Võ Nguyên Thoại
Contents
Truy cập Website bằng tên miền là điều nhiều người dùng và người quản lý Website đã biết. Vậy quá trình hoạt động của tên miền trang Web diễn ra như thế nào? Dựa trên hệ thống tên miền DNS, quá trình đó sẽ được điều phối bởi các Name Server. Cùng Mona Host tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây để hiểu hơn về Name Server là gì và những thông tin liên quan đến hệ thống này.
Server và Name Server là gì?
Server được biết đến với tên gọi máy chủ, là một hệ thống hỗ trợ cung cấp một dịch vụ mạng hoặc đáp ứng yêu cầu trên một mạng máy tính. Các máy chủ có thể chạy trên một máy tính chuyên dụng hoặc nhiều máy tính nối mạng có khả năng lưu trữ. Trong nhiều trường hợp, một Server có thể cung cấp đầy đủ hết các dịch vụ người dùng cần.
Name Server còn có tên gọi là DNS Server hoặc Domain Name Server. Nhờ có DNS Server mà URL có thể kết nối với địa chỉ IP máy chủ một cách phù hợp và thân thiện với người dùng, điều phối hiệu quả hoạt động của Domain Website. Đồng thời tên miền của website sẽ được chuyển sang địa chỉ IP nhờ có Name Server và chúng cũng giúp điều phối quá trình hoạt động của Domain Website một cách hiệu quả nhất.
Name Server là máy chủ tên miền giúp chuyển dịch từ tên miền sang địa chỉ IP. Khi nhìn vào tên miền của một Website, thông thường người ta sẽ thấy tối thiểu 2 DNS Server. Người ta có thể truy cập Website cần tìm thông qua các địa chỉ này thay vì phải nhớ địa chỉ IP thực của máy chủ. Lý do cần sử dụng Name Server chính vì địa chỉ IP quá khó nhớ, tuy nhiên tên miền không thể thay thế địa chỉ IP.
Đặc điểm của Domain Name Server là gì?
Có 3 đặc điểm cơ bản của DNS Server là lưu trữ Domain tương ứng với IP, chuyển tên miền thành địa chỉ IP và thời gian truy cập thông tin.
Lưu trữ Domain tương ứng với địa chỉ IP
Có thể coi DNS như một danh bạ khổng lồ lưu trữ những tên miền tương ứng với địa chỉ IP đã được tập trung tại trung tâm đăng ký. Người dùng chỉ cần gõ tên miền là có thể truy cập Website cần tìm. Hệ thống của Domain Name Server sẽ truy tìm được địa chỉ IP tương ứng để chuyển về Website một cách nhanh nhất. Chính vì vậy, DNS Server lưu trữ Domain tương ứng với địa chỉ IP. Điều này giúp ích rất nhiều cho người dùng vì máy chủ tên miền bao giờ cũng dễ nhớ hơn địa chỉ IP.
Chuyển tên miền thành địa chỉ IP
Những nhà quản lý Website muốn chuyển tên miền thành địa chỉ IP cần phải thực hiện thông qua Domain Name Server. Sau khi tìm được địa chỉ IP tương ứng, máy chủ tên miền sẽ tiến hành chuyển đổi Domain sang dãy số IP giúp người dùng truy cập trang Web mong muốn nhanh hơn. Đây cũng là đặc điểm chỉ riêng DNS Server mới có.
Thời gian truy cập thông tin
Thông thường, thời gian để máy chủ tên miền truy cập thông tin là khoảng 8 tiếng liên tục. Thời lượng này sẽ tương ứng với các đuôi .com và .net sau khi đăng ký. Đối với các tên miền khác thì thời gian truy cập tối đa có thể lên đến 48 tiếng. Lưu ý là lượng thời gian này chỉ áp dụng với tên miền mở rộng (Sub-domain).
Vì sao bạn cần thay đổi Name Server cho tên miền?
Các công ty đăng ký tên miền thường sẽ cung cấp cho bạn một Domain Name Server cố định. Tuy vậy, bạn có thể thiết lập lại Name Server tùy chỉnh theo nhu cầu của bản thân hoặc trỏ tên miền về Website. Việc thay đổi tên miền của Website thông qua máy chủ tên miền thuộc quyền quản lý của một nhà cung cấp khác. Nếu bạn muốn đổi sang Web Hosting của nhà cung cấp mới thì cũng cần đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.
Thay đổi DNS Server là một cách làm phổ biến và đơn giản, không mất phí hay đòi hỏi người thực hiện có kỹ thuật cao. Mục đích chính của việc này là thực hiện chuyển Domain sang nhà cung cấp khác giúp việc quản lý, cài đặt được thuận tiện và đơn giản hơn.
Hướng dẫn cách thay đổi Name Server cho tên miền đơn giản
Để tiến hành thay đổi Name Server bạn cần thực hiện 4 bước cơ bản dưới đây.
Bước 1: Truy cập vào Website quản trị tên miền, tiến hành mua tên miền tương ứng.
Người dùng muốn đổi tên miền nào thì đầu tiên cũng phải truy cập trang Web quản trị tên miền, đăng nhập và mua tên miền tại nhà cung cấp Hosting đó. Bạn nên chú ý truy cập đúng Link của nhà cung cấp.
Bước 2: Lấy thông tin về DNS Server.
Có 2 cách phổ biến để lấy thông tin của máy chủ tên miền là lấy qua địa chỉ Email hoặc lấy qua tài khoản Hosting.
- Trong Email người dùng sử dụng để đăng ký tên miền sẽ có thông tin về DNS Server. Nếu bạn không tìm được thư điện tử về thông tin này thì hãy liên hệ trực tiếp với các nhà cung cấp để được hỗ trợ lấy thông tin về Name Server nhanh nhất.
- Tài khoản Hosting của người dùng cũng có thông tin về máy chủ tên miền. Bạn cần đăng nhập tài khoản, vào mục “Quản lý tên miền”, sau đó chọn Domain cần thay đổi, vào phần Name Server trong mục “Quản lý” để lấy thông tin. Lưu ý là trên đây là cách truy cập Hosting cơ bản nhất. Một số nhà quản lý tên miền có cách truy cập riêng, bạn có thể xem hướng dẫn để thực hiện chính xác hơn.
Bước 3: Tiến hành thay đổi Name Server.
Quy trình đổi tên DNS Server của các nhà cung cấp khá tương tự nhau. Bạn cần đăng nhập Website quản trị tên miền, truy cập Domain < All Domain < Cài đặt Name Server. Lúc này, giao diện sẽ hiện form đăng ký đổi tên miền cùng với 2 lựa chọn là: Name Server #1 / Name Server chính hoặc Name Server #2 /Secondary Name Server. Một số nhà cung cấp còn có máy chủ tên miền #3, #4.
Tiếp theo, người dùng cần nhập thông tin đã lấy từ bước 2 vào form đăng ký với tên miền ns1 vào Name Server đầu tiên và tên miền ns2 vào Name Server thứ 2. Nếu có nhiều hơn số DNS Server trên thì tiến hành nhập lần lượt thông tin cho đến khi hết máy chủ tên miền. Chỉ cần nhập đủ số tên miền bạn đang có và có thể bỏ trống các mục phía sau. Trường hợp bạn không thể tìm được thông tin của máy chủ tên miền thì cần vào mục FAQ trên đầu trang Web hoặc mục “Help” để được giúp đỡ. Nếu cần thiết, hãy liên hệ ngay với nhà cung cấp để được tư vấn nhanh nhất.
Bước 4: Hoàn thành quá trình thay đổi Domain Name Server.
Sau khi điền xong Form đăng ký thì bạn sẽ nộp cho hệ thống và chờ xác nhận thông tin. Thời gian để hệ thống kiểm tra và duyệt Form đăng ký của người dùng tối thiểu là 2 giờ và tối đa là 48 giờ. Trước khi Form đăng ký được duyệt thì người dùng vẫn cần hoạt động dưới tên miền cũ, chỉ khi thay đổi được xác thực với có thể hoạt động dưới tên miền mới.
Bài viết trên đã giới thiệu với bạn những thông tin cơ bản về Name Server là gì. Hy vọng bạn đã hiểu hơn về máy chủ tên miền và biết cách thay đổi DNS Server nhanh chóng. Theo dõi Website để đón đọc thêm các bài viết hữu ích về xây dựng và quản lý Website.
Bài viết liên quan
Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi