0
Blog

09 Tháng Chín, 2022

Dịch vụ chuyển hệ thống toàn diện máy chủ: Server Migration

Khi quản lý và vận hành máy chủ, không ít lần bạn phải thắc mắc dịch vụ chuyển dữ liệu máy chủ/server là gì? Tại sao cần phải di dời dữ liệu và rủi ro, ảnh hưởng của việc này ra sao? Bài viết sau đây Mona Host sẽ giải thích tất cả về server migration – di dời dữ liệu từ máy chủ này sang máy chủ khác.

Định nghĩa

Dịch vụ chuyển dữ liệu máy chủ hay server migration, là phương pháp di dời toàn bộ dữ liệu trên một máy chủ đến một máy chủ khác. Máy chủ mới cần có thể hoạt động y hệt với máy chủ cũ, mọi dữ liệu đều được bảo toàn – chỉ có cấu hình hay phần cứng của máy chủ là thay đổi.

Server migration có thể chỉ việc di dời dữ liệu từ một máy chủ vật lý sang một máy chủ vật lý khác hay thậm chí là lên một máy chủ đám mây (cloud server), điều rất thịnh hành hiện nay.

Mục đích

Có rất nhiều lý do cho việc di dời dữ liệu sang máy chủ khác. Trong đó, phần lớn những đợt server migration chủ yếu là để thay đổi phần cứng, bắt kịp với những công nghệ máy chủ hiện đại hơn, tân tiến hơn.

Ngoài ra, còn có những mục đích khác khiến một doanh nghiệp cần đến dịch vụ chuyển dữ liệu máy chủ/server như:

  • Chuyển dữ liệu lên cloud (chuyển sang sử dụng cloud server)
  • Tiết kiệm và thay đổi chi phí cho việc hosting
  • Thay thế các thiết bị phần cứng lỗi thời
  • Nâng cấp, mở rộng cấu hình máy chủ, đáp ứng nhu cầu sử dụng cao hơn

Quy trình di chuyển dữ liệu máy chủ

Quy trình di chuyển dữ liệu máy chủ

Bước 1: Đặt mục tiêu server migration

Quá trình migration diễn ra rất phức tạp và có thể ảnh hưởng đến hoạt động của máy chủ, của doanh nghiệp, vì vậy, mọi thứ cần phải được lên kế hoạch tỉ mỉ và chính xác.

Trước khi thực hiện việc di dời dữ liệu, doanh nghiệp cần phải biết mình dời để làm gì. Mục đích server migration của bạn sẽ ảnh hưởng đến cách bạn thực hiện nó, đến cách bạn lựa chọn máy chủ mới.

Yêu cầu lớn nhất đối với một máy chủ là tính ổn định, nên việc thay đổi server để nâng cấp cấu hình không diễn ra quá thường xuyên.

Thông thường, người ta chỉ thay khi cấu hình hiện tại của máy chủ đã quá yếu và các công nghệ đã quá lỗi thời để đáp ứng nhu cầu và năng suất hiện tại.

Quá trình này – tuổi thọ của một chiếc máy chủ – có thể kéo khoảng 10 năm. Tuy nhiên ngày nay con số này có thể sẽ ít hơn với tốc độ phát triển của công nghệ, kèm với đó là việc server migration ngày càng dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Bước 2: Tìm máy chủ mới

Sau khi xác định mục đích di chuyển dữ liệu, bạn phải bắt tay tìm một máy chủ mới. Máy chủ mới có thể là máy chủ vật lý và cấu hình có thể cao hoặc thấp hơn tùy theo mục đích của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các dịch vụ cloud server ngày càng phổ biến và dễ dàng tiếp cận đối với đại chúng hơn. Việc lựa chọn máy chủ vật lý hay cloud server sẽ phụ thuộc vào nhu cầu, nhân lực, và cả ngân sách của bạn.

Với máy chủ vật lý, doanh nghiệp sẽ có toàn quyền quản lý đối với tài sản của mình, nhưng bắt buộc phải có đội ngũ nhân viên IT đủ chuyên môn và kinh nghiệm để vận hành nó. Phòng ốc, dây cáp, nguồn điện, và các trang thiết bị hỗ trợ cũng cần phải được chuẩn bị đầy đủ.

Ngược lại, máy chủ đám mây hoàn toàn miễn nhiễm với những tác nhân vật lý bên ngoài, không sợ va chạm hay quá tải nhiệt độ. Việc điều hành và duy trì hoạt động server cũng dễ dàng và tiện lợi hơn.

Tuy nhiên, cloud server cũng tiềm ẩn nguy cơ bảo mật khi giao dữ liệu của doanh nghiệp vào tay một bên thứ ba nào đó.

Bên cạnh đó, còn một lựa chọn kết hợp giữ 2 yếu tố trên chính là co-location: máy chủ vật lý của bạn nhưng đặt trong một data center riêng, an toàn, và bảo mật.

Bước 3: Lên kế hoạch di chuyển dữ liệu

Lê kế hoạch di chuyển dữ liệu

Bước kế tiếp, bạn cần phải hoạch định một kế hoạch server migration rõ ràng. Quá trình di chuyển dữ liệu máy chủ/server thường tốn nhiều thời gian và công sức. Nó tỷ lệ thuận với khối lượng dữ liệu mà bạn đang có.

Bạn cần phải xác định trước những tệp tin nào có thể di dời sang máy chủ mới được và những cái nào không. Bên cạnh đó, tất nhiên, cũng có những thứ “không cần thiết” phải dời đi và có thể để nguyên ở đó.

Trong lúc quá trình server migration đang diễn ra, mọi hoạt động của máy chủ sẽ phải tạm ngừng. Website hay phần mềm hệ thống sẽ phải dừng lại để bảo trì.

Khoảng thời gian này có thể sẽ tác động không nhỏ lên quá trình hoạt động của website hoặc cả doanh nghiệp.

Vì vậy, bạn phải lên kế hoạch di chuyển dữ liệu một cách rõ ràng và cụ thể để không gián đoạn và ảnh hưởng tiêu cực lên các hoạt động khác.

Bạn nên lựa chọn những khung giờ website và doanh nghiệp có ít hoạt động nhất để thực hiện server migration. Tùy theo thời gian ước tính của quá trình này mà căn chỉnh sao cho ít “chồng lấn” với những hoạt động khác nhiều nhất có thể.

Bước 4: Thử nghiệm kế hoạch

Đảm bảo quá trình server migration diễn ra suôn sẻ là cực kỳ quan trọng, bởi vì nếu không thành công có thể gây mất hoặc hư hỏng dữ liệu của doanh nghiệp.

Do đó, luôn luôn phải “chạy thử” trước khi chính thức di chuyển dữ liệu từ máy chủ này sang máy chủ kia.

Để test kế hoạch server migration của mình, bạn có thể di dời thử nghiệm một ít các tệp tin khác nhau chứ không cần là cả một cơ sở dữ liệu lớn.

Quan sát xem kế hoạch có gặp lỗi hay trục trặc ở đâu không để có thể chỉnh sửa ngay trước khi tiến hành thực tế.

Và hãy ghi nhớ phải luôn luôn sao lưu dữ liệu trước khi tiến hành di chuyển sang một máy chủ khác. Luôn có những rủi ro nhất định dù cho công nghệ có hiện đại như thế nào đi nữa, do đó backup luôn là tôn chỉ đầu tiên cần ghi nhớ.

Bước 5: Gắn tên miền vào IP mới

Mỗi máy chủ được gán cho một địa chỉ IP nhất định và duy nhất vì mục đích định vị trên mạng internet. Khi di dời dữ liệu sang một máy chủ mới, bạn cần gán nó, cụ thể là tên miền, vào một IP mới.

Bạn có thể yên tâm đổi IP không thay đổi đường dẫn URL của website bạn, bởi vì URL chính là một dạng mã hóa dưới hình thức mắt người có thể đọc được, chứ không phải là những dãy số như địa IP thuần túy.

6. Di chuyển dữ liệu

Đến đây, bước cuối cùng tất nhiên chính là di chuyển dữ liệu. Sau khi đã chuẩn bị tất cả các bước trên một cách chỉnh chu, bạn có thể thực hiện server migration thông qua một vài thao tác lệnh đơn giản.

Tuy nhiên như đã nói, mọi hành động đều tiềm ẩn nguy cơ nhất định. Và đối với một tiến trình có tính chất quan trọng như server migration, chuyên viên IT cần theo dõi, quan sát, và đưa ra thay đổi kịp thời để tránh những hậu quả nghiêm trọng lên cơ sở dữ liệu quý báu của doanh nghiệp.

Các loại di chuyển dữ liệu máy chủ/server

Các loại di chuyển dữ liệu máy chủ/server

Trên thực tế, có nhiều loại máy chủ khác nhau với nhiều cách hoạt động khác nhau. Do đó, cũng có nhiều hình thức server migration không giống nhau.

Mail server migration

Di chuyển dữ liệu sang một máy chủ email là một trong những nhu cầu rất phổ biến. Mail server migration sẽ trích xuất các dữ liệu như tin nhắn email, các cuộc hẹn, danh bạ,… và di dời chúng sang một máy chủ email khác.

Cloud server migration

Với xu hướng mạnh mẽ của cloud server ngày nay, dịch vụ cloud server migration đang ngày càng phổ biến. Dịch vụ này giúp di chuyển dữ liệu của bạn từ một máy chủ vật lý sang một máy chủ ảo trên đám mây. Quá trình di dời có thể mất nhiều thời gian hơn tùy thuộc vào tốc độ đường truyền internet của bạn.

Virtual server migration

Virtual server là các máy chủ ảo và dữ liệu sẽ được chuyển lên đó thông qua đường truyền kết nối internet. Mặc dù cũng là nền tảng trực tuyến, nhưn các virtual server không thuộc các đám mây và cung cấp dịch vụ một cách bảo mật, riêng tư hơn cho các doanh nghiệp.

Ubuntu migration

Máy chủ Ubuntu, vận hành bằng hệ điều hành Ubuntu, là một trong những dạng máy chủ phổ biến nhất hiện nay. Bất kỳ thiết bị nào, tức đơn giản tới phức tạp, đều có thể chạy Ubuntu và trở thành một máy chủ Ubuntu. Và máy chủ Ubuntu cũng không cố định là một máy chủ vật lý hay máy chủ cloud, cung cấp sự linh hoạt tuyệt đối cho người dùng.

Trên đây là bài viết giải thích dịch vụ chuyển dữ liệu máy chủ/server là gì và các bước để thực hiện nó. Server migration không diễn ra quá thường xuyên, nhưng yêu cầu kỹ thuật và kinh nghiệm cao do tính chất quan trọng của nó. Mona Host hy vọng các bạn có được những kiến thức bổ ích, giúp quá trình vận hành máy chủ diễn ra suôn sẻ, mang lại hiệu quả mạnh mẽ và lâu dài hơn.

Có thể bạn quan tâm:

 

Bài viết liên quan

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona
Giỏ hàng của bạn

Giỏ hàng trống!