Võ Nguyên Thoại
Contents
Nếu bạn là một nhà phát triển web có kinh nghiệm thì có thể bạn đã nhiều lần nhìn thấy thuật ngữ “localhost”. Và ngay cả khi bạn là người mới bắt đầu và mới bắt đầu phát triển web, bạn có thể đã thấy số “127.0.0.1:” khi sử dụng plugin máy chủ trực tiếp. Bạn có thể đang sử dụng nó để kiểm tra các trang web và ứng dụng web cục bộ mà không biết chính xác localhost là gì?, cách thức hoạt động của Localhost như thế nào?. Chính vì thế, trong bài viết dưới đây Mona Host sẽ cung cấp thông tin chi tiết để các bạn có thể hiểu rõ hơn về chủ đề này.
Localhost là gì?
Localhost được dùng nhiều trong ngành IT, có thể thấy nó được ghép từ 2 từ đó là “Local” (máy tính) và “Host” (máy chủ). Để dễ hiểu hơn thì Localhost được dùng để mô tả một cổng kết nối trực tiếp với máy chủ gốc giúp máy tính cá nhân của chúng ta chạy ở trên đó.
Trên thực tế, Localhost chính là Web Server được bao gồm từ các thành phần chính là: MySQL, Apache, PHP, PHPmyadmin. Các thành phần đều được sử dụng trên một ổ cứng của máy tính được sử dụng làm không gian lưu trữ và là nơi giúp cài đặt Website. Nếu bạn chưa biết thì mục đích chính mà localhost mang lại là phục vụ cho việc thực hành lập trình và nghiên cứu được các bạn chuyên viên thiết kế Website sử dụng.
Có điểm đặc biệt đó là Localhost không hề sử dụng bất cứ cổng mạng vật lý nào trong quá trình thực hiện kết nối. Vì vậy Localhost sẽ được hoạt động dưới dạng là một hệ thống ảo chạy ở bên trong qua Loopback.
Trên đây là tổng hợp về thông tin Localhost là gì chúng ta cùng đi tìm hiểu thêm hiện nay có những loại localhost nào phổ biến và các chức năng, hoạt động của Localhost nhé.
Cách thức hoạt động của Localhost
Localhost, hay còn gọi loopback interface, là một địa chỉ IP đặc biệt (127.0.0.1 hoặc ::1) được sử dụng để kết nối với chính máy tính của bạn. Khi bạn truy cập localhost, bạn thực sự đang truy cập vào các dịch vụ mạng đang chạy trên máy tính của mình, chứ không phải trên một máy tính khác qua mạng internet.
Nguyên tắc hoạt động của localhost dựa trên giao thức TCP/IP:
- Gửi yêu cầu: Khi bạn truy cập localhost bằng trình duyệt web hoặc một ứng dụng khác, máy tính của bạn sẽ gửi một yêu cầu mạng đến địa chỉ IP 127.0.0.1 hoặc ::1.
- Xử lý yêu cầu: Hệ điều hành của máy tính sẽ nhận được yêu cầu này và xác định rằng nó là một yêu cầu localhost.
- Chuyển tiếp yêu cầu: Hệ điều hành sẽ chuyển tiếp yêu cầu đến các dịch vụ mạng đang chạy trên máy tính, chẳng hạn như máy chủ web, máy chủ cơ sở dữ liệu hoặc máy chủ FTP.
- Xử lý phản hồi: Dịch vụ mạng sẽ xử lý yêu cầu và gửi phản hồi trở lại hệ điều hành.
- Hiển thị phản hồi: Hệ điều hành sẽ hiển thị phản hồi cho người dùng, chẳng hạn như trang web, dữ liệu cơ sở dữ liệu hoặc tập tin được tải xuống.
Về bản chất, loopback là một quá trình trong đó máy tính gửi tin nhắn đến chính nó để kiểm tra khả năng kết nối mạng của nó. Để dễ hình dung hơn thì nó giống như bạn gửi mail đến địa chỉ của chính bạn để đảm bảo hệ thống thư của bạn hoạt động bình thường.
Chức năng của Localhost
Dưới đây là một số ứng dụng chính của Local Host:
- Kiểm tra chương trình hoặc ứng dụng web: Localhost thường được sử dụng để kiểm tra các chương trình hoặc ứng dụng web. Giống như một nghệ sĩ phác thảo bản nháp trước khi hoàn thiện bức vẽ, nhà phát triển có thể kiểm tra trang web hoặc ứng dụng của mình trên chính máy tính (tức là trên localhost) trước khi xuất bản lên internet. Qua đó họ có thể phát hiện và sửa lỗi trước khi người khác có thể truy cập.
- Chặn trang web: Localhost cũng có thể được dùng để chặn một số trang web nhất định. Nếu bạn muốn ngăn người dùng máy tính của mình truy cập một trang web cụ thể, bạn có thể liên kết tên miền của trang web đó với địa chỉ IP localhost trong một tệp đặc biệt trên máy tính. Khi ai đó cố gắng truy cập trang web đó, máy tính sẽ tìm kiếm trang web trên localhost (tức là trên máy tính của bạn), không tìm thấy và do đó không thể truy cập trang web thực.
- Kiểm tra tốc độ: Localhost có thể được sử dụng để kiểm tra tốc độ truyền dữ liệu. Nếu bạn muốn kiểm tra xem máy tính của mình có thể gửi và nhận dữ liệu nhanh như thế nào, bạn có thể gửi dữ liệu đến localhost (tức là đến chính máy tính của bạn). Vì không liên quan đến bất kỳ kết nối mạng thực tế nào, tốc độ truyền dữ liệu này giúp bạn hiểu rõ khả năng xử lý dữ liệu tối đa của máy tính.
Localhost giống như ngôi nhà trên máy tính của bạn. Nó có thể được dùng cho bất kỳ hoạt động nào liên quan đến việc kiểm tra hoặc làm việc với dữ liệu hay ứng dụng trong máy tính của bạn trước khi kết nối với internet rộng hơn hoặc các máy tính khác.
Các loại Localhost phổ biến là gì?
Như chúng tôi đã đề cập ở trên thì localhost là một Web Server hoạt động trên máy tính của chúng ta mà không hề mất phí, nhưng đặc biệt Localhost chứa được nhiều ứng dụng giúp tạo ra môi trường giống như là Hosting. Vì vậy nếu mọi người muốn thử nghiệm xây dựng Website thì có thể sử dụng Localhost trước sau đó hãy mua Hosting để sử dụng chính sau. Hiện nay có các loại ứng dụng cơ bản sau mà bạn nên để ý.
- PHP: Với những chuyên gia code thì đây là thuật ngữ rất quen thuộc được sử dụng đa số trong WordPress và có các tính năng xử lý các mã PHP là chính.
- Apache: Thuật ngữ khá thông dụng và được sử dụng rộng rãi hiện nay chắc hẵn bạn đã từng nghe qua. Dễ dàng sử dụng và được tích hợp nhiều tính năng vượt trội.
- MySQL: Là cơ sở quản lý giữ liệu khá là phổ biến, không chỉ được sử dụng trong IT Code mà còn áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như xử lý dữ liệu hay xử lý thông tin nhanh.
- PHPmyadmin: Đây là một phần mềm giúp cho những nhà quản trị quản trị website của mình, giúp theo dõi các cơ sở dử liệu từ MySQL.
Khác biệt giữa Localhost và 127.0.0.1
Thông thường nếu như bạn không thuộc chuyên ngành về IT thì sẽ cho rằng Localhost và 127.0.0.1 là đều như nhau. Nhưng trên thực tế đúng là giữa chúng sẽ có các chức năng khá tương đồng nhưng vẫn sẽ có những sự khác biệt.
Định nghĩa
- 127.0.0.1 là một địa chỉ IP đặc biệt, được gọi là địa chỉ loopback (loopback address). Nó đề cập đến chính máy tính đang thực hiện yêu cầu.
- Localhost là không phải là địa chỉ IP mà nó chỉ là một nhãn cho địa chỉ IP loopback (127.0.0.1 hoặc ::1) trên mọi máy tính
Sử dụng và truy cập
- 127.0.0.1 thường được sử dụng khi cần chỉ định rõ địa chỉ IP của máy chủ cục bộ trong các cài đặt cụ thể hoặc khi làm việc với các ứng dụng hoạt động dưới dạng IP.
- Localhost thường được sử dụng trong các ứng dụng web và mạng, chẳng hạn như khi thử nghiệm các ứng dụng web hoặc truy cập máy chủ web cục bộ.
Khả năng tùy chỉnh
- 127.0.0.1 không thể tùy chỉnh vì đó là một địa chỉ IP được gán sẵn và ánh xạ cố định với máy tính của bạn.
- Localhost có thể được tùy chỉnh trong tệp cấu hình hệ thống để ánh xạ với một địa chỉ IP khác nếu cần.
Khả năng tương thích
- Localhost: Được hỗ trợ bởi tất cả các hệ điều hành và ứng dụng mạng.
- 127.0.0.1: Là địa chỉ IP loopback IPv4 tiêu chuẩn, nhưng một số ứng dụng cũ có thể không hỗ trợ nó.
Các bước cài đặt Localhost trên máy tính
Để cài đặt Localhosst trên máy tính, bạn hãy theo dõi thông tin dưới đây nhé.
Lưu ý khi bắt đầu cài đặt Localhost
Việc tiến hành cài đặt Localhost sẽ rất đơn giản nhưng trong quá trình cài đặt sẽ có thể phát sinh một số lỗi làm cho localhost không thể hoạt động. Vì vậy, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi tiến hành cài đặt nhé.
- Xóa các ứng dụng không liên quan hoặc tương tự như Localhost: Có một số ứng dụng ngăn cản truy cập vào các cổng như: PHP, MySQL,… Song song với đó là những dịch vụ như Webserver tương tự như là localhost đã được cài đặt IIS làm cho việc truy cập của bạn bị vô hiệu hóa. Đặc biệt là ứng dụng Skype để an toàn bạn hãy xóa ứng dụng này hoặc chuyển qua ứng dụng khác để sử dụng
- Tắt tường lửa: Có thể nói tường lửa hay các chương trình Antivirus rất tốt. Nhưng sẽ ngăn chặn bạn truy cập vào Localhost đấy
- Tắt User Account Control trên Windows: Với các hệ điều hành Windows thì chúng ta cần tiến hành tắt UAC. Vì điều này sẽ làm cho việc cài đặt Localhost bị giới hạn bản quyền.
Cài đặt Localhost trên Xampp
Xampp là một chương trình tạo nên Webserver được ứng dụng trên hệ điều hành MacOS, Windows và Linux. Xampp được viết tắt từ 5 phần mềm tích hợp gồm: Cross-Platform (x), Apache (A), MariaDB (M), Perl (P) và PHP (P). Hầu hết các chuyên viên thiết kế đều sử dụng loại phần mềm này để tiến hành cài đặt localhost.
Khi tiến hành cài đặt Localhost trên Xampp, các bạn cần thức hiện qua các bước sau:
- Bước 1: Đầu tiên bạn cần tải phần mềm Xampp phù hợp với hệ điều hành máy tính của mình bạn có thể lựa chọn 64 bit hoặc 32 bit
- Bước 2: Tiến hành giải nén, mở và khởi chạy phần mềm thông qua việc tiến hành Start ở các ứng dụng trên Xampp như: MySQL, Apache, FileZilla,…
***Lưu ý khi cài đặt: Tại bảng điều khiến nếu hiểu thị màu xanh thì việc kích hoạt đã thành công. Và ngược lại, nếu dòng chữ màu đỏ thì có nghĩa là phần mềm đang gặp sự cố, cần phải đưa xử lý trước khi thực hiện.
- Bước 3: Tiến hành mở trình duyệt bạn có thể sử dụng bất kì trình duyệt nào như: Firefox, Chrome, Brave Browser… với địa chỉ IP http://localhost hoặc http://127.0.0.1 để thử kết nối. Nếu bạn truy cập được đường link ở trên và hiển thị ra trang đó thì chúc mừng bạn đã cài đặt được Localhost.
Cài đặt Localhost trên Wampserver
Cũng giống như Xampp, Wampserver cũng là phần mềm giúp chúng ta tiến hành tạo Localhost trên Windows. Wampserver được viết tắt từ Windows (W), Apache (A), MySQL (M) và PHP (P).
Khi tiến hành cài đặt Localhost trên Wampserver cần thực hiện qua các bước sau:
- Bước 1: Đầu tiên chúng ta cần tải chương trình Wampserver từ nhà cung cấp về máy tính cá nhân của chúng ta. Sau đó dựa và phiên bản máy tình chúng ta đang sử dụng mà lựa chọn phiên bản hợp lý.
- Bước 2: Giải nén chương trình và khởi động để thực hiện cài đặt Localhost.
- Bước 3: Sau khi bạn thực hiện 2 bước trên, màn hình chương trình Wampserver sẽ được hiển thị ở thanh Taskbar ở dưới màn hình chính
- Bước 4: Tiến hành bật Mod_rewrite bên trong Apache tại đường dẫn \wamp\bin\apache\conf. Tiếp đến chúng ta tìm đến file có tên là httpd(.conf) tiến hành mở Notepad ( kick chuột phải và chọn open). Trong bảng Notepad thì chúng ta tìm đến dòng code “mod_rewrite” để bỏ dấu # và chọn save thế là xong.
- Bước 5: Tiến hành thoát khỏi chương trình và trở về màn hình chính ở thanh taskbar chúng ta ấn chuột phải và chọn mở Restart All Service. Chờ hệ thống cập nhật toàn bộ thay đổi sau và tiến hành cài đặt đúng theo yêu cầu và thế là bạn đã hoàn tất cài đặt localhost trên wampserver
Cài đặt Localhost trên AppServ
Một cách cài đặt Localhost đó chính là chúng ta sử dụng phần mềm Appserv. Phần mềm này hỗ trợ dễ dàng cho việc thiết lập máy chủ cơ sở dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả. Đối với các hệ điều hành như Unix/Linux thì sẽ được tối ưu hơn nhưng trên Windows thì vẫn đạt hiệu suất ổn định.
Tiến hành cài đặt thông qua các bước sau:
- Bước 1: Tiến hành Download phần mềm Appserv về máy tính của chúng ta
- Bước 2: Mở file và giải nén sau đó kích hoạt phần mềm appserv
- Bước 3: Bắt đầu cài đặt cấu hình cho appserv gồm: Server Name (tên của Server), Administrator’s Email address (địa chỉ email của bạn), Apache HTTP Port (cổng port mặc định là 80).
- Bước 4: Tiến hành đặt lại cấu hình cho MySQL và Username (mặc định là root), mật khẩu
- Bước 5: Chọn vào install để cài đặt sau đó chọn finish để kết thúc.
- Bước 6: Mở trình duyệt của bạn và truy cập vào địa chỉ localhost/phpmyadmin để kiểm tra
Có nên sử dụng localhost hay không?
Thông qua nội dung trên mà chúng tôi đã cung cấp thì chắc hẵn bạn đã hiểu được Localhost là gì? Việc quyết định nên sử dụng hay không thì sẽ phụ thuộc vào nhu cầu cũng như điều kiện của mỗi người. Localhost sử dụng ổ cứng máy tính của bạn để làm không gian lưu trữ và việc cài đặt Website thuận tiện hơn cho việc học tập và thực hành khi bạn chưa mua được Host.
Một vài câu hỏi liên quan đến Localhost
Làm sao để kết nối với Localhost?
Có 2 cách để kết nối với Localhost, bạn có thể tham khảo một trong 2 cách sau:
Sử dụng trình duyệt web:
- Mở trình duyệt web của bạn (Chrome, Firefox, Edge, v.v.).
- Nhập địa chỉ http://localhost/ hoặc http://127.0.0.1/ vào thanh địa chỉ.
- Nhấn Enter.
Sử dụng dòng lệnh:
- Mở dòng lệnh (Command Prompt trên Windows, Terminal trên macOS/Linux).
- Gõ lệnh ping localhost hoặc ping 127.0.0.1.
- Nhấn Enter.
Localhost:8080, localhost:8888 là gì
Localhost:8080 và localhost:8888 là hai địa chỉ IP loopback được sử dụng để truy cập các dịch vụ mạng đang chạy trên máy tính của bạn. Cổng 8080 thường dùng cho các ứng dụng web như PHP hoặc Java, trong khi cổng 8888 thường dùng cho các ứng dụng Java.
Ví dụ, khi bạn cài đặt một máy chủ web Apache trên máy tính, bạn có thể truy cập trang web của mình bằng cách mở trình duyệt và nhập địa chỉ localhost:8080. Tương tự, khi bạn cài đặt một ứng dụng Java, bạn có thể truy cập ứng dụng đó bằng cách nhập địa chỉ localhost:8888 vào trình duyệt.
Localhost/htdocs và localhost/wordpress mục đích dùng để làm gì?
Localhost/htdocs và localhost/wordpress đều là các đường dẫn truy cập nội bộ trên máy tính của bạn, nhưng chúng phục vụ các mục đích khác nhau:
- Localhost/htdocs: Thư mục mặc định để lưu trữ các tập tin HTML, CSS, JavaScript và các tài nguyên web khác cho các trang web được phát triển hoặc thử nghiệm.
- Localhost/wordpress: Thư mục lưu trữ các tập tin cài đặt và dữ liệu của một trang web WordPress được cài đặt cục bộ.
Local Server là gì?
Local Server, hay còn gọi là máy chủ cục bộ, là một máy chủ web được cài đặt và chạy trên máy tính cá nhân của bạn. Nó cho phép bạn tạo và phát triển các trang web mà không cần phải kết nối với máy chủ web từ xa.
Hy vọng thông qua bài viết trên mà chúng tôi cung cấp sẽ cho bạn cái nhìn khách hàng hơn về Localhost là gì và cách cài đặt Localhost trên máy tính với từng chương trình khác nhau. Chúc bạn thành công trong việc cài đặt và sử dụng Localhost.
Bài viết liên quan
Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi