XSS là một lỗ hổng bảo mật phổ biến trên ứng dụng web, đây là hình thức tấn công chèn mã độc vào website của người dùng thông qua trang web khác. Cross site scripting không chỉ làm rò rỉ thông tin cá nhân mà kẻ tấn công còn lợi dụng nhằm chiếm đoạt quyền kiểm soát tài khoản, thực hiện các hoạt động độc hại hay thậm chí xâm nhập vào hệ thống của người dùng. Vậy thì XSS là gì và làm thế nào để có thể ngăn chặn được kỹ thuật tấn công này, cùng MONA Host theo dõi ngay trong bài viết dưới đây nhé.

XSS là gì?

Cross Site Scripting (còn được gọi là tấn công XSS) là một loại lỗ hổng bảo mật web nghiêm trọng. Đây là hình thức tấn công mà kẻ tấn công thực hiện chèn mã script độc hại thông qua trình duyệt web. Khi người dùng truy cập vào website bị tấn công, đoạn mã độc này sẽ được thực thi ngay trên trình duyệt đó. Khác với những cuộc tấn công khác nhắm vào máy chủ của ứng dụng, thì XSS chủ yếu nhắm vào người dùng, lợi dụng sự tin tưởng của người dùng cho một trang web hoặc ứng dụng nào đó phổ biến để thực hiện tấn công.

XSS là gì

Trong một cuộc tấn công XSS, kẻ tấn công sẽ nhúng mã độc vào một trang web hoặc ứng dụng web hợp pháp. Khi người dùng truy cập vào trang web này, mã script độc sẽ được thực thi trong trình duyệt của họ. Hệ quả là kẻ tấn công có thể đánh cắp thông tin nhạy cảm, như cookies, token đăng nhập, giả mạo người user hay tải xuống mã độc mà người dùng không hề hay biết. Cross Site Scripting được xem là một trong những kỹ thuật tấn công phổ biến nhất cho đến thời điểm hiện tại và là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với bảo mật ứng dụng web.

>> Tấn Công Deface Là Gì? Cách Khắc Phục Website Defacement

>> Tấn Công Brute Force Là Gì? Cách Phòng Tránh Brute Force Attack

Tấn công XSS thực hiện như thế nào?

Thông thường, các cuộc tấn công XSS sẽ được thực hiện theo trình tự các bước như sau:

Cách thực hiện tấn công XSS

Nhập liệu

Kẻ tấn công sẽ tìm kiếm những phần nhập liệu trên trang web hoặc ứng dụng web để chèn mã script độc hại. Những phần này có thể là các trường nhập dữ liệu, phần bình luận hay thậm chí là các tham số trong URL.

Chèn mã script

Kẻ tấn công sẽ thực hiện việc chèn mã script độc hại vào những phần nhập liệu đã được xác định. Các loại mã độc này thường được viết bằng nhiều ngôn ngữ lập trình như HTML, Javascript, Flash,… Nhưng với hình thức tấn công này thì kẻ gian sẽ thường sử dụng HTML và Javascript.

Cung cấp mã script độc hại

Khi người dùng truy cập vào trang web, ứng dụng web và thực hiện tương tác với phần nhập liệu đã bị kẻ tấn công khai thác, mã script độc hại sẽ chạy tự động ngay trong trình duyệt của người dùng đó.

Thực hiện hành động độc hại

Một khi mã script được thực thi, kẻ tấn công sẽ lợi dụng và thực hiện các hành vi nguy hiểm như đánh cắp thông tin dữ liệu user, chuyển hướng người dùng đến trang web giả mạo nhằm lừa đảo và thậm chí là kiểm soát toàn bộ trình duyệt của người dùng.

Ví dụ, chèn một đoạn mã như destroyWebsite(); khi trang web được tải dẫn đến việc gọi hàm destroyWebsite() để các hành động gây hại như thu thập cookie của người dùng hoặc thực hiện những hành động không mong muốn khác.

Các loại tấn công XSS

Hình thức tấn công XSS không chỉ là một lỗ hổng bảo mật đơn thuần, nếu không đảm bảo tính bảo mật cho các ứng dụng web có thể dẫn đến thông tin cá nhân bị đánh cắp, hoặc thậm chí làm mất uy tín thương hiệu. Điều đáng ngại hơn là dạng tấn công này có đến 3 loại biến thể khác nhau, mỗi loại đều có cách thức hoạt động tinh vi và khó phát hiện.

Tấn công Reflected XSS là gì?

Tấn công Reflected XSS là một loại tấn công được hacker sử dụng nhiều nhất. Đây là loại tấn công mà mã script độc hại được chèn trực tiếp vào các HTTP request. Khi người dùng truy cập vào đường dẫn chứa mã này, hacker có thể dễ dàng chiếm quyền điều khiển phiên làm việc của người dùng, đánh cắp dữ liệu nhạy cảm hoặc thay đổi hoạt động trên website.

Tấn công Reflected XSS

Một ví dụ minh họa về tấn công Reflected XSS là khi kẻ tấn công chèn mã độc vào tham số tìm kiếm trên trang web. Nếu máy chủ không kiểm tra và làm sạch dữ liệu tìm kiếm trước khi hiển thị, mã script độc hại sẽ được phản ánh lại trong kết quả.

Ví dụ, kẻ tấn công có thể nhập “XSSalert(‘Vulnerable’)” và nếu không có cơ chế lọc, mã này sẽ được thực thi trên trình duyệt của người dùng. Để ngăn chặn, cần kiểm tra và mã hóa dữ liệu trước khi hiển thị.

Tấn công Stored XSS là gì?

Hình thức tấn công Stored XSS hay còn được gọi là Persistent XSS đây là một trong những hình thức nguy hiểm của Cross Site Scripting, thường nhắm vào nhiều người dùng cùng lúc. Đặc điểm XSS Stored attack là mã độc hại không chỉ tồn tại tạm thời mà được lưu trữ lâu dài trong cơ sở dữ liệu của trang web.

Tấn công Stored XSS

Kẻ tấn công sẽ lợi dụng các trường đầu vào như biểu mẫu, bình luận hay các khu vực cho phép người dùng nhập liệu để chèn mã độc vào hệ thống. Khi người dùng truy cập và thao tác với các nội dung đã lưu trữ, mã độc sẽ tự động thực thi ngay trên trình duyệt của họ mà không cần bất kỳ hành động nào.

Đây là một ví dụ tấn công Stored XSS, giả sử trang web cho phép người dùng nhập nội dung vào một ô bình luận, sau đó hệ thống lưu trữ và hiển thị những nhận xét đó trên trang web.

Ví dụ tấn công Stored XSS

Thông thường, với các nội dung mà người dùng nhập vào, hệ thống sẽ xử lý chúng như chuỗi ký tự đơn giản, không có bất kỳ vấn đề gì khi hiển thị. Tuy nhiên, nếu có ai đó có mục đích tấn công hệ thống bằng cách nhập vào nội dung như sau:

<script>alert(“XSS attack!”);</script>

Khi nhập nội dung này, hệ thống sẽ hiểu đoạn nhập vào là mã Javascript thay vì chỉ là văn bản thông thường. Khi đoạn mã Javascript này được trình duyệt thực thi, hệ thống sẽ kích hoạt một hành động, chẳng hạn như hiển thị hộp thoại cảnh báo.

Cảnh báo tấn công XSS

Nếu bạn thử nhập mã này vào một trang web và thấy nó được thực thi thay vì hiển thị như văn bản, điều đó cho thấy trang web bạn có lỗ hổng bảo mật XSS (Cross-Site Scripting). Lỗ hổng này cực kỳ nguy hiểm, vì kẻ tấn công có thể lợi dụng để chèn mã Javascript độc hại, chẳng hạn như lấy cắp cookie chứa sessionID của người dùng. Khi kẻ tấn công nắm giữ thông tin quan trọng này, hacker có thể mạo danh người dùng để truy cập vào tài khoản và thu thập thêm thông tin nhạy cảm.

Tấn công DOM-based XSS là gì?

DOM-based XSS là nơi lỗ hổng tồn tại ngay trong mã JavaScript phía client thay vì mã phía server máy chủ web. DOM-based XSS xảy ra khi dữ liệu không được xác thực đúng cách hoặc không được kiểm tra trước khi được đưa vào DOM (Document Object Model) của trang web.

Tấn công DOM-based XSS

Kẻ tấn công có thể lợi dụng lỗ hổng này để tiêm mã độc trực tiếp vào giao diện người dùng, từ đó thực hiện các hành vi như đánh cắp thông tin, chiếm quyền kiểm soát phiên làm việc, hoặc thao túng các yếu tố trên trang.

Một ví dụ minh họa về tấn công DOM-based XSS là khi một trang web sử dụng JavaScript để lấy giá trị từ URL (window.location) và viết giá trị này vào DOM mà không thực hiện kiểm tra hoặc làm sạch. Nếu người dùng truy cập vào URL chứa mã script độc hại, chẳng hạn như http://www.instance.com, mã độc sẽ được thực thi trong trình duyệt của người dùng khi trang web được tải, gây nguy hiểm cho dữ liệu cá nhân.

>> Cyber Attack Là Gì? Các Xu Hướng Tấn Công Mạng Và Cách Phòng Tránh

>> 10 Cách Bảo Mật VPS Giúp An Toàn Cho Máy Chủ

Mục đích tấn công XSS dùng để làm gì?

Tác động của các lỗ hổng XSS thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và cách thức mà hacker có thể khai thác chúng trong ứng dụng cụ thể. Các lỗ hổng này có thể được sử dụng với những mục đích sau:

Mục đích tấn công XSS
  • Hacker giả mạo danh tính của người dùng, khiến họ tưởng rằng đang tương tác với một người dùng hợp lệ.
  • Kẻ tấn công có thể thực hiện bất kỳ thao tác nào mà người dùng có quyền thực hiện, từ gửi tin nhắn đến thay đổi cài đặt tài khoản.
  • Hacker có khả năng truy cập và đọc mọi dữ liệu mà người dùng nhìn thấy, từ thông tin cá nhân đến lịch sử giao dịch.
  • Một trong những mục tiêu chính là thu thập thông tin đăng nhập của người dùng, như tên tài khoản và mật khẩu.
  • Kẻ xấu có thể can thiệp và thay đổi giao diện của trang web, gây ra sự nhầm lẫn cho người dùng.
  • Hacker có thể chèn mã độc, như trojan, vào trang web để lây lan phần mềm độc hại cho người dùng.

Hậu quả của XSS attack

Tác động của các cuộc tấn công XSS gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với người dùng và hệ thống website. Một cuộc tấn công XSS không chỉ ứng dụng hay trang web bị phá hủy hay chỉnh sửa dữ liệu mà nó còn có thể đánh cắp thông tin quan trọng của người dùng được lưu trữ cơ sở dữ liệu.

Hậu quả của XSS attack 

Ví dụ, trong các ứng dụng đơn giản như blog hoặc trang tin tức, nơi mà hầu hết người dùng không cần đăng nhập, tấn công XSS có thể làm lộ các thông tin cơ bản hoặc thay đổi nội dung hiển thị cho người dùng khác.

Tuy nhiên, trong các ứng dụng quan trọng hơn, chẳng hạn như ứng dụng tài chính, thương mại điện tử hay hệ thống quản lý thông tin doanh nghiệp, thông qua cuộc tấn công XSS hacker sẽ truy cập vào tài khoản của người dùng, thay đổi các giao dịch hoặc chiếm đoạt thông tin cá nhân và tài sản số của họ.

Những người dùng bị tấn công thường là những người có quyền hạn cao trong hệ thống, như quản trị viên, hậu quả có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều. Điều này có thể dẫn đến việc hacker kiểm soát hoàn toàn hệ thống, gây ra tổn thất nghiêm trọng cho doanh nghiệp và người dùng của họ.

Cách kiểm tra tấn công XSS

Để kiểm tra tấn công XSS, có thể thực hiện kiểm thử hộp đen, thực hiện theo cách này người kiểm tra không cần truy cập vào mã nguồn của ứng dụng. Tuy nhiên, việc xem xét mã nguồn vẫn luôn được khuyến khích bởi sẽ giúp phát hiện các lỗ hổng một cách chi tiết và chính xác hơn.

Trong quá trình kiểm tra, nên xác định rõ những phần của trang web có nguy cơ bị tấn công XSS để ghi chú lại những rủi tiềm ẩn vào tài liệu kiểm tra không bỏ sót bất kỳ vị trí nào. Tiếp theo, cần lên kế hoạch kiểm tra các trường nhập liệu, đặc biệt là những trường có khả năng xử lý code hoặc script. Kết quả từ các thử nghiệm này sẽ cung cấp thông tin quan trọng về mức độ an toàn của ứng dụng trước tấn công XSS.

Cách kiểm tra tấn công XSS

Để kiểm tra tấn công Cross Site Scripting, điều quan trọng là phải xem xét cách các input được xử lý và phản hồi trong hệ thống. Đặc biệt, cần kiểm tra xem liệu các script nguy hiểm có thể được thực thi hay không.

Ví dụ: Người kiểm tra có thể thử nhập đoạn script như sau:

<script>alert('XSS Attack')</script>

Nếu đoạn script này được thực thi, điều đó cho thấy có nguy cơ XSS hiện hữu trong hệ thống.

Ngoài ra, trong quá trình kiểm tra thủ công, nên thử sử dụng các ký tự đặc biệt được mã hóa, như:

%3cscript%3ealert('XSS Attack')%3c/script%3e

Nhiều hệ thống có cơ chế bảo vệ bằng cách thay đổi các dấu ngoặc đơn giản thành các ký tự mã hóa, vì vậy thử nghiệm với ký tự mã hóa là cần thiết.

Một ví dụ khác là kiểm tra URL của trang web để xem có thể thực hiện tấn công qua các tham số hay không. Ví dụ:

http://www.example.com/test.asp?pageid=1&title=Example

Nếu ứng dụng không kiểm tra kỹ càng đầu vào, có khả năng mã HTML sẽ được chèn vào thẻ <h1></h1>. Điều này có thể dẫn đến việc lỗ hổng XSS bị khai thác.

Ngoài ra, người kiểm tra cũng nên thử gửi một số mã nguy hiểm qua các yêu cầu HTTP để xem hệ thống có thực hiện kiểm tra và bảo vệ hay không. Nhìn chung, khi kiểm tra lỗ hổng XSS, điều quan trọng là xác minh cách hệ thống xử lý đầu vào và cẩn thận quan sát output để phát hiện những dấu hiệu của lỗ hổng.

Cách ngăn chặn XSS attack

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy tin tức về các website thương mại điện tử lớn đã bị tấn công bằng phương pháp XSS, khiến hàng ngàn thông tin khách hàng bị lộ. Là chủ sở hữu một website, bạn cần tìm cách ngăn chặn cuộc tấn này để bảo vệ trang web và người dùng khỏi những mối đe dọa trực tuyến.

Escape/Encode input and output

Một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn chặn XSS là mã hóa hoặc thoát (escape) dữ liệu nhập và xuất. Cách này đảm bảo rằng các ký tự đặc biệt từ dữ liệu người dùng sẽ không bị trình duyệt hiểu nhầm thành mã script. Các kỹ thuật mã hóa như HTML entity encoding, URL encoding và JavaScript encoding được sử dụng rộng rãi để thoát các chuỗi ký tự nguy hiểm và ngăn không cho chúng trở thành mã thực thi.

Sử dụng Escape/Encode input and output

Content Security Policy (CSP)

Content Security Policy (CSP) là một cơ chế bảo mật mạnh mẽ, cho phép người quản trị kiểm soát những gì được tải và thực thi trên trang web. Bằng cách cấu hình CSP, người dùng có thể hạn chế việc thực thi các mã script không đáng tin cậy và ngăn chặn tải tài nguyên từ các nguồn không an toàn. Điều này làm giảm đáng kể nguy cơ bị khai thác XSS.

Sử dụng Content Security Policy (CSP)

Input Validation

Xác thực đầu vào (Input Validation) đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống khỏi các cuộc tấn công. Khi dữ liệu từ người dùng được kiểm tra kỹ lưỡng ngay từ lúc nhập, những yếu tố nguy hiểm như mã HTML hoặc JavaScript không mong muốn sẽ bị loại bỏ.

Các thư viện xác thực đầu vào có thể hỗ trợ người quản trị trong việc kiểm tra và ngăn chặn các chuỗi dữ liệu không an toàn, giảm thiểu rủi ro tấn công.

HTTPOnly and Secure Flags for cookies

Để bảo vệ cookie của người dùng khỏi bị đánh cắp qua XSS, hãy sử dụng cờ HTTPOnly và Secure. Cờ HTTPOnly sẽ ngăn chặn mã JavaScript truy cập vào cookie, trong khi cờ Secure đảm bảo rằng cookie chỉ được truyền qua các kết nối HTTPS, giúp tăng cường mức độ bảo mật cho thông tin người dùng.

Sử dụng HTTPOnly and Secure Flags for cookies

Sanitize HTML Input

Nếu ứng dụng web của bạn cho phép người dùng nhập nội dung HTML, hãy vô hiệu hóa các thành phần HTML không an toàn như thẻ script hoặc các sự kiện JavaScript. Sử dụng các thư viện chuyên dụng để làm sạch dữ liệu HTML, giúp đảm bảo rằng các thẻ độc hại không thể được thực thi.

Kỹ thuật tấn công XSS có thể được xem như một trong những “cửa sau” dễ bị hacker lợi dụng nhất trong bảo mật web nhằm thực hiện các hành vi sai trái đánh cắp thông tin, kiểm soát phiên làm việc hoặc phá hủy dữ liệu. Vì vậy, hãy luôn ưu tiên yếu tố bảo mật trong mọi giai đoạn phát triển và vận hành website bằng cách lựa chọn một nhà cung cấp Hosting, VPS,… đáng tin cậy. Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động và cung cấp các giải pháp hạ tầng website khác nhau, MONA Host tự tin sẽ đem đến cho khách hàng các dịch vụ bảo mật có chất lượng hàng đầu thị trường hiện tại. Liên hệ hệ ngay HOTLINE 1900 636 648 để được đội ngũ MONA Host tư vấn một cách chi tiết nhất.

Kết nối với mình qua

Mình là Võ Nguyên Thoại, hiện tại đang là Co-founder và CTO của MONA Host - công ty chuyên cung cấp các dịch vụ cloud hosting, vps và hạ tầng thuộc phân khúc cao cấp tại thị trường Việt Nam, đồng thời cũng là Group CTO của The MONA, công ty chủ quản của MONA Media, MONA Software và MONA Host, với hệ sinh thái đầy đủ và hoàn chỉnh để phát triển doanh nghiệp trên môi trường internet.

Với kinh nghiệm làm việc chuyên sâu hơn 15 năm trong lĩnh vực CNTT, trải dài từ mảng hạ tầng, hệ thống, phát triển phần mềm và devops, Thoại mong muốn đóng góp các kinh nghiệm và kiến thức của mình tại Mona để xây dựng một hạ tầng CNTT với các trải nghiệm mới, cao cấp hơn, mượt mà hơn, tin cậy hơn và xoá bỏ khoảng cách giữa các doanh nghiệp và công cuộc chuyển đổi số với đội ngũ chuyên viên kỹ thuật cao luôn hỗ trợ khách hàng 24/7.

Hy vọng với những kiến thức, hiểu biết Thoại chia sẻ sẽ hữu ích đến các bạn độc giả quan tâm!

Bài viết liên quan

Lỗ Hổng Bảo Mật Là Gì? Nguyên Nhân, Phân Loại Và Cách Ngăn Chặn
21 Tháng Mười Một, 2024
Lỗ Hổng Bảo Mật Là Gì? Nguyên Nhân, Phân Loại Và Cách Ngăn Chặn
Lỗ hổng bảo mật có thể được coi là những điểm yếu tiềm ẩn trong hệ thống. Mỗi ngày, hàng nghìn cuộc tấn công mạng diễn ra trên toàn cầu, nhắm vào những "khe hở" này để đánh cắp dữ liệu, cài mã độc hay tống tiền người dùng. Vậy lỗ hổng bảo mật là...

MONA.Host

404 Not Found Là Lỗi Gì? Cách Khắc Phục Error HTTP 404 Not Found Nhanh Chóng
08 Tháng Mười Một, 2024
404 Not Found Là Lỗi Gì? Cách Khắc Phục Error HTTP 404 Not Found
404 Not Found là mã trạng thái HTTP thông báo lỗi trình duyệt không thể kết nối được với máy chủ. Khi người truy cập vào một trang web bất kỳ nhưng xuất hiện thông báo lỗi 404, đồng nghĩa với việc người dùng không thể truy cập website đó làm ảnh hưởng đến trải...

Võ Nguyên Thoại

2FA Là Gì? Hướng Dẫn Thiết Lập Xác Thực 2 Yếu Tố Chi Tiết
04 Tháng Mười Một, 2024
2FA Là Gì? Hướng Dẫn Thiết Lập Xác Thực 2 Yếu Tố Chi Tiết
2FA là một phương pháp bảo mật giúp bảo vệ tài khoản trực tuyến tránh khỏi nguy cơ bị xâm nhập trái phép, bằng cách bổ sung một bước xác thực khác ngoài mật khẩu. Phương pháp 2FA hiện nay đã trở thành yêu cầu bắt buộc với nhiều dịch vụ trực tuyến, nhằm xác...

Võ Nguyên Thoại

RSS Là Gì? Hướng Dẫn Cài Đặt Và Sử Dụng RSS Feeds
04 Tháng Mười Một, 2024
RSS Là Gì? Hướng Dẫn Cài Đặt Và Sử Dụng RSS Feeds
Với lượng thông tin Internet ngày càng nhiều như hiện nay, thì RSS là một định dạng tệp tin XML được thiết kế với mục đích thu thập và tổ chức thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Nhờ RSS, việc theo dõi nội dung mới từ nhiều trang web trở nên thuận tiện hơn...

Võ Nguyên Thoại

Ethernet Là Gì? Khác Biệt Giữa Ethernet Với Internet
24 Tháng Mười, 2024
Ethernet Là Gì? Khác Biệt Giữa Ethernet Với Internet
Ethernet được biết đến là công nghệ mạng máy tính giúp kết nối các thiết bị trong mạng nội bộ (LAN), mạng MAN hay mạng WAN có vai trò thiết yếu trong việc kết nối và trao đổi dữ liệu với tốc độ cao, ổn định và tương thích với nhiều môi trường mạng khác...

Võ Nguyên Thoại

Hacker Là Ai? Dấu Hiệu Nhận Biết Khi Bị Hacker Tấn Công
22 Tháng Mười, 2024
Hacker Là Ai? Dấu Hiệu Nhận Biết Khi Bị Hacker Tấn Công
Hacker thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên mạng xã hội, ám chỉ những người có thể xâm nhập trái phép và phá hoại bất kỳ hệ thống máy tính hay hệ thống mạng nào đe dọa sự riêng tư và an toàn của người dùng internet. Vậy hacker là ai?. Mục đích hacker...

Võ Nguyên Thoại

1GB Bằng Bao Nhiêu MB? Cách Quy Đổi Từ GB Sang MB Nhanh Chóng
17 Tháng Mười, 2024
1GB Bằng Bao Nhiêu MB? Cách Quy Đổi Từ GB Sang MB Nhanh Chóng
GB và MB là hai thuật ngữ không quá xa lạ đối với tất cả mọi người. Bạn có thể bắt gặp thuật ngữ này trên các thiết bị như laptop, smartphone hoặc bảng giá dịch vụ gói cước viễn thông. 1GB bằng bao nhiêu MB?, chắc hẳn đây là một trong những câu hỏi...

Võ Nguyên Thoại

Gateway Là Gì? Khác Biệt Giữa Gateway Và Router
16 Tháng Mười, 2024
Gateway Là Gì? Khác Biệt Giữa Gateway Và Router
Gateway là một thuật ngữ chuyên ngành viễn thông và công nghệ thông tin, đóng vai trò trong việc kết nối hai điểm mạng khác nhau. Gateway được xem như là một thiết bị quan trọng không thể thiếu trong hệ thống mạng cá nhân và mạng doanh nghiệp. Trong bài viết này, MONA Host...

Võ Nguyên Thoại

Edge Computing Là Gì? Tổng Quan Về Mô Hình Điện Toán Biên
15 Tháng Mười, 2024
Edge Computing Là Gì? Tổng Quan Về Mô Hình Điện Toán Biên
Sự bùng nổ của Internet of Things tạo ra lượng dữ liệu khổng lồ làm cho hệ thống xử lý dữ liệu truyền thống phải đối mặt với nhiều thách thức khi xử lý và quản lý dữ liệu. Mô hình điện toán biên (Edge Computing) được phát triển như một giải pháp tối ưu...

Võ Nguyên Thoại

So Sánh IPv4 Và IPv6: Địa chỉ IPv4 vs Địa Chỉ IPv6 Cái Nào Nhanh Hơn?
10 Tháng Mười, 2024
So Sánh IPv4 Và IPv6: Địa chỉ IPv4 vs Địa Chỉ IPv6 Cái Nào Nhanh Hơn?
IPv4 và IPv6 đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và phân phối dữ liệu giữa các thiết bị trên mạng. Vậy thì thực chất IPv4 là gì và IPv6 là gì?. Ngay trong bài viết này, hãy cùng MONA Host tìm hiểu hai khái niệm này và những điểm khác biệt rõ...

Võ Nguyên Thoại

Mạng LAN
09 Tháng Mười, 2024
Mạng LAN là gì? Công dụng và ứng dụng của mạng LAN
Internet ngày càng phát triển được sử dụng phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong đời sống hiện đại ngày nay. Mạng máy tính có nhiều mô hình khác nhau như WAN, LAN, MAN,...Trong số đó mạng LAN là mô hình mạng rộng rãi được dùng để kết nối các thiết bị trong...

Võ Nguyên Thoại

Thời Gian Downtime Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Downtime Hiệu Quả
05 Tháng Mười, 2024
Downtime là gì? Cách khắc phục thời gian Downtime hiệu quả
Bất cứ website nào cũng có thể gặp phải tình trạng "downtime". Đây là khoảng thời gian mà website ngừng hoạt động khiến người dùng không thể truy cập được. Mặc dù tình trạng downtime chỉ diễn ra trong một khoảng ngắn nhưng có thể gây ra những hậu quả đáng kể cho doanh nghiệp....

Võ Nguyên Thoại

Nhận các thông báo mới từ MONA.Host?

Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi