MONA.Host
Contents
Kiểm tra địa chỉ IP hosting của một website tưởng chừng là việc không cần thiết nhưng thực tế đây lại là một thao tác cực kỳ quan trọng mà bất kỳ ai cũng không nên bỏ qua. Dù bạn là một nhà quản trị mạng chuyên nghiệp hay chỉ đơn giản là một người dùng mới, việc hiểu rõ cách kiểm tra IP và hosting có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề về kỹ thuật cũng như cải thiện hiệu quả hiệu suất website. Trong bài viết này, MONA Host sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết các cách check IP Hosting website cực kỳ đơn giản và nhanh chóng như dưới đây nhé!
Tại sao phải check IP web hosting của website?
Địa chỉ IP (Internet Protocol) giúp xác định vị trí thiết bị của bạn trên mạng Internet. Mỗi thiết bị kết nối đều sử dụng một dãy số nhận dạng duy nhất, giúp quá trình trao đổi thông tin với các máy tính khác bên ngoài mạng nội bộ trở nên khả thi. Mọi website trên Internet đều được gán một hoặc nhiều địa chỉ IP, việc kiểm tra địa chỉ IP của trang web mình sở hữu lại là điều rất cần thiết bởi những lý do sau:
- Xác minh tính hợp pháp của trang web: Qua việc kiểm tra địa chỉ IP, người dùng có thể xác định liệu trang web có hợp pháp hay không. Nếu địa chỉ IP bị chặn hoặc có liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp, người dùng có thể dễ dàng nhận ra và tránh xa những trang web này.
- Ngăn chặn các mối đe dọa an ninh mạng: Việc kiểm tra địa chỉ IP giúp nhận diện các cuộc tấn công mạng tiềm ẩn và bảo vệ thiết bị của bạn khỏi những nguy cơ bảo mật.
- Xác định vị trí địa lý: Bạn có thể phân tích kết quả tìm kiếm hoặc tìm hiểu về vị trí của một tổ chức hay công ty cụ thể nhờ vào việc kiểm tra IP có thể giúp xác định được vị trí địa lý trang web.
- Tìm hiểu thông tin về trang web: Kiểm tra địa chỉ IP cung cấp các thông tin quan trọng như tên miền, nhà cung cấp dịch vụ, quốc gia và nhiều dữ liệu liên quan khác về website.
Khi nào cần thực hiện check website hosting?
Website của bạn bị lỗi thường xuyên từ sự cố về hiệu suất đến các vấn đề liên quan đến bảo mật. Điều này không chỉ gây gián đoạn hoạt động kinh doanh mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm của người dùng. Vì vậy, để đảm bảo trang web luôn trong trạng thái ổn định, việc kiểm tra định kỳ tình trạng hosting cũng như IP website là điều không thể thiếu, đặc biệt là khi:
- Chuyển sang dịch vụ hosting mới: Khi chuyển sang dịch vụ hosting mới, việc kiểm tra thông tin hosting hiện tại giúp bạn đảm bảo quá trình chuyển dữ liệu diễn ra an toàn, tránh mất mát thông tin quan trọng trong quá trình chuyển đổi.
- Website gặp sự cố và cần kiểm tra thông tin hosting: Kiểm tra tài nguyên hệ thống và cấu hình của web hosting để xác định nguyên nhân lỗi web có phải do hosting bị quá tải hay không. Từ đó, có thể cân nhắc nâng cấp hoặc thay đổi hosting để khắc phục sự cố web.
- Cần kiểm tra bảo mật và hiệu suất của website: Bảo mật và hiệu suất website rất quan trọng. Hãy thường xuyên kiểm tra các biện pháp bảo mật như SSL, tường lửa, và tốc độ load của hosting mà bạn đang sử dụng. Dựa vào kết quả nhận được, bạn có thể quyết định nâng cấp hoặc tối ưu bảo mật giúp đảm bảo website luôn được an toàn và hoạt động ổn định.
Các cách check địa chỉ IP và hosting của website
Việc check IP hosting của một website không chỉ là một bước quan trọng trong quá trình quản trị web mà còn giúp bạn hiểu rõ hơn về cách mà trang web hoạt động và phân phối thông tin đến người dùng. Cùng MONA Host điểm qua các cách check IP location và hosting của website được sử dụng phổ biến hiện nay nhé.
Kiểm tra IP bằng công cụ Whois của MONA Host
Công cụ Whois DOMAIN giúp bạn dễ dàng tra cứu và xác định các chi tiết quan trọng về địa chỉ IP của tên miền. Để check IP whois, bạn chỉ cần thực hiện theo những bước đơn giản sau:
- Bước 1: Truy cập vào trang web WHOIS tại địa chỉ whois.mona.host.
- Bước 2: Nhập tên miền bạn muốn kiểm tra vào thanh tìm kiếm, sau đó nhấn Kiểm tra tên miền.
- Bước 3: Kiểm tra IP tại mục IP.
Kiểm tra thư chào mừng trong hộp thư Email
Thông thường, sau khi hoàn tất đăng ký mua vps hay hosting, nhà cung cấp sẽ gửi cho bạn một email chào mừng, trong đó sẽ có các thông tin chi tiết về gói dịch vụ bao gồm địa chỉ IP. Vì vậy, hãy nhớ kiểm tra hộp thư của mình và check email từ nhà cung cấp để nắm rõ thông tin cần thiết về dịch vụ bạn đã đăng ký.
Nhưng nếu trường hợp bạn không nhận được IP domain từ nhà cung cấp thì cũng đừng lo lắng, hãy tiếp tục tiến hành kiểm tra theo các cách dưới đây nhé.
Sử dụng cmd để kiểm tra IP
Bạn có thể sử dụng command line để xác định địa chỉ IP của trang web. Tuỳ thuộc vào hệ điều hành, các thao tác mở command line cũng sẽ khác nhau, cụ thể như sau:
- Mở command line trên Linux: Nhấn Ctrl + Alt + T để mở giao diện dòng lệnh CLI.
- Truy cập command line trên Windows: Sử dụng tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run, sau đó nhập cmd và nhấn Enter để mở Command Prompt.
- Mở command line trên macOS: Mở Applications > chọn thư mục Utilities > bấm chọn Terminal. Hoặc bạn có thể nhấn tổ hợp phím command + space, nhập Terminal và nhấn Enter.
Sau khi đã mở được giao diện command line trên hệ điều hành tương ứng, hãy nhập lệnh ping để thực hiện kiểm tra địa chỉ IP của website. Bạn chỉ cần nhập lệnh và nhấn Enter để xem kết quả, ví dụ như: ping www.mona.host.
Ngoài ra, trên Windows, bạn còn có thể sử dụng lệnh tracert để theo dõi quá trình gói tin di chuyển từ máy tính của bạn đến địa chỉ IP của website, giúp bạn xác định rõ ràng đường đi của dữ liệu.
Để thực hiện, bạn hãy truy cập lại Command Prompt. Tại đây hãy nhập lệnh: tracert “tên miền của bạn”. Sau đó, nhấn Enter.
Ví dụ: tracert www.mona.host
Cách check IP domain trên điện thoại
Hiện nay, người dùng iOS và Android có thể dễ dàng kiểm tra IP của website một cách thuận tiện nhờ vào hai ứng dụng Free Ping và Ping Test. Ví dụ ở đây, thì MONA Host sẽ sử dụng ứng dụng Ping Test Tool trên Android để thực hiện các bước kiểm tra IP của website như sau:
- Bước 1: Tải và cài đặt ứng dụng Ping Test Tool từ CH Play.
- Bước 2: Mở ứng dụng và tìm đến mục Hostname.
- Bước 3: Nhập tên miền của website cần kiểm tra, sau đó nhấn Start để bắt đầu quá trình check IP domain.
Sử dụng kiểm tra DNS toàn cầu để xác định IP domain
Để kiểm tra IP của website, ngoài việc sử dụng máy tính và điện thoại, bạn còn có thể thực hiện thông qua kiểm tra DNS toàn cầu với chi tiết các bước được tiến hành như sau:
- Bước 1: Truy cập vào trang web: https://dnschecker.org/.
- Bước 2: Nhập tên miền của bạn vào ô Domain.
- Bước 3: Chọn A trong danh sách loại bản ghi (Record Type).
- Bước 4: Nhấn Search để bắt đầu quá trình tìm kiếm.
Dùng công cụ check-host để check ip hosting của website
Để kiểm tra hosting của website, bạn có thể sử dụng công cụ check-host. Truy cập vào trang web check-host tại: https://check-host.net/. Sau đó, bạn chỉ cần nhập tên miền và địa chỉ IP của website mà bạn muốn kiểm tra. Đây là cách hiệu quả để tìm hiểu thông tin về hosting, bao gồm băng thông, dung lượng lưu trữ, và các thông tin chi tiết khác về gói lưu trữ của trang web.
Sử dụng whoishostingthis.com để check IP host
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng whoishostingthis.com để kiểm tra hosting của một trang web. Quy trình thực hiện rất đơn giản và tương tự như khi sử dụng công cụ Check-host. Chỉ cần truy cập trang whoishostingthis.com, nhập tên miền của trang web bạn muốn kiểm tra, sau đó nhấn Enter. Công cụ này sẽ nhanh chóng cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về IP và hosting của website đó.
Check IP hosting website có bảng điều khiển cPanel
Một cách khác cũng có thể giúp bạn kiểm tra trạng thái hosting của mình chính là thông qua bảng điều khiển cPanel. Để thực hiện quá trình này, bạn chỉ cần làm theo các bước cực kỳ đơn giản dưới đây:
- Bước 1: Đầu tiên, đăng nhập vào bảng điều khiển quản trị dịch vụ của bạn. Chọn dịch vụ hosting của website bạn muốn kiểm tra và nhấp vào tùy chọn Đăng nhập vào cPanel.
- Bước 2: Trong bảng điều khiển của cPanel, tìm và chọn mục Server Information.
- Bước 3: Tiếp theo, tìm dòng Shared IP Address để check IP address của máy chủ mà bạn đang sử dụng.
Ping website từ nhiều quốc gia
Để biết website của bạn hoạt động tốt từ khắp nơi trên thế giới hay không, hãy sử dụng công cụ kiểm tra ping từ nhiều quốc gia khác nhau. Bạn chỉ cần truy cập vào phần Ping trên trang web và nhập tên miền của mình. Nếu kết quả trả về là “timeout”, có thể website của bạn gặp vấn đề khi truy cập từ những quốc gia đó.
Kiểm tra mã HTTP website từ nhiều quốc gia
Một tính năng hữu ích trên check-host.net là kiểm tra mã HTTP trả về từ nhiều địa điểm khác nhau. Điều này giúp bạn xác định xem trang web có thể được truy cập bình thường từ nhiều quốc gia hay không. Nếu trang web của bạn sử dụng HTTPS, hãy đảm bảo bạn đã nhập địa chỉ đầy đủ dưới dạng https://tên-miền-của-bạn để có kết quả chính xác.
Kiểm tra TCP port
Với công cụ kiểm tra cổng TCP, bạn có thể dễ dàng kiểm tra kết nối của cổng giao thức TCP trên máy chủ của website. Đơn giản bạn chỉ cần nhập tên miền hoặc địa chỉ IP cùng với cổng cần kiểm tra theo định dạng domain:port để xem kết quả.
Tìm địa chỉ IP công cộng
Có nhiều cách đơn giản để tìm địa chỉ IP công cộng, một trong số đó là truy cập vào trang web “What is my IP” từ trình duyệt của bạn, ngay khi mở trang, địa chỉ IP công cộng của bạn sẽ được hiển thị ngay lập tức.
Nếu bạn đang dùng hệ điều hành Windows, bạn có thể sử dụng Command Prompt để tìm địa chỉ IP. Mở Command Prompt và gõ lệnh ipconfig để xem thông tin về địa chỉ IP của bạn.
Đối với người dùng MacOS hoặc Linux, bạn có thể tìm địa chỉ IP công cộng bằng cách sử dụng Terminal. Mở Terminal và nhập lệnh ifconfig để kiểm tra thông tin IP domain.
Các công cụ kiểm tra địa chỉ IP của web hosting phổ biến
Khi bạn cần xác định địa chỉ IP của máy chủ web hosting, có nhiều công cụ trực tuyến tiện ích để giúp bạn thực hiện việc này. Dưới đây là một số công cụ phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
- MXToolbox: MXToolbox nổi tiếng với các công cụ kiểm tra tên miền và địa chỉ IP. Công cụ kiểm tra IP hosting của MXToolbox giúp bạn xác định địa chỉ IP của máy chủ cùng với thông tin chi tiết về tên miền, nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), và vị trí của máy chủ.
- Pingdom Tools: Pingdom Tools không chỉ giúp kiểm tra tình trạng hoạt động của trang web mà còn cung cấp công cụ kiểm tra IP hosting. Công cụ này cho phép bạn xác định địa chỉ IP của hosting và cung cấp thêm thông tin về thời gian phản hồi của máy chủ.
- IP Address Location: IP Address Location là một công cụ đơn giản nhưng rất hiệu quả khi sử dụng kiểm tra IP hosting. Không chỉ giúp tìm ra địa chỉ IP mà nó còn cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin chi tiết về ISP, quốc gia cũng như vị trí của máy chủ.
Lưu ý khi kiểm tra địa chỉ IP của web hosting
Một sai sót trong việc kiểm tra và cấu hình địa chỉ IP có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng, như lỗi truy cập trang hay thậm chí là nguy cơ bị tấn công mạng. Do đó, việc nắm rõ các lưu ý quan trọng dưới đây khi kiểm tra địa chỉ IP của web hosting là rất cần thiết để bảo vệ và tối ưu hóa hiệu suất của trang web.
Sử dụng sai IP address có thể gây ra lỗi kết nối và mất dữ liệu
Sử dụng địa chỉ IP không chính xác có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như lỗi kết nối và mất dữ liệu, đặc biệt là trong các trường hợp bạn đang cấu hình mạng hoặc triển khai ứng dụng trực tuyến. Để hạn chế những rủi ro này, bạn nên đảm bảo rằng thông tin địa chỉ IP được kiểm tra từ các nguồn uy tín và sử dụng các công cụ kiểm tra IP đáng tin cậy.
Xác minh thông tin IP address qua nhiều nguồn
Để đảm bảo rằng địa chỉ IP bạn đang sử dụng là chính xác, hãy tra cứu thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Các công cụ và trang web chuyên cung cấp thông tin chi tiết về địa chỉ IP, bao gồm vị trí, nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP), và thời gian phản hồi của máy chủ, giúp bạn xác thực thông tin một cách hiệu quả.
Thực hiện các phương pháp kiểm tra đáng tin cậy và an toàn
Để bảo vệ dữ liệu và đảm bảo an toàn mạng, hãy chọn các phương pháp kiểm tra IP từ những công cụ và trang web được đánh giá cao, tránh sử dụng các công cụ không rõ nguồn gốc hoặc chưa được cập nhật đầy đủ thông tin. Sử dụng những dịch vụ uy tín sẽ giúp bạn có được thông tin chính xác và an toàn về địa chỉ IP của máy chủ.
Để hạn chế tối đa những rủi ro mà các dịch vụ hosting đem lại, bạn cần lựa chọn những nhà cung cấp uy tín trên thị trường. Với hơn 8+ kinh nghiệm đã làm việc với hơn 10.000+ khách hàng khác nhau, MONA Host được công nhận là một trong những đơn vị đem đến các giải pháp lưu trữ website tốt nhất Việt Nam hiện tại. Khi đăng ký dịch vụ Hosting hay VPS tại MONA Host, khách hàng sẽ được trải nghiệm:
- Với đội ngũ giám sát 24/7 và công nghệ clustering tiên tiến, MONA Host đảm bảo hệ thống luôn hoạt động liên tục với tỉ lệ uptime 99,9%.
- Hệ thống bảo mật được thiết kế với 6 lớp kết hợp giữa các biện pháp vật lý và kỹ thuật số, cùng với các giải pháp chống DDoS mới nhất, đảm bảo ngăn chặn mọi nguy cơ tấn công mã độc đến trang web của bạn.
- Hệ thống Monitoring giúp nhanh chóng phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn có thể gây lỗi cho website.
- Hệ thống hosting và VPS của MONA Host luôn tối ưu cả về phần cứng lẫn phần mềm, đảm bảo website của bạn được truy cập với tốc độ nhanh nhất.
Nếu bạn đang đi tìm một giải pháp lưu trữ website toàn diện từ tốc độ tải trang nhanh cho đến khả năng bảo mật an toàn, liên hệ ngay HOTLINE 1900 636648 để được đội ngũ hỗ trợ của MONA Host tư vấn chi tiết về dịch vụ.
Với những cách check IP hosting được MONA Host chia sẻ trong bài viết, bạn đã có thể trang bị cho mình thêm những kỹ năng cần thiết để quản lý và giám sát website hiệu quả hơn. Những phương pháp này không chỉ giúp bạn theo dõi và đánh giá tình trạng của máy chủ mà còn đảm bảo rằng các dịch vụ của bạn được hoạt động ổn định.
Bài viết liên quan
Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi