Hiện nay, có rất nhiều hình thức tấn công, xâm nhập vào hệ thống mạng nhằm đánh cắp những thông tin giá trị của doanh nghiệp và khách hàng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp. Một trong những phương thức tấn công mạng phổ biến được biết đến là sử dụng phần mềm độc hại (malware), công cụ giúp cho những hacker thực hiện các cuộc tấn công mạng. Để bạn hiểu hơn về phần mềm độc hại, MONA Host sẽ chia sẻ cho bạn thông tin tổng quát nhất trong bài viết này nhé.

Malware là gì?

Malware (viết tắt của Malicious Software) là thuật ngữ để chỉ các loại phần mềm độc hại được thiết kế với chủ đích xâm nhập, làm hỏng hoặc làm gián đoạn hoạt động của hệ thống máy tính, máy chủ hoặc thiết bị khác của người dùng. Malware là phần mềm mà hacker sử dụng để đánh cắp thông tin, phá hủy dữ liệu, chiếm quyền kiểm soát hệ thống, hoặc theo dõi hoạt động của người dùng mà không được phép. 

Malware là gì?

Theo Microsoft, “malware là một thuật ngữ chung chỉ mọi phần mềm được thiết kế nhằm mục đích gây hại cho máy tính, server, hoặc mạng máy tính”. Điểm quan trọng là phần mềm được coi là malware dựa trên mục đích sử dụng, chứ không phụ thuộc vào kỹ thuật hoặc công nghệ cụ thể được sử dụng để tạo ra nó.

Sự khác biệt giữa virus và malware:

  • Malware: Là thuật ngữ rộng bao gồm tất cả các loại phần mềm độc hại, như virus, ransomware, spyware, trojan, worm, và adware.
  • Virus: Là một dạng cụ thể của malware. Nó có khả năng tự nhân bản bằng cách lây nhiễm vào các tập tin hoặc chương trình khác, sau đó lan truyền khi các tập tin đó được mở hoặc chạy. Và mọi loại virus gọi chung là malware, vì nó được thiết kế để gây hại. Nhưng không phải tất cả malware là virus, bởi vì có nhiều loại khác nhau với các cách hoạt động và mục tiêu khác nhau.

Ví dụ như:

  • Virus: Tấn công một tệp Word, đính kèm mã độc, và phát tán khi bạn chia sẻ tệp đó.
  • Malware không phải virus: Ransomware mã hóa dữ liệu của bạn nhưng không cần lây nhiễm qua tệp tin như virus.

>> Tấn công XSS là gì?

Cơ chế hoạt động của Malware

Malware thường lây nhiễm vào hệ thống thông qua các thủ đoạn lừa người dùng click và cài đặt các chương trình độc hại bất kỳ. Sau khi được cài đặt, malware âm thầm thực hiện những hành động mà người dùng không lường trước, chẳng hạn như tự sao chép dữ liệu trong file system, cài đặt các ứng dụng theo dõi hoạt động keystroke hoặc chiếm dụng tài nguyên hệ thống.

Cơ chế hoạt động của Malware

Thông thường, các ứng dụng này sẽ chạy ngầm, làm chậm tốc độ hoạt động của thiết bị mà người dùng không hay biết. Ngoài ra, malware có thể chặn quyền truy cập vào các file, chương trình hoặc toàn bộ hệ thống, hacker yêu cầu người dùng phải trả tiền chuộc để lấy lại quyền truy cập. Một số malware còn gây phiền toái bằng cách hiển thị hàng loạt quảng cáo trên trình duyệt hoặc desktop, phá vỡ các thành phần quan trọng của hệ thống, làm thiết bị bị lag không thể sử dụng được.  

Phần lớn các cuộc tấn công malware bắt đầu từ hành động của người dùng, đặc biệt là việc click vào các liên kết hoặc popup giả mạo. Những thông báo như “Nhận giải thưởng ngay bây giờ”, “Tài khoản của bạn đã bị xâm phạm”, hoặc “Hệ thống nhiễm virus, hãy quét ngay” thường được thiết kế để kích thích tâm lý người dùng hành động. Một cú click đơn giản có thể kích hoạt quá trình tải xuống phần mềm độc hại nhanh chóng mà người dùng không hề hay biết. Bên cạnh đó, malware còn được ngụy trang dưới dạng các chương trình phổ biến như công cụ chuyển đổi PDF hoặc giải nén file. Khi tải và cài đặt, các phần mềm độc hại này bắt đầu thực hiện các thay đổi trái phép trên hệ thống, từ theo dõi người dùng, hiển thị popup, đến can thiệp vào kết quả tìm kiếm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trải nghiệm và an toàn của người dùng.

Dấu hiệu nhận biết hệ thống của bạn đang bị tấn công

Với thông tin trên chắc hẳn bạn đã hiểu tấn công phát tán Malware là gì rồi phải không. Nhưng làm thế nào để nhận biết được hệ thống, thiết bị của bạn đang bị mã độc tấn công?. Dưới đây là một vài dấu hiệu nhận biết bạn có thể tham khảo qua:

Dấu hiệu nhận biết hệ thống của bạn đang bị tấn công
  • Tốc độ xử lý chậm, hay bị lag
  • Hệ thống liên tục gặp sự cố, màn hình chuyển xanh
  • Dung lượng ổ cứng và các tài nguyên máy tính giảm nhanh
  • Thường xuyên bị chuyển hướng liên kết sang những trang web không mong muốn
  • Các chương trình diệt virus không thể cập nhật, hoặc bị ngừng hoạt động và báo lỗi
  • Plugin, các công cụ bị lỗi
  • Các file dữ liệu bị lỗi hoặc mất
  • Người dùng nhận được thông báo yêu cầu tiền chuộc từ phần mềm độc hại, nếu không thực hiện tất cả dữ liệu quan trọng sẽ bị xóa
  • Các phần mềm antivirus ngừng hoạt động và không thực hiện update được
  • Những plugin, thanh công cụ hay tiện ích mở rộng mới được thêm vào trình duyệt mà không phải do bạn thực hiện.
  • Trang chủ của trình duyệt mặc định tự động thay đổi.

Các loại phần mềm độc hại phổ biến

Tấn công phát tán Malware mang đến nhiều tác hại cho hệ thống và cả người dùng. Nếu bạn đang tìm hiểu về các phần mềm này, xem ngay để tránh nhé. Có khá nhiều cách khác nhau để phân loại phần mềm độc hại, cụ thể như:

Trojan là gì?

Trojan( Remote access trojan) thực chất là một hình thức lừa đảo được ngụy trang bởi phần mềm hợp pháp và uy tín. Nhiều người lầm tưởng rằng Trojan có chức năng bảo vệ giúp máy tính tránh khỏi sự xâm nhập, tấn công của virus nhưng bản chất của nó lại là một hình thức dễ dàng cho phép virus và các loại mã độc khác có thể xâm nhập và gây hại cho máy tính của bạn.

Trojan là gì?

Trojan thường lây nhiễm các nội dung độc hại trên email hoặc khi người dùng tác động vào các trang web này. Khi bị tấn công Trojan, bạn sẽ mất quyền root.

Fileless malware là gì?

Fileless malware là một dạng phần mềm độc hại khác biệt so với malware truyền thống ở chỗ nó không tạo ra các tập tin độc hại trên ổ cứng. Thay vào đó, fileless malware lẩn trốn và hoạt động trong bộ nhớ hoặc tận dụng các đối tượng không phải tệp (non-file OS objects) như registry hoặc các công cụ hợp pháp có sẵn trong hệ thống, chẳng hạn như PowerShell hay Windows Management Instrumentation (WMI).

Fileless malware là gì?

Do không để lại dấu vết trên ổ đĩa, loại malware này khó bị phát hiện bởi các phần mềm diệt virus truyền thống, vốn thường dựa vào việc quét và phân tích các tập tin. Fileless malware có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng, từ đánh cắp dữ liệu đến phá hoại hệ thống, mà không làm lộ rõ sự hiện diện của nó. Điều này làm tăng mức độ nguy hiểm và đòi hỏi các phương pháp bảo mật tiên tiến hơn để phát hiện và ngăn chặn.

Virus là gì?

Virus máy tính là một trong những loại malware phổ biến và gây nhiều phiền toái cho người dùng. Virus thường được gán vào một tệp tin hoặc chương trình bất kỳ, và khi người dùng mở tệp tin hoặc chương trình này, virus sẽ kích hoạt

Virus là gì?

Virus là hình thức có khả năng lây lan mã độc rất nhanh mà ai cũng biết. Do đó nếu không được can thiệp và khắc phục sớm sẽ khiến cho tình trạng mất kiểm soát trở nên khó khăn hơn. Thậm chí người dùng sẽ bị mất các dữ liệu quan trọng trên trang tùy theo mục đích của kẻ tấn công, virus có thể xóa dữ liệu, làm hỏng tệp tin, đánh cắp thông tin cá nhân hoặc tạo cửa hậu cho hacker truy cập.

Worm là gì?

Worm (Sâu máy tính) là một dạng malware nguy hiểm với khả năng lây lan và tự nhân bản cực kỳ nhanh chóng khi đã lây nhiễm vào thiết bị của người dùng. Không giống như virus, vốn cần có vật chủ để hoạt động thì worm tự hoạt động độc lập và xâm nhập vào thiết bị thông qua các file tải về, liên kết mạng, hoặc các lỗ hổng bảo mật. Sau khi xâm nhập thành công, worm không chỉ tự nhân bản mà còn phát tán sang các thiết bị khác trong cùng mạng lưới, làm tăng tốc độ lây nhiễm.

Worm là gì?

Hậu quả của worm rất nghiêm trọng có thể kể đến như thiết bị hoạt động không ổn định, dữ liệu cá nhân bị mất, hoặc các tài nguyên mạng bị tiêu hao, làm cho cả hệ thống trở nên chậm chạp hoặc bị tê liệt. Với khả năng phát tán rộng rãi mà không cần sự can thiệp của người dùng, worm trở thành một trong những loại malware có sức tàn phá lớn, đòi hỏi các biện pháp phòng ngừa như cập nhật phần mềm thường xuyên, sử dụng tường lửa và tránh tải về các file không rõ nguồn gốc.

Malvertising là gì?

Malvertising (viết tắt của malicious advertising) là một hình thức tấn công mạng thông qua các quảng cáo trực tuyến độc hại. Kẻ tấn công sử dụng các quảng cáo này để phát tán malware hoặc lừa đảo người dùng truy cập vào các trang web nguy hiểm. Malvertising là nó có thể xuất hiện ngay cả trên các trang web uy tín, thông qua các nền tảng quảng cáo hợp pháp bị lợi dụng.

Malvertising là gì?

Crypto Jacking là gì?

Phần mềm độc hại này được thiết kế với mục đích yêu cầu người dùng cung cấp Bitcoin cho những hacker và hình thức này hoạt động ngầm làm cho người dùng không phát hiện ra được. Crypto jacking khi lây nhiễm vào máy tính có thể sử dụng chu kỳ CPU để đào Bitcoin. Và phần mềm này cũng có thể chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau, thậm chí chạy dưới dạng Javascript trong trình duyệt.
Crypto Jacking là gì?
Cryptojacking là một hình thức phần mềm độc hại được thiết kế với mục đích chiếm dụng tài nguyên máy tính của nạn nhân nhằm thực hiện việc đào tiền điện tử (cryptocurrency) cho hacker. Điều đáng chú ý là Cryptojacking hoạt động ngầm, khiến người dùng khó phát hiện ra rằng thiết bị của mình đã bị xâm nhập.

Khi cryptojacking lây nhiễm vào hệ thống, nó có thể làm giảm hiệu suất thiết bị, tiêu thụ năng lượng nhiều hơn và gây ra hư hại về lâu dài cho phần cứng. Không chỉ giới hạn trên máy tính, phần mềm này còn có khả năng hoạt động trên nhiều hệ điều hành khác nhau và thậm chí chạy dưới dạng JavaScript trong trình duyệt web, nghĩa là người dùng chỉ cần truy cập vào một trang web độc hại là đã có nguy cơ bị khai thác tài nguyên.

Do tính ẩn mình cao, cryptojacking yêu cầu người dùng cần chú ý đến hiệu suất hệ thống bất thường, sử dụng phần mềm bảo mật chuyên dụng và tránh truy cập các trang web hoặc cài đặt phần mềm không rõ nguồn gốc để bảo vệ thiết bị khỏi mối đe dọa này.

Phishing and Spear Phishing là gì?

Phishing là một hình thức tội phạm mạng trong đó kẻ tấn công liên hệ với nạn nhân qua email, điện thoại hoặc tin nhắn văn bản, giả danh các tổ chức hợp pháp để lừa lấy thông tin nhạy cảm. Những dữ liệu bị đánh cắp có thể bao gồm thông tin nhận dạng cá nhân, thông tin ngân hàng, thẻ tín dụng hoặc mật khẩu.  

Phishing and Spear Phishing là gì?

Hình thức tấn công phishing này thường dụ dỗ nạn nhân nhấp vào các đường dẫn độc hại (URL) khiến họ tưởng rằng mình đang truy cập vào trang web của ngân hàng hoặc một dịch vụ trực tuyến quen thuộc. Nhưng thực tế, những trang web này là giả mạo, được thiết kế để thu thập ID, mật khẩu hoặc thông tin tài chính của nạn nhân.

Một biến thể của hình thức tấn công của phishing là Spear Phishing, nhắm mục tiêu vào một cá nhân hoặc nhóm cụ thể, chẳng hạn như giám đốc tài chính (CFO) của công ty, nhằm đánh cắp dữ liệu tài chính hoặc thông tin nhạy cảm. Trong khi đó, các cuộc tấn công phishing thông thường không chọn lọc đối tượng mà hướng tới số đông để tăng khả năng thành công.

Spyware là gì?

Phần mềm gián điệp (Spyware) thường được sử dụng bởi những người muốn theo dõi hoạt động trên thiết bị của người khác. Phần mềm gián điệp có thể được sử dụng để ghi lại các lần bấm phím của nạn nhân, từ đó có thể thu thập mật khẩu hoặc thông tin tài sản trí tuệ quan trọng.

Spyware là gì?

Bên cạnh đó, Adware và Spyware thường được coi là dễ xóa hơn so với các loại phần mềm độc hại khác, chủ yếu vì chúng ít có mục đích xấu như các malware khác. Để xử lý phần mềm gián điệp này, người dùng chỉ cần tìm mã thực thi độc hại và ngăn không cho nó tiếp tục chạy.

Tuy nhiên, mối đe dọa lớn hơn nhiều so với Adware và Spyware chính là cơ chế khai thác máy tính hoặc người dùng mà chúng sử dụng. Những kỹ thuật này bao gồm các cuộc tấn công social engineering (lừa đảo qua giao tiếp xã hội), hoặc khai thác các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm chưa được vá. Qua hình thức tấn công này cảnh báo cho người dùng tăng cường bảo mật cho thiết bị đang sử dụng.

Rootkit là gì?

Rootkit là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để che giấu sự hiện diện của mã độc trên hệ thống, khiến việc phát hiện và xử lý trở nên vô cùng khó khăn. Với các kỹ thuật tinh vi, rootkit có thể ẩn mình sâu trong hệ điều hành hoặc thậm chí ở cấp độ firmware, làm cho người dùng và phần mềm bảo mật khó nhận ra rằng hệ thống đã bị xâm nhập.

Rootkit là gì?

Hậu quả của rootkit rất nghiêm trọng, đặc biệt là mất quyền kiểm soát hệ thống. Kẻ tấn công có thể chiếm quyền quản trị, điều khiển toàn bộ thiết bị, truy cập hoặc đánh cắp dữ liệu nhạy cảm. Ngoài ra, rootkit còn có thể dẫn đến mất dữ liệu và rò rỉ thông tin cá nhân, gây tổn hại lớn đến cá nhân hoặc tổ chức bị tấn công.

Ransomware là gì?

Ransomware là một trong những phương thức tấn công malware phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay. Loại phần mềm này mã hóa dữ liệu trên thiết bị của nạn nhân, ngăn cản quyền truy cập và thường yêu cầu một khoản tiền chuộc để khôi phục dữ liệu. Với sự phát triển không ngừng của các kỹ thuật tấn công, ransomware đã trở thành mối đe dọa lớn trên toàn cầu, ảnh hưởng từ cá nhân đến doanh nghiệp.

Ransomware là gì?

Mỗi một loại malware đều bao gồm hai yếu tố chính cách thức lây nhiễm và danh mục hành vi. Chẳng hạn, WannaCry là một ransomware dạng worm, kết hợp khả năng mã hóa dữ liệu và khả năng tự lây lan qua mạng. 

Một malware cụ thể có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau và sử dụng nhiều vector tấn công khác nhau. Ví dụ, Emotet – một malware chuyên đánh cắp thông tin ngân hàng, có thể xuất hiện dưới dạng trojan hoặc worm, tùy thuộc vào cách nó được triển khai.

Hiện nay, email spam là vector lây nhiễm phổ biến nhất, thường được sử dụng để dụ dỗ người dùng vô tình kích hoạt malware, đặc biệt là các loại Trojan. Bên cạnh WannaCry và Emotet, các malware như NanoCore và Gh0st cũng rất phổ biến. Hai loại này thuộc nhóm Remote Access Trojans (RATs), cho phép kẻ tấn công truy cập từ xa vào thiết bị của nạn nhân để đánh cắp dữ liệu hoặc kiểm soát hệ thống.

Việc hiểu rõ về các loại malware và cách thức lây nhiễm của chúng là bước đầu tiên trong việc bảo vệ hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng ngày càng phức tạp.

Làm thế nào để phòng tránh phần mềm độc hại?

Để phòng tránh phần mềm độc hại, bạn cần áp dụng một số biện pháp bảo mật khi sử dụng thiết bị công nghệ. Dưới đây là những cách hiệu quả để bảo vệ hệ thống khỏi các mối đe dọa malware.

Cài đặt phần mềm AntiVirus

Cài đặt phần mềm chống virus là một trong những biện pháp nhanh chóng, hiệu quả để bảo vệ hệ thống khỏi các phần mềm độc hại. Phần mềm chống virus (antivirus) không chỉ giúp phát hiện và loại bỏ malware mà còn cung cấp các bản cập nhật tự động để bảo vệ hệ thống tránh khỏi những mối đe dọa mới.

Cài đặt phần mềm AntiVirus

Cập nhật thường xuyên hệ điều hành và ứng dụng

Luôn cập nhật hệ điều hành, ứng dụng và phần mềm của bạn thường xuyên bao gồm trình duyệt web, phần mềm diệt virus, và tất cả các ứng dụng khác. Các bản cập nhật thường xuyên chứa các bản vá bảo mật, giúp bảo vệ bạn khỏi các lỗ hổng mà malware có thể khai thác.

Sử dụng tường lửa

Tường lửa (Firewall) là giải pháp bảo mật giúp bảo vệ thiết bị của bạn tránh khỏi các cuộc tấn công malware. Tường lửa kiểm soát tất cả các gói dữ liệu ra vào, và có thể phát hiện, ngăn chặn kịp thời các cuộc tấn công cố gắng xâm nhập vào thiết bị, bao gồm cả các loại malware.

Sử dụng tường lửa

Không nhấp vào những liên kết không xác định

Không truy cập vào các trang web không an toàn hoặc không rõ nguồn gốc, vì những website đó có thể chứa malware hoặc tệp độc hại khai thác các lỗ hổng trong trình duyệt.

Chỉ tải những ứng dụng từ nguồn đáng tin cậy

Khi mua ứng dụng bạn nên tìm hiểu kỹ nơi cung cấp để phòng tránh việc thiết bị bị nhiễm malware. Kiểm tra thông tin của nhà phát triển ứng dụng, các nhà phát triển uy tín thường có thông tin chi tiết, rõ ràng và dễ nhận biết. Xem xét danh sách các ứng dụng đã từng được xuất bản bởi nhà phát triển. Đọc các đánh giá và nhận xét từ người dùng khác để xem họ có gặp vấn đề gì với ứng dụng hay không. Kiểm tra thông tin liên hệ của nhà phát triển trong phần mô tả ứng dụng, các ứng dụng uy tín thường cung cấp địa chỉ email và trang web chính thức.

Sử dụng VPN khi kết nối với mạng công cộng

Mạng riêng ảo (VPN) giúp bảo vệ bạn khỏi các cuộc tấn công và xâm nhập khi sử dụng mạng Wifi công cộng, bằng cách mã hóa kết nối và ngăn chặn việc theo dõi hoặc khai thác thông tin.

Sao lưu dữ liệu thường xuyên

Thực hiện sao lưu dữ liệu quan trọng vào một nơi an toàn (ví dụ: đám mây hoặc ổ cứng ngoài) để bảo vệ bạn khỏi các cuộc tấn công ransomware, giúp bạn phục hồi dữ liệu nếu bị tấn công.

Những điều cần làm khi website bị nhiễm Malware

Khi website bị nhiễm malware, việc xử lý kịp thời và chính xác là rất quan trọng để giảm thiểu thiệt hại. Dưới đây là những bước cần thực hiện để giải quyết vấn đề:

Những điều cần làm khi website bị nhiễm Malware

Tạm thời đưa website về trạng thái ngoại tuyến

Để ngăn malware lây lan hoặc gây thêm thiệt hại, bạn nên tạm ngừng hoạt động của website ngay khi phát hiện vấn đề. Việc này cũng bảo vệ người dùng tránh khỏi truy cập vào nội dung nguy hiểm.

Quét và phân tích website

Sử dụng các công cụ bảo mật chuyên dụng để quét mã độc trên website. Một số công cụ phổ biến bao gồm:

  • Sucuri SiteCheck
  • MalCare
  • Google Safe Browsing

Các công cụ này giúp xác định loại malware và mức độ xâm nhập của nó.

Xác định và loại bỏ mã độc

Sau khi xác định được vị trí và loại malware, bạn có thể tiến hành xóa các tập tin hoặc mã độc bị nhiễm. Điều này có thể thực hiện bằng cách:

  • Xem xét và sửa chữa các tệp website, đặc biệt là file index.php và .htaccess.
  • Sử dụng các công cụ như TechRadar, Malwarebytes, hoặc CleanTalk để quét và dọn sạch hệ thống.

Khôi phục từ bản sao lưu

Nếu việc loại bỏ malware phức tạp hoặc không thể thực hiện, hãy khôi phục website từ bản sao lưu an toàn được tạo trước khi bị nhiễm. Đảm bảo rằng bản sao lưu không chứa mã độc.

Cập nhật hệ thống và phần mềm

Kiểm tra và cập nhật toàn bộ phần mềm, plugin, hoặc theme trên website để vá các lỗ hổng bảo mật. Xóa các plugin hoặc theme không cần thiết hoặc không rõ nguồn gốc.

Kiểm tra Windows Registry (nếu máy chủ Windows bị nhiễm)

Nếu bạn sử dụng máy chủ Windows, malware có thể thay đổi Windows Registry. Hãy sử dụng các công cụ kiểm tra như CCleaner để quét và sửa lỗi Registry.

Triển khai các biện pháp bảo vệ dài hạn

Cài đặt tường lửa ứng dụng web (WAF) để ngăn chặn các cuộc tấn công tương lai. Sử dụng các giải pháp bảo mật như Sucuri Firewall hoặc Cloudflare để bảo vệ website khỏi các lỗ hổng. Kích hoạt các cơ chế giám sát để phát hiện sớm bất kỳ hoạt động đáng ngờ nào.

Thông báo cho khách hàng và Google

Nếu website của bạn bị gắn cờ bởi Google, hãy thực hiện các biện pháp sửa chữa và sau đó gửi yêu cầu xem xét lại để xóa cảnh báo.

Thông báo cho khách hàng về sự cố và các biện pháp bạn đang thực hiện để khắc phục, nhằm xây dựng lại lòng tin.

Lưu ý: Việc loại bỏ malware phức tạp như rootkit, ransomware, hay cryptojacking đòi hỏi sự can thiệp chuyên sâu. Nếu bạn không chắc chắn, hãy liên hệ với các chuyên gia bảo mật hoặc các dịch vụ quản trị website chuyên nghiệp để được hỗ trợ.

Trên đây là thông tin chi tiết giải đáp thắc mắc tấn công phát tán Malware là gì. Hy vọng bài viết mang đến những thông tin hữu ích, giúp bạn có cách phòng tránh và khắc phục hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến phần mềm độc hại hãy để lại thông tin bên dưới để MONA Host giải đáp cho bạn nhé.

Kết nối với mình qua

Mình là Võ Nguyên Thoại, hiện tại đang là Co-founder và CTO của MONA Host - công ty chuyên cung cấp các dịch vụ cloud hosting, vps và hạ tầng thuộc phân khúc cao cấp tại thị trường Việt Nam, đồng thời cũng là Group CTO của The MONA, công ty chủ quản của MONA Media, MONA Software và MONA Host, với hệ sinh thái đầy đủ và hoàn chỉnh để phát triển doanh nghiệp trên môi trường internet.

Với kinh nghiệm làm việc chuyên sâu hơn 15 năm trong lĩnh vực CNTT, trải dài từ mảng hạ tầng, hệ thống, phát triển phần mềm và devops, Thoại mong muốn đóng góp các kinh nghiệm và kiến thức của mình tại Mona để xây dựng một hạ tầng CNTT với các trải nghiệm mới, cao cấp hơn, mượt mà hơn, tin cậy hơn và xoá bỏ khoảng cách giữa các doanh nghiệp và công cuộc chuyển đổi số với đội ngũ chuyên viên kỹ thuật cao luôn hỗ trợ khách hàng 24/7.

Hy vọng với những kiến thức, hiểu biết Thoại chia sẻ sẽ hữu ích đến các bạn độc giả quan tâm!

Bài viết liên quan

Malware Là Gì? Cách Phòng Tránh Malware Hiệu Quả
20 Tháng Mười Một, 2024
Malware Là Gì? Cách Phòng Tránh Malware Hiệu Quả
Hiện nay, có rất nhiều hình thức tấn công, xâm nhập vào hệ thống mạng nhằm đánh cắp những thông tin giá trị của doanh nghiệp và khách hàng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp. Một trong những phương thức tấn công mạng phổ biến được biết đến là sử dụng phần mềm...

Võ Nguyên Thoại

Lỗi 503 Service Unavailable Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Error 503
19 Tháng Mười Một, 2024
Lỗi 503 Service Unavailable Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Error 503
Một trong những rào cản phổ biến khi truy cập web mà cả người dùng và quản trị viên thường xuyên đối mặt chính là lỗi 503 Service Unavailable. Đối với người dùng bình thường, lỗi này gây không ít phiền toái vì không hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục. Còn với quản...

MONA.Host

Hosting Là Gì? Tổng Hợp Kiến Thức Về Web Hosting Cho Người Mới
18 Tháng Mười Một, 2024
Hosting Là Gì? Tổng Hợp Kiến Thức Về Web Hosting Cho Người Mới
Hosting (hay còn được web hosting), là không gian lưu trữ của website nó được ví như ngôi nhà của bạn. Hosting là nơi giúp bạn lưu trữ tài nguyên và phân phối nội dung trên website đến người dùng internet. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định website hoạt động...

Võ Nguyên Thoại

Ping Là Gì? Cách Kiểm Tra Ping Và Ý Nghĩa Các Thông Số Quan Trọng
29 Tháng Mười, 2024
Ping Là Gì? Cách Kiểm Tra Ping Và Ý Nghĩa Các Thông Số Quan Trọng
Trong quá trình sử dụng Internet chắc hẳn bạn đã nghe nhiều đến thuật ngữ ping. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu thực chất Ping là gì và cách sử dụng Ping để kiểm tra tốc độ. MONA Host chia sẻ thông tin chi tiết về Ping trong nội dung dưới đây. Ping là...

Võ Nguyên Thoại

cPanel là gì
09 Tháng Mười, 2024
cPаnеl Là Gì? Tổng Quan Về Control Hosting cPanel Và Cách Sử Dụng
cPanel, hay còn gọi là cPanel hosting, là một phần mềm quản trị hosting rất phổ biến. Nó được thiết kế nhằm đơn giản hóa việc quản lý website, làm cho việc quản trị web trở nên dễ dàng hơn cho người dùng. Đây là một trong những bảng điều khiển web hosting được ưa...

Võ Nguyên Thoại

TTL Là Gì? Cách Hoạt Động Của Time To Live
30 Tháng Chín, 2024
TTL Là Gì? Cách Hoạt Động Của Time To Live
TTL (Time to live) là thông số kỹ thuật biểu thị thời gian tồn tại của một gói dữ liệu trước khi bị xóa trên internet, đảm bảo gói tin ấy không tồn tại vĩnh viễn và gây ra tắc nghẽn hệ thống. Trong bài viết này MONA Host chia sẻ sâu hơn TTL là...

Võ Nguyên Thoại

Linux Hosting Là Gì? Những Lưu Ý Khi Đăng Ký Mua Linux Hosting
17 Tháng Chín, 2024
Linux Hosting Là Gì? Những Lưu Ý Khi Đăng Ký Mua Linux Hosting
Qua nhiều năm, Linux một hệ điều hành mạnh mẽ và linh hoạt ngày càng được nhiều người dùng quan tâm đặc biệt là trong cộng đồng công nghệ. Mặc dù chưa chiếm được thị phần lớn như các đối thủ truyền thống, nhưng Linux vẫn là một lựa chọn đáng cân nhắc. Đối với...

Võ Nguyên Thoại

Hướng dẫn reset hosting cPanel nhanh chóng chi tiết từ A-Z
05 Tháng Chín, 2024
Hướng Dẫn Reset Hosting cPanel Nhanh Chóng Chi Tiết
Trong quá trình quản lý website, đôi khi bạn sẽ gặp phải những tình huống khiến hosting cPanel cần được reset lại. Tuy nhiên, quá trình này có thể trở nên phức tạp nếu bạn chưa quen thuộc với các bước thực hiện. Vì vậy, trong bài bài viết dưới đây, MONA Host sẽ hướng...

Võ Nguyên Thoại

10+ cách Check IP Hosting của một Website đơn giản và hiệu quả
22 Tháng Tám, 2024
+10 Cách Check IP Hosting Website Nhanh Chóng, Chính Xác
Kiểm tra địa chỉ IP hosting của một website tưởng chừng là việc không cần thiết nhưng thực tế đây lại là một thao tác cực kỳ quan trọng mà bất kỳ ai cũng không nên bỏ qua. Dù bạn là một nhà quản trị mạng chuyên nghiệp hay chỉ đơn giản là một người...

Võ Nguyên Thoại

IIS Là Gì? Các Bước Cài Đặt Và Cấu hình IIS Server Chi Tiết
21 Tháng Tám, 2024
IIS Là Gì? Các Bước Cài Đặt Và Cấu hình IIS Server Chi Tiết
IIS của Microsoft là một giải pháp máy chủ web mạnh mẽ được sử dụng rộng rãi trong các tổ chức và doanh nghiệp. Được biết đến với khả năng xử lý các ứng dụng web một cách mượt mà và bảo mật, IIS cung cấp một loạt các tính năng giúp đơn giản hóa...

Võ Nguyên Thoại

Uptime là gì? Uptime 99.9% Trong Hosting Là Gì?
21 Tháng Tám, 2024
Uptime là gì? Uptime 99.9% Trong Hosting Là Gì?
Bạn có thể dễ dàng đánh giá chất lượng dịch vụ hosting mà mình đang sử dụng thông qua chỉ số uptime. Đây là khái niệm phản ánh thời gian trang web của bạn hoạt động không bị gián đoạn. Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, việc giữ cho website hoạt động liên tục...

Võ Nguyên Thoại

Hosting Không Giới Hạn Là Gì? Lợi Ích Khi Sử Dụng Unlimited Hosting
30 Tháng Bảy, 2024
Hosting Không Giới Hạn Là Gì? Lợi Ích Khi Sử Dụng Unlimited Hosting
Khi tìm kiếm đăng ký mua dịch vụ web hosting, chắc hẳn bạn cũng đã gặp thấy về những gói hosting không giới hạn. Vậy chính xác thì hosting không giới hạn nghĩa là gì? Cùng MONA Host khám phá ngay unlimited hosting là gì và lợi ích khi sử dụng dịch vụ này trong...

Võ Nguyên Thoại

Nhận các thông báo mới từ MONA.Host?

Đăng ký để nhận các bài nghiên cứu, blog, thông tin mới nhất từ chúng tôi