Võ Nguyên Thoại
Contents
Trong lĩnh vực mạng máy tính, vấn đề bảo mật dữ liệu cực kỳ quan trọng. Trường hợp bị đánh cắp hoặc mất thông tin có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vậy nên sao lưu dữ liệu chính là giải pháp bảo vệ thông tin tốt nhất. Sao lưu dữ liệu hay được gọi là Backup. Vậy nên chọn Cloud backup hay Local Backup? Trong bài viết dưới đây, Mona Host sẽ giúp các bạn giải đáp vấn đề này.
Trước khi tìm hiểu vấn đề nên chọn Cloud Backup hay Local Backup thì ta cần hiểu Backup là gì trước. Bài viết nàu chúng tôi chỉ nêu khái niệm cơ bản của sao lưu dữ liệu. Nếu muốn hiểu kỹ hơn mời các bạn xem lại bài viết trước của chúng tôi nhé.
>> Backup dữ liệu là gì? Tính cần thiết của web hosting backup
Backup data là gì?
Backup là sao chép toàn bộ dữ liệu gốc vào một nơi khác, dữ liệu đó có thể ở trên máy chủ hoặc máy tính cá nhân, điện thoại,… Hành động này sẽ giúp giảm tổn thất khi chẳng may sự cố làm mất dữ liệu xảy ra do thời tiết, thiết bị hỏng hay nhiễm virus. Trường hợp xấu nhất là khi web bị tấn công, sập nguồn hay ổ cứng hỏng thì bạn vẫn còn bản dữ liệu đã được lưu lại.
Tại sao phải backup dữ liệu?
Không những phải Backup dữ liệu và phải làm chúng thường xuyên để bảo vệ thông tin cho doanh nghiệp:
- Với dữ liệu của khách hàng: Nếu thông tin của khách hàng bị mất sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín thương hiệu. Vậy nên Backup dữ liệu là giải pháp để đảm bảo sự tín nhiệm của khách hàng.
- Về thông tin dịch vụ/sản phẩm: Những website lớn cung cấp hàng nghìn thậm chí hàng chục nghìn sản phẩm buộc phải sao lưu dữ liệu thường xuyên. Bởi nếu không Backup thì việc update lại thông tin rất mất thời gian. Chưa kể chẳng may đánh mất thông tin sản phẩm/dịch vụ sẽ tổn hại đến việc kinh doanh.
So sánh hình thức Cloud Backup và Local Backup
Nên sử dụng Cloud Backup hay Local Backup? Cùng tìm hiểu sâu hơn về hai hình thức sao lưu này:
Local Backup là gì?
Local Backup dịch ra nghĩa tiếng Việt là sao lưu cục bộ. Các bản sao lưu cục bộ thường được lưu trữ trong một ổ cứng bên trong hoặc bên ngoài chuyên dụng được cắm trực tiếp vào máy tính nguồn đang được sao lưu. Local Backup bảo vệ dữ liệu khỏi sự tấn công của virus, lỗi ổ cứng hay vô tình hoặc cố tình xóa dữ liệu. Đặc biệt ưu điểm của sao lưu cục bộ là rất dễ khôi phục.
Tuy nhiên với hình thức sao lưu này, các bản Backup có nguy cơ xảy ra thảm họa tự nhiên. Thảm họa tự nhiên có thể kể đến như dịch bệnh, lũ lụt, hoả hoạn, động đất hoặc lốc xoáy, chúng có khả năng xóa sạch hoàn toàn dữ liệu của bạn và quá trình khôi phục không thể thực hiện được.
Cloud Backup là gì?
Cloud Backup dịch nghĩa tiếng Việt là sao lưu đám mây hay sao lưu trực tuyến. Đây là hình thức sao lưu bằng cách gửi các bản sao dữ liệu qua mạng độc quyền hoặc mạng công cộng đến một máy chủ bên ngoài công ty. Máy chủ này thường do bên nhà cung cấp dịch vụ thứ ba sở hữu và họ sẽ tính phí Backup. Với Cloud Backup thì dịch vụ này có khả năng bảo vệ tối đa trước thiên tai và trộm cắp. Tuy nhiên dịch vụ này có chi phí đăng ký cao hơn so với các hình thức khác.
Hiện nay việc ứng dụng điện toán đám mây vào công nghệ ngày càng phát triển, để tìm hiểu những thuật ngữ liên quan đến công nghệ này các bạn có thể tham khảo các bài viết trước đây của Mona Host.
- Cloud Computing là gì? Ưu và nhược điểm của Cloud Computing
- Cloud Native là gì? Những nguyên tắc kiến trúc trong Cloud Native
- Private cloud là gì? Lợi ích mà Private Cloud mang lại doanh nghiệp
- Cloud Storage là gì? Vì sao nên sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây
Doanh nghiệp nên chọn Cloud backup hay Local Backup?
Bởi tồn tại nhiều loại sao lưu dữ liệu nên sẽ xuất hiện sự so sánh. Phổ biến nhất thị trường là Local Backup và Cloud Backup nên chúng thường được đặt lên bàn cân để chọn lựa. Để các tổ chức có cái nhìn khách quan hơn thì dưới đây sẽ là một số điểm khác biệt giữa hai dạng backup này:
Cloud Backup |
Local Backup |
|
Thời gian | Thời gian khôi phục dữ liệu chỉ kéo dài vài giờ thậm chí vài phút. | Thời gian khôi phục dữ liệu của hình thức truyền thống như băng từ có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần. |
Độ an toàn | Tự động ghi lại tình trạng sao lưu, sau đó gửi email thông báo đến người dùng. | Khó để kiểm tra tình trạng của dữ liệu và kết quả tiến trình sao lưu. |
Mức độ hư hỏng | Hệ thống sao lưu tự động theo lịch, hạn chế được sự hư hỏng. | Hỏng hóc dữ liệu do sự tác động bên ngoài thường xuyên xảy ra. |
Dung Lượng | Dữ liệu được lưu ở hai nơi là thiết bị lưu trữ và đám mây có thể giúp giảm thời gian ngừng dịch vụ (Downtime). | Dữ liệu và việc sao lưu có thể gặp nguy hiểm nếu bạn luôn để chung với nhau 1 máy. |
Chi phí | Bạn chỉ cần trả chi phí mua dung lượng sao lưu nhưng phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ hiện nay sẽ bao lo phần này. | Các chi phí phát sinh như chi phí băng từ, chi phí vận chuyển thiết bị lưu trữ, chi phí hệ thống nhân sự, chi phí rủi ro. |
Với những điểm so sánh cơ bản trên, chắc hẳn doanh nghiệp sẽ có thêm thông tin để đưa ra quyết định nên chọn hình thức Backup nào.
Một số loại backup dữ liệu khác nên biết
Sau khi tìm hiểu về vấn đề nên chọn Cloud Backup hay Local Backup, chúng tôi muốn giới thiệu một số loại sao lưu dữ liệu khác để bạn có thêm nhiều lựa chọn hơn:
Full Backup
Full Backup có nghĩa là sao lưu toàn bộ. Đúng vậy, với hình thức này tất cả các file và thư mục đã chọn đều được sao lưu. Đây là quá trình sao lưu toàn diện và mất nhiều thời gian để hoàn thành. Đương nhiên cách Backup này cũng yêu cầu nhiều dung lượng hơn các loại sao lưu khác.
Incremental Backup
Đây là hình thức sao lưu tăng dần. Có nghĩa là bản Backup tất cả các thay đổi đối với dữ liệu kể từ lần sao lưu dữ liệu cuối cùng được thực hiện. Bản cuối có thể là bản đầy đủ hoặc bản tăng dần trước đó.
Ưu điểm của Incremental Backup là các file không bị trùng lặp, thời gian sao lưu nhanh và tốn ít dung lượng. Tuy nhiên việc khôi phục dữ liệu của Incremental Backup chậm hơn so với các hình thức khác.
Differential Backup
Hình thức này còn gọi là sao lưu riêng biệt, đây là bản Backup nằm giữa bản sao lưu đầy đủ và bản sao lưu tăng dần. Với các bản Backup riêng biệt, một bản sao lưu toàn bộ được hoàn thành trước và các bản sau ghi lại những thay đổi được thực hiện kể từ bản toàn bộ đó. Vậy nên Differential Backup nhanh hơn so với bản sao lưu toàn bộ cũng như giảm dung lượng lưu trữ, mất ít thời gian khôi phục hơn.
Mirror Backup
Mirror Backup còn được gọi là sao lưu nhân bản. Đây là một bản sao chính xác được tạo từ dữ liệu gốc. Khi một file trong dữ liệu gốc bị xóa thì file đó cũng bị xóa khỏi bản Mirror Backup, nên phải cẩn thận khi chạy sao lưu nhân bản. Với Mirror Backup giúp tiết kiệm dung lượng lưu trữ.
Backup PC Full
Backup PC Full là sao lưu toàn bộ máy tính của bạn, thay vì chỉ sao chép dữ liệu trên máy tính thì Backup PC Full còn ghi lại các “Image” về cấu trúc máy tính. Đây là giải pháp tối ưu khi ổ cứng bị hỏng.
Backup Offsite
Hình thức sao lưu ngoài này có những rủi ro tương tự như sao lưu cục bộ, cái khác là dạng Backup này tách biệt dữ liệu giữa các vị trí. Với Backup Offsite cung cấp mức bảo vệ gần giống với Backup Local nhưng có khả năng chống lại các thảm họa và trộm cắp.
Backup Remote
Backup Remote hay sao lưu từ xa cũng là một dạng Backup ngoài. Điểm khác biệt ở đây là bạn có quyền truy cập và có thể khôi phục các bản sao lưu khi bạn đang ở bất kỳ đâu. Tuy nhiên chúng sẽ mất nhiều thời gian để khôi phục và chi phí khá cao.
Trên đây là những chia sẻ về việc nên chọn Cloud Backup hay Local Backup cũng như gợi ý thêm một số loại sao lưu dữ liệu phổ biến hiện nay để bạn có sự lựa chọn phù hợp nhất. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể bỏ túi cho mình những thông tin thật bổ ích.
Bài viết liên quan
Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi