0
Blog

31 Tháng Ba, 2023

Cloud Computing là gì? Ưu và nhược điểm của Cloud Computing

Cloud Computing là gì? Đây là khái niệm được nhiều người đam mê công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực mạng máy tính tìm hiểu. Chúng còn được biết đến với cái tên là điện toán đám mây hay điện toán máy chủ ảo. Cloud Computing được ứng dụng nhiều hiện nay bởi chúng mang lại những lợi ích tuyệt vời. Cùng Mona Host tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm Cloud Computing

Cloud Computing hay điện toàn đám mây là gì? Đây là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng internet. Cloud Computing được người Việt gọi là điện toán đám mây, từ “đám mây” ở đây để chỉ mạng internet và liên tưởng đến sự phức tạp của các cơ sở hạ tầng liên quan.

Phân phối các tài nguyên CNTT theo nhu cầu qua Internet với chính sách thanh toán theo mức sử dụng là bản chất của điện toán đám mây. Khi có nhu cầu, bạn có thể tiếp cận các dịch vụ công nghệ như năng lượng điện toán, lưu trữ và cơ sở dữ liệu thông qua các nhà cung cấp Cloud Computing mà không cần mua, sở hữu hay bảo trì các trung tâm dữ liệu/máy chủ vật lý.

Các loại dịch vụ Cloud Computing hiện nay

Các loại dịch vụ Cloud Computing hiện nay
  • Dịch vụ hạ tầng – IaaS: Dịch vụ này chứa các khối xây dựng cơ bản cho đám mây CNTT. Chúng cung cấp quyền truy cập vào các tính năng mạng, máy tính và không gian lưu trữ dữ liệu. Với dịch vụ này, bạn nhận được mức độ linh hoạt và khả năng kiểm soát quản lý tài nguyên CNTT cao nhất.
  • Dịch vụ nền tảng – PaaS: Dịch vụ này của Cloud Computing là gì? Bạn không cần quản lý cơ sở hạ tầng ngầm của tổ chức và có thể tập trung vào công tác triển khai cũng như quản lý các ứng dụng của mình. Từ đó khi ứng dụng PasS, bạn làm việc hiệu quả hơn, không lo lắng về việc thu mua tài nguyên, hoạch định dung lượng, bảo trì phần mềm, vá lỗi liên quan đến vận hành ứng dụng.
  • Dịch vụ phần mềm – Saas: Phần mềm dưới dạng dịch vụ cung cấp cho bạn sản phẩm hoàn thiện được nhà cung cấp dịch vụ vận hành và quản lý. Khi nhắc đến Saas thì bạn không cần nghĩ cách duy trì dịch vụ hoặc cách quản lý cơ sở hạ tầng ngầm. Nhiệm vụ của bạn chỉ là nghĩ cách sử dụng phần mềm cụ thể đó.

Ưu điểm của Cloud Computing

Sở dĩ có nhiều người dành thời gian để tìm hiểu xem Cloud Computing là gì như vậy cũng nhờ vào ưu điểm nổi trội của nó. Một số lợi ích khi ứng dụng điện toán đám mây phải kể đến là:

Không bị phụ thuộc vào Dedicated Server

Sử dụng điện toán đám mây bạn chỉ cần nêu rõ lượng tài nguyên cần thiết để host website của mình. Dịch vụ sẽ tự động gom các phần tài nguyên nhàn rỗi trong máy chủ của hệ thống để cung cấp cho người sử dụng. Nếu muốn mở rộng tài nguyên, bạn chỉ cần yêu cầu với hệ thống và nó sẽ tự động bổ sung các phần nhàn rỗi khác vào.

Truy cập quốc tế với tốc độ nhanh

Một hệ thống điện toán đám mây có nhiều cụm máy chủ cách xa nhau về vị trí địa lý nhưng đều có thể chứa back-end của cùng một website. Vậy nên Cloud Computing giúp cải thiện tốc độ truy cập từ quốc tế vào web của bạn. Ví dụ như sử dụng hệ thống điện toán đám mây lớn của Google, Amazon có đặt máy chủ ở nhiều nước thì người dùng bất kỳ đâu cũng có thể vào trang web của bạn nhanh như khách trong nước vậy.

Website có tính ổn định hơn

Ưu điểm đáng giá nữa của Cloud Computing chính là tính ổn định. Trong mọi tình huống, một website có tính ổn định cao sẽ ít khi gặp lỗi không truy cập được. Nhờ điện toán đám mây, các yếu tố có thể tổn hại đến máy chủ sẽ được hạn chế. Tuy nhiên không có gì là hoàn hảo và Cloud Computing cũng không thể đảm bảo an toàn tuyệt đối cho web của bạn.

Trường hợp bị tấn công mạng hay dính virus, nhà cung cấp dịch vụ sẽ tự động tắt web của bạn đi, chặn mọi kết nối đến và đi tới trang để ngăn chặn sự lây lan, phát tán mã độc. Tuy nhiên có thể yên tâm rằng trường hợp kể trên rất ít xảy ra với hệ thống điện toán đám mây.

>> Có thể bạn quan tâm: Spyware là gì? Cách nhận biết và phòng tránh sự xâm nhập của Spyware

Tiết kiệm chi phí thuê nhân sự IT cho doanh nghiệp

Với doanh nghiệp, sở hữu một đội ngũ IT chuyên nghiệp là điều rất cần thiết. Có họ sẽ giảm được các sự cố vật lý xảy ra với máy chủ web. Tuy nhiên với điện toán đám mây, không có cơ sở hạ tầng vật lý, bạn không phải lo lắng về các tai nạn cháy nổ do quá tải hay sét đánh. Vậy nên sử dụng Cloud Computing giúp bạn tiết giảm, hạn chế sự đầu tư cho nhân sự IT.

Hạn chế mà điện toán đám mây gặp phải

Bất kỳ dịch vụ nào cũng có những nhược điểm riêng và Cloud Computing cũng vậy:

Tính bảo mật và quyền riêng tư

Tính bảo mật và quyền riêng tư

Khi ứng dụng Cloud Computing, buộc kho dữ liệu trên đám mây phải bảo mật tốt. Bởi khách hàng phụ thuộc vào nhà cung cấp đám mây rất nhiều và một khi gặp sự cố về bảo mật dữ liệu thì rủi ro cho khách hàng rất lớn. Hiện nay nạn lấy cắp dữ liệu vẫn khiến nhiều nhà cung cấp Cloud Computing e ngại.

Mức độ tin tưởng của khách hàng

Khi chọn nền tảng đám mây, nếu khách hàng không được cung cấp dịch vụ linh hoạt khi di chuyển trong và ngoài đám mây thì sẽ gây trở ngại lớn. Và thách thức hiện nay với Cloud Computing là quyền truy cập từ xa có thể bị nhà cung cấp loại bỏ nhằm phục vụ tính bảo mật.

Thời gian tạm ngừng hoạt động

Thời gian tạm ngừng hay downtime là nhược điểm phổ biến khi nhắc đến Cloud Computing. Bởi thực tế không nhà cung cấp nào có thể chắc chắn mang lại một nền tảng không có downtime. Nếu công ty của bạn có kết nối internet không ổn định thì tình trạng downtime rất dễ xảy ra.

Nhân lực và quản lý môi trường đa đám mây

Nhân lực có chuyên môn trong lĩnh vực điện toán đám mây không nhiều. Đặc biệt các công ty ngày nay không sử dụng một đám mây duy nhất, họ phải sử dụng nhiều đám mây cùng lúc. Vậy nên việc quản lý cũng thường gặp cản trở. Đội ngũ CNTT ở công ty sử dụng đa đám mây phải đối mặt với nhiều áp lực.

Một số nhà cung cấp dịch vụ Cloud Computing nổi tiếng

Sau khi biết được những thông tin cơ bản để hiểu Cloud Computing là gì thì vấn đề lựa chọn nhà cung cấp các dịch vụ Cloud Computing uy tín cũng rất được quan tâm. Dưới đây chúng tôi gợi ý cho bạn những cái tên nổi bật trên thị tường hiện nay:

Microsoft

Dịch vụ điện toán đám mây của “gã khổng lồ” Microsoft mang tên Microsoft Azure. Tuy khai thác thị trường này tương đối muộn nhưng uy tín về dịch vụ của công ty rất vượt trội. Với Microsoft Azure, dịch vụ còn phát triển và hỗ trợ khách hàng triển khai Blockchain, Machine Learning và trí tuệ nhân tạo trong môi trường sản xuất sáng tạo. Dịch vụ đám mây của Microsoft Azure có thể kế đến như Windows Server OS, Azure, SQL Server.

Google

Google cho ra mắt Google Cloud Platform (GCP) để nhắm mục tiêu vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên giờ đây dịch vụ đám mây của Google đã sở hữu những khách hàng lớn như eBay, Snap, HSBC. So về thị phần cung cấp dịch vụ điện toán đám mây thì Google vẫn thua xa Microsoft.

Oracle Corp

Oracle Corp

Đây là nhà cung cấp phần mềm cơ sở dữ liệu hàng đầu. Và công ty đã mở rộng danh mục đầu tư của mình trong dịch vụ đám mây phân tích, ứng dụng đám mây, IaaS và tích hợp đám mây. Dịch vụ điện toán đám mây tại Oracle Corp đang phát triển không ngừng ở thời điểm hiện tại.

Amazon

Amazon cũng tiếp cận thị trường với dịch vụ Cloud Computing mang tên Amazon Web Service (AWS). AWS chuyên cung cấp các giải pháp cơ sở hạ tầng đám mây như lưu trữ và tính toán. Hiện nay Amazon đang cạnh tranh gay gắt với Microsoft và những tên tuổi khác để dẫn đầu thị phần về lĩnh vực này.

Trên đây là những chia sẻ xung quanh Cloud Computing là gì. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về điện toán đám mây và biết cách chủ động ứng dụng mô hình này khi cần.

>> Tham khảo thêm một số bài viết liên quan đến công nghê đám mây sau:

Bài viết liên quan

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona
Giỏ hàng của bạn

Giỏ hàng trống!