Võ Nguyên Thoại
Contents
- 1. Giao thức bảo mật SSL là gì?
- 2. Let’s Encrypt là gì?
- 3. Lợi ích nổi bật của SSL Let’s Encrypt là gì?
- 4. Cách thức hoạt động của SSL Let’s Encrypt
- 5. Các loại chứng chỉ SSL của Let’s Encrypt
- 6. Giới hạn tốc độ của Let’s Encrypt là gì?
- 7. Hướng dẫn chi tiết cách tạo SSL Let’s Encrypt
- 8. Những lưu ý khi dùng Let’s Encrypt SSL
Let’s Encrypt là một cơ quan cấp chứng chỉ SSL/TLS miễn phí được nhiều cá nhân và doanh nghiệp sử dụng, nhằm mục đích thúc đẩy quá trình truyền tải dữ liệu trên Internet an toàn và hiệu quả hơn. Được thành lập bởi Internet Security Research Group (ISRG), Let’s Encrypt mang đến giải pháp tiện lợi cho việc mã hóa truyền thông web, bảo vệ dữ liệu và thông tin người dùng. MONA Host sẽ chia sẻ đến bạn thông tin tổng quan nhất về SSL Let’s Encrypt trong bài viết này, cùng đọc bài viết dưới đây nhé.
Giao thức bảo mật SSL là gì?
SSL (Secure Sockets Layer) là một giao thức bảo mật được sử dụng để mã hóa dữ liệu trao đổi giữa máy chủ web và trình duyệt của người dùng. Sử dụng giao thức bảo mật SSL đảm bảo tất cả thông tin nhạy cảm như mật khẩu, dữ liệu cá nhân, hay giao dịch tài chính, sẽ được truyền tải một cách an toàn mà không bị đánh cắp hay xâm phạm bởi bên thứ ba.
Trong bối cảnh các mối đe dọa an ninh mạng ngày càng tăng, SSL là giải pháp tối ưu để đảm bảo quá trình sử dụng không gian trực tuyến an toàn và đáng tin cậy hơn. Khi bạn truy cập vào một trang web không có SSL, dữ liệu bạn gửi đi (ví dụ: mật khẩu hoặc thông tin thẻ tín dụng) có thể bị tin tặc đánh cắp dễ dàng. Trong trường hợp áp dụng SSL sẽ giúp mã hóa dữ liệu, làm cho các thông tin này trở nên vô dụng nếu bị đánh cắp.
Let’s Encrypt là gì?
Let’s Encrypt là một tổ chức cấp chứng chỉ X.509 cho các kết nối bảo mật TLS (Transport Layer Security), giúp website thiết lập kết nối HTTPS an toàn. Được thành lập bởi Internet Security Research Group (ISRG) với sự hỗ trợ của các tổ chức công nghệ lớn như Google, Facebook, Mozilla, Cisco, Sucuri, Let’s Encrypt mang đến giải pháp bảo mật dễ tiếp cận cho mọi cá nhân và tổ chức. Let’s Encrypt sử dụng giao thức ACME để cấp và gia hạn chứng chỉ một cách tự động.
Với mục tiêu thúc đẩy Internet an toàn hơn, Let’s Encrypt hỗ trợ bảo mật thông tin người dùng, tăng cường uy tín cho website, và loại bỏ rào cản chi phí cho các cá nhân, doanh nghiệp nhỏ hoặc tổ chức phi lợi nhuận. Đây là một giải pháp bảo mật hiệu quả, dễ sử dụng và được cộng đồng công nghệ toàn cầu tin tưởng.
>> Let’s Encrypt Wildcard SSL là gì?
Lợi ích nổi bật của SSL Let’s Encrypt là gì?
SSL Let’s Encrypt không chỉ giúp website của người dùng bảo mật mà còn mang lại nhiều lợi ích vượt trội. Dưới đây là những lý do khiến Let’s Encrypt trở thành lựa chọn hàng đầu cho hàng triệu website trên toàn cầu.
Let’s encrypt SSL certificate hoàn toàn miễn phí
Let’s Encrypt không thu bất kỳ chi phí nào để cấp chứng chỉ SSL. Chủ sở hữu website có thể dễ dàng đăng ký sử dụng chứng chỉ bảo mật đáng tin cậy mà không phải lo lắng về chi phí.
Đặc biệt đối với những website nhỏ, blog cá nhân, hay tổ chức phi lợi nhuận, free SSL certificate phần nào sẽ giúp chủ sở hữu giảm gánh nặng về tài chính.
SSL Let’s Encrypt dễ dàng sử dụng
Cài đặt Let’s Encrypt rất đơn giản và nhanh chóng, người dùng không cần tạo tài khoản phức tạp hay thực hiện các bước xác minh qua email hoặc thanh toán phức tạp.
Ngay cả với những người không chuyên về công nghệ cũng có thể thực hiện cấu hình và sử dụng SSL Let’s Encrypt một cách nhanh chóng.
Tự động hóa hoàn toàn
Chứng chỉ bảo mật SSL Let’s Encrypt tự động hóa mọi quy trình từ việc cấp, cài đặt và gia hạn chứng chỉ đều được thực hiện mà không cần người dùng can thiệp thủ công. Bên cạnh đó, giao thức ACME (Automatic Certificate Management Environment) sẽ đảm bảo mọi bước được thực hiện chính xác và nhanh chóng.
Tính năng này không chỉ tiết kiệm thời gian cho người dùng mà còn giảm thiểu sai sót, đảm bảo chứng chỉ hoạt động hiệu quả.
Let’s encrypt SSL certificate có độ bảo mật cao
Let’s Encrypt áp dụng các tiêu chuẩn bảo mật tốt nhất cho giao thức TLS (Transport Layer Security) giúp mã hóa toàn bộ dữ liệu giữa người dùng và website, bảo vệ thông tin cá nhân và dữ liệu nhạy cảm. Bên cạnh đó còn giúp ngăn chặn các mối đe dọa trực tuyến như nghe lén và tấn công giả mạo (phishing).
Sử dụng SSL Let’s Encrypt, bạn không chỉ đang bảo vệ thông tin người dùng mà còn bảo vệ uy tín thương hiệu cửa hàng trực tuyến.
Được hỗ trợ rộng rãi
Chứng chỉ của Let’s Encrypt được công nhận và tin cậy bởi tất cả các trình duyệt web phổ biến như Google Chrome, Mozilla Firefox, Microsoft Edge, Safari, và nhiều trình duyệt khác. Bên cạnh đó, chứng chỉ từ Let’s Encrypt còn được hỗ trợ trên các hệ điều hành phổ biến như Windows, macOS, Linux, iOS, và Android, đảm bảo rằng chứng chỉ của bạn sẽ hoạt động trên hầu hết các thiết bị.
Hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ hosting, Cloud VPS tốc độ cao và các công cụ quản lý máy chủ phổ biến như cPanel, Plesk,…đã tích hợp Let’s Encrypt vào các gói dịch vụ của họ, giúp người dùng dễ dàng cài đặt và quản lý chứng chỉ SSL/TLS.
>> 25+ dịch vụ free Hosting tốt nhất hiện nay
Cách thức hoạt động của SSL Let’s Encrypt
Let’s Encrypt hoạt động dựa trên giao thức ACME (Automated Certificate Management Environment), một quy trình tự động hóa việc quản lý chứng chỉ SSL. Dưới đây thông tin chi tiết về cơ chế Let’s Encrypt vận hành từ lúc xác minh đến khi cấp chứng chỉ SSL cho website, cùng theo dõi nhé.
Xác minh tên miền (Domain Verification)
Để cấp chứng chỉ SSL, Let’s Encrypt sẽ xác minh rằng bạn có phải chủ sở hữu tên miền hay không. Có hai cách để thực hiện xác minh:
- Cung cấp bản ghi DNS: Người dùng cần thêm một bản ghi DNS cụ thể vào hệ thống tên miền (Domain Name System) của mình. Let’s Encrypt sẽ kiểm tra bản ghi này để xác minh quyền sở hữu.
- Cung cấp tài nguyên HTTP: Tải lên một tệp tin vào đường dẫn được chỉ định trên website của người dùng. Let’s Encrypt sẽ kiểm tra tệp này qua URL để xác minh. Nếu tên miền được xác minh thành công, người dùng sẽ thực hiện bước tiếp theo.
Xác minh bởi tổ chức CA (CA Verification)
CA (Certificate Authority) là tổ chức uy tín chịu trách nhiệm cấp chứng chỉ số. Let’s Encrypt sẽ kiểm tra các chữ ký số trong yêu cầu của bạn để đảm bảo mọi thông tin là chính xác và hợp lệ. Khi quá trình xác minh hoàn tất, người dùng sẽ được công nhận là chủ sở hữu hợp pháp của tên miền.
Cấp chứng chỉ SSL (Certificate Issuance)
Sau khi hoàn tất xác minh, Let’s Encrypt sẽ ký và cấp chứng chỉ SSL cho website của người dùng. Chứng chỉ này sẽ mã hóa tất cả dữ liệu được truyền tải giữa trình duyệt của người dùng và máy chủ của website, đảm bảo an toàn trước các nguy cơ đánh cắp hoặc tấn công mạng.
Website của người dùng sẽ được trang bị HTTPS với biểu tượng ổ khóa trên trình duyệt, nhằm nâng cao sự an toàn và tin cậy.
Gia hạn và thu hồi chứng chỉ (Renewal and Revocation)
Chứng chỉ SSL của Let’s Encrypt có hiệu lực 90 ngày. Sau thời gian này:
- Let’s Encrypt sẽ tự động gia hạn chứng chỉ thông qua quy trình xác minh lại.
- Hệ thống ACME sẽ tự động xử lý, bạn không cần thao tác thủ công.
Trong một số trường hợp đặc biệt (như rủi ro bảo mật), bạn có thể yêu cầu thu hồi chứng chỉ để ngừng sử dụng.
Các loại chứng chỉ SSL của Let’s Encrypt
Let’s Encrypt cung cấp hai loại chứng chỉ SSL phổ biến, giúp bảo mật website một cách hiệu quả và phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau, cụ thể gồm.
Chứng chỉ xác thực tên miền (Domain Validation Certificate)
Chứng chỉ xác thực tên miền là một loại chứng chỉ SSL/TLS được sử dụng phổ biến nhất do Let’s Encrypt cung cấp. Loại chứng chỉ này sẽ xác nhận rằng bạn có phải là chủ sở hữu hợp pháp của một tên miền cụ thể hay không và giúp bảo mật kết nối giữa máy chủ và người dùng.
Let’s Encrypt sử dụng các phương pháp xác minh tự động như:
- HTTP Challenge: Kiểm tra tệp trên máy chủ web.
- DNS Challenge: Kiểm tra bản ghi DNS.
- TLS-ALPN Challenge: Xác minh qua giao thức TLS.
Domain Validation Certificate không chứa thông tin về tổ chức hoặc công ty sở hữu tên miền, chỉ xác nhận rằng tên miền đã được xác thực. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai cần bảo mật nhanh chóng và dễ dàng.
Chứng chỉ Wildcard (Wildcard Certificate)
Wildcard Certificate là một loại chứng chỉ SSL/TLS đặc biệt do Let’s Encrypt cung cấp, giúp bảo vệ tên miền chính và tất cả các tên miền phụ liên quan (subdomain).
Đây là giải pháp lý tưởng cho các website lớn, có nhiều subdomain như:
- www.example.com
- mail.example.com
- blog.example.com
Để nhận chứng chỉ Wildcard từ Let’s Encrypt, bạn cần sử dụng phương pháp DNS-01 Challenge. Thực hiện thêm bản ghi TXT vào cấu hình DNS của tên miền để xác minh quyền sở hữu. Nhằm mục đích bảo mật tất cả các tên miền phụ cùng tên miền chính. Và không cần phải cấp nhiều chứng chỉ riêng lẻ cho từng tên miền phụ.
Giới hạn tốc độ của Let’s Encrypt là gì?
Để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và ngăn chặn lạm dụng, Let’s Encrypt áp dụng các giới hạn tốc độ (rate limits) cụ thể đối với việc cấp chứng chỉ SSL/TLS.
- Giới hạn số lượng chứng chỉ được cấp: Tối đa 50 chứng chỉ SSL/TLS mỗi tuần cho mỗi tài khoản. Nếu vượt quá giới hạn, bạn sẽ phải đợi đến tuần tiếp theo để yêu cầu cấp thêm chứng chỉ.
- Giới hạn yêu cầu chờ xử lý: Tối đa 300 yêu cầu chờ xử lý (pending requests) cùng lúc. Nếu bạn gửi quá nhiều yêu cầu vượt giới hạn, hệ thống sẽ báo lỗi và từ chối xử lý thêm.
- Giới hạn số lượng đơn hàng: Tối đa 300 đơn đặt hàng mới trong mỗi 3 giờ cho mỗi tài khoản. Order là một yêu cầu cấp chứng chỉ, nếu vượt quá giới hạn, bạn sẽ phải chờ thêm thời gian để gửi yêu cầu tiếp theo.
- Giới hạn số tên miền trên một chứng chỉ: Tối đa 100 tên miền trên một chứng chỉ. Nếu bạn cần bảo mật hơn 100 tên miền, hãy tạo thêm các chứng chỉ mới để chia nhỏ số lượng.
- Giới hạn số lượt đăng ký tài khoản: Tối đa 10 tài khoản mới được tạo mỗi địa chỉ IP trong vòng 3 giờ. Tối đa 500 tài khoản trên mỗi dải IP (IPv6 /48).
- Giới hạn xác thực thất bại: Tối đa 5 lần xác thực thất bại mỗi giờ cho mỗi tài khoản, mỗi tên miền. Nếu bạn gặp lỗi xác thực quá nhiều lần, hãy kiểm tra kỹ lại các cài đặt và chờ một giờ để thử lại.
>> Khác biệt giữa IPv6 so với IPv4
Hướng dẫn chi tiết cách tạo SSL Let’s Encrypt
Let’s Encrypt có cách cài đặt khá dễ dàng trên website. Nếu bạn chưa biết thì có thể thực hiện đăng ký chứng chỉ SSL miễn phí dựa trên các bước như dưới đây.
Đăng nhập vào tài khoản cPanel của bạn. Tiếp đến, tìm kiếm và nhấp vào biểu tượng SSL/TLS trong giao diện cPanel.
Trong giao diện SSL/TLS, nhấn vào Manage SSL sites để kiểm tra chứng chỉ SSL hiện tại (nếu có).
Nếu bạn đang sử dụng chứng thư SSL cũ và muốn thay bằng Let’s Encrypt, hãy nhấn chọn Uninstall để gỡ chứng thư cũ.
Nhấn vào mục SSL/TLS Status trong giao diện cPanel. Tích chọn các tên miền và subdomain mà bạn muốn cài đặt SSL. Sau đó, nhấn chọn Run AutoSSL để bắt đầu quá trình cài đặt tự động.
Sau khi AutoSSL hoàn tất, bạn sẽ nhận được thông báo thành công.
Truy cập vào website và kiểm tra bằng cách:
- Gõ URL bắt đầu bằng https://.
- Kiểm tra biểu tượng ổ khóa xuất hiện trên thanh địa chỉ của trình duyệt
Những lưu ý khi dùng Let’s Encrypt SSL
Let’s Encrypt SSL là giải pháp bảo mật miễn phí và phổ biến, nhưng để sử dụng hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng sau.
- Let’s Encrypt chỉ sử dụng được trong khoảng thời gian là 90 ngày. Sau thời điểm này, bạn cần gia hạn lại và không có trường hợp nào là ngoại lệ ở đây. Vậy nên, để không bị quên thời gian cần cấp mới, bạn nên cài đặt tự động hoá gia hạn. Hiện nay, nhiều nguồn thông tin khuyến khích người dùng nên đổi Let’s Encrypt sau 60 ngày để tránh quên.
- Let’s Encrypt SSL vẫn có thể mắc phải các lỗi thường gặp và không ổn định khi hoạt động. Vì vậy, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng về việc sử dụng chứng chỉ bảo mật này. Thay vào đó, bạn có thể dùng chứng chỉ bảo mật cao cấp hơn với thời hạn dài để bảo vệ cho trang web của mình.
- Một chứng chỉ Let’s Encrypt SSL được cấp có thể dùng cho các tên miền khác nhau và hoạt động trên nhiều máy chủ.
- Chứng chỉ bảo mật này không tương thích với một số thiết bị như Android < v2.3.6, Windows XP trước SP3,…. Bởi vì, Let’s Encrypt sẽ không thực hiện được nếu không có CRL.
- Vì là chứng chỉ bảo mật miễn phí nên sẽ không có chứng nhận nào về việc đền bù khi gặp thiệt hại. Vậy nên, bạn cần tìm hiểu kỹ càng và cân nhắc trước khi dùng SSL Let’s Encrypt.
- Let’s Encrypt không cung cấp bảo hiểm hoặc các tính năng bảo mật nâng cao như các chứng chỉ trả phí khác. Nếu xảy ra sự cố bảo mật, bạn sẽ không nhận được hỗ trợ hoặc bảo hành từ Let’s Encrypt.
Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về SSL Let’s Encrypt là gì. Hy vọng với những chia sẻ trên từ MONA Host bạn đã hiểu hơn về chứng chỉ bảo mật SSL, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về SSL hãy để lại bình luận bên dưới để đội ngũ MONA giải đáp cho bạn nhé.
Bài viết liên quan
Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi