Võ Nguyên Thoại
Contents
- 1. Network là gì?
- 2. Cấu trúc liên kết network là gì?
- 3. Network hoạt động như thế nào?
- 4. Các loại network phổ biến
- 5. Ưu và nhược điểm của network là gì?
- 6. Ứng dụng của Network trong đời sống như thế nào?
- 7. Sự khác biệt giữa Internet và Network
- 8. Sự khác biệt giữa Public Network và Private Network là gì?
- 9. Network Error là gì và cách khắc phục?
- 10. Một số câu hỏi liên quan đến Network
Network là mạng lưới kết nối hàng tỷ thiết bị trên toàn cầu, người dùng có thể chia sẻ thông tin với nhau thông tin, truy cập kiến thức và thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng và thuận tiện thông qua mạng lưới. Vậy, Network là gì? Network hoạt động như thế nào?. Hãy cùng MONA Host khám phá trong bài viết này nhé.
Network là gì?
Trong công nghệ thông tin network là một tập hợp các máy tính, máy chủ, mainframe, thiết bị ngoại vi hoặc các thiết bị khác được kết nối nhằm truyền thông, trao đổi và chia sẻ dữ liệu với nhau. Về cơ bản, mạng là sự kết hợp của hai máy tính được kết nối bằng cáp hoặc kết nối không dây. Thông qua mạng, máy tính có thể truy cập vào dữ liệu của thiết bị kia và có thể chia sẻ tài nguyên như dung lượng đĩa, ứng dụng hoặc thiết bị ngoại vi như máy in.
Bạn có thể hình dung network như một mạng nhện. Các đường truyền kết nối từng thiết bị phần cứng (thường được gọi là nút) sử dụng các giao thức như TCP/IP để quy định cách truyền tải và xử lý dữ liệu. Mạng có thể chứa ít nhất hai thiết bị hoặc lớn như Internet để kết nối hàng tỷ người trên khắp thế giới. Mạng có thể được phân loại dựa trên phạm vi kết nối (LAN, WAN), tính công khai (công cộng, riêng tư), loại dữ liệu truyền tải (giọng nói, dữ liệu), và loại thiết bị (vật lý, ảo).
Cấu trúc liên kết network là gì?
Thuật ngữ “cấu trúc liên kết mạng” mô tả mối quan hệ logic giữa các thiết bị trong mạng dưới dạng đồ thị hình học. Trong đó, các thiết bị được biểu diễn dưới dạng đỉnh, còn các kết nối giữa chúng được thể hiện qua các cạnh. Cấu trúc này cho biết mỗi thiết bị có bao nhiêu kết nối và cách thức sắp xếp chúng theo thứ tự hoặc phân cấp nào. Một số cấu trúc liên kết mạng phổ biến bao gồm: cấu trúc bus, lưới, vòng, hình sao, cây, và cấu trúc lai (kết hợp nhiều dạng).
Về mặt hình học, các cấu trúc liên kết điển hình bao gồm:
- Star Topology – Hình sao.
- Ring Topology – Mạng vòng.
- Mesh Topology – Mạng lưới.
- Hierarchical Topology – Mạng phân cấp.
Tùy thuộc vào nhu cầu và mục tiêu sử dụng, mỗi loại cấu trúc có ưu và nhược điểm riêng. Hầu hết mạng gia đình thường sử dụng cấu trúc liên kết cây để kết nối với Internet. Trong khi đó, các doanh nghiệp thường lựa chọn cấu trúc liên kết cây kết hợp với hình sao và mạng nội bộ để đảm bảo bảo mật và hiệu suất truyền thông nội bộ.
Network hoạt động như thế nào?
Network là một hệ thống kết nối các thiết bị điện tử để trao đổi thông tin. Nó hoạt động dựa trên các nút và liên kết. Nút là các thiết bị truyền thông dữ liệu như modem, hub, switch,… Liên kết là các đường truyền kết nối các nút với nhau, có thể là dây cáp, cáp quang hoặc kết nối không dây.
Khi mạng hoạt động, các nút gửi và nhận dữ liệu thông qua các liên kết. Để đảm bảo truyền thông diễn ra đúng cách, mạng sử dụng các giao thức – một tập hợp các quy tắc và quy định về cách truyền tải, định dạng và xử lý dữ liệu. Các giao thức phổ biến bao gồm TCP/IP, HTTP, FTP,…
>> HTTPS Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa Giao Thức HTTPS Và Giao Thức HTTP
>> IP Là Gì? Các Tìm Kiếm Địa Chỉ IP Nhanh Chóng
Các loại network phổ biến
Mạng máy tính có thể được phân loại tùy thuộc vào khu vực địa lý mà mạng bao phủ. Mạng máy tính gồm các loại sau:
Local Area Network (LAN – Local Area Network)
Mạng cục bộ là một trong những mạng phổ biến nhất và được sử dụng trong các hộ gia đình hoặc các công ty vừa và nhỏ.
Network cá nhân (PAN – Personal Area Network)
PAN (Personal Area Network) được sử dụng để kết nối các thiết bị trong phạm vi ngắn khoảng 10 mét. Ví dụ bao gồm công nghệ Bluetooth hoặc dịch vụ Wifi ad hoc Airdrop của Apple.
Network khu vực đô thị (MAN – Metropolitan Area Network)
MAN (Metropolitan Area Network) là loại mạng máy tính có phạm vi trung gian giữa mạng cục bộ (LAN) và mạng diện rộng (WAN). Mạng MAN kết nối các mạng LAN thành một mạng lớn hơn cung cấp các dịch vụ và ứng dụng cho một khu vực đô thị.
Network diện rộng (WAN – Wide Area Network)
WAN (Wide Area Network) là một mạng mở rộng trên một khu vực địa lý rộng lớn như các tiểu bang hoặc quốc gia. Mạng diện rộng không giới hạn ở một vị trí duy nhất, nó trải dài trên một khu vực địa lý rộng lớn thông qua đường dây điện thoại, cáp quang hoặc liên kết vệ tinh. Internet là một trong những mạng WAN lớn nhất trên thế giới. WAN được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh doanh, chính phủ và giáo dục.
Mạng cục bộ không dây (WLAN – Wireless Local Area Network)
Wireless Local Area Network, thường được viết tắt là WLAN, còn được biết đến với tên gọi mạng cục bộ không dây. Giống như mạng LAN, WLAN cũng là mạng cục bộ nhưng sử dụng công nghệ không dây thay vì kết nối qua cáp vật lý. Một ví dụ phổ biến và quen thuộc của WLAN chính là mạng Wifi.
>> VPN Server Là Gì? Có Nên Sử Dụng VPN Server Không?
Ưu và nhược điểm của network là gì?
Mạng máy tính mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng đi kèm với một số nhược điểm đáng chú ý, cùng MONA Host điểm qua một vài ưu nhược điểm của network nhé.
Ưu điểm của network là gì?
Network có nhiều lợi thế hơn là nhược điểm. Trên thực tế, nhiều công ty ngày nay sẽ không tồn tại nếu không truy cập vào một số dạng mạng. Dưới đây là những lợi thế của Network.
- Chia sẻ dữ liệu: Dễ dàng chia sẻ các tệp tin, tài liệu, hình ảnh, video và các loại dữ liệu khác giữa các thiết bị trong mạng.
- Chia sẻ thiết bị: Sử dụng chung các thiết bị ngoại vi như máy in, máy quét, ổ cứng… mà không cần phải kết nối riêng lẻ với từng máy tính.
- Truy cập thông tin nhanh chóng: Truy cập dữ liệu từ bất kỳ thiết bị nào được kết nối với mạng, giúp tiết kiệm thời gian tìm kiếm.
- Cộng tác làm việc: Chia sẻ thông tin, cùng nhau chỉnh sửa tài liệu, tổ chức cuộc họp trực tuyến, tăng cường hiệu quả làm việc nhóm.
- Tự động hóa công việc: Sử dụng các phần mềm và ứng dụng mạng để tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại, giảm thiểu lỗi và tiết kiệm thời gian.
- Giao tiếp trực tuyến: Gửi email, nhắn tin tức thời, tổ chức cuộc họp trực tuyến, giúp kết nối mọi người ở mọi nơi trên thế giới.
Nhược điểm của Network là gì?
Mặc dù có nhiều lợi thế cho network, nhưng có một số nhược điểm. Dưới đây là những nhược điểm của một mạng.
- Dễ bị tấn công: Mạng máy tính là mục tiêu hấp dẫn của tin tặc, virus, malware.
- Rò rỉ thông tin: Dữ liệu nhạy cảm có thể bị đánh cắp hoặc rò rỉ nếu không được bảo vệ tốt.
- Mất mát dữ liệu: Các sự cố như lỗi phần cứng, phần mềm hoặc tấn công mạng có thể dẫn đến mất mát dữ liệu quan trọng.
- Sự cố mạng: Khi mạng gặp sự cố, mọi hoạt động liên quan đến mạng đều bị gián đoạn.
- Vấn đề về kết nối: Kết nối mạng không ổn định có thể gây ra nhiều phiền toái.
- Chi phí thiết bị: Cần đầu tư vào các thiết bị mạng như router, switch, modem, cáp mạng…
- Chi phí phần mềm: Cần mua các phần mềm quản lý mạng, phần mềm bảo mật.
- Cấu hình mạng: Cấu hình mạng đòi hỏi kiến thức chuyên môn và có thể phức tạp đối với người dùng không chuyên.
- Tốc độ truyền tải: Tốc độ truyền tải dữ liệu có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
>> Cyber Attack Là Gì? Các Xu Hướng Tấn Công Mạng Và Cách Phòng Tránh
>> Tấn Công Brute Force Là Gì? Cách Phòng Tránh Brute Force Attack
Ứng dụng của Network trong đời sống như thế nào?
Network đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Dưới đây là một vài ví dụ thực tế việc ứng dụng network trong đời sống ngày nay.
Truy cập dữ liệu và chia sẻ thông tin
Thông qua network người dùng có thể tiếp cận nhiều thông tin hữu ích nhanh chóng trên toàn cầu qua internet. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm bất kỳ thông tin hay chia sẻ những tin tức hàng ngày bằng văn bản hoặc video trên các trang mạng xã hội chỉ với thiết bị thông minh có kết nối internet
Truy xuất thông tin từ xa dễ dàng
Nhờ có network người dùng có thể truy cập thông tin từ xa một cách nhanh chóng và thuận tiện. Mọi dữ liệu được tải lên Internet đều được lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu từ xa, và người dùng có quyền truy cập để truy xuất những dữ liệu này ở bất kỳ đâu, vào bất kỳ thời điểm nào, thông qua các hệ thống thông tin.
Giao tiếp giữa cá nhân thuận tiện
Nhờ có network, chúng ta có thể giao tiếp qua nhiều phương tiện như email, tin nhắn, cuộc gọi video và các ứng dụng trò chuyện. Nhờ đó, việc kết nối với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết.
Giảng dạy và học tập trực tuyến mọi lúc mọi nơi
Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về một môi trường học tập linh hoạt ngày càng trở nên quan trọng. Network đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các ứng dụng hỗ trợ giáo dục hiệu quả, tiện lợi hơn, bao gồm:
- Hệ thống quản lý học tập (LMS).
- Lớp học trực tuyến.
- Hợp tác, làm việc nhóm, và học tập từ xa.
- Đánh giá và phản hồi trực tuyến.
- Tài nguyên và bài tập trực tuyến.
>> IoT Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Internet Of Things
>> LMS Hosting – Giải Pháp Lưu Trữ Cho Nền Tảng Giáo Dục Trực Tuyến
Giao dịch với ngân hàng nhanh chóng tiện lợi
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, giao dịch ngân hàng trực tuyến ngày càng trở nên thông minh và tiện lợi hơn. Bạn không cần phải đến trực tiếp ngân hàng mà có thể thực hiện các giao dịch như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, kiểm tra số dư chỉ với những thao tác nhanh chóng ngay trên thiết bị có kết nối internet. Nhờ có network mợi giao dịch tại ngân hàng nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Sự khác biệt giữa Internet và Network
Network và Internet đều là hệ thống kết nối các thiết bị điện tử với nhau, nhưng chúng có những đặc điểm khác biệt. Network thường nhỏ hơn và được quản lý bởi một thực thể duy nhất, trong khi Internet là một mạng lưới toàn cầu với quy mô lớn hơn.
Mạng máy tính thường được sử dụng để chia sẻ tài nguyên giữa các thiết bị trong một khu vực hạn chế, trong khi Internet được sử dụng để truy cập thông tin, giao tiếp và thực hiện các hoạt động trực tuyến khác. Internet cũng yêu cầu các thiết bị mạng đắt tiền hơn so với mạng máy tính
Dưới đây là điểm khác biệt giữa network và internet.
Tiêu chí | Network | Internet |
Sự định nghĩa | Là một tập hợp các thiết bị được kết nối với nhau để chia sẻ tài nguyên. Mạng có thể là một mạng cục bộ (LAN), mạng đô thị (MAN), mạng diện rộng (WAN) hoặc mạng cá nhân (PAN) | Là một hệ thống toàn cầu kết nối hàng tỷ thiết bị trên khắp thế giới. Internet được tạo thành từ nhiều mạng nhỏ hơn được kết nối với nhau bằng các router. |
Phạm vi phủ sóng | Có thể nhỏ (ví dụ: mạng LAN trong một gia đình, một văn phòng) hoặc lớn hơn (ví dụ: mạng WAN kết nối các văn phòng chi nhánh). | Toàn cầu, bao phủ hầu hết mọi nơi trên thế giới. |
Quản lý | Được quản lý bởi cá nhân là quản trị mạng trong một tổ chức | Được quản lý bởi cơ quan và tổ chức |
Mục đích | Chia sẻ tài nguyên, giao tiếp nội bộ | Truy cập thông tin, giao tiếp toàn cầu |
Kết nối | Có thể sử dụng dây cáp, wifi, hoặc kết nối không dây khác | Sử dụng các giao thức truyền thông như TCP/IP |
Địa chỉ IP | Sử dụng địa chỉ IP duy nhất | Sử dụng địa chỉ IP trong mạng cụ thể |
Sự khác biệt giữa Public Network và Private Network là gì?
Hiện nay public network và private network là hai hình thức mạng phổ biến. Vậy sự khác biệt giữa hai hình thức mạng này là gì?. Cùng MONA Host khám phá chi tiết đoạn sau nhé.
- Mạng công cộng: Là mạng được mở rộng cho bất kỳ ai có thiết bị tương thích và ở trong phạm vi phủ sóng. Chúng thường được cung cấp bởi các doanh nghiệp, quán cà phê, nhà hàng,… để khách hàng có thể kết nối với Internet.
- Mạng riêng: Là mạng được hạn chế cho một nhóm người hoặc tổ chức cụ thể. Chúng thường được sử dụng trong gia đình, doanh nghiệp, trường học và được bảo mật để ngăn chặn truy cập trái phép.
Dưới đây là bảng so sánh chi tiết giữa Public Network và Private Network:
Tính năng | Public Network | Private Network |
Quyền sở hữu | Không có một chủ sở hữu duy nhất, thường thuộc sở hữu của các tổ chức cung cấp dịch vụ Internet (ISP) hoặc các cơ sở công cộng. | Thuộc sở hữu và quản lý bởi một cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp. |
Khả năng truy cập | Bất kỳ ai có thiết bị tương thích và nằm trong phạm vi phủ sóng đều có thể truy cập | Chỉ giới hạn cho những người được phép, thường có mật khẩu hoặc các phương thức xác thực khác. |
Bảo mật | Thường có mức độ bảo mật thấp hơn, dễ bị tấn công hơn. | Có các biện pháp bảo mật cao hơn, như tường lửa, mã hóa để bảo vệ dữ liệu. |
Chi phí | Thường miễn phí hoặc có phí sử dụng thấp. | Có thể có chi phí đầu tư và vận hành cao hơn, đặc biệt là đối với các mạng quy mô lớn. |
Ví dụ | Mạng wifi tại quán cà phê, sân bay, công viên, mạng di động. | Mạng LAN trong công ty, mạng Wi-Fi tại nhà, mạng VPN. |
Mục đích sử dụng | Chủ yếu dùng để truy cập Internet, gửi email, lướt web. | Dùng để chia sẻ tài nguyên, lưu trữ dữ liệu, giao tiếp nội bộ, bảo mật thông tin. |
Quản lý | Được quản lý bởi các ISP hoặc nhà cung cấp dịch vụ. | Được quản lý bởi chủ sở hữu mạng. |
Network Error là gì và cách khắc phục?
“Lỗi mạng” (Network Error) thường xảy ra khi có sự cố kỹ thuật liên quan đến kết nối mạng hoặc do cấu hình không chính xác, đôi khi cũng xuất phát từ chất lượng đường truyền Internet kém. Khi lỗi này xuất hiện, thiết bị sẽ hiển thị thông báo như:
- “Unable to access the network to view or listen to Internet content.”
- “Download Failed – Network Error.”
- “A Network Cable Is Unplugged.”
- “Limited or No Connectivity.”
- “Connected with Limited Access.”
- “Unable to Join Network Failure (error -3).”
- “The Network Path Cannot Be Found.”
Sự cố này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và trải nghiệm của người dùng. Một số giải pháp phổ biến để khắc phục lỗi mạng bao gồm:
- Kiểm tra kết nối Internet trên một thiết bị khác để xác minh độ ổn định. Nếu mạng thực sự gặp sự cố, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) để được hỗ trợ khắc phục.
- Kiểm tra lại bộ định tuyến, modem và dây cáp để đảm bảo chúng không bị lỏng hoặc ngắt kết nối. Thực hiện rút và cắm lại để đảm bảo kết nối tốt hơn.
- Tạm thời tắt hoặc thay đổi các cài đặt của chương trình diệt virus.
- Thử truy cập Internet bằng chế độ ẩn danh.
- Đổi sang một trình duyệt khác hoặc khởi động lại thiết bị.
Một số câu hỏi liên quan đến Network
Mạng Wifi có phải là network không?
WiFi là một dạng kết nối Internet được chia sẻ giữa nhiều thiết bị trong gia đình hoặc doanh nghiệp thông qua bộ định tuyến không dây (router). Bộ định tuyến, khi được kết nối trực tiếp với modem Internet, hoạt động như một trung tâm phát tín hiệu, cho phép các thiết bị hỗ trợ WiFi trong mạng có thể kết nối và truy cập Internet.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng lag khi chơi game online trên mạng?
Tình trạng giật lag và màn hình chậm khi chơi game trực tuyến là vấn đề khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Để khắc phục, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Kiểm tra kết nối Internet: Kiểm tra tốc độ mạng, độ trễ (ping), hoặc sử dụng kết nối cáp quang thay vì WiFi để có kết nối ổn định hơn.
- Khởi động lại modem và bộ phát WiFi: Điều này có thể tạm thời khắc phục sự cố kết nối.
- Cập nhật game và driver card màn hình: Đảm bảo bạn đang sử dụng phiên bản mới nhất để cải thiện hiệu suất chơi game.
- Đóng các ứng dụng không cần thiết: Giải phóng băng thông bằng cách tắt những ứng dụng đang tiêu tốn mạng mà bạn không sử dụng
Toàn bộ thông tin trên đã cung cấp cho bạn về khái niệm, cách thức hoạt động cũng như những ứng dụng của network trong đời sống để giúp bạn hiểu hơn về network. Nếu bạn có những thắc mắc cần giải đáp về network hãy liên hệ ngay với MONA Host để được chuyên viên giải đáp nhanh chóng cho bạn nhé. Và nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp Hosting, VPS, Email doanh nghiệp hãy để lại thông tin bên dưới để MONA Host tư vấn giải pháp toàn diện nhất cho bạn nhé.
Bài viết liên quan
Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi