Cyber Attack là một thuật ngữ đang ngày càng được nhắc đến nhiều trong các báo cáo an ninh mạng. Loại tấn công này không chỉ ảnh hưởng đến các tổ chức lớn mà còn là mối đe dọa tiềm tàng đối với thông tin mọi người dùng cá nhân trên Internet. Vì vậy, MONA Host sẽ cùng bạn khám phá chi tiết khái niệm Cyber Attack là gì, các xu hướng tấn công mạng nổi bật hiện nay và tìm hiểu các biện pháp hiệu quả để ngăn chặn chúng ngay trong bài viết dưới đây.

Cyber Attack là gì?

Cyber Attack, tiếng Việt nghĩa là tấn công mạng hay tấn công không gian mạng, là hình thức tấn công do các tội phạm công nghệ cao (cyber criminals) thực hiện. Chúng thường sử dụng một hoặc nhiều thiết bị để xâm nhập vào hạ tầng mạng, hệ thống máy tính hay cơ sở dữ liệu,… thông qua mạng Internet. Mục đích của các cuộc tấn công này là làm tê liệt hệ thống, đánh cắp dữ liệu, lợi dụng tài nguyên hoặc thậm chí biến máy bị tấn công thành công cụ để khởi động các cuộc tấn công tiếp theo.

Cyber Attack là gì?

Hiện nay, các cyber criminals thường sử dụng nhiều phương thức khác nhau để thực hiện Cyber Attack, trong đó các kỹ thuật như malware (phần mềm độc hại), tấn công lệnh, phishing (lừa đảo qua email), ransomware (phần mềm tống tiền) hay DDoS (tấn công từ chối dịch vụ phân tán) là các kiểu tấn công phổ biến nhất.

Mục đích của Cyber Attack là gì?

Cyber Attack không chỉ gây thiệt hại về tài chính mà còn đe dọa đến an ninh thông tin, xâm phạm quyền riêng tư và gây tổn thất đến uy tín cho nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Có không ít động cơ khiến các hacker lại quyết định triển khai những cuộc tấn công mạng như:

Mục đích của Cyber Attack là gì?
  • Lợi ích tài chính: Đây được xem là một trong những động cơ chính cho các cuộc tấn công mạng. Những cuộc tấn công này thường tốn ít chi phí triển khai nhưng giá trị mà hacker thu về cực kỳ cao. Ví dụ: chi phí trung bình của một vụ tấn công dữ liệu ước tính có thể lên đến 3,86 triệu USD theo báo cáo của Ponemon Institute và IBM.
  • Dữ liệu kinh doanh: Cyber-criminal sử dụng các kỹ thuật như phishing để đánh cắp thông tin đăng nhập của người dùng, xâm nhập vào mạng lưới và truy cập vào các dữ liệu kinh doanh nhạy cảm của doanh nghiệp với mục đích đòi tiền chuộc.
  • Các cuộc tấn công mạng do nhà nước bảo trợ: Nhiều cuộc tấn công mạng xuất phát từ động cơ chính trị và được hậu thuẫn bởi nhà nước. Điển hình là Nga từng tấn công lưới điện của Ukraine vào năm 2016, và nhóm APT33 của Iran cũng thực hiện những cuộc tấn công tương tự, làm gia tăng xung đột trong không gian mạng.
  • Hacktivism: Một số hacker tấn công mạng nhằm nâng cao nhận thức chính trị (còn được gọi là hacktivism), như Anonymous và WikiLeaks, thường nhắm vào các chính phủ và tổ chức lớn để chống lại kiểm duyệt và sự kiểm soát của họ.
  • Động cơ cá nhân: Các đối tượng tấn công này đa phần là những nhân viên bất mãn hoặc đã nghỉ việc, muốn gây hại cho tổ chức hoặc kiếm lợi từ việc bán dữ liệu nhạy cảm.
  • Hacker mũ trắng: Ngoài ra, một số hacker tấn công chỉ để mua vui, thách thức hay tò mò về hệ thống bảo mật hoặc với mục đích giúp tổ chức cải thiện an ninh mạng. Dù không có ý định xấu nhưng đôi khi tin tặc mũ trắng vẫn có thể gây thiệt hại cho hệ thống.

Ngoài ra, mục tiêu của những cuộc tấn công này còn có thể phức tạp và nguy hiểm hơn, như cạnh tranh không lành mạnh, phá hoại kinh tế, an ninh quốc gia, hoặc tấn công các tổ chức tôn giáo. Đôi khi, một số hacker còn thực hiện các cuộc tấn công mạng chỉ để giải trí hoặc thử thách bản thân.

Đối tượng của Cyber Attack là những ai?

Đối tượng tấn công của Cyber Attack có thể là bất cứ ai, từ doanh nghiệp, tổ chức chính phủ và phi chính phủ, cá nhân, đến cả cơ quan nhà nước hoặc quốc gia. Tuy nhiên, trong số đó, đối tượng doanh nghiệp thường là mục tiêu tấn công chính của tội phạm mạng. Nguyên nhân chủ yếu là vì lợi nhuận, trục lợi bất chính, hiển thị quảng cáo kiếm tiền, tống tiền doanh nghiệp, hoặc gây thiệt hại cho hệ thống và dữ liệu.

Thực trạng Cyber Attack diễn ra hiện nay

Hiên nay các hacker và tội phạm mạng liên tục phát triển các Cyber Attack types mới, làm cho công việc bảo vệ thông tin trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc nâng cao nhận thức và chuẩn bị tốt hơn cho các biện pháp an ninh mạng để bảo vệ dữ liệu và hệ thống tối ưu hơn.

Thực trạng Cyber Attack diễn ra hiện nay

SolarWinds Sunburst Attack

Hiện tại, thế giới đang đối diện với làn sóng tấn công mạng thế hệ thứ năm, với tính chất đa chiều và mức độ phức tạp chưa từng thấy. Một trong những cuộc tấn công đáng chú ý nhất là Sunburst với mức độ tinh vi cao và nghiêm trọng nhất từ trước đến nay.

Các tin tặc đã cài cắm một backdoor vào các bản cập nhật phần mềm của SolarWinds, mở đường cho cuộc tấn công Sunburst. Hơn 18.000 doanh nghiệp và cơ quan chính phủ Hoa Kỳ đã vô tình tải xuống các tệp Trojan ẩn trong các bản cập nhật này. Nhờ đó, tin tặc đã có thể sử dụng backdoor này để theo dõi và truy cập vào dữ liệu của các tổ chức bị tấn công.

Ransomware Attack

Trong những năm gần đây, các cuộc tấn công ransomware đang có dấu hiệu quay trở lại và phát triển mạnh mẽ. Các cơ quan chính phủ ở cấp địa phương và tiểu bang nhỏ đã trở thành mục tiêu của ransomware. Sự phát triển của chuyển đổi số đang dần làm mờ ranh giới của các mạng truyền thống.

Cùng với đó, sự gia tăng của các dịch vụ điện toán đám mây và sự phổ biến của điện thoại di động, không gian tấn công của tin tặc ngày càng mở rộng. Theo Check Point Research, số lượng tấn công ransomware hàng ngày trong quý 3 năm 2020 đã tăng hơn 50% so với nửa đầu năm. Đặc biệt, ngành y tế là lĩnh vực phải chịu nhiều cuộc tấn công nhất.

Xu hướng của Cyber Attack là gì?

Các tổ chức, doanh nghiệp, và cá nhân đều phải đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng từ Cyber Attack types. Những phương thức tấn công mới liên tục xuất hiện, từ ransomware đến các cuộc tấn công DDoS quy mô lớn, khiến cho việc bảo vệ an ninh mạng trở nên thách thức hơn bao giờ hết.

Xu hướng của Cyber Attack là gì?

Tấn công bằng phần mềm độc hại (Malware attack)

Tấn công bằng phần mềm độc hại (malware) đang trở thành một trong những mối nguy hiểm phổ biến nhất hiện nay. Malware có thể bao gồm nhiều loại khác nhau như spyware (phần mềm gián điệp), ransomware (mã độc tống tiền), virus và worm (phần mềm độc hại có khả năng tự lây lan).

Tin tặc thường lợi dụng các lỗ hổng bảo mật để thực hiện các cuộc tấn công, hoặc dụ dỗ người dùng nhấp vào liên kết hoặc email giả mạo (phishing mail) để cài đặt phần mềm độc hại vào hệ thống. Khi đã xâm nhập thành công, malware có thể:

  • Ngăn chặn người dùng truy cập vào các tập tin hoặc thư mục quan trọng (ransomware).
  • Cài đặt thêm nhiều phần mềm độc hại.
  • Theo dõi và đánh cắp dữ liệu cá nhân của người dùng (spyware).
  • Gây hư hại cho phần mềm và phần cứng, làm gián đoạn hoạt động của hệ thống.

Tấn công vào chuỗi cung ứng phần mềm

Trong các cuộc tấn công vào chuỗi cung ứng phần mềm, hacker thường cài mã độc vào phần mềm bằng cách chỉnh sửa hoặc lây nhiễm vào các block mà phần mềm dựa vào. Giống như chuỗi vật lý, sức mạnh của chuỗi cung ứng phần mềm cũng phụ thuộc vào mức độ liên kết giữa các block.

Có hai hình thức tấn công chuỗi cung ứng phần mềm chính hiện nay. Loại đầu tiên là tấn công mục tiêu cụ thể, nơi hacker sẽ khảo sát danh sách nhà cung cấp của mục tiêu và tìm kiếm điểm yếu để xâm nhập. Ví dụ điển hình là vụ tấn công ShadowHammer, trong đó hacker đã nhúng mã độc vào tiện ích ASUS Live Update, từ đó có thể cài đặt backdoor trên hàng triệu máy tính từ xa.

Loại thứ hai là các cuộc tấn công nhằm vào chuỗi cung ứng với mục tiêu ảnh hưởng đến càng nhiều người dùng càng tốt bằng cách tìm một liên kết yếu có phạm vi phân phối rộng. Một ví dụ là cuộc tấn công vào PrismWeb – một nền tảng thương mại điện tử. Hacker đã chèn một script vào các thư viện JavaScript được sử dụng bởi các cửa hàng trực tuyến, gây ảnh hưởng đến hơn 200 cửa hàng trực tuyến của các trường đại học ở Bắc Mỹ.

Tấn công giả mạo (Phishing attack)

Phishing là một phương pháp tấn công mạng khá phổ biến và là một trong những mối nguy hiểm nghiêm trọng nhất đối với an ninh mạng hiện nay. Với sự tiến bộ trong các kỹ thuật tấn công, tin tặc ngày càng dễ dàng hơn trong việc vượt qua các hệ thống bảo mật email.

Tấn công giả mạo (Phishing attack)

Theo đó, có hai dạng lừa đảo được sử dụng nhiều hiện nay là sextortion scam và Business Email Compromise (BEC), theo báo cáo của Check Point. Những loại scam này không nhất thiết phải kèm theo tệp đính kèm hay liên kết độc hại, vì vậy chúng có thể khó bị phát hiện hơn.

Email lừa đảo thường sử dụng các kỹ thuật tinh vi như mã hóa email, hình ảnh mã hóa, và các đoạn mã phức tạp kết hợp với ký tự HTML để qua mặt các bộ lọc chống spam. Ngoài ra, việc cá nhân hóa nội dung email cũng là một chiến lược của tin tặc nhằm đánh lừa người dùng và tránh bị phát hiện.

Tấn công trung gian (Man-in-the-middle attack)

Tấn công trung gian (MitM), còn được biết đến là tấn công nghe lén, là một hình thức tấn công mạng khi kẻ tấn công xâm nhập vào quá trình giao tiếp giữa hai bên mà không bị phát hiện. Khi đã xâm nhập thành công, kẻ tấn công có khả năng đánh cắp thông tin hoặc thay đổi nội dung giao dịch. Loại hình tấn công này thường xảy ra trong các tình huống sau:

  • Khi nạn nhân kết nối với mạng Wifi công cộng không bảo mật, kẻ tấn công có thể “chen” giữa vào thiết bị của nạn nhân và mạng Wifi. Kết quả là thông tin mà nạn nhân gửi đi có thể bị kẻ tấn công thu thập.
  • Nếu thiết bị của nạn nhân bị lây nhiễm phần mềm độc hại, kẻ tấn công có thể dễ dàng xem xét và điều chỉnh dữ liệu của nạn nhân từ xa.

Tấn công DoS và DDoS

Tấn công từ chối dịch vụ, hay DoS (Denial of Service), là một phương thức mà tin tặc sử dụng để làm “sập” tạm thời một hệ thống, máy chủ, hoặc mạng nội bộ. Cách thực hiện thường là tạo ra một lượng yêu cầu hoặc traffic khổng lồ trong một khoảng thời gian ngắn, dẫn đến việc hệ thống bị quá tải và không còn khả năng đáp ứng, khiến người dùng không thể truy cập web trong thời gian tấn công.

Tấn công DoS và DDoS

Một phiên bản nâng cao khác của DoS là DDoS (Distributed Denial of Service). Đối với hình thức tấn công này, tin tặc không chỉ công kích từ một nguồn duy nhất mà sử dụng một mạng lưới các máy tính (botnet) để triển khai. Điều đáng lo ngại là các máy tính trong botnet thường không hay biết rằng chúng đang bị lợi dụng để tham gia vào cuộc tấn công này.

Tấn công cơ sở dữ liệu (SQL injection)

Với kiểu xâm nhập cơ sở dữ liệu, tin tặc sẽ cài đặt một đoạn mã độc vào server thông qua ngôn ngữ truy vấn cấu trúc (SQL) để khai thác và thu thập những thông tin nhạy cảm mà đáng lẽ không nên được công khai. Tấn công SQL injection này thường xảy ra khi có lỗ hổng trên website. Đôi khi, chỉ cần tin tặc chèn mã độc vào ô tìm kiếm của trang web là đã có thể thực hiện tấn công, gây nguy hiểm cho hệ thống và làm lộ thông tin quan trọng.

Khai thác lỗ hổng Zero-day

Lỗ hổng Zero-day là những điểm yếu bảo mật chưa được công bố công khai, chưa được các nhà cung cấp phần mềm phát hiện và chưa có bản vá sửa lỗi. Do đó, việc khai thác những lỗ hổng này trở nên cực kỳ nguy hiểm và khó dự đoán, có thể dẫn đến hậu quả gây thiệt hại nghiêm trọng cho cả người dùng và nhà phát triển phần mềm.

DNS Tunneling

DNS tunneling là một kỹ thuật mã hóa dữ liệu hoặc lệnh bằng cách gửi và nhận qua các truy vấn DNS, qua đó biến giao thức DNS thành một kênh truyền thông ẩn. Kẻ tấn công có thể lợi dụng DNS tunneling để theo dõi việc mở email lừa đảo và nhấp vào liên kết độc hại, đồng thời kẻ gian thực hiện hành vi quét mạng nhằm phát hiện các lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn để triển khai mã hoá.

Tấn công vào cloud

Với sự phổ biến ngày càng tăng của môi trường đám mây (Cloud), những cuộc tấn công vào các tài nguyên và dữ liệu trên nền tảng này đang trở thành mối lo ngại lớn của người dùng. Sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ đám mây đi kèm với những nguy cơ về việc quản lý tài nguyên không đúng cách hoặc cấu hình sai có thể tạo ra những lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng.

Nếu thông tin xác thực bị cấu hình sai hoặc bị rò rỉ, tin tặc có thể khai thác những điểm yếu này để xâm nhập vào hệ thống đám mây, gây nguy hiểm cho dữ liệu và tài nguyên của bạn.

Tấn công thiết bị di động

Hiện nay, xu hướng tấn công mạng đang chuyển hướng mạnh mẽ sang các thiết bị di động. Các hacker ngày càng tinh vi hơn khi áp dụng các kỹ thuật tấn công vào thế giới di động. Sự gia tăng của phần mềm độc hại liên quan đến ngân hàng (banking malware) đã tăng hơn 50% so với năm 2018.

Tấn công thiết bị di động

Sự phổ biến ngày càng cao của các ứng dụng ngân hàng trên di động tạo điều kiện thuận lợi cho các phần mềm độc hại này tấn công, dẫn đến việc đánh cắp thông tin thanh toán, dữ liệu đăng nhập, và thậm chí là quỹ tài khoản ngân hàng của người dùng.

Giải pháp phòng tránh Cyber Attack

Mỗi ngày, hàng triệu cuộc tấn công mạng xảy ra, từ việc đánh cắp dữ liệu nhạy cảm đến phá hoại hệ thống, khiến các cá nhân cho đến tổ chức phải đối mặt với nguy cơ lớn về tài chính và uy tín. Để ứng phó hiệu quả, việc áp dụng các giải pháp ngăn chặn Cyber Attack là cực kỳ cần thiết.

Giải pháp phòng tránh Cyber Attack

Đối với cá nhân

Có thể thấy, các mối đe dọa từ hacker và phần mềm độc hại có thủ thuật ngày một tinh vi hơn, đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của các thông tin cá nhân của người dùng hiện nay. Do đó, để đối phó hiệu quả với các nguy cơ này, việc áp dụng kịp thời những giải pháp phòng dưới đây là rất quan trọng.

  • Sử dụng mật khẩu mạnh và bảo mật: Đặt mật khẩu phức tạp và kích hoạt tính năng bảo mật hai lớp (2FA) để tăng cường bảo vệ tài khoản cá nhân của bạn.
  • Tránh sử dụng mạng Wifi công cộng: Hạn chế kết nối với các điểm Wifi công cộng, vì chúng có thể không an toàn và dễ bị tấn công.
  • Đừng dùng phần mềm crack: Tránh cài đặt các phần mềm bẻ khóa, vì nguy cơ chúng chứa phần mềm độc hại hoặc virus cực kỳ cao.
  • Cập nhật phần mềm thường xuyên: Luôn duy trì các phần mềm và hệ điều hành của bạn ở phiên bản mới nhất để bảo vệ khỏi các lỗ hổng bảo mật.
  • Cẩn thận với email: Kiểm tra kỹ tên người gửi và nội dung email để tránh bị lừa đảo. Không nhấp vào các liên kết hoặc tải xuống các tệp không rõ nguồn gốc.
  • Giảm thiểu sử dụng thiết bị ngoại vi: Hạn chế sử dụng các thiết bị như USB hoặc ổ cứng từ bên ngoài để tránh nguy cơ lây nhiễm virus.
  • Sử dụng phần mềm diệt virus: Setup và duy trì một phần mềm diệt virus đáng tin cậy để bảo vệ hệ thống mạng và máy tính của bạn khỏi các mối đe dọa mạng thường trực.

Đối với tổ chức, doanh nghiệp

Trong bối cảnh an ninh mạng phức tạp như hiện nay, các công ty cần chủ động lên kế hoạch và đưa ra những quyết định sáng suốt trong việc bảo vệ dữ liệu và hệ thống của doanh nghiệp. Để tránh không nằm trong tầm ngắm của các cuộc tấn công, các doanh nghiệp cần hiểu rõ về những nguy cơ tiềm ẩn của Cyber Attack và áp dụng một số biện pháp phòng ngừa dưới đây:

  • Xây dựng chính sách bảo mật rõ ràng: Đảm bảo các điều khoản bảo mật trong chính sách được trình bày minh bạch và dễ hiểu cho mọi thành viên trong tổ chức.
  • Chọn phần mềm và đối tác cẩn thận: Lựa chọn những nhà cung cấp phần mềm và dịch vụ có uy tín, cam kết bảo mật và thường xuyên cập nhật các bản vá bảo mật.
  • Tránh sử dụng phần mềm crack: Không sử dụng các phần mềm không chính thức hoặc crack, vì chúng có thể tiềm ẩn rủi ro bảo mật nghiêm trọng.
  • Cập nhật phần mềm và firmware: Đảm bảo rằng tất cả các phần mềm và firmware đều được cập nhật lên phiên bản mới nhất để bảo vệ trước các lỗ hổng bảo mật.
  • Sử dụng dịch vụ đám mây uy tín: Lựa chọn các dịch vụ đám mây đáng tin cậy cho việc lưu trữ dữ liệu để đảm bảo tính bảo mật và độ tin cậy cao.
  • Đánh giá bảo mật toàn diện: Xây dựng một chiến lược an ninh mạng tổng thể, bao gồm bảo mật website, hệ thống máy chủ, mạng nội bộ, CRM, IoT và hệ thống CNTT.
  • Đào tạo nhân viên: Tổ chức các buổi đào tạo để nâng cao kiến thức về an toàn internet cho nhân viên, giúp họ nhận thức rõ hơn về các nguy cơ và cách phòng tránh.

Cyber Attack không ngừng biến hóa với nhiều hình thức ngày càng tinh vi, đòi hỏi bạn phải luôn nhận thức rõ các xu hướng tấn công mạng và áp dụng các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Việc này không chỉ giúp bảo vệ dữ liệu cá nhân và tổ chức mà còn xây dựng một môi trường mạng an toàn hơn cho tất cả mọi người. Hiểu rõ về Cyber Attack là gì chính là bước đầu tiên để bảo vệ dữ liệu khỏi những nguy cơ tiềm ẩn trong thế giới số hoá.

Kết nối với mình qua

Mình là Võ Nguyên Thoại, hiện tại đang là Co-founder và CTO của MONA Host - công ty chuyên cung cấp các dịch vụ cloud hosting, vps và hạ tầng thuộc phân khúc cao cấp tại thị trường Việt Nam, đồng thời cũng là Group CTO của The MONA, công ty chủ quản của MONA Media, MONA Software và MONA Host, với hệ sinh thái đầy đủ và hoàn chỉnh để phát triển doanh nghiệp trên môi trường internet.

Với kinh nghiệm làm việc chuyên sâu hơn 15 năm trong lĩnh vực CNTT, trải dài từ mảng hạ tầng, hệ thống, phát triển phần mềm và devops, Thoại mong muốn đóng góp các kinh nghiệm và kiến thức của mình tại Mona để xây dựng một hạ tầng CNTT với các trải nghiệm mới, cao cấp hơn, mượt mà hơn, tin cậy hơn và xoá bỏ khoảng cách giữa các doanh nghiệp và công cuộc chuyển đổi số với đội ngũ chuyên viên kỹ thuật cao luôn hỗ trợ khách hàng 24/7.

Hy vọng với những kiến thức, hiểu biết Thoại chia sẻ sẽ hữu ích đến các bạn độc giả quan tâm!

Bài viết liên quan

Edge Computing Là Gì? Tổng Quan Về Mô Hình Điện Toán Biên
15 Tháng Mười, 2024
Edge Computing Là Gì? Tổng Quan Về Mô Hình Điện Toán Biên
Sự bùng nổ của Internet of Things tạo ra lượng dữ liệu khổng lồ làm cho hệ thống xử lý dữ liệu truyền thống phải đối mặt với nhiều thách thức khi xử lý và quản lý dữ liệu. Mô hình điện toán biên (Edge Computing) được phát triển như một giải pháp tối ưu...

Võ Nguyên Thoại

TLD Là Gì? Mục Đích Và Ý Nghĩa Của Top Level Domain Phổ Biến
14 Tháng Mười, 2024
Top Level Domain Là Gì? Mục Đích Và Ý Nghĩa Của TLD Phổ Biến
Các đuôi tên miền phổ biến như .com, .vn, hay .org chính là các phần mở rộng của tên miền, hay còn gọi là TLD, viết tắt của từ Top-Level Domain (tên miền cấp cao). TLD là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu trực tuyến, cải thiện khả...

Võ Nguyên Thoại

So Sánh IPv4 Và IPv6: Địa chỉ IPv4 vs Địa Chỉ IPv6 Cái Nào Nhanh Hơn?
10 Tháng Mười, 2024
So Sánh IPv4 Và IPv6: Địa chỉ IPv4 vs Địa Chỉ IPv6 Cái Nào Nhanh Hơn?
IPv4 và IPv6 đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và phân phối dữ liệu giữa các thiết bị trên mạng. Vậy thì thực chất IPv4 là gì và IPv6 là gì?. Ngay trong bài viết này, hãy cùng MONA Host tìm hiểu hai khái niệm này và những điểm khác biệt rõ...

Võ Nguyên Thoại

Mạng LAN
09 Tháng Mười, 2024
Mạng LAN là gì? Công dụng và ứng dụng của mạng LAN
Internet ngày càng phát triển được sử dụng phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong đời sống hiện đại ngày nay. Mạng máy tính có nhiều mô hình khác nhau như WAN, LAN, MAN,...Trong số đó mạng LAN là mô hình mạng rộng rãi được dùng để kết nối các thiết bị trong...

Võ Nguyên Thoại

Thời Gian Downtime Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Downtime Hiệu Quả
05 Tháng Mười, 2024
Downtime là gì? Cách khắc phục thời gian Downtime hiệu quả
Bất cứ website nào cũng có thể gặp phải tình trạng "downtime". Đây là khoảng thời gian mà website ngừng hoạt động khiến người dùng không thể truy cập được. Mặc dù tình trạng downtime chỉ diễn ra trong một khoảng ngắn nhưng có thể gây ra những hậu quả đáng kể cho doanh nghiệp....

Võ Nguyên Thoại

XSS Là Gì? Cách Kiểm Tra Và Ngăn Chặn Tấn Công XSS
04 Tháng Mười, 2024
XSS là gì? Cách kiểm tra và ngăn chặn tấn công XSS
XSS là một lỗ hổng bảo mật phổ biến trên ứng dụng web, đây là hình thức tấn công chèn mã độc vào website của người dùng thông qua trang web khác. Cross site scripting không chỉ làm rò rỉ thông tin cá nhân mà kẻ tấn công còn lợi dụng nhằm chiếm đoạt quyền...

Võ Nguyên Thoại

Tìm hiểu Ubuntu là gì
03 Tháng Mười, 2024
Ubuntu là gì? Đặc điểm và cách sử dụng hệ điều hành Ubuntu
Với sự đa dạng trong ứng dụng và khả năng tùy biến cao, hệ điều hành mã nguồn mở Ubuntu đã trở thành lựa chọn hàng đầu được nhiều người sử dụng. Vậy thì Ubuntu là gì? Hệ điều hành này có những điểm gì nổi bật so với Windows và cách sử dụng Ubuntu...

Võ Nguyên Thoại

Peer To Peer Là Gì? Đặc Điểm Và Ứng Dụng Mạng Ngang Hàng P2P
01 Tháng Mười, 2024
Peer To Peer Là Gì? Đặc Điểm Và Ứng Dụng Mạng Ngang Hàng P2P
Khác với các mô hình truyền thống nơi dữ liệu được gửi qua một máy chủ trung gian thì mạng Peer to peer cho phép các thiết bị kết nối trực tiếp với nhau, tạo ra một hệ thống phân tán hiệu quả. Peer to peer không chỉ được áp dụng trong việc chia sẻ...

Võ Nguyên Thoại

TTL Là Gì? Cách Hoạt Động Của Time To Live
30 Tháng Chín, 2024
TTL Là Gì? Cách Hoạt Động Của Time To Live
TTL (Time to live) là thông số kỹ thuật biểu thị thời gian tồn tại của một gói dữ liệu trước khi bị xóa trên internet, đảm bảo gói tin ấy không tồn tại vĩnh viễn và gây ra tắc nghẽn hệ thống. Trong bài viết này MONA Host chia sẻ sâu hơn TTL là...

Võ Nguyên Thoại

Tên Miền .XYZ Là Gì? Lợi Ích Khi Đăng Ký Tên Miền XYZ
26 Tháng Chín, 2024
Tên miền .XYZ là gì? Lợi ích khi đăng ký tên miền .XYZ
Ngay từ những ngày đầu tiên khi vừa được ra mắt vào năm 2014, tên miền .xyz đã lập tức nhận được sự chú ý từ đông đảo người dùng internet trên toàn thế giới bởi sự độc đáo và mới mẻ. Vào tháng 11 năm 2015, tức là chỉ hơn một năm sau, tổng...

Võ Nguyên Thoại

Iptables Là Gì? Hướng Dẫn Cấu Hình Và Thiết Lập
24 Tháng Chín, 2024
Iptables là gì? Cách cấu hình và thiết lập Iptables trên Linux Firewall
Sự phát triển không ngừng của các cuộc tấn công mạng khiến việc bảo vệ hệ thống máy chủ trở thành một nhiệm vụ “sống còn” đối với các nhà quản trị. Từ việc chặn lưu lượng truy cập không mong muốn đến bảo vệ chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài, IPtables...

Võ Nguyên Thoại

Private Cloud Là Gì? Tổng Hợp Kiến Thức Về Private Cloud Chi Tiết
23 Tháng Chín, 2024
Private Cloud là gì? Ưu nhược điểm và phân loại Private Cloud
Private Cloud là môi trường điện toán đám mây phổ biến được nhiều doanh nghiệp / tổ chức sử dụng hiện nay. Mô hình máy chủ ảo dùng riêng là giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp quản lý hạ tầng và lưu trữ dữ liệu ở mức bảo mật cao nhất. Trong bài viết...

Võ Nguyên Thoại

Nhận các thông báo mới từ MONA.Host?

Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi