0
Blog

11 Tháng Mười, 2022

MVC là gì? Hướng dẫn ứng dụng MVC vào lập trình

Mô hình MVC là một mô hình dùng để tạo lập giao diện người dùng trên máy tính dễ dàng. Mô hình MVC là gì, các thành phần của mô hình này hoạt động thế nào? Đây là các câu hỏi thường gặp khi tìm hiểu về mô hình MVC. Hãy cùng Mona Host giải đáp các thắc mắc này qua bài viết sau.

Định nghĩa mô hình MVC là gì?

Mô hình MVC được viết tắt từ cụm từ “Model – View – Controller“. Mô hình MVC  được sử dụng trong kỹ thuật phần mềm và là một mô hình thiết kế. Với mẫu kiến trúc trong mô hình MVC, người dùng có thể tạo lập giao diện người dùng trên máy tính một cách dễ dàng. Mô hình MVC được cấu thành từ ba phần và được kết nối với nhau. Mỗi thành phần của MVC đều có một chức năng, nhiệm vụ độc lập với các thành phần khác. Ba thành phần lần lượt có tên gọi là:

  • Thành phần dữ liệu (Model) đưa ra cách quản lí và xử lí các dữ liệu
  • Thành phần giao diện (View) là nơi hiển thị dữ liệu cho người sử dụng.
  • Thành phần bộ điều khiển (Controller) giúp điểu khiển các tương tác giữa hai thành phần Model và View.

Trong mô hình MVC, chúng thường thường được sử dụng để phát triển giao diện người dùng. Mô hình này cung cấp các thành phần cơ bản, giúp thiết kế một chương trình cho máy tính hoặc điện thoại di động, cũng như là các ứng dụng web.

Các thành phần của MVC

Luồng xử lý trong mô hình MVC 

MVC có ba thành phần chính được kể như trên là dữ liệu, bộ điều khiển và giao diện MVC. Ba thành phần này có chức năng và nhiệm vụ riêng, được nhắc đến chi tiết trong phần sau.

Thành phần dữ liệu (Model)

Thành phần dữ liệu (Model) sẽ chứa một cấu trúc dữ liệu với chức năng lưu trữ toàn bộ các thông tin của một ứng dụng. Vì vậy trong mô hình MVC, Model sẽ đóng vai trò kết nối cho hai thành phần còn lại là View và Controller.

Model có cấu tạo thiết lập đơn giản hóa như một file XML thông thường hoặc giống với một cơ sở dữ liệu. Do đó khi thiết lập thành phần Model, các lập trình viên cần phải đảm bảo các thao tác với cơ sở dữ liệu như các hoạt động truy xuất, xem hoặc xử lý dữ liệu trong ứng dụng.

Thành phần giao diện (View)

View là thành phần liên quan đến giao diện (hay còn gọi là theme) của ứng dụng khi người dùng sử dụng. Đây là phương tiện hiển thị giúp người dùng thực hiện các thao tác tìm kiếm hoặc sử dụng thông tin website, ứng dụng.

Thành phần View sẽ bao gồm tất cả những gì người dùng thấy được. View ứng dụng nhiều trong quá trình lập trình trang web. Ngoài ra, view cũng là nơi mà các thành HTML được tạo ra. Một chức năng khác của thành phần View là khả năng ghi nhận hành vi của người sử dụng để tương tác với Controller.

Thành phần quản lý (Controller)

Thành phần Controller sẽ giúp xử lý các yêu cầu khi người dùng thao tác trên ứng dụng, việc này sẽ thông qua thành phần View. Một controller bao gồm Model và View, thực hiện truy vấn và xuất dữ liệu phù hợp với yêu cầu của người sử dụng. Để làm được điều đó thì controller còn cần phải nối với các Model để truy xuất dữ liệu.

Luồng xử lý trong mô hình MVC

Khi tìm hiểu về luồng xử lý trong mô hình MVC, bạn có thể hình dung cụ thể và chi tiết qua mô hình dưới đây

Luồng xử lý trong mô hình MVC 

Các bước xử lý trong mô hình MVC có thể được hình dung chi tiết và mô tả ngắn gọn qua phần tóm tắt sau đây:

  • Ban đầu, máy chủ (server) sẽ nhận được một yêu cầu từ máy khách (Client) gửi đến. Sau đó Controller sẽ chặn yêu cầu này để xem đó là URL request hay sự kiện.
  • Controller sẽ xử lý đầu vào (input) của người dùng và thực hiện rồi giao tiếp với Model của MVC.
  • Tiếp theo, Model sẽ chuẩn bị dữ liệu (data) và gửi lại cho Controller.
  • Cuối cùng, sau khi xử lý xong các yêu cầu thì Controller sẽ gửi dữ liệu trở lại phần View để hiển thị cho người sử dụng trên trình duyệt.

Trong luồng xử lý của mô hình MVC thì  View sẽ không trực tiếp giao tiếp với Model. Thay vào đó thì sự tương tác giữa View và Model sẽ chỉ được xử lý thông qua Controller.

Ưu nhược điểm của hô hình MVC

Ưu điểm của mô hình MVC

Khi nhắc tới ưu điểm mô hình MVC thì trước hết phải kể đến ưu điểm về băng thông (Bandwidth). Băng thông mô hình nhẹ bởi không sử dụng viewstate nên có thể tiết kiệm băng thông khá nhiều.  Điều này sẽ giúp website hoạt động ổn định hơn với băng thông nhỏ.

Ngoài ra, mô hình MVC giúp kiểm tra đơn giản và dễ dàng các lỗi phần mềm trước khi bàn giao lại cho người sử dụng. Ưu điểm của MVC là sự tách biệt giữa các phần Model, Controller và View với nhau. Việc sử dụng mô hình MVC, chức năng Controller sẽ có vai trò quan trọng và tối ưu trên nhiều nền tảng ngôn ngữ khác nhau. Nhờ đó người dùng có thể dễ dàng duy trì ứng dụng.

Khi sử dụng mô hình MVC, người dùng có thể chia nhiều developer để làm việc cùng một lúc. Các công việc là tách biệt và sẽ không ảnh hưởng đến nhau. Mô hình cũng hỗ trợ test-driven development (TTD). Do đó, người dùng hoàn toàn có thể tạo một ứng dụng mới với unit test và viết các test case.

Trong phiên bản mới nhất của MVC, mô hình sẽ trợ thiết kế responsive website mặc định, ngoài ra còn có các mẫu cho mobile. Nhờ đó, người dùng có thể tạo công cụ View của riêng mình với các cú pháp đơn giản hơn nhiều so với công cụ truyền thống.

Nhược điểm mô hình MVC

Mô hình MVC có nhiều ưu điểm nổi bật, song song với nó là một số nhược điểm còn tồn tại và cần khắc phục trong các phiên bản sau. Mô hình MVC thường phù hợp hơn với các công ty chuyên về thiết kế website hoặc các dự án lớn. Do mô hình này khá cồng kềnh và mất thời gian khi xây dựng các dự án nhỏ lẻ hơn. Ngoài ra, mô hình MVC cũng không thể Preview các trang như ASP.NET và khó triển khai hơn.

Như vậy trong bài viết trên, Mona Host đã đưa ra định nghĩa mô hình MVC là gì? Các thành phần của MVC cũng như luồng xử lý và các ưu nhược điểm của mô hình này. Mong rằng với các thông tin hữu ích trên, bạn đã được giải đáp các thắc mắc liên quan đến MVC và có lựa chọn sử dụng mô hình thích hợp.

Bài viết liên quan

Dịch vụ thiết kế
website chuyên nghiệp

Sở hữu website với giao diện đẹp, độc quyền 100%, bảo hành trọn đời với khả năng
mở rộng tính năng linh hoạt theo sự phát triển doanh nghiệp ngay hôm nay!

Liên hệ Mona
Giỏ hàng của bạn

Giỏ hàng trống!