Khi quản lý và vận hành máy chủ, không ít lần bạn phải thắc mắc dịch vụ chuyển dữ liệu máy chủ/server là gì? Tại sao cần phải di dời dữ liệu và rủi ro, ảnh hưởng của việc này ra sao? Bài viết sau đây Mona Host sẽ giải thích tất cả về server migration – di dời dữ liệu từ máy chủ này sang máy chủ khác.

Định nghĩa

Dịch vụ chuyển dữ liệu máy chủ hay server migration, là phương pháp di dời toàn bộ dữ liệu trên một máy chủ đến một máy chủ khác. Máy chủ mới cần có thể hoạt động y hệt với máy chủ cũ, mọi dữ liệu đều được bảo toàn – chỉ có cấu hình hay phần cứng của máy chủ là thay đổi.

Server migration có thể chỉ việc di dời dữ liệu từ một máy chủ vật lý sang một máy chủ vật lý khác hay thậm chí là lên một máy chủ đám mây (cloud server), điều rất thịnh hành hiện nay.

Mục đích

Có rất nhiều lý do cho việc di dời dữ liệu sang máy chủ khác. Trong đó, phần lớn những đợt server migration chủ yếu là để thay đổi phần cứng, bắt kịp với những công nghệ máy chủ hiện đại hơn, tân tiến hơn.

Ngoài ra, còn có những mục đích khác khiến một doanh nghiệp cần đến dịch vụ chuyển dữ liệu máy chủ/server như:

  • Chuyển dữ liệu lên cloud (chuyển sang sử dụng cloud server)
  • Tiết kiệm và thay đổi chi phí cho việc hosting
  • Thay thế các thiết bị phần cứng lỗi thời
  • Nâng cấp, mở rộng cấu hình máy chủ, đáp ứng nhu cầu sử dụng cao hơn

Quy trình di chuyển dữ liệu máy chủ

Quy trình di chuyển dữ liệu máy chủ

Bước 1: Đặt mục tiêu server migration

Quá trình migration diễn ra rất phức tạp và có thể ảnh hưởng đến hoạt động của máy chủ, của doanh nghiệp, vì vậy, mọi thứ cần phải được lên kế hoạch tỉ mỉ và chính xác.

Trước khi thực hiện việc di dời dữ liệu, doanh nghiệp cần phải biết mình dời để làm gì. Mục đích server migration của bạn sẽ ảnh hưởng đến cách bạn thực hiện nó, đến cách bạn lựa chọn máy chủ mới.

Yêu cầu lớn nhất đối với một máy chủ là tính ổn định, nên việc thay đổi server để nâng cấp cấu hình không diễn ra quá thường xuyên.

Thông thường, người ta chỉ thay khi cấu hình hiện tại của máy chủ đã quá yếu và các công nghệ đã quá lỗi thời để đáp ứng nhu cầu và năng suất hiện tại.

Quá trình này – tuổi thọ của một chiếc máy chủ – có thể kéo khoảng 10 năm. Tuy nhiên ngày nay con số này có thể sẽ ít hơn với tốc độ phát triển của công nghệ, kèm với đó là việc server migration ngày càng dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Bước 2: Tìm máy chủ mới

Sau khi xác định mục đích di chuyển dữ liệu, bạn phải bắt tay tìm một máy chủ mới. Máy chủ mới có thể là máy chủ vật lý và cấu hình có thể cao hoặc thấp hơn tùy theo mục đích của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các dịch vụ cloud server ngày càng phổ biến và dễ dàng tiếp cận đối với đại chúng hơn. Việc lựa chọn máy chủ vật lý hay cloud server sẽ phụ thuộc vào nhu cầu, nhân lực, và cả ngân sách của bạn.

Với máy chủ vật lý, doanh nghiệp sẽ có toàn quyền quản lý đối với tài sản của mình, nhưng bắt buộc phải có đội ngũ nhân viên IT đủ chuyên môn và kinh nghiệm để vận hành nó. Phòng ốc, dây cáp, nguồn điện, và các trang thiết bị hỗ trợ cũng cần phải được chuẩn bị đầy đủ.

Ngược lại, máy chủ đám mây hoàn toàn miễn nhiễm với những tác nhân vật lý bên ngoài, không sợ va chạm hay quá tải nhiệt độ. Việc điều hành và duy trì hoạt động server cũng dễ dàng và tiện lợi hơn.

Tuy nhiên, cloud server cũng tiềm ẩn nguy cơ bảo mật khi giao dữ liệu của doanh nghiệp vào tay một bên thứ ba nào đó.

Bên cạnh đó, còn một lựa chọn kết hợp giữ 2 yếu tố trên chính là co-location: máy chủ vật lý của bạn nhưng đặt trong một data center riêng, an toàn, và bảo mật.

Bước 3: Lên kế hoạch di chuyển dữ liệu

Lê kế hoạch di chuyển dữ liệu

Bước kế tiếp, bạn cần phải hoạch định một kế hoạch server migration rõ ràng. Quá trình di chuyển dữ liệu máy chủ/server thường tốn nhiều thời gian và công sức. Nó tỷ lệ thuận với khối lượng dữ liệu mà bạn đang có.

Bạn cần phải xác định trước những tệp tin nào có thể di dời sang máy chủ mới được và những cái nào không. Bên cạnh đó, tất nhiên, cũng có những thứ “không cần thiết” phải dời đi và có thể để nguyên ở đó.

Trong lúc quá trình server migration đang diễn ra, mọi hoạt động của máy chủ sẽ phải tạm ngừng. Website hay phần mềm hệ thống sẽ phải dừng lại để bảo trì.

Khoảng thời gian này có thể sẽ tác động không nhỏ lên quá trình hoạt động của website hoặc cả doanh nghiệp.

Vì vậy, bạn phải lên kế hoạch di chuyển dữ liệu một cách rõ ràng và cụ thể để không gián đoạn và ảnh hưởng tiêu cực lên các hoạt động khác.

Bạn nên lựa chọn những khung giờ website và doanh nghiệp có ít hoạt động nhất để thực hiện server migration. Tùy theo thời gian ước tính của quá trình này mà căn chỉnh sao cho ít “chồng lấn” với những hoạt động khác nhiều nhất có thể.

Bước 4: Thử nghiệm kế hoạch

Đảm bảo quá trình server migration diễn ra suôn sẻ là cực kỳ quan trọng, bởi vì nếu không thành công có thể gây mất hoặc hư hỏng dữ liệu của doanh nghiệp.

Do đó, luôn luôn phải “chạy thử” trước khi chính thức di chuyển dữ liệu từ máy chủ này sang máy chủ kia.

Để test kế hoạch server migration của mình, bạn có thể di dời thử nghiệm một ít các tệp tin khác nhau chứ không cần là cả một cơ sở dữ liệu lớn.

Quan sát xem kế hoạch có gặp lỗi hay trục trặc ở đâu không để có thể chỉnh sửa ngay trước khi tiến hành thực tế.

Và hãy ghi nhớ phải luôn luôn sao lưu dữ liệu trước khi tiến hành di chuyển sang một máy chủ khác. Luôn có những rủi ro nhất định dù cho công nghệ có hiện đại như thế nào đi nữa, do đó backup luôn là tôn chỉ đầu tiên cần ghi nhớ.

Bước 5: Gắn tên miền vào IP mới

Mỗi máy chủ được gán cho một địa chỉ IP nhất định và duy nhất vì mục đích định vị trên mạng internet. Khi di dời dữ liệu sang một máy chủ mới, bạn cần gán nó, cụ thể là tên miền, vào một IP mới.

Bạn có thể yên tâm đổi IP không thay đổi đường dẫn URL của website bạn, bởi vì URL chính là một dạng mã hóa dưới hình thức mắt người có thể đọc được, chứ không phải là những dãy số như địa IP thuần túy.

6. Di chuyển dữ liệu

Đến đây, bước cuối cùng tất nhiên chính là di chuyển dữ liệu. Sau khi đã chuẩn bị tất cả các bước trên một cách chỉnh chu, bạn có thể thực hiện server migration thông qua một vài thao tác lệnh đơn giản.

Tuy nhiên như đã nói, mọi hành động đều tiềm ẩn nguy cơ nhất định. Và đối với một tiến trình có tính chất quan trọng như server migration, chuyên viên IT cần theo dõi, quan sát, và đưa ra thay đổi kịp thời để tránh những hậu quả nghiêm trọng lên cơ sở dữ liệu quý báu của doanh nghiệp.

Các loại di chuyển dữ liệu máy chủ/server

Các loại di chuyển dữ liệu máy chủ/server

Trên thực tế, có nhiều loại máy chủ khác nhau với nhiều cách hoạt động khác nhau. Do đó, cũng có nhiều hình thức server migration không giống nhau.

Mail server migration

Di chuyển dữ liệu sang một máy chủ email là một trong những nhu cầu rất phổ biến. Mail server migration sẽ trích xuất các dữ liệu như tin nhắn email, các cuộc hẹn, danh bạ,… và di dời chúng sang một máy chủ email khác.

Cloud server migration

Với xu hướng mạnh mẽ của cloud server ngày nay, dịch vụ cloud server migration đang ngày càng phổ biến. Dịch vụ này giúp di chuyển dữ liệu của bạn từ một máy chủ vật lý sang một máy chủ ảo trên đám mây. Quá trình di dời có thể mất nhiều thời gian hơn tùy thuộc vào tốc độ đường truyền internet của bạn.

Virtual server migration

Virtual server là các máy chủ ảo và dữ liệu sẽ được chuyển lên đó thông qua đường truyền kết nối internet. Mặc dù cũng là nền tảng trực tuyến, nhưn các virtual server không thuộc các đám mây và cung cấp dịch vụ một cách bảo mật, riêng tư hơn cho các doanh nghiệp.

Ubuntu migration

Máy chủ Ubuntu, vận hành bằng hệ điều hành Ubuntu, là một trong những dạng máy chủ phổ biến nhất hiện nay. Bất kỳ thiết bị nào, tức đơn giản tới phức tạp, đều có thể chạy Ubuntu và trở thành một máy chủ Ubuntu. Và máy chủ Ubuntu cũng không cố định là một máy chủ vật lý hay máy chủ cloud, cung cấp sự linh hoạt tuyệt đối cho người dùng.

Trên đây là bài viết giải thích dịch vụ chuyển dữ liệu máy chủ/server là gì và các bước để thực hiện nó. Server migration không diễn ra quá thường xuyên, nhưng yêu cầu kỹ thuật và kinh nghiệm cao do tính chất quan trọng của nó. Mona Host hy vọng các bạn có được những kiến thức bổ ích, giúp quá trình vận hành máy chủ diễn ra suôn sẻ, mang lại hiệu quả mạnh mẽ và lâu dài hơn.

Có thể bạn quan tâm:

 

Kết nối với mình qua

Mình là Võ Nguyên Thoại, hiện tại đang là Co-founder và CTO của MONA Host - công ty chuyên cung cấp các dịch vụ cloud hosting, vps và hạ tầng thuộc phân khúc cao cấp tại thị trường Việt Nam, đồng thời cũng là Group CTO của The MONA, công ty chủ quản của MONA Media, MONA Software và MONA Host, với hệ sinh thái đầy đủ và hoàn chỉnh để phát triển doanh nghiệp trên môi trường internet.

Với kinh nghiệm làm việc chuyên sâu hơn 15 năm trong lĩnh vực CNTT, trải dài từ mảng hạ tầng, hệ thống, phát triển phần mềm và devops, Thoại mong muốn đóng góp các kinh nghiệm và kiến thức của mình tại Mona để xây dựng một hạ tầng CNTT với các trải nghiệm mới, cao cấp hơn, mượt mà hơn, tin cậy hơn và xoá bỏ khoảng cách giữa các doanh nghiệp và công cuộc chuyển đổi số với đội ngũ chuyên viên kỹ thuật cao luôn hỗ trợ khách hàng 24/7.

Hy vọng với những kiến thức, hiểu biết Thoại chia sẻ sẽ hữu ích đến các bạn độc giả quan tâm!

Bài viết liên quan

Edge Computing Là Gì? Tổng Quan Về Mô Hình Điện Toán Biên
15 Tháng Mười, 2024
Edge Computing Là Gì? Tổng Quan Về Mô Hình Điện Toán Biên
Sự bùng nổ của Internet of Things tạo ra lượng dữ liệu khổng lồ làm cho hệ thống xử lý dữ liệu truyền thống phải đối mặt với nhiều thách thức khi xử lý và quản lý dữ liệu. Mô hình điện toán biên (Edge Computing) được phát triển như một giải pháp tối ưu...

Võ Nguyên Thoại

TLD Là Gì? Mục Đích Và Ý Nghĩa Của Top Level Domain Phổ Biến
14 Tháng Mười, 2024
Top Level Domain Là Gì? Mục Đích Và Ý Nghĩa Của TLD Phổ Biến
Các đuôi tên miền phổ biến như .com, .vn, hay .org chính là các phần mở rộng của tên miền, hay còn gọi là TLD, viết tắt của từ Top-Level Domain (tên miền cấp cao). TLD là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu trực tuyến, cải thiện khả...

Võ Nguyên Thoại

So Sánh IPv4 Và IPv6: Địa chỉ IPv4 vs Địa Chỉ IPv6 Cái Nào Nhanh Hơn?
10 Tháng Mười, 2024
So Sánh IPv4 Và IPv6: Địa chỉ IPv4 vs Địa Chỉ IPv6 Cái Nào Nhanh Hơn?
IPv4 và IPv6 đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và phân phối dữ liệu giữa các thiết bị trên mạng. Vậy thì thực chất IPv4 là gì và IPv6 là gì?. Ngay trong bài viết này, hãy cùng MONA Host tìm hiểu hai khái niệm này và những điểm khác biệt rõ...

Võ Nguyên Thoại

Mạng LAN
09 Tháng Mười, 2024
Mạng LAN là gì? Công dụng và ứng dụng của mạng LAN
Internet ngày càng phát triển được sử dụng phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong đời sống hiện đại ngày nay. Mạng máy tính có nhiều mô hình khác nhau như WAN, LAN, MAN,...Trong số đó mạng LAN là mô hình mạng rộng rãi được dùng để kết nối các thiết bị trong...

Võ Nguyên Thoại

Thời Gian Downtime Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Downtime Hiệu Quả
05 Tháng Mười, 2024
Downtime là gì? Cách khắc phục thời gian Downtime hiệu quả
Bất cứ website nào cũng có thể gặp phải tình trạng "downtime". Đây là khoảng thời gian mà website ngừng hoạt động khiến người dùng không thể truy cập được. Mặc dù tình trạng downtime chỉ diễn ra trong một khoảng ngắn nhưng có thể gây ra những hậu quả đáng kể cho doanh nghiệp....

Võ Nguyên Thoại

XSS Là Gì? Cách Kiểm Tra Và Ngăn Chặn Tấn Công XSS
04 Tháng Mười, 2024
XSS là gì? Cách kiểm tra và ngăn chặn tấn công XSS
XSS là một lỗ hổng bảo mật phổ biến trên ứng dụng web, đây là hình thức tấn công chèn mã độc vào website của người dùng thông qua trang web khác. Cross site scripting không chỉ làm rò rỉ thông tin cá nhân mà kẻ tấn công còn lợi dụng nhằm chiếm đoạt quyền...

Võ Nguyên Thoại

Tìm hiểu Ubuntu là gì
03 Tháng Mười, 2024
Ubuntu là gì? Đặc điểm và cách sử dụng hệ điều hành Ubuntu
Với sự đa dạng trong ứng dụng và khả năng tùy biến cao, hệ điều hành mã nguồn mở Ubuntu đã trở thành lựa chọn hàng đầu được nhiều người sử dụng. Vậy thì Ubuntu là gì? Hệ điều hành này có những điểm gì nổi bật so với Windows và cách sử dụng Ubuntu...

Võ Nguyên Thoại

Peer To Peer Là Gì? Đặc Điểm Và Ứng Dụng Mạng Ngang Hàng P2P
01 Tháng Mười, 2024
Peer To Peer Là Gì? Đặc Điểm Và Ứng Dụng Mạng Ngang Hàng P2P
Khác với các mô hình truyền thống nơi dữ liệu được gửi qua một máy chủ trung gian thì mạng Peer to peer cho phép các thiết bị kết nối trực tiếp với nhau, tạo ra một hệ thống phân tán hiệu quả. Peer to peer không chỉ được áp dụng trong việc chia sẻ...

Võ Nguyên Thoại

TTL Là Gì? Cách Hoạt Động Của Time To Live
30 Tháng Chín, 2024
TTL Là Gì? Cách Hoạt Động Của Time To Live
TTL (Time to live) là thông số kỹ thuật biểu thị thời gian tồn tại của một gói dữ liệu trước khi bị xóa trên internet, đảm bảo gói tin ấy không tồn tại vĩnh viễn và gây ra tắc nghẽn hệ thống. Trong bài viết này MONA Host chia sẻ sâu hơn TTL là...

Võ Nguyên Thoại

Tên Miền .XYZ Là Gì? Lợi Ích Khi Đăng Ký Tên Miền XYZ
26 Tháng Chín, 2024
Tên miền .XYZ là gì? Lợi ích khi đăng ký tên miền .XYZ
Ngay từ những ngày đầu tiên khi vừa được ra mắt vào năm 2014, tên miền .xyz đã lập tức nhận được sự chú ý từ đông đảo người dùng internet trên toàn thế giới bởi sự độc đáo và mới mẻ. Vào tháng 11 năm 2015, tức là chỉ hơn một năm sau, tổng...

Võ Nguyên Thoại

Iptables Là Gì? Hướng Dẫn Cấu Hình Và Thiết Lập
24 Tháng Chín, 2024
Iptables là gì? Cách cấu hình và thiết lập Iptables trên Linux Firewall
Sự phát triển không ngừng của các cuộc tấn công mạng khiến việc bảo vệ hệ thống máy chủ trở thành một nhiệm vụ “sống còn” đối với các nhà quản trị. Từ việc chặn lưu lượng truy cập không mong muốn đến bảo vệ chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài, IPtables...

Võ Nguyên Thoại

Private Cloud Là Gì? Tổng Hợp Kiến Thức Về Private Cloud Chi Tiết
23 Tháng Chín, 2024
Private Cloud là gì? Ưu nhược điểm và phân loại Private Cloud
Private Cloud là môi trường điện toán đám mây phổ biến được nhiều doanh nghiệp / tổ chức sử dụng hiện nay. Mô hình máy chủ ảo dùng riêng là giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp quản lý hạ tầng và lưu trữ dữ liệu ở mức bảo mật cao nhất. Trong bài viết...

Võ Nguyên Thoại

Nhận các thông báo mới từ MONA.Host?

Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi