0
Blog

11 Tháng Năm, 2023

Platform là gì? Các loại hình Platform phổ biến hiện nay

Platform là một môi trường liên kết đặc biệt cho các nhóm công nghệ. Nếu bạn đang muốn hiểu rõ hơn Platform là gì và các loại hình Platform được sử dụng phổ biến thì đừng bỏ qua những thông tin dưới đây. Mona Host sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nền tảng Platform.

Nền tảng – Platform là gì?

Platform nghĩa là gì? Đây là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực công nghệ thông tin,ngành kinh doanh và nhiều lĩnh vực khác. Platform thường được định nghĩa là một nền tảng hoặc một môi trường để xây dựng, triển khai và quản lý các ứng dụng, phần mềm, dịch vụ hoặc các nội dung khác. Nền tảng cung cấp các công nghệ, công cụ, tài nguyên và dịch vụ. Qua đó giúp các nhà phát triển và doanh nghiệp xây dựng và triển khai các ứng dụng, phần mềm hoặc các dịch vụ trực tuyến một cách nhanh chóng và tiện lợi hơn.

Mobile Platform là gì?

Mobile Platform là thuật ngữ dùng để chỉ những nền tảng nổi bật như Android, iOS, Blackberry, Windows Phone mà chúng ta vẫn thường gọi là hệ điều hành.

  • Android là hệ điều hành dựa trên nền tảng của Linux sẽ bao gồm cả kho ứng dụng trên Google Play. Khi sử dụng Mobile Platform này, bạn có thể viết úng dụng cho smartphone, tablet trên hệ điều hành Android. Ưu điểm:
    • Sử dụng mã nguồn mở
    • Cho phép tùy biến hệ điều hành
    • Phân phối tự do
  • Các thiết bị của Apple sử dụng hệ điều hành iOS. Chợ ứng dụng chính của nền tảng iOS là Apple Store.
  • Nền tảng của Blackberry được dùng để thiết kế phần mềm, phát triển bởi hãng Research In Motion (RIM) trên các dòng sản phẩm cầm tay.
  • Windows Phone là hệ điều hành của Microsoft với kho ứng dụng chính marketplace dành cho smartphone.

Cấu tạo của Platform là gì?

Để tạo thành một Plasform hoàn chỉnh và đảm bảo cho sự phát triển sản phẩm của doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả cần có những nhân tố nhất định. Các nhân tố cấu thành nên một Platform phổ biến bao gồm:

  • Hệ thống phần cứng: Thông qua việc cung cấp tài nguyên tính toán, bộ nhớ và lưu trữ, hệ thống phần cứng đảm bảo cho ứng dụng hoạt động một cách hiệu quả.
  • Hệ điều hành: Là hệ thống cung cấp các định dạng dữ liệu và ứng dụng lập trình cho các ứng dụng được chạy trên Platform, đồng thời cũng đảm bảo việc quản lý tài nguyên.
  • Ngôn ngữ lập trình: Các ngôn ngữ lập trình giúp cho các nhà phát triển có thể viết, thử nghiệm và thực thi mã của họ trên Platform.
  • Framework phát triển: Framework là một tập hợp các thư viện, phương tiện và công cụ giúp cho nhà phát triển có thể phát triển ứng dụng nhanh hơn và có tính bảo mật cao hơn.
  • Cơ sở dữ liệu: Cơ sở dữ liệu quản lý các bản ghi dữ liệu được sử dụng bởi các ứng dụng trên Platform.
  • Hệ thống sản phẩm và dịch vụ bổ sung: Các sản phẩm và dịch vụ bổ sung cung cấp các tính năng và khả năng bổ sung cho ứng dụng và các nhà phát triển trên Flatform.

Ưu điểm và hạn chế của Platform

Ưu điểm và hạn chế của Platform

Không chỉ riêng lĩnh vực công nghệ, mọi sự vật tồn tại luôn có những ưu và nhược điểm riêng, các nền tảng công nghệ cũng vậy. Việc ứng dụng Plasform trong thực tế mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tuy nhiên nó cũng có những mặt hạn chế nhất định. Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ưu nhược điểm của nền tảng là gì.

Ưu điểm

  • Tiết kiệm chi phí đầu tư hạ tầng: Sử dụng Platform giúp các nhà phát triển và doanh nghiệp không cần phải đầu tư nhiều tiền cho việc phát triển và quản lý hạ tầng. Thay vào đó, họ chỉ cần trả phí sử dụng các tính năng và dịch vụ trên nền tảng.
  • Tính linh hoạt: Các Platform cung cấp các tính năng và dịch vụ được tối ưu hóa cho nhiều môi trường phát triển khác nhau, cho phép các nhà phát triển linh hoạt chuyển đổi giữa các môi trường phát triển khác nhau một cách nhanh chóng.
  • Tiết kiệm thời gian và công sức: Khi sử dụng Platform, các doanh nghiệp và các nhà phát triển có thể tận dụng được các tính năng tự động hoá và các thiết kế chia tách phần cứng và phần mềm. Điều này giảm thiểu sự phụ thuộc vào hệ thống, tăng tính khả chuyển và giảm thiểu thời gian cần để triển khai các ứng dụng và dịch vụ.
  • Cho phép mở rộng ứng dụng và dịch vụ: Một ưu điểm nữa của Platform là cung cấp tính năng tăng độ phân tán của hạ tầng. Tính năng này cho phép các doanh nghiệp và nhà phát triển mở rộng các ứng dụng và dịch vụ của họ một cách dễ dàng khi nhu cầu tăng lên.
  • Tính năng bảo mật cao: Ngoài ra, nền tảng còn có tính năng bảo mật được xây dựng từ ban đầu để bảo vệ các ứng dụng, dịch vụ và dữ liệu. Điều này giúp bảo vệ các ứng dụng và dịch vụ của bạn khỏi các mối đe dọa bảo mật mạng như Hacker chẳng hạn.

Song song với sự phát triển thần tốc của mạng internet, tình hình an ninh mạng cũng trở thành chủ đề nóng được nhiều người quan tâm. Các hoạt động trái phép như xóa, đánh cắp dữ liệu, thông tin người dùng được thực hiện này một tinh vi hơn thông qua các phần mềm độc hại. Điều này đòi hỏi người dùng mạng cần trang bị những kiến thức về an ninh mạng để có thể xử lý khi chẳng may gặp phải những tính huống như vậy. Tham khảo các cách phòng chống sự xâm nhập của một số phần mềm độc hại trong các bài viết sau:

Quay trở lại với chủ đề bài viết này, tiếp theo hãy cùng tìm hiểu xem Plasform có những hạn chế gì.

Nhược điểm

Mặc dù Platform là một công cụ mạnh mẽ giúp cho việc phát triển sản phẩm và ứng dụng nhanh hơn nhưng vẫn tồn tại một số điểm hạn chế.

  • Cài đặt và sử dụng một Platform có thể đòi hỏi chi phí đầu tư lớn. Điều này có thể trở thành một rào cản đối với các doanh nghiệp mới bắt đầu.
  • Platform thường có giới hạn về khả năng tùy biến và linh hoạt. Điều này có thể khiến cho ứng dụng không thể tùy chỉnh hoặc thay đổi theo yêu cầu của người dùng. Platform có thể làm giảm khả năng tùy biến của ứng dụng do nhà phát triển phải tuân thủ các quy ước và hạn chế nhất định.

Khác biệt giữa Platform so với các mô hình truyền thống là gì?

Sự khác biệt chính giữa Platform so với các mô hình truyền thống thể hiện ở kiến trúc phân tán, tích hợp đa dịch vụ, sự đơn giản hóa, các phương thức quản lý và giám sát và khả năng tùy chỉnh cao.

  • Kiến trúc phân tán: Platform được xây dựng trên một kiến trúc phân tán. Trong đó tài nguyên và tính năng được phân phối trên nhiều nút mạng. Trong khi các mô hình truyền thống lại không xây dựng theo kiểu kiến trúc này.
  • Tích hợp đa dịch vụ: Platform cung cấp khả năng kết nối và tích hợp với nhiều dịch vụ khác nhau, giúp tối ưu hoá hiệu quả sử dụng tài nguyên. Các mô hình truyền thống thường được triển khai và quản lý thông qua các ứng dụng đơn lẻ.
  • Sự đơn giản hóa: Platform cung cấp các công cụ, tính năng và dịch vụ đơn giản hóa để phát triển và triển khai ứng dụng. Điều này giúp giảm thiểu nhu cầu về kiến thức kỹ thuật và cơ sở hạ tầng so với các mô hình truyền thống.
  • Các phương thức quản lý và giám sát: Platform cung cấp các công cụ và tính năng cho phép quản lý và giám sát dịch vụ trực tuyến một cách dễ dàng. Mô hình truyền thống thường đòi hỏi các kỹ sư kỹ thuật phải quản lý và theo dõi dịch vụ và hạ tầng theo cách thủ công.
  • Khả năng tùy chỉnh: Platform cung cấp khả năng tùy chỉnh cao để các khách hàng có thể đáp ứng được các yêu cầu kinh doanh cụ thể mà họ đang đối mặt. Các mô hình truyền thống thường không giúp các doanh nghiệp phát triển có các giải pháp tối ưu cho nhu cầu kinh doanh riêng của mình.

Những loại hình Platform được sử dụng phổ biến

Sau khi đã tìm hiểu định nghĩa Platform là gì hãy cùng Khám phá những loại hình Platform được ưa chuộng nhất hiện nay.

Loại hình Hardware Platform

Loại hình Hardware Platform

Loại hình Hardware Platform là nền tảng được thiết kế để hỗ trợ cho phần cứng máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác. Loại hình này bao gồm các thành phần phần cứng, các các thiết bị ngoại vi và các thiết bị lưu trữ. Các Hardware Platform đặc biệt quan trọng trong công nghiệp và lĩnh vực kỹ thuật sản xuất, giúp cho việc sản xuất và phát triển các sản phẩm công nghệ tiên tiến trở nên dễ dàng hơn.

Loại hình Software Platform

Loại hình Software Platform cung cấp các tính năng và dịch vụ để hỗ trợ cho việc phát triển các ứng dụng và các giải pháp phần mềm. Software Platform bao gồm hệ điều hành, nền tảng ứng dụng, nền tảng dịch vụ đám mây, nền tảng phát triển trò chơi và nền tảng phát triển AI.

Loại hình Cloud computing Platform

Cloud Computing là một dạng của Platform được cung cấp dưới dạng dịch vụ (as-a-service) trên nền tảng đám mây (Cloud). Có 3 mô hình điện toán đám mây chính là SaaS, PaaS, IaaS. Vai trò của loại hình Platform này là phục vụ cho nhu cầu tính toán, lưu trữ dữ liệu, và xử lý cấp cao của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Các Cloud computing giúp tiết kiệm chi phí và tăng tính linh hoạt trong việc triển khai sản phẩm và dịch vụ.

Tham khảo thêm các bài viết liên quan đến điện toán đám mây khác:

Có thể bạn chưa biết, ngoài cung cấp dịch vụ Hosting thông thường, Mona Host còn ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong các dịch vụ lưu trữ web. Chính vì thế, Hosting của Mona Host luôn đảm bảo được tính linh hoạt, mức độ bảo mật cao, khả năng lưu trữ dữ liệu không giới hạn,… Hơn thế nữa, chi phí để đầu tư vào dịch vụ lưu trữ đám mây tại Mona Host rất phải chăng, phù hợp với quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hứa hẹn sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các dịch vụ mà bạn mong muốn.

Nút liên hệ ngay

Loại hình Customer Data Platform

Customer Data Platform (CDP) là một thành phần quan trọng trong các chiến lược Digital Marketing của các doanh nghiệp. Loại hình này cho phép tổng hợp các thông tin khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau để có cái nhìn toàn diện về khách hàng và các hành vi, mong muốn mua hàng. Tất cả các loại CDP trên đều cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ để thu thập, lưu trữ và sử dụng dữ liệu khách hàng một cách hiệu quả và thông minh.

Loại hình Social Platform

Social Platform là một nền tảng mạng xã hội cho phép người dùng kết nối, giao tiếp và chia sẻ thông tin với nhau. Hiện nay, có rất nhiều loại hình Social Platform khác nhau. Một số Social Platform nổi bật bao gồm các mạng xã hội, website chia sẻ nội dung multimedia, forum thảo luận, trang đánh giá sản phẩm và dịch vụ, kiểu nền tảng nhắn tin…

Loại hình IoT

Loại hình IoT

Internet of Things (IoT) là một công nghệ đang phát triển nhanh chóng, cho phép kết nối một loạt các thiết bị và đối tượng. Cách thức hoạt động của IoT là thông qua internet để thu thập, chia sẻ và sử dụng dữ liệu một cách thông minh. Các giải pháp IoT đang giúp các công ty, tổ chức và cá nhân tạo ra một môi trường số thông minh.

Loại hình Các ứng dụng gốc

Uber, Grab và Foody là những ứng dụng gốc Platform nổi tiếng hiện nay. Chúng cung cấp các giao diện lập trình ứng dụng (API) để hỗ trợ quản lý điều hành và hỗ trợ người dùng có nhiều tùy chọn và được đánh giá rất cao. Loại hình Các ứng dụng gốc có mục đích là hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp và người dùng.

Loại hình Digital Marketing

Một loại hình Flatform cũng rất phổ biến nữa là Digital Marketing. Đây là một loại hình được sử dụng trên các nền tảng kỹ thuật số. Người dùng sử dụng Digital Marketing Platform có thể dễ dàng chạy các chương trình liên quan đến quảng cáo để đạt được nhiều tài nguyên hơn.

Loại hình AI

Loại hình AI Platform cũng rất được ưa chuộng nhờ nhiều tính năng thông minh do ứng dụng công nghệ hiện đại. Loại hình Platform này là trí tuệ nhân tạo có thể mô phỏng suy đoán của con người. Thông qua đó hỗ trợ các hoạt động như nhận diện gương mặt, nhận diện giọng nói, thao tác các tác vụ nguy hiểm…

Loại hình Blockchain

Loại hình Blockchain

Blockchain (chuỗi khối) là một loại hình công nghệ mới, đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Người dùng có thể quản lý những khối mã hóa hệ dữ liệu một cách đơn giản qua Blockchain Platform. Hiện nay, loại hình chuỗi khối có cả Blockchain công khai và riêng tư, dành riêng cho các cơ quan, công ty hay cá nhân…

Trên đây là những thông tin cơ bản về Platform là gì bài viết đã chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn đã hiểu hơn về hệ sinh thái này và những loại hình Platform phổ biến. Với nhiều ưu điểm vượt trội, trong tương lai chắc chắn Platform sẽ còn phát triển và được ứng dụng rộng rãi hơn nữa.

Bài viết liên quan

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona
Giỏ hàng của bạn

Giỏ hàng trống!