Võ Nguyên Thoại
Contents
Hiện nay, chứng chỉ bảo mật đang được cung cấp với nhiều phiên bản miễn phí và có phí. Một trong số đó có SSL Let’s Encrypt, đây là chứng chỉ bảo mật miễn phí vì những lợi ích của cộng đồng. Chúng được tạo ra bởi tổ chức phi lợi nhuận ISRG ( Internet Security Research Group). Để hiểu rõ hơn về SSL Let’s Encrypt là gì, các bạn hãy tham khảo tại bài viết dưới đây của Mona Host nhé!
Định nghĩa SSL Let’s Encrypt là gì?
Như các bạn đã biết, Let’s Encrypt là một chứng chỉ bảo mật SSL cho những trang web trên toàn thế giới. Dự án này đưa đến người dùng một cách hoàn toàn miễn phí và tự động. Hơn thế nữa, Let’s Encrypt còn được khởi động với mục tiêu vì lợi ích cộng động. Vì vậy, nếu bạn là trang web nghèo thì vẫn có thể sử dụng được.
Hiện nay, trên thế giới đã có khoảng 260 triệu trang web đang sử dụng chứng nhận bảo mật này. Tổ chức hình thành Let’s Encrypt cũng đã kêu gọi sự hỗ trợ của nhiều tập đoàn lớn như Google, Cisco,… Tuy là chứng chỉ miễn phí, hoạt động vì cộng đồng nhưng chúng vẫn giúp trang web của người dùng thêm phần an toàn và riêng tư.
Mặc dù vậy, Let’s Encrypt cũng không giống với những chứng chỉ SSL khác. Chúng chỉ có tác dụng trong khoảng thời gian là 90 ngày. Vậy nên, sau khi kết thúc thời gian này, bạn cần tìm kiếm các chứng chỉ SSL miễn phí khác để cài đặt cho trang web mình.
Những lợi ích của việc sử dụng SSL Let’s Encrypt là gì?
Sau khi đã biết SSL Let’s Encrypt là gì, chắc hẳn các bạn cũng nhận ra được lợi ích lớn nhất của loại chứng chỉ bảo mật này chính là không mất phí. Bên cạnh đó Let’s Encrypt cũng có nhiều lợi ích khác dành cho người dùng như:
- Dùng miễn phí: Dù bạn là ai, chỉ cần sở hữu một tên miền là có thể sử dụng chứng chỉ SSL mà không hề tốn một ngàn nào.
- Tự động: Bởi vì, phần mềm tự động tương thích với hầu hết các plugin đang sử dụng trên web. Do đó, bạn dễ dàng lấy chứng chỉ để cài đặt. Cấu hình này khá an toàn khi dùng và tự động gia hạn mà không cần phải thực hiện quá nhiều thao tác.
- An toàn: Let’s Encrypt là một nền tảng mạng bảo mật TLS tốt, an toàn, lành mạnh và tôn trọng quyền người dùng.
- Dễ dàng kiểm tra thông tin chứng chỉ:Tất cả các chứng chỉ này được cấp phát hay thu hồi đều sẽ có thông tin lưu giữ lại. Mặt khác, chúng sẽ được công khai và sẵn sàng cung cấp cho bất cứ ai cần để kiểm tra.
- Đảm bảo tính minh bạch trong quá trình sử dụng: Hình thức giao phát hoặc gia hạn đều được đảm bảo sự minh bạch và an toàn cho người sử dụng.
- Khả năng bảo mật: Let’s Encrypt sẽ giúp kiểm soát được sự can thiệp hay đánh cấp thông tin từ những kẻ xấu. Chứng chỉ này là một nỗ lực chung với mục đích mang đến lợi ích cho cộng đồng mà không thuộc sự kiểm soát bởi tổ chức nào.
>>Xem thêm: Hướng dẫn cách kiểm tra chứng chỉ SSL
Cách hoạt động của Let’s Encrypt
Let’s Encrypt hoạt động bằng việc thông qua giao thức ACME. Với mục tiêu chính là thiết lập máy chủ HTTPS để khiến chúng tự động có được những chứng nhận đáng tin cậy. Đồng thời, điều này diễn ra sẽ không cần bất cứ sự can thiệp nào từ con người. Tất cả những việc này được thực hiện bằng cách chạy một chương trình quản lý tại máy chủ web. Cụ thể quy trình hoạt động của Let’s Encrypt sẽ diễn ra như sau:
Xác nhận tên miền
Thông thường, Let’s Encrypt sẽ xác định quyền quản trị của máy chủ bằng cách khóa công khai. Bước đầu, phần mềm sẽ tiến hành tương tác với Let’s Encrypt để chúng có thể tạo nên một cặp khoá mới. Đồng thời, chứng minh được với chứng chỉ SSL này rằng máy chủ đang kiểm soát được tên miền.
Để thực hiện được quá trình này, phần mềm quản lý sẽ yêu cầu Let’s Encrypt CA cung cấp các thông tin cần thiết. Sau đó, tiến hành xem xét và đưa ra những yêu cầu để người dùng hoàn thành, chứng minh quyền kiểm soát tên miền. Khi đã hoàn tất những thông tin yêu cầu thì Let’s Encrypt sẽ thêm cho trình quản lý chứng chỉ của cặp khoá riêng. Nhằm chứng minh chúng đã kiểm soát tốt cặp khoá đó.
Tiếp theo, trình quản lý còn tiến hành đặt tập tin trên đường dẫn để chỉ định trang web và ký một khoá riêng. Lúc đã hoàn thành thì sẽ thông báo cho CA rằng đã xác nhận. Sau đó, CA sẽ kiểm tra những thông tin đó có chính xác hay chưa. Chúng sẽ xác minh bằng chữ ký và tải tập tin về máy chủ để chắc chắn rằng nội dung đó đúng. Khi hợp lệ tất cả thì trình quản lý sẽ cung cấp SSL miễn phí cho trang web của bạn.
Cấp chứng chỉ và thu hồi
Sau khi trình quản lý của bạn đã có được một cặp khoá uỷ quyền thì những yêu cầu như đổi mới hay thu hồi chứng chỉ SSL đều thực hiện một cách dễ dàng . Bạn chỉ cần gửi thông tin đến quản lý chứng chỉ và ký online với cặp khoá uỷ quyền đó. Để có được chứng chỉ tên miền thì trình quản lý cũng cần tạo PKCS#10 Certificate Signing Request và gửi yêu cầu đến Let’s Encrypt CA – Nhà cung cấp chứng chỉ. Như vậy mới được cung cấp một khoá công khai đã chỉ định trước đó.
Mặt khác, CSR sẽ gồm có chữ ký xác nhận bằng khóa riêng tương ứng với khoá uỷ quyền. Đồng thời, trình quản lý cũng xác nhận cả CSR cùng với khoá uỷ quyền. Như thế, mới đảm bảo Let’s Encrypt AC hiểu rằng chúng đã được uỷ quyền. Khi nhận được yêu cầu, nhà cung cấp sẽ thực hiện xác minh chữ ký. Nếu đúng thì chúng sẽ trả lại khoá công khai từ CSR và chứng chỉ cho trình quản lý.
Còn đối với việc thu hồi chứng chỉ này cũng sẽ hoạt động tương tự giống vậy. Trình quản lý ký tên theo yêu cầu thu hồi cùng cặp khoá uỷ quyền. Let’s Encrypt CA xác minh thông tin đó và sẽ thu hồi chứng chỉ vào những kênh thông thường như CRL, OCSP,…
Nội dung trên đây, Mona Host đã giúp các bạn khái quát được SSL Let’s Encrypt là gì, lợi ích cũng như cách hoạt động của loại chứng chỉ này. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo chứng chỉ SSL Let’s Encrypt cho website của mình.
Hướng dẫn chi tiết cách tạo SSL với Let’s Encrypt
Let’s Encrypt có cách cài đặt khá dễ dàng trên website. Nếu bạn chưa biết thì có thể thực hiện đăng ký chứng chỉ SSL miễn phí dựa trên các bước như dưới đây!
Truy cập vào SSH
- Đầu tiên, hãy truy cập ngay vào Control cPanel. Sau đó, ở mục truy cập SSH, bạn chọn Enabled và ấn cập nhật để kích hoạt.
- Tiếp theo, bạn cần tiến hành cài đặt ACME client, xong rồi thì đến Composer.
- Cuối cùng, bạn hãy sử dụng trình File Manager để di chuyển chúng.
Cài đặt SSL bởi Control cPanel
- Chọn domain để tiếp tục tiến hành việc cài đặt.
- Chọn sao chép nội dung của file fullchain.pem để dán vào Certificate: CRT.
- Chọn sao chép nội dung của file key.pem để dán vào Private Key: KEY.
- Tiếp theo, bạn chỉ cần ấn nút cài đặt và ngồi chờ đợi một chút xíu để quá trình này được thực hiện. Đồng thời, bạn hãy nhấn F5 để làm mới trình duyệt lại và xem thử trang web của bạn ngay sau đó đã hiển thị được trên HTTPS chưa. Nếu như, chúng xuất hiện thì đã hoàn tất. Bạn chỉ cần để chứng chỉ SSL tự động gia hạn và thực hiện cài đặt Cron Job.
- Mở mục Control Panel và chọn ngay Cron Job nâng cao.
- Nhập Command để có thể chạy mã code.
- Như vậy là đã hoàn thành, bạn bấm thêm nút “lưu” để kết thúc.
Những lưu ý khi dùng Let’s Encrypt SSL
- Let’s Encrypt chỉ sử dụng được trong khoảng thời gian là 90 ngày. Sau thời điểm này, bạn cần gia hạn lại và không có trường hợp nào là ngoại lệ ở đây. Vậy nên, để không bị quên thời gian cần cấp mới, bạn nên cài đặt tự động hoá gia hạn. Hiện nay, nhiều nguồn thông tin khuyến khích người dùng nên đổi Let’s Encrypt sau 60 ngày để tránh quên.
- Let’s Encrypt SSL vẫn có thể mắc phải các lỗi thường gặp và không ổn định khi hoạt động. Vì vậy, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng về việc sử dụng chứng chỉ bảo mật này. Thay vào đó, bạn có thể dùng chứng chỉ bảo mật cao cấp hơn với thời hạn dài để bảo vệ cho trang web của mình.
- Một chứng chỉ Let’s Encrypt SSL được cấp có thể dùng cho các tên miền khác nhau và hoạt động trên nhiều máy chủ.
- Chứng chỉ bảo mật này không tương thích với một số thiết bị như Android < v2.3.6, Windows XP trước SP3,…. Bởi vì, Let’s Encrypt sẽ không thực hiện được nếu không có CRL.
- Vì là chứng chỉ bảo mật miễn phí nên sẽ không có chứng nhận nào về việc đền bù khi gặp thiệt hại. Vậy nên, bạn cần tìm hiểu kỹ càng và cân nhắc trước khi dùng SSL Let’s Encrypt.
Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về SSL Let’s Encrypt là gì. Hy vọng rằng thông qua chúng, bạn có thể tự tạo được cho bản thân chứng chỉ SSL miễn phí để sử dụng.
Bài viết liên quan
Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi