
Võ Nguyên Thoại
Contents
Trong thế giới kỹ thuật số ngày càng phát triển, website đóng vai trò như một cửa hàng trực tuyến cho doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Các nền tảng online này là yếu tố thiết yếu để truyền bá thông tin, xây dựng danh tiếng, niềm tin và uy tín. Tuy nhiên, vì website có giá trị to lớn, chúng trở thành mục tiêu hấp dẫn cho những kẻ tấn công mạng nhằm mục đích khẳng định bản thân hoặc gây rối loạn. Một trong những phương thức tấn công thường được sử dụng bởi những kẻ xấu là tấn công làm web bị hủy hoại (defacement attack). Vậy cụ thể tấn công Deface là gì? Làm thế nào để nhận biết và khắc phục nó hiệu quả? Bài viết dưới đây Mona Host sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kiểu tấn công website này.
Tấn công làm hủy hoại website (defacement attack) là một hành vi tấn công an ninh mạng, trong đó kẻ tấn công xâm nhập trái phép vào website và thay đổi nội dung trang web bằng nội dung của riêng chúng. Những nội dung này có thể mang tính chất chính trị, tôn giáo, hoặc đơn giản là những nội dung thô tục, không phù hợp nhằm gây ảnh hưởng đến danh tính hay thương hiệu cho chủ sở hữu website. Ngoài ra, kẻ tấn công đôi khi cũng để lại thông báo cho biết trang web đã bị nhóm hacker cụ thể tấn công.
Kẻ tấn công có nhiều lý do khác nhau để thực hiện hành vi deface website. Dưới đây là một số động cơ thường gặp:
Tấn công làm hủy hoại website có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
Kẻ tấn công sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để deface website, thay đổi hoặc thay thế nội dung của trang web bằng thông tin độc hại hoặc trái phép. Những phương pháp này thường gây gián đoạn và có thể gây thiệt hại đáng kể đến uy tín và chức năng của trang web.
Dưới đây là một số kỹ thuật tấn công deface website phổ biến:
Tương tự như các cuộc tấn công khác, tấn công deface website sẽ khiến lỗ hổng bảo mật của trang web bạn bị lộ rõ ngay lập tức. Bên cạnh đó, website của bạn cũng phải đối mặt với nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.
Trong năm 2017, một cuộc tấn công mạng đáng chú ý đã xảy ra tại các trang web của một số cảng hàng không Việt Nam, bao gồm Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Phú Quốc, Rạch Giá, và Tuy Hòa. Vụ việc diễn ra từ ngày 8 đến ngày 10/3/2017, khi nhiều người không thể truy cập các trang web này. Trên trang chủ, các tin tặc U15 đã để lại thông điệp về việc tấn công, cảnh báo về lỗ hổng an ninh mạng của các sân bay. Tuy nhiên, tin tặc không phá hoại hay đánh cắp dữ liệu, mà chỉ muốn cảnh báo về vấn đề bảo mật.
Vào năm 2019, Georgia, một quốc gia nhỏ ở châu Âu, đã phải hứng chịu một cuộc tấn công mạng khiến 15.000 trang web bị hủy hoại và sau đó ngừng hoạt động hoàn toàn. Các trang web bị ảnh hưởng bao gồm trang web của chính phủ, ngân hàng, báo chí địa phương và các đài truyền hình lớn. Pro-Service, một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ web của Georgia, đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công, đồng thời tuyên bố rằng một tin tặc đã xâm nhập hệ thống nội bộ của họ và làm hỏng các trang web.
Không khó để nhận biết trang web của bạn đang bị tấn công Deface. Hầu hết các tấn công đều hướng đến mục đích thay đổi nội dung của trang web và có các dấu hiệu nhận biết cụ thể.
Khi website có dấu hiệu hoặc bạn đang nghi ngờ trang web bị tấn công Deface, hãy kiểm tra các tệp tin cũng như thư mục của trang web. Đừng quên sao lưu dữ liệu để khắc phục sự cố, bảo mật trang web trong tương lai.
Để giảm thiểu nguy cơ website bị tấn công deface, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng tránh sau:
Nếu chẳng may website bị tấn công Deface, đừng lo lắng mà hãy tìm cách để khắc phục tạm thời. Sau đó sửa các lỗ hổng để bảo mật cho trang web. Dưới đây là các bước để khắc phục khi bị tấn công Deface:
Khi website có dấu hiệu bị tấn công, bạn nên kiểm tra cũng như xóa các tài khoản lạ trên hệ thống. Tiếp đó là các thao tác như đổi mật khẩu các tài khoản.
Bên cạnh đó, hãy đưa ra thông báo website đang bảo trì hoặc nâng cấp để khách hàng tạm thời không truy cập, hạn chế ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp.
Sau khi tìm được các file lỗi, bị sửa đổi tiến hành rà soát và sử dụng các câu lệnh “#dif –qr”, “#md5sum”. Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra các hàm nguy hiểm, database cũng như phân tích hiện trạng của web.
Nắm được tình trạng cũng như các file độc hại, bạn có thể dùng các kỹ thuật để phân tích hành vi của mã độc, khoanh vùng cũng như theo dõi liên kết đến server. Sau cùng chắc chắn là loại bỏ các tiến trình, xóa file shell,… để loại bỏ hoàn toàn khỏi server bị nhiễm.
Một phần cũng nhờ có sự phát triển của công nghệ và internet mà các hacker cũng tìm ra nhiều phương thức tấn công mạng ví dụ như virus, worm, trojan, spyware, adware, backdoor, botnet, ransomware, phishing, … Điều này đòi hỏi người dùng, doanh nghiệp hay tổ chức hoạt động trong môi trường internet phải cập nhật kiến thức về an ninh mạng, tìm ra giải pháp bảo mật website, bảo vệ an toàn thông tin cá nhân để không bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công.
Sau khi phát hiện được lỗi trên website, phát hiện xong các lỗ hổng thì bạn nên sửa chữa và vá lỗ hổng ngay. Đừng quên cập nhật phiên bản mới nhất cho mã nguồn, module, plugin.
Khắc phục xong lỗi tấn công Deface, hãy cố gắng truy tìm thông tin server bị điều khiển, địa chỉ tấn công để yêu cầu hỗ trợ điều tra. Như vậy bạn có thể tránh được những lần tấn công về sau.
Xử lý xong hậu quả của cuộc tấn công, hãy nhanh chóng chăm sóc để đưa trang web hoạt động bình thường để tránh ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng cũng như doanh nghiệp bạn.
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc tấn công Deface là gì. Trong quá trình vận hành trang web, hãy theo dõi cũng như backup dữ liệu liên tục, thường xuyên. Đặc biệt vấn đề bảo mật cũng rất quan trọng để khôi phục website khỏi các cuộc tấn công. Liên hệ ngay nếu bạn còn thắc mắc muốn được giải đáp nhé.
Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi