế tại MONA được cập nhật như sau:
Tên miền Quốc tế Đăng ký mới
Tên miền .NET 700.000 VNĐ
Tên miền .INFO 560.000 VNĐ
Tên miền .ORG 500.000 VNĐ
Tên miền .COM 400.000 VNĐ
Tên miền .ASIA 400.000 VNĐ
Tên miền .ONLINE 350.000 VNĐ
Tên miền .SITE 350.000 VNĐ

Tên miền Quốc gia

Tên miền website Quốc gia tại MONA có giá tham khảo như sau:
Tên miền Quốc gia Việt Nam Đăng ký mới
.vn 450.000 VNĐ
.com.vn/ .net.vn/ .biz.vn/ .ai.vn 350.000 VNĐ
.gov.vn/ .org.vn/ .edu.vn/ .health.vn/ .ac.vn/ tên miền dựa theo tên tỉnh thành 150.000 VNĐ

Điều kiện để đăng ký tên miền là gì?

Bất kỳ ai cũng có thể đăng ký tên miền (domain name), miễn là tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Tuy nhiên, bạn cần khai báo đăng ký sử dụng tên miền theo Thông tư số 06/2019/TT-BTTTT do VNNIC quy định. Bạn hãy yên tâm bởi MONA Host sẽ hỗ trợ bạn hoàn tất các thủ tục này. Đối với tổ chức, cá nhân:
  • Có năng lực pháp lý đầy đủ: Tổ chức phải có giấy phép đăng ký kinh doanh hợp pháp, cá nhân phải có căn cước công dân còn hiệu lực.
  • Cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ: Bao gồm thông tin về tổ chức/cá nhân đăng ký, thông tin về tên miền đăng ký, thông tin về chủ thể tên miền,...
  • Tuân thủ các quy định về tên miền: Tên miền đăng ký không được vi phạm các quy định về tên miền của VNNIC, không được vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác, không được có nội dung phản cảm, khiêu dâm, vi phạm pháp luật.
Đối với tên miền quốc tế (tên miền .com, miền .net, .org) Các điều kiện đăng ký tên miền quốc tế có thể khác nhau tùy thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền. Tuy nhiên, nhìn chung, các điều kiện thường bao gồm:
  • Có tài khoản người dùng hợp lệ với nhà cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền.
  • Cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ về bản thân hoặc tổ chức đăng ký.
  • Tuân thủ các quy định về tên miền của nhà cung cấp dịch vụ đăng ký.

Các bước đăng ký tên miền tại MONA Host như thế nào?

Quy trình đăng ký tên miền tại MONA Host khá dễ dàng và nhanh chóng. Bạn chỉ cần thực hiện đăng ký tên miền qua trang web trực tuyến theo hướng dẫn chi tiết dưới đây:

Bước 1: Chọn và kiểm tra tính khả dụng của tên miền

Bạn hãy truy cập vào trang web tìm kiếm tên miền và điền thông tin tìm mua tên miền ở hộp tìm kiếm. Sau đó nhấn "Tìm kiếm" và thực hiện theo 1 trong 2 trường hợp sau: Tra cứu tên miền và đăng ký tên miền tại whois MONA Host
  • Nếu tên miền đã được đăng ký, chọn tên miền khác và kiểm tra lại.
  • Nếu tên miền chưa được đăng ký, nhấn "Thêm vào giỏ hàng".

Bước 2: Chọn dịch vụ bổ sung

Sau khi thêm tên miền vào giỏ hàng, bạn có thể chọn thêm các dịch vụ bổ sung như:
  • Email: Chọn gói email có dung lượng khác nhau tùy theo đuôi tên miền để xây dựng độ tin cậy và thuận tiện trong giao tiếp.
  • Web Hosting: Chọn gói hosting phù hợp để lưu trữ và phát triển trang web.

Bước 3: Kiểm tra thông tin giỏ hàng

Ở bước này, bạn hãy truy cập vào giỏ hàng và thực hiện 3 thao tác sau:
  • Kiểm tra kỹ thông tin về tên miền và các dịch vụ kèm theo.
  • Chọn số năm đăng ký tên miền.
  • Nhập mã khuyến mãi (nếu có) và nhấn "Tiếp tục" để hoàn tất quá trình đặt hàng.

Bước 4: Điền thông tin khai báo đăng ký tên miền

Trang web sẽ yêu cầu bạn khai báo thông tin đăng ký tên miền. Nếu đã có tài khoản, hãy nhấn "Đăng nhập" và điền thông tin cá nhân. Nếu chưa có tài khoản, bạn cần tạo tài khoản mới theo hướng dẫn. Sau khi đã điền đầy đủ thông tin, bạn cần tạo mật khẩu để quản lý tài khoản, sau đó nhấn "Tiếp tục" để chuyển sang bước tiếp theo.

Bước 5: Thủ tục thanh toán mua tên miền

Bạn cần kiểm tra lại thông tin mua tên miền, dịch vụ đã chọn và tổng số tiền cần thanh toán. Sau đó, nhấn "Đăng ký và thanh toán" rồi chọn hình thức thanh toán phù hợp.

Bước 6: Kết thúc quy trình đăng ký tên miền

Sau khi thanh toán thành công, màn hình sẽ hiển thị thông báo và email xác nhận sẽ được gửi đến bạn. Kiểm tra email để xác nhận thông tin tên miền và thực hiện cấu hình theo hướng dẫn để đưa tên miền vào hoạt động.

Vì sao nên đăng ký tên miền tại MONA Host?

Dịch vụ tên miền tại MONA Host chắc chắn là lựa chọn tuyệt vời giúp bạn xây dựng và phát triển website một cách hiệu quả và an toàn. Đăng ký tên miền tại MONA Host mang đến cho bạn trải nghiệm đáng nhớ với những ưu điểm sau đây: Vì sao nên đăng ký tên miền tại MONA Host

MONA Host - Đơn vị cung cấp domain, tên miền uy tín tại Việt Nam

MONA Host, một trong những nhà cung cấp tên miền tốt nhất tại Việt Nam. Với hơn 10+ năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp hạ tầng, tên miền, hosting, email doanh nghiệp MONA Host cam kết mang đến cho khách hàng các dịch vụ đăng ký tên miền chất lượng,công khai, minh bạch và uy tín.

Đảm bảo tính bảo mật và riêng tư

MONA Host đặt bảo mật và quyền riêng tư của khách hàng lên hàng đầu. Chúng tôi sử dụng các công nghệ bảo mật tiên tiến để bảo vệ thông tin cá nhân và dữ liệu tên miền của bạn khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn.

Đội ngũ tư vấn viên hỗ trợ 24/7

Nếu bạn cần tìm mua tên miền, hãy liên hệ đến MONA Host. Bạn sẽ được đội ngũ nhân viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm tư vấn miễn phí 24/7. Dù bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình đăng ký, quản lý tên miền hay gặp khó khăn trong quá trình sử dụng, đội ngũ tư vấn của chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp và hỗ trợ kịp thời.

Đăng ký tên miền nhanh gọn & giao diện quản lý tên miền trực tuyến thân thiện

Đây là một trong những lợi thế của dịch vụ tên miền tại MONA Host. Quy trình đăng ký tên miền vô cùng đơn giản, dễ hiểu giúp bạn hoàn tất đăng ký chỉ trong vài bước. Đặc biệt, giao diện quản lý tên miền trực tuyến của MONA Host được thiết kế thân thiện, dễ sử dụng, giúp bạn dễ dàng quản lý, theo dõi và cập nhật thông tin tên miền mọi lúc, mọi nơi.

Đồng hành với 300000+ doanh nghiệp

Sau gần 10+ năm hoạt động, MONA Host tự hào đã đồng hành và cung cấp dịch vụ cho hơn 300000+ cá nhân / doanh nghiệp lớn nhỏ trên khắp cả nước. Sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng chính là động lực để chúng tôi không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Nhận ngay những ưu đãi dịch vụ đi kèm hấp dẫn chỉ có tại MONA Host

Khi đăng ký tên miền tại MONA Host, bạn không chỉ nhận được dịch vụ chất lượng mà còn có cơ hội nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn dịch vụ khác đi kèm. Chúng tôi thường xuyên áp dụng các chương trình khuyến mãi đặc biệt cùng các gói dịch vụ bổ trợ như hosting, email doanh nghiệp, vps với mức giá ưu đãi.

Gợi ý chọn domain chuyên nghiệp

Khi mua tên miền website, bạn cần lưu ý chọn tên miền chuyên nghiệp theo gợi ý sau: Gợi ý chọn domain chuyên nghiệp
  • Ưu tiên tên miền ngắn, có nghĩa, dễ nhớ và dễ phát âm, tránh nhầm lẫn khi đọc hoặc viết.
  • Không sử dụng dấu gạch nối (-) để tạo tên miền.
  • Kết hợp từ khóa: Nếu tên miền mong muốn đã bị đăng ký, bạn có thể chọn các từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ hay lĩnh vực mà mọi người thường tìm kiếm. Tối ưu hóa SEO cho các từ khóa này có thể cải thiện thứ hạng trang web của bạn.
  • Đảm bảo đăng ký các đuôi tên miền phổ biến để bảo vệ thương hiệu của bạn.
  • Liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu: Sử dụng các từ khoá mô tả sản phẩm, dịch vụ, hoặc từ khoá liên quan đến thương hiệu của bạn. Tên miền không chỉ là địa chỉ web mà còn là một công cụ tiếp thị đắc lực, khách hàng nhận biết thương hiệu của bạn thông qua tên miền nhanh chóng. Tùy vào mục đích sử dụng và đối tượng khách hàng, bạn có thể chọn tên miền Việt Nam hoặc quốc tế.
  • Không vượt quá độ dài quy định: Tên miền không nên dài quá 253 ký tự (bao gồm cả phần mở rộng). Mỗi nhãn trong tên miền không được dài quá 63 ký tự và tổng số nhãn không vượt quá 127.

Tên miền Việt Nam và tên miền quốc tế khác nhau như thế nào?

Để so sánh sự khác nhau giữa tên miền website Việt Nam và tên miền quốc tế, bạn hãy theo dõi bảng dưới đây:

Tên miền Việt Nam

Tên miền quốc tế

Trung tâm quản lý
  • Tên miền Việt Nam là những tên miền có đuôi .vn được Trung Tâm Internet Việt Nam (VNNIC) quản lý và cung cấp.
Ví dụ: .COM.VN, .BIZ.VN, .NET.VN, .ORG.VN,... Với tốc độ phát triển nhanh chóng, tên miền .vn là lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp trong nước và hiện đứng đầu về số lượng đăng ký trong khu vực ASEAN, thuộc top 10 tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
  • Tên miền quốc tế do Trung tâm quản lý Tên miền Quốc tế (ICANN) cấp phát và được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Các tên miền quốc tế có đuôi như: .COM, .NET, .ORG, .INFO, .EDU,... và nhiều đuôi khác.
Lợi thế
  • Ưu tiên trên công cụ tìm kiếm: Khi người dùng truy cập các công cụ tìm kiếm trong nước, tên miền Việt Nam luôn được ưu tiên hiển thị, giúp website dễ dàng tiếp cận đúng đối tượng.
  • Bảo hộ pháp lý: Tên miền .vn được pháp luật Việt Nam bảo vệ chặt chẽ, tránh các trường hợp giả mạo và đánh cắp thông tin theo quy định của Luật Công Nghệ.
  • Hỗ trợ và chăm sóc tốt: VNNIC và các nhà đăng ký tên miền luôn sẵn sàng hỗ trợ người dùng về kỹ thuật và thủ tục hành chính liên quan.
  • Đăng ký nhanh chóng: Quy trình đăng ký đơn giản, chỉ vài bước là bạn có thể sở hữu tên miền mong muốn.
  • Quản lý dễ dàng: Mỗi tên miền quốc tế đều có trang quản lý thông tin riêng, giúp bạn dễ dàng điều chỉnh DNS và Name Server.
  • Chi phí thấp: Đăng ký và gia hạn tên miền quốc tế có chi phí thấp, chỉ từ 19.000 VNĐ.
  • Linh hoạt: Với nhiều lựa chọn đuôi tên miền, bạn tha hồ chọn được tên miền phù hợp với mục đích và lĩnh vực hoạt động của mình.
Hạn chế
  • Tên miền Việt Nam có chi phí đăng ký và gia hạn cao hơn so với tên miền quốc tế. Mức giá này đã được niêm yết và quy định rõ ràng bởi Bộ Thông tin và Truyền thông, đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành.
  • Tên miền quốc tế không nhận được sự bảo hộ về thương hiệu từ pháp luật Việt Nam. Hơn nữa, cần gia hạn tên miền đúng thời hạn, nếu không tên miền sẽ bị vô hiệu hóa vĩnh viễn và có thể bị người khác đăng ký lại.

Câu hỏi thường gặp khi đăng ký tên miền

TLD (Top level domain) là gì?

TLD (Top level domain) là thuật ngữ chỉ tên miền cao cấp nhất, là phần được đặt ở cuối cùng của một địa chỉ website, được phân biệt bởi một hoặc nhiều dấu chấm. Ví dụ, trong tên miền "mona.com", phần ".com" được gọi là Top Level Domain. Các loại TLD phổ biến gồm .com, .vn, .com.vn, .info, .edu.vn, .id.vn,...

Tên miền đặc biệt (Premium Domain) là gì?

Premium Domain hay tên miền đặc biệt thường được tạo ra từ các từ khóa "hot" có lượng tìm kiếm lớn trên toàn thế giới. Premium Domain đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một tên miền hoàn hảo như đẹp, dễ nhớ và liên quan đến các từ khóa phổ biến và nổi tiếng.

Bảo mật tên miền là gì?

Bảo mật thông tin tên miền là một dịch vụ mà bạn có thể bạn yêu cầu ẩn mọi thông tin liên quan đến việc đăng ký domain, bao gồm tên, địa chỉ công ty, số điện thoại, email và các thông tin quan trọng khác. Lưu ý ân tên miền chỉ áp dụng cho tên miền quốc tế.

Tôi có thể tặng tên miền cho người khác được không?

Tất nhiên là có. Bạn có thể chuyển nhượng tên miền của mình cho người khác thông qua các dịch vụ chuyển nhượng tên miền uy tín. Ngoài ra, bạn cũng có thể đăng bán tên miền hoặc mua miền mới trên các sàn giao dịch tên miền để tìm kiếm các giao dịch phù hợp với nhu cầu của bạn.

Tôi có thể mua tối đa bao nhiêu tên miền?

Tùy thuộc vào khả năng tài chính và lĩnh vực kinh doanh, bạn có thể mua bao nhiêu tên miền tùy thích. Tuy nhiên, hãy cố gắng đăng ký các đuôi tên miền phổ biến như .VN, .COM.VN, .COM, .NET, ... liên quan đến thương hiệu của bạn để bảo vệ thương hiệu tránh khỏi việc mất tên miền do đối thủ cạnh tranh và tiết kiệm chi phí.

Tên miền và thương hiệu có mối liên quan với nhau không?

Trên thực tế, tên miền và thương hiệu là hai khái niệm hoàn toàn riêng biệt. Trong khi thương hiệu được bảo vệ bởi Luật Sở hữu trí tuệ để bảo vệ công việc kinh doanh thì tên miền lại đảm nhận vai trò bảo vệ thương hiệu trên Internet.

Tôi muốn chuyển tên miền đăng ký ở nơi khác về MONA Host được không?

Tất nhiên! Bạn hoàn toàn có thể chuyển tên miền từ bất kỳ nhà đăng ký nào về MONA Host để tiện lợi hơn trong việc quản lý và duy trì sử dụng. Hãy liên hệ đến chúng tôi qua số hotline 1900.636.648 để được hỗ trợ nhanh nhất. Tóm lại, đăng ký tên miền chất lượng, dù là Việt Nam hay quốc tế đều thực sự rất cần thiết để xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và đáng tin cậy trên internet. Mong rằng bài viết hôm nay sẽ giải đáp tất tần tật thắc mắc của bạn về lý do nên đăng ký tên miền và những câu hỏi liên quan. Để sở hữu những tên miền ưng ý, đảm bảo tính bảo mật và hiệu quả cao, hãy liên hệ MONA Host để đội ngũ chúng tôi tư vấn miễn phí cho bạn nhé!  

Võ Nguyên Thoại

VPS Free
14 Tháng Mười Hai, 2023
Top 10 Dịch Vụ Thuê VPS Free, Miễn Phí Tốt Nhất
Nếu bạn đang sử dụng dịch vụ lưu trữ web và gặp phải giới hạn về tài nguyên, bạn có thể nghĩ đến việc chuyển sang VPS để có thêm khả năng tùy biến và quản lý. VPS miễn phí là một cách tốt để bạn trải nghiệm dịch vụ này mà không tốn chi phí. Tuy nhiên, bạn cần chọn nhà cung cấp VPS free uy tín và chất lượng. Sau đây là một số gợi ý VPS không cần trả phí mà MONA Host đã tổng hợp lại cho bạn.

VPS Free là gì?

VPS Free VPS Free là viết tắt của Virtual Private Server miễn phí, là một loại dịch vụ cho phép người dùng truy cập vào một máy chủ ảo trên mạng internet mà không cần chịu khoản phí nào. Điều này có nghĩa là bạn sẽ có một tài khoản đăng nhập và một không gian máy chủ ảo riêng biệt, giống như một máy chủ thực, nhưng được vận hành trên một máy chủ lớn hơn và chia sẻ với nhiều người dùng khác. Mục đích của các nhà cung cấp VPS miễn phí là để hỗ trợ các nhà phát triển mới hoặc những người có ngân sách hạn chế, muốn thử nghiệm các ứng dụng hoặc dự án của họ trên một máy chủ ảo. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng các máy chủ ảo miễn phí thường có giới hạn về tài nguyên, tính năng, không đảm bảo độ tin cậy và an toàn cao như VPS có phí. Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng VPS không tốn phí cho các mục đích quan trọng hoặc yêu cầu bảo mật cao. Xem ngay dịch vụ VPS giá tốt, uy tín tại MONA Host, chúng tôi cung cấp dịch vụ VPS tốc độ cao, chất lượng với nhiều mức giá và gói dịch vụ khác nhau phù hợp với mọi nhu cầu website của bạn. LIÊN HỆ NGAY với chúng tôi qua hotline 1900 636 648 để được TƯ VẤN HỖ TRỢ từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp nhé! Dịch vụ VPS tại MONA banner ->Xem thêm: VPS Hosting tốc độ cao uy tín hàng đầu tại MONA Host

Lợi ích của VPS Free

Tùy vào nhu cầu sử dụng, VPS Free có một số lợi ích đáng kể như:
  • Tiết kiệm chi phí: Nếu bạn mới bắt đầu lập trình và không có nhiều kinh phí thì VPS miễn phí sẽ là một lựa chọn tốt để học hỏi và thử nghiệm các ứng dụng mà không cần lo lắng về chi phí.
  • Học tập và thử nghiệm: VPS miễn phí cho phép người dùng cài đặt và chạy các ứng dụng theo ý muốn, thử nghiệm các tính năng và khả năng của chúng, và nâng cao kỹ năng của mình trong một môi trường an toàn và linh hoạt.
  • Cài đặt dễ dàng: Với máy chủ ảo miễn phí, bạn không cần phải lo lắng về việc cấu hình máy chủ mà chỉ cần chọn ứng dụng bạn muốn sử dụng và công cụ quản lý sẽ tự động cài đặt cho bạn.
  • Truy cập từ bất cứ đâu: Dịch vụ VPS không tốn phí cho phép người dùng tạo và quản lý một máy chủ ảo trên nền tảng điện toán đám mây. Người dùng có thể truy cập vào máy chủ ảo của họ qua internet từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối mạng.
->Có thể bạn quan tâm: Linux VPS – Giải Pháp Hạ Tầng Cho Doanh Nghiệp

Top 10 nhà cung cấp dịch vụ VPS Free tốt nhất

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp VPS free, nhưng không phải tất cả đều uy tín và đáng tin cậy. MONA đã tổng hợp danh sách 10 nhà cung cấp VPS miễn phí tốt nhất hiện nay để giúp bạn lựa chọn được nhà cung cấp VPS không tốn phí phù hợp với nhu cầu của mình.

Microsoft Azure

VPS Free Microsoft Azure Để sử dụng VPS free của Azure, bạn chỉ cần có một tài khoản Microsoft và một thẻ tín dụng. Bạn sẽ được hưởng 12 tháng dùng thử miễn phí, với 200 USD credit để khám phá các dịch vụ Azure khác. Sau 12 tháng, bạn có thể quyết định có tiếp tục sử dụng VPS Azure hay không, và chọn gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu của bạn. VPS Azure có nhiều ưu điểm so với các dịch vụ VPS khác, như:
  • Hỗ trợ cả Linux và Windows.
  • Băng thông cao, lên đến 15 GB.
  • Dung lượng SSD lớn, lên đến 64 GB.
  • Nhiều dịch vụ miễn phí khác của Azure.
  • Dễ dàng quản lý và triển khai các ứng dụng và phần mềm trên điện thoại.
Tuy nhiên, nhà cung cấp Azure cũng có một số nhược điểm như sau:
  • Yêu cầu thông tin thẻ thanh toán tín dụng
  • Khó làm quen với giao diện và tính năng của VPS Azure ban đầu.
  • Giá cao hơn so với các dịch vụ VPS khác sau khi hết thời gian dùng thử.

AccuWebHosting

AccuWebHosting là một nhà cung cấp dịch vụ hosting uy tín và chất lượng, đồng thời cũng đang có chương trình khuyến mãi VPS miễn phí trong 30 ngày. AccuWebHosting cung cấp dịch vụ máy chủ ảo miễn phí Đây là một cơ hội tuyệt vời cho những ai muốn trải nghiệm dịch vụ VPS free chuyên nghiệp mà không phải lo lắng về chi phí. Bạn không cần sử dụng thẻ tín dụng để đăng ký, chỉ cần nhập thông tin cơ bản và bạn sẽ nhận được VPS hosting dựa trên Windows với nhiều tính năng ưu việt. AccuWebHosting có nhiều datacenter tại Hoa Kỳ, đảm bảo an toàn và bảo mật cho dữ liệu của bạn. Bạn cũng được hưởng các tiện ích như tường lửa, backup miễn phí và quyền truy cập root. VPS miễn phí của AccuWebHosting có các thông số kỹ thuật như sau:
  • Thời gian sử dụng miễn phí: 1 tháng.
  • Không yêu cầu thẻ tín dụng.
  • Hệ điều hành: Windows.
  • CPU: 2 core.
  • RAM: 1 GB.
  • Dung lượng lưu trữ: 35 GB.
  • Băng thông: 500 GB.
  • Địa chỉ IP: 1.

Amazon Web Services

Amazon Web Services là một trong những nhà cung cấp dịch vụ VPS free hàng đầu thế giới, tương tự như Microsoft Azure. AWS cũng có dịch vụ máy chủ ảo miễn phí cho những người mới bắt đầu, với nhiều hướng dẫn chi tiết và dễ hiểu. Máy chủ ảo miễn phí Amazon Một điểm nổi bật của AWS là hệ thống giám sát, cho phép người dùng theo dõi và điều chỉnh ngân sách cho website. Đối với dịch vụ VPS miễn phí, hệ thống giám sát này sẽ giúp người dùng không vượt quá giới hạn tài nguyên được cấp, tránh phải trả thêm phí. Những lợi ích của VPS miễn phí từ AWS:
  • Miễn phí dịch vụ VPS trong 12 tháng.
  • Nhiều tính năng miễn phí vĩnh viễn từ AWS.
  • 750 giờ sử dụng mỗi tháng.
  • 5 GB dung lượng lưu trữ.
  • Không yêu cầu thẻ credit.
  • Hướng dẫn rõ ràng, thân thiện.

Dịch vụ VPS Free x10Hosting

x10Hosting cung cấp VPS miễn phí cho người dùng có nhu cầu cao hơn về hiệu suất và tính năng. VPS free của x10Hosting được xây dựng trên hệ điều hành Linux, có 512 MB RAM và hỗ trợ cPanel để quản lý website một cách dễ dàng. Người dùng cũng có thể cài đặt các ứng dụng chỉ với một click chuột. Máy chủ ảo miễn phí x10Hosting Tuy nhiên, x10Hosting cũng có một số hạn chế mà người dùng cần lưu ý. Đó là không phải tất cả các tính năng đều miễn phí, mà một số sẽ yêu cầu trả thêm phí để sử dụng. Ví dụ như quyền truy cập root, một tính năng quan trọng cho người dùng muốn kiểm soát hoàn toàn máy chủ ảo của mình. Ngoài ra, người dùng free trial VPS cũng sẽ bị giới hạn về một số khía cạnh của dịch vụ VPS. Điểm mạnh của VPS miễn phí từ x10Hosting:
  • Chạy trên cloud với tốc độ nhanh.
  • VPS sử dụng Linux.
  • 512 MB RAM.
  • Quản lý website qua cPanel.

Google Cloud Platform cung cấp VPS miễn phí

Google Cloud Platform VPS miễn phí Đây là một nền tảng lưu trữ và xử lý dữ liệu trực tuyến của Google. Bạn có thể sử dụng gói dịch vụ VPS miễn phí của Google Cloud để trải nghiệm các sản phẩm và app engine của Google, cũng như các API khác. Bạn cũng sẽ được hưởng thiết kế đơn giản và console kiểm soát dễ sử dụng của Google Cloud. VPS free của Google Cloud có những ưu điểm sau:
  • 12 tháng dịch vụ miễn phí
  • Nhiều tính năng miễn phí suốt đời.
  • Quá trình đăng nhập đơn giản.
  • Console kiểm soát trực quan.
  • 1 GB dung lượng lưu trữ.
  • 120 build minute mỗi ngày.

AVA VPS

AVA VPS Free Một nhà cung cấp VPS miễn phí khác mà bạn có thể xem xét là AVA VPS. Dù không nổi tiếng như Google hay Amazon, nhưng AVA VPS có những ưu thế riêng trong việc cung cấp dịch vụ VPS free cho khách hàng. Với gói VPS miễn phí của AVA, bạn sẽ được hưởng bộ tài nguyên đủ dùng cho những website có quy mô nhỏ. AVA VPS còn có điểm mạnh là tăng tốc độ load trang lên gấp ba lần, cùng với đó là nhiều tính năng hỗ trợ khác. Bạn chỉ cần mất vài phút để thiết lập máy chủ VPS của mình, và sẽ có quyền truy cập root đầy đủ. Ngoài ra, AVA VPS cũng bảo vệ website của bạn khỏi các cuộc tấn công DDoS bằng công nghệ tiên tiến. Để đăng ký dịch vụ, bạn không cần cung cấp thông tin thanh toán.

GigaRocket

Một cách khác để sử dụng VPS không trả phí là tham gia vào cộng đồng GigaRocket, nơi các developer và sinh viên có thể nhận được gói VPS free nếu họ đóng góp tích cực cho các diễn đàn của GigaRocket. Điều kiện để nhận được VPS miễn phí là phải đăng ít nhất 25 bài viết chất lượng và duy trì số bài đăng hàng tháng ở một mức nhất định. GIGAROKET cung cấp máy chủ miễn phí Gói VPS free của GigaRocket có cấu hình khá khiêm tốn, với CPU 1 core, RAM 1 GB, dung lượng lưu trữ 25GB và băng thông 100 GB. Tuy nhiên, người dùng có thể chọn một trong nhiều hệ điều hành Linux khác nhau để cài đặt trên VPS, như Fedora, CentOS, Ubuntu và nhiều bản phân phối khác. Ngoài ra, người dùng cũng có quyền truy cập root, hai địa chỉ IP riêng và một control panel dựa trên web để quản lý máy chủ ảo một cách dễ dàng. Gói VPS miễn phí của GigaRocket là một lựa chọn tốt cho những ai muốn trải nghiệm VPS mà không phải trả phí. Tuy nhiên, người dùng cũng cần lưu ý rằng gói VPS này có giới hạn về tài nguyên và không được bảo hành hoặc hỗ trợ kỹ thuật. Nếu bạn muốn sử dụng VPS cho các mục đích quan trọng hoặc yêu cầu cao về hiệu năng, bạn nên tìm kiếm các nhà cung cấp VPS uy tín và chuyên nghiệp hơn.

Digital Ocean

Digital Ocean cung cấp vps không trả phí Ngoài ra, MONA cũng phải nhắc đến một nhà cung cấp VPS free uy tín và chất lượng trên thị trường là DigitalOcean. VPS của DigitalOcean cho phép sử dụng VPS miễn phí trong vòng 60 ngày. Điểm nổi bật của VPS DigitalOcean là không có sự hạn chế về tính năng dù bạn dùng phiên bản miễn phí hay trả phí. Bạn có thể tận hưởng những tính năng tiện ích như cài đặt ứng dụng chỉ với một click, bảo mật dữ liệu an toàn, quản lý server dễ dàng và nhiều hơn thế nữa.

Dịch vụ Máy chủ ảo miễn phí VPSWala

VPS Wala VPSWala là một trong những nhà cung cấp dịch vụ VPS free chuyên nghiệp và uy tín, đặc biệt là đối với các sinh viên. VPSWala không đặt ra bất kỳ điều kiện nào khó khăn cho việc sử dụng VPS miễn phí, kể cả việc cần có thẻ tín dụng. Nếu bạn muốn tạo một website nhỏ hoặc một server PHP, bạn sẽ hài lòng với số lượng tài nguyên mà VPSWala cung cấp. VPSWala sử dụng công nghệ OpenStack và KVM để đảm bảo hiệu suất cao và ổn định cho các máy ảo. Bạn có thể lựa chọn hệ điều hành Windows hoặc Linux cho VPS của mình, và sử dụng control panel thân thiện để quản lý dễ dàng. Bạn cũng có quyền truy cập root để tùy biến theo ý muốn.

InstaFree - VPS Free

VPS Free InstaFree Một lựa chọn tuyệt vời cho những ai mới làm quen với VPS hosting là InstaFree. Đây là một dịch vụ cung cấp máy chủ ảo miễn phí với nhiều tính năng hữu ích, nhưng cũng có một số hạn chế về tài nguyên và chức năng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng VPS free của InstaFree để học cách quản lý VPS thông qua cPanel, cài đặt các ứng dụng hay script một cách dễ dàng với Softaculous, và nhiều thứ khác. Điểm đặc biệt của InstaFree là bạn không phải trả bất kỳ chi phí nào để sử dụng VPS không tính phí của họ. Bạn có thể sử dụng VPS miễn phí mãi mãi, hoặc nâng cấp lên các gói VPS cao cấp hơn nếu bạn cần thêm tài nguyên. Ngoài ra, InstaFree cũng có các giải pháp VPS khác như Reseller hay Shared VPS, để phù hợp với nhu cầu của bạn.

Giải pháp VPS giá tốt, uy tín, chất lượng - MONA Host

Nếu bạn đang tìm kiếm một nhà cung cấp dịch vụ VPS chất lượng cao, có đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp và nhiệt tình và sở hữu một máy chủ ảo với cấu hình mạnh mẽ, tốc độ nhanh, bảo mật cao và ổn định thì bạn không thể bỏ qua MONA Host - một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực Hosting và cung cấp dịch vụ VPS giá tốt, chất lượng tại TP. Hồ Chí Minh. VPS CTA MONA Host có nhiều năm kinh nghiệm và uy tín trong cung cấp các giải pháp VPS giá rẻ cho khách hàng có nhu cầu sử dụng máy chủ ảo cùng với các ưu điểm sau:
  • Công nghệ ảo hóa VPS KVM hiện đại: Đây là công nghệ ảo hóa phổ biến và tiên tiến nhất cho phép khách hàng sử dụng đầy đủ tài nguyên của máy chủ vật lý, không bị ảnh hưởng bởi các máy chủ khác.
  • Trang bị Storage SSD Enterprise: Đây là loại ổ cứng có tốc độ đọc ghi cao gấp nhiều lần so với ổ cứng HDD truyền thống, giúp tăng hiệu suất hoạt động của máy chủ.
  • Hệ thống lưu trữ phân tán: Đây là hệ thống lưu trữ dữ liệu trên nhiều máy chủ khác nhau, giúp bảo vệ dữ liệu khỏi sự mất mát do sự cố phần cứng hoặc các cuộc tấn công từ bên ngoài.
  • Sở hữu hạ tầng phần cứng cao cấp, hiện đại: MONA sử dụng các thiết bị phần cứng của các thương hiệu nổi tiếng như Dell, HP, Intel,... đảm bảo tốc độ truyền tải và khả năng chịu tải cao.
Để tìm được một dịch vụ VPS ưng ý với nhu cầu sử dụng của bản thân, bạn sẽ phải bỏ ra khá nhiều công sức nghiên cứu và thử nghiệm. VPS Free là một giải pháp tốt để bạn có thể hình dung và điều chỉnh cách quản lý website hiệu quả trước khi đầu tư vào những gói dịch vụ cao cấp hơn. MONA hy vọng bài viết này của MONA sẽ giúp bạn chọn được nhà cung cấp phù hợp với nhu cầu của mình.

Võ Nguyên Thoại

22 Tháng Mười Một, 2023
Sửa lỗi Mysql Server Has Gone Away đơn giản và hiệu quả
Một trong những vấn đề thường xuyên gặp phải khi sử dụng máy tính là các lỗi liên quan đến phần mềm. Đối với những người không chuyên, việc khắc phục các lỗi này có thể rất khó khăn và tốn thời gian. Do đó, bạn cần nắm rõ nguyên nhân và cách xử lý của từng lỗi cụ thể. Trong bài viết này, MONA Host sẽ hướng dẫn bạn cách fix lỗi Mysql Server Has Gone Away, một lỗi thường gặp khi sử dụng cơ sở dữ liệu Mysql.

Lỗi “Mysql Server Has Gone Away” là gì?

Một trong những rắc rối thường gặp khi sử dụng Wordpress trên hosting là error Mysql Server Has Gone Away. Đây là lỗi xảy ra khi bạn không thể kết nối được với máy chủ cơ sở dữ liệu trong quá trình thực hiện truy vấn. Lỗi Mysql Server Has Gone Away

Nguyên nhân gây ra lỗi Mysql Server Has Gone Away

Để khắc phục lỗi mysql server has gone away, chúng ta cần phải xác định rõ nguồn gốc của nó. Dưới đây là 7 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lỗi error 2006 mà bạn cần biết:

Server hết thời gian chờ

Lỗi mysql server has gone away phpmyadmin có nghĩa là kết nối giữa ứng dụng của bạn và máy chủ MySQL đã bị gián đoạn. Điều này có thể xảy ra vì nhiều nguyên nhân, nhưng một trong số đó là do thời gian chờ kết nối quá ngắn. Thời gian chờ kết nối là tham số cấu hình của MySQL, quy định khoảng thời gian tối đa mà một kết nối được duy trì khi không có hoạt động nào. Nếu ứng dụng của bạn không gửi hoặc nhận dữ liệu từ máy chủ MySQL trong khoảng thời gian này, kết nối sẽ bị đóng lại để giải phóng tài nguyên.

Truy vấn MySQL lỗi

Một nguyên nhân khác có thể gây ra lỗi Mysql Server Has Gone Away là do truy vấn MySQL bị lỗi và dẫn đến việc kết nối bị đóng. Đôi khi, người dùng cũng có thể đóng kết nối một cách cố ý để thực hiện một truy vấn khác liên quan đến việc đóng kết nối.

Timeout từ TCP / IP quá hạn

Một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến lỗi error 2006 Mysql Server Has Gone Away là TCP / IP kết nối giữa máy chủ và khách hàng bị gián đoạn do quá hạn timeout. Lỗi hy000 sẽ xuất hiện khi sử dụng các lệnh sau: mysql_options (…, MYSQL_OPT_READ_TIMEOUT, …)mysql_options (…, MYSQL_OPT_WRITE_TIMEOUT, …). Nguyên nhân lỗi Mysql Server Has Gone Away

Timeout tự động kết nối ở client bị vô hiệu hóa

Khi máy chủ không trả lời yêu cầu của client trong một khoảng thời gian nhất định, error mysql server has gone away sẽ xuất hiện. Khi điều này xảy ra, client có thể tự động kết nối lại với máy chủ hoặc chờ đợi một phản hồi khác. Tuy nhiên, nếu các client khác cũng đang kết nối lại với máy chủ, điều này có thể gây quá tải cho máy chủ và làm cho nó không thể xử lý các yêu cầu mới.

Gửi yêu cầu sai lệch đến máy chủ

Mysqld sẽ từ chối những gói dữ liệu quá lớn hoặc sai lệch so với kỳ vọng. Để khắc phục, người dùng có thể điều chỉnh giới hạn kích thước của các yêu cầu bằng cách thay đổi giá trị max_allowed_packet. Giá trị này mặc định là 1MB, nhưng có thể được tăng lên nếu cần thiết. Đặc biệt, khi làm việc với các cột BLOB có dung lượng lớn, việc tăng giá trị max_allowed_packet sẽ giúp tránh bị ngắt kết nối.

INSERT hoặc thay thế query số lượng quá lớn

Khi gửi quá nhiều yêu cầu cho máy chủ, nó có thể không xử lý được tất cả các hàng một cách hiệu quả. Để khắc phục lỗi, bạn nên chia nhỏ số lượng hàng trong mỗi lời truy vấn INSERT hoặc sử dụng phương pháp thay thế.

Gửi gói dữ liệu quá lớn gây mất kết nối

Sử dụng các client cũ 4.0.8 để gửi gói dữ liệu lớn hơn 16MB sẽ gây ra lỗi Mysql Server Has Gone Away. Đây là do máy chủ yêu cầu phiên bản từ 4.0.8 trở lên để xử lý gói dữ liệu. -> Xem thêm: Hướng dẫn cài đặt SQL Server 2022 đơn giản, chi tiết nhất

Khắc phục lỗi Mysql Server Has Gone Away nhanh chóng, hiệu quả

MONA đã kể ra nhiều nguyên nhân có thể gây ra lỗi Mysql Server Has Gone kèm theo các hướng giải quyết một số trong số đó. Tuy nhiên, nếu vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của lỗi thì bạn có thể xem qua hai phương pháp sau đây để sửa lỗi. Khắc phục lỗi Mysql Server Has Gone Away

Tăng tạm thời set biến max_connections

Một trong những cách để fix lỗi MySQL server has gone away khi import dữ liệu là tăng giá trị ‘max_allowed_packet‘ trên hệ thống. Chúng ta cần set biến GLOBAL max_allowed_packet cho dịch vụ MySQL đang chạy với giá trị mới là :

32 x 1024 x 1024.

# mysql -u root -p

Nhập mật khẩu:

mysql> SET GLOBAL max_allowed_packet=33554432

Sau đó, chúng ta có thể import dữ liệu lại. LƯU Ý: không cần phải restart dịch vụ MySQL.

Cấu hình file dịch vụ MySQL

Một cách khác để thay đổi giá trị max_allowed_packet là sửa file /etc/my.cnf. Bằng cách này, khi khởi động lại MySQL, giá trị max_allowed_packet sẽ không bị thay đổi mà giữ nguyên theo ý muốn của chúng ta. Để làm được điều này, chúng ta cần mở file /etc/my.cnfthêm dòng sau vào phần [mysqld]:

max_allowed_packet=32M

Sau đó, chúng ta cần khởi động lại MySQL để áp dụng thay đổi.

Một số ví dụ về lỗi MySQL server has gone away

Một trong những lỗi thường gặp khi làm việc với MySQL là lỗi 2006 MySQL server has gone away. Lỗi này có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, và cũng có nhiều cách để khắc phục. Sau đây MONA sẽ liệt kê một số lỗi nhiều người thường gặp: Ví dụ về lỗi MySQL server has gone away

MySQL wait_timeout

Một nguyên nhân thường gặp của lỗi này là do giá trị wait_timeout của MySQL quá thấp. Đây là tham số xác định thời gian chờ mà máy chủ sẽ duy trì kết nối với một thiết bị. Giá trị mặc định của wait_timeout là 28800 giây, nhưng bạn có thể thay đổi nó theo ý muốn. Việc thay đổi wait_timeout không ảnh hưởng đến hiệu suất hoặc tính ổn định của kết nối cơ sở dữ liệu. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra các tham số khác như net_read_timeout, net_write_timeout và thêm chúng vào tệp my.cnf để áp dụng các cài đặt mới của bạn.

Lỗi PHP config “MySQL connect timeout”

mysql.connect_timeout không chỉ là thời gian chờ để kết nối với MySQL mà còn là thời gian chờ để nhận được phản hồi đầu tiên từ MySQL. Bạn có thể kiểm tra trạng thái của mysql.allow_persists bằng cách điều chỉnh mysql.connect_timeout sao cho phù hợp hoặc lớn hơn wait_timeout trong MySQL. Bạn cũng có thể thay đổi default_socket_timeout của PHP. Ví dụ: Đặt thời gian chờ sử dụng default_socket_timeout cho các tập lệnh PHP chạy lâu. Lỗi “MySQL server has gone away” sẽ được khắc phục. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin về lỗi này: Tham số thời gian chờ mặc định PHP được cấu hình trong php.ini, default_socket_timeout. Nếu không có tham số thời gian chờ nào khác được đặt thì tham số mặc định này sẽ được áp dụng. Mysqlnd không đặt bất kỳ tham số nào khác và do đó các kết nối của các truy vấn kéo dài có thể bị ngắt sau giây default_socket_timeout, gây ra lỗi 2006 – MySQL Server đã biến mất.” Nếu cần, bạn cũng có thể điều chỉnh max_execution_time và max_input_time trong php.ini, khi thời gian kết nối với PHP vượt quá max_execution_time, bạn sẽ bị ngắt kết nối bởi MySQL.

MySQL max_allowed_packet

max_allowed_packet dùng để xác định kích thước gói dữ liệu lớn nhất mà MySQL có thể gửi hoặc nhận. Giá trị mặc định của nó là 4MB cho các phiên bản MySQL trước 8.0, và 16MB cho các phiên bản từ 8.0 trở lên. Nếu bạn cố gắng gửi hoặc nhận một tập tin vượt quá giới hạn này, MySQL sẽ ngắt kết nối và báo lỗi. Để khắc phục điều này, bạn cần chỉnh sửa tệp my.cnf và tăng giá trị max_allowed_packet lên một mức phù hợp với nhu cầu của bạn, tối đa là 1GB. Sau đó, bạn phải khởi động lại MySQL để áp dụng thay đổi.

MySQL innodb_log_file_size

Bạn có thể điều chỉnh giá trị của innodb_log_file_size, nhưng nó phải bằng ít nhất 20% và không quá 25% của innodb_buffer_pool_size. Giá trị này càng cao thì thời gian phục hồi dữ liệu khi xảy ra sự cố càng ngắn. Ví dụ: Nếu bạn thiết lập innodb_buffer_pool_size = 16G và để mặc định innodb_log_files_in_group là ( innodb_log_files_in_group = 2 ), thì bạn nên đặt innodb_log_file_size là 2G. Khi đó, sẽ có 2 tập tin nhật ký có dung lượng là 2GB, tương đương với 25% innodb_buffer_pool_size = 16G. LƯU Ý: Khi bạn thay đổi innodb_log_file_size hoặc innodb_log_files_in_group, bạn phải dừng MySQL, nếu không sẽ gây ra lỗi cho hệ thống. -> Xem thêm: Lỗi SSL là gì? 10 cách sửa lỗi SSL khi dùng Chrome và Firefox cực hiệu quả Hy vọng với bài viết trên của MONA đã giúp bạn có thêm thông tin về lỗi mysql server has gone away. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm về các lỗi khác liên quan đến MySQL Server, hãy gửi câu hỏi cho MONA và chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn một cách nhanh chóng.

Võ Nguyên Thoại

ssl handshake failed
06 Tháng Mười Một, 2023
Lỗi SSL Handshake Failed là gì? Hướng dẫn cách sửa lỗi chi tiết
SSL là viết tắt của Secure Sockets Layer (lớp các cổng bảo mật), đây là một chuẩn bảo mật mạng được công nhận toàn cầu. SSL đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu trao đổi giữa máy chủ lưu trữ web và trình duyệt bằng cách sử dụng mã hóa. Khi sử dụng SSL, bạn có thể gặp phải lỗi SSL Handshake Failed. Cùng Mona Host tham khảo bài viết dưới đây tìm hiểu SSL Handshake Failed là gì và cách khắc phục nhanh nhất.

Lỗi “SSL Handshake Failed” là gì?

Lỗi SSL Handshake Failed hoặc lỗi 525 thường xuất hiện khi máy chủ web sử dụng dịch vụ Cloudflare và trình duyệt không thể thiết lập một kết nối an toàn SSL. Đây có thể là kết quả của một số vấn đề giữa Cloudflare và máy chủ gốc. Lỗi SSL có thể xảy ra ở cả phía máy khách và phía máy chủ.

Nguyên nhân và cách sửa lỗi SSL Handshake Failed

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi SSL Handshake Failed khi sử dụng cổng bảo mật này. Mỗi nguyên nhân lại có cách sửa lỗi riêng để khắc phục nhanh chóng tình trạng bị lỗi.

Thời gian hệ thống không chính xác

Lỗi SSL Handshake Failed 525 có thể xảy ra khi thời gian hệ thống không được cài đặt chính xác. Khi máy chủ và máy khách không đồng bộ về thời gian, quá trình handshake SSL sẽ thất bại. Điều này thường xảy ra khi máy chủ hoặc máy khách sử dụng một nguồn thời gian không chính xác hoặc bị thiết lập sai múi giờ. Để khắc phục lỗi này, bạn cần đảm bảo rằng cấu hình thời gian trên máy chủ và máy khách là chính xác và đồng bộ. sửa lỗi Thời gian hệ thống không chính xác

Man-in-the-Middle

Một cuộc tấn công Man-in-the-Middle (MITM) cũng có thể gây ra lỗi SSL Handshake Failed. Trong kịch bản này, tin nhắn SSL giữa máy chủ và trình duyệt bị can thiệp bởi một bên thứ ba độc hại, ăn cắp thông tin hoặc thậm chí thay đổi nội dung. Kết quả là hai bên không thể thiết lập một kết nối an toàn. Để ngăn chặn MITM, cần sử dụng các biện pháp bảo mật mạnh như sử dụng chứng chỉ SSL đáng tin cậy, mã hóa dữ liệu và đảm bảo kết nối đi qua kênh an toàn, như sử dụng mã hóa TLS. sửa Lỗi SSL handshake failed là gì

Lỗi trình duyệt

Lỗi SSL Handshake Failed có thể xuất hiện do vấn đề liên quan đến trình duyệt. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra lỗi như phiên bản trình duyệt không tương thích với phiên bản SSL/TLS của máy chủ, cấu hình bảo mật trình duyệt không hợp lệ hoặc các phần mở rộng bảo mật đã bị vô hiệu hóa. Để khắc phục vấn đề, bạn có thể cập nhật trình duyệt lên phiên bản mới nhất, xem xét lại cấu hình bảo mật và kiểm tra xem có bất kỳ phần mở rộng nào đã được vô hiệu hóa.

Giao thức không khớp

Khi giao thức không khớp giữa máy khách và máy chủ cũng sẽ xuất hiện lỗi lỗi 525 claudflare. Trường hợp này thường xảy ra khi phiên bản giao thức SSL/TLS không tương thích hoặc các ciphersuite không được hỗ trợ. Để sửa chữa lỗi 525 thì bạn cần kiểm tra và đảm bảo rằng cả client và server đang sử dụng cùng một phiên bản giao thức SSL/TLS và hỗ trợ các ciphersuite tương thích. Hãy cập nhật phiên bản phần mềm, kiểm tra cấu hình bảo mật, đặt lại cấu hình trình duyệt đúng với giao thức SSL/TLS mới nhất để tránh lỗi giao thức không khớp khi thực hiện error tls Handshake Failed.

Bộ mã hóa không khớp

Nếu bộ mã hóa không khớp giữa máy khách và máy chủ thì có thể dẫn đến lỗi SSL Handshake Failed. Điều này có thể xảy ra khi máy chủ yêu cầu một bộ mã hóa mà trình duyệt không hỗ trợ hoặc không được cấu hình đúng. Để khắc phục lỗi 525, cần kiểm tra và đảm bảo rằng trình duyệt được cập nhật lên phiên bản mới nhất và hỗ trợ các bộ mã hóa và giao thức hiện đại. Đồng thời, bạn cũng cần kiểm tra cấu hình bảo mật của máy chủ để các bộ mã hóa được hỗ trợ bởi trình duyệt. khắc phục bộ mã hóa cho khớp để sửa lỗi ssl handshake failed

Chứng chỉ không chính xác

Lỗi SSL Handshake Failed thường xảy ra khi chứng chỉ SSL không chính xác hoặc đã hết hạn. Khi trình duyệt không thể xác minh tính hợp lệ của chứng chỉ từ máy chủ thì sẽ xảy ra lỗi. Bạn cần kiểm tra và đảm bảo rằng chứng chỉ SSL được cài đặt và cấu hình đúng trên máy chủ. Nếu chứng chỉ đã hết hạn, cần cập nhật hoặc tái cấu hình chúng. Ngoài ra, cũng cần kiểm tra cấu hình trình duyệt để khi sử dụng không bị từ chối chứng chỉ không hợp lệ.

Máy chủ kích hoạt SNI

Khi SNI không được sử dụng đúng cách, trình duyệt không thể xác định máy chủ mà nó đang truy cập, dẫn đến lỗi handshake. Vậy nên bạn cần kiểm tra cấu hình máy chủ và đảm bảo rằng SNI được kích hoạt và cấu hình đúng. Hãy kiểm tra xem tên máy chủ được chỉ định trong SNI có khớp với tên máy chủ trong chứng chỉ SSL hay không. Đảm bảo rằng trình duyệt hỗ trợ SNI và được cập nhật lên phiên bản mới nhất thì lỗi SSL Handshake Failed có thể được khắc phục. sửa lỗi ssl handshake failed bằng cách kích hoạt SNI

Một số lưu ý khi xảy ra lỗi “SSL Handshake Failed”

Gặp lỗi “SSL Handshake Failed” có thể làm gián đoạn kết nối an toàn giữa máy khách và máy chủ. Khi gặp lỗi 525, bạn không nên quá lo lắng vì hoàn toàn có thể khắc phục được lỗi này. Dưới đây là một số lưu ý khi xảy ra lỗi 525 claudflare: Xác nhận URL và địa chỉ IP: Đảm bảo rằng bạn đã nhập đúng URL và địa chỉ IP của máy chủ. Sai sót trong việc nhập liệu có thể làm gây ra lỗi SSL Handshake. Kiểm tra lại URL và địa chỉ IP để đảm bảo tính chính xác. Kiểm tra lại chứng chỉ SSL: Lỗi 525 có thể xảy ra khi chứng chỉ SSL không hợp lệ hoặc hết hạn. Kiểm tra chứng chỉ SSL và đảm bảo rằng nó là hợp lệ và đang được sử dụng từ một nhà cung cấp đáng tin cậy. Kiểm tra cấu hình SSL: Xem xét cấu hình SSL trên cả máy khách và máy chủ. Đôi khi, các cài đặt không đúng có thể gây ra lỗi Cloudflare 525. Đảm bảo rằng cấu hình SSL trên cả hai bên đã được thiết lập đúng cách và tương thích với nhau. Kiểm tra tường lửa và cài đặt bảo mật: Kiểm tra xem tường lửa hoặc các phần mềm bảo mật trên máy tính của bạn có thể chặn kết nối SSL. Tắt tường lửa tạm thời hoặc chỉnh lại cài đặt để cho phép kết nối SSL. Kiểm tra phiên bản SSL: Đôi khi, lỗi 525 có thể xảy ra khi phiên bản SSL không tương thích. Kiểm tra phiên bản SSL của máy chủ và đảm bảo rằng máy khách của bạn hỗ trợ phiên bản đó. Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ: Nếu bạn đã thử tất cả các bước trên mà vẫn gặp lỗi SSL Handshake Failed, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ hoặc quản trị viên hệ thống để được hỗ trợ. Họ có thể giúp bạn xác định và khắc phục nguyên nhân gây ra lỗi này. Khắc phục lỗi SSL Handshake Failed giúp bạn tái thiết lập kết nối an toàn giữa máy khách và máy chủ. Hy vọng những thông tin trên từ Mona Host sẽ giúp bạn hiểu hơn về lỗi này và có cách sửa lỗi phù hợp.

Võ Nguyên Thoại

06 Tháng Mười Một, 2023
Cách sửa lỗi “server execution failed” đơn giản và hiệu quả
Server Execution Failed là một lỗi xuất hiện trên máy tính khiến người dùng không thể truy cập vào tập tin hay phần mềm. Vậy nguyên nhân nào khiến máy tính của bạn gặp lỗi này và cách sửa nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả như thế nào? Mona Host sẽ chia sẻ đến bạn 6 cách giải quyết vấn đề chỉ trong tích tắc. [caption id="attachment_44334" align="aligncenter" width="1000"]lỗi server execution failed là gì lỗi server execution failed là gì[/caption]

Lỗi Server Execution Failed là gì?

Lỗi Server Execution Failed xuất hiện trên trình đa phương tiện Windows Media Player. Hiện tượng này xảy ra khi bạn đang cố gắng đóng Media Player để mở một tập tin khác nhưng main program process vẫn đang hoạt động sau khi bạn đóng Media Player UI. Lỗi Server Execution Failed Windows Media Player Win 10/ Win11 vì một số lý do sau:
  • Tài khoản người dùng gặp lỗi hoặc dịch vụ Windows Media Player trên thiết bị của bạn đã ngừng hoạt động.
  • Phần cứng của máy tính hoặc driver bạn đang sử dụng đã ở phiên bản quá cũ, lỗi thời.
  • Thiết bị máy tính, ứng dụng hay tập tin Windows Media Player bạn đang sử dụng đã bị tấn công bởi virus.
  • Tập tin Windows Media Player của bạn đã bị hỏng.
  • Khi máy xuất hiện với mã lỗi 80080005 Server Execution Failed: nguyên nhân là do bạn khởi động nhiều ứng dụng Microsoft COM+ theo cách thủ công từ phần đính vào Microsoft Management Console (MMC).
->Xem thêm: Lỗi dns_probe_finished_nxdomain là gì? Cách sửa lỗi

Cách sửa lỗi Server Execution Failed trên Windows Media Player win 10 / win 11

Trước khi sửa lỗi Server Execution Failed Windows 10, 11, bạn nên thực hiện lệnh Restart lại thiết bị. Việc làm này giúp xóa các dữ liệu hỏng tạm thời và làm mới lại hệ điều này. Nếu sau khi khởi động lại, lỗi không còn xuất hiện thì bạn không cần thực hiện các cách sửa dưới đây.

Sử dụng Clean Boot

Lỗi Server Execution Failed Windows 10,11 xuất hiện có thể là do ứng dụng của bên thứ ba đang can thiệp vào quá trình hoạt động của trình đa phương tiện Windows Media Player. Nếu xuất phát từ nguyên nhân này, giải pháp hiệu quả nhất là vô hiệu hóa hay Clean Boot tất cả những chương trình và dịch vụ của bên thứ ba. Các bước thực hiện Clean Boot: 1. Nhấn tổ hợp phím Windows + R, một cửa sổ nhỏ hiện ra, bạn điền MSConfig và nhấn OK. [caption id="attachment_44335" align="aligncenter" width="1000"]Nhập MSConfig để sửa lỗi server execution failed Nhập MSConfig để sửa lỗi server execution failed[/caption] 2. Trong tab General, ở phần Selective startup bạn chỉ tích chọn vào ô trống phía trên, không chọn ô Load startup items. [caption id="attachment_44336" align="aligncenter" width="1000"]Không tích chọn Load startup items Không tích chọn Load startup items[/caption] 3. Trong tab Services, bạn tích vào lựa chọn Hide all Microsoft services → nhấn Disable all. Sau khi thực hiện thao tác, tất cả các sản phẩm, dịch vụ từ bên thứ ba không cần thiết, có khả năng gây cản trở hoạt động của Windows Media Player đều bị vô hiệu. 4. Trong tab Startup, bạn chọn Open Task Manager. [caption id="attachment_44337" align="aligncenter" width="1000"]Open Task Manager Open Task Manager[/caption] 5. Ở giao tiện tiếp theo, bạn trỏ chuột vào từng biểu tượng, nhấn chuột phải chọn Disable. [caption id="attachment_44338" align="aligncenter" width="1000"]Chọn Disable Chọn Disable[/caption] 6. Nhấn OKRestart để mở lại Windows Media Player. 7. Bạn thực hiện lại bước 1. 8. Tại tab General, bạn chọn Normal Startup Option và nhấn OK. [caption id="attachment_44339" align="aligncenter" width="1000"]Chọn Normal Startup Option Chọn Normal Startup Option[/caption] 9. Sau khi hoàn thành, bạn Restart lại máy tính và kiểm tra lỗi Server Execution Failed đã được khắc phục chưa.

Khởi động lại Windows Media Player

Cách thứ hai để sửa lỗi là khởi động lại trình đa phương tiện Windows Media Player trong Task Manager. Các bước để bạn thực hiện như sau:
  1. Chỉ trỏ chuột vào biểu tượng Windows trên màn hình, nhấn chuột phải và chọn Task Manager.
  2. Ở tab Processes, bạn tìm Windows Media Player, chỉ trỏ chuột vào task, nhấn chuột phải chọn End Task.
  3. Bạn tắt cửa sổ Task Manager và mở lại trình phát Windows Media Player. Lúc này, lỗi có thể đã được giải quyết.
Tuy nhiên, nếu bạn thấy chương trình vẫn lỗi thì hãy đi đến cách giải quyết tiếp theo. [caption id="attachment_44341" align="aligncenter" width="1000"]Windows Media Player trong Task Manager Windows Media Player trong Task Manager[/caption]

Đăng ký jscript.dll và vcscript.dll

Cách thứ 3 để giải quyết lỗi Server Execution Failed là đăng ký jscript.dll và vcscript.dll. Trình tự các bước thực hiện như sau:
  1. Nhấn tổ hợp phím Windows + X, chọn Command Prompt (Admin). Nếu bạn sử dụng hệ điều hành Windows 7 thì nhấn Start rồi nhập CMD. Tiếp đó, bạn nhấn chuột phải vào CMD và chọn Run as Administrator.
  2. Khi hộp Command Prompt mở ra, bạn nhập regsvr32.ext jscript.dll → nhấn Enter → chọn OK. Ở hộp thoại tiếp theo, bạn nhập regsvr32.ext jscript.dll → nhấn Enter → chọn OK.
  3. Bạn đóng cửa sổ Command Prompt và khởi động lại Windows Media Player xem lỗi đã được sửa hay chưa.
-> Xem thêm: 13 Cách Khắc Phục Lỗi Không Vào Được Trang Web

Vô hiệu hóa Windows Media Player Network Sharing Service

Vô hiệu hóa Windows Media Player Network Sharing Service là cách tiếp theo khi bạn muốn sửa lỗi Server Execution Failed Media Player. Để thực hiện các bước này, bạn thao tác như sau: 1. Nhấn tổ hợp phím Windows + R để gọi hộp thoại Run. 2. Nhập services.msc và nhấn Enter để mở cửa sổ Services. [caption id="attachment_44342" align="aligncenter" width="1000"]Nhập services.msc để sửa lỗi Server Execution Failed Media Player Nhập services.msc[/caption] 3. Trông danh sách hiển thị, bạn tìm Windows Media Player Network Sharing Service, nhấn chuột phải chọn Stop. [caption id="attachment_44343" align="aligncenter" width="1000"]Chọn Stop Chọn Stop[/caption] 4. Nhấn đúp chuột vào Windows Network Sharing Center → chọn Properties. Ở hộp thoại mới hiện ra, bạn chọn Startup TypeDisabledOKApply. [caption id="attachment_44344" align="aligncenter" width="1000"]Chọn Properties Chọn Properties[/caption] [caption id="attachment_44345" align="aligncenter" width="1000"]Nhấn nút Apply Nhấn nút Apply[/caption] 5. Đóng cửa sổ Services và khởi động lại Windows Media Player để kiểm tra hoạt động. Lưu ý, nếu lỗi vẫn còn tồn tại, bạn thao tác lại 5 bước ở trên. Tuy nhiên, ở bước 4, bạn chuyển Startup Type thành Automatic. ->Xem thêm: Lỗi 404 là lỗi gì? Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi 404 not found

Chạy Video Playback Troubleshooter

Chạy Video Playback Troubleshooter là giải pháp tiếp theo để sửa lỗi Server Execution Failed. Trình tự các bước thực hiện như sau:
  1. Mở phần Settings trên máy tính hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + I → chọn Update & Security.
  2. Ở phía bên trái của màn hình, bạn chọn vào tùy chọn Troubleshoot → tìm Video Playback → nhấn Run the troubleshooter.
  3. Bạn đợi quá trình troubleshooter chạy hoàn thiện và công cụ sẽ cho biết lỗi của Windows Media Player. Sau đó, bạn làm theo các bước hướng dẫn để khắc phục lỗi.
  4. Bạn khởi động lại Windows Media Player để xem lỗi đã được khắc phục chưa.
[caption id="attachment_44346" align="aligncenter" width="1000"]Video Playback Troubleshooter Video Playback Troubleshooter[/caption]

Thêm admin vào Local Service

Lỗi Windows Media Player Server Execution Failed Windows 10, 11 có thể được sửa bằng cách thêm admin vào Local Service. Thao tác đơn giản và chính xác để thực hiện:
  1. Nhấn tổ hợp phím Windows + X, chọn Command Prompt (Admin).
  2. Trong cửa sổ này, bạn nhập net localgroup “Administrators” “NT Authority\Local Service”/add và nhấn Enter.
  3. Đóng cửa sổ Command Prompt và khởi động lại máy tính.
  4. Bạn khởi động lại Windows Media Player xem lỗi được khắc phục hay chưa.
[caption id="attachment_44347" align="aligncenter" width="1000"]Thêm admin vào Local Service để sửa lỗi Server Execution Failed Thêm admin vào Local Service[/caption] -> Xem thêm: Lỗi 502 Bad gateway là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Cách sửa lỗi video không chạy trên WMP

WMP là phần mềm sẵn có trên máy tính Windows để chạy video. Tuy nhiên, khi trình phát đa phương tiện bị lỗi sẽ dẫn đến video không thể hiển thị. Dưới đây là nguyên nhân và cách sửa khi hiện tượng này diễn ra trên thiết bị.

Nguyên nhân video không chạy trên Windows Media Player

Trên thực tế, nguyên nhân khiến video không chạy trên Windows Media Player vô cùng đa dạng. Nó có thể đến từ thiết bị, trình phát hay chính video gốc. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến hàng đầu:
  • File video bị hỏng hoặc một phần video không được ghi lại đúng cách. Biểu hiện là màn hình video nhấp nháy hoặc chuyển sang màu đen.
  • Video không được hỗ trợ bởi codec – sử dụng để nén tệp. Bạn có thể giải quyết trình trạng này bằng cách tải codec từ Windows Media Player Settings.
  • Nếu thông báo hiển thị Cannot play the file tức trình phát không hỗ trợ định dạng video.
  • Nếu video bị đứng có thể do video lỗi thời, lỗi phần cứng, video bị lỗi.

Cách sửa lỗi video không chạy được trên Windows Media Player

Khi bạn gặp trường hợp video không chạy được trên Windows Media Player thì phải làm thế nào? Dưới đây là một số giải pháp được đưa ra bởi Monahost: [caption id="attachment_44348" align="aligncenter" width="1000"]Video không mở được trên Windows Media Player Video không mở được trên Windows Media Player[/caption]

Disable và Enable Windows Media Player trong Windows Features

Cách làm đầu tiên là bạn vô hiệu hóa và kích hoạt lại Windows Media Player trong Windows Features. Thao tác thực hiện như sau:
  1. Trong thanh tìm kiếm của Windows, bạn nhập Windows feature và nhấn Enter.
  2. Trong tab Turn Windows on or off, bạn nhấn Open sẽ thấy rất nhiều lựa chọn. Bạn bỏ chọn ở Windows Media Player và nhấn OK để lưu lại cài đặt.
  3. Đóng cửa sổ và chạy lại video để kiểm tra hoạt động.

Disable và Enable WMP thông qua Apps & Features

Cách thứ hai là bạn vô hiệu hóa và cho phép WMP thông qua Apps & Features. Thao tác thực hiện như sau:
  1. Nhấn tổ hợp phím Windows + X. Trong danh sách các lựa chọn hiện ra, bạn chọn Apps & FeaturesOptional feature và nhấn Enter.
  2. Trong các lựa chọn tiếp theo, bạn tìm Windows Media Player, nhấn vào đó và chọn Uninstall.
  3. Thực hiện lệnh khởi động lại máy tính, cài đặt lại Windows Media Player xem ứng dụng có hoạt động không.
-> Xem thêm: Lỗi 502 Bad gateway là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Cách ngăn chặn các lỗi của Windows Media Player

[caption id="attachment_44349" align="aligncenter" width="1000"]Cách ngăn các lỗi của Windows Media Player Cách ngăn các lỗi của Windows Media Player[/caption] Lỗi Server Execution Failed Windows 10 Media Player hay các lỗi khác xảy ra trong trình phát sẽ khiến bạn bị gián đoạn quá trình xem tài liệu. Chính vì vậy, bạn cần biết một số cách ngăn chặn lỗi xảy ra như sau:
  • Cập nhật hệ thống và Windows Media Player để đảm bảo bạn sử dụng phiên bản mới nhất của Windows Media Player và cập nhật hệ thống đầy đủ.
  • Cài đặt codec phù hợp để chạy được tất cả định dạng âm thanh, video của bạn.
  • Sử dụng trình phát phương tiện khác hỗ trợ chạy tập tin như VLC Media Player, Media Player Classic, GOM Player.
  • Kiểm tra kết nối Internet để đảm bảo mạng đủ mạnh để phát những video trực tuyến.
  • Kiểm tra tập tin phương tiện để đảm bảo chúng không bị hỏng.
  • Tắt phần mềm bảo mật nếu phần mềm ngăn chặn Windows Media Player phát nội dung.
  • Đảm bảo đủ tài nguyên hệ thống: tắt những chương trình không cần thiết để tăng tốc độ máy tính.
Mona Host đã chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết về lỗi Server Execution Failed là gì và các cách để khắc phục hiệu quả. Với những giải pháp được đưa ra ở trên, hy vọng bạn sẽ nhanh chóng sử dụng được trình phát để xem được các tập tin. Nếu bạn có câu hỏi liên quan đến lỗi, hãy liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

Võ Nguyên Thoại

Hướng dẫn cài đặt SQL Server
19 Tháng Mười, 2023
Hướng dẫn cài đặt SQL Server 2022 đơn giản, chi tiết nhất
Sự xuất hiện của SQL Server – phần mềm chuyên gia do Microsoft phát hành đã đem đến một cơ sở dữ liệu vững vàng, đảm bảo an toàn và hiệu suất cao cho người sử dụng. Vậy SQL Server là gì? Cách cài đặt thế nào? Bài viết hôm nay Mona Host sẽ chia sẻ đến bạn tất tần tật về phần mềm SQL Server và hướng dẫn cài đặt SQL Server 2022 đơn giản, chi tiết nhất. Hướng dẫn cài đặt SQL 2022

Sql server là gì?

SQL Server còn được biết đến với tên gọi khác là Microsoft SQL Server (tên viết tắt: MS SQL Server), là một sản phẩm phần mềm do Microsoft phát triển để đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu theo chuẩn RDBMS. Với SQL Server, bạn sẽ có đầy đủ công cụ quản lý, từ giao diện đồ họa GUI đến sử dụng ngôn ngữ truy vấn SQL mạnh mẽ. Điều đặc biệt ở SQL Server là khả năng tận dụng mạnh mẽ từ nền tảng Microsoft, kết hợp mượt mà với các công nghệ như ASP.NET, C# và Winform, tạo ra một hệ thống hoạt động độc lập với hiệu suất ấn tượng. SQL server là gì Với sự linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ phi thủ tục, SQL Server mang lại trải nghiệm lập trình đơn giản và hiệu quả. Cả lập trình viên và người sử dụng máy tính đều có thể dễ dàng thích ứng và tận dụng được các cách sử dụng và điều khiển, giúp tối ưu hóa quá trình làm việc của họ.

Yêu cầu hệ thống cần có trước khi download SQL Server

Để triển khai cài đặt Microsoft SQL Server, hệ thống của bạn cần đáp ứng một số yêu cầu cụ thể sau:
  • Hệ điều hành (OS): Phù hợp với Windows 7 (32 bit hoặc 64 bit) trở lên.
  • Bộ xử lý (CPU): Tối thiểu là Pentium IV.
  • Bộ nhớ (RAM): Đối với hiệu suất tốt nhất, nên có ít nhất 1GB RAM.
  • Khả năng lưu trữ: Có ít nhất 10GB không gian trống trên ổ đĩa để cài đặt và lưu trữ dữ liệu.
  • .NET Framework: Bạn cần cài đặt phiên bản 3.5 SP1 của .NET Framework.
SQL Server là một hệ thống cơ sở dữ liệu mạnh, vì vậy việc tuân thủ các yêu cầu nêu trên trước khi download là điều quan trọng để đảm bảo sự ổn định và hiệu suất của hệ thống. -> Xem thêm: Cơ sở dữ liệu NoSQL là gì? Những điều cần biết về NoSQL Database

Lưu ý gì trước khi cài đặt SQL server?

Khi chuẩn bị cài đặt Microsoft SQL Server, có một số điều bạn cần lưu ý như sau:
  • Tuân thủ thứ tự cài đặt: Bạn cần chắc chắn cài đặt SQL Server trước khi cài đặt Microsoft Visual Studio để tránh xung đột giữa các ứng dụng.
  • Đừng quên cài.NET Framework 3.5: Máy của bạn cần phải cài .NET Framework 3.5 trước khi mở file tải phần mềm SQL Server. Điều này giúp tránh tình trạng gặp lỗi và đảm bảo sự tương thích.
  • Phiên bản SQL Server: Nếu bạn quyết định cài đặt Red Gate SQL (SQL Toolbelt), hãy nhớ download SQL Server 2022 từ trước. Việc này giúp đảm bảo rằng các công cụ của Red Gate sẽ hoạt động một cách ổn định với phiên bản SQL Server mà bạn sử dụng.

Download, cài đặt SQL Server 2022

Để download, cài đặt phần mềm SQL Server 2022, bạn hãy thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Tải SQL server

Bạn hãy truy cập vào trang chủ bằng cách click vào đây để tải SQL Server. Tiếp theo, nhấn nút “Download now” ở phần “Developer” để tải phần mềm về máy. Hướng dẫn cài đặt SQL Server

Bước 2: Mở file đã download

Bạn hãy mở tệp đã tải xuống để bắt đầu quá trình cài đặt. [caption id="attachment_44240" align="alignnone" width="1000"]Hướng dẫn mở file cài đặt sql server 2022 Hướng dẫn mở file cài đặt sql server 2022[/caption]

Bước 3: Lựa chọn chế độ cài đặt phù hợp

Bạn có thể chọn 1 trong 3 chế độ dưới đây tùy vào mục đích sử dụng khác nhau, bao gồm:
  • [caption id="attachment_44239" align="aligncenter" width="1000"]Hướng dẫn lựa chọn chế độ cài đặt SQL Server Hướng dẫn lựa chọn chế độ cài đặt SQL Server[/caption] Basic: Đây là lựa chọn đơn giản nhất cho người dùng, ứng dụng sẽ tự động cài đặt các chức năng cơ bản, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình cài đặt.
  • Custom: Phần cài đặt dành riêng cho những người muốn có quyền kiểm soát cao hơn đối với cài đặt. Bạn sẽ được tự cài đặt và điều chỉnh các cấu hình của phần mềm theo nhu cầu cụ thể của mình.
  • Download Media: Đây là file cài đặt offline tiện lợi nhất vì mang lại sự thuận tiện cho việc cài đặt trên nhiều thiết bị mà không cần phải tải lại từ đầu. Khi ấn chọn, hệ thống sẽ tải về một file cài đặt offline và nhanh chóng triển khai ứng dụng.
Nếu bạn chỉ mới biết đến phần mềm này, tốt nhất nên lựa chọn chế độ Basic bằng cách ấn chọn basic -> Accept -> Install để tiến hành cài đặt. Hướng dẫn lựa chọn cấu hình cài đặt sql Hướng dẫn lựa chọn cấu hình cài đặt sql

Bước 4: Bắt đầu thiết lập cấu hình phần mềm

Tại đây bạn hãy ấn chọn “Customize” nằm ở phía dưới để cài đặt cấu hình trước khi sử dụng. Thiết lập cấu hình phần mềm sql

Bước 5: Cấu hình ở cửa sổ đầu tiên

Khi nhìn thấy cấu hình hiện ra ở cửa sổ đầu tiên, bạn hãy ấn chọn nút “Next” nằm ở góc dưới cùng bên phải màn hình. Cài đặt sql 2022

Bước 6: Hệ thống tiến hành kiểm tra

Khi bước 5 kết thúc, hệ thống sẽ tự động kiểm tra các yêu cầu cần thiết. Cụ thể, dấu tích màu xanh là chứng tỏ mọi yêu cầu đã được đáp ứng. Nếu mục “Firewall” màu vàng xuất hiện báo hiệu cảnh báo quá trình cài đặt đang gặp sự cố. Tại đây, bạn có thể bỏ qua và tiếp tục quy trình bằng cách nhấn “Next”. Bỏ qua firewall và nhấn next Tại mục “Product key”, bạn chọn mục “Developer” để sử dụng miễn phí phần mềm rồi nhấn “Next” để tiếp tục. Tiếp theo, ở mục “License Terms”, bạn chọn “I accept the license terms and Privacy Statement” (Tôi chấp nhận các điều khoản cấp phép và Tuyên bố về quyền riêng tư) và nhấn “Next”. Đến đây, mục “Azure extensions for SQL Server” hiện ra, bạn hãy bỏ chọn “Azure extensions for SQL Server” rồi nhấn “Next” để tiếp tục. Tiếp theo, ở mục “Features Selection”, hãy chọn các tính năng mà bạn muốn cài đặt. Nếu chỉ sử dụng SQL Server cơ bản, hãy chọn Database Engine ServicesData Quality Client, sau đó nhấn Next. cài đặt cấu hình sql

Bước 7: Đặt tên

Đến mục “Feature Configuration Rules”, bạn được phép đặt tên cho Instance. Lưu ý rằng, bạn có thể đặt tên tùy ý nhưng không được chứa dấu và khoảng trắng. Tiếp theo nhấn “Next” để di chuyển đến phần “Database Engine Configuration”.

Bước 8: Cấu hình bảo mật

Tại “Database Engine Configuration”, bạn chọn chức năng “Mixed Mode” để bảo mật cho cơ sở dữ liệu của bạn. Cài đặt cấu hình bảo mật Nhập mật khẩu cho tài khoản super admin (sa) của bạn và nhấn nút “Add current User” để thêm tài khoản mới. Cài đặt cấu hình bảo mật Nhấn Next để tiếp tục đến mục Ready to Install.

Bước 9: Hoàn tất cài đặt

Ở bước cuối cùng, bạn hãy nhấn “Install” và đợi cho đến khi quá trình cài đặt hoàn tất rồi bấm “Close” để kết thúc quá trình.

Cài đặt SQL Server Management Studio (SSMS)

Sau khi tải SQL Server thành công, tiếp theo cần cài SQL Server Management Studio theo các bước sau:

Bước 1: Khởi động

Bạn hãy khởi đầu bằng việc nhấp vào nút “Install SSMS” và chờ đợi vài giây để hệ thống tự động chuyển đến đường link tải xuống.

Bước 2: Download file

Tại đây, link download sẽ hiện ra, bạn hãy Click vào “ free Download for SQL Server Management Studio (SSMS)” để tải xuống file SSMS. Hướng dẫn cài đặt SSMS

Bước 3: Cài đặt giao diện

Mở tệp vừa tải về rồi nhấn “Install” để bắt đầu quá trình cài đặt giao diện cho phần mềm SQL Server Management Studio. Bước cuối, chỉ cần chọn “Close” để hoàn tất quá trình cài đặt. Cài đặt ssms Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về quá trình cài đặt SQL Server 2022 đơn giản nhất. Chỉ cần tuân thủ theo những bước đơn giản trên là bạn đã thành công download SQL Server 2022 về máy. Hy vọng rằng quá trình cài đặt sẽ diễn ra thuận lợi để bạn khám phá mọi tính năng mạnh mẽ mà SQL Server mang lại trong thời gian sớm nhất. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề hoặc cần sự hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ đến Mona nhé!

Võ Nguyên Thoại

trỏ tên miền về hosting
22 Tháng Chín, 2023
Hướng Dẫn Cách Trỏ Tên Miền Về Host Đơn Giản Và Chi Tiết Nhất
Khi bạn quyết định tạo một trang web, một trong những bước quan trọng nhất là trỏ tên miền về host. Điều này giúp website của bạn trở nên truy cập được trên Internet. Tuy nhiên, nhiều người mới bắt đầu có thể gặp khó khăn trong quá trình này. Trong bài viết này, Mona Host sẽ hướng dẫn cách trỏ tên miền về hosting đơn giản và chi tiết nhất. Cùng theo dõi để có cái nhìn rõ ràng về quá trình này nhé!

Trỏ domain về hosting để làm gì?

Trỏ domain về hosting để làm gì? Để xây dựng và biết cách gắn tên miền vào website, bạn cần quan tâm đến hai yếu tố quan trọng: HostingTên miền.
  • Hosting có thể được coi như một "bất động sản" trên internet. Khi bạn mua hosting, đây tương tự như việc bạn mua một phần đất và dự định xây dựng ngôi nhà lên trên đó. Mặc dù trong thực tế, không nhiều người sẽ thuê đất và xây nhà, nhưng trên internet, việc sở hữu một khỏang đất ảo thông qua hosting là bước cơ bản và quan trọng.
  • Tên miền hay còn gọi là domain, tương tự như địa chỉ của căn nhà trên Internet. Đã có nền đất, bạn cần một địa chỉ nhà để người khác biết cách đến thăm bạn.
Với hosting và tên miền đã có, bạn có thể chọn một hệ thống quản lý nội dung (CMS) để tạo nên căn nhà của mình trên Internet một cách dễ dàng. Vậy, mục tiêu chính khi trỏ tên miền về hosting là đặt tên cho "nền đất" của bạn và "chính chủ hoá" nó, để mọi người biết đây là căn nhà của bạn trên internet.

Cần chuẩn bị những gì để trỏ domain về hosting?

Dưới đây là những điều bạn cần chuẩn bị trước khi bắt đầu:
  • Bước đầu tiên bạn cần thực hiện là sở hữu một tên miền chất lượng bằng cách mua nó từ một nhà cung cấp tên miền, có thể là nhà cung cấp trong nước hoặc quốc tế.
  • Việc tìm một dịch vụ hosting chất lượng với giá hợp lý không còn quá phức tạp. Khó khăn lớn nhất thường đến từ việc không có đủ nguồn tài chính để mua dịch vụ này.
  • Sẵn sàng sử dụng giao diện quản lý tên miền của nhà cung cấp bạn đã mua.
Như đã đề cập ở phần thứ nhất, sau khi mua tên miền, bạn sẽ nhận được thông tin đăng nhập với tên người dùng và mật khẩu để truy cập vào hệ thống quản lý tên miền. Tuy nhiên, quá trình này có thể trở nên phức tạp vì mỗi nhà cung cấp sẽ có giao diện quản lý tên miền riêng biệt. Điều này có thể làm cho việc tìm nơi để cấu hình DNS trở nên khó khăn, đặc biệt là trong những lần thao tác đầu tiên.

Cách cấu hình tên miền về hosting đơn giản nhất

Cách cấu hình tên miền về hosting đơn giản nhất

Sử dụng Name Server

Dưới đây là các ưu điểm và nhược điểm của việc ánh xạ tên miền vào hosting bằng cách sử dụng Name Server: Ưu điểm
  • Tính nhanh chóng và gọn nhẹ: Quá trình này diễn ra nhanh chóng và không gây thêm tải cho tên miền của bạn.
  • Dễ dàng thao tác: Việc thay đổi Name Server có thể được thực hiện một cách đơn giản và nhanh chóng trong giao diện quản trị của nhà cung cấp tên miền.
  • Quy trình đơn giản và dễ thực hiện: Đối với người có kinh nghiệm, việc trỏ tên miền về host bằng Name Server là một quá trình đơn giản và dễ thực hiện.
Nhược điểm
  • Cần tìm địa chỉ Name Server của Hosting: Bạn phải tìm địa chỉ Name Server của hosting, điều này có thể đôi khi gây khó khăn cho người mới bắt đầu.
  • Truy cập vào phần quản lý Nameserver để thay đổi: Để thay đổi Name Server, bạn cần truy cập vào phần quản lý Nameserver của nhà cung cấp tên miền, điều này có thể yêu cầu một số thao tác phức tạp.
  • Tương đối phức tạp đối với người mới: Với những người mới sử dụng, việc trỏ tên miền bằng Name Server có thể gây khó khăn và yêu cầu thời gian để làm quen.
Cách thực hiện trỏ tên miền về hosting
  • Bước 1: Tìm địa chỉ Name Server của Hosting: Sau khi bạn đã kích hoạt dịch vụ hosting, thông tin về địa chỉ Name Server của hosting thường được gửi đến bạn qua email hoặc trong tài khoản đăng nhập của bạn.
  • Bước 2: Truy cập vào phần quản lý Nameserver của nhà cung cấp: Bước này nhằm thay đổi Name Server, bạn cần truy cập vào giao diện quản lý Nameserver của nhà cung cấp tên miền.
  • Bước 3: Cập nhật và kiểm tra: Sau khi bạn đã thay đổi Name Server trong phần quản lý Name Server của nhà cung cấp, hãy nhập địa chỉ Name Server của hosting. Nếu bạn cần thay đổi các record khác (ví dụ: DNS record), bạn có thể truy cập vào cPanel và sử dụng tính năng Advanced Zone Editor để cài đặt cấu hình.

Sử dụng IP của Hosting

Nếu bạn muốn ánh xạ tên miền vào hosting thông qua Name Server khác, bạn cũng cần phải cài đặt lại theo cách mặc định. Ưu điểm
  • Tự do lựa chọn Name Server: Bạn có sự tự do để chọn Name Server mà bạn muốn sử dụng.
  • Quản lý các record đơn giản và thuận tiện hơn: Quản lý các bản ghi DNS (record) trở nên đơn giản và thuận tiện hơn.
  • Record sẽ được cập nhật nhanh: Các bản ghi DNS thường được cập nhật một cách nhanh chóng.
  • Tận dụng được dịch vụ cao cấp của Name Server: Bạn có thể tận dụng các dịch vụ cao cấp được cung cấp bởi Name Server mà bạn chọn.
Nhược điểm Phải tìm được IP của nhà cung cấp Hosting. Bạn cần phải xác định địa chỉ IP của nhà cung cấp Hosting, điều này có thể đòi hỏi kiến thức về các bản ghi DNS như A, CNAME, v.v. Cách trỏ tên miền về host
  • Bước 1: Xác định địa chỉ IP của Hosting: Để thực hiện việc này, bạn cần đăng nhập vào cPanel của nhà cung cấp Hosting và chọn mục "DOMAINS," sau đó truy cập "Advanced Zone Editor" để lấy địa chỉ IP chính xác.
  • Bước 2: Thay đổi Record: Trong phần quản lý tên miền của nhà cung cấp domain, bạn cần tạo và chỉnh sửa 2 record quan trọng: Record @ (domain.com) và Record www (www.domain.com), để chúng trỏ về địa chỉ IP của Hosting. Sau đó, bạn có thể kiểm tra việc ánh xạ bằng cách sử dụng lệnh ping.
  • Bước 3: Xác nhận tiến trình: Quá trình cập nhật có thể mất thời gian, thường lên đến 48 giờ để thông tin ánh xạ tên miền được cập nhật trên toàn mạng.

Sử dụng Name Server trung gian

Sử dụng Name Server trung gian Một số dịch vụ Name Server trung gian mà bạn có thể sử dụng bao gồm: CloudFlare, Incapsula, Namecheap FreeDNS và nhiều dịch vụ khác. Ưu điểm:
  • Tiết kiệm băng thông cho máy chủ: Dịch vụ Name Server trung gian có thể giúp tiết kiệm băng thông cho máy chủ của bạn.
  • Tăng tốc độ truy cập cho website: Sử dụng Name Server trung gian có thể cải thiện tốc độ truy cập cho trang web của bạn.
  • Tăng khả năng bảo mật cho website: Name Server trung gian có thể cung cấp lớp bảo mật bổ sung cho trang web của bạn.
  • Hạn chế tình trạng tấn công DDoS: Sử dụng Name Server trung gian có thể giúp hạn chế tình trạng tấn công từ mạng DDoS.
  • Sử dụng miễn phí SSL: Một số dịch vụ Name Server trung gian cung cấp chứng chỉ SSL miễn phí, giúp trang web của bạn được bảo mật.
Nhược điểm:
  • Nếu Server Nameserver trung gian gặp vấn đề, trang web của bạn có thể bị ảnh hưởng: Phụ thuộc vào dịch vụ Name Server trung gian, nếu họ gặp sự cố, trang web của bạn cũng có thể gặp vấn đề.
  • SSL của Nameserver trung gian không hoạt động trên hệ điều hành cũ: SSL cung cấp bởi Name Server trung gian có thể không hoạt động trên các hệ điều hành cũ hoặc thiết bị không tương thích.
Hướng dẫn trỏ tên miền về hosting: Bước 1: Thêm Website vào Name Server trung gian
  • Đăng ký tài khoản tại dịch vụ Name Server trung gian của bạn.
  • Xác nhận lại các bản ghi cần thiết theo hướng dẫn của dịch vụ.
  • Tiếp tục để hoàn tất quá trình đăng ký.
Bước 2: Cách trỏ tên miền về website qua Name Server trung gian
  • Truy cập vào khu vực quản lý tên miền của nhà cung cấp tên miền của bạn.
  • Thay đổi Name Server để trỏ tên miền về dịch vụ Name Server trung gian bạn đã chọn.
Bước 3: Xác nhận tiến trình
  • Đợi một thời gian để thông tin tên miền được cập nhật trên toàn mạng.
  • Khi tên miền đã cập nhật, trang web của bạn sẽ hoạt động thông qua dịch vụ Name Server trung gian bạn đã chọn.

Những lỗi thường gặp khi thực hiện trỏ tên miền về host

Những lỗi thường gặp khi thực hiện trỏ tên miền về host

Domain của host không đúng

Khi bạn đăng ký một dịch vụ hosting, nhà cung cấp sẽ yêu cầu bạn chỉ định domain mà bạn muốn liên kết với hosting này. Điều quan trọng là thông tin domain mà bạn cung cấp cho nhà cung cấp hosting phải khớp với domain mà bạn muốn trỏ nhiều tên miền về host, ngược lại sẽ gây ra lỗi. Ví dụ, nếu bạn thuê một dịch vụ hosting cho domain "topthuthuat.com," bạn cần cung cấp thông tin này cho nhà cung cấp dịch vụ và domain này sẽ được ghi trong hợp đồng dịch vụ.

Lẫn lộn giữa 2 cách trỏ domain về host

Khi bạn ánh xạ domain về một máy chủ bằng cách sử dụng địa chỉ IP, bạn không nên thay đổi Nameserver của domain. Một số người sau khi đã thử thay đổi Nameserver theo cách 1 và không thấy kết quả ngay lập tức (bởi vì cần thời gian cho cập nhật DNS), họ có thể nhanh chóng chuyển sang cách thứ 2, tức là ánh xạ bằng địa chỉ IP, mà không nhớ rằng thông tin Nameserver mặc định đã bị thay đổi. Hãy nhớ rằng, khi sử dụng cách 1, bạn không nên thêm cách 2 vào và ngược lại.

Sử dụng sai loại bản ghi

Có nhiều loại bản ghi DNS với các chức năng đa dạng như bản ghi A (chỉ định máy chủ tên miền), CNAME (thực hiện chuyển hướng từ một tên miền sang một tên miền khác trong hệ thống DNS), MX (dành cho dịch vụ email), và nhiều loại khác. Đối với những người mới bắt đầu, việc phân biệt và điền chính xác các giá trị vào các bản ghi này có thể gây hiểu nhầm và dẫn đến việc không thể ánh xạ domain về máy chủ được.

Điền IP của host sai

Có nhiều lý do có thể dẫn đến tình trạng này. Một trong những lý do đó có thể là vì địa chỉ IP thường khá dài, và việc nhập chúng bằng tay có thể gây ra lỗi nhập sai. Điều tốt nhất là sao chép trực tiếp từ email mà nhà cung cấp dịch vụ đã gửi và dán nó vào cài đặt. Một lý do khác là có thể gây nhầm lẫn về địa chỉ IP. Đây cần phải là địa chỉ IP của máy chủ (host) chứ không phải của máy tính cá nhân của bạn hoặc của bất kỳ thiết bị nào khác. Trên đây là hướng dẫn cách trỏ tên miền về hosting đơn giản và chi tiết nhất mà bạn có thể tham khảo và thực hiện. Với các bước đơn giản này, bạn sẽ dễ dàng có khả năng trỏ bất kỳ tên miền nào vào bất kỳ dịch vụ hosting nào.

Câu hỏi thường gặp khi trỏ tên miền về host

Có nên dùng cả 2 cách trỏ tên miền hay không? Không nên! Bạn nên duy nhất sử dụng một trong hai phương pháp để trỏ tên miền. Nếu bạn đã sử dụng phương pháp trỏ tên miền qua Nameserver, bạn không nên thay đổi thêm địa chỉ IP và ngược lại. Có thể sử dụng bản ghi CNAME để trỏ tên miền hay không? Bản ghi CNAME có mục đích chính là để chuyển hướng từ một tên miền hiện tại sang một tên miền khác. Do đó, nếu bạn muốn ánh xạ tên miền vào hosting, bạn nên chọn bản ghi A - Record A. Mua tên hosting uy tín ở đâu? Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp hosting và tên miền với giá cả hợp lý, hãy ghé thăm Mona Host để cùng nhận những ưu đãi tốt nhất từ chúng tôi!

THAM KHẢO NGAY:

DỊCH VỤ THUÊ HOSTING CAO CẤP CHO DOANH NGHIỆP

Võ Nguyên Thoại

Giải Pháp Chống Hack Website, bảo mật trang web
20 Tháng Chín, 2023
Giải Pháp Chống Hack Website, Bảo Mật Trang Web Tốt Nhất
Hiện nay, tình trạng hệ thống máy chủ bị tấn công bởi hacker ngày càng trở nên phổ biến, điều này đã đe dọa nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh trực tuyến của doanh nghiệp. Do đó, việc tăng cường tính bảo mật và bảo vệ trang web đã trở thành ưu tiên cấp bách. Tự hào là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực Hosting, MONA.Host cam kết sẽ mang đến cho khách hàng những giải pháp chống hack website toàn diện, hiệu quả và an toàn nhất. Cùng MONA theo dõi nội dung dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về giải pháp ưu việt bảo vệ trang web này nhé!

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng website bị hack?

Website có thể bị tấn công do nhiều lý do khác nhau và nó xảy ra với bất kỳ nền tảng nào nếu như yếu tố bảo mật không được đảm bảo. Hiện nay, nguyên nhân khiến trang web bị hack được chia thành 2 nhóm như sau:

Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân chủ quan làm website bị hack Đây là nhóm nguyên nhân thường xuất phát từ hành vi, thói quen và quyết định vận hành trang web của doanh nghiệp, cụ thể:
  • Sử dụng Theme, Plugin “lậu”: Việc dùng các Theme, Plugin không được cấp phép, hết hạn hoặc sao chép từ các nguồn không đáng tin cậy có chứa mã độc, chính những điều này làm tăng nguy cơ nền tảng bị tấn công.
  • Thông tin đăng nhập quá đơn giản: Sử dụng tài khoản đăng nhập mặc định, mật khẩu quá dễ nhớ sẽ khiến website trở thành một miếng mồi ngon dành cho hacker. Họ chỉ cần sử dụng phần mềm tự động hoặc phương thức tấn công brute force phổ thông là tài khoản website của doanh nghiệp sẽ bị dò ra một cách nhanh chóng.
  • Không cài Plugin bảo mật: Hiện nay các plugin bảo mật website được trang bị rất nhiều tính năng thông minh và hiện đại, có thể giúp chống XSS, spam bình luận, brute force attack, quét và tìm ra các file chứa mã độc. Đặc biệt là phát hiện và ngăn chặn các đợt tấn công một cách hiệu quả. Nếu như doanh nghiệp không cài bất cứ Plugin hỗ trợ bảo mật chống hack website nào thì việc trang web bị tấn công sẽ chỉ là vấn đề sớm muộn.
  • Không cài phần mềm antivirus trên máy tính: Nếu máy tính bị nhiễm virus, malware, trojan,... thông tin đăng nhập vào trang web hoàn toàn có thể bị lộ ra bên ngoài. Hacker có thể xâm nhập vào nền tảng của doanh nghiệp thông qua việc theo dõi lịch trình duyệt, upload file, phân tích cookie,...
  • Không update WordPress, Theme và Plugin: Bên cạnh việc bổ sung những tính năng mới và cải thiện hoạt động của hệ thống, thfi việc nâng cấp WordPress, Theme và Plugin còn giúp khắc phục các sự cố bảo mật còn tồn tại ở phiên bản cũ. Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp ngại làm điều này và đây cũng là nguyên nhân khiến website bị tấn công.

Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan khiến trang web bị tấn công Nhóm nguyên nhân khách quan xảy ra không nằm trong tầm kiểm soát của người quản lý mà thường phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ hoặc do những yếu tố bên ngoài tác động.
  • Host bảo mật kém: Hợp tác với một nhà cung cấp dịch vụ Hosting không đảm bảo tính bảo mật sẽ là một điểm yếu lớn. Nếu Host không có các giải pháp bảo mật website tốt như quản lý máy chủ an toàn hoặc giới hạn quyền truy cập thì trang web rất dễ trở thành mục tiêu tấn công của hacker.
  • WordPress, Theme, Plugin tồn tại nhiều lỗ hổng: Một số lỗ hổng tồn tại trong mã nguồn WordPress, Theme, Plugin có thể bị hacker khai thác nhằm tấn công trang web của doanh nghiệp. Dù có tiến hành cập nhật thường xuyên thì những phần mềm này vẫn còn có thể tồn tại rất nhiều lỗ hổng.

Tổng hợp các dấu hiệu cho thấy website doanh nghiệp bị hack

Việc trang web bị tấn công không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tính nhất quán trong bộ nhận diện thương hiệu mà còn làm tăng nguy cơ mất website. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần sớm phát hiện và triển khai các giải pháp công nghệ chống hack website phù hợp và chất lượng. Dưới đây là một số dấu hiệu dễ nhận biết khi một trang web bị xâm nhập mà nhà quản lý nên biết.

Website bị điều hướng đến trang khác

Khi URL của trang web bị điều hướng đến một website khác mà không có sự xác nhận của quản trị viên thì đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy nền tảng đã bị tấn công. Thay đổi không mong muốn này chính là kết quả của việc hacker xâm nhập vào hệ thống, sửa đổi mã nguồn hoặc cấu hình để điều hướng người dùng đến một trang web giả mạo khác.

Không thể đăng nhập vào tài khoản Website, WordPress

Website không thể đăng nhập vào hệ thống khả năng bị hack cao Đây là một dấu hiệu tiêu biểu cho thấy trang web của doanh nghiệp đã bị hacker xâm nhập. Khi trang web bị tấn công, hacker có thể thay đổi thông tin tài khoản hoặc cài đặt bảo mật để ngăn chặn quản trị viên truy cập vào hệ thống. Điều này có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính bảo mật trang web và dữ liệu của khách hàng.

Hệ thống xuất hiện những tệp tin lạ

Khi trang web xuất hiện những tệp tin lạ mà quản trị viên không cài đặt, đăng tải là một trong những dấu hiệu đơn giản cho thấy website đã bị xâm nhập. Đây có thể là những mã độc hoặc phần mềm độc hại mà hacker chèn vào hệ thống để thực hiện các hành vi trái phép như đánh cắp dữ liệu hoặc gây tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp.

Website phản hồi chậm

Nếu như phát hiện tốc phản hồi trang ngày càng chậm thì doanh nghiệp nên nhanh chóng kiểm tra lại website vì có thể đây là dấu hiệu cho thấy website đã bị tấn công. Khi thâm nhập vào hệ thống, hacker có thể tác động đến DDoS (Distributed Denial of Service) hoặc gửi lưu lượng truy cập giả mạo đến trang web, làm cho server bị quá tải và gây ra sự chậm trễ, đôi khi là làm sập hệ thống. Do đó, khi phát hiện ra vấn đề này doanh nghiệp cần tìm kiếm giải pháp để bảo mật trang web, chống hack website hiệu quả.

Backdoor bị khai thác

Backdoor bị khai thác là lỗ hổng để hacker tấn công Backdoor được coi là một lỗ hổng bảo mật dễ thâm nhập nhất hiện nay. Hacker có thể lợi dụng lỗ hổng này để truy cập vào website của doanh nghiệp, đôi khi họ có thể điều hành hệ thống như một quản trị viên bình thường mà không ai phát hiện ra. Nếu thấy công cụ tìm kiếm bị thay đổi kết quả, Tiêu đề, Meta bài viết không còn chính xác thì khả năng cao là backdoor đã bị hacker khai thác.

Xuất hiện các liên kết độc hại

Chèn các liên kết độc hại vào trang web là một dạng tấn công phổ biến mà hacker thường xuyên áp dụng. Những đường link này sẽ dẫn đến các trang web spam, web độc hại hoặc thậm chí là web giả mạo. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến hoạt động của nền tảng mà còn làm cho trải nghiệm của người dùng bị gián đoạn, kém an toàn.

Website bị thay đổi giao diện

Thông thường, khi tấn công vào trang web, hacker sẽ tiến hành thâm nhập một cách âm thầm và hoạt động ngầm để không bị phát hiện. Tuy nhiên, cũng có một số đối tượng vô cùng manh động, can thiệp trực tiếp vào giao diện của nền tảng. Điều này bao gồm thay đổi các tùy chỉnh giao diện, nội dung hiển thị, thậm chí là logo và thông tin của doanh nghiệp. Sự thay đổi không được ủy quyền này không chỉ làm mất đi tính nhất quán trong bộ nhận diện thương hiệu mà còn ảnh hưởng đến dữ liệu của người dùng. Ngoài ra, nó có thể làm giảm niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp và gây ra những lo ngại về tính bảo mật cho trang web.

Giải pháp chống hack website toàn diện, hiệu quả và an toàn tại MONA.Host

Website của bạn đang ở trong tình trạng đáng báo động khi xảy ra các vấn đề như sau:
  • Hệ thống tự động redirect (điều hướng) sang một trang web khác.
  • Bị Google index nhiều ngôn ngữ khác nhau.
  • Xuất hiện những bài viết lạ hay các lỗi cảnh báo chrome về tính an toàn.
Bạn đã thực hiện rất nhiều giải pháp chống hack website như cài Plugin chống tấn công cho WordPress, quét source code bằng các chương trình diệt virus, bật ứng dụng diệt virus trên server, nhờ sự hỗ trợ của nhà cung cấp Hosting, dịch vụ thiết kế website nhưng vẫn không thể giải quyết triệt để. Không những vậy, sự cố cứ lặp đi lặp lại nhiều lần và làm cho doanh nghiệp phải chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng:
  • Website hoạt động không ổn định.
  • Website bị điều hướng sang những trang web độc hại.
  • Không thể nào lên top SEO dù đã đầu tư chi phí chạy Marketing.
Giải pháp chống hack website toàn diện từ MONA Nếu như bạn đang gặp phải các tình trạng này và cần một một giải pháp đáng tin cậy. Hãy để MONA.Host chăm sóc cho website của bạn trong chiến dịch nâng cao tính bảo mật hệ thống và chống hack server. Hiện nay, chúng tôi được biết đến là một trong những đơn vị lập trình phần mềm theo yêu cầu uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Hosting, MONA đã tạo dựng được một danh tiếng vững chắc và có được sự tin tưởng của rất nhiều đối tác. Chúng tôi sở hữu đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao trong lĩnh vực dịch vụ Web Hosting. Đến với MONA.Host, khách hàng sẽ được tư vấn chi tiết và tận tình về các gói dịch vụ Hosting chống DDoS. Đi kèm với đó là những ưu đãi hấp dẫn, đảm bảo doanh nghiệp sẽ lựa chọn được gói dịch vụ phù hợp nhất với loại hình kinh doanh.
LIÊN HỆ NGAY với MONA qua Hotline 1900 663 648 để sở hữu giải pháp bảo vệ trang web riêng biệt cho doanh nghiệp bạn!

Quyền lợi của doanh nghiệp khi chuyển Hosting về MONA

Bạn đã sở hữu một nền tảng website và đang sử dụng dịch vụ Hosting từ một nhà cung cấp khác, tuy nhiên bạn đang muốn chuyển Hosting về MONA.Host để đảm bảo được trang web của mình được bảo vệ, chống hack website tốt. Bạn không cần quá lo lắng! Đội ngũ chuyên viên của MONA.Host sẽ hỗ trợ bạn chuyển toàn bộ hệ thống website từ Hosting cũ bao gồm Source Code và Database sang hệ thống Host mới.

MONA.Host - Cam kết tuyệt đối về dịch vụ Web Hosting

Sau khi việc chuyển đổi hoàn tất, chúng tôi sẽ tiến hành update và nâng cấp để đảm bảo tính an toàn và hiệu suất của trang web, đồng thời hỗ trợ khắc phục mọi sự cố liên quan đến lỗ hổng bảo mật. Khi sử dụng dịch vụ Web Hosting của MONA.Host, website của bạn sẽ được cam kết:
  • Trở về trạng thái an toàn, sạch sẽ ban đầu.
  • Không còn lo lắng tình trạng bọ quay trở lại.
  • Tốc độ load nhanh chóng với hạ tầng xịn sò.
  • Nhận được hỗ trợ từ các chuyên viên, chuyên gia giàu kinh nghiệm.
  • SEO website lên top 1 Google dễ dàng với chiến lược SEO hiệu quả.
  • Thực hiện các chiến dịch Digital Marketing để thu hút lead và tăng tỉ lệ convert lên cao nhất.
  • Nhanh chóng thu về lợi nhuận.
Dịch vụ web hosting chất lượng tại Mona

Quyền lợi đặc biệt khi sử dụng dịch vụ Web Hosting tại MONA

Tất cả các Hosting của MONA đều được đảm bảo không bị giới hạn về băng thông, dung lượng và tốc độ truy cập. Chúng tôi cung cấp đa dạng các gói dịch vụ chống hack trang web để website của doanh nghiệp hoạt động một cách suôn sẻ và hiệu quả nhất. Không chỉ vậy, khách hàng còn nhận được nhiều chính sách quyền lợi đặc biệt:
  • Miễn phí diệt virus, lọc bọ trên website.
  • Miễn phí gỡ cảnh báo của Google trên website.
  • Miễn phí WordPress firewall độc quyền và extensions trên Chrome, CocCoc, Edge để ngăn bọ quay trở lại.
  • Được sử dụng hạ tầng Hosting cấu hình cao nhất thị trường (30 cpu, 64GB RAM, NVMe disk) với giá tốt nhất thị trường.
  • Nhận được hỗ trợ từ các chuyên viên có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hạ tầng, hệ thống, thiết kế và phát triển website.
  • Tư vấn MIỄN PHÍ chiến lược SEO và Digital Marketing.
  • Nhận được các ưu đãi giảm giá khi thực hiện chiến dịch Digital Marketing.
Tuy nhiên, chương trình ưu đãi tại MONA.Host là có hạn. Chỉ có 3500 website đầu tiên mới nhận được sự hỗ trợ MIỄN PHÍ từ đội ngũ chuyên viên (kiểm tra thủ công toàn bộ hệ thống để dò lỗi). Hiện tại, đã có hơn 3000 website được kiểm tra và chạy an toàn trên hạ tầng của MONA.Host. Vì vậy, để đảm bảo được hỗ trợ kịp thời và có cơ hội nhận ưu đãi hấp dẫn, hãy nhanh tay LIÊN HỆ với chúng tôi ngay hôm nay. Liên hệ ngay với MONA để sở hữu giải pháp chống hack website hiệu quả Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ với Công Ty TNHH MONA HOST:
  • Địa chỉ: 1073/23 Cách Mạng Tháng 8, P.7, Q.Tân Bình, TP.HCM
  • Hotline: 1900 636 648
  • Email: [email protected]
Bài viết trên đây là giải pháp chống hack website toàn diện tại MONA.Host mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với khách hàng. Chúng tôi tin rằng, website của bạn sẽ luôn an toàn và bảo mật tốt nếu như hệ thống được trang bị các giải pháp Hosting chất lượng. Vì vậy, để trang web không trở thành mục tiêu của hacker, hãy nhanh tay GỌI NGAY MONA để nhận được sự bảo mật trang web tốt nhất.

Võ Nguyên Thoại

lưu ý khi mua domain
18 Tháng Chín, 2023
Tổng Hợp 10+ Lưu Ý Quan Trọng Khi Chọn Mua Domain Giá Trị
Domain là địa chỉ tên miền trang web, đại diện cho thương hiệu của doanh nghiệp trên nền tảng Internet. Sở hữu một tên miền ấn tượng không chỉ giúp website trở nên nổi bật mà còn hỗ trợ người dùng tìm thấy nền tảng của bạn một cách dễ dàng. Vậy làm sao để sở hữu một domain có giá trị, phù hợp với định hướng kinh doanh trực tuyến? Hãy cùng Mona Host đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Domain có thật sự quan trọng đối với doanh nghiệp?

domain có thật sự quan trọng? Domain là mảnh ghép cốt lõi trong chiến lược xây dựng website, nó là phương tiện để doanh nghiệp kết nối với khách hàng trên môi trường Internet. Bên cạnh đó, tên miền cũng có đóng góp vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh trên nền tảng trực tuyến. Sở hữu một domain tốt, doanh nghiệp sẽ nhận được rất nhiều lợi ích.

Nhận diện thương hiệu

Có khá nhiều doanh nghiệp xem domain đơn thuần chỉ là một đường dẫn trên nền tảng Internet và cho rằng nó không có bất cứ giá trị nào về bộ nhận diện. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ vô cùng sai lầm, thực chất domain vô cùng đáng giá, nó chính là thương hiệu của doanh nghiệp trên Internet. Khi khách hàng cần tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ, domain sẽ giúp họ dễ dàng nhận biết và tìm thấy địa chỉ website nhanh chóng.

Tài sản đắt giá

Giá trị của domain đôi khi chỉ vài trăm ngàn nhưng cũng có thể lên đến hàng chục triệu $ tùy vào độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. Chính vì  vậy, đây là một tài sản vô cùng đắt giá và có giá trị cực lớn về mặt tinh thần mà chỉ riêng doanh nghiệp của bạn sở hữu.

Tăng độ uy tín

tăng độ uy tín Bên cạnh tăng độ nhận diện thương hiệu, domain còn giúp nâng cao uy tín, an toàn cho nền tảng. Đặc biệt, khi doanh nghiệp sở hữu một email đi với tên miền, các thông tin bạn gửi đến và đi từ email tên miền này được tin cậy và đảm bảo hơn bao giờ hết. Mua một email theo domain không chỉ tạo ra sự thống nhất về thương hiệu mà còn cho thấy sự chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, email đi theo tên miền còn tránh được tình trạng đối thủ mua tên miền và tạo email để lừa đảo, làm ảnh hưởng đến bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Với sự thống nhất về cách đặt tên email và domain, hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt đối tác, khách hàng trở nên đáng tin cậy và uy tín hơn.

Tối ưu hóa SEO

Domain có ảnh hưởng trực tiếp SEO hay đến xếp hạng của website trên các công cụ tìm kiếm. Nếu như tên miền của doanh nghiệp liên quan mật thiết đến nội dung trang web và có chứa từ khóa được tối ưu, nó có thể giúp nền tảng chiếm được thứ hạng cao trên các trang tìm kiếm.

Bảo vệ thương hiệu

Sở hữu một tên miền riêng giúp doanh nghiệp bảo vệ được thương hiệu. Đồng thời ngăn chặn những đối tượng xấu sử dụng domain giống hoặc tương tự với mục đích lừa đảo, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Cách bảo mật tên miền hiệu quả

cách bảo mật tên miền hiệu quả Hiện nay, có không ít người lợi dụng lỗ hổng về bảo mật để đánh cắp thông tin trên website hoặc có ý định chiếm quyền điều khiển tên miền của doanh nghiệp. Chính vì thế, việc bảo mật thông tin domain là vô cùng cần thiết đối với người vận hành. Để bảo vệ dữ liệu tên miền, doanh nghiệp có thể áp dụng một số cách sau:

Bảo mật thông tin tên miền bằng tài khoản

Tất cả các địa chỉ tên miền đều được bảo mật bằng tài khoản, chỉ có người sở hữu username và password mới có thể đăng nhập và thực hiện các thay đổi trên website. Chính vì vậy, doanh nghiệp nên tránh đặt mật khẩu quá đơn giản, dễ nhớ hoặc có liên quan đến thông tin cá nhân. Để đảm bảo tài khoản domain có tính bảo mật chặt chẽ nhất, hãy ưu tiên đặt mật khẩu có chứa cả ký tự số, chữ hoa, chữ thường và các ký tự đặc biệt. Ngoài ra, cứ 3 - 6 tháng, doanh nghiệp cần thay đổi mật khẩu, điều này sẽ giúp nền tảng luôn được an toàn.

Sử dụng dịch vụ Domain locking

Dịch vụ Domain locking là hình thức bảo vệ tên miền ở cấp độ cao nhất, có thể tránh được hầu hết các vấn đề rủi ro liên quan đến bảo mật như lộ password, mất thông tin email hay hacker truy cập trái phép. Để kiểm tra tên miền đã được Domain locking hay chưa, doanh nghiệp có thể theo dõi trạng thái của chúng trên Whois. Những domain đã bị khóa sẽ được hiển thị như sau:
  • Server Delete Prohibited: Ngăn chặn domain bị xóa.
  • Server Update Prohibited: Không cho phép cập nhật domain.
  • Server Transfer Prohibited: Không cho phép transfer domain.

Đăng ký bảo hộ Domain

Bảo hộ domain cho website hiện đang là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để đảm bảo tên miền được bảo mật hiệu quả. Đây được xem là cách hữu hiệu nhất để tránh tình trạng tranh chấp tên miền và ngăn chặn trường hợp đối tượng xấu lợi dụng thương hiệu uy tín để lừa đảo. Tên miền của website là một tài sản của riêng doanh nghiệp, thuộc phạm vi sở hữu trí tuệ. Do đó, bạn hoàn toàn có thể đăng ký bản quyền để nhận được sự bảo hộ từ các cơ quan có thẩm quyền. Quá trình này sẽ được tiến hành theo đúng trình tự và quy định của luật pháp.

Bao vây tên miền chính

Bao vây thương hiệu bằng tên miền là việc doanh nghiệp sẽ đăng ký toàn bộ domain có tên liên quan với nhau. Thông thường, domain được bao vây sẽ có tên thương hiệu giống nhau, chỉ khác mỗi phần đuôi. Một số đuôi tên miền được sử dụng phổ biến nhất hiện bao gồm .com, .net, .edu, .vn,... Đây là một trong những cách để nâng cao bảo mật cho thương hiệu của doanh nghiệp, tránh người dùng truy cập nhầm nền tảng và ngăn chặn tình trạng đối thủ làm nhái website. Hơn hết, bao vây tên miền còn giúp doanh nghiệp tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng hơn, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình SEO website và nâng cao thứ hạng của nền tảng trên các trang tìm kiếm.

10 cách chọn mua tên miền có giá trị

chọn mua tên miền Quy trình mua tên miền cho trang web vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi là phải làm sao chọn được domain có giá trị, dễ nhớ nhưng vẫn nổi bật, thu hút sự chú ý của khách hàng. Nếu như bạn vẫn đang loay hoay trong việc chọn tên miền, hãy tham khảo một số cách dưới đây để có định hướng tốt nhất.

Đặt tên miền theo thương hiệu

Doanh nghiệp nên chọn tên miền theo sản phẩm, dịch vụ hoặc bộ nhận diện thương hiệu. Hơn thế nữa, nếu như doanh nghiệp có điều kiện tài chính tốt thì hãy mua nhiều tên miền với các mã sản phẩm kinh doanh. Việc này sẽ giúp ích rất nhiều cho các chiến lược SEO website, giúp nền tảng của bạn có thứ hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm. Những cách đặt tên domain phổ biến nhất hiện:
  • Tên miền liên quan đến ngành nghề: Domain này sẽ giúp cho khách hàng dễ dàng nhận diện sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
  • Tên miền gắn brand: Domain vừa chứa từ khóa SEO vừa chứa tên thương hiệu sẽ giúp bộ nhận diện ngày càng phát triển và được biết đến hơn.
  • Tên miền được đặt theo tên người thành lập: Có khá nhiều trang web trên thị trường có domain được đặt theo tên người phát triển. Đây là một cách làm khá hay khi website được gắn liền với tên tuổi và uy tín của người thành lập.

Tên miền ngắn gọn, dễ nhớ

tên miền ngắn gọn dễ nhớ Tên miền đơn giản, ngắn gọn sẽ giúp người dùng dễ đọc, dễ nhớ và dễ tìm kiếm nền tảng của doanh nghiệp. Số lượng ký tự tên miền càng ít thì trường hợp người dùng gõ sai sẽ càng thấp. Đây được xem là những tiêu chí vô cùng quan trọng trong việc chọn mua domain chuẩn SEO. Hai quy tắc để chọn tên miền ngắn gọn mà bạn cần ghi nhớ:
  • Tên miền không nên vượt quá 15 ký tự, lý tưởng nhất là từ 5 - 8 ký tự ( 2 - 3 từ).
  • Danh sách website thường sẽ được liệt kê theo bảng chữ cái. Do đó, ký tự đầu tiên của tên miền nên có thứ tự càng gần đầu bảng chữ cái Alphabet càng tốt.

Sử dụng AI đề xuất tên miền phù hợp

Với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một công cụ hỗ trợ không thể thiếu, là trợ thủ đắc lực của con người tại nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, việc sử dụng AI để xác định và đề xuất tên miền đã mang lại những hiệu quả đáng kinh ngạc. Có không ít nhà cung cấp tên miền đã áp dụng công nghệ này để thiết kế nên những domain đầy tính chuyên nghiệp, độc đáo, phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh, thương hiệu, thông tin cá nhân của khách hàng Là một trong những đơn vị tiên phong tại Việt Nam ứng dụng AI vào dịch vụ suggest tên miền, Mona Host tự hào khi có thể mang đến cho người dùng những domain có giá trị. Đảm bảo trang web của doanh nghiệp sẽ trở nên nổi bật và thịnh hành trên nền tảng Internet.

Ưu tiên mua tên miền cấp 1

Một trong những lưu ý chọn domain có giá trị cho website là doanh nghiệp nên ưu tiên chọn tên miền cấp 1. Loại tên miền này thường có độ uy tín cao hơn tên miền cấp 2, cấp 3. Hơn hết là nó dễ nhớ, dễ viết và có thể tối ưu hóa SEO tốt hơn, giúp website được đánh giá cao trên các trang kết quả tìm kiếm.

Mua nhiều Domain nhiều đuôi

mua nhiều domain nhiều đuôi Việc sở hữu domain với nhiều đuôi khác nhau sẽ mang lại lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp khi nó có thể tăng khả năng xuất hiện của tảng web trên các công cụ tìm kiếm. Mua được nhiều tên miền cho lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp hoàn toàn có thể bao quát được thị trường, tránh được tình trạng tranh chấp với những doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, cách đặt tên domain này cũng giúp tăng bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp với khách hàng và đối tác, hạn chế tối đa trường hợp người dùng truy cập nhầm trang web. Nghĩa là cùng một tên miền với nhiều đuôi khác nhau, khách hàng sẽ không còn nhầm lẫn giữa .com, .vn hay .edu nữa, vì sử dụng đuôi nào cũng có thể truy cập vào website của bạn.

Tên miền dễ viết, không bị lỗi chính tả

Khi chọn mua domain, doanh nghiệp nên ưu tiên những tên miền dễ viết, không chứa các ký tự đặc biệt (@, #, $,...) và dễ lỗi chính tả như chữ s (chuyển thành dấu sắc), chữ oo (chuyển thành chữ o),... Hãy chọn những tên miền không gây ra khó khăn cho người dùng khi nói hoặc viết, nếu không lượng người truy cập vào website của doanh nghiệp chắc chắn sẽ giảm.

Chọn tên miền theo từng vị trí

Để chọn mua tên miền có giá trị cho trang web thương mại, doanh nghiệp nên chọn tên domain theo địa điểm cần SEO. Việc này sẽ giúp nền tảng có được định hướng về vị trí/phân khúc khách hàng. Theo như nghiên cứu, các trang web có chứa địa chỉ ngay trong tên miền sẽ thu hút nhiều lượt truy cập hơn và được khách hàng tại khu vực đó đánh giá cao. Vì vậy, lựa chọn đặt tên miền theo vị trí Local sẽ giúp quá trình kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp phát triển một cách thuận lợi.

Mua tên miền với đuôi giá trị nhất

Một số đuôi tên miền cao cấp, hỗ trợ tốt cho SEO web mà doanh nghiệp có thể tham khảo lựa chọn bao gồm .com, .net, .org, .info. Nếu website nhằm tới đối tượng khách hàng tại Việt Nam thì bạn nên chọn những đuôi .vn, .com.vn. Còn không thì hãy ưu tiên đuôi .com vì nó vẫn luôn là tên miền phổ biến nhất. Tuyệt đối không nên chọn mua những domain miễn phí và rẻ tiền trừ khi mục đích tạo trang web của bạn là làm website vệ tinh hoặc blog cá nhân. Nếu không thì trang web sẽ rất khó để được xếp hạng cao trên các nền tảng tìm kiếm. Bên cạnh đó, mỗi tên miền sẽ có một ý nghĩa khác nhau. Tùy vào loại hình kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn sao cho phù hợp:
  • Domain đuôi .com: Sử dụng cho các trang web buôn bán, kinh doanh.
  • Domain đuôi .org: Sử dụng cho các trang web thuộc quyền quản lý của tổ chức.
  • Domain đuôi .edu: Dành cho các trang web chuyên về giáo dục, đào tạo.
  • Domain đuôi .net: Dành cho các mạng lưới hoặc website cộng đồng.
  • Domain đuôi .info: Sử dụng cho các trang web cung cấp tin tức.

Mua Domain gia hạn nhiều năm

Việc mua domain nhiều năm là một quyết định thông minh để đảm bảo rằng doanh nghiệp sẽ không bao giờ mất tên miền. Có rất nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra khi doanh nghiệp bị khóa trang web vì quên gia hạn tên miền. Điều này không chỉ gây thiệt hại về bộ nhận diện thương hiệu mà còn khiến họ mất đi một tài sản đắt giá. Tên miền không chỉ đơn thuần là một địa chỉ trực tuyến mà còn là một phần quan trọng trong chiến lược xây website và hoạt động kinh doanh. Domain đại diện cho thương hiệu của doanh nghiệp trên Internet và là cách để người dùng tiếp cận sản phẩm dịch vụ trên trang web. Vì vậy, việc mua tên miền nhiều năm và theo dõi chặt chẽ thời gian gia hạn là phương pháp để doanh nghiệp bảo vệ tài sản của mình.

Tránh tên miền gây nhầm lẫn

tránh tên miền dễ nhầm lẫn Trước khi mua tên miền, doanh nghiệp cần kiểm tra tên domain đã tồn tại hay đã có ai sở hữu trước hay chưa để đảm bảo tính độc nhất. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật và có lợi thế trong lĩnh vực kinh doanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu tên miền của đối thủ cạnh tranh trong cùng một ngành nghề để lựa chọn được domain ấn tượng nhất. Đừng gói gọn domain trong một ý tưởng duy nhất, hãy mở rộng tư duy để có được nhiều sự lựa chọn hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tránh đặt tên miền gần giống với những thương hiệu nổi tiếng để không gặp phải rắc rối về vấn đề tranh chấp bản quyền.

Địa chỉ đăng ký và mua tên miền uy tín

mua domain tại Mona Host Nếu như bạn đang muốn tìm kiếm một đơn vị uy tín để đăng ký tên miền thì Mona Host sẽ là lựa chọn tốt nhất. Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong ngành, chúng tôi đã xây dựng được một thương hiệu đáng tin cậy trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ bán domain. Mona.Host không chỉ cung cấp tên miền Việt Nam mà còn hỗ trợ người dùng đăng ký tên miền quốc tế với đuôi domain cao cấp như .com, .net, .vn,.. chi phí vô cùng ưu đãi. Chúng tôi ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI để suggest tên miền phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng. Bên cạnh đó, Mona.Host còn mang đến cho người dùng nhiều dịch vụ hữu ích khác như lưu trữ email server, lưu trữ web hosting và các dịch vụ thiết kế website, digital marketing online,... Hiện tại, chúng tôi sở hữu đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, sẵn sàng phục cho hàng triệu khách hàng trên khắp cả nước. Khi sử dụng dịch vụ đăng ký và mua tiền miền tại Mona.Host, bạn sẽ nhận được rất nhiều quyền lợi đặc biệt:
  • Tên miền chất lượng, có giá trị cao về mặt thương hiệu.
  • Tên miền có độ bảo mật cao, an toàn tuyệt đối.
  • Chi phí đăng ký ưu đãi.
  • Bảo mật thông tin khách hàng tuyệt đối, hỗ trợ thanh toán nhanh chóng.

THAM KHẢO NGAY:

ĐĂNG KÝ TÊN MIỀN ĐẸP - CHUYÊN NGHIỆP TẠI MONA HOST

Có thể thấy, domain website có đóng góp rất quan trọng để khẳng định tên tuổi của doanh nghiệp trong thời đại ngày nay. Nếu như không sở hữu tên miền giá trị, công ty rất khó để có thể xây dựng thương hiệu của mình một cách uy tín, đồng thời cạnh tranh cùng với những đối thủ trong ngành. Do đó, hãy nhanh tay liên hệ với Mona Host qua Hotline: 1900 636 648 để được hỗ trợ đăng ký và sở hữu những tên miền chất lượng cho doanh nghiệp nhé.

Võ Nguyên Thoại

Nhận các thông báo mới từ MONA.Host?

Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi