Băng thông là thông số đo lường lượng dữ liệu có thể truyền tải qua một đường truyền mạng trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là một trong những yếu tố quan trọng xác định tốc độ, hiệu suất kết nối mạng và ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm internet của người dùng. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến tốc độ, hiệu suất của kết nối mạng và trải nghiệm người dùng khi truy cập internet. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng và đủ về thông số này. Trong bài viết dưới đây, MONA Host sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về băng thông, ý nghĩa của nó đối với Hosting và hướng dẫn cách tính toán băng thông cần thiết.

Băng thông là gì?

Băng thông (bandwidth) hay còn được gọi là băng thông mạng, băng thông dữ liệu, hoặc băng thông kỹ thuật số, đây là thuật ngữ dùng phổ biến trong lĩnh vực mạng máy tính, nhằm mô tả lượng dữ liệu có thể được truyền tải qua một đường truyền trong khoảng thời gian nhất định, thường được đo bằng bpsMbps. Nói cách khác, băng thông biểu thị lượng dữ liệu tối đa mà người dùng có thể đăng lên và tải xuống qua lại giữa các website thông qua mạng internet trong một khoảng thời gian nhất định.

Băng thông ( bandwidth) là gì

Ví dụ: Đường truyền internet có băng thông 10 Mbps nghĩa là bạn có thể tải xuống dữ liệu với tốc độ tối đa 10 megabit mỗi giây, tương đương 1,25 megabyte mỗi giây.

Băng thông mạng được xem là một yếu tố then chốt ảnh hưởng đến tốc độ kết nối mạng và trải nghiệm người dùng trên internet. Băng thông càng cao, tốc độ truyền tải dữ liệu càng nhanh, giúp bạn truy cập internet mượt mà hơn, tải xuống tệp tin nhanh chóng hơn, xem video chất lượng cao hơn và chơi game online mà không bị giật lag.

Giới hạn Bandwidth là gì?

Bandwidth limit hay giới hạn băng thông, đây là thuật số để chỉ hạn mức lưu lượng dữ liệu có thể truyền qua mạng trong một khoảng thời gian cụ thể. Giới hạn băng thông được áp dụng nhằm hạn chế lượng dữ liệu được phép truyền hoặc nhận khi người dùng truy cập vào một website để đảm bảo tốc độ đường truyền ổn định và cân bằng trong quá trình sử dụng tài nguyên mạng.

Giới hạn Bandwidth

Bandwidth limit thường được áp dụng trong môi trường mạng chẳng hạn như dịch vụ lưu trữ trực tuyến, web hosting và cloud computting. Khi đạt đến giới hạn này, ứng dụng hoặc website có thể bị chậm, ngừng hoạt động, và người dùng có thể gặp những hạn chế trong việc truy cập dữ liệu hoặc tốc độ upload/download dữ liệu.

Việc giới hạn băng thông nhằm ngăn chặn tình trạng hệ thống quá tải, giảm thiểu các vấn đề như xung đột địa chỉ IP , tốc độ chậm, hoặc mạng bị giật lag. Nhờ đó, tất cả các thiết bị có thể truy cập internet với tốc độ ổn định hơn.

Băng thông không giới hạn là gì?

Băng thông không giới hạn (Unlimited bandwidth) có thể hiểu là một dạng băng thông rộng, được cung cấp trong phạm vi của nhà cung cấp dịch vụ. Khi sử dụng dịch vụ hosting có thông số băng thông unlimited, người dùng không cần lo lắng về vấn đề đường truyền mà chỉ cần tập trung vào mục đích sử dụng để lựa chọn gói dịch vụ phù hợp, mặc dù chi phí cho dịch vụ này khá cao.

Băng không không giới hạn

Nếu lựa chọn dịch vụ có băng thông không giới hạn, người dùng có thể truy cập website với tốc độ và dung lượng không bị hạn chế. Dịch vụ này mang lại sự tiện lợi khi người dùng có thể mở nhiều tab cùng lúc, tốc độ truy xuất nhanh chóng và duy trì kết nối được ổn định ngay cả khi dung lượng sử dụng tăng đột biến.

Tại sao phải đo băng thông?

Đo băng thông là bước quan trọng để đảm bảo hiệu suất mạng, bảo mật, và tối ưu hóa chi phí cho dịch vụ mạng. Đo lường sẽ giúp người dùng hiểu và quản lý băng thông một cách hiệu quả, cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho người dùng và bảo vệ hệ thống mạng của mình.

Tại sao phải đo băng thông

Việc đo băng thông giúp bạn xác định tốc độ truyền tải dữ liệu thực tế mà bạn đang nhận được, so sánh với tốc độ cam kết của nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP). Điều này giúp bạn đánh giá liệu nhà cung cấp dịch vụ internet có thực hiện đúng cam kết hay không và có cần thiết phải nâng cấp gói cước khác.

Việc đo băng thông giúp bạn kiểm soát xem các kết nối mạng mà bạn đang trả phí có đáp ứng đúng thông số kỹ thuật được cam kết hay không. Đây là một bước quan trọng để đảm bảo bạn nhận được dịch vụ tương xứng với chi phí đã bỏ ra. Nếu bạn hoặc gia đình muốn sử dụng dịch vụ mạng ổn định, việc kiểm tra băng thông trước sẽ giúp đánh giá chất lượng dịch vụ mà nhà mạng cung cấp, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp.

Đối với doanh nghiệp, băng thông đóng vai trò quan trọng hơn trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động. Để tối ưu hóa việc truyền dữ liệu giữa các văn phòng, bạn nên sử dụng kênh thuê riêng từ nhà cung cấp dịch vụ. Điều này không chỉ đảm bảo tính ổn định mà còn giúp nâng cao hiệu suất, bảo mật thông tin trong quá trình kết nối mạng giữa các địa điểm.

Giám sát lưu lượng mạng để phát hiện và ngăn chặn các truy cập trái phép hoặc hoạt động đáng ngờ nhằm bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp và người dùng trên internet.

Đo bandwidth là một cách đảm bảo chất lượng dịch vụ mạng với những ứng dụng yêu cầu băng thông cao như thoại, video và truyền dữ liệu. Thực hiện đo lường giúp quản trị viên có thể xác định và đảm bảo được những ứng dụng quan trọng có đủ dung lượng băng thông để hoạt động ổn định mà không ảnh hưởng bởi những ứng dụng khác.

Đo băng thông là việc quan trọng trong quá trình quản lý mạng, giúp đánh giá hiệu suất, kiểm soát lưu lượng và đảm bảo phần mềm, ứng dụng và website hoạt động ổn định.

>> 1 Hosting chứa được bao nhiêu Website, Domain?

Đơn vị sử dụng để đo băng thông

Các đơn vị đo băng thông thường gặp nhất là Kbps, Mbps, Gbps (theo bit) và KBps, MBps, GBps (theo byte). 

  • Đơn vị đo theo bit:

1 Gbps = 1.000 Mbps = 1 tỷ bit mỗi giây.

1 Kbps = 1.000 bit mỗi giây.

1 Mbps = 1.000 Kbps = 1.000.000 bit mỗi giây.

  • Đơn vị đo theo byte:

1 KBps = 1.000 byte mỗi giây.

1 MBps = 1.000.000 byte mỗi giây.

1 GBps = 1 tỷ byte mỗi giây.

Trong đó: 

  • Kilobits trên giây (Kbps): Đơn vị nhỏ nhất, sử dụng cho các kết nối tốc độ thấp.
  • Megabits trên giây (Mbps): Đơn vị phổ biến nhất trong dịch vụ internet tốc độ cao và web hosting. Thường dùng để đo băng thông của các dịch vụ internet băng thông rộng và máy chủ web.
  • Gigabits trên giây (Gbps): Được sử dụng để đo các kết nối tốc độ rất cao, như trung tâm dữ liệu hoặc mạng doanh nghiệp lớn.

Hiểu rõ đơn vị đo lường băng thông giúp người dùng và quản trị viên mạng lựa chọn dịch vụ và cấu hình phù hợp với nhu cầu sử dụng.

>> 1GB bằng bao nhiêu MB?

Cơ chế hoạt động của băng thông

Băng thông hoạt động dựa trên nguyên tắc đo lường khả năng truyền tải dữ liệu qua lại giữa các thiết bị thông qua kết nối internet trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là yếu tố quan trọng quyết định hiệu suất truy cập và trải nghiệm người dùng khi sử dụng website hoặc ứng dụng trực tuyến.

Khi người dùng truy cập vào website, trình duyệt của họ gửi yêu cầu đến máy chủ hosting. Máy chủ xử lý yêu cầu và gửi lại dữ liệu trang web, bao gồm văn bản, hình ảnh, video, mã nguồn, hoặc các tài liệu khác.

Mỗi lần một trang web được tải, lượng dữ liệu truyền từ máy chủ đến thiết bị người dùng và sẽ được tính vào băng thông. Số lượng băng thông tiêu thụ sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như hình ảnh, video, tệp tải về, và các yếu tố tương tác trên trang.

Để bạn dễ hình dung về cách hoạt động của băng thông thì có thể hình dung băng thông như một đường ống dẫn nước: ống càng lớn thì lưu lượng nước chảy qua càng nhiều. Và băng thông sẽ hoạt động theo nguyên tắc tương tự.

Cách hoạt động của băng thông

Khi đăng ký web hosting, bạn có thể thấy chi tiết thông số băng thông khi thuê dịch vụ, có những gói hosting sẽ bị giới hạn và những gói hosting không giới hạn băng thông. Nếu sử dụng vượt quá giới hạn thì người truy cập có thể gặp tình trạng tốc độ kết nối chậm hoặc hơn thế nữa là website có thể tạm ngừng hoạt động.

Các loại băng thông phổ biến hiện nay

Băng thông sẽ có nhiều loại khác nhau, dựa theo những tiêu chí và phương tiện thì có thể chia thành 2 loại sau. Hiểu rõ các dạng băng thông sẽ giúp bạn lựa chọn được dịch vụ phù hợp với nhu cầu sử dụng, tối ưu chi phí và đạt được hiệu quả sử dụng.

Dựa theo phạm vi sử dụng:

  • Băng thông trong nước: Đây là tốc độ đường truyền của mạng Internet tương tác giữa những máy chủ trong cùng một nước. Loại băng thông này thường thích hợp sử dụng cho các mạng nội bộ.
  • Băng thông quốc tế: Đây là tốc độ đường truyền của mạng Internet từ một quốc gia đi ra ngoài phạm vi lãnh thổ, chẳng hạn như băng thông từ Việt Nam truyền đi sang Mỹ. Trường hợp cáp quốc tết bị đứt, bạn có thể gặp trở ngại khi truy cập các website quốc tế hoặc tốc độ truy cập có thể chậm hơn.

Dựa theo dung lượng sử dụng:

  • Băng thông được cam kết: Loại bandwidth này được nhà mạng cung cấp một dung lượng cố định để có thể kết nối Internet. Khi đã sử dụng hết băng thông, bạn sẽ cần trả thêm tiền để có thể sử dụng tiếp.
  • Băng thông được chia sẻ: Bạn có thể dùng cho nhiều máy chủ chia sẻ khác nhau nhằm hạn chế tình trạng server bị nghẽn mạng.
  • Băng thông riêng: Sử dụng dịch vụ băng thông này, người dùng cần phải trả phí đã sử dụng và không được chia sẻ với người khác.

Công thức tính băng thông cho Web Hosting

Có nhiều cách để ước tính băng thông cho một trang web, thông thường để tính băng thông người dùng áp dụng tính theo công thức tính sau. Để tính được băng thông hosting bạn cần thu thập 3 thông số sau để áp vào công thức tính.

  • Dung lượng tải trung bình của trang mỗi tháng.
  • Lượng khách hàng truy cập vào trang web trung bình mỗi tháng.
  • Trung bình mỗi người truy cập vào cần bao nhiêu dung lượng.

Công thức tính băng thông Hosting như sau:

Băng thông Web Hosting = Kích thước tải trung bình của trang x Số lượng người truy cập trung bình mỗi tháng x Lượt truy cập trang trung bình của mỗi người.

Ví dụ: trang web có dung lượng tải trung bình cho một trang khoảng 1Mb, lượt truy cập của trang trong một ngày là 100, trung bình mỗi lượt truy cập là 5 trang. Vậy, quy đổi ra sẽ là:

  • 1 ngày = 1Mb x 100 x 5 = 500Mb.
  • 1 tháng = 500 Mb x 30 = 15.000Mb (15Gb).

Vậy kích thước băng thông Hosting tháng được ước chừng là 15Gb.

>> Cách kiểm tra tốc độ hosting

Tầm quan trọng của băng thông đối với chiến lược SEO

Như bạn đã biết, thông số băng thông càng cao thì web sẽ càng hoạt động mượt mà và ổn định ngay cả lưu lượng truy cập tăng đột ngột. Nếu bạn đăng ký dịch vụ băng thông thấp, khi số lượng người dùng truy cập vượt quá giới hạn có thể website sẽ tạm ngừng hoạt động, hoặc người dùng truy cập sau sẽ gặp tình trạng tốc độ load trang chậm.

Băng thông đối với website và SEO

Băng thông mạng lớn giúp tăng tốc độ truy cập internet, đảm bảo các trang web tải nhanh, hiển thị đầy đủ nội dung và hình ảnh. Ngược lại, băng thông hạn chế có thể gây tình trạng trang tải chậm, mất hình ảnh hoặc thậm chí không truy cập được, ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm. Bandwidth không đủ rộng có thể khiến website bị gián đoạn, tải chậm hoặc mất tín hiệu khi có nhiều người truy cập cùng lúc. Điều này làm giảm độ tin cậy và tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp trong mắt khách hàng.

Website thường xuyên bị mất tín hiệu hoặc tốc độ tải trang chậm khiến cho công cụ tìm kiếm như Google, Bing,… đánh giá thấp, dẫn đến thứ hạng tìm kiếm bị giảm. Đây là yếu tố quan trọng mà các doanh nghiệp hay cá nhân cần lưu ý. Việc đầu tư vào băng thông và hosting chất lượng không chỉ giúp khách hàng hài lòng hơn mà còn đảm bảo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh khốc liệt

Chính vì thế, bạn cần phải cân nhắc kỹ dung lượng dữ liệu mà bạn truyền tải trên web, video, hình ảnh, số lượng truy cập,…để chọn lựa băng thông phù hợp với trang web của mình. 

Băng thông ảnh hưởng đến website như thế nào?

Bandwidth hosting là thông số biểu thị lượng dữ liệu được truyền tải giữa website và máy tính của người dùng trong một khoảng thời gian cụ thể. Mức băng thông mà bạn nhận được sẽ phụ thuộc vào gói dịch vụ hosting mà bạn đăng ký từ nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ.

Với những gói web hosting có mức băng thông càng cao thì dung lượng dữ liệu cho phép truyền tải (tải lên hoặc tải xuống) càng lớn. Nếu sử dụng vượt qua giới hạn băng thông, các yêu cầu truy cập website sẽ bị từ chối, dẫn đến gián đoạn truy cập. Do đó, chỉ sở hữu một website chuyên nghiệp là chưa đủ, bạn cần lựa chọn gói hosting có băng thông rộng để đảm bảo người dùng không gặp gián đoạn, ngay cả trong giờ cao điểm với lưu lượng truy cập lớn. Băng thông cao giúp tăng tốc độ tải trang, nâng cao trải nghiệm khách hàng và tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng.
Do đó, việc thuê gói hosting có băng thông phù hợp là yếu tố quan trọng giúp website vận hành mượt mà và hiệu quả, nhất là đối với các trang web có lưu lượng truy cập lớn.

Website cần băng thông bao nhiêu là đủ?

Khi lựa chọn dịch vụ hosting, ngoài băng thông, bạn cần đánh giá kỹ lưỡng các thông số khác để đảm bảo website hoạt động hiệu quả và đáp ứng nhu cầu sử dụng. 

  • Website nhỏ (blog cá nhân, trang giới thiệu cơ bản): Băng thông từ 10-50GB/tháng có thể sẽ phù hợp, vì lượng truy cập và dữ liệu tải xuống thường không cao.
  • Website doanh nghiệp: Nên chọn băng thông tối thiểu 100GB/tháng hoặc không giới hạn để đáp ứng nhu cầu lưu trữ và truy cập ổn định, đặc biệt nếu website có nhiều nội dung đa phương tiện.
  • Website thương mại điện tử: Cần băng thông từ 500GB/tháng hoặc không giới hạn, nhằm hỗ trợ lượng truy cập lớn, đặc biệt trong các sự kiện giảm giá hoặc mùa cao điểm.
  • Chiến dịch bán hàng đặc biệt: Khi triển khai khuyến mãi lớn, cần gói hosting không giới hạn băng thông hoặc có khả năng mở rộng linh hoạt, kèm theo CDN (Content Delivery Network) để tối ưu tốc độ tải trang cho khách hàng ở nhiều khu vực.

Ngoài thông số băng thông ra, khi lựa chọn web hosting cho website, bạn hãy lưu ý thêm những thông số quan trọng dưới đây để đăng ký được dịch vụ lưu trữ phù hợp với nhu cầu.

  • Dung lượng lưu trữ: Đối với website nhỏ, 1-5GB là đủ. Tuy nhiên, với website doanh nghiệp hoặc thương mại điện tử, bạn cần từ 10GB trở lên hoặc lưu trữ SSD không giới hạn để xử lý dữ liệu lớn.
  • Hiệu suất CPU và RAM: Đảm bảo gói hosting có tài nguyên CPU và RAM mạnh mẽ (ví dụ: 2 – 4 CPU Core, RAM từ 4GB trở lên) để xử lý các tác vụ phức tạp và truy cập đồng thời.
  • Hỗ trợ bảo mật: Chọn hosting có chứng chỉ SSL miễn phí, bảo vệ DDoS, và sao lưu dữ liệu tự động định kỳ để đảm bảo an toàn cho thông tin khách hàng và dữ liệu trang web.
  • Uptime: Đảm bảo nhà cung cấp cam kết thời gian uptime từ 99.9% trở lên để tránh tình trạng gián đoạn.
  • Khả năng mở rộng: Hỗ trợ nâng cấp dễ dàng nếu nhu cầu phát triển trong tương lai.

Việc lựa chọn hosting không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo băng thông mà còn cần đánh giá toàn diện các yếu tố trên để phù hợp với từng loại hình website, giúp bạn tối ưu hóa chi phí và hiệu quả vận hành.

Cách kiểm tra tốc độ băng thông đơn giản

Để kiểm tra tốc độ băng thông mạng và hiểu rõ hơn về thông số băng thông trong gói hosting của bạn, đây là một số bước đơn giản và dễ thực hiện:

Kiểm tra tốc độ băng thông của website

Một trong những cách dễ dàng nhất để kiểm tra tốc độ băng thông là sử dụng công cụ trực tuyến. Bạn có thể sử dụng các dịch vụ như Speedtest.net hoặc Pingdom để kiểm tra tốc độ tải trang của website:

Bước 1: Truy cập vào trang web Speedtest.net hoặc Pingdom.
Bước 2: Chọn địa điểm gần nhất để kiểm tra tốc độ.
Bước 3: Nhấn vào nút Go hoặc Start và chờ kết quả.
Bước 4: Xem các thông số như thời gian ping (latency), tốc độ tải lên (upload speed) và tải xuống (download speed). Những chỉ số này sẽ cho bạn biết tốc độ kết nối mạng của bạn và cách website phản hồi với người dùng.

Kiểm tra băng thông trong gói hosting

Thông số về băng thông trong hosting thường được đơn vị cung cấp ghi rõ trong bảng thông số chi tiết gói hosting. Để hiểu rõ hơn về băng thông trong gói hosting của mình, bạn có thể thực hiện các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập vào trang quản lý hosting của bạn (cPanel, Plesk, hoặc bảng điều khiển của nhà cung cấp).
Bước 2: Tìm mục Usage hoặc Bandwidth trong phần thống kê tài nguyên. Tại đây, bạn có thể kiểm tra lượng băng thông đã sử dụng và lượng băng thông còn lại trong tháng.
Bước 3: Nếu bạn thấy lưu lượng băng thông của mình đang vượt quá mức quy định trong gói, hãy liên hệ với nhà cung cấp để nâng cấp hoặc tìm hiểu các gói hosting với băng thông lớn hơn.

Kiểm tra băng thông của máy chủ (server)

Để đảm bảo máy chủ của bạn không bị nghẽn băng thông, bạn có thể kiểm tra băng thông bằng cách sử dụng công cụ SSH (dành cho các máy chủ Linux) hoặc kiểm tra thông qua bảng điều khiển của nhà cung cấp hosting.

Bước 1: Sử dụng SSH để đăng nhập vào máy chủ của bạn.
Bước 2: Gõ lệnh iftop (trên Linux) hoặc sử dụng lệnh tương đương để xem thống kê băng thông của máy chủ.
Bước 3: Theo dõi các kết nối và kiểm tra nếu có bất kỳ hiện tượng tiêu thụ băng thông bất thường nào.

Thực hiện kiểm tra trong các tình huống thực tế

Để hiểu rõ hơn về tác động của băng thông, hãy thử kiểm tra tốc độ tải trang khi có lượng truy cập cao, ví dụ như khi website của bạn có người dùng đồng thời truy cập nhiều.

Bước 1: Mở website của bạn trong nhiều tab hoặc sử dụng công cụ như Loader.io để mô phỏng hàng nghìn lượt truy cập cùng lúc.
Bước 2: Kiểm tra xem website có bị chậm lại hay gặp phải vấn đề về thời gian tải trang không. Điều này sẽ cho bạn thấy rõ ràng liệu gói hosting của bạn có đáp ứng đủ nhu cầu băng thông hay không.

Các vấn đề thường gặp liên quan đến băng thông

Có một số vấn đề phổ biến liên quan đến băng thông mà người dùng và quản trị mạng thường gặp phải. Dưới đây là một vài vấn đề thường gặp cùng các giải pháp để khắc phục mà bạn có thể tham khảo qua.

Bóp băng thông là gì? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Hiện tượng hạn chế băng thông (bandwidth throttling) là quá trình mà nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP) hoặc nhà cung cấp hosting hạn chế tốc độ kết nối internet của bạn sau khi bạn đã sử dụng một lượng băng thông nhất định trong một khoảng thời gian. Điều này có thể xảy ra với các dịch vụ mạng hoặc hosting, khiến tốc độ tải trang, truyền tải dữ liệu hoặc trải nghiệm người dùng giảm đi đáng kể.

Hạn chế băng thông là một cách để các nhà cung cấp dịch vụ đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Một số dịch vụ như streaming video, download file lớn, hoặc các ứng dụng có yêu cầu băng thông cao có thể bị hạn chế nhằm giảm tác động đến các dịch vụ khác hoặc duy trì chất lượng của các dịch vụ quan trọng hơn. Ngoài ra, việc bóp băng thông đôi khi được thực hiện để tiết kiệm tài nguyên của nhà cung cấp, tránh việc sử dụng quá nhiều băng thông trong các môi trường có tài nguyên hạn chế.

Để khắc phục tình trạng bandwidth throttling, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:

  • Liên hệ với ISP hoặc nhà cung cấp hosting: Nếu bạn nghi ngờ rằng băng thông của mình bị hạn chế, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ để xác nhận. Đơn vị sẽ cung cấp thông tin về việc áp dụng hạn chế hoặc thậm chí nâng cấp gói dịch vụ để tránh việc này.
  • Nâng cấp gói cước: Nếu bạn sử dụng một gói có giới hạn băng thông, việc nâng cấp lên một gói cao hơn với băng thông không giới hạn hoặc dung lượng cao hơn có thể giúp bạn tránh bị hạn chế tốc độ.
  • Sử dụng VPN: Một số ISP có thể áp dụng hạn chế băng thông cho các loại dữ liệu cụ thể (ví dụ: streaming hoặc torrenting). Sử dụng VPN có thể giúp mã hóa lưu lượng của bạn và giúp tránh các hạn chế này. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng hiệu quả, vì một số ISP cũng có thể hạn chế lưu lượng VPN.
  • Chuyển sang một nhà cung cấp khác: Nếu hạn chế băng thông đến từ nhà cung cấp hosting, việc chuyển sang một nhà cung cấp hosting khác, cung cấp băng thông không giới hạn hoặc có tính năng tăng tốc băng thông có thể là một giải pháp hiệu quả.
  • Tối ưu hóa website: Nếu bạn gặp phải hiện tượng hạn chế băng thông do lưu lượng truy cập quá tải, hãy tối ưu hóa website bằng cách giảm dung lượng hình ảnh, sử dụng bộ nhớ cache hoặc các công nghệ tối ưu hóa tốc độ như CDN để giảm tải cho máy chủ.

>> Các bước chuyển hosting về MONA Host

Độ trễ băng thông là gì? Làm thế nào để khắc phục hiệu quả

Độ trễ băng thông (bandwidth latency) là khoảng thời gian mà dữ liệu cần để di chuyển từ nguồn (server) đến đích (máy tính của người dùng) trong quá trình truyền tải qua mạng. Độ trễ này được đo bằng mili giây (ms) và có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phản hồi của các ứng dụng hoặc dịch vụ trực tuyến.

Độ trễ cao sẽ làm chậm thời gian tải trang web, ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng, đặc biệt là đối với các website có nhiều hình ảnh hoặc nội dung động. Trong môi trường doanh nghiệp, độ trễ băng thông ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc, đặc biệt là trong các ứng dụng đám mây, hoặc truyền tải dữ liệu lớn.

Hiện tượng độ trễ băng thông có thể xảy ra vì nhiều lý do, có thể kể đến như:

  • Dữ liệu cần phải di chuyển qua một khoảng cách dài, ví dụ từ một server đặt ở nước ngoài, sẽ gặp độ trễ cao hơn so với server gần vị trí người dùng.
  • Nếu mạng đang bị quá tải hoặc gặp sự cố, dữ liệu sẽ mất thời gian lâu hơn để truyền qua, gây ra độ trễ.
  • Các vấn đề liên quan đến router, switch, hoặc phần mềm mạng xảy ra sự cố cũng có thể gây ra độ trễ.

Để khắc phục hiệu quả bandwidth latency và cải thiện trải nghiệm người dùng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Sử dụng Content Delivery Network: CDN giúp giảm độ trễ bằng cách lưu trữ bản sao của dữ liệu tại nhiều máy chủ trên toàn cầu. Khi người dùng yêu cầu truy cập dữ liệu, CDN sẽ chuyển tải dữ liệu từ máy chủ gần nhất, giảm khoảng cách và thời gian truyền tải.
  • Chọn máy chủ gần địa lý người dùng: Thuê máy chủ của bạn ở vị trí gần khách hàng mục tiêu sẽ giúp giảm thời gian di chuyển của dữ liệu, từ đó giảm độ trễ. Các nhà cung cấp hosting lớn thường có các trung tâm dữ liệu ở nhiều khu vực khác nhau để tối ưu hóa băng thông.
  • Cải thiện hạ tầng mạng: Đảm bảo rằng đường truyền mạng của bạn có đủ băng thông và không bị tắc nghẽn. Việc sử dụng các kết nối mạng tốc độ cao, chẳng hạn như kết nối fiber hoặc đường truyền riêng, sẽ giúp giảm độ trễ.
  • Sử dụng nén dữ liệu: Nén dữ liệu trước khi truyền tải giúp giảm kích thước của các gói tin, từ đó giảm thời gian truyền tải và cải thiện độ trễ. Ví dụ, nén hình ảnh, video hoặc dữ liệu văn bản trước khi gửi đi.
  • Sử dụng các giao thức tối ưu hóa băng thông: Các giao thức như QUIC (Quick UDP Internet Connections) thay vì HTTP/1 hoặc HTTP/2 có thể giúp giảm độ trễ trong quá trình giao tiếp giữa máy chủ và người dùng.

Với hiện tượng này, chúng ta cần phải tìm ra đúng nguyên nhân và khắc phục. Riêng với hiện tượng đứt cáp quang sẽ phải đợi nhà mạng xử lý.

Tốc độ internet và băng thông khác nhau như thế nào?

Tốc độ trang và băng thông là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn với nhau, nhưng thực chất chúng có ý nghĩa và cách đo lường khác nhau. Tốc độ trang là tốc độ mà một trang web được tải xuống và hiển thị trên trình duyệt web của bạn. Nó được đo bằng thời gian cần thiết để tải xuống tất cả các thành phần của trang web, bao gồm HTML, CSS, JavaScript, hình ảnh và video. Hai khái niệm này bổ trợ cho nhau và đều quan trọng đối với người sử dụng Internet cũng như các chuyên gia SEO website. Cùng theo dõi bảng so sánh chi tiết giữa tốc độ internet và bandwidth dưới đây nhé.

Yếu Tố Tốc Độ Internet Bandwidth
Khái niệm Tốc độ truyền tải dữ liệu qua mạng Lượng dữ liệu tối đa có thể truyền tải qua mạng trong một khoảng thời gian
Đơn vị đo lường Megabit per second (Mbps) hoặc Gigabit per second (Gbps) Megabit per second (Mbps) hoặc Gigabit per second (Gbps)
Chức năng Đo lường tốc độ tải xuống và tải lên dữ liệu Đo lường dung lượng dữ liệu tối đa có thể truyền tải
Tác động đến người dùng Ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm duyệt web, xem video, tải tài liệu nhanh hay chậm Quy định khả năng xử lý lưu lượng truy cập lớn, nhiều người dùng cùng lúc
Yếu tố ảnh hưởn Khoảng cách tới máy chủ, số lượng người dùng đồng thời, thời tiết Gói dịch vụ ISP cung cấp, loại kết nối mạng, loại cáp
Kiểm tra  Thông qua các dịch vụ kiểm tra tốc độ trực tuyến (speed test) Giám sát và quản lý qua các công cụ giám sát mạng, cấu hình QoS trên router
Mục tiêu Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng bằng cách đảm bảo tốc độ mạng cao nhất có thể Đảm bảo mạng có đủ dung lượng để xử lý lượng truy cập và dữ liệu yêu cầu

Làm thế nào để tăng dung lượng lưu trữ cho băng thông?

Để tăng dung lượng lưu trữ cho băng thông và tăng băng thông cho website hoặc dịch vụ của bạn, bạn cần thực hiện một số bước nhất định, tuỳ thuộc vào nhu cầu và gói dịch vụ mà bạn đang sử dụng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cho người dùng mới bắt đầu:

Thuê web hosting có băng thông không giới hạn hoặc có dung lượng cao

Nếu bạn đang thuê shared hosting, băng thông của bạn sẽ bị giới hạn theo gói dịch vụ. Để tăng băng thông, bạn cần chuyển sang một gói hosting có băng thông lớn hơn hoặc gói băng thông không giới hạn. Các gói hosting khác nhau có các mức băng thông khác nhau, ví dụ:

  • Shared Hosting: Phù hợp cho website nhỏ với lưu lượng truy cập thấp.
  • VPS: Phù hợp cho website có lưu lượng truy cập trung bình đến cao, với băng thông linh hoạt hơn.
  • Dedicated Server: Phù hợp cho website có lưu lượng truy cập rất cao, nơi bạn có toàn quyền kiểm soát tài nguyên.
    Cách làm:

Sử dụng Content Delivery Network

CDN (Mạng phân phối nội dung) là một giải pháp rất hiệu quả để tối ưu hóa băng thông, đặc biệt khi website có nhiều người dùng đến từ các khu vực khác nhau. CDN lưu trữ bản sao của nội dung trên các máy chủ phân tán, giúp giảm tải cho máy chủ gốc và cải thiện tốc độ tải trang.

Tối ưu hóa băng thông bằng nén dữ liệu

Một cách khác để tiết kiệm băng thông là nén dữ liệu trước khi gửi hoặc nhận. Điều này giúp giảm kích thước của các tệp tin (như hình ảnh, video, hoặc tài liệu) và giảm lượng băng thông tiêu thụ.

Để thực hiện nén dữ liệu bạn có thể tham khảo các bước sau:

  • Sử dụng công cụ nén hình ảnh (như TinyPNG) hoặc video (như HandBrake) để giảm dung lượng tệp trước khi tải lên website.
  • Bật tính năng Gzip Compression trong cPanel hoặc sử dụng các công cụ của server để nén dữ liệu trang web và tài nguyên.

Kiểm tra và giảm thiểu lưu lượng không cần thiết

Đôi khi, băng thông bị tiêu thụ bởi các hoạt động không cần thiết, chẳng hạn như bot hoặc tấn công DDoS. Hãy kiểm tra trang web thường xuyên để đảm bảo website không có những truy cập bất thường gây tiêu tốn tài nguyên. Bạn có thể thử các cách sau để kiểm tra và giảm thiểu tài nguyên không cần thiết.

  • Sử dụng tường lửa (firewall) và các công cụ bảo mật để chặn các cuộc tấn công.
  • Sử dụng plugin bảo mật cho website (nếu là WordPress, ví dụ như Wordfence) để hạn chế lưu lượng bất hợp pháp.
  • Kiểm tra các biểu đồ băng thông trong bảng điều khiển hosting để xem có các hoạt động không bình thường nào không

Các vấn đề thường gặp về bandwidth trong web hosting

Việc quản lý Bandwidth hiệu quả là yếu tố quan trọng để đảm bảo website hoạt động mượt mà. Dưới đây là những vấn đề phổ biến mà bạn có thể gặp phải:

  • Bandwidth quá ít (Too Little Bandwidth): Khi băng thông bị hạn chế, các hoạt động như tải trang, tải dữ liệu hoặc sao lưu sẽ mất nhiều thời gian hơn, dẫn đến trải nghiệm người dùng bị ảnh hưởng. Bandwidth ít khiến độ trễ tăng, làm chậm các tác vụ thực hiện trên website. Điều này đặc biệt rõ rệt khi bạn sử dụng các ứng dụng như VoIP, dẫn đến chất lượng âm thanh thấp và mất kết nối. Website dễ bị gián đoạn hoặc từ chối truy cập khi có lượng lớn người dùng, làm giảm độ tin cậy của trang web.
  • Bandwidth quá nhiều (Too Much Bandwidth): Mặc dù băng thông lớn giúp tăng tốc độ truy cập và đảm bảo hoạt động ổn định, việc mua quá nhiều băng thông mà không sử dụng hết sẽ gây lãng phí ngân sách. 
  • Độ trễ (Latency): Độ trễ cao làm giảm khả năng tận dụng tối đa băng thông, dẫn đến giảm tốc độ tải trang và ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý dữ liệu. Đặc biệt với các ứng dụng thời gian thực như streaming hoặc chơi game trực tuyến, độ trễ sẽ khiến trải nghiệm bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

>> Network là gì?

Cách khắc phục các vấn đề về Bandwidth hiệu quả

Khi gặp sự cố về băng thông, việc nhanh chóng xác định nguyên nhân và áp dụng các biện pháp khắc phục là rất quan trọng. Dưới đây là một số cách và công cụ hữu ích để cải thiện hiệu suất mạng và xử lý các vấn đề liên quan đến bandwidth:

  • Ping: Giúp kiểm tra tốc độ gửi và nhận dữ liệu từ máy tính đến một máy chủ cụ thể. Nếu thời gian phản hồi (latency) quá cao, đó có thể là dấu hiệu của vấn đề về mạng hoặc băng thông.
  • Traceroute: Công cụ theo dõi đường dẫn kết nối từ máy tính của bạn đến máy chủ đích, xác định xem có sự cố tại một kết nối cụ thể nào không.
  • Giám sát mạng với PRTG (Paessler Router Traffic Grapher): Cung cấp giao diện đồ họa trực quan để theo dõi lưu lượng mạng. Phân tích dữ liệu mạng để xác định nguồn gây tiêu hao băng thông và giúp hát hiện các sự cố không liên quan đến thiết kế mạng.
  • Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ: Một số vấn đề về băng thông có thể bắt nguồn từ nhà cung cấp dịch vụ. Gặp trường hợp này, bạn hãy liên hệ để yêu cầu hỗ trợ hoặc nâng cấp dịch vụ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất băng thông

Hiệu suất băng thông có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, từ môi trường mạng đến hành động của người dùng. Để đảm bảo website hoạt động mượt mà và không bị gián đoạn, bạn cần theo dõi và kiểm soát việc sử dụng băng thông một cách hợp lý. Dưới đây là một vài yếu tố thường gặp ảnh hưởng đến bandwidth.

 Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của băng thông

  • Nếu website của bạn bị tấn công DDoS lượng băng thông sẽ bị tiêu thụ mạnh mẽ bởi các yêu cầu giả mạo, làm giảm khả năng hoạt động của website. Đảm bảo sử dụng các biện pháp bảo mật như tường lửa hoặc dịch vụ chống DDoS.
  • Việc xem video trực tuyến (YouTube, Netflix) hoặc nghe nhạc trực tuyến (Spotify, Apple Music) có thể tiêu tốn băng thông rất nhanh. Nếu bạn có một website sử dụng video, hãy cân nhắc sử dụng CDN để giảm tải cho máy chủ gốc.
  • Các dịch vụ như streaming video, tải xuống tệp lớn hoặc trò chơi trực tuyến có thể làm tiêu thụ băng thông nhanh chóng.
  • Nếu website của bạn có nhiều người truy cập cùng lúc hoặc lưu lượng truy cập tăng đột ngột, băng thông có thể bị tiêu thụ nhanh chóng, làm giảm tốc độ và ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.
  • Nếu người dùng và máy chủ ở xa nhau, dữ liệu sẽ phải di chuyển qua nhiều điểm trung gian, gây độ trễ và ảnh hưởng đến tốc độ băng thông.
  • Việc nhiều thiết bị trong cùng một mạng sử dụng internet đồng thời có thể làm giảm băng thông. Hạn chế các thiết bị không cần thiết hoặc chia sẻ băng thông hợp lý nếu bạn có nhiều thiết bị kết nối.

Một số câu hỏi về Bandwidth

Dung lượng băng thông bao nhiêu là đủ cho website?

Dung lượng băng thông cần thiết cho website phụ thuộc vào lượng truy cập, loại nội dung, kích thước tệp tin, và tính chất trang web. Bạn có thể ước tính bằng công thức mà MONA Host đã chia sẻ ở đoạn trên. Sử dụng các công cụ như Google Analytics hoặc giám sát hosting để đo lường và chọn gói băng thông có khả năng mở rộng khi cần thiết.

Channel bandwidth là gì?

Channel Bandwidth (Băng thông kênh) là thuật ngữ chỉ dải tần số được sử dụng để truyền tải dữ liệu qua một kênh truyền dẫn, chẳng hạn như kênh sóng vô tuyến, cáp quang, hoặc đường truyền điện tử. Nó biểu thị khả năng truyền tải dữ liệu tối đa của một kênh trong một khoảng thời gian nhất định.

Mỗi công nghệ di động sử dụng các kênh với băng thông khác nhau để truyền dữ liệu (ví dụ: 20 MHz cho 4G, lên đến 100 MHz cho 5G). Còn các chuẩn Wi-Fi (như 802.11ac hoặc 802.11ax) thường hoạt động trên băng thông kênh từ 20 MHz đến 160 MHz.

Mặc dù băng thông kênh lớn hơn thường mang lại tốc độ cao hơn, nhưng nó cũng dễ bị nhiễu hơn và yêu cầu tài nguyên lớn hơn để duy trì ổn định. Do đó, lựa chọn băng thông kênh phù hợp phải cân nhắc cả hiệu suất và tính thực tiễn.

Băng thông wifi là gì?

Băng thông wifi là thuật ngữ chỉ khả năng truyền tải dữ liệu tối đa qua mạng không dây wifi trong một khoảng thời gian nhất định. Nó được đo bằng đơn vị Mbps (Megabit per second) và biểu thị tốc độ tối đa mà thiết bị có thể gửi hoặc nhận dữ liệu qua kết nối wifi

Băng thông càng lớn, tốc độ truy cập internet càng cao, đặc biệt khi có nhiều thiết bị kết nối cùng lúc. Ví dụ như, wifi với băng thông 300 Mbps có thể nhanh hơn so với 150 Mbps

Băng thông 150Mbps là gì?

Băng thông 150Mbps (megabit per second) cho biết khả năng tối đa mà kết nối mạng có thể truyền tải 150 megabit dữ liệu mỗi giây. Với băng thông này, người dùng có thể tải xuống hoặc tải lên các tệp lớn mà không lo lag hoặc gián đoạn, chơi game trực tuyến mượt mà và xem video chất lượng cao (Full HD hoặc thậm chí 4K).

Kết nối 150Mbps là lựa chọn phù hợp cho hầu hết nhu cầu sử dụng thông thường, nhưng nên cân nhắc nâng cấp nếu có nhiều người dùng hoặc thiết bị cùng lúc.

Hy vọng bài viết trên đây của MONA Host giúp bạn đọc hiểu hơn về băng thông mạng, đồng thời cũng biết được công thức để có thể tính băng thông Hosting. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng và phát triển website của cá nhân, doanh nghiệp mình. Nếu bạn đang tìm gói hosting phù hợp hay liên hệ với MONA Host để được đội ngũ chúng tôi tư vấn miễn phí cho bạn nhé.

Kết nối với mình qua

Mình là Võ Nguyên Thoại, hiện tại đang là Co-founder và CTO của MONA Host - công ty chuyên cung cấp các dịch vụ cloud hosting, vps và hạ tầng thuộc phân khúc cao cấp tại thị trường Việt Nam, đồng thời cũng là Group CTO của The MONA, công ty chủ quản của MONA Media, MONA Software và MONA Host, với hệ sinh thái đầy đủ và hoàn chỉnh để phát triển doanh nghiệp trên môi trường internet.

Với kinh nghiệm làm việc chuyên sâu hơn 15 năm trong lĩnh vực CNTT, trải dài từ mảng hạ tầng, hệ thống, phát triển phần mềm và devops, Thoại mong muốn đóng góp các kinh nghiệm và kiến thức của mình tại Mona để xây dựng một hạ tầng CNTT với các trải nghiệm mới, cao cấp hơn, mượt mà hơn, tin cậy hơn và xoá bỏ khoảng cách giữa các doanh nghiệp và công cuộc chuyển đổi số với đội ngũ chuyên viên kỹ thuật cao luôn hỗ trợ khách hàng 24/7.

Hy vọng với những kiến thức, hiểu biết Thoại chia sẻ sẽ hữu ích đến các bạn độc giả quan tâm!

Bài viết liên quan

CCU Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Cần Biết Về CCU
21 Tháng Một, 2025
CCU Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Cần Biết Về CCU
Hiệu suất và sự ổn định của một nền tảng trực tuyến phụ thuộc rất nhiều vào khả năng xử lý đồng thời lượng người dùng truy cập. Để đo lường yếu tố này, người ta sử dụng chỉ số CCU. Nếu bạn chưa hiểu rõ CCU là gì, hãy theo dõi nội dung tiếp...

MONA.Host

PHPMyAdmin Là Gì? Các Bước Cài Đặt PHPMyAdmin Chi Tiết
17 Tháng Một, 2025
PHPMyAdmin Là Gì? Các Bước Cài Đặt PHPMyAdmin Chi Tiết
PHPMyAdmin được biết đến là một công cụ quản lý cơ sở dữ liệu MySQL phổ biến, hỗ trợ trên hầu hết các hệ điều hành. Với giao diện web trực quan và thân thiện, người dùng dễ dàng nhập, xuất và thao tác với dữ liệu theo nhiều định dạng khác nhau. Để có...

MONA.Host

Giao Thức UDP Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Ứng Dụng Của UDP
10 Tháng Một, 2025
Giao Thức UDP Là Gì? Ưu Nhược Điểm Và Ứng Dụng Của UDP
User Datagram Protocol (UDP) là một trong hai giao thức chính để truyền dữ liệu qua mạng Internet, cùng với TCP (Transmission Control Protocol). Trong bài viết này, MONA Host sẽ chia sẻ chi tiết về UDP là gì, các đặc điểm nổi bật và ứng dụng thực tế của giao thức này mang lại...

Võ Nguyên Thoại

Lỗi 405 Not Allowed Là Gì? Cách Khắc Phục Lỗi HTTP Error 405
17 Tháng Mười Hai, 2024
Lỗi 405 Not Allowed Là Gì? Cách Khắc Phục Lỗi HTTP Error 405
Lỗi 405 là một trong những lỗi phổ biến thường gặp và gây trở ngại cho quá trình trải nghiệm internet của người dùng. “HTTP verb used to access this page is not allowed” mã trạng thái HTTP phản ánh rằng máy chủ đã nhận được yêu cầu nhưng từ chối xử lý vì phương...

Võ Nguyên Thoại

Lỗi 522 Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Error 522
16 Tháng Mười Hai, 2024
Lỗi 522 Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Error 522
Lỗi 522 là lỗi thường gặp khi truy cập website và làm gián đoạn kết nối giữa máy chủ và trình duyệt. Khi xảy ra lỗi này, trang website sẽ không tải được và hiển thị thông báo “Connection Timed Out”. Vậy cụ thể lỗi 522 là gì? Khắc phục lỗi Error 522 như thế...

Võ Nguyên Thoại

Cơ Chế Bảo Mật HSTS Là Gì? Cài Đặt HSTS Cho Nginx Chi Tiết
16 Tháng Mười Hai, 2024
Cơ Chế Bảo Mật HSTS Là Gì? Cài Đặt HSTS Cho Nginx Chi Tiết
Nhằm tăng cường bảo mật thông tin, áp dụng các giao thức an toàn là yêu cầu thiết yếu để bảo vệ thông tin quan trọng của người dùng và dữ liệu trực tuyến của cá nhân hay doanh nghiệp. Một trong những giải pháp bảo mật được áp dụng phổ biến hiện nay là...

Võ Nguyên Thoại

Lỗi 400 Là Gì? Cách Khắc Phục error 400 Bad Request Hiệu Quả
13 Tháng Mười Hai, 2024
Lỗi 400 Là Gì? Cách Khắc Phục Error 400 Bad Request Hiệu Quả
Lỗi 400 là gì? Bạn đã bao giờ gặp phải thông báo "400 Bad Request" hoặc "HTTP Error 400 Bad Request" khi truy cập một trang web nào đó chưa? Đây là một lỗi khá phổ biến, gây gián đoạn và ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng khi truy cập vào website của...

Võ Nguyên Thoại

Ổ Cứng NAS Là Gì? Khác Biệt Giữa NAS, SAN, Cloud Và DAS
11 Tháng Mười Hai, 2024
Ổ Cứng NAS Là Gì? Khác Biệt Giữa NAS, SAN, Cloud Và DAS
Trong thời đại công nghệ 4.0 bùng nổ như hiện nay thì nhu cầu lưu trữ dữ liệu và chia sẻ dữ liệu an toàn là mối quan tâm hàng đầu của người dùng. Bên cạnh những phương thức lưu trữ dữ liệu phổ biến như USB, ổ cứng di động,...thì thiết bị lưu trữ...

Võ Nguyên Thoại

Let’s Encrypt Là Gì? Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Tạo Let’s Encrypt SSL
09 Tháng Mười Hai, 2024
Let’s Encrypt Là Gì? Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Tạo Let’s Encrypt SSL
Let’s Encrypt là một cơ quan cấp chứng chỉ SSL/TLS miễn phí được nhiều cá nhân và doanh nghiệp sử dụng, nhằm mục đích thúc đẩy quá trình truyền tải dữ liệu trên Internet an toàn và hiệu quả hơn. Được thành lập bởi Internet Security Research Group (ISRG), Let’s Encrypt mang đến giải pháp...

MONA.Host

IDS Là Gì? Khác Biệt Giữa IDS, IPS và Tường Lửa Chi Tiết
04 Tháng Mười Hai, 2024
IDS Là Gì? Khác Biệt Giữa IDS, IPS và Tường Lửa Chi Tiết
Trước bối cảnh công nghệ 4.0 ngày càng phát triển, song song với nhiều lợi ích vượt trội mà nền tảng số mang lại thì đây cũng là môi trường màu mỡ đối với những kẻ hacker đang nhắm đến hàng triệu website hay dữ liệu được lưu trữ trên internet. Để bảo vệ hệ...

Võ Nguyên Thoại

SaaS Là Gì? Tất Tần Tật Điều Cần Biết Về Software as a Service
04 Tháng Mười Hai, 2024
SaaS Là Gì? Tất Tần Tật Điều Cần Biết Về Software as a Service
Trong thời kỳ công nghệ 4.0 bùng nổ, các phần mềm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tối ưu hóa hoạt động doanh nghiệp. Trong số đó có thể kể đến như phần mềm trên nền tảng đám mây SaaS được ứng dụng rộng rãi nhờ tính năng mở rộng và tiện ích...

Võ Nguyên Thoại

PaaS Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa IaaS, SaaS Và PaaS Chi Tiết
04 Tháng Mười Hai, 2024
PaaS Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa IaaS, SaaS Và PaaS Chi Tiết
Trong bối cảnh công nghệ phát triển không ngừng, PaaS trở thành giải pháp đáng chú ý đối với các nhà phát triển phần mềm và doanh nghiệp. PaaS không đơn thuần là một mô hình dịch vụ đám mây, mà là nền tảng toàn diện cho giúp cho quá trình phát triển, triển khai...

Võ Nguyên Thoại

Nhận các thông báo mới từ MONA.Host?

Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi

    Email
    Họ tên