0
Blog

01 Tháng Mười Một, 2022

IaaS là gì? Tìm hiểu chi tiết về Infrastructure as a Service

IaaS là gì? IaaS có vai trò như nào hỗ trợ các trong quá trình lưu trữ và thao tác các dữ liệu trên điện toán đám mây. Có lẽ đây là một từ ngữ quen thuộc nếu bạn làm trong ngành công nghệ thông tin. Còn nếu bạn, đang chưa hiểu rõ, đang còn mơ hồ về IaaS và các dịch vụ liên quan. Hãy cùng Mona Host tìm hiểu chi tiết hơn về IaaS là gì trong bài viết dưới đây.

IaaS là gì?

IaaS là một thuật ngữ trong lĩnh vực công nghệ, về cơ bản IaaS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Infrastructure as a Service. Đây là một dịch vụ cho phép người dùng sử dụng cơ sở hạ tầng của công nghệ thông tin để xây dựng nên hệ thống ví dụ như cho hệ điều hành, máy chủ, hệ thống mạng,.. thông qua internet.

Bên cạnh thì IaaS được đánh giá có độ linh hoạt đốt khi người dùng được phép có thể chọn các thông số kỹ thuật phần mềm và phần cứng, cả hệ điều hành để có thể dễ thao tác nhất. Chính vì vậy, sau khi tìm hiểu về IaaS là gì và sử dụng một cách hiệu quả dịch vụ này, người dùng cần có kiến thức chuyên môn về một số phần cơ bản như hệ điều hành, phần cứng, mạng và các giải pháp bảo mật dữ liệu trên hệ thống.

iaas là gì

Các tính năng của Iaas

Các tính năng của IaaS bao gồm:

  • Môi trường điện toán không cần chuẩn bị một môi trường phát triển riêng biệt.
  • Cho phép tính linh hoạt lựa chọn các thông số kỹ thuật phần cứng và hệ điều hành phục vụ cho các thao tác dịch vụ và sử dụng từ hệ thống mạng.
  • Cho phép tính linh hoạt mở rộng tài nguyên máy chủ về cả số lượng và tài nguyên của máy.
  • Không phát sinh các vấn đề sự cố về phần cứng như máy thực tế và chi phí nâng cấp hệ thống.

Một số dịch vụ nổi tiếng của IaaS

Các tùy chọn cho IaaS bao gồm cả các dịch vụ ảo hóa, triển khai đám mây công cộng bao gồm: Google, Azure, AWS và OpenStack, Đám mây lai.

Cách thức hoạt động của Iaas

Khách hàng khi lựa chọn IaaS có quyền truy cập tài nguyên và dịch vụ thông qua mạng WAN, chẳng hạn như internet và có thể sử dụng có dịch vụ mà nhà cung cấp điện toán mà bạn lựa chọn để cài đặt các phần tử còn lại của ứng dụng ngăn xếp (application stack).

cách thức hoạt động của iaas

Ví dụ, người dùng có thể đăng nhập cho nền tảng IaaS cho máy ảo (VM), cài đặt hệ điều hành của mỗi máy ảo triển khai phần mềm trung gian và chẳng hạn như cơ sở dữ liệu và tạo nhóm lưu trữ cho khối lượng công việc, các bản sao lưu, cài đặt khối lượng công việc của doanh nghiệp vào máy ảo đó. Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ mà nhà cung cấp đưa cho để giám sát hiệu suất, chi phí, cân bằng lưu lượng mạng và khắc phục các sự cố từ ứng dụng và khôi phục nếu có rủi ro xảy ra.

Một số ưu và nhược điểm của IaaS

Ưu điểm

Các tổ chức lựa chọn IaaS vì việc vận hành các khối lượng công việc lớn sẽ dễ dàng hơn và nhanh chóng, còn tiết kiệm chi phí mà không cần mua và quản lý, hỗ trợ cơ sở hạ tầng bên dưới máy chủ. Với IaaS một doanh nghiệp có thẻ chỉ cần thuê hoặc cho thuê cơ sở hạ tầng từ một doanh nghiệp khác.

IaaS là một mô hình điện toán đám mây vô cùng hiệu quả cho các doanh nghiệp để thử nghiệm dự án hoặc có những sự thay đổi đột xuất.

Ví dụ: Một doanh nghiệp đang xây dựng phát triển một phần mềm hay ứng dụng, việc lưu trữ và kiểm tra ứng dụng bằng cách sử dụng nhà cung cấp IaaS có thể đem lại việc tiết kiệm chi phí hơn.

Sau phần mềm mới được kiểm tra và tinh chỉnh, doanh nghiệp có thể xóa phần mềm ra khỏi môi trường IaaS để triển khai nội bộ. Ngược lại, một doanh nghiệp có thể cam kết và triển khai IaaS lâu dài nếu chi phí cam kết đã hết hạn.

Nói chung, khách hàng khi sử dụng dịch vụ IaaS thanh toán thể kiểu chi trả nhiều lần dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu. Một số bên cung cấp dịch vụ sẽ tính chi phí khách hàng dựa vào dung lượng máy ảo mà khách hàng sử dụng. Mô hình trả tiền khi sử dụng này giúp loại bỏ chi phí vốn triển khai phần cứng và phần mềm của nội bộ.

ưu nhược điểm của iaas

Nhược điểm

Mặc dù có tính linh hoạt cao, những vấn đề thanh toán chi trả cho IaaS cần được tính toán kỹ lượng với một số doanh nghiệp startup. Thanh toán dịch vụ đám mây thường nhà cung cấp cực kỳ chi tiết và họ thường chia nhỏ ra để đánh giá chính xác việc sử dụng dịch vụ của khách hàng. Người dùng có thể bị sốc nhận chi phí cao hơn dự kiến sẽ bỏ ra, khi xem xét hóa đơn cho các tài nguyên và dịch vụ liên quan đến việc triển khai ứng dụng. Mặc dù được toàn quyền xử dụng nhưng người dùng cũng nên giám sát chặt chẽ IaaS và hóa đơn của họ để biết cách sử dụng hợp lý tránh bị tính phí cho các dịch vụ trái phép.

Đây là một vấn đề phổ biến khách của người dùng IaaS. Bởi vì nhà cung cấp IaaS họ sở hữu dịch vụ cơ sở hạ tầng, các chi tiết cấu hình và hiệu suất của cơ sở hạ tầng hiếm khi được minh bạch với khách hàng dùng IaaS. Sự thiếu minh bạch này cũng có thể khiến cho việc quản lý và giám sát hệ thống của bạn bị khó khăn hơn.

Người dùng IaaS lo ngại về khả năng phục hồi của dịch vụ. Tính khả dụng và hiệu suất của khối lượng công việc sẽ phụ thuộc vào nhà cung cấp. Nếu nhà cung cấp IaaS gặp phải tình trạng tắc nghẽn mạng hay bất kỳ hình thức hoạt động nội bộ hay bên ngoài nào, khối lượng công việc của người dùng sẽ có sự ảnh hưởng lớn.

Hơn nữa, IaaS cũng đòi hỏi về nguồn nhân lực được đào tạo một cách kỹ lưỡng có trình độ chuyên môn để xử lý cơ sở hạ tầng hiệu quả.

Phân biệt Iaas, Paas, SaaS, Daas

Điểm khác nhau ở 4 dịch vụ đám mây là IaaS, PaaS, SaaS, BaaS là sự khác nhau về phạm vi dịch vụ trên đám mây.

  • SaaS sẽ cho phép sử dụng các phần mềm có sẵn, bên cạnh dịch vụ PaaS.
  • PaaS cung cấp platform song hành làm việc cùng lúc với cơ sở hạ tầng của IaaS.
  • IaaS cung cấp đa dạng tùy chọn từ máy chủ.
  • DaaS cung cấp môi trường desktop ảo.
so sánh iaas, saas, paas, daas

Hơn nữa, SaaS có những ưu điểm như cho phép hay ngay lập tức sử dụng phần mềm, những khách hàng thì không được phép tùy chỉnh. Nếu muốn tùy chỉnh, người dùng có thể lựa chọn và sử dụng dịch vụ IaaS, PaaS hoặc là DaaS có tính linh hoạt cao hơn.

Một số nhà cung cấp của từng nhóm dịch vụ:

  • SaaS: Google Apps, Cisco WebEx, Dropbox, Concur, Salesforce, GoToMeeting.
  • PaaS: AWS Elatis Beantalk, Google App Engine, Windows Azure, Heroku, Apache Stratos, Force.com, OpenShift.
  • IaaS: DigitalOcean,  Amazon Web Services (AWS), Cisco Metapod, Microsoft Azure, Rackspace, Linode, Google Compute Engine (GCE).

Đối tượng sử dụng IaaS

  • IaaS phù hợp với các đối tượng tổ chức, doanh nghiệp nhỏ hoặc startup, không tốn kém nhiều chi phí cũng như thời gian để khởi tạo, chạy thử phần mềm và phần cứng.
  • Nếu một doanh nghiệp hay công ty bạn đang phát triển không có nhu cầu nâng cấp hay thay thế hệ thống của phần mềm và phần cứng để đáp ứng sự phát triển lớn của doanh nghiệp thì IaaS là một sự chọn lựa phù hợp. Bên cạnh điều này, IaaS có tính linh hoạt cao sẽ có sự chủ động mở rộng hoặc thu gọn trong trường hợp cần thiết.
  • Với một doanh nghiệp lớn thì IaaS cũng đưa ra lựa chọn phù hợp nếu họ mong muốn sử dụng dịch vụ có thể toàn quyền quản lý và kiểm soát tính năng họ cần.

Vậy là bài viết trên đã giúp cho bạn hiểu được IaaS là gì và những điểm khác biệt nổi bật của IaaS so với các dịch vụ tương tự khác. Hiểu được ưu và nhược điểm khi sử dụng dịch vụ IaaS điện toán đám mây và cách vận hành ra sao điều này giúp bạn hiểu rõ và chọn lựa dịch vụ tốt nhất cho doanh nghiệp, đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng mong muốn và thậm chí là tiết kiệm chi phí cho hoạt động của doanh nghiệp.

Bài viết liên quan

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona
Giỏ hàng của bạn

Giỏ hàng trống!