Võ Nguyên Thoại
Contents
- 1. VPN là gì?
- 2. Có nên sử dụng VPN không?
- 3. VPN hoạt động như thế nào?
- 4. Các giao thức VPN phổ biến
- 5. Các cách thiết lập VPN Server nhanh chóng
- 6. Những thuận lợi và hạn chế khi sử dụng VPN Server
- 7. Tiêu chí để chọn được nhà cung cấp VPN Server chất lượng
- 8. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến VPN Server
Mạng riêng ảo (VPN) là khái niệm rất phổ biến hiện nay, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua cụm từ này. Vậy thực chất VPN là gì? Hãy cùng MONA Host tìm hiểu về VPN Server trong nội dung dưới đây nhé.
VPN là gì?
VPN (Virtual Private Network) hay còn được gọi là mạng riêng ảo, tạo kết nối mạng riêng tư giữa các thiết bị thông qua mạng internet. Mạng riêng ảo được sử dụng để truyền thông tin dữ liệu an toàn và ẩn danh thông qua mạng công cộng. VPN hoạt động bằng cách thực hiện mã hóa dữ liệu, ẩn địa chỉ IP của người dùng nhằm tạo ra một kết nối an toàn và chỉ người dùng được cấp quyền mới có thể nhận dữ liệu và đọc được.
Để bạn dễ hình dung chúng tôi sẽ đưa ví dụ cụ thể, giả sử bạn là nhân viên làm việc từ xa. Nếu muốn truy cập vào tài nguyên nội bộ của công ty như database, source coude hay những thông tin nhạy cảm của công ty. Bạn cần phải thiết lập kết nối với VPN Client bằng tài khoản công ty cung cấp để đăng nhập. Sau đó máy khách VPN sẽ tạo một kết nối an toàn đến VPN Server. Máy chủ VPN xác thực thông tin người dùng và sử dụng các giao thức bảo mật như SSL hoặc IPsec để thiết lập đường hầm mã hóa dữ liệu nội bộ công ty. Tất cả dữ liệu được truyền qua đường hầm này sẽ được mã hóa nhằm bảo vệ dữ liệu, tránh khỏi việc bị truy cập trái phép.
Nhờ VPN tất cả thông tin dữ liệu giữa người gửi và người nhận đều được mã hóa, đảm bảo những thông tin quan trọng của doanh nghiệp không bị truy cập trái phép hay bị rò rỉ.
>> Proxy Server Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa VPN Và Proxy Server Là Gì?
Có nên sử dụng VPN không?
Hiện nay các mối đe dọa an ninh mạng ngày càng phát triển, những thủ đoạn tấn công của hacker ngày càng tinh vi, nhiều người dùng lo ngại mình có thể nằm trong tầm ngắm của bất kỳ cuộc tấn công mạng nào. Để đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu và quyền riêng tư người dùng, công nghệ VPN ngày càng được sử dụng phổ biến bởi:
- Bảo vệ quyền riêng tư: Khi bạn sử dụng mạng public kết nối với một trang web trên Internet, quyền riêng tư của bạn dễ bị đánh cắp. Do đó, khi sử dụng VPN, nó sẽ ẩn địa chỉ IP và mã hóa dữ liệu trực tuyến nhằm đảm bảo tính riêng tư và bảo mật, tránh khỏi những rủi ro bị đánh cắp thông tin quan trọng.
- Dữ liệu được truyền đi an toàn: VPN sẽ cung cấp cho bạn kênh an toàn để truyền tải dữ liệu nhạy cảm, tránh nguy cơ bị rò rỉ thông tin.
- Ẩn danh thiết bị: Khi bạn truy cập vào một trang web trên một thiết bị bất kỳ, website sẽ theo dõi nguồn dữ liệu thông qua cookie. Khi bạn kết nối qua VPN, công nghệ này sẽ ẩn danh thông tin của bạn trên internet bằng cách ẩn địa chỉ IP và mã hóa dữ liệu truyền đi, giúp bạn tránh khỏi sự giám sát trên internet.
- Truy cập những nội dung bị hạn chế: Khi sử dụng VPN, người dùng có thể truy cập vào những trang web bị chặn hay hạn chế địa lý bằng cách ẩn địa chỉ IP để truy cập vào trang web hay ứng dụng bất kỳ.
Nếu không sử dụng VPN, bạn có thể trở thành mục tiêu bị theo dõi trên internet, có thể gặp phải nguy cơ bị xâm phạm quyền riêng tư nghiêm trọng cùng với rủi ro bị đánh cắp dữ liệu và danh tính.
VPN hoạt động như thế nào?
VPN mã hóa dữ liệu của bạn và ẩn địa chỉ IP bằng cách gửi lưu lượng truy cập của bạn qua máy chủ VPN trước khi nó đến internet. Việc mã hóa giúp bảo vệ dữ liệu của bạn khỏi những kẻ tò mò và các bên thứ ba xâm nhập.
- Kết nối với máy chủ VPN: Khi bạn kết nối thiết bị của mình (máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng,…) với một máy chủ VPN, thiết bị của bạn sẽ tạo một kết nối an toàn với máy chủ này. Khi máy chủ xác thực hoàn tất thông tin, một kết nối an toàn bảo mật được thiết lập.
- Mã hóa dữ liệu: Máy chủ VPN tạo ra một đường hầm được mã hóa giữa thiết bị của bạn và chính nó. Tất cả dữ liệu của bạn (lưu lượng truy cập internet) sẽ đi qua đường hầm này được mã hóa bằng thuật toán như AES, IPSec trước khi gửi qua Internet. Điều này giúp bảo vệ dữ liệu của bạn khỏi các mối đe dọa như hacker và các cuộc tấn công trung gian.
- VPN Server sẽ thay đổi địa chỉ IP của bạn: Khi dữ liệu của bạn đi qua máy chủ VPN, địa chỉ IP thực của bạn sẽ bị ẩn và thay thế bằng địa chỉ IP khác. Thay vì nhìn thấy địa chỉ IP của bạn, các trang web và dịch vụ bạn truy cập sẽ thấy địa chỉ IP của máy chủ VPN.
- Truy cập nội dung: Khi dữ liệu đã được mã hóa và định tuyến qua máy chủ VPN, nó sẽ được gửi đến đích cuối cùng. Trang web này sẽ thấy yêu cầu đến từ máy chủ VPN chứ không phải từ thiết bị của bạn.
- Nhận phản hồi: Phản hồi từ trang web sẽ được gửi ngược lại qua máy chủ VPN, nơi nó sẽ được mã hóa và gửi lại cho thiết bị của bạn. Thiết bị của bạn sẽ giải mã dữ liệu và hiển thị nội dung cho bạn.
Các giao thức VPN phổ biến
Giao thức VPN quyết định cách kết nối VPN của bạn hoạt động từ đầu đến cuối. Ngoài ra, chúng còn có thể ảnh hưởng đến tốc độ và bảo mật của kết nối VPN. Có khá nhiều giao thức VPN nhưng dưới đây MONA Host chỉ điểm qua một vài giao thức sử dụng phổ biến như:
OpenVPN
OpenVPN là một giao thức VPN mã nguồn mở. Đây là giao thức được nhiều người dùng ưa chuộng bởi bởi tốc độ nhanh, bảo mật, an toàn và tương thích với nhiều bộ định tuyến. OpenVPN hỗ trợ các thuật toán mã hóa khác nhau chẳng hạn như AES. Đây là một lựa chọn đáng tin cậy nhưng hiệu suất có xu hướng kém hơn IKEv2 và WireGuard.
WireGuard® VPN
WireGuard® là một giao thức tương đối mới được xây dựng để vượt qua OpenVPN và IPSec về mức sử dụng năng lượng và hiệu suất chỉ với 4.000 dòng code. Hiện tại, WireGuard là giao thức VPN nhanh nhất hiện có. Nhưng giao thức WireGuard® còn tương đối mới vẫn chưa được hỗ trợ rộng rãi.
IKEv2/IPSec
Internet Key Exchange phiên bản 2 (IKEv2) là loại VPN được đánh giá cao hiện nay. IKEv2 sử dụng HMAC để xác thực tính trọn vẹn của dữ liệu truyền đi kết hợp đồng thời với phương thứ mã hóa AES nhằm đảm bảo an toàn hơn. Tuy nhiên giao thức này vẫn chưa được hỗ trợ rộng rãi và có thể bị chặn bởi firewall.
PPTP
PPTP (Point-To-Point Tunneling Protocol) là một giao thức VPN lâu đời, cung cấp mức độ bảo mật cơ bản cho người dùng. Giao thức VPN này thường được sử dụng mã hóa MPPE 128-bit dễ dàng thiết lập và được hỗ trợ rộng rãi. Tuy nhiên do mức độ bảo mật ở mức cơ bản, giao thức VPN này không an toàn, dễ bị tấn công.
L2TP/IPsec
Đây là giao thức sử dụng IPsec để tăng cường bảo mật, L2TP tạo một đường hầm để kết nối 2 điểm L2TP. Giao thức này là lựa chọn thay thế tốt nếu bạn không thể sử dụng OpenVPN, nó thường sử dụng 3DES hoặc AES để mã hóa. Mặc dù bảo mật tốt nhưng tốc độ có thể chậm hơn do dữ liệu được đóng gói hai lần và có thể bị chặn bởi firewall.
SSTP
SSTP là một giao thức VPN được phát triển bởi Microsoft, được dùng phổ biến trên hệ điều hành Windows sử dụng SSL/TLS cùng mã hóa AES để tạo kết nối an toàn bảo mật. Tuy nhiên giao thức này chủ yếu hỗ trợ cho hệ điều hành Windows nên việc thiết lập trên các nền tảng khác sẽ gặp khó khăn.
Các cách thiết lập VPN Server nhanh chóng
Có nhiều cách để bạn thiết lập VPN, tùy thuộc vào nhu cầu và thiết bị của bạn để lựa chọn phương pháp phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp để thiết lập VPN, bạn có thể tham khảo qua.
Mua bộ VPN router
Cách dễ nhất để tạo một VPN Server của riêng bạn là mua một bộ định tuyến được tích hợp sẵn VPN. Hầu hết các bộ định tuyến cao cấp đều đi kèm với tính năng tích hộp với VPN nhưng bạn sẽ phải trả một chi phí khá đắt để sở hữu. Ưu điểm khi sử dụng phương pháp này là khi các thiết bị kết nối với internet thông qua bộ định tuyến sẽ được bảo vệ tự động.
Cài đặt VPN Server trên bộ Router của bạn
Khi thực hiện phương pháp này bạn phải đảm bảo router có hỗ trợ VPN. Bạn có thể kiểm tra thông tin này ngay trên trang web của nhà sản xuất hay trong tài liệu hướng dẫn. Ưu điểm của phương pháp này là khi VPN được cài đặt trên router, tất cả các thiết bị kết nối với mạng Wi-Fi của bạn sẽ tự động được bảo vệ mà không cần cài đặt VPN riêng lẻ trên từng thiết bị. Bạn chỉ cần cấu hình VPN một lần trên router thay vì phải thiết lập trên từng thiết bị và VPN trên router sẽ luôn hoạt động, đảm bảo rằng tất cả lưu lượng mạng của bạn được mã hóa và bảo vệ.
Mặt khác, phương pháp này khá rủi ro như Router có thể hoạt động không mạnh như các thiết bị chuyên dụng, dẫn đến tốc độ kết nối VPN chậm hơn. Khi thiết lập VPN trên router có thể phức tạp hơn, đặc biệt đối với những người không có kinh nghiệm kỹ thuật.
Sử dụng dịch vụ VPN Server từ đơn vị cung cấp VPN uy tín
Một phương pháp khác để sử dụng VPN là thuê dịch vụ VPN từ đơn vị cung cấp uy tín. Các dịch vụ VPN thương mại có ứng dụng thân thiện với người dùng, dễ dàng cài đặt và sử dụng trên nhiều thiết bị. Bên cạnh đó, VPN cũng cung cấp mã hóa mạnh mẽ và các tính năng bảo mật tiên tiến như kill switch, bảo vệ chống rò rỉ DNS và IP. Nhiều dịch vụ VPN server có máy chủ tốc độ cao, giúp duy trì kết nối nhanh và ổn định, khi xem video trực tuyến, chơi game và tải xuống vẫn chạy mượt mà. Ngoài ra, khi sử dụng từ đơn vị cung cấp VPN uy tín, bạn sẽ được đội ngũ hỗ trợ khách hàng 24/7, giúp giải quyết các vấn đề kỹ thuật nhanh chóng.
Những thuận lợi và hạn chế khi sử dụng VPN Server
Tại sao nên sử dụng VPN Server cho hoạt động kinh doanh?. Cùng MONA Host điểm qua những thuận lợi và những hạn chế khi VPN Server để bạn đưa ra quyết định phù hợp với nhu cầu nhé.
Lợi ích khi sử dụng VPN Server:
- Khi kết nối internet truy cập vào trang web bất kỳ, VPN sẽ ẩn địa chỉ IP của bạn, việc này giúp bảo vệ quyền riêng tư tránh những người theo dõi trực tuyến.
- Việc chia sẻ tập tin được bảo mật và an toàn.
- VPN server mã hóa dữ liệu của bạn, giúp bạn bảo vệ những thông tin cá nhân nhạy cảm tránh khỏi các mối đe dọa an ninh mạng.
- Mua sắm trực tuyến an toàn, khi bạn mua sắm trực tuyến, thông tin cá nhân và tài chính của bạn có thể dễ bị tin tặc đánh cắp. Nếu sử dụng VPN, bạn có thể mã hóa hoạt động trực tuyến của mình và bảo vệ thông tin nhạy cảm của mình tránh khỏi bị đánh cắp.
Sử dụng VPN là một cách phổ biến để tăng cường bảo mật và quyền riêng tư trực tuyến. Tuy nhiên, nó cũng có một số nhược điểm tiềm ẩn mà người dùng nên biết.
- Chi phí sử dụng VPN cao.
- Ngoài ra, một số quốc gia như Trung Quốc và UAE đã cấm sử dụng VPN, khiến nó trở thành bất hợp pháp .
- Việc cài đặt và cấu hình VPN Server đòi hỏi kiến thức kỹ thuật và có thể phức tạp đối với người dùng không chuyên.
- Nếu không sử dụng phần cứng mạnh mẽ, VPN Server của bạn có thể gặp vấn đề về hiệu suất, đặc biệt khi có nhiều người dùng kết nối cùng lúc
Tiêu chí để chọn được nhà cung cấp VPN Server chất lượng
Khi chọn dịch vụ VPN, có một số yếu tố quan trọng bạn cần xem xét để đưa ra quyết định phù hợp với nhu cầu của mình. Dưới đây là một số yếu tố cần lưu ý khi chọn nhà cung cấp VPN chất lượng.
Tốc độ và hiệu suất
Tốc độ là yếu tố quan trọng đối với bất kỳ VPN nào. Bạn nên chọn nhà cung cấp VPN có máy chủ tốc độ cao và phân bố tại nhiều quốc gia để đảm bảo phạm vi phủ sóng rộng và kết nối ổn định. Tải máy chủ có thể ảnh hưởng đến tốc độ, vì vậy hãy chọn dịch vụ có nhiều máy chủ để tránh tình trạng quá tải.
Giao diện vận hành trực quan, thân thiện người dùng
Giao diện vận hành trực quan thân thiện với người dùng và tài liệu hướng dẫn rõ ràng là những yếu tố cần thiết khi chọn đơn vị cung cấp VPN, đặc biệt đối với người không rành về công nghệ.
Hỗ trợ khách hàng
Hỗ trợ khách hàng tốt là yếu tố quan trọng khi chọn đơn vị cung cấp dịch vụ VPN. Tìm kiếm các dịch vụ cung cấp hỗ trợ 24/7 qua nhiều kênh khác nhau để đảm bảo bạn luôn nhận được sự trợ giúp khi cần.
Hỗ trợ đa nền tảng
VPN nên hỗ trợ nhiều nền tảng như Windows, macOS, iOS, Android và Linux để bạn có thể truy cập an toàn từ nhiều thiết bị khác nhau.
Sự riêng tư
- Không lưu nhật ký: Một số dịch vụ VPN ghi nhật ký dữ liệu người dùng và có thể chia sẻ với các bên thứ ba. Hãy chọn dịch vụ có chính sách không ghi nhật ký để bảo vệ quyền riêng tư.
- Ẩn danh: VPN giúp che giấu địa chỉ IP và mã hóa lưu lượng truy cập, giữ cho danh tính của bạn ẩn khi truy cập trang web, mua sắm, phát trực tuyến hoặc tham gia các hoạt động web khác.
Số lượng và vị trí máy chủ
Yếu tố tiếp theo bạn nên cân nhắc là xem xét số lượng máy chủ của đơn vị cung cấp. Nhà cung cấp có nhiều máy chủ ở nhiều quốc gia khác nhau, giúp bạn dễ dàng truy cập nội dung bị giới hạn địa lý.
Những câu hỏi thường gặp liên quan đến VPN Server
Có VPN miễn phí không?
Có, có sẵn các dịch vụ VPN miễn phí. Tuy nhiên, chúng thường đi kèm với những hạn chế như giới hạn dữ liệu, tốc độ chậm hơn và tính năng bảo mật kém mạnh mẽ hơn. Các dịch vụ mạng riêng ảo trả phí thường cung cấp hiệu suất đáng tin cậy hơn và bảo mật tốt hơn.
VPN có làm chậm tốc độ Internet không?
VPN có thể gây ra một số mức độ trễ do quá trình mã hóa và định tuyến. Mức độ giảm tốc độ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cơ sở hạ tầng của nhà cung cấp VPN, vị trí máy chủ và kết nối Internet của bạn.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những khái niệm cơ bản về VPN và hướng dẫn bạn cách tạo một VPN Server. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về VPN Server. Nếu có những thắc mắc về mạng riêng ảo, hãy liên hệ ngay với MONA Host để được giải đáp nhanh chóng nhé.
Bài viết liên quan
Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi